1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề giáo dục con người trong minh tâm bảo giám

52 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 641,01 KB

Nội dung

Bên cạnh những quyển sách đó, gắn với việc giáo dục đạo đức cần nói đến quyển “Minh tâm bảo giám”, quyển sách mang tính giáo dục đạo đức phổ biến mà những ai đã từng học qua Hán-Nôm cũng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

- -

NGUYỄN THỊ THƠ MSSV:6086215

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CON NGƯỜI TRONG

“MINH TÂM BẢO GIÁM”

Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS TẠ ĐỨC TÚ

Cần Thơ, năm 2012

Trang 2

Chương 1 : Tìm hiểu chung về quyển “Minh tâm bảo giám”

1.1 Tình hình dịch ra Việt ngữ “Minh tâm bảo giám”

1.2 Đánh giá và nhìn nhận “Minh tâm bảo giám” của các dịch giả Việt Nam 1.3 Nguồn gốc quyển “Minh tâm bảo giám”

1.4“Minh tâm bảo giám” với bản dịch của dịch giả Nguyễn Nguyên Quân 1.5 Vấn đề giáo dục con người xét trên các bình diện

1.5.1 Tư tưởng giáo dục của Việt Nam

1.5.2 Nền giáo dục Việt Nam xưa

1.5.3 Nền giáo dục Việt Nam nay

Chương 2 : Vấn đề giáo dục con người trong “Minh tâm bửu giám”

2.1 Giáo dục con trai tài đức

2.2 Giáo dục con gái khôn khéo

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Giáo dục con người là điều cần thiết phải có đối với bất kỳ ai sinh ra đời Giáo dục về học thức, về tầm hiểu biết và quan trọng hơn hết là vấn đề về giáo dục nhân cách và đạo đức sống Dù ở hiện tại hay quá khứ, vấn đề giáo dục nhân cách

và đạo đức vẫn không dư thừa, vấn đề là cách thức giáo dục và hoàn cảnh giáo dục diễn ra như thế nào mà thôi

Trong thời đại bon chen và thực dụng hiện nay, bản chất giáo dục càng mất dần đi tính đạo đức , tính thiện, khi mà con người tự hủy diệt nhau bằng chính nhân cách sống bị tha hóa nghiêm trọng Thời đại của bạo lực học đường, bạo lực xã hội ngày càng diễn ra phức tạp Phải chăng chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề giáo dục nhân cách, đạo đức

Nền giáo dục xưa của nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Hoa với Tứ

thư, Ngũ Kinh, Tam tự kinh là sách gối đầu giường của Nho sinh khi mới bắt đầu

học những bài học về đạo lý làm người Kinh nghiệm và tinh hoa ấy chúng ta không thể phủ nhận một phần nào đó đã góp phần duy trì được nền luân lý và đạo đức thời bấy giờ Bên cạnh những quyển sách đó, gắn với việc giáo dục đạo đức cần nói đến quyển “Minh tâm bảo giám”, quyển sách mang tính giáo dục đạo đức phổ biến mà những ai đã từng học qua Hán-Nôm cũng từng nghe qua hoặc ít nhiều cũng thuộc được ít nhiều câu trong sách

Gắn với vấn đề giáo dục nhân cách con người hiện nay, chúng ta rất cần nghiền ngẫm và xem xét lại việc giáo dục nay khác xưa như thế nào Với quyển

“Minh tâm bảo giám” thiết nghĩ sẽ rất cần thiết nếu ta chịu đọc và thẩm thấu, một phần nào sẽ mang lại định hướng giáo dục nhân cách tốt hơn cho mỗi độc giả trong thời hiện tại

Chọn đề tài “Vấn đề giáo dục con người trong Minh tâm bảo giám”, người viết mong muốn góp phần tìm hiểu lại các giá trị đạo đức mà các bậc thánh hiền xưa kia đã góp nhặt xem xét đối chiếu và áp dụng vào vấn đề giáo dục con người hiện tại Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài này trực tiếp người viết cũng có được cơ hội trau dồi đạo đức bản thân, và cũng phần nào mong muốn góp phần nào cho việc tìm hiểu

Trang 4

sâu hơn các tác phẩm Hán cổ gắn với giáo dục con người hiện tại mà nội dung giáo dục về luân thường, đạo lý ngày càng cấp thiết như hiện nay

Chính những vấn đề được nêu ra ở trên, người viết quyết định chọn đề tài

“Vấn đề giáo dục con người trong Minh tâm bảo giám” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình Với luận văn và tầm hiểu biết còn hạn chế, nhưng với

sự cố gắng hết mình, người viết mong muốn đóng góp phần nào cho mảng Hán cổ cũng như vấn đề giáo dục khi nhắc đến tác phẩm “Minh tâm bảo giám”

2 Lịch sử vấn đề

Sách “Minh tâm bảo giám” là quyển sách tập hợp những lời dạy về đạo đức luân lý của các bậc thánh hiền và được lưu truyền đến ngày nay Do tập hợp nhiều lời dạy về luân lý, “Minh tâm bảo giám” được nhiều giới nghiên cứu quan tâm, cả

về Hán học lẫn tâm linh

Với bài viết “Minh tâm bảo giám rất cần cho thời hiện đại” tác giả Quảng Huệ

đã đánh giá cao quyển “Minh tâm bảo giám” với trích dẫn như sau:

“Khoa học mà không có luân lý thì sẽ thành khoa học trộm cướp giết người.Nhờ báo đài, internet tôi nhận thấy thời gian qua, đạo đức ở một số con người đã biến mất.Có người không còn chất người, chỉ còn bản năng sinh tồn là con - là động vật Nhưng con ấy lại đang cùng sống chung trong cộng động con người.Từ việc xử sự với nhau không thể hiện nhân bản cho đến dã man hơn lòai dã thú Hành vi tàn ác ở phần tử này chẳng những đối với cộng đồng mà ngay cả trong gia đình, nhà trường

Từ việc nhỏ như lừa đảo, trần lột, cho đến trộm cắp, cướp của giết người diễn

ra hàng ngày, hàng giờ đã nhanh chóng tràn lan ngay chính trong gia tộc, gia đình Hành vi giết nhau xảy ra từ ngay trong mái ấm từng nuôi dưỡng mình, giết cả những người từng sinh ra, nuôi nấng mình, cho đến giết hại cả những người thân Cha giết con, vợ giết chồng, ông giết cháu, anh giết em, em giết anh, chị, rễ giết cha

mẹ vợ Nói chung là luân thường đạo lý hầu như đã không còn ở một bộ phận con người trên hành tinh này.Trong khi hành tinh này ngày càng mất đi màu xanh thì con người dần mất đi bản chất là "con người" Nhiều vụ tàn sát, giết người hàng lọat cho đến khủng bố Tất cả nói lên thời kỳ băng họai đang đến gần.Vì thế, nhân đọc

và nghiên cứu quyển sách "MINH TÂM BẢO GIÁM" giữa thời kỳ hiện đại hóa, gọi là văn minh, tôi xin lần lượt đưa ra cho công luận hiểu rằng tại sao con người trên trái đất này tồn tại từ hàng triệu năm đến nay mà ngày càng phát triển Nghịch

Trang 5

lý ở đây chính là càng phát triển về khoa học thì con người càng mất dần đi đạo nhân Có thể nói, chính đạo nhân đã từng duy trì sự tồn tại xã hội lòai người đến hôm nay Nhưng giờ đây, tình trạng mất dần nhân tính từ lối sống thực dụng đã từng bước phá vỡ môi trường sống con người

Trong 20 chương của “Minh tâm bảo giám” mặc dù cách nay đã mấy trăm năm nhưng tôi thấy vẫn rất cần trong xã hội hiện tại Nếu cho rằng tôi cổ hủ thì tôi cũng cam chịu Nhưng trong cổ hủ ấy hàm chứa chất giáo dục con trở thành người rất sâu sắc và hữu hiệu Nên chăng cho con cái chúng ta nghiên cứu lại quyển sách

"cổ xưa" này từ dịch giả Tạ Thanh Bạch

Hai mươi chương ấy gồm: Kế thiện, Thiên lý, Thuận mệnh, Hiếu hạnh, Chính

kỷ, An phận, Tồn tâm, Giới tính, Khuyến học, Huấn tử, Tỉnh tâm, Lập giáo, Trị chính, Trị gia, An nghĩa, Tuân lễ, Tồn tính, Ngôn ngữ, Giao hữu và Phụ hạnh Nội dung giáo dục con người trên mọi lứa tuổi, cấp bậc chức vụ, giai tầng trong xã hội rất quý báu Nếu cho rằng huấn thị này mang nặng tính chất phong kiến thì rõ ràng chúng ta đã phủ sạch nét tinh hoa của con người Chính nét đẹp tinh túy ấy, giúp con ngừoi tồn tại để được văn minh đến hôm nay Nhưng khi văn minh chỉ văn minh vật chất, còn văn minh trong quan hệ, ứng xử cộng động thì không có gì để nói cả.”

