Việt Nam ta là một trong những nước cũng đang xây dựng một nền kinh tế thị trường, vậy thực tế chúng ta đã vận dụng chính sách tài khoá này như thế nào?. Việc vận dụng chính sách tài khó
Trang 1MỤC LỤC
A.MỞ BÀI 1
B NỘI DUNG 1
I Chính sách tài khoá 1
1 Chính sách tài khoá về mặt lý thuyết 1
2 Hệ thống tự ổn định 2
3 Những hạn chế của chính sách tài khoá trong thực tế so với lý thuyết3 II Việc vận dụng chính sách tài khóa ở nước ta hiện nay 4
III Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả của chính sách tài khóa hiện nay .6
1 Nâng cao chất lượng dự báo trong hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô để giảm “độ trễ” về thời gian 6
2 Xây dựng cơ chế phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô 9
C.KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 2A.MỞ BÀI
Như chúng ta đã biết, các nền kinh tế thị trường thường xuyên gặp những biến động Bất kì nỗ lực nào của chính phủ được sử dụng để bình ổn nền kinh tế đều được gọi là chính sách ổn định Hai chính sách ổn định quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường hiện nay là : chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ Trong
đó, chính sách tài khoá là 1 trong những biện pháp luôn được chính phủ chú trọng
sử dụng để cân đối các mục tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam ta là một trong những nước cũng đang xây dựng một nền kinh tế thị trường, vậy thực tế chúng ta đã vận
dụng chính sách tài khoá này như thế nào? Với đề tài “ chính sách tài khoá và việc vận dụng chính sách tài khoá ở Việt Nam hiện nay ”, chúng em xin làm
sáng tỏ vấn đề này
B NỘI DUNG
I Chính sách tài khoá
1.
Chính sách tài khoá về mặt lý thuyết
Chính sách tài khoá là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế Chính sách tài khoá được sử dụng khi sản lượng của nền kinh tế ở mức quá xa mức sản lượng tiềm năng, nhằm đưa nó trở về mức sản lượng tiềm năng Ta có thể hình dung tác động của chính sách tài khoá như sau :
Giả sử nền kinh tế đang rơi vào trạng thái suy thoái, lúc này tư nhân không muốn đầu tư thêm, người tiêu dùng không muốn tăng thêm chi tiêu cho tiêu dùng, tổng cầu ( AD ) ở mức rất thấp làm hạn chế mức cung ứng sản phẩm của nền kinh
tế, thất nghiệp tăng lên Để kích cầu, chính phủ có thể tăng G hoặc giảm T Trong
Trang 3mô hình số nhân, ta đã biết việc chính phủ tăng G hoặc giảm T sẽ làm cho sản lượng (Y) tăng, việc làm đầy đủ có thể khôi phục
Ngược lại, khi nền kinh tế phát đạt, quá “ nóng”, lạm phát tăng, chính phủ sẽ giảm G, tăng T làm cho mức chi tiêu chung giảm, sản lượng và lạm phát sẽ chững lại
Về lý thuyết, chính sách tài khoá được coi là phương thuốc hữu hiệu để chính phủ chủ động ổn định nền kinh tế và trong trường hợp này nó được gọi là chính sách tài khoá tích cực Trong thực tế, có nhiều lý do khiến nó không đủ sức mạnh như vậy Sau đây là cơ chế ổn định tự động nằm ngay trong chính sách tài khóa
2.
