Trong quyển này tác giả đã đưa nhiều thông tin về kiến trúc, lịch sử phát triển của đình, lễ hội, tiểu sử các anh hùng địa phương, anh hùng dân tộc, những người có công đức lớn với Đình
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
SƠN MINH HOÀNG MSSV: 6095775
VẤN ĐỀ VĂN BẢN CHỮ HÁN, PHIÊN ÂM,
DỊCH NGHĨA TRONG QUYỂN
ĐÌNH BÌNH THỦY - LONG TUYỀN
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Niên khóa: 2009 - 2013
Cán bộ hướng dẫn: Ths GVC TẠ ĐỨC TÚ
Cần Thơ, tháng 5/2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trải qua bốn năm học tập và rèn luyện ở giảng đường Đại học, được sự dìu dắt và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ quý Thầy Cô Đó là hành trang bổ ích giúp sinh viên chúng tôi vững bước vào đời Luận văn tốt nghiệp là một bước ngoặt đánh dấu sự kết thúc quá trình học tập của bốn năm Đại học, là chiếc chìa khóa mở
ra cánh cửa của tương lai
Trải qua gần một năm tìm tòi, nghiên cứu dưới sự chỉ dẫn của thầy Tạ Đức
Tú và sự cố gắng của bản thân, đến nay đề tài Vấn đề văn bản chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa trong quyển đình Bình Thủy – Long Tuyền đã hoàn thành
Tôi thật sự vui mừng và xin chân thành gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Tạ Đức Tú – người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài
Cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là những thầy cô trong Bộ môn Ngữ văn, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình dạy bảo và truyền đạt kiến thức làm nền tảng trong việc nghiên cứu đề tài
Cảm ơn ba mẹ đã hết lòng ủng hộ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để con
có thời gian hoàn thành đề tài luận văn này
Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cụ hương chức cùng với những người dân tại đình Bình Thủy đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi khảo sát, thu thập tài liệu để viết luận văn này
Cảm ơn chú Nguyễn Sương đã dành thời gian quý báu để trò chuyện cùng con và cung cấp một số thông tin có liên quan đến đề tài
Cảm ơn các cô (chú), anh (chị) trong Bảo tàng thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi tiếp cận được nguồn tài liệu quý
Trang 3Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Cô cố vấn Bùi Thanh Thảo cùng tất cả các bạn trong lớp Cử nhân Ngữ văn A1-K35 và các bạn trong nhóm luận văn
đã quan tâm giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Mặc dù người viết đã cố gắng rất nhiều trong việc đi sâu vào khai thác nghiên cứu vấn đề và hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của bản thân, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ phía thầy cô và các bạn
Cần Thơ, ngày 18 tháng 4 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Sơn Minh Hoàng
Trang 41.2.3 Đình Bình Thủy – Long Tuyền
1.3 Tổng quan về đình Bình Thủy – Long Tuyền
1.3.1 Kiến trúc đình Bình Thủy
1.3.1.1 Kiến trúc toàn cảnh 1.3.1.2 Bố cục trang trí bên trong
1.3.2 Lễ hội và văn hóa tâm linh
1.3.2.1 Lễ đình 1.3.2.2 Hội đình
CHƯƠNG 2 TÁC GIẢ NGUYỄN SƯƠNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÌNH BÌNH
THỦY – LONG TUYỀN
2.1 Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Nguyễn Sương
2.1.1 Vài nét về cuộc đời
2.1.2 Vài nét về sự nghiệp
2.2 Vài nét về các công trình nghiên cứu đình Bình Thủy – Long Tuyền
Trang 5CHƯƠNG 3 VẤN ĐỀ VĂN BẢN CHỮ HÁN, PHIÊN ÂM, DỊCH NGHĨA
TRONG QUYỂN ĐÌNH BÌNH THỦY – LONG TUYỀN
3.1 Những ưu điểm của việc phiên âm, dịch nghĩa trong quyển Đình Bình
Thủy – Long Tuyền
3.2 Những khuyết điểm khi phiên âm, dịch nghĩa trong quyển Đình Bình Thủy
– Long Tuyền
3.2.1 Sự Việt hóa chưa cao trong ngôn ngữ dịch thuật
3.2.2 Bí vần, phải dịch chệch đi, dùng chú thích dài dòng biện minh cho
sự chệch ý
3.2.3 Hiện tượng bỏ chữ trong nguyên tác, thay bằng chữ khác theo sự phỏng đoán của người dịch
