Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc ra quyết định hành chính trong xử lý vi phạm hành chính về hải quan để giảm bớt khiếu nại và tố tụng hành chính tại Tòa 18 4.1.. Trong quá trì
Trang 1MỤC LỤC Trang
Mở đầu 1
Phần 1 Những vấn đề lý luận chung về tính hợp pháp của đối tượng xét xử trong vụ án hành chính 2
1.1 Khái niệm đối tượng xét xử trong vụ án hành chính 2 1.2 Những căn cứ xác định tính hợp pháp của đối tượng xét xử trong vụ án hành chính
Phần 2 Tính hợp pháp của đối tượng xét xử trong vụ án hành chính 4 2.1 Quyết định hành chính là đối tượng xét xử vụ án hành chính 4
2.2 Hành vi hành chính là đối tượng xét xử của Toà án
Phần 3 Kỹ năng trong việc xác định và đánh giá tính hợp pháp của 12
đối tượng xét xử hành chính
3.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối tượng xét xử trong vụ án hành chính 12
3.2 Những căn cứ đánh giá tính hợp pháp (bất hợp pháp) của đối tượng 13
xét xử trong vụ án hành chính
Phần 4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc ra quyết định hành chính trong xử lý vi phạm hành chính về hải quan để giảm bớt khiếu nại và tố tụng hành chính tại Tòa 18
4.1 Một số sai sốt thường gặp khu ban hành văn bản hành chính trong xử lý VPHC, giải quyết khiếu nại là nguyên nhân của phát sinh khiếu nại, khởi kiện ta Toà và một số biện pháp khắc phục 18
4.2 Giải quyết khiếu nại là giai đoạn tiền tố tụng hành chính 22
4.3 Các sai sót mà Toà thường dùng để huỷ quyết định hành chính 26
Kết luận 27
Tài liệu tham khảo 29
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, số lượng vụ án hành chính được cơ quan Toà
án thụ lý giải quyết ngày một tăng, trong đó ngành Hải quan cũng có một số vụ việc bị khởi kiện trước Toà án Hành chính
Cùng với việc đẩy mạnh chiến lược cải cách hành chính cho thấy ý thức pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang được nâng cao, đòi hỏi cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Án hành chính có những nét đặc thù riêng biệt không giống như các loại án khác về chủ thể tham gia vụ kiện, đối tượng xét xử và có sự điều chỉnh của một số lượng lớn các văn bản pháp lý điều chỉnh trên hầu khắp các ngành luật khác nhau Nó tạo nên điểm đặc thù của án hành chính cũng như gây ra những khó khăn nhất định cho các đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hành chính Trong quá trình giải quyết án hành chính, bất kỳ chủ thể nào, kể cả là các cơ quan tiến hành tố tụng như Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cho đến những người tham gia
tố tụng như luật sư, các đương sự đều không thể không nghiên cứu, đánh giá và xác định rõ tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng xét xử của vụ án
Hầu hết các vụ án hành chính được Tòa án xét xử đều có sự tham gia của cán bộ pháp lý được Thủ trưởng đơn vị hành chính uỷ quyền tham tố tụng tại Toà và các luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện hay bị kiện Để thực hiện tốt vai trò của mình, cán bộ pháp lý
và luật sư, hơn ai hết phải là người giúp thân chủ xác định, đánh giá tính hợp pháp của đối tượng xét xử trong vụ án hành chính Công việc này được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ việc, ngay từ trong giai đoạn thực hiện các thủ tục tiền tố tụng đến khi có phán quyết có hiệu lực pháp luật của Toà án Đây là vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi cán bộ pháp lý, luật sư không chỉ có kiến
Trang 3thức pháp lý mà còn phải có kỹ năng trong việc xác định và đánh giá tính hợp pháp của đối tượng xét xử trong vụ án hành chính
Từ thực tiễn vụ các vụ kiện hành chính trong ngành Hải quan do cơ quan Toà án xét xử cho thấy: phần lớn các Quyết định hành chính (là đối tượng xét