Hệ thống tự ổn định
Hệ thống ổn định tự động bao gồm một bộ phận trong hệ thống thuế và một
bộ phận trong hệ thống bảo hiểm Chúng được gọi là những công cụ ổn định tự động bởi chúng tác động mà không cần có ai quyết định sử dụng chúng
Chẳng hạn, thuế thu nhập cá nhân hoặc thu nhập công ty là thuế thu nhập luỹ tiến đánh vào thu nhập cá nhân và lợi nhuận công ty Khi thu nhập quốc dân tăng, phần thuế này tự động tăng và ngược lại Như vậy, khi nền kinh tế phát triển quá
“nóng” , thuế tự động tăng lên, và điều này sẽ hạn chế bớt sự tăng trưởng thái quá Nền kinh tế suy thoái, thuế sẽ tự động giảm và điều này sẽ hạn chế sự suy thoái Thuế tự động tăng ( hoặc giảm ) ngay cả khi chính phủ chưa kịp điều chỉnh thuế suất
Với công cụ bảo hiểm ( như bảo hiểm thất nghiệp - trợ cấp thất nghiệp ), khi mất việc, người lao động được nhận bảo hiểm; khi có việc làm khỏan trợ cấp thất nghiệp này bị cắt Điều đó có tác động đến chi tiêu hộ gia đình, tổng cầu, sản lượng
và góp phần vào ổn định nền kinh tế
Trang 4Tuy vậy, tác động của những công cụ ổn định tự động không quá lớn, chúng chỉ hạn chế bớt những dao động của nền kinh tế trước những cú “sốc” góp phần đảm bảo sản lượng không giảm đến mức thảm hoạ
3 Những hạn chế của chính sách tài khoá trong thực tế so với lý thuyết
Trong thực tế, việc áp dụng chính sách tài khoá có những hạn chế sau:
Thứ nhất : Chính phủ khó lượng hoá được mức độ sử dụng chính sách, tức là
không tính toán chính xác được liều lượng tăng giảm chi tiêu thuế là bao nhiêu Nguyên nhân chủ yếu là do có sự khác biệt trong quan điểm, cách đánh giá về các
sự kiện kinh tế và hơn nữa bản thân các quan hệ kinh tế thường biến động thất thường
Thứ hai : Những khó khăn bắt nguồn từ “ độ trễ ” về thời gian Để có thể
tăng ( giảm ) chi tiêu các cơ quan chức năng của chính phủ phải có thời gian thu nhập số liệu về khu vực tư nhân, về GDP v.v rồi phải có thời gian xử lý số liệu, xử
lý thông tin và khi đã có chủ trương phải có thêm thời gian phổ biến thực hiện Do
có “ độ trễ “ về thời gian nên chính phủ có thể thực hiện hành động không kịp thời với sự biến động của tình trạng kinh tế Lúc cần tăng chi tiêu thì có thể không kịp tăng, lúc cần giảm lại không kịp giảm và nền kinh tế bị rối loạn thêm
Thứ ba : Những khó khăn bắt nguồn từ tác động ngược của những yếu tố
khác trong tổng cầu
Trong mô hình đơn giản ta đã đưa ra ở trên, khi G thay đổi, C,I được coi là không đổi, nhưng thực tế G thay đổi có thể dẫn đến C và I có thể đổi Chẳng hạn, việc tăng G có thể được thực hiện bằng các con đường như chính phủ vay dân cư qua thông qua bán trái phiếu, in tiền thêm và vay nợ nước ngoài Trong các con đường trên, việc vay dân cư thông qua việc bán công trái sẽ làm cho lãi suất tăng lên Khi lãi suất tăng sẽ có ảnh hưởng đến C và I
Trang 5Thứ tư : khó khăn liên quan đến khoản nợ quốc gia và thâm hụt ngân sách.