3.2.4 Bản dịch thoát nghĩa, gây khó hiểu cho độc giả
3.3 Việc dịch chữ Hán nói chung và chữ Hán trong đình Bình Thủy nói riêng
Với bề dày lịch sử hơn 4000 năm văn hiến và việc chịu ảnh hưởng của chế
độ phong kiến phương bắc hơn nghìn năm Bắc thuộc đã tạo nên một làn sóng mạnh
mẽ tác động trực tiếp đến nền văn hóa của đất nước ta về phong tục, tập quán lẫn chữ viết Trên cơ sở đó, ông cha ta ngày xưa đã thật sáng suốt khi mượn chữ Hán để ghi nhận lại những dấu ấn lịch sử, những tinh hoa của dân tộc được chắt lọc qua thời gian
Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, việc giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới là một điều tất yếu Đó cũng là một động cơ tốt cho việc quảng bá nét đẹp truyền thống dân tộc đến với bạn
bè thế giới Điều cốt lõi là làm thế nào để việc giới thiệu nét đẹp và tiếp nhận những nền văn hóa mới nhưng không làm mất đi những giá trị truyền thống mà bao đời
Trang 6nay ông cha ta đã gây dựng Qua đó, chúng ta vẫn tiếp nhận thêm những nền văn hóa mới một cách chọn lọc để làm giàu, phong phú hơn cho nền văn hóa dân tộc theo phương châm “hòa nhập nhưng không hòa tan”
Như Bác Hồ đã nói: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”- câu được ghi trong tư liệu bằng chữ Hán của
Hồ Chí Minh Đó như là một lẽ thường của sự xuất hiện chữ Hán ở nước ta Vì thế, những giá trị quý báu ấy rất cần được trân trọng, quan tâm ra sức giữ gìn và bảo tồn những giá trị truyền thống của dân tộc Những nét chữ Hán – Nôm cổ xưa trong các đình cổ của làng vẫn còn những nét độc đáo tinh hoa của dân tộc, để mai này hậu thế vẫn còn được biết đến
Đình Bình Thủy là một trong những di tích lịch sử, một địa điểm du lịch nổi tiếng của riêng thành phố Cần Thơ và của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long Nơi đây, có sự kết hợp bởi cảnh đẹp thiên nhiên với những nét cổ kính cùng với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần thượng võ chống giặc ngoại xâm, tinh thần hiếu học, lòng mến mộ những bậc anh tài, tuấn kiệt,… Tất cả những nét đẹp tinh túy đó đều được thể hiện qua những văn bản chữ Hán tạc ghi tại đình
Giờ đây khi nền Hán học đã kết thúc, chữ Hán ngày nay không còn tồn tại và phổ biến như ngày xưa nhưng những giá trị của nó đã để lại thì không thể nào phủ nhận được Đây là nguồn tư liệu phong phú cho tất cả những ai còn quan tâm, yêu thích đến nền Hán học – một nét đẹp cổ truyền đã in sâu vào nền văn hóa dân tộc, phong tục của người Việt Nam
Nền Hán học không còn và hiện nay trước sự phát triển ngày càng lớn mạnh của xã hội và sự phổ biến rộng rãi của chữ Quốc ngữ ở Việt Nam nên chữ Hán ít được quan tâm, nghiên cứu và học tập Số lượng người hiểu biết tường tận về chữ Hán không nhiều, nếu còn thì họ chủ yếu là những nhà nghiên cứu, những nhà phê bình văn học hay một số cán bộ giảng dạy học phần Hán Nôm Trên thực tế hiện nay có rất nhiều bản dịch chữ Hán trong các đình cổ rất khác nhau, ta chẳng biết làm thế nào để nhận biết rõ những giá trị mà họ đã nghiên cứu có xác thực, có làm
Trang 7nổi bật lên những giá trị của cha ông để lại hay không, hay là chỉ dựa theo kinh nghiệm hiểu biết của cá nhân để nghiên cứu Và việc lựa chọn bản dịch cho phù hợp, còn giữ nhiều sắc thái và đảm bảo nội dung nhất, đây là một việc làm khó khăn, cần thiết và cấp bách
Từ lòng yêu thích chữ Hán và sự đam mê học hỏi của bản thân, chúng tôi
quyết định chọn đề tài Vấn đề văn bản chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa trong quyển Đình Bình Thủy – Long Tuyền Đây là một đề tài không mới nhưng nó luôn có sức
hấp dẫn và lí thú đối với những người nghiên cứu như chúng tôi, tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu và học tập với niềm đam mê chữ Hán một nét văn hóa cổ truyền Qua đó để tìm ra thêm những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế gặp phải của các dịch giả trước để có hướng đi, hướng tiếp cận đúng nhất và nhằm bổ sung vào tài liệu tham khảo