xử vụ án hành chính) do các cấp Hải quan ban hành đều có những hạn chế, tồn tại cần chấn chỉnh, khắc phục kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt và tham gia
tố tụng tại Tòa án Chính vì vậy, khi nghiên cứu và đánh giá đối tượng xét xử trong vụ án hành chính giúp cho CBCC làm công tác xử lý VPHC khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn cần phải thận trọng để tránh những sai sót trong thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền và trong áp dụng pháp luật
Những trình bày ở trên chính là lý do để tôi chọn đề tài: “ Đối tượng xét
xử trong vụ án hành chính là quyết định hành chính và hành vi hành chính
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc ra quyết định hành chính trong xử lý vi phạm hành chính về hải quan để giảm bớt khiếu nại và tố tụng hành chính tại Toà ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA ĐỐI TƯỢNG XÉT XỬ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
1.1 Khái niệm đối tượng xét xử trong vụ án hành chính
Trong một vụ án hành chính, không thể chỉ đề cấp tới người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan…mà không đề cập tới đối tượng xét xử của vụ án Chính vì vậy, đối tượng xét xử là một khái niệm
cơ bản khi nghiên cứu và xem xét nội dung một vụ án hành chính
Đối tượng xét xử của vụ án hành chính, hiểu theo nghĩa chung nhất, chính là Quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của cơ quan Nhà nước đã bị khiếu nại, giải quyết khiếu nại theo trình tự thủ tục của pháp luật khiếu nại tố cáo, bị khởi kiện tới Toà án có thẩm quyền, được Toà án thụ
lý giải quyết và quyết định đưa vụ án ra xét xử
2
Trang 4- Hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư;
- Hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan;
- Hành vi hành chính về quản lý hộ tịch;
- Hành vi hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực;
- Hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất;
- Các hành vi hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
3 KỸ NĂNG TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP PHÁP CỦA ĐỐI TƯỢNG XÉT XỬ HÀNH CHÍNH
3.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối tượng xét xử trong vụ án hành chính
Là luật sư, cán bộ pháp lý được thủ trưởng đơn vị cử tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hành chính (gọi tắt là luật sư), không thể không đi sâu vào nghiên cứu tính hợp pháp của đối tượng xét xử trong vụ án hành chính
Trước hết, nghiên cứu đối tượng xét xử của vụ án hành chính, luật sư sẽ giúp khách hàng của mình, giúp thủ trưởng đơn vị của mình xác định được đâu
là quyết định hành chính, hành vi hành chính đã trực tiếp xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình Qua đó, tư vấn, tham mưu và soạn thảo các văn bản
tố tụng có liên quan để khách hàng, thủ trưởng đơn vị tiến hành các thủ tục cần thiết có liên quan đến vụ án hành chính do Toà án thụ lý
Thông qua nghiên cứu tính hợp pháp của đối tượng xét xử trong vụ án hành chính, luật sư, cán bộ pháp lý được cử tham gia vào TTHC sẽ tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng, của thủ trưởng đơn vị xung quanh các vấn đề liên quan đến đối tượng khởi kiện, để khách hàng, thủ trưởng đơn vị nhận thức
Trang 5luận điểm đưa ra xuất phát từ các quy định pháp lý có liên quan và có sự tham khảo các ý kiến pháp lý, tài liệu nghiên cứu của nhiều luật gia khác
4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN ĐỂ GIẢM BỚT KHIẾU NẠI VÀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH TẠI TOÀ.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, công tác xử lý VPHC về hải quan là một khâu nghiệp vụ quan trọng, phải tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật Trong thực tiễn, công tác này
có liên quan chặt chẽ với các bước trong quy trình nghiệp vụ hải quan Về nguyên tắc, các bước trong quy trình nghiệp vụ hải quan đều có mối quan hệ khăng khít với nhau; khâu nghiệp vụ trước làm tiền đề cho khâu nghiệp vụ sau
