1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TIỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

90 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 623 KB

Nội dung

Về chính sách tỷ giá, trong những năm qua, NHNN đã chuyển đổiđiều hành tỷ giá theo cơ chế cố định sang thả nổi có kiểm soát 2/1999.Mặc dù đã được điều chỉnh linh hoạt hơn nhưng dưới tác

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM 10

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM .10 CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 11

CHƯƠNG HAI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM 37

2.2 Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam 49 2.2.1 Các văn bản pháp quy 49

2.2.2 Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá (Công cụ và biện pháp thực hiện) 50

2.3 Đánh giá chung về thực trạng điều hành chính sách tỷ giá 65

2.3.1 Những kết quả đạt được 65

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 67

CHƯƠNG BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM 72

3.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong thời kì hậu suy thoái (Giai đoạn 2010 -2011)72 3.1.1 Cơ hội 72

3.1.2 Thách thức 73

3.1.3 Mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô 75

3.2 Định hướng chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam năm 2011 76

3.3 Các giải pháp hoàn thiện điều hành chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam.78 3.3.1 Điều hành linh hoạt tỷ giá cơ bản do NHNN công bố 78

3.3.2 Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao 79 3.3.3 Hoàn chỉnh và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 80

3.3.4 Kiểm soát và tiến tới loại bỏ thị trường chợ đen 81

3.3.5 Ổn định hoạt động kinh tế đối ngoại: 83

KẾT LUẬN 87

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG

Bảng 1: Diễn biến TGHĐ CNY/USD giai đoạn 1978 - 1990 28

Bảng 2: Biến động TG danh nghĩa CNY/USD đầu những năm 1990 29

Bảng 3: Tổn thất tài chính đối với XK do thay đổi TG ở Trung Quốc 29

Bảng 4:Diễn biến FDI ở Argentina giai đoạn 1990 – 1998 32

Bảng 5: Tỷ giá NH công bố và tỷ giá thị trường giai đoạn 1989-1991 38

Bảng 6: NHNN Việt Nam điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá giai đoạn 1995-1999 41

Bảng 7: Tỷ lệ lạm phát trong các năm 1985 – 1991 50

BIỂU ĐỒ

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới luôn trải qua nhiều biến động.Bắt đầu từ sự phá sản của WorldCom năm 2003, Mardoff với vụ lừa đảolịch sử 65 tỷ USD năm 2005, và lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹnăm 2007, kéo theo sự sụp đổ của đế chế Lehman Brothers, cùng khủnghoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởngkhủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiểm ẩn nhiều biến động,điển hình là khủng hoảng nợ công của Hi Lạp, các nước Châu Âu nhưTây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự

và bong bóng tài sản ở Trung Quốc Có thể thấy rằng các quốc gia đangbất lực trước những diễn biến bất thường của nền kinh tế Mặc dù cácchính sách tiền tệ cũng được các nước thay đổi liên tục cho phù hợp vớinhững điều kiện thực tế nhưng kết quả đạt được không nhiều

Việt Nam cũng đang nằm trong vòng xoáy chung của kinh tế thế giới.Những thay đổi là yêu cầu tất yếu được đặt ra Trong thời gian vừa qua,Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) cũng đã liên tục điều chỉnh chính sáchtiền tệ, vừa thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát vào đầu năm 2008thì đến cuối năm 2008 lại nới lỏng để chống suy thoái kinh tế Các công

cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc, tín dụng, quản lý ngoại hối v.v… được điềuchỉnh một cách linh hoạt Chính sách tiền tệ đã góp phần đáng kể trongthực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô, ổn định thể chế chính trị trong nhữngnăm vừa qua Bên cạnh thành tựu đáng ghi nhận như trên, trong giai đoạnnền kinh tế có nhiều biến động, việc điều hành chính sách tiền tệ cũng tồntại nhiều khiếm khuyết Đó là lạm phát, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàngthương mại (NHTM), hiện tượng dollar hóa nền kinh tế và vấn đề tỷ giá

1 Lý do chọn đề tài

Trang 7

Để tiếp tục thực hiện con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn,chúng ta đã và đang xây dựng nền kinh tế Việt Nam phát triển theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước Đây cũng chính làtiền đề cho những bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế, đưa nước ta

ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu, từng bước thực hiện quá trình công nghiệphoá- hiện đại hoá đất nước, mở cửa nền kinh tế và hội nhập sâu rộng vàonền kinh tế thế giới Gia nhập WTO là một trong những biểu hiện cho sựhội nhập này, đây được coi là một cơ hội nhưng cũng là một thách thứcrất lớn Đó là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng,cán cân vốn đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn bị biến động mạnh Thựctrạng cán cân thanh toán toán tổng thể cộng với tác động tiêu cực củakhủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng đến nền tài chính tiền tệ củaViệt Nam

Về chính sách tỷ giá, trong những năm qua, NHNN đã chuyển đổiđiều hành tỷ giá theo cơ chế cố định sang thả nổi có kiểm soát (2/1999).Mặc dù đã được điều chỉnh linh hoạt hơn nhưng dưới tác động của cácyếu tố nội sinh và ngoại sinh hiện nay tỷ giá VND/USD chưa phản ảnhđúng cung –cầu ngoại tệ trên thị trường, tỷ giá chính thức và tỷ giá trênthị trường chợ đen vẫn có độ lệch lớn, hiện tượng găm giữ ngoại tệ vẫngia tăng v.v Tỷ giá vẫn còn là nỗi lo ngại của các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu, của các nhà đầu tư nước ngoài, của chính NHTM và của cácnhà hoạch định chính sách tiền tệ

Nhận thức được tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái trong tổng thểchính sách tài chính – tiền tệ của chính phủ trong suốt thời gian qua, kháiquát sự đổi mới hệ thống tài chính trên lĩnh vực tỷ giá nhằm làm sáng tỏnhững ưu nhược điểm để từ đó có những điều chỉnh thích hợp góp phầnđưa tỷ giá trở thành công cụ giúp ổn định giá trị VND và hỗ trợ họat độngkinh tế đối ngoại, góp phần tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hội nhập

Trang 8

kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay Chính vì vậy nhóm em

quyết định chọn đề tài "Hoàn thiện điều hành chính sách tỷ giá tại Việt

Nam hiện nay”.

Với kiến thức còn nhiều thiếu sót, cơ sở số liệu thống kê khôngđầy đủ và tính phức tạp của đề tài nên trong bài viết không tránh khỏikhiếm khuyết rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về mặt khoa học, trong quá trình nghiên cứu, đề tài làm rõ được

những lý luận cơ bản về tỷ giá và chính sách tỷ giá như: tỷ giá hối đoái,các nhân tố tác động đến tỷ giá, các loại tỷ giá, các hoạc thuyết về tỷ giá;chính sách tỷ giá bao gồm khái niệm, phân loại, các công cụ của chínhsách tỷ giá và mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá với các yếu tố kháctrong nền kinh tế; đồng thời, đề tài cũng rút được bài học về điều hành tỷgiá thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước điển hình ởChâu Á

Về mặt thực tiễn, đề tài đã khái quát được thực trạng điều hành tỷ

giá của Việt Nam từ năm 1999 đến nay được chia thành 2 giai đoạn từ

1999 đến 2006 và từ 2006 đến 2010- giai đoạn trước và sau khi Việt Namgia nhập WTO Trong từng giai đoạn, đề tài đã giới thiệu sơ lược về bốicảnh kinh tế Việt Nam, phân tích thực trạng điều hành tỷ giá, đánh giá tác

Trang 9

động của tỷ giá đến nền kinh tế Qua phân tích, đề tài đã hệ thống đượcnhững thành tựu và hạn chế trong điều hành tỷ giá của Việt Nam Kết hợpgiữa khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lý luận về tỷ giá, đề tài đã gợi ý chomột số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá trong ngắn và dàihạn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Tỷ giá chi phối đến tất cả các lãnh vực, các hoạt động trong nền kinh tế.Thật vậy, những thay đổi trong điều hành tỷ giá không chỉ tác động đếnchính sách tiền tệ mà còn ảnh hưởng đến chính sách kinh tế đối ngoại củaquốc gia; đến hoạt động sản xuất và chi phối lãnh vực tiêu dùng; đếnthương mại trong nước và quốc tế; đầu tư nội địa và vay mượn nướcngoài; thị trường chính thức và thị trường tự do; giá cả hàng hoá và giá trịtiền tệ