2 Lịch sử vấn đề
Đình Bình Thủy còn có tên gọi khác là Long Tuyền cổ miếu, là một trong những ngôi đình cổ nằm trong trung tâm thành phố Cần Thơ hiện đại, tính từ khi xây dựng đến nay Đình Bình Thủy đã hơn trăm năm tuổi Đình còn được mệnh danh là ngôi đình cổ nhất của Nam Bộ và là ngôi đình bậc nhất Đồng bằng sông Cửu Long về nét cổ kính còn giữ lại được gần như nguyên vẹn tất cả những giá trị văn hóa, tinh hoa dân tộc, nét độc đáo đặc trưng của của vùng sông nước Cửu Long
Do đó, đình đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia về loại hình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc và được chính quyền địa phương quan tâm, tôn tạo, sửa chữa Đình nổi tiếng về nét cổ kính trang nghiêm và kiến trúc độc đáo nên được du khách gần xa biết đến và đã có nhiều bài viết nhằm ca ngợi vẻ đẹp xưa của đình
Tuy nhiên riêng vấn đề văn bản chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa những hoành phi liễn đối, những lời hay ý đẹp mà ngày xưa ông cha ta đã để lại vẫn chưa có công trình khoa học nào đề cập đến một cách chi tiết và sâu sắc
Đề tài của luận văn tốt nghiệp chúng tôi là một đề tài với hướng nghiên cứu mới nên việc tìm đúng tài liệu riêng về đề tài này là không có Nhìn chung các nhà
Trang 8nghiên cứu khi viết về văn bản chữ Hán trong di tích đình Bình Thủy thì rất ít người làm công tác khảo sát, đối chiếu Nếu có thì họ cũng chỉ dừng lại ở một số chi tiết
mà thôi Trong luận văn này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu tìm hiểu những Vấn
đề về văn bản chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa trong quyển Đình Bình Thủy – Long Tuyền của Nguyễn Sương Qua đó so sánh bản dịch này với bản dịch gốc và đối
chiếu với văn bản chữ Hán tại đình Nói như vậy, có nghĩa là công tác tìm hiểu, so sánh, đối chiếu quyển sách này không phải là mới nhưng chúng tôi sẽ làm công tác này với mức độ rộng hơn, cụ thể hơn Luận văn này vừa mang tính kế thừa những thành quả từ việc khảo sát, đối chiếu của tác giả Nguyễn Sương, các bô lão tại làng, các bậc tiền bối, vừa mang tính phát huy, vừa mang tính mở rộng phạm vi khảo sát, đối chiếu Tất cả nhằm góp phần làm cho những văn bản chữ Hán ấy được lưu truyền mãi mãi, để con cháu đời sau vẫn được thừa hưởng, để nó ngày càng hoàn thiện hơn, dễ hiểu hơn đối với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ
Nơi đây, có một số lượng khá lớn các văn bản chữ Hán Thế nhưng đến nay chỉ mới có một công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Sương trong quyển
Chuyện làng cổ tập hai, Đình Bình Thủy – Long Tuyền, Nhà xuất bản Đại học Cần
Thơ (2012) Trong quyển này tác giả đã đưa nhiều thông tin về kiến trúc, lịch sử phát triển của đình, lễ hội, tiểu sử các anh hùng địa phương, anh hùng dân tộc, những người có công đức lớn với Đình Bình Thủy với dân Bình Thủy (Cần Thơ) và đáng ghi nhận nhất là phần chữ Hán được viết lại và phiên âm, dịch nghĩa hầu hết các hoành phi, câu đối, bản sắc phong, những lời chúc tụng tốt đẹp và các câu thơ chữ Hán tại đình góp phần khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc tại đình Bình Thủy Tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định về lỗi đánh máy, cách viết chữ Hán, phiên âm dịch nghĩa một số câu chưa được chính xác và trùng khớp với chữ Hán tại
đình Vì thế, đối với Vấn đề văn bản chữ Hán, phiên âm dịch nghĩa trong Đình Bình Thủy trong quyển Đình Bình Thủy – Long Tuyền, người viết sẽ tiếp tục công việc
của những người đi trước Đồng thời, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu kĩ hơn nhằm đem lại kết quả hoàn chỉnh hơn, để từ đó giúp cho người đọc hiểu rõ hơn và toàn diện hơn về ngôi Đình Bình Thủy