Khi ngân hàng thâm hụt quá nặng, việc sử dụng chính sách tài khóa tích cực bị hạn chế, nhất là trong trường hợp chống suy thoái Bởi kinh tế suy thoái, thu ngân sách
sẽ giảm sút do nhu nhập của dân cư giảm Ý định dùng chính sách tài khóa để chống thâm hụt sẽ làm cho ngân sách bị thâm hụt
II Việc vận dụng chính sách tài khóa ở nước ta hiện nay
Đã từ lâu, thuế và ngân sách Nhà nước đã được xem xét trong các kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn và ngắn hạn Song, các công cụ này chỉ hoạt động trong khuôn khổ của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mang nặng tính chất “ cấp phát
và giao nộp”, “thu để chi” chưa thực sự là những công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh
tế Mặt khác, do kết quả của 1 nền kinh tế suy thoái, trì trệ và 1 phương pháp quản
lý yếu kém, ngân sách nhà nước luôn trong tình trạng thâm hụt nặng nề, thu không
đủ chi, vay nợ chồng chất
Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền tài chính quốc gia cũng được đổi mới
Nhìn lại quá trình cải cách kinh tế, thành tựu nổi bật nhất trong thời kì đầu chuyển đổi cơ chế là việc giảm 1 cách đáng kể thâm hụt ngân sách nhà nước Thành tựu này đã góp phần to lớn vào quá trình đẩy lùi lạm phát ở nước ta cuối những năm 80 Giảm thâm hụt ngân sách đạt được là do kết quả của những biện pháp cứng rắn như cắt giảm chi tiêu chính phủ, xóa bỏ dần các loại trợ cấp qua giá, lương, trợ cấp cho xí nghiệp quốc doanh Nhiều năm thâm hụt giảm xuống dưới 5% so với GDP - kết quả đáng khích lệ
Trang 61987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 Thâm hụt ngân sách 130,4 1072 1081 3033 1728 3847 7930 7714
Nguồn : Niên giám bộ thống kê 1992 – và Bộ tài chính
Về hệ thống thuế : thuế đã được xem xét đúng với vai trò cơ bản của nó trong cơ chế thị trường là tạo nguồn thu cho ngân sách, kích thích tăng trưởng, điều chỉnh và phân phối lại thu nhập Hệ thống thuế đã và đang được cải cách theo hướng mở rộng cơ sở thu thuế, tăng tỉ lệ động viên từ thuế so với GDP, đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các sắc thuế có nội dung rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra và không trùng lặp
Trong những năm qua, tỉ lệ thu từ thuế trong phần thu của ngân sách nhà nước, ( chiếm khoảng 23 – 24%) nhờ bao quát được nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động và diện thu thuế; nhiều sắc lệnh thuế mới được ban hành phù hợp với điều kiện nước ta và thông lệ quốc tế ( thuế thu nhập, thuế đất đai, thuế sử dụng tài nguyên ) Hệ thống thu thuế được kiện toàn Tuy nhiên, tỉ lệ thất thu về thuế vẫn còn cao Đó là 1 trong những phương hướng cải cách thuế thời gian tới
Về chi tiêu ngân sách : chuyển sang cơ chế thị trường, chi tiêu ngân sách nhà nước đã được đạt đúng vị trí của nó là công cụ điều tiết thị trường bình ổn giá, đinh hướng phát triển sản xuất, đồn thời là công cụ điều tiết thu nhập, đặc biệt thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, các chính sách trợ cấp chính phủ
Chi tiêu ngân sách hàng năm đã được quốc hội thảo luận và thông qua trong các phiên họp của mình, thể hiện rõ định hướng của nhà nước trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Chi ngân sách đã được thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng dần phần tích lũy của ngân sách cho đầu tư phát triển Khoản chi thường xuyên của ngân sách thường được khống chế tối đa trong 1 khuôn khổ khả năng thu ngân sách Mỗi khoản chỉ được xác định trên cơ sở phân định rõ ràng
Trang 7đối tượng và mục đích cụ thể Tốc độ tăng chi thường xuyên được khống chế thấp hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển
Trong điều kiện nước ta, đầu tư tư nhân còn nhỏ bé thì đầu tư nhà nước, đặc biệt trong cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng Từ 1992 lại đây, tỉ lệ chi ngân sách cho đầu tư phát triển có hướng tăng dần Trong những năm tới dự tính dành 20% tổng số thu từ thuế và phí cho mục tiêu này, ngoài mức vốn vay từ nước ngoài