và khâu nghiệp vụ sau bổ sung, khắc phục những điểm sơ hở của khâu nghiệp
vụ trước Nếu bỏ qua nguyên tắc quan trọng này thì có thể dẫn tới hậu quả pháp
lý là cơ quan hải quan hoặc thủ trưởng cơ quan hải quan sẽ bị khiếu nại hoặc khởi kiện ra Toà
4.1- Một số sai sót thường gặp khi ban hành văn bản hành chính trong xử lý VPHC, giải quyết khiếu nại là nguyên nhân của phát sinh khiếu nại, khởi kiện ra Toà và một số biện pháp khắc phục
4.1.1- Đối với Biên bản vi phạm hành chính:
Mô tả hành vi chưa rõ ràng, chung chung, sơ sài, chưa đúng với quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lý VPHC như: chưa miêu tả đầy đủ hành vi vi phạm hoặc xác lập hành vi phạm dẫn đến việc áp dụng chế tài ra Quyết định xử phạt chưa đúng với hành vi vi phạm Biên bản VPHC không ghi ngày tháng năm, địa chỉ người vi phạm hoặc biên bản được sửa chữa nhưng không có xác nhận của người lập biên bản hoặc biên bản không ghi họ, tên người có thẩm quyền
xử lý vi phạm Biên bản lập đối với tổ chức vi phạm, nhưng không thể hiện tổ
Trang 6chức đó uỷ quyền cho cá nhân được thực hiện nội dung này, không ghi địa chỉ của tổ chức vi phạm hành chính
Lập Biên bản VPHC có nội dung không thống nhất về việc sử dụng căn
cứ pháp luật để xác định hành vi như: vừa xác định hành vi vi phạm theo quy định của Luật Hải quan, vừa xác định hành vi vi phạm là các chế tài xử phạt được quy định tại Nghị định 138/2004/NĐ-CP, Nghị định 97/2007/NĐ-CP, Nghị định số 18/2009/NĐ-CP…Có biên bản được lập ghi biện pháp ngăn chặn
“đưa hàng vào kho, niêm phong hải quan” là không đúng vì đây không phải là biện pháp ngăn chặn theo quy định tại Chương 5 Pháp lệnh xử lý VPHC năm
2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008 và mục 4 Chương I Nghị định 97/2007/NĐ-CP
Như vậy, khi lập biên bản vi phạm, chúng ta cần lưu ý một số nội dung sau: Phải ghi nhận, xác lập, đưa vào biên bản VPHC hành vi vi phạm, tránh việc mô tả chung chung Không căn cứ văn bản chế tài để xác định hành vi vi phạm mà căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật (nội dung) có liên quan, từ đó xác định hành vi vi phạm đã vi phạm Điều, Khoản…nào của văn bản chế tài Biên bản phải ghi đầy đủ, chính xác về ngày, tháng, năm lập, địa chỉ người vi phạm… theo đúng quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008
4.1.2- Đối với quyết định hành chính
Ghi sai ngày tháng năm ban hành, dẫn đến hồ sơ thể hiện quyết định xử phạt được ban hành trước thời điểm lập biên bản Hình thức không đúng mẫu
ấn chỉ Dùng một giấy uỷ quyền để ký quyết định cho nhiều vụ việc Việc ra quyết định xử phạt không đúng thẩm quyền như: có quyết định thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng nhưng chuyển cho Cục trưởng ký Áp dụng căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định không chính xác hoặc đã hết hiệu lực (căn cứ dẫn đúng luật nhưng sai về điều, khoản thực hiện), căn cứ công văn làm cơ sở pháp lý Quyết định xử phạt không trích dẫn điều, khoản làm căn cứ ra quyết định xử phạt hoặc không nêu rõ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tương ứng hành
Trang 7vi vi phạm và mức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm Đối với quyết định xử phạt có kèm hình thức tịch thu tang vật vi phạm nhưng không trích dẫn điều, khoản của Nghị định 97/2007/NĐ-CP về tịch thu tang vật VPHC là chưa đúng quy định Việc ghi thời hạn chấp hành quyết định xử phạt, thời hạn bị cưỡng chế hành chính chưa chính xác như: phạt ngoài lĩnh vực thuế ghi thời hạn thực hiện việc cưỡng chế thi hành 90 ngày, xử phạt VPHC trong lĩnh vực thuế ghi thời hạn bị cưỡng chế là: “quá thời hạn 10 ngày” là chưa đúng quy định, chưa theo mẫu ấn chỉ của Thông tư 62/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của