3 Mục đích yêu cầu
Trang 9Với luận văn này, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về Vấn
đề văn bản chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa trong quyển Đình Bình Thủy – Long Tuyền thông qua việc đối chiếu phần văn bản, phiên âm, dịch nghĩa, chú thích của
tác giả Nguyễn Sương với bản dịch gốc tại bảo tàng thành phố Cần Thơ và đối chiếu với chữ Hán tại Đình Bình Thủy nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề còn chưa thống nhất Bên cạnh việc nghiên cứu, khảo sát, đối chiếu chúng tôi sẽ đề xướng hướng giải quyết và chọn ra bản phiên âm, dịch nghĩa mà chúng tôi cho là hoàn thiện hơn, sát với văn bản gốc hơn so với văn bản của tác giả
4 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là văn bản chữ
Hán, phiên âm, dịch nghĩa trong quyển Đình Bình Thủy – Long Tuyền của Nguyễn
Sương
Qua đó, chúng tôi cũng tham khảo thêm tài liệu gốc về văn bản chữ Hán trong Đình Bình Thủy tại bảo tàng thành phố Cần Thơ để có thể so sánh, đối chiếu
làm sáng tỏ vấn đề văn bản chữ Hán trong quyển Đình Bình Thủy – Long Tuyền Để
từ đó có thể ghi nhận những đóng góp tích cực và hữu ích của tác giả và chỉ ra những chỗ chúng tôi thấy còn sai sót
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên chúng tôi sẽ
sử dụng các phương pháp cụ thể để tiến hành nghiên cứu và giải quyết luận văn này
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Trước hết, chúng tôi đi sưu tầm, tham khảo kĩ một số tài liệu (từ sách báo, tạp chí, tài liệu quý lưu giữ tại bảo tàng và trên mạng Internet) Sau đó nghiên cứu
và phân tích một số tài liệu có liên quan đến đề tài
Phương pháp khảo sát thực tế
Vận dụng phương pháp này nhằm quan sát và ghi nhận lại một cách khách quan hơn về các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, các văn bản chữ Hán tại đình
Trang 10Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn các bô lão tại đình và những người am hiểu về chữ Hán trong đình nhằm thu thập được thông tin có độ tin cậy cao hơn
Phương pháp đánh giá
Đây là phương pháp cơ bản nhưng cũng không kém phần quan trọng trong việc phân tích làm sáng tỏ những cứ liệu, thông tin chưa rõ ràng về lịch sử, văn hóa, chữ viết giữa các tài liệu và thực tế
B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÌNH BÌNH THỦY -
LONG TUYỀN
1.1 Lược sử hình thành và phát triển
Theo quyển Lịch sử đấu tranh Cách mạng Long Tuyền:
“Vào đời nhà Hậu Lê (1533 – 1788) Trịnh - Nguyễn phân tranh Đến năm Đinh Mão (1627) Nguyễn Hoàng đưa quân lính và nhân dân tiến vào Nam sông Gianh mở mang bờ cõi, gây dựng nên cơ nghiệp Chúa Nguyễn ở Đàng Trong… Khi chưa có con người đến sinh sống thì vùng đất này là vùng nguyên sinh hoang vắng, nhiều đầm lầy, gò nổi, nhiều thú dữ và vô số chim muông Các ông Nguyễn Văn Minh, Võ Văn Tựu, Đinh Công Báu, Lê Thành Hiếu, Nguyễn Lãm là những người đến đây khai phá Nhờ có sức lao động của họ mà dần dần vùng đất này hình thành
Trang 11sáu cộng đồng dân cư, họ sống thành cụm, từng xóm ấp trại nhỏ, thưa thớt” [9, Trang 9]
Thuở đó, vài ba nhà gần liền nhau liên kết lại thành liên gia Vài ba liên gia kết lại thành chòm xóm rồi thành Ấp trại Ấp trại là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên ở đây Lúc đầu chưa có chính quyền quản lí nên họ tự tổ chức, tự cai quản do những người đứng đầu các họ tộc có năng lực, có uy tín đứng ra đảm nhiệm Nhiều
Ấp trại liên kết lại với nhau thì thành Thôn, Làng, Xã…
Theo nền văn hóa tâm linh của người Việt Nam, thì đã làm người hễ có cái thân thể thì cũng phải có cái tâm linh Văn hóa tâm linh lấy cái lễ để tưởng nhớ, lấy cái hội để tụ tập quay quần Đã an cư lạc nghiệp thì phải có nơi thờ cúng Trong nhà thờ cửu huyền thất tổ, ngoài nhà thờ bà Chúa xứ, Thổ thần, Thổ địa, các đảng âm binh thời Đàn Cựu,… Vì vậy, sáu ấp trại của sáu cộng đồng dân cư đều có lập nên các miếu, mạo, am, cốc… rải rác khắp làng Riêng tại tả ngạn sông Bình Thủy có dựng lên miếu lớn hơn Về sau, miếu này trở thành ngôi Đình Bình Thủy – Long Tuyền cho đến ngày nay