(Trích bài viết “Minh tâm bảo giám rất cần cho thời hiện đại” – Thích Quảng Huệ, viết ngày 20/3/2010 Nguồn: Internet)

Nhìn nhận các thực trạng suy đồi và tha hóa về mặt đạo đức, tác giả Thích Quảng Huệ đã nhìn nhận và tìm lại giá trị của đạo đức và luân lý qua lời dạy của người xưa trong “Minh tâm bảo giám” và trích ra một số lời dạy trong sách đến với các đọc giả trẻ online, góp một phần nào đó nhắc lại một số cách cư xử, đạo đức mà con người trong xã hội hiện nay cần phải nhớ, học hỏi và trau dồi

Cùng nói đến vấn đề giáo dục đạo đức trong “Minh tâm bảo giám” Một bài viết của các tín đồ Thiên chúa giáo mang tựa đề “Nhân bản ở xã hội Việt Nam” đã dẫn ra khá nhiều lời dạy trong “Minh tâm bảo giám” làm nền tảng nhân bản cho tôn giáo và các tín đồ Thiên chúa giáo Bài viết đã dẫn và so sánh tư tưởng nhân bản của Nho giáo và tư tưởng giáo dục của Việt Nam như sau

Nho giáo : (Sách Ích trí viết : "Vua tôi bất tín, nước không yên ; cha con bất tín

nhà chẳng hoà thuận ; anh em bất tín, tình không thân thiết ; bạn bè bất tín, giao

Trang 6

kết dễ xa rời" – “Minh Tâm Bảo Giám”)

Việt Nam : - Một lời đã trót hứa ra, Dẫu xe bốn ngựa khó mà đuổi theo ("Nhất

ngôn ký xuất, tứ mã nan truy") ; - Làm ơn, ắt hẳn nên ơn,Trời nào phụ kẻ có nhơn (nhân) bao giờ ; - Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm ; - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng ;

Hay khi nói về giáo dục con gái, bài viết có trích một số lời dạy trong “Minh tâm bảo giám” như sau

* Nho giáo : Sách Ích Tri viết : "Con gái thì có 4 điều tốt đáng khen trong 4 đức

: Một là : ĐỨC HẠNH - Hai là DUNG NHAN - Ba là LỜI NÓI - Bốn là CÔNG VIỆC Đức hạnh phụ nữ chẳng cần phải là tài danh, tiếng tốt ; Dung nhan phụ

nữ chẳng cần phải diễm tú, mỹ lệ ; Lời nói chẳng cần phải lanh lợi khéo nói ; Công việc phụ nữ bất tất phải tinh xảo khéo léo hơn người" ("Minh Tâm Bửu

giám" - Thiên 'Phụ Hạnh')

* Việt Nam : Phận làm con gái trong nhà, Tam tòng tứ đức mới là người ngoan

Bề ngoài cốt ở dung nhan, Sao cho tươi tỉnh chẳng màng se sua Cửi canh bếp núc sớm trưa, Chữ công vén khéo cho vừa cho xinh Bên trong đức hạnh trung trinh, Ở ăn lễ độ đượm tình nết na Nói năng luôn giữ nếp nhà, Dưới trên phải phép vào ra kính nhường

Thật vậy, những lời dạy của “Minh tâm bảo giám” sẽ còn giá trị mãi mãi với thời gian trong việc giáo dục đạo đức con người

Vương Trung Hiếu trong quyển Hán học danh ngôn cũng đã trích dẫn một số câu mang giá trị giáo dục tiêu biểu trong “Minh tâm bảo giám” với tinh thần “gạn đục khơi trong , “để chắt lọc tinh hoa bồi đắp cho hiện tại, tạo cơ sở nối tiếp và đổi mới tích cực, ngõ hầu vươn tới tương lai theo đúng trào lưu tiến bộ của thời đại”[

; 5]

Nhìn chung, giá trị giáo dục của “Minh tâm bảo giám” đã được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đề cập và trở thành quyển sách quý răn dạy về đạo đức của mọi thời đại

Tuy nhiên xét sâu hơn về bình diện giáo dục đạo đức con người của “Minh tâm bảo giám”, ta cần đi sâu hơn về đối tượng giáo dục chính

Đề tài khóa luận “Vấn đề giáo dục con người trong MINH TÂM BẢO GIÁM” , chúng tôi sẽ đi sâu hơn về đối tượng giáo dục chính của sách, đối chiếu với các giá

Trang 7

trị giáo dục đương thời nhằm nâng cao giá trị của quyển sách quý “Minh tâm bảo giám”

3 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài “Vấn đề giáo dục con người trong Minh tâm bảo giám”, người viết tập trung đi sâu phân tích các giá trị giáo dục mà tác phẩm đề cập, đối tượng giáo dục mà tác phẩm hướng tới và gắn với giá trị giáo dục hiện tại

Nghiên cứu tìm hiểu về nền giáo dục xưa của cha ông, cũng là tìm lại những tinh hoa của dân tộc, người viết sẽ được hiểu rõ hơn về nền văn hóa-giáo dục xưa và lý

do quyển “Minh tâm bảo giám” tuy đã xuất hiện rất lâu nhưng những giá trị trong

nó vẫn luôn tồn tại đến nay

4 Phạm vi nghiên cứu

Do quyển “Minh tâm bảo giám” từ Trung Quốc du nhập sang nước ta nên tình hình là có rất nhiều học giả dịch sách Về vấn đề bản dịch, người viết chọn bản dịch của Trương Vĩnh Ký làm tài kiệu tham khảo chính kết hợp với bản dịch rất mới hiện nay của dịch giả Nguyễn Nguyên Quân (NXB Tổng Hợp Đồng Nai) làm

cơ sở cho việc đối chiếu và tham khảo cho luận văn “Vấn đề về giáo dục con người trong Minh tâm bảo giám”

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài được đưa ra trong tác phẩm, người viết chủ yếu sẽ sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp ngữ văn học

- Phương pháp phân tích các ngữ liệu trong phạm vi nghiên cứu

- Phương pháp so sánh đối chiếu vấn đề với thực tiễn

- Quan trọng hơn là việc gắn đề tài với thực tiễn xã hội mà độc giả đang rất quan tâm, góp phần nâng cao giá trị của sách cũng như duy trì và làm sống lại những tinh hoa của giáo dục xưa và hình thành nét văn hóa mới về ứng xử của mọi người

Trang 8

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ QUYỂN “MINH TÂM

BẢO GIÁM”

1.1.“Minh tâm bảo giám” với nền giáo dục Việt Nam xưa

1.1.1 Sự ảnh hưởng của văn hóa giáo dục Việt Nam xưa

Nền văn hóa và giáo dục của nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc , 1000 năm Bắc thuộc phần nào cũng mang đến tầm ảnh hưởng không nhỏ, trong đó

có cả giáo dục Với việc học tập chữ Hán là một điển hình Trong giai đoạn đầu, tài liệu học tập chủ yếu là những tập sách có tính chất nhập môn về ngôn ngữ văn tự Hán cổ đại, những tập sách giới thiệu sơ lược những kiến thức thông thường về các vấn đề xã hội và tự nhiên và lồng vào đó là những lời giáo huấn theo quan điểm Nho gia