Bộ Tài chính (nay là Thông tư 193/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính Phần ghi hành vi VPHC trong quyết định xử phạt cần nêu rõ tên hành vi
vi phạm, không ghi “lần đầu” hoặc “lần hai” mà phải xác định đương sự vi phạm về hành vi nào theo quy định của pháp luật; Quyết định xử phạt không ghi họ tên của người ban hành quyết định Hồ sơ xử lý vi phạm không xác định được chủ sở hữu nhưng căn cứ Điều 14 Nghị định 97/2007/NĐ-CP để ra Quyết định tịch thu là không đúng quy định (trường hợp này phải căn cứ vào Điều 35 Nghị định 97/2007/NĐ-CP để ra quyết định)
Như vậy, khi ban hành Quyết định xử phạt cần lưu ý về thể thức văn bản,
sử dụng biểu mẫu hướng dẫn tại Thông tư 193/2009/TT-BTC Trường hợp những quyết định hành chính trong công tác kiểm tra sau thông quan được quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 97/2007/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của Chính phủ Về nội dung: cần bám sát, đối chiếu với Biên bản VPHC để không có sự khác nhau về nội dung giữa Biên bản VPHC với Quyết định xử phạt Khi ban hành quyết định xử phạt cần chú ý phần căn cứ pháp lý của quyết định: chỉ được căn cứ văn bản quy phạm pháp luật Nếu muốn đưa thêm căn cứ khác thì chú ý sử dụng thuật ngữ phù hợp như: “Xét hồ sơ, vụ việc có liên quan” Khi trích dẫn văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ pháp lý của quyết định cần phải kiểm tra, trích dẫn đầy
đủ, chính xác ngày tháng năm ban hành, hiệu lực của văn bản; Điều, khoản… của văn bản nào…được áp dụng…để tránh nhầm lẫn về chữ số (một trong
Trang 8những nhầm lẫn dễ xảy ra là trong quá trình soạn thảo, đánh máy văn bản) Khi ban hành quyết định xử phạt cần xem xét lại hình thức và mức xử phạt đã đúng với quy định của pháp luật và biên bản VPHC hay chưa ? Có hay không có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng Thẩm quyền ký quyết định phải đúng theo quy định
Khi phát hiện quyết định xử phạt đã ban hành trong quá trình soạn thảo
do sơ xuất mà dẫn đến một số sai sót (không phải sai về bản chất, về nội dung
xử phạt mà chỉ nhầm lẫn về chữ số,…thì phải khắc phục như sau: Căn cứ Điều
3 Luật Khiếu nại, tố cáo và Điều 20 Pháp lệnh giải quyết các vụ án hành chính thì về nguyên tắc, sau khi ban hành quyết định hành chính theo thẩm quyền luật định, cơ quan hành chính được quyền tự phát hiện và sửa đổi quyết định hành chính của mình đã ban hành cho đến trước khi vụ việc được đưa ra xét xử tại phiên toà Trong thực tiễn thì tuỳ trường hợp khác nhau để xử lý khác nhau cho hiệu quả và tránh phát sinh khiếu kiện, khiếu nại kéo dài đó là: ban hành quyết định mới thay thế quyết định đã ban hành hoặc ban hành quyết định thay thế, sửa đổi, bổ sung một phần quyết định hành chính đã ban hành
4.1.3- Đối với Quyết định giải quyết khiếu nại
Giải quyết khiếu nại bằng công văn là chưa phù hợp với quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo mà phải bằng quyết định giải quyết khiếu nại hoặc
đã hết thời hạn khiếu nại mà vẫn ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc giải quyết khiếu nại chưa đúng với trình tự, nguyên tắc
Khi giải quyết khiếu nại cần phải thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu đã có và làm căn cứ để ban hành quyết định hành chính; phải nghiên cứu cơ sở pháp lý của hồ sơ, tài liệu đã dùng làm căn cứ để ban hành quyết định hành chính; có thể trao đổi trực tiếp hoặc bằng văn bản với cấp có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính để làm rõ các vướng mắc trong đơn khiếu nại và tiến hành thu thập thông tin (nếu thấy cần thiết) theo quy định để có chứng cứ làm căn cứ đề xuất; thu thập và nghiên cứu các quyết định hành chính tương tự đã được ban hành và đã thực hiện để so sánh, đối chiếu tìm điểm tương đồng và khác biệt
