Một trong những yêu cầu đầu tiên và vô cùng quan trọng để phát hành ra báo cáo kiểm toán trung thực, hợp lý là cần phải lập kế hoạch kiểm toán một cách chu đáo. Trong đó đánh giá rủi kiểm toán có vai trò chủ chốt để các công ty kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán phù hợp, là cơ sở để xậy dựng các bước công việc kế tiếp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của toàn cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc đánh giá rủi ro ở các công ty kiểm toán vẫn chưa hoàn thiện do đây là một công việc khó và đòi hỏi rất nhiều ở trình độ phán xét của KTV. Xuất phát từ những điều trên, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu đề tài: “Bàn về đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính”.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Dịch vụ kiểm toán đã hình thành và phát triển từ rất lâu trên thế giới nhưng tại Việt Nam,
từ những năm 90 của thế kỉ 20, sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, kiểm toán độc lập mớiđược hình thành, kiểm toán nhà nước mới được thành lập Tuy ra đời muộn song kiểmtoán ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, từng bước khẳng định được chỗ đứngvững chắc Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kiểm toán tham gia tích cực vào việckiểm tra, đánh giá, xác nhận độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính, góp phần đáng
kể vào hoạt động sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp và thu hút các hoạt độngđầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế đất nước
Kiểm toán báo cáo tài chính luôn là dịch vụ truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trongdoanh thu của các công ty kiểm toán Trước xu thế hội nhập như hiện nay, các công tykiểm toán cần phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể đáp ứng được nhucầu của khách hàng cũng như cạnh tranh với các công ty khác
Một trong những yêu cầu đầu tiên và vô cùng quan trọng để phát hành ra báo cáo kiểmtoán trung thực, hợp lý là cần phải lập kế hoạch kiểm toán một cách chu đáo Trong đóđánh giá rủi kiểm toán có vai trò chủ chốt để các công ty kiểm toán lập kế hoạch kiểmtoán phù hợp, là cơ sở để xậy dựng các bước công việc kế tiếp góp phần nâng cao chấtlượng và hiệu quả của toàn cuộc kiểm toán Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc đánh giárủi ro ở các công ty kiểm toán vẫn chưa hoàn thiện do đây là một công việc khó và đòi hỏirất nhiều ở trình độ phán xét của KTV Xuất phát từ những điều trên, tôi đã đi sâu vào tìm
hiểu đề tài: “Bàn về đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính”.
Bài viết được chia làm 3 phần
PHẦN 1: Cơ sở lý luận về đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính
PHẦN 2: Thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện tại các công ty khách hàng
PHẦN 3: Đánh giá và các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện
Trang 2PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH1.1 Bản chất và vai trò đánh giá rủi ro kiểm toán
1.1.1 Khái niệm về rủi ro kiểm toán
Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro, những trường phái khác nhau, cáctác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau Theo nghĩa chung nhất, rủi
ro là khái niệm chỉ khả năng mà một sự kiện không thuận lợi nào đó sẽ xảy ra Rủi rođược nhắc đến như một sự ám chỉ về một điều không chắc chắn, một hậu quả với nhữngtình huống không thể lường trước được, nó có thể xảy ra, có thể không Nhưng nếu nóxảy ra thì có thể không như chúng ta mong đợi hoặc mang lại kết quả không tốt đẹp.Theo định nghĩa của nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế IAG 25, Trọng yếu và rủi ro
kiểm toán, “Rủi ro kiểm toán là những rủi ro mà kiểm toán viên có thể mắc phải khi đưa
ra những nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai sót nghiêm trọng”.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên vàdoanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam:
“Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi
báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu” Rủi ro kiểm toán
là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và rủi rophát hiện
Trong quan hệ đó, rủi ro kiểm toán có thể được phản ánh qua mô hình:
AR = IR x CR x DR (1.1)
Trong đó: - AR: Rủi ro kiểm toán
- IR: Rủi ro tiềm tàng
- CR: Rủi ro kiểm soát
- DR: Rủi ro phát hiện