Trang 9

Các sách xưa dùng chữ Nho dạy Nho giáo cho thí sinh dự các kỳ thi Hương, thi Hội gồm có: Nhân thiên tự, sử học vấn tân, ấu học ngũ ngôn thi, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn, Tam tự kinh và bộ sách giáo khoa là Tứ Thư (Luận ngữ, Mạnh

tử, Đại học và Trung dung), Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và

Kinh Xuân Thu) Nhiều nho sĩ còn đọc thêm cả bách gia Chu Tử, các sách Phật giáo, Đạo giáo nữa Khối lượng sách học thật là đồ sộ, lại phải học thuộc lòng và hiểu đúng nghĩa nên nho sinh mất rất nhiều công phu học và vất vả gian nan

Những sách được dùng là : Tam tự kinh, Sơ học vấn tân, Minh đạo gia huấn

ca… và trong đó có cả quyển “Minh tâm bảo giám”

1.1.2 Tình hình sách “Minh tâm bảo giám” ở Việt Nam

Trong thời kì Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều muốn duy trì và củng cố văn hóa ở nước ta bằng tinh thần “đồng văn” Vì vậy, sách vở Trung Quốc cũng từ đó được đưa sang Việt Nam lưu hành rộng rãi, nhất là Hán văn cổ “Minh tâm bảo giám” được du nhập và tìm đọc , đặc biệt là sự có mặt quyển sách trong dân gian với bản chép tay gia truyền của những gia đình xưa Do là hình thức chép tay nên tính chính xác cũng chưa cao từ đó sẽ có những dị bản Và có 2 hình thức của quyển “Minh tâm bảo giám” thông qua chép tay và được chia thành 2 dòng:

-Dòng 1: Chia sách gồm 20 thiên (Kế thiện đến Phụ hạnh) Dân gian còn gọi là “Minh tâm mắc” và những bản dịch sau này đều chia thành 20 thiên như vậy -Dòng 2: Sách không chia thiên mà chỉ rút ra những câu dễ hiểu ở bản trên, tổng số chữ chỉ còn phân nửa Dân gian còn gọi sách này là “Minh tâm rẻ”

Cả hai sách ấy đều tập hợp những danh ngôn dạy đạo làm người, rất nhiều câu trong đó đã đi sâu vào cuộc sống đến mức người không hề học chữ Hán cũng vẫn nhắc đúng được nguyên văn

Trong “Minh tâm bảo giám”, ở thiên Kế thiện có câu: Thái Thượng cảm ứng thiên

viết: "họa phúc vô môn, duy nhân tự triệu Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình (Thiên Thái Thượng cảm ứng viết rằng: "Điều họa hay điều phước điều không có

Trang 10

cửa vào, do tự người ta mời tới Sự báo ứng của điều thiện, điều ác giống như bóng theo hình")

Hoặc:

“Lễ Ký vân: Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”

Lễ Ký viết rằng: “Ngọc mà không mài dũa thì không thành đồ (trang sức) được, người mà không học thì không biết lý lẽ”

1.2.Nguồn gốc của quyển “Minh tâm bảo giám”

1.2.1 “Minh tâm bảo giám” với sự ra đời sơ khai

Sách “Minh tâm bảo giám” xuất hiện ở Triều Tiên (Hàn Quốc) vào khoảng cuối thế kỷ XIII do một văn thần triều vua Trung Liệt vương biên soạn

Tác giả sách tên là Thu Quát (1245-1317), người Triều Tiên gốc Trung Quốc

1.2.2 “Minh tâm bảo giám” và các bước đường hoàn thiện

Lịch sử xa xưa tổ phụ của Thu Quát là Thu Khải giữ chức Môn hạ Thị trung

ở Trung Quốc dưới thời vua Tống Cao Tông (1127-1162) Bấy giờ hầu hết các lãnh thổ của Trung Quốc đã về tay quân Kim (thuộc bộ tộc Nữ Chân, cư dân ở khoảng giữa sông Tùng Hoa và sông Áp Lục, tổ tiên của nhà Thanh sau này) lãnh thổ nước Liêu và nhà Tống đang bị thôn tính dần Cuối cùng, vua nhà Tống di tản về Phúc Kiến, trở thành Nam Tống (1127-1179), và đã thần phục nước Kim

Trong bối cảnh đó, Thu Khải đã bỏ chức quan và sống lưu vong ở Triều Tiên, định cư ở Hàm Hưng được khoảng năm đời, đến đời Thu Quát làm đến chức Dân bộ Thượng thư Nghệ văn quán Đại đề học (ngang với Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa ngày nay)

Trong thời kì còn giữ chức Giáo dục Quốc Học, vào năm Trung Liệt thứ 31, Thu Quát tiến hành chọn lọc tinh hoa chư tử và biên soạn thành sách “Minh tâm bảo giám” với bản sơ khai gồm 260 câu, chia làm 19 thiên

Sách khi được soạn xong liền được sư hoan nghênh rộng rãi và được chọn làm tài liệu giảng dạy

Trang 11

Hiện nay, tại thư viện Nhân Hưng trong khuôn viên từ đường họ Thu ở thành phố Đại Khâu, Hàn Quốc còn bảo quản hơn 160 mảnh khắc gỗ sách “Minh tâm bảo giám” bản sơ khai của Thu Quát

Tiếp tục với việc soạn “Minh tâm bảo giám” của dòng họ Thu, đến năm Cung Du Vương 12, cháu nội Thu Quát là Thu Suyền quay về Trung Quốc tham gia nghĩa quân của Chu Nguyên Chương (1328-1398), và khi nhà Minh thành lập (1368) Thu Suyền trở thành công thần mở nước Nhân cơ hội này, Thu Suyền bèn phổ biến “Minh tâm bảo giám” của ông nội là Thu Quát vào đất Trung Quốc

Do nhu cầu cần trau dồi sách học, đến thời tác giả Phạm Lập Bản liền dựa vào “Minh tâm bảo giám” của dòng họ Thu mà mở rộng thành tác phẩm có 20 thiên, chứa hơn 600 câu

Với thời gian sàng lọc của độc giả và sự trau dồi, biên tập, chỉnh lý, bổ sung với lượng biển người học vấn và muốn tìm hiểu sách và đã cho ra đời bản Vạn Lịch của “Minh tâm bảo giám”

Các sách “Minh tâm bảo giám” được dịch và lưu hành ở các nước như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc ngày nay đều dựa trên bản Vạn Lịch mà ra

Bản “Minh tâm bảo giám” sơ khai của Thu Quát chỉ còn mang tính lịch sử,

Ra đời sau “Minh tâm bảo giám” của Thu Quát gần 200 năm, bản Vạn Lịch của “Minh tâm bảo giám” đã tuyển chọn và đúc kết những tinh hoa cũng như biên tập lại để hoàn thành một “gương báu soi lòng” như ta được tìm hiểu, học tập

1.3 Đánh giá và nhìn nhận “Minh tâm bảo giám” của các dịch giả Việt Nam

Quyển “Minh tâm bảo giám” được các dịch giả Việt Nam tuyển dịch với số lượng khá nhiều Trong đó, bản dịch của Trương Vĩnh Ký (1837-1898) được tuyển dịch cuối thế kỷ XIX được độc giả đánh giá rất cao qua mọi thời đại từ khi sách được tuyển dịch cho đến nay

Đến thế kỷ XX đã có thêm nhiều dịch giả tuyển dịch “Minh Tâm bảo giám” như: Tạ Thanh Bạch, Đoàn Mạnh Hy, và gần đây nhất là quyển tuyển dịch của dịch giả Nguyễn Nguyên Quân

Là người dich “Minh tâm bảo giám” được đánh giá cao nhất, dịch giả, học giả

Trương Vĩnh Ký đã viết trong lời dẫn như sau: “Sách này hay lắm, mà ít người hiểu