Trong phạm vi giới hạn nhất định, đề tài không nghiên cứu sâu sắc toàn

bộ các vấn đề trên mà chỉ tiếp cận việc điều hành tỷ giá hướng quan sát,phân tích, đánh giá thực trạng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đầu

tư, vay nợ nước ngoài và kinh doanh tiền tệ của các NHTM từ 1999 đến2010

5 Phương pháp nghiên cứu

Bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, logic học,chứng minh, phân tích hệ thống, thống kê, chọn mẫu, so sánh, tổng hợp,kết hợp với sự suy luận khoa học v v, đề tài hy vọng đóng góp một sốhiểu biết nhất định cho việc nâng cao chất lượng điều hành tỷ giá củaViệt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng số liệu, thông tin từ cácnguồn: NHNN, các NHTM, Qũy Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới tại

Trang 10

Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Viện Nghiên cứukinh tế trung ương, các công trình nghiên cứu cấp ngành, tạp chí v.v

6 Kết cấu đề tài:

Hướng theo mục tiêu nghiên cứu, đề tài được bố cục thành 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH

TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH

TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

Trang 11

CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH

SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

1.1.Những vấn đề chung về tỷ giá hối đoái.

1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái.

Theo quan điểm cổ điển, tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá)

là sự so sánh ngang giá vàng giữa hai đồng tiền của hai nước, là hệ sốchuyển đổi giữa đơn vị tiền tệ nước này sang đơn vị tiền tệ nước khác.Theo quan điểm kinh tế hiện đại, tỷ giá là sự so sánh về mặt giá cảgiữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau Cũng có thể gọi tỷ giá hốiđoái là giá cả của một đồng tiền này tính bằng đơn vị tiền tệ khác

Như vậy, bản chất của tỷ giá hối đoái là một loại giá cả nhưng là giá

cả của hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ Với bản chất như vậy, tỷ giá hốiđoái đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế:

- Tỷ giá có tác động to lớn tới quan hệ TMQT và XNK hàng hóa dịch vụ: Khi tỷ giá hối đoái tăng đồng nghĩa với việc đồng nội tệ bị mất giá so

với ngoại tệ thúc đẩy XK hàng hóa tăng, NK hàng hóa giảm và ngược lại

Do vậy, các quốc gia sử dụng tỷ giá như 1 công cụ để điều hành tiến trìnhthương mại của quốc gia mình ( khuyến khích hay hạn chế XNK); đồngthời dựa vào biến động tỷ giá để đưa ra những chính sách TMQT phù hợptrong từng giai đoạn nhất định Ví dụ như khi tỉ giá đang trên đà tăng,hoạt động XK dầu thô sẽ diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhà nước cần có biệnpháp can thiệp thông qua đánh thuế dầu cao Như vậy, nhìn chung cácquốc gia đã dựa vào tỷ giá để tăng sức cạnh tranh, thành lập thị trườngcủa mình trên thị trường quốc tế

Trang 12

tế Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển nóng, lạm phát cao, bằng cáchnâng giá đồng nội tệ, Nhà nước có thể hạn chế XK và kiềm chế lạm phát.Ngoài ra, tỷ giá còn thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển, tác động đếnhành vi của những chủ thể tham gia trên thị trường như đối với các doanhnghiệp XNK, tỷ giá là cơ sở để xác định giá cả, cơ cấu hàng hoá XNK,đối với các NHTM, những dự báo về sự biến động của tỷ giá là yếu tốquan trọng để quyết định loại ngoại tệ và thị trường đầu tư Và cuốicùng, tỷ giá là thước đo phản ánh chính xác cung cầu ngoại tệ trong nước,

là tín hiệu cho thực trạng mối quan hệ kinh tế đối ngoại mà thông qua đó,chính phủ có thể đưa ra chính sách kinh tế phù hợp đáp ứng kịp thời nhucầu ổn định kinh tế trong từng thời kì

1.1.2.Các mô hình xác định tỷ giá

Trên thực tế các nhà kinh tế học cổ điển và cả hiện đại đã mất rấtnhiều thời gian và công sức để tìm ra các mô hình dự báo và xác định tỷgiá một cách chính xác nhất Các mô hình đó phải kể đến: Mô hình nganggiá sức mua (ppp); mô hình ngang giá lãi suất; các mô hình từ cách tiếpcận tiền tệ; các mô hình từ cách tiếp cận thị trường tài sản

Trong đó, mô hình ngang giá sức mua (lý thuyết sức mua cân bằng –PPP) là mô hình ra đời sớm nhất vào khoảng đầu thế kỷ 20 Lập luận của

mô hình vô cùng đơn giản: nếu hàng hóa có thể lưu thông dễ dàng giữa

Trang 13

các nước và do vậy giá của một mặt hàng ở các nơi khác nhau phải tươngđương nhau, tỷ giá giữa hai đồng tiền sẽ chỉ được xác định bằng mốitương quan về lạm phát giữa hai nước đó Mặc dù cơ sở lý thuyết của môhình này khá đơn giản và dễ hiểu, tuy nhiên rất nhiều thế hệ các nhà kinh

tế thực nghiệm đã không thể chứng minh được tính xác thực của mô hìnhcũng như đưa mô hình vào ứng dụng trong thực tế để dự báo tỷ giá chochính sách kinh tế và quyết định đầu tư Chỉ đến khoảng 15 năm lại đâycác nhà kinh tế với những kỹ thuật kinh tế lượng hiện đại nhất mới khẳngđịnh được mô hình trong dài hạn (khoảng 3-5 năm) Quan trọng hơn cácnhà kinh tế đã chỉ ra được những lý do làm cho mô hình này không đúngtrong thực tế nếu chỉ dựa vào lạm phát Một số yếu tố thường được đề cậpđến là tác động của các loại hàng hóa phi thương mại hoặc các chi phívận tải, hay cả các chính sách can thiệp tỷ giá của các ngân hàng trungương

Cho đến sau khi lý thuyết vĩ mô của Keynes ra đời, một loạt các môhình xác định tỷ giá được tiếp tục phát triển sau mô hình PPP ban đầunhư mô hình Mundell-Fleming, mô hình overshooting của Dornbusch,

mô hình thanh khoản tiền tệ và mô hình portfolio-balance Cơ sở của tất

cả các mô hình này đều là mô hình khung kinh tế vĩ mô theo trường pháiKeynes, nghĩa là nền kinh tế được mô hình hóa thành hai thị trường quantrọng nhất: thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ Mỗi mô hình có một

số giả định khác nhau về mức độ mềm dẻo của mặt bằng giá và mức độhoán đổi của hàng hóa, tài sản nội địa và quốc tế Với những giả định đó,các mô hình trên chỉ ra mối liên hệ giữa tỷ giá cân bằng với một số biến

số vĩ mô quan trọng khác như GDP, lạm phát, tổng thanh khoản, lãi suất,cán cân thương mại Cho đến nay, các mô hình này đều được các tổ chứctài chính tư nhân cũng như các chính phủ và tổ chức quốc tế sử dụng đểxác định tỷ giá cân bằng hoặc dự báo tỷ giá trong tương lai

Trang 14

Các chuyên gia IMF đã nghiên cứu và đưa những mô hình lý thuyếttrên vào thực tế, trở thành một dạng mô hình thực nghiệm tên làBEER(Behavioral Equilibrium Exchange Rate) Các mô hình BEERđược coi là trung hạn so với mô hình PPP (dài hạn) Tuy nhiên, những môhình BEER chỉ đưa ra kết quả khả quan khi sử dụng đánh giá trong mẫu,hầu hết các đánh giá ngoài mẫu đều cho kết quả không có ý nghĩa thống

Không chỉ rất kém về mặt dự báo tỷ giá, cả mô hình PPP và các môhình thế hệ thứ hai đều không giải thích được một số hiện tượng quantrọng trong thị trường ngoại hối như sự dao động của lãi suất thực Vàkhông đề cập, phân tích hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất,những đơn vị nhỏ nhất của một nền kinh tế

