Nhận xét chung về đánh giá rủi ro kiểm toán do AASC thực hiện

Một phần của tài liệu Bàn về đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 29 - 31)

NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN DO AASC THỰC HIỆN

3.1.Nhận xét chung về đánh giá rủi ro kiểm toán do AASC thực hiện

Với ưu thế công ty có rất nhiều KTV dày dặn kinh nghiệm, đặc biệt là các thành viên trong BGĐ, là thế hệ gạo cội trong làng kiểm toán, họ đã ứng dụng những kinh nghiệm tích lũy được để hoàn thiện công ty, tạo được một số thành quả như:

• Quy trình được xây dựng khoa học logic: Nhận thức được tầm quan trọng của quy trình đánh giá rủi ro, AASC đã xây dựng một quy trình với các bước rõ ràng, cơ bản cùng với những hướng dẫn cụ thể về các công việc cần thực hiện cũng như tầm quan trọng của nó. Nhờ vậy, KTV có thể dễ dàng nắm bắt được các công việc cần thực hiện cũng như tiến hành cuộc kiểm toán mà không tốn quá nhiều thời gian.

• Quy trình được thực hiện bởi các KTV dày dặn kinh nghiệm: Việc đánh giá rủi ro kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Tại AASC việc xác định mức rủi ro kiểm toán thường do trưởng nhóm kiểm toán lập cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Từ đó, các trợ lý kiểm toán tiến hành xác định mức rủi ro đối với khoản mục mà mình phụ trách. Có thể nói trách nhiệm trong việc xác định và kiểm soát rủi ro thuộc về trưởng nhóm kiểm toán dày dặn kinh nghiệm.

• Quy trình đánh giá rủi ro được thao tác trên máy tính và được trình bày trên giấy tờ làm việc: Đối với quá trình đánh giá rủi ro, các bước công việc được thiết kế cụ thể trên máy theo định dạng có sẵn, tạo điều kiện cho KTV thực hiện dễ dàng thực hiện. Kết quả đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng trên giấy tờ làm việc của KTV được trình bày trên những biểu mẫu rõ ràng, dễ hiểu.

• Quy trình đánh giá rủi ro phù hợp với Chuẩn mực chung được ban hành và được ứng dụng linh hoạt cho từng khách hàng khác nhau: Mặc dù công ty xây dựng riêng quy trình đánh giá rủi ro riêng cho mình nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán về đánh giá rủi ro: Chuẩn mực kiểm toán số 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”. Để phù hợp với từng khách hàng, công ty cũng đã chia khách hàng thành 3 loại khác nhau để có thể ứng dụng quy trình một cách linh hoạt.

3.1.2. Nhược điểm

• Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán : Việc đánh giá này thường phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV nên có thể không được chính xác, phụ thuộc

nhiều vào trình độ của KTV. Việc chia khách hàng thành 3 loại cũng mới chỉ chung chung, mang tính chủ quan của KTV mà chưa có những chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng. • Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB: Tuy AASC đã tự thiết kế và xây dựng bảng câu hỏi

về HTKSNB nhưng khi đánh giá HTKSNB dựa vào bảng câu hỏi, công ty chưa đưa ra tiêu thức để đánh giá, chưa đưa ra quy định cụ thể trong trường hợp nào thì KTV đánh giá HTKSNB của khách hàng là khá, trung bình hay thấp. Điều này không tạo nên sự nhất quán khi KTV đưa ra kết luận đánh giá về HTKSNB của khách hàng. • Khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đánh giá tách rời rủi ro tiềm tàng và rủi ro

kiểm soát nhưng khi kết luận lại chỉ kết luận chung về mức độ rủi ro tiềm tàng, mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá cho từng khoản mục ở mức cao, trung bình hay thấp mà không chỉ rõ cơ sở dẫn liệu có thể bị sai phạm.

• Việc vận dụng thủ tục phân tích đối với đánh giá rủi ro chưa thực sự hiệu quả: Thủ tục phân tích ngang (phân tích xu hướng) chủ yếu là so sánh với số liệu của năm trước và tất cả các nguồn thông tin có được thường do kế toán của khách hàng cung cấp, KTV không có trong tay số liệu của ngành để so sánh nên không thể đưa ra các kết luận chính xác đối với các biến động bất thường trong hoạt động kinh doanh của khách hàng do đó khó có được các đánh giá chuẩn xác về mức rủi ro kiểm toán đối với BCTC của khách hàng. Bên cạnh đó, các thủ tục phân tích dọc chưa được AASC áp dụng nhiều và hiệu quả.

• Đánh giá rủi ro kiểm soát: Để đánh giá rủi ro kiểm soát cho các khoản mục, KTV đánh giá dựa trên bảng câu hỏi về HTKSNB. Tuy nhiên, bảng câu hỏi này không được thiết kế để đánh giá cho từng cơ sở dẫn liệu của các tài khoản trọng yếu. Bên cạnh đó, khi xem xét HTKSNB tại một đơn vị, ta còn nhận thấy các quy trình kiểm soát đã có trong doanh nghiệp nhưng lại không được khái quát lại trên giấy tờ làm việc của KTV. Vì không được khái quát lại nên có thể dẫn đến khả năng người soát xét cuộc kiểm toán không thấy hết được những mặt được và chưa được của HTKSNB cũng như không hiểu rõ vì sao KTV lại đưa ra kết luận như vậy.

Một phần của tài liệu Bàn về đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 29 - 31)