Trang 12

cho hết, cho đến sức Học sách này còn thêm rõ được về cang thường luân lý, làm lành lánh dữ, theo nên bỏ hư, theo phải lánh trái mà lập thân trau mình cho nên người tử tế”

Học giả Trương Vĩnh Ký đã tận tụy dịch “Minh tâm bảo giám”, và thiết nghĩ

“Minh tâm bảo giám” rất cần thiết với những người cần trau dồi và hoàn thiện đạo đức

“Cuốn sách rất cần cho những ai đang học chữ Hán và cuốn sách cũng vô cùng bổ ích cho những ai ham hiểu biết và hướng thiện” là lời nhận xét của tác giả Hoàng

Lại Giang

Với ảnh hưởng rất lớn của Nho học, vấn đề nhân bản ở nước ta phần nào bị chi phối bởi tư tưởng Nho giáo Khi văn hóa bản địa cùng hòa nhập với văn hóa du nhập, tốt và xấu cũng sẽ được phân ranh rõ rệt Với những tinh hoa được đón nhận, phần nào cho thấy tư tưởng Nho giáo vẫn còn tầm ảnh hưởng với nước ta về mặt giáo dục, ngay cả ở thời hiện đại

Giáo dục về nhiều phương diện của cuộc sống, hướng đến nhiều đối tượng

“Minh tâm bảo giám” cũng chịu ảnh hưởng của các luồng tư tưởng được du nhập từ Trung Quốc, cụ thể là Nho, Đạo, Lão Sách góp nhặt những lời dạy của các bậc hiền triết Đặc biệt là các bậc hiền triết có ảnh hưởng lớn đến các học thuyết của Trung Quốc và thế giới như : Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử và Lão Tử… cùng với lời của các vị hiền triết lớn khác Sách còn tập hợp các lời dạy, lời răn bảo từ các tập

sách giáo dục lớn của Trung Hoa : sách Ích Trí, sách Cảnh Hành Lục…

Các lời giáo huấn gắn với các bậc hiền triết , lời dạy phải thuận với lẽ trời, gắn với nhân bản còn có tam cương, ngũ thường dùng để giáo huấn các bậc hiền tài, thục nữ Với từng đối tượng và tùy vào mục đích giáo dục của từng thiên, mà mục đích lớn vẫn là giúp con người hiểu biết hơn, trau dồi tốt hơn về đạo đức

1.4 “Minh tâm bảo giám” với bản dịch của dịch giả Nguyễn Nguyên Quân

Đây là tác phẩm dịch “Minh tâm bảo giám” gần nhất hiện nay của dịch giả Nguyễn Nguyên Quân và được nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai cho in và phát hành

Bản dịch được phát hành vào năm 2011, sách dày 319 trang với lời nói đầu

và 20 thiên

Trang 13

Với ngôn ngữ và chú thích hiện đại, tác phẩm dịch sẽ gần gũi hơn với độc giả trẻ, là tài liệu học thuật rất tốt cho việc trau dồi Hán Nôm lẫn bài học về đạo đức

“Minh tâm bảo giám” là tập sách được hình thành vào khoảng đời Tống ( Trung Quốc ), nội dung chia làm hai mươi chương, trích tuyển lời văn của những bậc hiền triết thời xưa xếp theo hai mươi đề mục, nhằm mục đích giáo dục đạo xử thế theo quan niệm thời bấy giờ Tập sách này được phổ biến rộng rãi trong giới Nho học ở Việt Nam vào thời Nho học còn thịnh, nó đã trở thành quyển sách giáo dục đạo đức luân lý, ngoài ra còn dùng để học chữ Nho (tức tiếng Hán cổ) Mặc dầu ngày nay một số quan niệm về đạo đức trong “Minh tâm bảo giám” không còn thích hợp, tuy vậy vẫn có những điều hay lẽ phải của người xưa, qua đó chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học bổ ích ở đời.”

(Trích dẫn lời mở đầu của dịch giả Nguyễn Nguyên Quân)

Nội dung tác phẩm dịch gồm hai mươi thiên được sắp thứ tự như sau:

Thiên thứ nhất: Kế thiện gồm 29 câu nói về sự noi giữ việc lành

Thiên thứ hai: Thiên lý gồm 8 câu nói về lẽ trời

Thiên thứ ba: Thuận mệnh gồm 7 câu nói về sự phải tuân theo mạng

Thiên thứ tư: Hiếu hạnh gồm 16 câu nói về sự hiếu hạnh

Thiên thứ năm: Chính kỷ gồm 60 câu nói về việc sửa mình

Thiên thứ sáu: An phận gồm 8 câu nói về việc giữ yên phận mình

Thiên thứ bảy: Tồn tâm gồm 37 câu nói về việc giữ lòng cho ngay thẳng

Thiên thứ tám: Giới tính gồm 5 câu dạy về việc răn tính nết

Thiên thứ chín: Khuyến học gồm 13 câu khuyên răn về việc học

Thiên thứ mười: Huấn tử gồm 16 câu nói về việc dạy con

Thiên thứ mười một: Tĩnh tâm gồm 74 câu nói về việc xét lòng

Thiên thứ mười hai: Lập giáo gồm 7 câu về việc xây dựng lời dạy

Thiên thứ mười ba: Trị chính gồm 16 câu nói về mối trị nước

Thiên thứ mười bốn: Trị gia gồm 4 câu nói về việc trị nhà

Thiên thứ mười lăm: An nghĩa gồm 4 câu dạy về việc nghĩa

Thiên thứ mười sáu: Tuân lễ gồm 15 câu dạy noi theo lễ nghĩa

Thiên thứ mười bảy: Tồn tín gồm 3 câu nói về sự giữ lòng tin

Thiên thứ mười tám: Ngôn ngữ gồm 12 câu dạy về lời nói

Thiên thứ mười chín: Giao hữu gồm 7 câu dạy về kết tình bầu bạn

Trang 14

Thiên thứ hai mươi: Phụ hạnh gồm 4 câu dạy về tính nết ở phụ nữ

Sách tập hợp những lời răn dạy của các nhà hiền triết vốn chịu ảnh hưởng của

ba luồng tư tưởng chính thống trong xã hội Á Đông: Nho, Phật, Lão

Những tư tưởng ấy tồn tại hơn hai mươi thế kỷ và đã góp phần tích cực cho đạo lý làm người

Khi tiếp xúc với “Minh tâm bảo giám” người đọc sẽ dễ tiếp nhận Với kết cấu

là một dòng chữ Hán, lại được đi kèm với một dong phiên âm tiếng Việt, kế đó là phần giải thích – dịch nghĩa

CHƯƠNG 2 GIÁO DỤC VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TRONG MINH TÂM BẢO

GIÁM

Trang 15

2.1 Vấn đề giáo dục Việt Nam

2.1.1 Nền giáo dục Việt Nam xưa và nay

Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục cũ của Nho gia Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình sách vở, lối học đến cách thức tổ chức thi cử

Giáo dục thời kì này có thể xem như là công việc của nhà Nho hơn là của quốc gia, không thuộc một cơ quan công quyền với sự tài trợ và kiểm soát đôn đốc

của chính phủ Chương trình học thì gồm có mấy quyển Tam Tự Kinh, Sơ Học Vấn

Tân, Ấu Học Ngũ Ngôn Thi, Dương Tiết và Minh Tâm Bảo Giám, rồi đến Tứ Thư, Ngũ Kinh….Tất cả các sách này là sách gối đầu giường của Nho gia, chú trọng hầu

hết vào các triết lý, luân lý, đạo đức chứ không có một ý niệm khoa học kỹ thuật nào chen vào Phương pháp giảng dạy thì phần lớn như tác giả Đào Duy Anh tả:

“thầy cứ nhắm mắt mà giảng chữ nào nghĩa nấy chỉ sợ sai mất nghĩa của Tống Nho.” Phương pháp học hỏi thì hoàn toàn dựa vào sự học thuộc lòng thu gọn vào công thức “sôi kinh nấu sử” tức là học tới học lui mãi cho đến khi nào thuộc nằm lòng các quyển sách Nho gia