Đến khi trường phái Keynes mới xuất hiện vào những năm 1990 dựatrên nguyên tắc vi mô, các mô hình kiểu mới tiếp tục được ra đời và giảiquyết phần nào những khúc mắc mà các mô hình kiểu cũ không có câu trảlời Một mô hình xác định tỷ giá có tính bước ngoặt trong thời kì này là

mô hình vĩ mô mở của Maurice Obstfeld và Kenneth Rogoff Trong môhình Obstfeld-Rogoff, tỷ giá được đặt ngang hàng với các biến số vĩ môkhác với giả định giá chậm thay đổi Các mối quan hệ vĩ mô là kết quảcủa một quá trình tối ưu tổng thể của các đối tượng kinh tế riêng lẻ (ngườitiêu dùng, công ty) và cơ chế cạnh tranh có độc quyền ngắn hạn Nhữngứng dụng sau này của mô hình Obstfeld-Rogoff trong vấn đề tỷ giá cònphân biệt các loại hàng hóa ngoại thương và phi ngoại thương và mô hìnhhóa các loại rủi ro của tỷ giá

Việc chuyển hướng xem xét tỷ giá trên khía cạnh độc lập như trongcác mô hình Keynes cũ sang một hệ thống cân bằng tổng thể đã giúp cácnhà kinh tế hiểu sâu hơn về cơ chế điều chỉnh tỷ giá của một nền kinh tế

Trang 15

vì cho rằng những phân tích kiểu này “phi khoa học”.

1.1.3 Các nhân tố tác động lên tỷ giá

Tỷ giá là một yếu tố không cố định và luôn luôn biến đổi dưới sự tácđộng của rất nhiều các yếu tố khác nhau Trong đó, ba yếu tố chính tácđộng đến tỷ giá chính là mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, độ lệch về lãisuất và lạm phát giữa các nước

 Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường

Bản chất tỷ giá chính là giá cả của hàng hóa "tiền tệ" Do vậy, nhân tốđầu tiên tác động trực tiếp lên tỷ giá chính là cung cầu về ngoại tệ trên thịtrường Và nhân tố cung cầu này lại chịu sự ảnh hưởng của không ít cácyếu tố khác nhau

Các yếu tố kinh tế có thể kể đến là cán cân thanh toán quốc tế và mức

độ tăng trưởng cũng như suy thoái của nền kinh tế Cán cân thanh toáncủa một quốc gia có thể rơi vào một trong ba trạng thái: Cân bằng, thâmhụt hay thặng dư Nếu cán cân thanh toán quốc tế thặng dư thì có thể dẫnđến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, từ đó mà tỷ giá hối đoái

sẽ có chiều hướng giảm hoặc giữ vững Ngược lại nếu cán cân thâm hụtthì có thể tác động làm tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng Tương tự như

Trang 16

vậy, mức độ tăng trưởng và suy thoái của nền kinh tế cũng có thể tácđộng lên cung cầu ngoại tệ, qua đó tác động bắc cầu đến tỷ giá Khi nềnkinh tế có mức tăng trưởng ổn định, nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhậpkhẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩutăng lên Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì cáchoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm chonguồn cung ngoại tệ giảm đi Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thờiđược điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lêncao

Bên cạnh các yếu tố về kinh tế, các nhân tố khác có khả năng tác độngcung cầu ngoại tệ có thể kể đến các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội, thiêntai, chiến tranh… và hoạt động đầu cơ Ví dụ như nếu có sự đình công,biểu tình, có các biến cố về chính trị trong nước thì các nhà đầu tư nướcngoài sẽ rút vốn làm cho ngoại tệ trở nên khan hiếm làm cho cung ngoại

tệ giảm do vậy tỷ giá giảm Hay như hoạt động của những nhà đầu cơngoại tệ: khi nhà đầu cơ dự đoán giá của một loại ngoại tệ nào đó sẽ lên,

họ sẽ dùng nội tệ để mua một số lượng lớn ngoại tệ, làm cho ngoại tệ này

ở trên thị trường trở nên khan hiếm, cung sẽ nhỏ hơn cầu về ngoại tệ đódẫn đến giá của loại ngoại tệ đó tăng do đó tỷ giá hối đoái tăng lên

 Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước

Do tất cả các nhà đầu tư đều thực hiện các hành vi kinh tế của mìnhdựa trên lợi ích về kinh tế nên nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn caohơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vàonhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho nguồnngoại tệ chảy vào thị trường nội địa tăng lên, tỷ giá hối đoái có xu hướnggiảm

Mức chênh lệch lạm phát của hai nước

Trang 17

Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động củahai nước là tương đương, cơ chế quản lý ngoại hối tự do thì khi đó tỷ giábiến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền.Nguyên nhân là do tỷ lệ lạm phát ở một quốc gia tăng lên hay giảmxuống sẽ làm giá trị của đồng tiền nước đó thay đổi Dựa vào thuyếtngang giá sức mua của đồng tiền PPP, mức giá của một nước tăng lêntương đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm chođồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại Sức mua của tiền trongnước giảm thì sức mua đối ngoại của nó cũng giảm làm cho tỷ giá hốiđoái tăng lên Tuy nhiên nó chỉ có thể làm thay đổi tỷ giá trong dài hạn,trong ngắn hạn, sự tác động là không đáng kể

Ngoài ba yếu tố chính trên, TGHĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tốkhác như yếu tố tâm lý, chính sách của chính phủ, uy tín của đồng tiền…

Ở Việt Nam, yếu tố tâm lý hay còn gọi là tâm lý số đông cũng là mộtyếu tố tác động không nhỏ đến tỷ giá Yếu tố này được gây ra bởi ngườidân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ,các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối Do hoạt độngmua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường Các hoạt động

đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vàotương lai Nếu kỳ vọng tỷ giá hối đoái tăng trong tương lai, các tác nhân

đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại Bên cạnh đó,giá ngoại tệ cũng rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách củaChính phủ Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chếnhập Nhẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bánngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng

1.2.Các vấn đề cơ bản về chính sách tỷ giá.

1.2.1.Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá.

Trang 18

Chính sách tỷ giá là những hoạt động của Chính phủ (mà đại diện thường

là NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành

tỷ giá)và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cốđịnh hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp vớimục tiêu chính sách kinh tế quốc gia

Các chính sách tỷ giá NHTW thường sử dụng :

-Chính sách chiết khấu: chính sách này tác động đến tỷ giá thông qua lãi

suất chiết khấu của NHTW Khi NHTW thực hiện tăng lãi suất chiếukhấu sẽ làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên Trong ngắn hạn sự tănglên của lãi suất trong nước sẽ thu hút một lượng vốn trên thị trường quốc

tế chảy vào trong nước, từ đó làm tăng nguồn cung ngoại tệ nhằm giảmbớt sự căng thẳng thiếu ngoại tệ trên thị trường, làm tỷ giá giảm xuống(đồng nội tệ lên giá) và ngược lại

-Chính sách hối đoái: NHTW tác động đến tỷ giá thông qua hoạt động

mua bán ngoại tệ ra thị trường Khi tỷ giá lên cao, NHTW bán ngoại hối

ra thị trường là cho cung ngoại hối tăng lên kéo tỷ giá giảm xuống (nội tệlên giá) và ngược lại Tuy nhiên, để thực hiện chính sách này, NHTW cần

có một lượng ngoại hối đủ lớn để thực thi biện pháp này hiệu quả

-Phá giá tiền tệ: là sự nâng cao một cách chính thức tỷ giá hối đoái hay là

việc Nhà nước hạ thấp sức mua của đồng tiền nội tệ so với ngoại tệ, từ đóthúc đẩy xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu, cải thiện cán cân thươngmại

-Nâng giá tiền tệ: Nhà nước thực hiện nâng giá đồng nội tệ của mình một

cách chính thức làm cho tỷ giá giảm, khuyến khích xuất khẩu, hạn chếnhập khẩu

Như vậy chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách kinh tế, sử dụngcác công cụ can thiệp tác động đến đối tượng là tỷ giá Khi tỷ giá biến

Trang 19

động sẽ có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó tácđộng đến các hoạt động kinh tế trong nước

 Mục tiêu của chính sách tỷ giá

Là một bộ phân của chính sách kinh tế, vì thế mục tiêu chính sách tỷ giácũng phải phù hợp với mục tiêu của chính sách kinh tế tùy theo mỗi quốcgia mà mục tiêu chính sách kinh tế có thể khác nhau, nhưng nhìn chung

nó bao gồm:

-Ổn định giá cả

-Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đẩy đủ

-Cân bằng cán cân vãng lai

- PD: giá hàng hóa sản xuất trong nước tính bằng nội tệ

- E: tỷ giá ( nội tệ/ ngoại tệ)

M: giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ

- P: giá hàng hóa chung của nền kinh tế

Từ công thức trên ta dễ dàng nhận thấy:

Khi các yếu tố khác không đổi:

-Nếu Chính phủ thực hiện phá giá đồng nội tệ ( tỷ giá (E) tăng hay đồngnội tệ giảm giá so với ngoại tệ), khi đó giá hàng hóa nhập khẩu bao gồm

Trang 20

nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị kĩthuật sản xuất… tính bằng nội tệ tăng lên Giá hàng hóa nhập khẩu tăng(P*

M) là cho giá hàng hóa chung của nền kinh tế tăng lên gây ra lạm phát

Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu càng lớn càng gây

b) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ.