Một điểm nổi bật trong những cố gắng lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia
là việc đổi mới các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách Trước đây, biện pháp tài trợ chủ yếu là phát hành tiền Từ năm 1990, kho bạc đã bắt đầu phát hành trái phiếu kho bạc ngắn hạn Do vậy từ năm 1992 đã chấm dứt hoàn toàn việc phát hành tiền cho thâm hụt ngân sách
III Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả của chính sách tài khóa hiện nay
Vấn đề cấp bách đầu tiên đề ra là phải giảm được thâm hụt ngân sách đến mức cần thiết để hạ thấp cơn sốt lạm phát, ổn định giá cả Tiếp theo là từng bước cải cách 1 cách cơ bản hệ thống thuế, nâng dần hiệu lực của hệ thống thu thuế các cấp Cuối cùng là công cuộc cải cách trong lĩnh vực ngân sách Thuế và chi tiêu ngân sách dần dần trở thành những công cụ điều tiết vĩ mô mang tính chất luật pháp của nước ta Đi kèm với đó là các biện pháp nâng cao chất lượng dự báo và sự kết hợp các chính sách tiền tệ
1 Nâng cao chất lượng dự báo trong hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô để giảm “độ trễ” về thời gian
Để nâng tầm dự báo và cảnh báo quốc gia trong xây dựng chính sách kinh tế
vĩ mô trong thời kỳ tới, nhà nước nên thực hiện 1 số giải pháp sau
Thứ nhất, dự báo kinh tế cần phải được quyết định là 1 khâu bắt buộc trong
quy trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô nói riêng
Trang 8Việc xây dưng chính sách không thể không có dự báo Kết quả dự báo là cơ
sở khoa học để cho các quyết định chính sách, là 1 trong những yếu tố đầu vào của quá trình thiết kế chính sách Nếu kết quả dự báo sai càng ít thì chính sách sẽ ít bị sai lầm Vấn đề là làm sao để nâng cao chất lượng dự báo trong thời gian tới Nhà nước cần quyết định chính thức việc dự báo và phân tích kinh tế là 1 khâu bắt buộc của quá trình xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô Những dự báo của cơ quan dự báo quốc gia phải được coi là dự báo chính thức của nhà nước và được thống nhất
sử dụng trong xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô của các cơ quan hoạch định chính sách Ngoài các phương pháp dự báo mang tính định hướng, dựa trên kinh nghiệm, các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô phải sử dụng các kết quả dự báo của cơ quan dự báo quốc gia Những quyết định này, 1 mặt sẽ buộc cơ quan dự báo quốc gia có trách nhiệm hơn với chất lượng mà mình dự báo, công bố cho cơ quan hoạch định Mặt khác, việc các cơ quan hoạch định chính sách thống nhất sử dụng
1 kết quả dự báo sẽ tránh được mâu thuẫn có thể có trong các chính sách được ban hành
Thứ hai, Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ
cho dự báo thống nhất, hoàn chỉnh
Để xây dựng được chính sách kinh tế vĩ mô cần có hai loại thông tin dữ liệu
cơ bản : thông tin dữ liệu thuộc tài khoản quốc gia và các thông tin chuyên ngành Các thông tin xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô không chỉ là các thông tin định lượng mà còn bao gồm cả các thông tin định tính ( như lòng tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp, kì vọng của doanh nghiệp, quan điểm của doang nghiệp và các ngân hàng thương mại…) Các loại thông tin này cần được xây dựng 1 cách đầy đủ chính xác, có hệ thống, cập nhật, đáp ứng được yêu cầu xây dựng chính sách và quyết định chính sách Để làm được điều đó, nhà nước cần xây dựng cơ chế điều tra, thu thập thông tin và chia sẻ thông tin giữa cơ quan dự báo quốc gia và các cơ quan dự báo chuyên ngành ở các bộ
Trang 9Thứ ba, nhà nước cần tăng cường đầu tư cho hoạt động dự báo Đầu tư cho
hoạt động dự báo về kĩ thuật như đầu tư cho xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê dự báo Nhà nước đầu tư có thể được lồng ghép trong kế hoạch xây dựng chính phủ điện tử