Trang 3Giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện có những điểm khác biệt Rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại độc lập, khách quan với các thử nghiệm kiểm toán.Ngược lại, KTV có thể kiểm soát được rủi ro phát hiện thông qua việc điều chỉnh nộidung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán Đây là điểm mẫu chốt giúpKTV điều chỉnh công việc kiểm toán của mình tuỳ theo tình hình của đơn vị để đạt đượcmục đích cuối cùng là rủi ro kiểm toán sẽ được giảm đến mức không tồn tại sai phạmtrọng yếu với chi phí hợp lý Vì thế, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV thường
ấn định trước một mức rủi ro kiểm toán mong muốn đạt tới Đồng thời,dựa trên các thôngtin tìm hiểu về khách hàng kiểm toán để đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Sau
đó mới xác định ra mức rủi ro phát hiện và làm cơ sở cho việc lập kế hoạch về nội dung,thời gian và phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán Do đó, mô hình rủi ro kiểm toán cóthể sử dụng dưới dạng:
DR = IR X CR AR (1.2)
Mô hình rủi ro kiểm toán cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại rủi ro kiểm toán.Trong mối quan hệ này, rủi ro phát hiện luôn có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát
Từ các định nghĩa về rủi ro kiểm toán trên có thể thấy: rủi ro kiểm toán là những nhận xétkhông xác đáng, chủ yếu theo hướng KTV kết luận BCTC của khách hàng được trình bàytrung thực, hợp lý trong khi chúng vẫn có sai phạm trọng yếu Những sai phạm này ảnhhưởng trọng yếu tới những người sử dụng thông tin trên BCTC Loại rủi ro như vậy luônluôn có thể tồn tại, ngay cả khi cuộc kiểm toán được lập kế hoạch chu đáo và thực hiệnmột cách thận trọng Rủi ro này sẽ tăng lên nếu việc lập kế hoạch kiểm toán không tốt vàthực hiện thiếu thận trọng
1.1.2 Các loại rủi ro
Rủi ro có sai sót trọng yếu:
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh
nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: “Rủi ro
Trang 4có sai sót trọng yếu là rủi ro khi báo cáo tài chính chứa đựng những sai sót trọng yếu trước khi kiểm toán Tại cấp độ cơ sở dẫn liệu, rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm hai
bộ phận: Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát”.
- Rủi ro tiềm tàng:
Theo IAG 25, Trọng yếu và rủi ro kiểm toán: “Rủi ro tiềm tàng là những yếu điểm của số
dư tài khoản hoặc của một loại nghiệp vụ đối với những sai sót có thể là nghiêm trọng, những sai sót này có thể đơn lẻ hoặc có thể kết hợp với các sai sót ở các số dư, các nghiệp vụ khác (ở đây giả định rằng không có các quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan) Rủi ro tiềm tàng nằm trong chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh cũng như nằm trong bản chất của các số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ”.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh
nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: “Rủi ro
tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch,
số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan”.
Rủi ro này liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng, KTVkhông tạo ra và cũng không kiểm soát được rủi ro tiềm tàng, họ chỉ có thể đánh giáchúng
- Rủi ro kiểm soát:
Theo IAG 25, Trọng yếu và rủi ro kiểm toán: “Rủi ro kiểm soát là rủi ro do xác định sai,
có thể xảy ra với một số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ và có thể là sai sót nghiêm trọng Những sai sót này xảy ra đơn lẻ hoặc có thể kết hợp với các sai sót của các số dư, các nghiệp vụ khác mà HTKSNB đã không ngăn chặn hoặc không phát hiện kịp thời”.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 200, Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh
nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: “Rủi ro
kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ
Trang 5sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời”.
Cũng giống như rủi ro tiềm tàng, KTV không tạo ra rủi ro kiểm soát và cũng không kiểmsoát chúng (do HTKSNB đã tồn tại và hoạt động) KTV chỉ có thể đánh giá HTKSNB củađơn vị được kiểm toán và từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát dự kiến
Rủi ro phát hiện:
Theo IAG 25, Trọng yếu và rủi ro kiểm toán: “Rủi ro phát hiện là những rủi ro mà KTV
không phát hiện ra các sai phạm hiện có trong các số dư tài khoản hoặc những loại nghiệp vụ Những sai phạm này có thể là nghiêm trọng, xảy ra đơn lẻ hoặc có thể kết hợp với các sai phạm trong các số dư, các loại nghiệp vụ Mức độ rủi ro phát hiện có quan hệ trực tiếp với phương pháp kiểm toán của KTV”.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 200, Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh
nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: “Rủi ro
phát hiện: Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại”.