Theo công thức:

Y=C+I+G+X+MKhi Chính phủ thực hiện chính sách phá giá nội tệ (giảm giá đồng nội tệ,tăng giá đồng ngoại tệ) điều này sẽ kích thích xuất khẩu (X tăng) , hạnchế nhập khẩu (M giảm) do đó thu nhập quốc dân Y tăng và công ăn việclàm đầy đủ hơn (do nhu cầu lao động sản xuất ở các lĩnh vực xuất khẩu).Ngược lại, Khi thực hiện chính sách nâng giá nội tệ sẽ làm giảm tăngtrưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp

Có thể thấy chính sách tỷ giá cũng có tác động lớn thúc đẩy tăng trưởngkinh tế và công ăn việc làm Cụ thể muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trang 21

cần áp dụng chính sách phá giá nội tệ ngược lại muốn kìm hãm tốc độtăng trưởng kinh tế thì áp dụng chính sách nâng giá nội tệ

c) Cân bằng cán cân vãng lai:

Bộ phận chủ yếu của các cân vãng lai là cán cân thương mại Trong khi

đó chính sách tỷ giá tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu hàng hóa dịch

vụ cũng chính là cán cân thương mại Do đó chính sách tỷ giá tác độngđến cán cân vãng lai

Với chính sách tỷ giá thấp, định giá nội tệ thấp hơn so với ngoại tệ sẽthúc đẩy hoạt động xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, từ đó cải thiện đượccán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt trở về cân bằng hay thăng dự.Trường hợp chính sách tỷ giá cao thì ngược lại

1.2.2 Vai trò của chính sách tỷ giá:

a) Đối với cán cân thanh toán.

Như đã nói ở trên, chính sách tỷ giá có tác động trực tiếp tới giá cả hànghóa xuất nhập khẩu của một quốc gia Khi tỷ giá tăng hay đồng nội tệgiảm giá sẽ làm tăng giá trong nước của hàng nhập khẩu và giảm giáhàng xuất khẩu, do đó kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu , kết quả

là cán cân thanh toán được cải thiện

b) Đối với lạm phát và lãi suất.

Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá, ngoại tệlên giá) sẽ làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu Trong số hàng hóa nhậpkhẩu có cả các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuấtnhiều hàng hóa trong nước, do vậy vô hình làm giá hàng hóa trong nướctăng lên cũng với tỷ lệ phá giá Nếu tỷ giá tiếp tục có sự gia tăng liên tụcqua các năm điều ngày đồng nghĩa với lạm phát đã tăng Trong khi đó,nếu lãi suất tăng ở mức vừa phải, có thể kiểm soát được, sẽ kích thích

Trang 22

tăng trưởng kinh tế nhưng nếu lạm phát tăng quá cao sẽ tác động làm lãisuất tăng làm giảm đầu tư ảnh hưởng không tốt đến đời sống kinh tế giảmsút

c) Với sản lượng và việc làm.

Như đã nói, chính sách tỷ giá có tác động trực tiếp đến hoạt động xuấtnhập khẩu Khi thực thi chính sách duy trì tỷ giá cao (nội tệ giảm giá) sẽkhuyến khích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, khi đó nhu cầu của cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng lên cùng với đó là số lượng công nhân

có việc làm tăng lên

d) Với đầu tư quốc tế.

-Đầu tư trực tiếp: tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp tới giá trị phần vốn

mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong nước Bên cạnh đó tỷ giá còn tácđộng tới chi phí sản xuất và hiệu quả các hoạt động đầu tư nước ngoài bởingoại tệ đầu tư được chuyển đổi sang nội tệ thông qua tỷ giá hối đoái Do

đó sự thay đổi tỷ giá có ảnh hưởng nhất định đến hành vi của các nhà đầu

tư trong việc quyết định đầu tư hay quyết định rút vốn vào nước sở tạihay không

-Đầu tư gián tiếp: là loại hình đầu tư thông qua việc mua bán chứng

khoán trên thị trường chứng khoán quốc tế

Lợi tức từ khoản cho vay bằng ngoại tệ = lãi suất ngoại tệ +giảm giá đồng nộitệ

Trong đầu tư gián tiếp, luồng vốn lưu chuyển tự do hơn và dễ hàng biếnđộng hơn so với đầu tư trực tiếp các nhà đầu tư có thể sẵn sàng rút vốnkhỏi thị trường khi có biến động Do đó biến động tỷ giá cũng có thể cótác dụng tích cực thu hút đầu tư cũng có thể có tác dụng tiêu cực làmgiảm vốn đầu tư vào trong nước

Trang 23

e)Với nợ nước ngoài.

Các khoản nợ nước ngoài thường được tính theo đơn vị tiền tệ nước ngoàihoặc là đồng tiền mạnh nên khi tỷ giá biến động cũng chịu ảnh hưởngkhông ít Cụ thể khi tỷ giá tăng lên (nội tệ giảm giá so với ngoại tệ) điềunày đồng nghĩa với sự tăng lên của gánh nặng nợ nước ngoài Ngày naykhi sự luận chuyển vốn ngày càng tự do thì các nước đang phát triển cầnthận trong hơn nữa trong chính sách tỷ giá để đảm bảo khả năng tăngtrưởng và khả năng trả nợ nước ngoài của mình

1.2.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá.

1.2.3.1 Các công cụ trực tiếp:

a)Mua bán ngoại tệ trên thị trường: đây là biện pháp can thiệp trực tiếp

của NHTW vào tỷ giá Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền trong nước,NHTW đóng vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường liên ngânhàng tại một mức tỷ giá nhất đinh Ngân hàng sẽ thực hiện bán ngoại tệ rathị trường trong trường hợp cung ngoại tệ không đáp ứng đủ cầu và thựchiện mua ngoại tệ trong trường hợp ngược lại Nghiệp vụ này dễ dàngthực hiện, tuy nhiên NHTW cần phải có lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn để

có thể thực hiện mua bán ngoại tệ ngay khi cần thiết

b) Biện pháp kết hối: biện pháp này được áp dụng trong trường hợp thị

trường khan hiếm ngoại tệ, tuy nhiên cùng với đó là sự xuất hiện củahành vi đầu cơ ngoại tệ của các DN XNK Khi xảy ra hiện tượng này,Nhà nước có thể yêu cầu các Cá nhân hay tổ chức pháp nhân có nguồn

Trang 24

Tóm lại các công cụ trực tiếp là những biện pháp có tác động trực tiếp tới

tỷ giá, làm cho tỷ giá lên xuống theo mong muốn của cơ quan quản lý.Tuy nhiên cùng với đó là sự hạn chế trong việc kìm hạn tính chất tự nhiêncủa nền kinh tế cũng như sự gò ép tỷ giá một cách cứng nhắc có thể gây

ra những hậu quả tiêu cực trái với mong muốn

1.2.3.2 Các công cụ gián tiếp:

a) Lãi suất tái chiết khấu:

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTW đánh vào các khoản tiền chocác NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt trong ngắn hạn hoặc bấtthường của các ngân hàng này Lãi suất tái chiết khấu là một công cụ củachính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng cung tiền từ đó tác động đến tỷ giáhối đoái