Cũng theo quyển Lịch sử đấu tranh Cách mạng Long Tuyền:
“Vào năm Đinh Sửu (1817) đời vua Gia Long thứ 15, ấp trại Hưng Hòa và
ấp trại Phó Hòa sáp nhập lại thành Hưng Phó Xã Ấp trại Thạnh Bình và ấp trại Thới Hòa sáp nhập lại thành Bình Hòa Xã Đến năm Giáp Thìn (1844) đời vua Thiệu Trị thứ 13 thì Bình Hòa Xã, Hưng Phó Xã và hai ấp còn lại là Khánh Lộc, Bình Khánh được sáp nhập lại thành làng Bình Hưng Bình Hưng là tên đầu tiên của làng cổ này” [9, Trang 10]
Thời này chưa có chính quyền quản lí, vì thế xã hội tổ chức theo chế độ tự quản, tự hòa giải Dưới thời các Chúa Nguyễn có Trưởng thôn, Trưởng ấp, Trưởng
lý Dưới thực dân Pháp, làng Long Tuyền đặt dưới quyền cai trị của Tri phủ, Tri huyện, Cai tổng, Tỉnh trưởng Cơ quan cai trị ở làng là Ban Hội Tề bao gồm mười hai vị hương chức hội tề gọi là thập nhị vị hương chức, đó là: Hương cả, Hương chủ, Hương sư, Hương trưởng, Hương chánh, Hương giáo, Hương bộ, Hương quản, Hương thân, Hương hào, Xã trưởng và Chánh lục bộ Quyền lực nhất là Hương cả,
Trang 12kế đến là Hương chủ Hương quản đứng đầu về an ninh, trị an Các hương chức hội
tề do cấp trên cử ra, không có niên hạn Khi khiếm khuyết thường được tôn lên theo lối “sống lâu lên lão làng”
Ở đình còn có tổ chức xã hội truyền thống của đình gọi là Ban Tế Tự hay Ban Trung Đình Ban này do nhân dân lục ấp cử ra gồm những người khá giả, có phẩm chất, có năng lực, có uy tín và am hiểu công việc của đình Ban Tế Tự có trưởng ban, phó ban Bốn chức vị Chánh bái, Bồi bái, Đông hiến, Tây hiến được coi
là “hộ vệ” của Thần (có người nói đó là “bốn người con” của Thần) Còn Hương văn, Hương lễ, Hương nhạc, Hương kiểm, Hương hộ, Quản trị, Thủ bổn, Đội học trò lễ, Đội nhạc lễ,… tất cả đều là những hương chức hành sự cho nên cần phải có nghiệp vụ khá giỏi Ban Tế Tự làm các công việc của đình Đình và làng khắng khít nhau nên giữa hai Ban này thường xuyên giúp đỡ và bổ trợ công việc cho nhau
Như trên đã trình bày, việc xây dựng đình là một nhu cầu thiết yếu đối với nhân dân khi mới thành lập làng và việc Đình Bình Thủy được xây dựng cũng là lẽ thường Tuy nhiên, về lịch sử xây dựng đình có nhiều ý kiến phân chia khác nhau
và tên gọi của đình cũng có sự thay đổi trong những lần xây dựng đình Sau đây người viết xin đưa ra một vài viện dẫn trong những mục tiếp theo
Xây dựng đình lần thứ nhất
Vào năm Nhâm Thìn (1832), trận bão lụt kinh hoàng đã gieo rắc cho vùng đất này biết bao đau thương tang tóc, nhà cửa ruộng vườn tiêu tan, nhân dân đói rét Làng Bình Hưng xơ xác chìm vào bóng đêm
Hết đêm đen thì trời lại sáng, mưa lại thuận, gió lại hòa Sau trận thiên tai đó, nhân dân trở về làng làm ăn ngày một đông đúc Người người, nhà nhà ra sức khai phá, siêng năng làm lụng để mong sao sớm được an cư lạc nghiệp Thật như vậy, trời không phụ lòng người, không phụ kẻ khó nhọc, một nắng hai sương Họ chung sức, chung lòng cày cấy ruộng vườn, trồng trọt, chăn nuôi và làm nghề thủ công như rèn, mộc… khi công việc làm ăn đâu đã vào đấy, họ lại ra sức sửa sang miếu mạo ở vòm sông Bình Hưng cho to hơn, rộng hơn, vững chắc hơn để nhằm tạ ơn và thờ Thần linh Ngôi miếu ở đây trở thành ngôi đình Ngôi đình đầu tiên này xây cất
Trang 13lên thô sơ bằng cây rừng, lợp lá và có tên gọi là đình làng Bình Hưng, chưa có sắc Thần
Xây dựng đình lần thứ hai
Thời vua Tự Đức năm thứ 5 (1852) có đoàn hải thuyền do Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt chỉ huy tuần thú xuôi ngược trên dòng sông Ba Thắc (theo cách gọi của người Pháp sông Ba Sắc viết là Bassac), vừa đến vòm sông thuộc địa phận làng Bình Hưng thì gặp phải một trận cuồng phong nổi dậy, làm mọi người trong thuyền đều hoảng sợ Huỳnh Mẫn Đạt hối quân xuôi gió vào vàm trú ẩn, neo đậu tại bến Rạch Dứa Sông tuy lớn nhưng không có sóng to gió lớn Trận cuồng phong đã qua
