8.219.044.812 6,02 Tiền và các khoản tương

Một phần của tài liệu Bàn về đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 25 - 29)

Tiền và các khoản tương

đương tiền

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn 109.313.572.95 4

74.842.874.773 34.470.698.181 46,06

Hàng tồn kho 12.379.385.016 17.614.086.244 (5.234.701.228) -29,72

Tài sản ngắn hạn khác 8.001.913.080 10.991.099.363 (2.989.186.283) -27,20 TÀI SẢN DÀI HẠN 69.978.279.991 71.342.417.222 (1.364.137.231) -1,91

Các khoản phải thu dài hạn - - -

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Tài sản dài hạn khác 1.421.635.099 65.375.000 1.356.260.099 2.074,59 NỢ PHẢI TRẢ 108.316.052.07 4 94.276.491.258 14.039.560.816 14,89 Nợ ngắn hạn 108.063.017.91 6 94.109.257.547 13.953.760.369 14,83 Nợ dài hạn 253.034.158 167.233.711 85.800.447 51,31 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 106.471.916.34 7 113.656.569.582 (7.184.653.235) -6,32 Vốn chủ sở hữu 106.471.916.34 7 113.932.888.315 (7.460.971.968) -6,55

Nguồn kinh phí và quỹ khác - (276.318.733) 276.318.733 -100,00

Người kiểm tra: Ngày thực hiện:

(Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán - AASC) Tương tự như Bảng 2.2, KTV cũng lập một bảng phân tích sơ bộ cho các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh với việc so sánh giữa số luỹ kế của năm nay so với số luỹ kế của năm trước để xác định xem chỉ tiêu nào có nhiều biến động so với năm trước thì chỉ tiêu đó sẽ chứa đựng rủi ro tiềm tàng cao hơn.

Sau khi xem xét sự biến động của từng khoản mục, KTV tìm hiểu thêm bản chất của từng khoản mục kết hợp với đặc thù sản xuất, kinh doanh của khách hàng và xác định khả năng xảy ra sai phạm tiềm tàng đối với từng khoản mục (gồm có 6 loại sai phạm: sai phạm về tính hiện hữu; tính đầy đủ; tính giá và đo lường; quyền và nghĩa vụ; tính chính xác số học; phân loại và trình bày). Các thử nghiệm kiểm toán sau này được thiết kế cũng theo hướng phát hiện được các sai phạm đã xác định có khả năng xảy ra đối với từng nhóm khoản mục.

Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng khoản mục, KTV cũng tổng hợp kết quả đánh giá trên giấy tờ làm việc. Tuy nhiên, KTV thường đưa ra cụ thể các mức (cao, thấp, trung bình) cho từng khoản mục (thể hiện qua Phụ lục 2).

- Đánh giá rủi ro kiểm soát:

Rủi ro kiểm soát trên số dư tài khoản và loại nghiệp vụ được KTV đưa ra sau khi đánh giá HTKSNB đối với từng phần hành kiểm toán. Ở mỗi tài khoản, KTV trước khi thực

hiện phần hành kiểm toán được giao thì đều tiến hành tìm hiểu về HTKSNB và hệ thống kế toán đối với phần hành đó. Kết quả về tìm hiểu này được thể hiện trên giấy tờ làm việc “System notes - Ghi chú hệ thống” cho từng phần hành. AASC thiết kế bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB đối với từng khoản mục (được thiết kế như trong Phụ lục 3). Căn cứ vào đó, KTV đưa ra đánh giá dựa trên phân tích tính hiệu lực của HTKSNB trên các mặt: Thiết kế và hoạt động

• Xác định mức rủi ro phát hiện:

Với mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định ở mức thấp có thể chấp nhận được cho các khoản mục trên BCTC, KTV tập hợp đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để từ đó đưa ra mức rủi ro phát hiện hợp lý. KTV cũng dựa vào Bảng mối quan hệ giữa rủi ro phát hiện với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát (Bảng 1.1) để xác định mức rủi ro phát hiện hợp lý làm căn cứ cho việc lập kế hoạch kiểm toán các khoản mục. Kết quả xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng khoản mục sẽ được KTV tổng hợp trên Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro kiểm toán cho từng khoản mục trên BCTC (Phụ lục 4). Sau khi đã xác định được rủi ro phát hiện hoặc độ tin cậy kiểm tra chi tiết, KTV của các công ty kiểm toán kết hợp với mức trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục để thiết kế và xác định phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán sẽ được áp dụng nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán có hiệu lực phục vụ cho kết luận về đối tượng kiểm toán. Các thử nghiệm kiểm toán sẽ được thiết kế theo từng cơ sở dẫn liệu của mỗi khoản mục. Theo đó, trên số dư tài khoản và loại nghiệp vụ, với những cơ sở dẫn liệu có khả năng bị sai phạm lớn thì KTV sẽ thiết kế các thử nghiệm kiểm toán theo hướng tập trung vào các cơ sở dẫn liệu. Vì thế, nếu rủi ro kiểm toán được đánh giá chi tiết đến từng cơ sở dẫn liệu thì việc thiết kế chương trình kiểm toán sẽ hiệu quả hơn.

• Xác định mức ảnh hưởng của rủi ro kiểm toán đến thiết kế chương trình kiểm toán và thực hiện kiểm toán

Khi đã xác định được các loại rủi ro, AASC chỉ thực hiện phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán mà không thực hiện phân bổ cho các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Căn cứ để phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục; chi phí thu thập bằng chứng đối với những khoản mục và kinh nghiệm của KTV. AASC sẽ phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục chính trên bảng cân đối kế toán (bao gồm các khoản mục: Tiền và Các khoản tương đương tiền; Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu ngắn hạn; Hàng tồn kho; Tài sản ngắn hạn khác; Các khoản phải thu dài hạn; Tài sản cố định; Bất động sản đầu tư; Các khoản đầu tư tài chính dài hạn; Tài sản dài hạn khác; Nợ ngắn hạn; Nợ dài hạn; Vốn chủ sở hữu). Đối với những khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, KTV phân bổ mức trọng yếu theo tỷ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng giá trị của khoản mục chính. Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán sẽ được KTV chia thành ba nhóm khác nhau gắn với các hệ số 1, 2, 3. Trong đó:

- Hệ số 1 tương ứng với nhóm các khoản mục có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát ở mức trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán thấp;

- Hệ số 2 tương ứng với nhóm các khoản mục có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức thấp và trung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán trung bình;

- Hệ số 3 tương ứng với nhóm các khoản mục có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức thấp, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán cao.

Sau khi phân chia các khoản mục vào các nhóm đi với các hệ số khác nhau, KTV tiến hành phân bổ ước lượng trọng yếu theo công thức sau:

AASC sử dụng mức trọng yếu được phân bổ này kết hợp với rủi ro kiểm toán đã đánh giá cho từng khoản mục để thiết kế các thử nghiệm kiểm toán cho từng khoản mục này. Nếu phát hiện ra các sai phạm lớn hơn hoặc bằng mức trọng yếu được phân bổ thì KTV sẽ yêu cầu Ban Gíam Đốc điều chỉnh hoặc mở rộng quy mô kiểm toán.

Sau khi thực hiện các bước trên, KTV dựa vào mức trọng yếu và mức rủi ro đã xác định được để thiết kế chương trình kiểm toán cho phù hợp để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán cũng như mức chi phí hợp lý.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Bàn về đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 25 - 29)