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng mức lãi suấttái chiết khấu sẽ tác động làm tăng lãi suất của các NHTM trên thị trường

mà cụ thể là lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay Vì vậy trong ngắn hạn sẽthu hút được một lượng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước Điều này làcho cung ngoại tệ trên thị trường tăng lên, trong khi đó cầu ngoại tẹkhông đổi , do đó tỷ giá giảm hay nội tệ lên giá so với ngoại tệ

Trang 25

Ngược lại khi NHTW điều chỉnh giảm lãi suất tái chiết khấu làm cho mặtbằng chung lãi suất trên thị trường giảm Dẫn đến giảm luồng vốn ngắnhạn nước ngoài đang đầu tư ở thị trường sẽ chuyển sang đầu tư ở nhữngnước có lãi suất cao hơn Khi đó cung ngoại tệ giảm, cầu ngoại tệ khôngđổi, vì thế tỷ giá tăng hay nội tệ giảm giá so với ngoại tệ

Sử dụng công cụ lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái đượccác nước sử dụng nhiều nhất trong các công cụ gián tiếp bởi hiệu quả nómang lại không chỉ giải quyết trong tình trạng cấp bách mà còn mang tínhchiến lược lâu dài Tuy nhiên cách dùng lãi suất để điều chỉnh tỷ giá cũng

có những hạn chế nhất định do tỷ giá là lãi suất có mối quan hệ khá chặtchẽ, tác động qua lại lẫn nhau Vì vậy khi sử dụng phương pháp này, cần

có sự xem xét kĩ lưỡng các chiều hướng biến động có thể xảy ra trên thịtrường

b) Thuế quan:

Thuế quan là một trong những công cụ phổ biến nhất mà Chính phủ sửdụng để hạn chế hay kích thích hoạt động xuất nhập khẩu, loại thuế nàybuộc các nhà nhập khẩu phải nộp một tỷ lệ nhất định theo giá trị hàng hóanhập khẩu trên cơ sở giá quốc tế

Khi Chính phủ đánh thuế hàng nhập khẩu sẽ là cho giá hàng hóa nhậpkhẩu cao hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước Điều này sẽ làm giảmcầu hàng hóa nhập khẩu, tăng cầu về hàng hóa nội địa và dẫn tới tỷ giágiảm hay đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ Do vậy một mức thuế quancao có tác dụng hạn chế nhập khẩu và làm giảm sức ép lên tỷ giá, kéo tỷgiá đi xuống dần nhằm tạo sự cân bằng trên thị trường ngoại hối Khi thuếquan thấp có tác động ngược lại Đối với các nước có nền sản xuất cònnon trẻ thì thuế quan còn có tác dụng bảo hộ nền kinh tế trong nước khỏi

sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa nước ngoài

Trang 26

Tuy nhiên việc áp dụng mức thuế quan phải hợp lý bởi với mức thuếquan quá cao sẽ gây ra tác động tiêu cực là giảm xuất khẩu (do nội tệ lêngiá) bên cạnh đó là tệ nạn buôn lậu, thuế quan càng cao thì tình trạngbuôn lậu càng tăng Điều này sẽ có ảnh hưởng tới mục tiêu về phúc lợichung và giảm hiệu quả khai thác các nguồn lực kinh tế

c) Hạn ngạch:

Hạn ngạch là quy định của một nước về số lượng cao nhất một mặthàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trườngtrong một thời gian nhất định thông qua việc hình thức giấy phép hạnngạch

Theo định nghĩa về hạn ngạch có thể thấy hạn ngạch có tác dụng hạn chếnhập khẩu giống như thuế quan Mức hạn ngạch càng cao cũng tưng ứngvới việc thực thi mức thuế quan càng cao Do vậy hạn ngạch tác động đếnhoạt động xuất nhập khẩu tương tự như thuế quan Tuy nhiên hiện nay ởcác nước thường sử dụng thuế quan để thay thế cho hạn ngạch và đâycũng là quy định kinh gia nhập WTO

d) Giá cả.

Thông qua công cụ giá cả hay cụ thể hơn là biện pháp trợ giá, Chínhphủ có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với cácmặt hàng xuất khẩu chiến lược Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượngxuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ và do đó làm tỷ giá giảm hay nội

tệ lên giá so với ngoại tệ Chính phủ cũng có thể thực hiện bù giá chonhững mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, từ đó làm tăng nhập khẩu và làmtăng tỷ giá, nội tệ giảm giá so với ngoại tệ

Chính phủ có thể thực hiện trợ cấp thông qua giá cả bằng hai cáchhoặc là trực tiếp chi tiền cho nhà xuất khẩu hoặc thông qua cách gián tiếp

Trang 27

là ban hành một số ưu đãi về tài chính cho một số mặt hàng cho nhà xuấtkhẩu như ưu đãi về thuế trong nước, thuế xuất khẩu…

Ngược lại, khi mức giá cả hàng hóa dịch vụ trong nước tăng cao hơn

so với mức giá hàng hóa dịch vụ nước ngoài về lâu dài các hãng sản xuấthàng xuất khẩu nói riêng và các hãng sản xuất trong nước nói chung có

xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất do chi phí đầu vào tăng Do đó xuấtkhẩu giảm làm cho cung ngoại tệ giảm và kết quả là tỷ giá tăng hay nội tệgiảm giá tương đối so với ngoại tệ

e)Các công cụ khác:

Bên cạnh các công cụ thông dụng trên, trong từng thời kì Chính phủ

có thể áo dụng một số biện pháp cá biệt như:

-Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM:

trường hợp khi khan hiếm ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, NHTW cóthể tăng tỷ lệ dự trữ ngoại tệ bắt buộc đối với các NHTM Điều này sẽlàm tăng chi phí sử dụng vốn của các ngân hàng Để kinh doanh có lãi,các Ngân hàng sẽ giảm lãi suất huy động ngoại tệ, điều này sẽ làm giảmhấp dẫn của việc nắm giữ ngoại tệ so với nội tệ, người nắm giữ ngoại tệ

sẽ có xu hướng bán ngoại tệ để đổi lấy nội tệ từ đó làm tăng cung ngoại tệtrên thị trường, tỷ giá giảm hay nội tệ lên giá

-Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ:

cũng tác động đến tâm lý của người nắm giữ ngoại tệ, họ sẽ có xu hướngbán ngoại tệ để nắm giữ nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường, tỷgiá giảm, nội tệ lên giá

1.3 Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của các nước

Mỗi nước khác nhau sẽ có các biện pháp, chính sách điều hành tỷ giá vàmục tiêu điều hành khác nhau Tuy nhiên, bằng cách học tập kinh nghiệmcủa các nước đi trước, các nước đi sau có thể áp dụng chính sách tỷ giá

Trang 28

phù hợp nhất với mình, đặc biệt là các nước đang phát triển trong điềukiện thị trường ngoại hối không phát triển

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trước đây, tất cả các nước trong hệ thống XHCN, trong đó có TrungQuốc, đều áp dụng chính sách TG cố định và đa TG Tuy nhiên khônghoàn toàn tuân theo nguyên tắc của chế độ TG cố định TG được ấn địnhkhác nhau tuỳ thuộc vào các thoả thuận trong quan hệ song phương hay

đa phương dựa trên giá trị của đồng Ruble (giá trị đồng tiền này được ấnđịnh ngang bằng với giá trị của đồng USD)

Nhưng trong thời kì XHCN trước đây, giao dịch giữa các nước XHCNchủ yếu là trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, TGHĐ chỉ được sử dụng đểthanh toán số dư cuối kì Hơn nữa, đối với nền kinh tế ở trong nước, cácyếu tố thị trường như cung cầu ngoại tệ, các nhân tố tác động đến tỷ giá

và thị trường ngoại hối, thị trường tài sản tồn tại chỉ mang tính hình thức.Nhà nước bao quát tất cả mọi khâu của quá trình sản xuất Các tổ chứckinh tế chỉ thụ động thực hiện theo các kế hoạch của nhà nước, khôngdựa trên lợi ích của chính họ Do vậy, tỷ giá về bản chất trong thời kì nàykhông thể hiện được các yếu tố của thị trường cũng như mất hết các chứcnăng đối với nền kinh tế