Mức độ của rủi ro phát hiện có quan hệ mật thiết với những phương pháp kiểm toán vàcác bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được Trong thực tế, rủi ro phát hiện vẫn cóthể xuất hiện cho dù KTV đã thực hiện kiểm tra 100% số dư của các tài khoản và cácnghiệp vụ phát sinh Nguyên nhân chính là do KTV đã lựa chọn và sử dụng các phươngpháp kiểm toán không phù hợp với cuộc kiểm toán, hoặc áp dụng sai phương pháp kiểmtoán đã chọn, hoặc khi đã có những kết quả thực tế của cuộc kiểm toán nhưng KTV lạiđưa ra các đánh giá và nhận xét sai lầm Rủi ro phát hiện có thể xảy ra do các nguyênnhân sau:
- Một là, Các bước kiểm toán không thích hợp: Điều này xảy ra với các KTV thiếu
kinh nghiệm hoặc quá trình lập kế hoạch kiểm toán không được thực hiện một
Trang 6cách đúng đắn, khiến cho việc thực hiện các quy trình kiểm toán đối với mỗi phầnhành trở nên không hợp lý;
- Hai là, KTV đã thu thập được bằng chứng kiểm toán nhưng do không tìm hiểu
được nguyên nhân gây sai phạm, dẫn đến kết luận sai về bản chất của khoản mục,nghiệp vụ đó;
- Ba là, Các BCTC có chứa sai phạm, nhưng các sai phạm đó là do chính bên trong
doanh nghiệp đã có sự thông đồng để thực hiện sai các chính sách tài chính kếtoán, điều đó làm cho KTV không thể phát hiện được sai phạm
Tóm lại, rủi ro phát hiện là khả năng KTV không thể phát hiện được các sai phạm trọngyếu trong BCTC bằng các thể thức kiểm toán Rủi ro phát hiện ảnh hưởng tới số lượngbằng chứng kiểm toán cần thu thập Khi KTV xác định rủi ro phát hiện ở mức thấp, KTV
sẽ phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán Ngược lại, khi KTV chấp nhận mức rủi rophát hiện cao hơn thì số lượng bằng chứng kiểm toán sẽ giảm đi
Nếu như rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại một cách độc lập, KTV không canthiệp được và chỉ có thể đánh giá chúng thì ngược lại, KTV phải có trách nhiệm thực hiệncác thủ tục thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát đối với rủi rophát hiện
1.1.3 Vai trò của đánh giá rủi ro kiểm toán
Trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoảnmục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu ở mức toàn bộ BCTC cũngnhư đối với từng khoản mục để thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trìnhkiểm toán hợp lý nhằm thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp với thờigian và chi phí kiểm toán thấp nhất, từ đó đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm toán.Thông qua việc ước tính ban đầu về tính trọng yếu và tính phân bổ mước ước lượng nàycho từng khoản mục trên BCTC, KTV sẽ xác định mức sai số chấp nhận được cho từngkhoản mục Sai số chấp nhận được của mỗi khoản mục càng thấp thì đòi hỏi số lượngbằng chứng kiểm toán thu thập càng nhiều và do đó, các trắc nghiệp số dư và nghiệp vụ
sẽ được mở rộng và ngược lại
Trang 7Qúa trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát, do đó, số lượng bằng chứngkiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ giảm xuống,chi phí kiểm toán giảm xuống và ngược lại.
Chính vì vậy, đối với mỗi cuộc kiểm toán BCTC, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm toán đểxác định mức rủi ro phát hiện làm cơ sở cho việc lập kế hoạch các thử nghiệm kiểm toán
sẽ áp dụng
1.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 200, Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh
nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: “Rủi ro
kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu và rủi ro phát hiện Việc đánh giá rủi
ro được thực hiện dựa trên các thủ tục kiểm toán để thu thập thông tin cần thiết phục vụ mục đích đánh giá rủi ro và dựa vào bằng chứng thu thập trong suốt quá trình kiểm toán Việc đánh giá rủi ro gắn với xét đoán chuyên môn nhiều hơn là đo lường chính xác”.
1.2.1 Xác định rủi ro kiểm toán mong muốn
Rủi ro kiểm toán mong muốn là rủi ro được xác định một cách chủ quan Đó là mức độ
mà kiểm toán viên sẵn sàng chấp nhận là BCTC có thể có sai sót trọng yếu sau khi cuộckiểm toán hoàn thành và đã đi đến ý kiến chấp nhận toàn phần KTV quyết định một tỷ lệrủi ro thấp hơn, điều này có nghĩa là kiểm toán viên mong muốn được chắc chắn rằngBCTC không bị sai phạm trọng yếu Rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định ngaytrong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và phụ thuộc vào hai yếu tố:
Mức độ người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC của doanh nghiệp:
Trong cơ chế thị trường, có rất nhiều đối tượng quan tâm tới BCTC của một doanhnghiệp Những đối tượng này có thể là: các cơ quan nhà nươc, các nhà đầu tư, các nhàquản lý khác, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp…
Khi những người sử dụng bên ngoài đặt nhiều niềm tin vào BCTC thì cần xác định mộtmức rủi ro kiểm toán thấp, từ đó tăng số lượng bằng chứng thu nhập và tăng độ chính xác
Trang 8trong các kết luận đưa ra của mình.Các yếu tố chỉ ra mức độ mà người sử dụng bên ngoàitin cậy vào BCTC:
- Quy mô của đơn vị được kiểm toán: Quy mô của đơn vị có thể được đo bằng tổngtài sản; tổng doanh thu; hoặc tổng thu nhập Quy mô càng lớn thì BCTC càng được
sử dụng rộng rãi và rủi ro kiểm toán mong muốn cần đánh giá ở mức thấp hơn
- Quyền sở hữu: Nếu quyền sở hữu doanh nghiệp thuộc về nhiều bên tham gia hơnthì sẽ có nhiều người quan tâm tới BCTC hơn và rủi ro kiểm toán mong muốncũng cần được đánh giá ở mức thấp hơn và ngược lại
- Bản chất và quy mô của công nợ: Các khoản công nợ là những khoản chắc chắn cóliên quan tới một bên thứ ba cho vay, cho nợ Các chủ nợ hiện tại và tiềm năngthường quan tâm đến tình hình tài chính của công ty, đặc biệt là khả năng thanhtoán để xem xét có tiếp tục duy trì và cho doanh nghiệp vay tiếp hay không Vì thế,khi BCTC bao gồm một số lượng lớn các khoản công nợ hoặc các khoản công nợ
có quy mô lớn thì chúng có khả năng được sử dụng rộng rãi hơn
Khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi Báo cáo kiểm toán công bố: Trong trường hợp tin tưởng rằng khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính cao cầnquyết định rủi ro kiểm toán giảm xuống để bảo vệ chất lượng của cuộc kiểm toán Kiểmtoán viên có thể dựa vào khả năng hoán chuyển thành tiền mặt, các khoản lãi (lỗ) trongcác năm trước, các biện pháp nhằm gia tăng quá trình tài trợ, bản chất công việc kinhdoanh của khách hàng để phán đoán sự kiện này
Việc dự đoán khả năng thất bại, khó khăn của đơn vị được kiểm toán trong tương lai làmột vấn đề rất phức tạp Tuy nhiên, có thể dựa vào một số yếu tố sau để dự đoán sự kiệnnày:
- Khả năng hoán chuyển thành tiền mặt: Nếu một doanh nghiệp thường xuyên thiếutiền và vốn lưu động thì có thể doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán Vìvậy, cần phải đánh giá về khả năng thanh toán của khách hàng để dự đoán khảnăng khách hàng sẽ gặp khó khăn trong tương lai và nếu trầm trọng hơn, doanh
Trang 9nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thì dễ dẫn đến nguy cơ phásản.
- Các khoản lãi (lỗ) trong các năm trước: Khi một doanh nghiệp giảm nhanh cáckhoản lãi hoặc tăng nhanh các khoản lỗ trong một số năm liên tục thì đây là dấuhiệu về việc kinh doanh đang có chiều hướng xấu, doanh nghiệp có khả năng sẽgặp khó khăn về tài chính
- Các biện pháp nhằm gia tăng quá trình tài trợ: Nếu doanh nghiệp càng phụ thuộcvào các khoản tài trợ, đặc biệt đang tìm mọi biện pháp để gia tăng khoản tài trợ nàythì chứng tỏ doanh nghiệp không tự chủ được về mặt tài chính, do đó khả năng gặpkhó khăn về mặt tài chính sẽ cao
- Bản chất hoạt động của công ty khách hàng: Trong một số lĩnh vực hoạt động kinhdoanh thì khả năng gặp rủi ro dẫn đến phá sản rất cao, chẳng hạn ngành kinh doanhmôi giới chứng khoán…
Các yếu tố trên sẽ căn cứ để xác định một mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộBCTC được kiểm toán Rủi ro kiểm toán mong muốn và bằng chứng kiểm toán có mốiquan hệ tỷ lệ nghịch
Việc xác định thủ tục kiểm toán như thế nào phụ thuộc phần lớn vào rủi ro kiểm toán chotừng khoản mục đó Do đó, sau khi thiết kế mức độ rủi ro cho toàn bộ BCTC, KTV cầnphải đưa ra mức rủi ro cho từng khoản mục Ví dụ như, KTV đánh giá mức độ rủi rokiểm toán mong muốn ở mức trung bình thì KTV có thể xác định mức độ rủi ro cho từngkhoản mục cũng ở mức trung bình Tuy nhiên, đối với một số khoản mục mang tính chấttrọng yếu thì KTV có thể xác định mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn vàngược lại Việc này đảm bảo nguyên tắc thận trọng nhằm giúp KTV có thể xác địnhphạm vi và nội dung kiểm toán phù hợp đối với từng khoản mục, từ đó thu thập được đầy
đủ bằng chứng tin cậy để đưa ra ý kiến kiểm toán thích hợp và đảm bảo chất lượng cuộckiểm toán
1.2.2 Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu
Rủi ro có sai sót trọng yếu có thể tồn tại ở hai cấp độ:
Trang 10Cấp độ tổng thể báo cáo tài chính;
Cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh
Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC:
Là những rủi ro có ảnh hưởng lan tỏa đến nhiều khoản mục trên BCTC và có ảnh hưởngtiềm tàng đến nhiều cơ sở dẫn liệu Các rủi ro này có thể không phải là rủi ro có thể pháthiện được với các cơ sở dẫn liệu cụ thể tại các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặcthông tin thuyết minh
Để đánh giá rủi ro này KTV thường dựa vào các yếu tố như:
- Đặc điểm của BGĐ: BGĐ khống chế kiểm soát nội bộ, sự thiếu năng lực của BGĐ
có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với BCTC
- Hiểu biết của KTV về kiểm soát nội bộ có thể dẫn đến nghi ngờ đối với khả năng cóthể thực hiện kiểm toán được BCTC của đơn vị hay không Ví dụ: Lo ngại nghiêmtrọng về tính chính trực của BGĐ đơn vị dẫn đến việc KTV kết luận rằng rủi ro doBGĐ trình bày sai các thông tin trên BCTC lớn tới mức không thể thực hiện đượccuộc kiểm toán; Lo ngại về điều kiện và độ tin cậy của hồ sơ, tài liệu của đơn vị khiếnKTV kết luận rằng khó có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa
ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần đối với BCTC
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị như: các biến động vềkinh tế, cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua, thị trường bán và sự thay đổi của hệthống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị
Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu:
Bao gồm hai bộ phận: rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm soát là rủi ro của đơn vị được kiểm toán và tồn tại một cách độc lập đối với cuộckiểm toán báo cáo tài chính
KTV có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu đánh giá rủi ro
có sai sót trọng yếu Ví dụ, để làm cho rủi ro phát hiện ở mức độ có thể chấp nhận được,
Trang 11KTV có thể sử dụng một mô hình toán học để thể hiện mối liên hệ giữa các thành phầncủa rủi ro kiểm toán Một KTV khác lại thấy mô hình đó là hữu ích khi lập kế hoạch vềcác thủ tục kiểm toán.
Các chuẩn mực kiểm toán thường không hướng dẫn riêng về rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát mà thường hướng dẫn sự đánh giá kết hợp về “rủi ro có sai sót trọng yếu” Tuynhiên, KTV có thể đánh giá riêng hoặc đánh giá kết hợp rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát, tùy theo kỹ thuật hoặc phương pháp luận kiểm toán và các phương pháp thực hànhkiểm toán mà KTV lựa chọn
- KTV sử dụng thông tin thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro,bao gồm bằng chứng kiểm toán thu được từ việc đánh giá về mặt thiết kế của cáckiểm soát và xác định liệu các kiểm soát đó có được thực hiện hay không làm bằngchứng kiểm toán để hỗ trợ việc đánh giá rủi ro
- KTV xác định các kiểm soát có thể ngăn chặn hoặc phát hiện và sửa chữa các saisót trọng yếu đối với từng cơ sở dẫn liệu cụ thể KTV liên hệ các kiểm soát với các
cơ sở dẫn liệu trong các chu trình và hệ thống có các kiểm soát đó Thông thường,KTV kết hợp nhiều hoạt động kiểm soát cùng với các thành phần khác của kiểmsoát nội bộ thì mới đủ để xử lý rủi ro vì bản thân từng hoạt động kiểm soát riêng lẻthường không xử lý được rủi ro Tuy nhiên, một số hoạt động kiểm soát có thể cóảnh hưởng nhất định đến từng cơ sở dẫn liệu trong một nhóm giao dịch hoặc số dưtài khoản cụ thể Ví dụ, các hoạt động kiểm soát mà đơn vị thiết kế nhằm đảm bảorằng nhân viên của đơn vị sẽ kiểm đếm và ghi nhận chính xác số liệu hàng tồn khokhi kiểm kê định kỳ hàng năm sẽ liên quan trực tiếp đến cơ sở dẫn liệu là tính hiệnhữu và tính đầy đủ của số dư hàng tồn kho
- KTV xác định các rủi ro đáng kể thường liên quan đến các giao dịch bất thườnghoặc các vấn đề cần xét đoán Giao dịch bất thường là các giao dịch có giá trị hoặcđặc điểm bất thường, do đó, phát sinh không thường xuyên Các vấn đề cần xétđoán có thể bao gồm các ước tính kế toán mà việc xác định giá trị các ước tính đóchứa đựng yếu tố không chắc chắn đáng kể Các giao dịch thường xuyên, đơn giảnđược xử lý một cách có hệ thống thường ít phát sinh rủi ro đáng kể
Trang 12- KTV tìm hiểu xem đơn vị có thiết kế và thực hiện các kiểm soát đối với rủi ro đáng
kể phát sinh từ các vấn đề bất thường hoặc vấn đề cần xét đoán hay không, liệuBGĐ có biện pháp đối với những rủi ro đó hay không và biện pháp như thế nào Ví