Trang 9Từ những việc làm nói trên, có thể đề xuất giải quyết theo hướng: Giữ nguyên quyết định ban đầu (sau khi nghiên cứu nếu thấy đã đủ các căn cứ và thủ tục để ban hành các quyết định hành chính thì giữ nguyên); trường hợp thay đổi (qua thu thập thông tin và đối chiếu các căn cứ pháp luật thấy quyết định đã ban hành chưa đủ căn cứ thì đề xuất theo hướng: Huỷ quyết định - trong trường hợp các hành vi vi phạm không đúng với quy định của pháp luật hoặc đã hết thời hạn, thời hiệu quyết định; Ban hành quyết định thay thế - trong trường hợp hành vi vi phạm đã được xác định nhưng dẫn chiếu sai căn cứ pháp lý, chưa thực hiện đúng quy trình thủ tục ban hành quyết định hành chính)
4.2- Giải quyết khiếu nại là giai đoạn tiền tố tụng hành chính
Điều 75 và 76 Luật Hải quan quy định về quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đó:
- Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan hải quan, cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước hoặc khởi kiện tại toà án theo quy định của pháp luật về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Cá nhân có quyền tố cáo với
cơ quan hải quan, cơ quan khác của nhà nước về hành vi vi phạm pháp luật của công chức hải quan, cơ quan hải quan xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
- Cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; trong trường hợp nhận được khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì có trách nhiệm hướng dẫn cho người khiếu nại biết để khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của mình; trong trường hợp nhận được tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo bằng văn bản biết
Trang 10Theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo số 09/1998/QH10 ngày 02/12/1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo số 26/2004/QH11 ngày 15/6/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo thì: Khi phát sinh việc giải quyết khiếu nại, người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý, xem xét nội dung đơn khiếu nại, các chứng cứ của người khiếu nại cung cấp, kiểm tra, xác minh nội dung đơn khiếu nại, đối thoại với người khiếu nại và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khiếu nại (nếu có) để kết luận khiếu nại đúng một phần hoặc toàn bộ; sai một phần hoặc toàn bộ; để từ đó ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo hướng giữ nguyên hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại Trong trường hợp này, để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại có thể tổ chức thanh tra, kiểm tra lại việc thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan hoặc quy trình xử lý VPHC về hải quan do đơn vị mình thực hiện Việc kiểm tra các bước trong quy trình nghiệp vụ và quy trình xử lý VPHC về hải quan sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng dựa trên những căn cứ pháp luật hiện hành Dưới góc độ pháp lý về tố tụng hành chính thì việc giải quyết khiếu nại được coi là giai đoạn tiền tố tụng Trong đó, việc xem xét tính hợp pháp (bất hợp pháp) của các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính như đã nêu ở các phần trên của đề tài
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn giải quyết khiếu nại Như vậy, việc yêu cầu giải quyết khiếu nại và thực hiện giải quyết khiếu nại, hoặc không giải quyết khiếu nại được coi là “giai đoạn tiền tố tụng” và nó chỉ phát sinh nếu
có khiếu nại lần đầu xảy ra Điều này được hiểu, nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sẽ làm phát sinh khiếu kiện hành chính, việc khiếu nại lần đầu này được coi là bắt buộc, là yếu tố quyết định cho việc có hay không một vụ kiện hành chính được phát sinh, là cơ sở pháp lý cho việc giải