Đến năm 1979, Trung Quốc đã bắt đầu nhận ra sai lầm và tiến hành cải tổnền kinh tế, Nhà nước điều hành chính sách tỷ giá dựa trên cơ chế thịtrường định hướng XHCN Thời kì ngay sau năm 1979, TQ cho thả nổi tỷgiá theo thị trường, điều chỉnh tỷ giá theo hướng hạ giá trị của đồng nhândân tệ cho phù hợp với sức mua thực tế của đồng tiền

Bảng 1: Diễn biến TGHĐ CNY/USD giai đoạn 1978 - 1990

TG cuối 1,557 1,530 1,992 2,795 3,722 3,722 5,222

Trang 29

năm

TG trung

bình năm 1,683 1,498 1,892 2,320 3,453 3,722 4,783

(Nguồn: International Financial Statistics, Yearbook,2002,IMF)

Sau khi TG được điều chỉnh sát với những biến động của thị trường,Trung Quốc chuyển sang áp dụng cơ chế TG cố định từ năm 1990 đến

1993, tỷ giá được duy trì ổn định ở mức 5,2 đến 5,8 NDT/USD

Bảng 2: Biến động TG danh nghĩa CNY/USD đầu những năm 1990

(Nguồn : International Financial Statistics, Yearbook,2002,IMF)

Như vậy, trong giai đoạn từ 1979 - 1993, Trung Quốc đã liên tục điềuchỉnh TGHĐ với xu hướng chung là phá giá mạnh CNY Điều này đã gâynên những tổn thất rất lớn trong XK của TQ Nguyên nhân là do TGCNY/USD có mặt bằng xuất phát “phá giá” quá thấp, nên dù phá giámạnh như vậy, mức TG vẫn chưa đạt đến điểm hoà vốn cho doanh nghiệpxuất khẩu

Bảng 3: Tổn thất tài chính đối với XK do thay đổi TG ở Trung Quốc

Đơn vị: CNY

Trang 30

Tổn thất ứng với 1USD

XK

(Nguồn: N Lardy 1992; Wong 1998)

Để cải thiện tình hình kinh tế, năm 1994 Chính phủ Trung Quốc đã đưa racác chính sách liên quan đến tỷ giá như sau: Trung quốc tiếp tục thựchiện phá giá mạnh CNY, với biên độ tới xấp xỉ 50% (từ mức 5,75CNY/USD năm 1993 lên 8,7 CNY/USD năm 1994); đồng thời huỷ bỏ

TG ấn định của nhà nước, chuyển sang thực hiện chế độ một TG và đượcthả nổi có quản lý, dựa trên quan hệ cung cầu Bên cạnh đó, chính phủ đãđưa ra hàng loạt các quy định mới như: xoá bỏ sự ghìm giá hay tăng giángoại hối của các công ty, xây dựng thị trường ngoại hối liên ngân hàng,cải tiến cơ chế hình thành TG hối đoái, cải tiến và hoàn thiện quản lý thuchi, kết toán ngoại hối, xoá bỏ kế hoạch mang tính mệnh lệch đối vớingoại hối, kết hợp việc kiểm soát chặt chẽ của NHTW đối với các hoạtđộng ngoại hối ở các NHTM bằng cách quy định các ngân hàng nào đượcphép chuyển đổi với một số ngoại tệ là bao nhiêu (đối với các công tynước ngoài, Trung Quốc yêu cầu phải có bảng cân đối ngoại tệ hàng năm,đối với các doanh nghiệp liên doanh, phải có giấy phép đổi ngoại tệ mạnhsang CNY, đối với doanh nghiệp nhà nước yêu cầu phải nộp 100% ngoại

tệ thu được thay vì 50% như trước đây) Và từ ngày 1/7/1996, TrungQuốc đã cho phép các công ty nước ngoài được giao dịch mua bán ngoại

tệ mạnh ở một số ngân hàng Chính điều này tạo điều kiện để CNY thâmnhập nhanh hơn vào thị trường tiền tệ thế giới (ngày 1/12/1996, CNY đãchính thức được IMF công nhận là đồng tiền chuyển đổi tự do ở các tàikhoản vãng lai)

Như vậy trong thời kì này, xuất phát điểm của nền kinh tế TrungQuốc cũng là một nền kinh tế tập trung, cơ chế quản lý bao cấp Nhànước, đồng CNY bị định giá sai, nhưng bằng những điều chỉnh kết hợp

Trang 31

giữa nới lỏng và thắt chặt từng bộ phận của chính sách tỷ giá mà nền kinh

tế TQ đã có những biến chuyển tích cực, khôi phục lại được đà tăngtrưởng

Ngoài ra, chính sách phá giá mạnh CNY thời kì này còn đẩy mạnhđược XK của TQ, giúp hàng hoá, dịch vụ Trung Quốc chiếm lĩnh thịtrường thế giới, tạo cơ sở để nước này có thể duy trì chính sách ổn định

TG trong thời gian dài, giảm biến động về tỷ giá, tạo môi trường hấp dẫnthu hút mạnh các nguồn ĐTNN Đây chính là cơ sở góp phần giảm sốccho nền kinh tế Trung Quốc trước tác động của cuộc khủng hoảng tàichính - tiền tệ khu vực

Trước sức ép mạnh mẽ của các nước Mỹ, EU, Nhật Bản đòi hỏi TrungQuốc phải thực hiện điều chỉnh TGHĐ, ngày 21/7/2005, nước này đãchính thức tuyên bố nâng giá CNY lên 2,1% và chuyển sang thực hiện

“chế độ TG thả nổi có điều tiết” với 2 điểm thay đổi chính trong cơ chếđiều hành TG là đồng CNY sẽ được quản lý trên cơ sở phù hợp với “rổtiền tệ” Tức là tỷ giá CNY sẽ được tính toán trên cơ sở rổ tiền tệ với cácđồng tiền của các đối tác thương mại chính của Trung Quốc và TG sẽ trởnên “ linh hoạt” hơn dựa trên yếu tố cung cầu thị trường

Sau 14 năm kể từ 1994, Trung Quốc đã cố định TG CNY với USDluôn ở mức CNY/USD = 8,27 Từ đó cho đến nay, dự trữ ngoại hối củaTrung Quốc tăng rất nhanh, hiện đang là nước đứng đầu thế giới về dự trữngoại hối (tính đến cuối năm 2007 dự trữ ngoại hối nước này đã đạt 1.530

tỷ USD) Như vậy, nhờ định giá thấp và cố định tỷ giá CNY, XK TrungQuốc đã tạo được lợi thế gần như là tuyệt đối trong việc tìm kiếm thịtrường thế giới, các luồng vốn đầu tư vào Trung Quốc được bảo hiểm đốivới rủi ro về biến động TG nên liên tục tăng cao sau từng năm

1.3.2 Kinh nghiệm Argentina

Trang 32

Trước năm 1940, Argentina là một trong những cường quốc trên thếgiới, phát triển nhờ tài nguyên thiên nhiên và XK nông sản thực phẩm Trong giai đoạn 1940 - 1990, nước này sa vào trạng thái bị cô lập, bất ổnchính trị, nền kinh tế rơi vào lạm phát phi mã triền miên, đặc biệt trongnhững năm 1970 và 1980 Trong những năm 1990, Argentina đã cónhững cải cách kinh tế vĩ mô sâu rộng, nhờ đó, đã đạt mức tăng trưởngkhá ngoạn mục Nhưng kể từ năm 1999, kinh tế nước này lại bắt đầu rơivào suy thoái với mức tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh, tương ứng -2,1%

và -12,8% (1999) xuống -5,8% và - 17,6% (năm 2003), kéo theo tăngtrưởng âm của GDP Tháng 12 năm 2001, Chính phủ Argentina tuyên bốđình chỉ trả khoản nợ nước ngoài lớn nhất lịch sử thế giới (141 tỷ USD) Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng xuất phát từ nhiều yếu tố mà sựtích tụ nợ nước ngoài và chính sách TGHĐ không hợp lý là nhữngnguyên nhân chính gây ra khủng hoảng này Cụ thể: Kể từ năm 1991,Argentina bắt đầu ấn định TG cố định thay cho TG thả nổi trước đây.Việc

áp dụng chế độ TG cố định khi nền kinh tế đang có dấu hiệu bất ổn có lẽ

là một sự lựa chọn đúng đắn của Chính phủ, bởi nó giúp kiềm chế lạmphát hiệu quả: Từ mức 1.345% năm 1990 xuống còn 171,7% năm 1991

và giữ ở mức một con số và thậm chí lạm phát âm Điều quan trọng là chế

độ TG cố định đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tăng cường đầu tư ởArgentina, nhất là trong nửa thập niên đầu