đi, dân làng được Ông gọi đến để hỏi thăm, các bô lão bẩm báo: “Rạch này thường yên lặng, không hề có sóng to gió lớn, hoa màu quanh năm tươi tốt thịnh vượng, người dân an cư, lạc nghiệp” Qua lời bẩm báo trên, Huỳnh Mẫn Đạt khen thầm rồi trịnh trọng tuyên bố: “Nhờ theo dòng nước đến đây mà ta được bình an vô sự, vậy
ta đặt tên cho rạch này là Rạch Bình Thủy” và thôn này là “làng Bình Thủy” Bình
Thủy là sông có mặt nước phẳng lặng, mặc dù ở vùng này có cuồng phong Khi trở
về triều đình Huế, Huỳnh Mẫn Đạt bẩm tấu với vua Tự Đức và được vua phong tặng sắc Thần cho làng là “Bổn Cảnh Thành Hoàng chi Thần”, tức là lấy cảnh vật nơi đây làm Thần Thần ở đây hữu danh nhưng vô hình
Như vậy, kể từ ngày 29 tháng 11 năm 1852 (Nhâm Tý) thì làng Bình Hưng đổi lại thành thôn Bình Thủy mới có sắc Thần do vua Tự Đức ban cho Kể từ đó trở
đi người dân trong làng làm ăn ngày một phát đạt hơn, dân chúng nơi đây tôn kính sắc Thần, vì thế họ phải chọn ra những người có chức có uy tín để lập ra nơi thờ phụng sắc Thần và được gọi là Sắc Thần phụng sở Sắc Thần phụng sở được trải qua các vị như Chánh bái Võ Văn Đại, Bồi bái (phó bái) Đinh Công Chánh, Câu khoán Trương Văn Đạo, ông Chiêu Trần Văn Vũ, Hương văn Trần Văn Nho, Hương cả Lê Văn Quỳ Các ông này đều ở từ Rạch Cam trở vô cho đến cuối làng
Vì đường sá xa xôi lại chưa được mở mang nên khi hai lần tổ chức lễ Kỳ yên (求
安 cầu an) phải sắm sửa bè thủy lục để đi thỉnh sắc Thần bằng đường sông Bình Thủy Bè là kết nhiều ghe không mui lại với nhau, rồi thả ngang lên trên mặt ván ghe nhiều ván cho vững chắc, sau đó dựng trên mặt ván như một cái sân khấu nổi
Trang 14trên mặt nước Bè này được trang trí trang hoàng rực rỡ và lộng lẫy, mỗi năm đều được cách tân cải tiến cho to hơn và đẹp hơn Trên mặt ở giữa sàn bè có lập nên cái ngai để sắc Thần ngự Chung quanh là các hương chức, quan viên trong làng, đội học trò lễ, đội nhạc lễ,… Ngoài bè chính này ra còn có hai hoặc nhiều bè phụ khác Tuy có nhỏ hơn bè chính nhưng nó cũng được trang trí y như bè chính, một chiếc đi trước, một chiếc đi sau gọi là bè hộ tống Ngoài hai loại bè này ra, những ai có ghe thì đi ghe, có xuồng thì đi xuồng rần rộ theo hầu Thần giữa tiếng trống tiếng kèn, tiếng hò reo inh ỏi, vừa vui vẻ tấp nập, nhộn nhịp vui tươi nhưng cũng rất long trọng và trang nghiêm Thuở trước, dân làng nối dây luộc lại rồi buộc vào bè đi hai bên mé sông để kéo bè Về sau thì dùng bằng chèo và cây dầm để bơi thay cho kéo Những mái chèo, mái dầm làm khuấy động cả mặt nước tạo cho ta có cảm giác rằng dòng sông này giống như một long thể của làng Long Tuyền đang vươn mình trỗi dậy tỏa sáng lấp lánh
Vào năm Bính Thìn (1916) đường đi từ đình vào Rạch Cam được ông Xe cho rải đất hầm đỏ, xây cầu sắt cho nên xe hơi, xe ngựa, xe kiếng, xe bình bịch,… lưu thông được dễ dàng Lúc này, ông Nguyễn Doãn Cung và ông Dương Lập Cang
đề xướng làm Long xa phụng táng để thỉnh và đưa sắc Thần thay cho bè lục thủy (Long xa là xe hơi được trạm trổ hình rồng và sơn phết sặc sở, Phụng táng là con phụng xòe cánh ra che sương chắn nắng cho Thần) Trên xe trang trí long, lân, quy, phụng (tứ linh) Ở giữa để bàn hương án có đặt cái tợ bốn chân quy, bộ lư và hai chân đèn Trước ngày thỉnh sắc Thần, nhân dân hai bên bờ sông đều có lập bàn hương án trước cửa nhà mình Trong ngày lễ này, bàn hương án được trang trí và đặt sẵn hương, đăng, trà, quả để kính cẩn thỉnh Thần linh Nhân dân thỉnh sắc Thần
từ sắc Thần phụng sở về đình để làm lễ Kỳ yên (cầu an) Khi mãn lễ thì đưa sắc Thần về sắc Thần phụng sở để nhang đèn hàng ngày Bắt đầu thỉnh và đưa thì có sự tham gia đông đảo của nhân dân trong làng