dụ, đối với những sự kiện chỉ xảy ra 1 lần như việc nhận được thông báo về một vụkiện quan trọng, KTV xem xét biện pháp xử lý của đơn vị, gồm những vấn đề như:
vụ việc có được giao cho chuyên gia phù hợp (như chuyên gia tư vấn pháp luậttrong hoặc ngoài đơn vị) không, đơn vị đã thực hiện đánh giá về những ảnh hưởng
có thể xảy ra chưa và đơn vị dự định thuyết minh như thế nào về vụ việc này trongBCTC
- Đối với những rủi ro có sai sót trọng yếu có thể liên quan trực tiếp tới việc ghichép các nhóm giao dịch hoặc số dư các tài khoản phát sinh thường xuyên và việclập BCTC một cách đáng tin cậy Những rủi ro như vậy có thể bao gồm rủi ro về
xử lý không chính xác hoặc không đầy đủ các nhóm giao dịch quan trọng vàthường xuyên như doanh thu, mua hàng, thu chi tiền
Khi những giao dịch kinh doanh thường xuyên đó được xử lý với mức độ tự độnghóa cao, với rất ít hoặc không có sự can thiệp thủ công thì KTV không thể chỉ ápdụng thử nghiệm cơ bản đối với các rủi ro này Ví dụ, trường hợp này xảy ra khimột lượng lớn thông tin của đơn vị được tạo lập, ghi chép, xử lý hoặc báo cáo chỉ ởdạng thông tin điện tử như trong một hệ thống tích hợp
- Trong quá trình kiểm toán, khi nhận thấy các thông tin có sự khác biệt đáng kể sovới các thông tin mà KTV đã sử dụng để đánh giá rủi ro, KTV cần xem xét lạiđánh giá rủi ro Ví dụ, việc đánh giá rủi ro có thể dựa vào kỳ vọng của KTV vềhoạt động hiệu quả của một số kiểm soát Khi tiến hành thử nghiệm đối với cáckiểm soát này, KTV có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán cho thấy các kiểmsoát đó không hoạt động hiệu quả tại một số thời điểm của cuộc kiểm toán Tương
tự, khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản, KTV có thể phát hiện ra các sai sót về sốliệu hoặc các sai sót có tần suất xảy ra lớn hơn so với dự kiến của KTV khi đánhgiá rủi ro
(1) Đánh giá rủi ro tiềm tàng:
Trang 13Một số cơ sở dẫn liệu và các nhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh liênquan có rủi ro tiềm tàng ở mức độ cao hơn so với các cơ sở dẫn liệu và các nhóm giaodịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh khác Ví dụ, rủi ro tiềm tàng là cao hơn đốivới các phép tính phức tạp hoặc các tài khoản phản ánh số liệu được hình thành từ cácước tính kế toán không chắc chắn Những yếu tố từ bên ngoài làm tăng rủi ro kinh doanhcũng có thể làm tăng rủi ro tiềm tàng Ví dụ, sự phát triển của khoa học và công nghệ cóthể làm một sản phẩm nào đó trở nên lỗi thời, dẫn đến hàng tồn kho trên sổ kế toán bịphản ánh cao hơn giá trị thực tế Các yếu tố bên trong đơn vị được kiểm toán và môitrường của đơn vị có liên quan đến một số hoặc tất cả các nhóm giao dịch, số dư tàikhoản, thông tin thuyết minh cũng có thể ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng liên quan đếnmột cơ sở dẫn liệu cụ thể, ví dụ trường hợp không có đủ nguồn vốn ngắn hạn hoặc sự suythoái của ngành nghề sẽ dẫn đến thất bại trong kinh doanh.
KTV có thể sử dụng các cơ sở dẫn liệu để xem xét các loại sai sót tiềm tàng có thể xảy rađược chia thành ba loại và có thể có những dạng sau:
(a) Các cơ sở dẫn liệu đối với các nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểmtoán:
(i) Tính hiện hữu: các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận đã xảy ra và liên quanđến đơn vị;
(ii) Tính đầy đủ: tất cả các giao dịch và sự kiện cần ghi nhận đã được ghi nhận;
(iii) Tính chính xác: số liệu và dữ liệu liên quan đến các giao dịch và sự kiện đã ghinhận được phản ánh một cách phù hợp;
(iv) Đúng kỳ: các giao dịch và sự kiện được ghi nhận đúng kỳ kế toán;
(v) Phân loại: các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào đúng tài khoản
(b) Các cơ sở dẫn liệu đối với số dư tài khoản vào cuối kỳ:
(i) Tính hiện hữu: tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu thực sự tồn tại;
(ii) Quyền và nghĩa vụ: đơn vị nắm giữ các quyền liên quan đến tài sản thuộc sở hữucủa đơn vị và đơn vị có nghĩa vụ với các khoản nợ phải trả;
(iii) Tính đầy đủ: tất cả các tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu cần ghi nhận
đã được ghi nhận đầy đủ;
Trang 14(iv) Đánh giá và phân bổ: tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu được thể hiệntrên báo cáo tài chính theo giá trị phù hợp và những điều chỉnh liên quan đến đánh giáhoặc phân bổ đã được ghi nhận phù hợp.