Bảng 4:Diễn biến FDI ở Argentina giai đoạn 1990 – 1998

Đơn vị: Tỷ USD

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998

FDI 1,836 2,439 3,218 2,059 2,447 3,818 4,922 5,099 4,504

(Nguồn: Latin Focus,2000)

Trang 33

Tuy nhiên, việc áp dụng cứng nhắc chính sách TG lại gây nên cáctác động tiêu cực đến nền kinh tế TG của Argentina TG được cam kếtgiữ cố định bằng luật pháp Luật chuyển đổi tiền tệ của nước này dưa raquy định khá chặt chẽ: (i) TGHĐ giữa Peso (ARP) và USD là cố định(ARP/USD = 1); (ii) Việc NHTW tăng lượng tiền cơ sở (in thêm tiềnARP) đòi hỏi phải tăng dự trữ ngoại hối (bằng USD) tương ứng; (iii)Thâm hụt cán cân thanh toán bắt buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ.Đây là giải pháp nhằm khống chế lạm phát, nhưng đồng thời, nó cũng hạnchế khả năng của NHTW trong việc hỗ trợ bù đắp ngân sách nhà nước vàgiúp các NHTM tăng cường tính thanh khoản

Đặc biệt, với chế độ TG như trên yêu cầu một lượng dữ trữ ngoạihối khá lớn và ổn định (trong giai đoạn 1991 - 2001, hàng năm Argentina

đã liên tục giữ mức dự trữ quốc tế trung bình tương đương 11 tháng NK).Trên thực tế, khi USD lên giá (do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chínhChâu Á năm 1997), để giữ vững TGHĐ, NHTW Argentina đã tung USD

từ quỹ dự trữ để mua ARP Việc sử dụng lượng dự trữ quốc tế lớn để canthiệp liên tục nhằm duy trì TG cố định đã gây ra nhiều tốn kém, kết cụcgây tích tụ và làm tăng gánh nợ nước ngoài

Cũng trong giai đoạn 1991 - 2001, chế độ TG cố định đã góp phần thuhút một lượng vốn nước ngoài khá lớn vào Argentina, làm ARP bị địnhgiá cao, gây hiệu ứng tăng NK và kìm hãm XK Cùng thời điểm, nền kinh

tế Argentina đã phải hứng chịu nhiều cú sốc từ bên ngoài: cuộc khủnghoảng ở Mêxicô năm 1994, đối tác thương mại lớn nhất của Argentina làBrazin phá giá trầm trọng đồng Real năm 1999 đã tạo sức ép gián tiếpđáng kể lên TG ARP/USD Nền kinh tế trong nước cũng bắt đầu thể hiệnnhững mặt hạn chế: nền kinh tế tự do hoá cao độ nên việc rút vốn diễn rarất dễ dàng, sự rút vốn ồ ạt của các nhà ĐTNN khỏi Argentina đã buộcnước này phải cầu viện đến IMF Cho đến cuối năm 2001, dự trữ ngoại tệ

Trang 34

của NHTW Argentina chỉ còn đúng 2 tỷ USD trong khi, IMF ngừng cấpcác khoản cho vay mới do Argentina không đáp ứng được các đòi hỏi tàichính Argentina tuyên bố phá sản ngay sau đấy

Đến tháng 1 năm 2002, Chính phủ Argentina tuyên bố thay đổichính sách tiền tệ, thực hiện phá giá đồng Peso (xuống còn 1,4 ARP/USDrồi sau đó là 1,85 ARP/USD) và một loạt các biện pháp khác bao gồm: i)Chuyển đổi tất cả các khoản nợ có giá trị trên 100.000 USD thành ARP;ii) Kiểm soát tài khoản ngân hàng và dòng chảy tư bản; iii) Cân bằng thuchi ngân sách

Chính sách tỷ giá mới đã phát huy tác dụng Hàng XK nước này có sứccạnh tranh hơn và dẫn đến thặng dư tài khoản vãng lai Argentina đã dầnthoát khỏi khủng hoảng, nền kinh tế của Argentina phục hồi khá nhanh vàduy trì tốc độ tăng trưởng cao

Argentina đã gắn cố định TG đồng nội tệ với đồng USD bằng phápluật trong thời gian quá cdài mà không xét đến việc phải điều chỉnh TGkhi đã ổn định được nền kinh tế (kiềm chế được lạm phát và thu hút đầutư ) Cũng vì ấn định TG cứng nhắc, mà khi đồng nội tệ lên giá (doluồng vốn nước ngoài gia tăng) đã gây ra hao hụt dữ trữ ngoại hối, thâmhụt cán cân thương mại và làm tăng vay nợ nước ngoài

Từ bài học kinh nghiệm của Argentian cho thấy, chế độ TG hộiđồng tiền tệ chỉ có thể sử dụng được ở nước nơi có nền tảng kinh tế vĩ môvững chắc, đặc biệt là mức XK lớn (tỷ lệ tổng nợ/XK nhỏ) và phải có thểchế kinh tế, chính trị tốt

1.3.3 Bài học kinh nghiệm

Bài học về việc lựa chọn chế độ TG hối đoái Chế độ TG cố định có hiệu

quả hơn chế độ TG linh hoạt trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu lạmphát, bởi nó có tác dụng kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả và ổn định tiền

Trang 35

tệ Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, chế độ TG gắn với đồng ngoại

tệ cố định có thể tạo được niềm tin cho các nhà ĐTNN, góp phàn thu hútmột lượng đầu tư lớn và đóng góp vào ổn định giá cả trong giai đoạn đầucủa quá trình tự do hoá Tuy nhiên để duy trì chế độ TG này đòi hỏi cácnước cần có mức dự trữ ngoại tệ đủ lớn hoặc có sự hỗ trợ từ bên ngoài.Một chế độ TG quá cứng nhắc có thể khiến nền kinh tế trong nước gặpkhó khăn khi gặp những cú sốc từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế ởArgentina Ngoài ra, một chính sách tỷ giá danh nghĩa được duy trì quálâu trong điều kiện các đồng tiền mạnh có xu hướng tăng giá (đồng nội tệ

bị định sai giá trị) có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế khi có sự luânchuyển các dòng vốn nước ngoài vào thị trường trong nước quá nhanh.Như vậy, trong suốt thời kì chuyển đổi, không nên áp dụng một mô hìnhchính sách đơn lẻ mà chính sách TG phải thay đổi theo thời gian để thíchứng với tiến trình cải cách và sự biến đổi không ngừng của các điều kiệnkinh tế vĩ mô Đối với các nước dang phát triển, công cụ điều hành chínhsách tiền tệ chưa cao, đồng nội tệ chưa có khả năng chuyển đổi, thì việc

cố định TG là hợp lý, nhưng TG cố định không nên duy trì quá lâu.Ngược lại, với những nước phát triển, có nền ngoại thương lớn, đồng nội

tệ có thể tự do chuyển đổi, và có khả năng kiểm soát tốt thị trường tàichính thì việc lựa chọn TG linh hoạt là cần thiết

Bài học về sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách TG và các chính sách kinh tế vĩ mô khác Chính sách TG là một bộ phận của chính sách

tiền tệ và nằm trong mối quan hệ cuả hệ thống các chính sách kinh tế vĩ

mô Vì vậy, chính sách TG có thể đạt được những mục tiêu của mình khiquá trình điều hành được đặt trong mối quan hệ của hệ thống chính sáchkinh tế Ví dụ như trường hợp của Trung Quốc, cải cách TGHĐ là điềukiện tiên quyết để cải cách thương mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa

Trang 36

và hội nhập quốc tế Ngược lại, nếu không có cải cách thương mại, thì cảicách TGHĐ sẽ không có hiệu quả

Bài học về mục tiêu điều hành TG hối đoái Cơ chế điều hành TGHĐ

cần phải hướng thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước, cảithiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại tệ, hướng tới pháttriển kinh tế bền vững Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, chínhsách TGHĐ phải gắn với chính sách quản lý ngoại hối, nhà nước phảiquản lý ngoại hối chặt chẽ, đảm bảo sử dụng nguồn tệ có hiệu quả, gópphần ổn định TG và thực hiện cân đối cán cân thanh toán quốc tế trongcác thời kỳ khác nhau Cơ chế điều hành TGHĐ của Trung Quốc đã đảmbảo được mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho nhà XK, khuyến khích XK, từ đóTrung Quốc đã cải thiện được cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ

Trang 37

CHƯƠNG HAI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH

SÁCH TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

2.1 Khái quát về thị trường ngoại hối Việt Nam

2.1.1 Thời kì trước năm 1991.

 Bối cảnh kinh tế

Sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN Đông Âu, Liên Xô đã có ảnhhưởng to lớn tới hoạt động kinh tế của nước ta Quan hệ ngoại thươngđược bao cấp với các thị trường truyền thống bị gián đoạn, khiến nước taphải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng đồng Đô-la Mỹ

Từ đầu những năm 1980 mà đặc biệt từ năm 1989 quá trình đổi mớikinh tế thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt Chính phủ cam kết và thực thi chiếnlược ổn định hóa nền kinh tế - tài chính – tiền tệ, trong đó vấn đề tỷ giáđược coi là khâu đột phá, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trìnhcải cách, chuyển đổi cơ chế và mở cửa kinh tế

 Việt nam chưa hình thành thị trường ngoại hối có tổ chức:

Nhà nước tiến hành độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, khôngxét đến các những yếu tố cung cầu của thị trường Phương pháp xác định

tỷ giá được áp dụng trong thời kì này dựa trên cơ sở so sánh sức mua đốinội và đối ngoại giữa các đồng tiền, sau đó được quyết định bằng nhữngthỏa thuận đa biên trong các Hiệp định thanh toán ký kết giữa các nướcXHCN với nhau Chế độ tỷ giá trong thời kì này là chế độ tỷ giá cố định

và đa tỷ giá, bao gồm tỷ giá mậu dịch (tỷ giá chính thức), tỷ giá phi mậudịch và tỷ giá kết toán nội bộ Thị trường ngoại hối và các thị trường tiền

tệ khác không có điều kiện hình thành và phát triển do sự độc quyền củaNhà nước về tiền tệ

Trang 38

Đến năm 1988, Nghị định 53/HĐBT ra đời, qui định về việc tách hệthống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp, bao gồm ngân hàngnhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô và hệ thống ngân hàngthương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng Tỷ giámua bán của các ngân hàng được phép dựa trên cơ sở tỷ giá chính thức doNHNN công bố cộng trừ 5%

- Quá trình xóa bỏ chế độ tỷ giá kết toán nội bộ diễn ta cùng lúc với việc

điều chỉnh giảm giá mạnh nội tệ (thể hiện trong bảng dưới)

Bảng 5: Tỷ giá NH công bố và tỷ giá thị trường giai đoạn 1989-1991

Tỷ giá thị trường

35005200

43504400

42004575

Tỷ giá thị trường

43004650

48005600

66507050

Tỷ giá thị trường

70007400

83008830

1290012550

Nguồn: NHNN Việt Nam

Để giảm bớt chênh lệch tỷ giá nhằm tiến tới điều hành tỷ giá dựachủ yếu vào quan hệ cung cầu trên thị trường, nhà nước đã thông quachính sách tỷ giá linh hoạt hơn – điều chỉnh tỷ giá chính thức theo tỷgiá trên thị trường tự do sao cho mức chênh lệch nhỏ hơn 20% Kếtquả là mức chênh lệch tỷ giá được thu hẹp

Mặc dù đã có những chuyển biến, nhưng đến cuối giai đoạn này, Việtnam vẫn chưa có một thị trường ngoại hối chính thức Nhận thức đượctình hình, đến tháng 8 năm 1991 Thống đốc NHNN đã ra Quyết định số107-NH/QĐ ban hành Quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại

Trang 39

đó là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại sâu sắc, nhập khẩu gấp 3 lầnxuất khẩu sự thiếu hụt trong cán cân thương mại được bù đắp bằng cáckhoản viện trợ, cho vay của các nước CNXH.

Các chính sách tỷ giá được áp dụng :

Đứng trước tình thế khó khăn về cung cầu ngoại tệ, các chính sách tỷ giá

đã được sử dụng một cách linh hoạt để từng bước tháo gỡ những khókhăn Các chính sách tỷ giá trong thời kì này có thể chia làm 2 giai đoạn

1/ Thời kỳ 1992-1994: Tỷ giá chính thức hình thành trên cơ sở đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tệ.

Tháng 9/1991, NHNN đã thành lập một trung tâm giao dịch ngoại tệtại thành phố Hồ Chí Minh và tháng 11/1991, một trung tâm giao dịch thứhai ở Hà Nội cũng ra đời Đối tượng tham gia giao dịch trên các trungtâm này là các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ, các tổ chứcXNK kinh doanh trực tiếp với nước ngoài và NHNN Ngoài ra các ngân

Trang 40

hàng được phép tập hợp các yêu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàngkhông trực tiếp mua bán tại trung tâm.Trung tâm hoạt động theo nguyêntắc đấu giá từ thấp đến cao hoặc ngược lại để đạt được cân bằng cung cầu

về ngoại tệ

Tỷ giá chính thức của đồng Việt Nam được xác định có căn cứ vào tỷgiá đóng cửa tại các phiên giao dịch ở các trung tâm theo nguyên tắc tỷgiá mua vào không được vượt quá 0.5% so với tỷ giá ấn định tại phiêngiao dịch trước

Việc thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ là bước ngoặt đầu tiên của

hệ thống ngân hàng trong quá trình đổi mới thực sự theo hướng thịtrường Thông qua hoạt động của hai trung tâm, với vai trò là người tổchức và điều hành, NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tệ trên thịtrường để điều hành chính sách tiền tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tínhiệu thị trường

Cũng trong thời gian này, NHNN đề nghị với chính phủ thành lập Quỹđiều hòa ngoại tệ tại NHNN để có thể can thiệp vào thị trường ngoại hốinhằm ổn định tỷ giá Chính phủ ủy quyền cho Thống đốc được toànquyền điều hành quỹ một cách linh hoạt

Có thể nói, việc thành lập quỹ ngoại tệ tại NHNN đã làm dịu những biếnđộng thất thường của tỷ giá trên thị trường NHNN đã sử dụng quỹ mộtcách rất linh hoạt và hiệu qua Quỹ tạo cho NHNN một lực thực sự để canthiệp nhằm ổn định tỷ giá, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế vềngoại tệ

2/ Thời kỳ 1995-1999: Tỷ giá được hình thành trên cơ sở tỷ giá liên ngân hàng.

NHNN ra quyết định thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng(20/10/1994) với quy mô lớn hơn, hoạt động linh hoạt hơn hai trung tâm

Ngày đăng: 11/11/2015, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Công Nghiệp và Lê Hải Mơ: Tỷ giá hối đoái - phơng pháp tiếp cận và nghệ thuật điều hành. NXB Tài chính, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Công Nghiệp và Lê Hải Mơ: "Tỷ giá hối đoái - phơng pháptiếp cận và nghệ thuật điều hành
Nhà XB: NXB Tài chính
3. Nguyễn Thị Mùi: Lựa chọn chế độ và điều hành tỷ giá hối đoái. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Mùi: "Lựa chọn chế độ và điều hành tỷ giá hối đoái. Kinhnghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
4. Nguyễn Thị Th: Tỷ giá hối đoái và tác động của nó đối với ngoại th-ơng qua thực tiễn phát triển kinh tế một số nớc. Nhà xuất bản chính trị quèc gia, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Th: "Tỷ giá hối đoái và tác động của nó đối với ngoại th-"ơng qua thực tiễn phát triển kinh tế một số nớc
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trịquèc gia
5. Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình Tài chính Quốc tế. Nhà xuất bản thống kê, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Tiến: "Giáo trình Tài chính Quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản thốngkê
1. PGS.TS Hoàng Xuân Quế. Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2002, tái bản có sửa chữa 2003, 2005 Khác
6. PGS.TS Lê Văn Tề: Kinh doanh ngoại hối và xác định tỷ giá. Nhà xuất bản thống kê, 2002 Khác
7. Nguyễn Thị Quy. Biến động tỷ giá ngoại tệ và hoạt động xuất khẩu.Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w