Khi có sắc Thần vua Tự Đức ban tặng, dân trong làng mừng rỡ vô cùng, nên nguyện cùng Thần linh để xây cất đình lại tại chỗ cũ bằng cây gỗ chắc chắn hơn Mái đình lợp ngói đỏ, trước sân đình cất thêm nhà Võ ca để khi có hội hè thi đấu nghề võ hoặc cho gánh hát bội về làm rạp hát tuồng cổ tích suốt ngày đêm Ông Hồ
Trang 15Văn Được được dân làng tiến cử làm Ông Từ đầu tiên, cho đến năm Canh Tý (1900), ông Hồ Văn Được qua đời thì giao lại cho con là Hồ Văn Khanh kế thế
Xây dựng đình lần thứ ba
Vào năm Đinh Mùi (1907), tại làng Bình Thủy thuộc tổng Định Thới, hạt Cần Thơ có ông Nguyễn Đức Nhuận làm quan Tri Phủ và ông Lê Văn Noãn làm Cai Tổng Một năm sau, năm Mậu Thân (1908), trong phiên họp tại công sở làng,
hai ông luận bàn về hình thể sông Bình Thủy: “Con sông này chảy uống khúc như rồng nằm Miệng rồng há to ngậm trái châu đó là Cồn Linh áng ngang vòm sông Hai chân trước là Rạch Ngã Tư Lớn và Rạch Ngã Tư Bé ngang nhau Xa hơn là Rạch Miễu Ông và Rạch Cái Tắc cũng đối diện nhau là hai chân sau Chi lưu của bốn rạch này tủa ra như bốn chân rồng Thân hình lại khéo làm sao! Ngoài vàm to lớn, miệng há hốc ngậm trái châu Mình rồng uốn khúc và nhỏ dần Đoạn đuôi thon thon nằm vắt tận cuối làng, mãi đến Giai Xuân Nước sông bốn mùa lăn tăn gợn sóng như muôn triệu vảy rồng lấp lánh giữa rừng cây xum xuê, rậm rạp” [9, Trang 17]… Nghe có lý, mọi người đều tán thành Từ đó thôn 平 水 “Bình Thủy” đổi
thành làng 龍 泉 “Long Tuyền” Long Tuyền là rồng nước là suối rồng Cũng trong cuộc họp này, ông Tri Phủ Nguyễn Đức Nhuận đề nghị cất đình lại tại vàm Rạch Ngã Tư Bé, trên sở đất của làng rộng 2,09 ha Ông La Thanh Xuân, nghiệp chủ lớn của làng hứa sẽ giúp tiền và chỉ huy cất đình Cuộc họp tán thành, sau khi mua sắm nguyên vật liệu xây cất chẳng may ông Tri Phủ Nhuận qua đời cho nên công việc xây cất đình dời về Ngã Tư Bé lần thứ ba này một lần nữa bị đổ vỡ, trì trệ
Xây dựng đình lần thứ tư
Dân làng nóng lòng vì ngôi đình ở vàm sông Bình Thủy đã xuống cấp trầm trọng Trong một phiên họp tại công sở của làng gồm các tân chức, hương cựu, thương gia, nghiệp chủ đồng lòng đề nghị ông hương cả Nguyễn Doãn Cung ở Ngã
Tư Lớn, ấp Bình Nhựt và ông hương chủ Dương Lập Cang ở ấp Bình Lạc, cất đình lại chỗ cũ Hai ông ái ngại nên cầu cơ xin dò hỏi ý người khuất Được cơ giáng cho thuận lòng, sau đó dân làng chung đậu được 5.832 đồng tiền Đông Dương để góp thêm vào tiền xây cất đình lần thứ tư
Trang 16Nguyên vật liệu hầu hết bằng cây gỗ mua từ Cao Miên đem về, xi măng, sắt,… đặt hàng từ nước Pháp chuyển sang Phụ trách chung có ông Huỳnh Trung Trinh ở Rạch Súc Chỉ huy việc chạm trổ cột, kèo, trính, tó,… các hình long, lân, quy, phụng, hoa mẫu đơn là ông Ba Triệu ở Rạch Cam Chỉ huy dựng cột, ráp kèo, trính, xiêng là ông Sáu Diệu ở Sa Đéc Riêng việc làm nên cái ngai có bốn chân quy đặng để tráp đựng sắc Thần là do ông Năm Kính ở ấp Bình Lạc phụ trách
Vào năm Bính Thìn (1916) ông Nguyễn Doãn Cung và ông Dương Lập Cang chủ trương làm Long xa Phụng tán tức xe bốn bánh để đưa rước sắc Thần từ Sắc Thần Phụng Sở về đình để hành lễ Kỳ yên (cầu an) Ngoài ra, ở lục ấp có làm sáu cái “Bàn đưa” cũng có bốn bánh xe nhưng kích thước nhỏ hơn để tháp tùng, hộ tống đưa rước sắc Thần cùng Long xa Phụng tán Tất cả những công trình trên đều được sơn son phết vàng thật rực rỡ
Bến sân đình là bãi cây câm xe, cà chất được mua từ Cao Miên chở về, trong lúc ra gỗ, các ông thợ cả như ông Trinh, ông Triệu, ông Diệu, ông Kính luây huây
đo độ dài, độ cao và độ tròn của các cột, kèo, đà, trính thì có một người coi có vẻ quắc thước, tuổi độ tứ thập đến chơi Sau vài ngụm trà, ông ngõ lời đôi điều về Kinh dịch, Bát quái, Lỗ ban,… Những lời nói đầu tiên đó của ông dường như không