Chữ viết chính thức dùng trong các kì thi và trong vi phạm công quyền là chữ Nho hay chữ Hán

Giáo dục hiểu theo nghĩa xã hội, là cách thức xã hội hóa, đều hướng con người đến sự hoàn thiện cả về tri thức lẫn các luân lý xã hội Giáo dục có nhiệm vụ dạy cho con người biết cách sống trong xã hội, biết nền văn hóa mà con người được sinh ra trong đó để sống sao cho hoàn thiện

Với ba bậc giáo dục của nền giáo dục nước ta hiện tại, tiểu học, trung học, đại học mỗi bậc có cách giáo dục xã hội hóa khác nhau

Ở bậc tiểu học, giáo dục nhằm giáo dục con người về cơ bản, những điều cần thiết trong phạm vi độ tuổi nhất định

Ở bậc trung học, giáo dục con người với tri thức và kinh nghiệm sống, văn hóa cao hơn và chuẩn bị những kiến thức, kinh nghiệm sống để con người trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động

Ở bậc đại học, con người đã được giáo dục hoàn thiện, tự họ sẽ phải trau dồi nhiều hơn cả về kiến thức và lối sống Hoàn thành giáo dục đại học thì người học đó

Trang 16

còn là người phải biết nâng đỡ kẻ khác, kiến thiết và giúp ích được cho xã hội và cộng đồng

2.1.2 Mục đích giáo dục chung về giáo dục con người

Định nghĩa giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội

Định nghĩa giáo dục theo nghĩa rộng hơn thì đó là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục nhằm hình thành nên nhân cách cho người được giáo dục

Chức năng chung của giáo dục là cung cấp tri thức, hình thành kỹ năng và kỹ xảo, nhận thức và hành động, giáo dục còn là xây dựng ý thức cá nhân, hành vi thói quen cư xử đúng đắn trong các hoạt động và các mối quan hệ xã hội

Tóm lại, việc phát triển con người dựa trên nền tảng của giáo dục Bên cạnh tiếp thu các tri thức khoa học hiện đại, chúng ta cần phải kế thừa các tinh hoa giáo dục của cha ông, phát huy và kế thừa có chọn lọc giáo dục đạo đức con người của cha ông, cũng như những tinh hoa tri thức văn hóa, giáo dục của nhân loại sẽ giúp con người ta ngày càng hoàn thiện hơn cả về tài và đức

Lịch sử cho thấy thế giới đầy những con người tài trí, nhưng tài trí ấy nếu không nằm trong những tâm hồn cao đẹp thì sẽ phát sinh những “viên tướng Hitler” của thời đại mới Chính vì vậy, giáo dục quan trọng nhất vẫn là nhằm đào luyện tâm hồn con người, là khơi lên chân lý của sự sống đích thật đang tiềm ẩn nơi

họ Trong ý nghĩa đó Galileo đã phát biểu mạnh mẽ rằng: “Anh không thể dạy một

ai cái gì cả, anh chỉ có thể giúp họ tìm thấy điều ấy ở trong họ mà thôi”

Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật có thể đánh giá trình độ phát triển và văn minh của nhân loại Tiến bộ rất cần thiết cho đời sống con người, nhưng phải được làm từ những con người nhân bản Chính yếu tố nhân bản ấy mới thực sự làm nên một con người tốt, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng và xã hội

2.1.3 Ảnh hưởng của các tư tưởng giáo dục phương Đông

Trang 17

2.1.3.1.Tư tưởng Nho giáo

Cơ sở của đạo Nho nẩy mầm từ thời Ân-Thương (thế kỷ XVII-XI TCN), nhưng chưa phải là một học thuyết hoàn chỉnh, đến thời Xuân Thu, Khổng Tử mới sắp xếp, hệ thống lại xoáy quanh hai chữ “Nhân” và “Lễ” Chữ Nhân bao hàm sự thừa nhận của Khổng Tử đối với chế độ đẳng cấp và quan hệ tông pháp Đối tượng của chữ Nhân là giai cấp thống trị, là những người có ưu thế chính trị, kinh tế và quyền lợi của cùng chung giai cấp với Khổng Tử.Nội dung chữ nhân ở đây rất phong phú, với nhiều góc độ, mức độ khác nhau, tùy theo hoàn cảnh, tính tình, tài đức,thiên hướng của từng học trò mà Khổng Tử giảng giải chữ Nhân cho phù hợp

Lễ chỉ là việc điều hòa những mâu thuẫn trong xã hội Khổng Tử chủ trương tôn hiền (tôn trọng bậc hiền tài), đức trị (cai trị bằng đạo đức), lễ giáo (giáo dục bằng lễ); mặt khác, Khổng Tử hô hào thuyết chính danh (làm cho danh phù hợp với thực) Tất cả tư tưởng của Khổng Tử có tính chất cải lương trong khuôn khổ nhà nước phong kiến, giải quyết những xung đột giữa tầng lớp thống trị và bị trị, những bất hòa phát sinh trong nội bộ giai cấp thống trị

Xét về tư tưởng giáo dục, Khổng Tử có nhiều quan điểm tiến bộ: coi trọng tác dụng của giáo dục, coi trọng kinh nghiệm thực tế, nhận thức được quan hệ hữu cơ giữa người dạy và người học, thấy được tác dụng tốt của việc nghiên cứu chủ quan Tuy nhiên, ông chỉ cổ xúy cho việc tu thân (tu dưỡng đạo đức của kẻ sĩ Nho giáo), không thấy hết tầm quan trọng của kiến thức về thế giới tự nhiên, về lao động sản xuất

Vài trăm năm sau, kế thừa hệ thống tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử phát huy, bàn rộng ra chữ Nhân, xác định thêm nội dung chữ Nghĩa Mạnh Tử chủ trương thuyết Tính thiện, cho rằng tính tự nhiên của con người là tốt, nếu con người xấu là do tác động của hoàn cảnh Mạnh Tử nhấn mạnh đến “nhân chính” và

“vương đạo”, hai điểm cốt lõi của Nhân- Nghĩa, tức là dùng nhân đức để thu phục

và thống nhất nhân tâm, phản đối tính vụ lợi trong quan hệ giữa người và người Tiếp nối Mạnh Tử là Đổng Trọng Thư, một người được tôn là á thánh sau Khổng Tử Đổng Trọng Thư tạo ra thuyết “Thiên nhân hợp nhất”, coi vua là người

thay trời hành đạo, cai trị dân Ông cho rằng Tam cương ( quan hệ vua tôi, cha con,

vợ chồng) và Ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) của Nho giáo dựa theo ý Trời,

những cái vĩnh cửu, không thể thay đổi được trong chế độ phong kiến

Trang 18

Tiếp theo Đổng Trọng Thư là hàng loạt quan điểm khác nâng cao tư tưởng Nho gia để phục vụ cho giai cấp thống trị phong kiến

Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam Trong nhiều thế kỉ, giai cấp phong kiến Việt Nam đã lấy Nho giáo làm ý thức hệ chính thống, dựa vào Nho giáo để cai trị đất nước Nhưng từ thế kỉ XVI trở đi thì Nho giáo đã bộc lộ nhiều hạn chế Sang thế kỉ XVIII, cùng với sự khủng hoảng trầm trọng của toàn bộ cơ cấu xã hội phong kiến, Nho giáo không còn đủ sức đảm nhiệm vai trò nền tảng của xã hội, và dần rơi vào bờ vực phá sản Các nhà Nho bất đắc chí tìm đến Phật giáo, Đạo giáo để tìm niềm an ủi, tiếng nói đồng cảm, tìm nơi để lánh đời

Hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến vốn đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng ở thế kỉ XIX vẫn tiếp tục trượt dài trên con đường khủng hoảng ấy như một quy luật tất yếu của sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội

Nhìn chung, tất cả quan điểm của Nho giáo đều cố gắng xây nền móng kiên

cố cho chế độ phong kiến, thế giới quan mang màu sắc duy tâm chủ nghĩa, nhân sinh quan phân chia giai cấp xã hội rõ ràng, nhưng trên bình diện đạo đức, luân lý vẫn có những yếu tố tích cực cần cho chúng ta phải suy nghĩ, gạn lọc phần tinh túy

để phục vụ cho việc học tập luân lý và trau dồi đạo đức của từng cá nhân giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn

2.1.3.2 Tư tưởng Phật giáo

Phật giáo với nguồn gốc từ Ấn Độ lan tràn đến nam lục địa Với tính cách ôn hòa Phật giáo chóng ăn sâu vào lòng tín ngưỡng người Việt Từ thời Bắc thuộc khi Nho giáo chưa chiếm vị trí độc tôn trong đời sống xã hội thì Phật giáo đã có vị trí quan trọng và phát triển rực rỡ trên nước ta Đến thời Lý- Trần thì Phật giáo trở thành quốc giáo Từ thế kỷ XV về sau, Nho giáo đã thay thế Phật giáo chiếm vị thế độc tôn trong xã hội, Phật giáo dần suy yếu Đến thế kỉ XVIII, xã hội biến động dữ dội, con người rơi vào bi kịch và tìm đến tôn giáo nhà Phật để được nhẹ nhàng tâm hồn, thanh thản cõi lòng Cho đến thê kỉ XIX, dưới triều nhà Nguyễn thì Phật giáo không còn được xem trọng, có lúc còn bị hạn chế Dù vậy, Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay Với tư tưởng chủ yếu là “từ bi bác ái” đối với con người, yêu thương nhân loại và vạn vật chúng sinh Tư tưởng ấy tạo nên tính vị tha, tình yêu thương bao la với con người, đồng loại Phẩm chất tốt mà tôn giáo nhà

Trang 19

Phật mang lại đó là những tư tưởng đẹp Tôn giáo nhà Phật cũng sớm hòa nhập với

tư tưởng và tín ngưỡng của cộng đồng

Ảnh hưởng của triết lý nhà Phật về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp, vì đạo Phật cho rằng nguồn gốc xuất thân mỗi người không phải là điều kiện để được cứu vớt Mọi người, dù thuộc đẳng cấp nào một khi đã tu hành theo học thuyết của Phật thì đều trở thành những thành viên bình đẳng

Nhìn chung, với tư tưởng “từ bi bác ái”, tấm lòng vị tha giáo lý nhà Phật góp phần không nhỏ hình thành nên việc giáo dục đạo đức của con người Việt Nam

2.1.3.3 Tư tưởng Đạo giáo

Là một trường phái triết học của Trung Hoa cổ đại, hình thành và phát triển trong thời Xuân Thu chiến quốc (770-221 TCN) Người có công xây dựng thuyết này chính là Lão Tử Quan niệm triết học trung tâm của ông xoay quanh hai phạm trù: đạo và đức Và phần chủ yếu là đạo, đạo là nguồn gốc chung của thế giới vạn vật, là “quy luật tự nhiên”, là “quy luật khách quan của thế giới vật chất” Ông cho rằng đạo theo lẽ tự nhiên, thường là vô vi, sinh thành vạn vật nhưng không hề có ý chí, dục vọng và mục đích Lão Tử nhận thức được phép biện chứng, hiểu rằng mọi

sự vật đều có hai mặt đối lập, nương tựa và cùng tồn tại Sự vật phát triển đến đỉnh điểm thì chuyển hóa sang mặt tương phản, theo ông, đó chính là “phản và động của đạo” Ông thấy được sự chuyển hóa mâu thuẫn, nhưng không chủ trương phát triển

và giải quyết mâu thuẫn, trái lại, ngăn cản mâu thuẫn phát triển, mong muốn sự vật giữ nguyên hiện trạng ban đầu Đó chính là vô vi, khuyên con người nên “ở chỗ thấp kém, giảm bớt dục vọng, ít giữ riêng tư, biết đủ thì không cần tranh giành”, như vậy mới tránh được những điều nguy hại

Đạo giáo du nhập vào nước ta và do có nhiều nét tương đồng với tín ngưỡng của nhân dân ta nên sớm được đón nhận và nhanh chóng phát triển Nhiều đền miếu

và Đạo quán được xây dựng Qua thời gian du nhập, với những quan niệm mà Đạo giáo mang đến cho nhân dân ta phần nào tốt và bên cạnh đó cũng mang nhiều điểm rất hạn chế Trong giới trí thức thì trở thành lối sống nhàn tản, tư tưởng tiêu dao phóng khoáng Đạo giáo chủ trương hòa mình vào thiên nhiên nhưng lại mở ra con đường yếm thế, thoát tục để tìm an ủi cho con người trần thế với những nỗi đau đời Tóm lại, các triết lí và giáo lí của Đạo giáo là sự kết tinh trong tục lệ tôn thờ và tế

tự thần linh Nó chứa đựng những giá trị nhân bản lớn lao và

Trang 20

tốt đẹp.Tư tưởng Đạo giáo cũng đã bổ sung , củng cố cho hệ tư tưởng chính thống của dân tộc Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét lại kỹ càng khi tìm đến với giáo lí Đạo giáo trong một vài trường hợp nào đó, nó có thể ích lợi trong một vài trường hợp cá nhân nào đó, nhưng không thể là động lực phát triển của xã hội chúng ta hiện nay

2.2 Ý nghĩa nhan đề, nội dung và giá trị của “Minh tâm bảo giám”

2.2.1.Ý nghĩa nhan đề “Minh tâm bảo giám”

Chọn lấy 4 chữ “Minh tâm bảo giám” làm tên sách có nghĩa là “gương báu”(soi) sáng lòng- gương báu chỉ những lời răn dạy của những bậc thánh hiền xưa (thánh hiền: những nhân vật trong lịch sử xã hội và lịch sử có trí tuệ, nhân cách vượt trội mọi người) Lời răn dạy được tập hợp trong “Minh tâm bảo giám” chủ yếu chịu ảnh hưởng của ba luồng tư tưởng chính thống trong xã hội Á Đông: Nho, Phật, Lão

Những tư tưởng ấy tồn tại hàng chục thế kỷ nay góp phần tích cực cho đạo lý làm người

2.2.2.Giá trị của quyển “Minh tâm bảo giám”

“Minh tâm bảo giám” là một quyển sách quý mang giá trị lớn về giáo dục đạo

đức con người Những giá trị thể hiện qua những lời dạy của các bậc hiền triết xưa :

Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử… Những lời vàng ngọc ấy là gương báu để soi sáng

tâm hồn mỗi con người chúng ta, giám sát việc tu dưỡng tâm tính giúp con người ngày càng đạo đức hơn

Những lời dạy trong sách “Minh tâm bảo giám” mặc dù có một số quan niệm đạo đức không còn thích hợp, tuy vậy vẫn có những điều hay lẽ phải của người xưa, qua đó chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học bổ ích ở đời.Với mục đích học tập những lời dạy trong sách, nói cách khác, muốn có một thế giới quan và nhân sinh quan đặc thù Việt Nam, chúng ta không có quyền đoạn tuyệt quá khứ, mà cần phải

“gạn đục khơi trong” quá khứ, để chắt lọc tinh hoa bồi đắp cho giáo dục đạo đức hiện tại của mỗi con người

Ngoài giá trị giáo dục đạo đức cho mỗi con người, quyển sách còn được dùng làm một tài liệu tham khảo tiếng Hán cổ quý giá

Trang 21

2.2.3 Nội dung quyển “Minh tâm bảo giám”

Minh tâm bảo giám là cuốn sách được hình thành vào khoảng đời Tống- Trung Quốc Sách được chia thành 20 đề mục, trích tuyển lời văn của các bậc hiền triết thời xưa xếp theo hai mươi đề mục nhằm mục đích giáo dục đạo xử thế, cách ứng xử trong giao tiếp xã hội, những giá trị luân lý và đạo đức được chắt lọc qua những tinh hoa mà cha ông đã đúc kết

