Các giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá rủi ro kiểm toán do AASC thực hiện

Một phần của tài liệu Bàn về đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 31 - 35)

NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN DO AASC THỰC HIỆN

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá rủi ro kiểm toán do AASC thực hiện

Bên cạnh các thông tin tài chính thì các thông tin phi tài chính cũng có ảnh hưởng to lớn đối với việc đánh giá rủi ro. Các thông tin về lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng tài chính, môi trường hoạt động, tính liêm chính của khách hàng có thể giúp kiểm toán viên đánh giá được rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán. KTV cũng có thể áp dụng việc phân tích các thông tin phi tài chính để phân tích xu hướng các biến động bất thường từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro kiểm soát

Trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV có thể sử dụng bảng câu hỏi, bảng tường thuật, lưu đồ hoặc kết hợp các phương pháp để miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong các công cụ trên, lưu đồ được đánh giá là miêu tả hiệu quả vì nhận thức một sơ đồ bao giờ cũng trực quan và dễ tiếp thu hơn nhận thức một bảng câu hỏi. Trong trường hợp có thể không bị sức ép về thời gian và chi phí thì công ty nên khuyến khích nhân viên mô tả HTKSNB bằng lưu đồ. Để tăng hiệu quả cho phương pháp này, công ty nên xây dựng những hướng dẫn cụ thể và cách thức thực hiện, các quy ước và ký hiệu sử dụng chung cho toàn công ty. Sau khi xây dựng được ký hiệu chuẩn trong lưu đồ, cần phải hướng dẫn KTV kỹ thuật vẽ và sử dụng lưu đồ.

3.3.3. Sử dụng tư liệu của chuyên gia

Việc sử dụng tư liệu của chuyên gia trong quy trình kiểm toán nói chung và đánh giá rủi ro nói riêng là vấn đề cần thiết vì xét trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, KTV không đủ kinh nghiệm và hiểu biết bằng những chuyên gia trong những lĩnh vực đó.

Theo chuẩn mực số 620, Sử dụng tư liệu của chuyên gia:

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể thu thập các bằng chứng kiểm toán dưới dạng báo cáo, ý kiến, đánh giá và giải trình của chuyên gia, như: - Đánh giá một số loại tài sản như đất đai, công trình xây dựng, máyý móc thiết bị, tác phẩm nghệ thuật và đá quý;

- Xác định số lượng và hiện trạng của tài sản như quặng tồn trữ, vỉa quặng, trữ lượng dầu mỏ;

- Đánh giá giá trị theo phương pháp hoặc kỹ thuật chuyên biệt, như đánh giá theo giá trị hiện tại;

- Đánh giá công việc đã hoàn thành và khối lượng công việc còn phải thực hiện đối với những hợp đồng dở dang;

- Ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng và luật pháp.” 3.3.4. Xây dựng bảng câu hỏi khi đánh giá hợp đồng kiểm toán

Đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán là một công việc quan trọng giúp cho KTV quyết định liệu có nên tiến hành kiểm toán cho khách hàng hay không. Do AASC hiện chưa có quy định rõ ràng các thông tin thu thập cũng như các căn cứ để đánh giá rủi ro kiểm toán nên việc đánh giá rủi ro kiểm toán chưa được thực hiện thống nhất. Vì vậy, AASC bên cạnh việc sử dụng bảng câu hỏi đánh giá tính độc lập của KTV và công ty kiểm toán đối với khách hàng thì nên thiết kế một bảng câu hỏi đánh giá về tính trung thực của ban quản lý khách hàng và khả năng phục vụ tốt khách hàng của AASC.

3.3.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán theo từng cơ sở dẫn liệu đối với từng khoản mục.

Để đánh giá rủi ro kiểm soát có hiệu quả cũng như phù hợp với hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán số 315, Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị : “Kiểm toán viên phải tìm hiểu những hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán mà theo xét đoán của kiểm toán viên là cần thiết để có thể đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và thiết kế các thủ tục kiểm toán tiếp theo đối với rủi ro đã đánh giá”, AASC nên thiết kế bảng phân tích, đánh giá rủi ro kiểm soát theo từng cơ sở dẫn liệu đối với từng khoản mục trong mối quan hệ kết hợp với các mục tiêu kiểm soát cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường hội nhập và phát triển như ngày nay mở ra những cơ hội lớn để phát triển nhưng bên cạnh đó cũng làm tăng tính cạnh tranh đối với các công ty kiểm toán. Quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC nói riêng ở mỗi công ty đều tuân thủ theo các Chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam và Quốc tế nhưng vẫn mang những nét đặc thù riêng của công ty đó. Quy trình

đánh giá rủi ro kiểm toán là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng cuộc kiểm toán, một cách gián tiếp nó quyết định danh tiếng của công ty trên thị trường, mặt khác quyết định đến lòng tin của người sử dụng thông tin đối với báo cáo kiểm toán do công ty phát hành. Chính vì vậy mỗi công ty kiểm toán đều cố gắng xây dựng một quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán mà theo công ty đó là hợp lý và khoa học nhất nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo hiệu quả công việc đồng thời đảm bảo việc tiết kiệm chi phí.

Hiện nay, số lượng các công ty kiểm toán xây dựng được một quy trình đánh giá rủi ro khác hoàn chỉnh là không nhiều, AASC cần ngày càng hoàn thiện hơn phương pháp, quy trình riêng của công ty mình. Để từ đó khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường. Công tác đánh giá rủi ro nếu được xây dựng thành một quy trình chuẩn hóa, khoa học và được tiến hành một cách hợp lý, hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, từ đó tạo niềm tin vững mạnh cho AASC nói riêng và các công ty kiểm toán nói chung trên thị trường cạnh tranh ngày nay.

Qua nghiên cứu và tìm hiều thực tế quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại AASC, dựa trên những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại trường, em đã trình bày về cơ sở lý luận chung về đánh giá rủi ro kiểm toán, nêu ra thực trạng đánh giá rủi ro ở công ty AASC và xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy trình đánh giá rủi ro tại AASC.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về mặt kiến thức, thời gian, kinh nghiệm thực tế nên đề án không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa của thầy và bạn đọc để em có những hiểu biết sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Bàn về đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w