(c) Các cơ sở dẫn liệu đối với các trình bày và thuyết minh:
(i) Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ: các sự kiện, giao dịch và các vấn đề khác đượcthuyết minh thực sự đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị;
(ii) Tính đầy đủ: tất cả các thuyết minh cần trình bày trên báo cáo tài chính đã đượctrình bày;
(iii) Phân loại và tính dễ hiểu: các thông tin tài chính được trình bày, diễn giải vàthuyết minh hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu;
(iv) Tính chính xác và đánh giá: thông tin tài chính và thông tin khác được trình bàyhợp lý và theo giá trị phù hợp
KTV có thể sử dụng các cơ sở dẫn liệu được mô tả ở trên hoặc có thể diễn đạt theocách khác với điều kiện là tất cả các nội dung nêu trên đều được đề cập tới Ví dụ,kiểm toán viên có thể kết hợp các cơ sở dẫn liệu đối với các giao dịch và sự kiện vớicác cơ sở dẫn liệu đối với số dư tài khoản
(2) Đánh giá rủi ro kiểm soát:
Rủi ro kiểm soát thể hiện hiệu quả của việc thiết kế, vận hành và duy trì kiểm soát nội bộcủa BGĐ nhằm giải quyết những rủi ro đã xác định có thể cản trở việc hoàn thành cácmục tiêu của đơn vị trong quá trình lập và trình bày BCTC Tuy nhiên, do những hạn chếvốn có của kiểm soát nội bộ, dù nó được thiết kế phù hợp và vận hành hiệu quả cũngkhông thể loại trừ hoàn toàn rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC mà chỉ có thể làmgiảm bớt rủi ro Ví dụ về những hạn chế vốn có của kiểm soát nội bộ gồm: khả năngngười thực hiện gây ra nhầm lẫn hoặc lỗi, một số kiểm soát bị vô hiệu do sự thông đồnghay lạm dụng quyền của người quản lý Do đó, một số rủi ro kiểm soát sẽ luôn tồn tại.Các chuẩn mực kiểm toán đưa ra các điều kiện mà theo đó KTV bắt buộc phải, hoặc cóthể lựa chọn, kiểm tra tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát (thử nghiệm kiểm soát)
để xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện
1.2.3 Xác định rủi ro phát hiện
Trang 15Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 và số 330 quy định và hướng dẫn về lập kế hoạchkiểm toán báo cáo tài chính và biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánhgiá Do những hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán, rủi ro phát hiện chỉ có thể được giảmbớt mà không thể loại trừ hoàn toàn Theo đó, một số rủi ro phát hiện sẽ luôn luôn tồn tại.Với một mức rủi ro kiểm toán xác định trước, mức độ rủi ro phát hiện được chấp nhận cómối quan hệ trái chiều với rủi ro có sai sót trọng yếu được đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫnliệu Ví dụ, nếu KTV xác định là rủi ro có sai sót trọng yếu ở mức độ càng cao thì rủi rophát hiện có thể chấp nhận ở mức càng thấp, và càng cần các bằng chứng kiểm toán cótính thuyết phục cao hơn.
Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa rủi ro phát hiện với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát
Rủi ro phát hiện liên quan đến nội dung, lịch trình, phạm vi các thủ tục được KTV xácđịnh để giảm rủi ro kiểm toán xuống mức độ thấp có thể chấp nhận được Do đó, rủi rophát hiện là sự kết hợp giữa tính hiệu quả của các thủ tục kiểm toán và việc KTV thựchiện các thủ tục đó Các vấn đề sau đây giúp giảm khả năng KTV lựa chọn thủ tục kiểmtoán không phù hợp, thực hiện sai thủ tục kiểm toán hoặc hiểu không đúng các kết quảkiểm toán:
(1) Lập kế hoạch kiểm toán đầy đủ, phù hợp;
(2) Bố trí nhân sự phù hợp cho nhóm kiểm toán;
(3) Duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp;
(4) Giám sát và kiểm tra các công việc đã thực hiện
Nếu trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV phát hiện thêm những thông tin mới khácbiệt lớn so với ban đầu thì KTV có thể thay đổi kế hoạch kiểm toán cho phù hợp với việcđánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
Trang 16PHẦN 2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN: TRƯỜNG
HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI AASC2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
Trang 172.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Địa chỉ: Số 1 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84.4) 3824 1990
Fax: (84.4) 3825 3973