- 20 đề mục (thiên) của “Minh tâm bảo giám”

Thiên thứ nhất: Kế thiện gồm 29 câu nói về sự noi giữ việc lành

Thiên thứ hai: Thiên lý gồm 8 câu nói về lẽ trời

Thiên thứ ba: Thuận mệnh gồm 7 câu nói về sự phải tuân theo mạng

Thiên thứ tư: Hiếu hạnh gồm 16 câu nói về sự hiếu hạnh

Thiên thứ năm: Chính kỷ gồm 60 câu nói về việc sửa mình

Thiên thứ sáu: An phận gồm 8 câu nói về việc giữ yên phận mình

Thiên thứ bảy: Tồn tâm gồm 37 câu nói về việc giữ lòng cho ngay thẳng

Thiên thứ tám: Giới tính gồm 5 câu dạy về việc răn tính nết

Thiên thứ chín: Khuyến học gồm 13 câu khuyên răn về việc học

Thiên thứ mười: Huấn tử gồm 16 câu nói về việc dạy con

Thiên thứ mười một: Tĩnh tâm gồm 74 câu nói về việc xét lòng

Thiên thứ mười hai: Lập giáo gồm 7 câu về việc xây dựng lời dạy

Thiên thứ mười ba: Trị chính gồm 16 câu nói về mối trị nước

Thiên thứ mười bốn: Trị gia gồm 4 câu nói về việc trị nhà

Thiên thứ mười lăm: An nghĩa gồm 4 câu dạy về việc nghĩa

Thiên thứ mười sáu: Tuân lễ gồm 15 câu dạy noi theo lễ nghĩa

Thiên thứ mười bảy: Tồn tín gồm 3 câu nói về sự giữ lòng tin

Thiên thứ mười tám: Ngôn ngữ gồm 12 câu dạy về lời nói

Thiên thứ mười chín: Giao hữu gồm 7 câu dạy về kết tình bầu bạn

Thiên thứ hai mươi: Phụ hạnh gồm 4 câu dạy về tính nết ở phụ nữ

Trang 22

Nội dung giáo dục con người trên mọi lứa tuổi, cấp bậc chức vụ, giai tầng trong xã hội “Minh tâm bảo giám” được xem là cẩm nang đạo đức của hàng trăm năm trước đây Đó là những bài học triết lí sâu sắc Là quyển sách dùng để tự giám sát việc tu dưỡng tâm sáng của mỗi người

2.3 Vấn đề giáo dục con người trong “Minh tâm bảo giám”

2.3.1 Giáo dục nam nhi thành người quân tử

Trước khi nước ta có văn tự riêng, thì cuộc đô hộ của Trung Quốc kéo dài hàng ngàn năm đã tạo sự ảnh hưởng lớn về văn hóa Điển hình là tư tưởng Nho giáo tồn tại hàng thế kỉ

Giáo dục con người được tuyển văn trong “Minh tâm bảo giám” phần nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo

Với giáo dục cho đối tượng là nam Nho giáo đề ra Tam cương, Ngũ thường làm chuẩn mực đạo đức giáo dục cho bậc quân tử

- Tam cương: 3 cương giới (quân, sư, phụ) chính là bổn phận của người học sách thánh hiền cần tuân theo Trên hết là Quân (vua), tiếp đến là Thầy (sư) và cuối cùng

là Phụ (cha) Đây chính là những giềng mối xã tắc của Nho giáo

3 cương giới (giới hạn phải giữ) là Quân, Sư, Phụ, chính là bổn phận công dân đối với xã hội, với tổ quốc Trên hết là Quân (Vua), thứ đến là Sư (thầy dậy), sau đó mới tới Phụ (cha) Đây chính là giềng mối xã tắc của Nho giáo, nói chung là của chế độ phong kiến Trung với vua cũng có nghĩa là trung với nước, mà nước lại là nơi dưỡng nuôi dân cho khôn lớn : Cha sinh không bằng vua nuôi (“hụ sinh bất như quân dưỡng” Có sinh có dưỡng, con người mới chỉ trưởng thành về mặt thể chất Muốn trở thành con người hữu dụng cho nhân quần xã hội, còn cần phải có sự giáo hoá cho nên người, ấy là bậc thầy dậy (Sư) vậy

Ngũ thường

5 đức tính mà con người cần phải có để trở nên bậc quân tử : Nhân, Nghĩa,

Lễ, Trí, Tín Quân tử được hiểu là con người hoàn toàn, hiểu biết lẽ trời, thấu triệt đạo làm người Vì thế, nếu thiếu một trong 5 đức tính này thì chưa phải là người hoàn toàn (quân tử), thậm chí còn bị coi là tiểu nhân Cái luân thường đạo lý của xã hội Nho giáo được xây dựng bởi 5 đức tính này Xã hội Việt Nam cũng dạy người

ta ăn ở theo "tam cương ngũ thường" của Nho giáo

Trang 23

a)- Nhân :

Nhân có nghĩa là lòng thương người Lòng thương người được coi là đức tính căn bản, là cái gốc của đạo lý làm người Tuy chia ra 5 điều (Ngũ thường), nhưng xét cho kỹ thì sẽ thấy "nhân”bao trùm lên tất cả : Muốn thực hiện được điều "nghĩa" thì trước hết phải có lòng thương người (chẳng hạn, nếu con cái không thực lòng thương yêu cha mẹ, thử hỏi có thể làm những điều hiếu kính, hiếu nghĩa với cha mẹ được hay không ?) Cũng vậy, phải có "nhân" mới mong hành xử được "lễ", "trí", tín"

b)- Lễ :

"LỄ do NGHĨA khởi" (Việc LỄ khởi đi - bắt đầu - từ NGHĨA) Việc làm phải, đường lối phải, những điều ấy được biểu lộ bằng sự tế nhị, kinh trọng đối với trời, với thần minh, với tha nhân Con người ngay từ thủa bắt đầu học làm người, đã được răn dạy : "Tiên học lễ, hậu học văn" Điều "lễ" trong "ngũ thường" không chỉ giới hạn vào sự tế lễ trời đất, thần linh, mà còn được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày đối với mọi giai tầng trong gia đình, xã hội

c)- Nghĩa :

Nghĩa là lẽ phải, đường phải (chính đạo) Xét về điều "nghĩa", ta thấy cung cách cư xử thể hiện điều "nghĩa" đúng là cách xử thế tiếp vật từ trong gia đình ra đến xã hội : nghĩa vụ giữa con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, anh em ruột thịt, anh em trong họ ngoài làng, bạn hữu đồng môn, đồng nghiệp, đồng tuế, đồng hương, rộng ra hơn nữa là tình nghĩa thầy trò, vua tôi, nghĩa vụ với đồng bào, tổ quốc Ấy là chưa kể đến sự hiếu nghĩa với trời, với các bậc thần minh nữa

d)- Trí :

Sự hiểu biết, óc thông minh "Trí" bao hàm cả sự hiểu biết tự nhiên mà có (bẩm sinh) cộng với sự kiên trì học hỏi mà thành Nếu chỉ là tính bẩm sinh, mới chỉ được coi là "tri" ; học hỏi cho thấu đáo, tường tận, uyên bác, mới đáng gọi là "trí" Hai từ "tri thức" và "trí thức" nghĩa có khác nhau vậy

e)- Tín :

Tín : giữ đúng lời hứa Nho giáo dậy con người ta ở đời phải coi trọng lời nói Người quân tử nói năng điềm đạm, chính đính, chững chạc, không bao giờ

Trang 24

dùng "xảo ngôn" để dua nịnh hay lừa lọc người khác Ăn nói luôn phải cân nhắc điều khinh trọng (nặng nhẹ), đáng nói thì nói, không đáng nói thì không bao giờ nói Một lời hứa khi đã trót nói ra, phải theo cho đến cùng, dù cho có nguy hiểm đến tính mạng cũng phải giữ Không bao giờ hứa xằng, hứa bậy Ấy mới gọi là "Tín" Với sứ mệnh và tư tưởng của bậc quân tử, con trai cần phải được giáo dục một cách tử tế trong việc “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Với sứ mệnh đó, liệu vấn