Tăng cường đầu tư cho hoạt động dự báo, Nhà nước có thể thúc đẩy mạnh xúc tiến việc mời, thuê chuyên gia nước ngoài hoặc khuyến khích các cơ quan dự báo hợp tác với các tổ chức quốc tế, cơ quan dự báo nước ngoài trong việc hỗ trợ
kỹ thuật, đào tạo cán bộ là dự báo quốc tế Trong thời kỳ này, công tác dự báo của Việt Nam rất cần sự hỗ trợ kỹ thuật của quốc tế
Thứ tư, để hoạt động dự báo kinh tế có hiệu quả hơn và lâu dài, hệ thống các
cơ qan dự báo của chính phủ cần được sắp xếp lại Chính phủ cần sắp xếp lại các
cơ quan dự báo kinh tế vĩ mô ở Việt Nam Trên cơ sở các cơ quan dự báo kinh tế hiện tại của bộ kế hoạch và đầu tư cũng như các bộ khác Chính phủ có thể thành lập 1 trung tâm phân tích chính sách và dự báo quốc gia Trung tâm này có nhiệm
vụ phân tích, đánh gía chính sách và dự báo kinh tế phục vụ cho xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô Điều này sẽ tập trung được nguồn lực cho hoạt động phân tích và dự báo, giảm thiểu những sai lầm do sự thiếu phối hợp, gắn kết hiện nay của các cơ quan này trong phân tích và dự báo Theo đó số lượng của các dự báo kinh
tế vĩ mô của cơ quan dự báo kinh tế quốc gia sẽ có thể có điều kiện nâng cao Trước mắt, chính phủ cần tập trung đầu tư tài chính, nhân lực và kĩ thuật cho Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia
Thứ năm, Nhà nước cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm chính sách
và phân tích đánh giá dự báo kinh tế Chính phủ cần đảm bảo công khai minh bạch trong việc lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ trong các cơ quan hoạch định cũng như các cơ quan phân tích đánh giá dự báo kinh tế Nhà nước cũng cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho các cơ quan đó 1 cách bài bản, có quy trình, lộ trình rõ ràng
Trang 102 Xây dựng cơ chế phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô
Một điều cần thiết của chính phủ hiện nay là giảm chi tiêu; điều chỉnh lại và
ưu tiên đầu tư công; hiện nay mức thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã rất cao Do vậy chính phủ không thể tăng chi tiêu từ ngân sách mà tập trung điều chỉnh ưu tiên cho hoạt động đầu tư của chính phủ nên dành cho các dự án đầu tư trong nước, tạo việc làm và khuyến khích sản xuất trong nước, xuất khẩu Đi kèm với đó là những biện pháp phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô
Thứ nhất, chính phủ cần sớm quyết định nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của
kho bạc nhà nước được gửi tại ngân hàng nhà nước, cho phép ngân hàng nhà nước chủ động kiểm soát lượng tiền cung cho nền kinh tế, vòng quay tiền tệ, khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại và tốc độ tăng trưởng tín dụng Đồng thời, chi tiêu ngân sách nhà nước vẫn được đảm bảo tiết kiệm chi phí và tăng thu cho ngân sách nhà nước ( chính sách tiền tệ sẽ được điều hành 1 cách chủ động và phù hợp hơn )
Thứ hai, chính phủ cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận chức
năng trong xây dựng và thực thi chính sách Các bộ cũng phải thực hiện công việc
đó Để có thể có cơ chế phối hợp trong xây dựng và thực thi chính sách tốt nhất, chính phủ và các bộ cần có quyết định rõ vai trò chủ trì của 1 bộ phận nhất định trong các họat động phối hợp chính sách
Thứ ba, vai trò chủ trì của các bộ trong phối hợp khi xây dựng chính sách
( đã đề xuất ở trên ) cũng được duy trì trong quá trình phối hợp thực thi chính sách Khi phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, ngân hàng nhà nước cần được chủ trì trong bàn bạc với bộ tài chính về thực thi chính sách này Chính phủ sẽ quyết định phương án phối hợp thực thi 2 chính sách do ngân hàng nhà nước và bộ tài chính bàn bạc
Thứ tư, chính phủ cần thiết lập 1 cơ chế đối thoại và làm việc chung giữa Bộ
kế hoạch và đầu tư và Bộ tài chính trong việc phối hợp xây dựng và thực thi chính