Email: webmaster@aasc.com.vn & aaschn@hn.vnn.vn
Ban đầu, công ty được thành lập với tên gọi Công ty dịch vụ Kế toán (Accounting ServiceCompany- ASC) với hoạt động là kinh doanh dịch vụ kế toán, cung cấp một số dịch vụchủ yếu là dịch vụ kế toán, tư vấn và bồi dưỡng nghiệp vụ giúp cho việc thực hiện chế độ
kế toán mới nhanh chóng hiệu quả vào ngày 13/05/1991
Sau hơn hai năm hoạt động, nhận thức được mối liên hệ chặt chẽ giữa kế toán và kiểmtoán, ngày 14/09/ 1993 theo Quyết định số 164-TC/ QĐ/ TCCB Bộ tài chính quyết định
bổ sung chức năng, lĩnh vực hoạt động của Công ty đổi tên thành Công ty Dịch vụ Tư vấnTài chính Kế toán và Kiểm toán (Auditing and Accounting Finacial ConsultancyCompany – AASC)
Và đến 17/05/2013, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán(AASC) được đổi tên thành Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC (gọi tắt là AASC)như ngày nay
Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC là thành viên HLB Quốc tế tại Việt Nam – Mạnglưới Quốc tế các Hãng Kiểm toán và Tư vấn Quản trị chuyên nghiệp, đồng thời AASC làmột trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vựcKiểm toán, Kế toán và Tư vấn Tài chính Hiện tại, AASC có trụ sở chính đặt tại Hà Nội
và các chính nhánh các tỉnh, thành phố lớn trên lãnh thổ Việt Nam
AASC là một trong năm đơn vị kiểm toán hoạt động tại Việt Nam có doanh thu hàngnăm, có hệ thống khách hàng và có số lượng Kiểm toán viên và nhân viên lớn nhất hiệnnay (99 Kiểm toán viên Nhà nước, 05 Hội viên ACCA của Vương quốc Anh, 01 Hội viênCPA Mỹ, 01 Hội viên CPA Úc, 01 Hội viên CIMA, 01 chuyên gia người Nhật Bản, 25Thẩm định viên về giá, 54 Chứng chỉ Tư vấn Thủ tục về Thuế và khoảng 400 nhân viên)
Trang 18Trong hơn 24 năm hoạt động, dù dưới hình thức DNNN hay công ty TNHH, tôn chỉ hoạtđộng của AASC vẫn luôn là cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao nhất vì lợi ích hợppháp của khách hàng Khách hàng của AASC rất đa dạng, bao gồm tất cả các lĩnh vựckinh tế, thành phần kinh tế: Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty có vốn đầu
tư nước ngoài, Công ty niêm yết, Công ty cổ phần, Ngân hàng thương mại, các Dự án có
sử dụng vốn vay, vốn viện trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu
á (ADB) cũng như các tổ chức tín dụng quốc tế khác và các công trình đầu tư xây dựng
cơ bản
Với phương châm: Thành công lớn nhất của AASC là gây dựng được NIỀM TIN từ cáckhách hàng Niềm tin ấy được xây dựng từ nền tảng văn hóa TRUNG THỰC - UY TÍN -MINH BẠCH, kế thừa và hun đúc qua nhiều thế hệ, phát huy trong mỗi hành động và suynghĩ của nhân viên AASC Hệ Giá trị Văn hóa AASC bao hàm các nội dung: Tầm nhìn,
Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi, Thông điệp hướng tới, Đất và Tòa nhà AASC Cùng với Hệ Giátrị Văn hóa AASC: Giá trị đạo đức, Trách nhiệm của mỗi Thành viên AASC và các chuẩnmực hành vy ứng xử của nhân viên AASC là bộ phận cấu thành VĂN HÓA AASC
Sau hơn 24 năm hoạt động phát triển bền vững, Hãng Kiểm toán AASC đã hoàn thành vàhoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, dịch vụ Kiểm toán, Tư vấn Tài chính, Thuế, dịch vụđào tạo Kế toán, bồi dưỡng Kế toán trưởng, Cán bộ quản lý Tài chính, Kế toán; cung cấpcác dịch vụ có chất lượng tốt cho tất cả các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế, các thànhphần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam
Ghi nhận những đóng góp và thành tích xuất sắc của tập thể cán bộ kiểm toán viên, nhânviên Công ty và Ban Giám đốc Hãng Kiểm toán AASC đối với công tác kiểm toán, kếtoán, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịchnước và Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tặng thưởng trọn bộ Huân chương Lao động
- Hạng Nhất, Hạng Nhì và Hạng Ba cho tập thể Công ty, tặng thưởng Huân chương Laođộng Hạng Nhì, Hạng Ba cho Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc Ngô ĐứcĐoàn; Tặng Huân chương Lao động Hạng Ba, Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc choPhó Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng, Huân chương lao động Hạng Ba cho phòngKiểm toán 2, phòng Kiểm toán 3, phòng Kiểm toán 5, phòng Kiểm toán XDCB và