đề giáo dục xưa còn hợp với nay Chúng ta sẽ khảo sát các phương diện ấy với các lời dạy trong “Minh tâm bảo giám”

Giáo dục đạo đức một con người là bắt đầu từ những giáo dục đạo đức sơ khai Khi sinh ra con người vốn có bản tính lương thiện

“Nhân chi sơ, tính bổn thiện” (Trích- Đạo đức kinh)

Hoặc theo triết lí của Hồ Chí Minh về con người và giáo dục con người có câu:

“Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên (Trích bài thơ- Nửa đêm)

Giáo dục con người bắt đầu cần giáo dục về tính THIỆN Giáo dục tính THIỆN trong “Minh tâm bảo giám” gắn với con trai được trích dẫn trong một số câu điển hình như:

Lão Tử viết: “Quân tử vi thiện, nhược thủy; ủng chi khả dĩ tại sơn, kích chi khả dĩ

quá tảng, năng phương năng viên, ủy khúc tùy hình Cố quân tử năng nhu nhi bất nhược, năng cường nhi bất cương, như thủy chi tính dã Thiên hạ nhu nhược mạc quá ư thủy, thị dĩ nhu nhược thắng cương cường.”

Dịch nghĩa: Lão Tử nói rằng: “Quân tử làm điều thiện giống như nước, có thể ngăn

nó lại ở trên núi được, có thể hất nó văng lên quá trán được, có thể vuông có thể tròn, tùy theo theo hình dạng mà uốn nắn Cho nên người quân tử có thể mềm mà không yếu, có thể mạnh mà không cứng, cũng như tính của nước vậy Dưới bầu trời này không có gì mềm yếu hơn nước, nhưng lấy cái mềm yếu ấy để thắng cái cứng mạnh”

(Trích thiên: Kế thiện- Minh tâm bảo giám-Nguyễn

Nguyên Quân dịch-trang 23-24)

Trang 25

Quân tử làm điều thiện để hoàn thiện bản thân con người, linh hoạt hơn trong mọi tình huống trong cuộc sống và bắt đầu điều thiện bằng những việc nhỏ nhất

“Bình sinh hành thiện thiên gia phúc, nhược thị ngu ngoan thụ họa ương Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu giã nan tàng”

Dịch nghĩa: “ Trong cuộc sống thường ngày làm điều thiện thì trời sẽ ban phước

cho, còn nếu ngu dại ngoan cố thì sẽ bị tai ương Điều thiện, điều ác cuối cùng cũng có trả lại (báo ứng)

Là câu nói rất quen thuộc mà phần lớn ai học sách thánh hiền đều thuộc Lời răn dạy trên rất đúng ở mọi phương diện.Thiện ác là do việc mình làm Kết quả về sau thế nào thì sẽ tỏ rõ Điều thiện mà bậc quân tử phải làm trong lời dạy của sách thánh hiền đều bắt nguồn từ cái “Tâm” Chỉ có trái tim nhân hậu, tấm lòng nhân ái, bao dung, con người mới có thể làm được nhiều điều thiện Giúp người, giúp bản thân trở nên tốt đẹp, và bậc quân tử cũng cần phải như thế

Chữ “Tâm” ấy còn là lời khuyên răn hết sức quý báu của cổ nhân thời xưa trích trong “Minh tâm bảo giám”

“Cổ nhân hình tự thú, tâm hữu đại thánh đức; kim nhân biểu tự nhân, thú tâm an khả trắc Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh; hữu tướng vô tâm, tướng tong tâm diệt Tam điểm như tinh tượng, hoành câu tự nguyệt tà Phi mao tòng thử đắc, tố Phật dã do tha.”

Dịch nghĩa: Người đời xưa tuy hình dáng như thú, nhưng tấm lòng có đức của đại

thánh Người đời nay bên ngoài tuy là người, nhưng lòng thú sao mà biết được Có lòng (tốt) mà không có tướng (tốt), tướng sẽ do lòng sinh ra Có tướng (tốt) mà không có lòng (tốt), tướng sẽ theo lòng mà mất đi

Ba chấm giống vì sao, vòng ngang như mặt nguyệt (tức chữ tâm, viết theo chữ Nho), hết long lá là nhờ đó, làm Phật cũng do đó vậy.”

(Trích thiên thứ bảy- Tồn tâm, Minh tâm bảo giám, Nguyễn Nguyên Quân dịch-

trang 130, 131)

Với thời xưa chữ “Tâm” đã là rất quý Với Nguyễn Du: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” Tấm lòng lương thiện là điều mà bất cứ ai cũng đều muốn làm và vươn đến Hình dáng con người không quan trọng đẹp xấu Ấy còn là đẹp ở chính tấm lòng, chính con người và việc làm của chính họ

Trang 26

Đánh giá một con người, không chỉ qua bề ngoài, mà người ta còn đánh giá qua cách cư xử Đặc biệt là trình độ học vấn, việc học tập phần nào giúp con người được một số chuẩn mực đạo đức nhất định Việc học từ lâu đã được cha ông đề cao

và đánh giá, đó là những lời khuyên cho việc khuyến học

“Minh tâm bảo giám” có câu:

“Lễ Ký vân: Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”

Dịch nghĩa : Lễ Ký viết rằng: “Ngọc mà không mài dũa thì không thành đồ (trang

sức) được, người mà không học thì không biết lý lẽ”

(Trích thiên thứ chín- Khuyến học, “Minh tâm bảo giám”, Nguyễn Nguyên Quân

dịch, trang 168,169)

Thật vậy, ngày nay, sự học cực ký quan trọng hơn bao giờ hết Trình độ học vấn và đạo đức là thước đo cho sự phát triển con người về mọi mặt Con người cần được đào tạo giáo dục nên một cá nhân hoàn thiện trên mọi phương diện, như một

“hạt ngọc” đã mài dũa sắc sảo, con người nên một sự hoàn hảo của tạo hóa

Dạy học còn tùy vào người và đối tượng, bậc nam phi quân tử hơn ai hết cần phải ý thức việc học là hàng đầu, giúp ta thành nhân, thêm tri thức và đạo đức Khuyến học trong “Minh tâm bảo giám” còn dạy:

“Hiếu nhân bất hiếu học, kỳ tế dã ngu; hiếu trí bất hiếu học, kỳ tế dã đãng; hiếu tín bất hiếu học,kỳ tế dã tặc; hiếu trực bất hiếu học, kỳ tế dã giảo; hiếu dũng bất hiếu học, kỳ tế dã loạn; hiếu cương bất hiếu học, kỳ tế dã cuồng”

Dịch nghĩa: “ Thích điều nhân ái mà không thích học thì bị che lấp mà không thấy

cái ngu, thích hiểu biết mà không thích học thì bị che lấp không thấy tính buông tuồng, thích chữ tín mà không thích học thì thì bị che lấp mà không thấy mình thành giặc Thích ngay thẳng mà không thích học thì bị che lấp mà thành sỗ sàng, thích dũng cảm mà không thích học thì bị che lấp mà thành loạn, thích cương cường mà không thích học thì bị che lấp mà thành điên cuồng.”

(Trích thiên thứ chín- Khuyến học, “Minh tâm bảo giám”, Nguyễn Nguyên Quân

dịch, trang 174,175)

Giáo dục trên nhiều phương diện giúp con người, nhất là con trai có thể tu thân, lập nghiệp từ chính mục đích giáo dục Giúp con người trở nên hiểu biết lý lẽ, các giá trị đạo đức luân lý của mọi thời đại, mà trở nên người trí dũng song toàn Là một bậc chính nhân, là trụ cột của xã hội Dù ở thời đại nào thì việc giáo dục cũng

Ngày đăng: 23/11/2015, 07:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w