ai chú ý nên ông cảm thấy lạc lõng rồi ông lễ phép tạ từ ra về hướng Rạch Trùm Neo Nghe nói ông tên là Ba Trụ ở xóm Cây Gòn bên bờ Rạch Khai Luông Độ nửa tháng sau, ông Ba Trụ đến sân đình chơi cũng là để góp ý đôi điều về Kinh dịch, Bát quái, Lỗ ban nhất là trong việc đo đạc, ra gỗ và xử trí vài khúc mắc trong việc xây cất đình to lớn như thế này Cũng như lần trước ông Ba Trụ ra về trong sự âm thầm lặng lẽ mà trong lòng ông luôn nặng nỗi ấm ức
Quá tam, lần thứ ba này ông Ba đến chơi mà không hề lên tiếng, ông xin một cây nhang đốt rồi cấm lên bàn thờ tổ thợ mộc đặt ở trung tâm công trình Không nói, không rằng, ông lại một lần nữa lặng lẽ ra về Nắng chang chang làm cái đầu ông luôn nóng hực nhưng chân đất của ông vẫn bước những bước nặng nề Câu chuyện cao thấp của những người thợ cả tài năng có phép thuật cao cường đang bắt đầu có chuyện
Trang 17Được biết, ông Ba Trụ ở Trung kì vào Nam kì chừng năm nay để lập nghiệp Ông Ba nổi tiếng với nghề mộc Những lời góp ý chân thành ấy không được người
ta quan tâm để ý đến buộc ông Ba phải xa rời cái xóm Cây Gòn vừa mới được nhen nhóm cuộc sống mới Thời gian chuẩn bị cả năm chuẩn bị trôi qua Phần gỗ đục đẽo, chạm trổ xong rồi dựng lên Mộng ráp khít khao chặt chẽ Các thợ mới phát hiện phần Tiền điện thấp hơn Chính điện chừng hai tấc (chừng nửa thước Lỗ ban) Nghề và chơi xỏ nghề trước đây như là cơm bữa Đến khi được biết ông Ba Trụ đã dùng thuật Lỗ ban để phá mình thì mọi chuyện đã qua rồi, khó có thể chữa lại Các ông Trinh, ông Triệu, ông Diệu, ông Kính tự trách mình là nếu biết lắng nghe thì đâu đến nỗi này! Tiền của đã đổ đống, hư hỏng phải tìm cách sửa chữa Sau khi sáng kiến được trình bày và được ông Nguyễn Doãn Cung chấp thuận thì các chân cột Tiền điện đều được kê lên bằng những con táng đá xanh cho bằng Chính điện
“Như vậy, khởi công xây cất đình lần thứ tư này vào ngày thứ hai, ngày 26 tháng 7 năm 1909 (nhằm mồng 10 tháng 6 năm Kỷ Dậu) và hoàn thành vào năm Tân Hợi (1911)”, [9, Trang 23]
Từ khi xây cất Đình lần thứ tư từ năm 1909 cho đến nay đã trên trăm năm và
đã trải qua ba lần trùng tu, sửa chữa:
Trùng tu đình lần thứ nhất
Dựng lên ngôi đình lần thứ tư từ năm 1909 cho đến nay đã trên trăm năm nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn dáng dấp ban đầu Tuy vậy, qua thời gian nguyên vật liệu có cái đã hư hỏng, cho nên người dân trong làng phải chung lòng ra sức trùng tu lại Trùng tu lần thứ nhất là để sửa chữa những hư hỏng nhỏ ở trong đình nhưng chủ yếu là xây dựng Cổng Tam Quan, cổng được xây dựng vào năm 1960 do tiểu đoàn công binh Quân đoàn 4 đóng tại đây góp sức dựng nên Bác sĩ Trần Hữu Thế là người dân làng Long Tuyền đề xướng việc xây cổng đình áp sát quốc lộ 91, dưới dốc cầu Bình Thủy Được biết, ngoài người đề xướng ra còn có các vị khác như Âu Cẩm Xình, Quách Mến, Lâm Chiêu Âu, Dương Văn Ngôn,… Sau đó có một người hảo tâm góp tiền xây cất thêm phần khang trang Các câu đối trên Cổng Tam Quan là do nhóm thi sĩ của làng cùng sáng tác trong lần trùng tu lần thứ nhất này, có tham khảo cùng ông Sinh Mậu ở Ô Môn và ông Bảy Thuần ở Rạch Cam
Trang 18như: phía trước cổng và phía sau cổng tam quan đó là những lời chào trân trọng của dân làng đón khách thập phương khi đến đây Nhiều từ hay, ý đẹp, làm rạng rỡ bộ mặt làng cổ này
Vào năm 1964 ông Nguyễn Tài Năng được tha tù từ nhà lao Chí Hòa về quê
ở Cần Thơ đã bàn với ông Hà Thủy để lập ra tao đàn thơ lấy tên là Hưng cổ Văn đoàn tại thị xã Sau đó, liên lạc với Thị ủy Cần Thơ, được Thị ủy chỉ đạo hoạt động trong giới văn nghệ sĩ theo cương lĩnh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Khi tiếp quản thị xã vào năm 1975 Hưng cổ Văn đoàn có đem ra thảo luận hai câu đối trên, sau đó cho đục phá bỏ chữ 才 “Tài” đắp thay thành chữ 雄
“Hùng” như hiện nay
Trùng tu đình lần thứ hai
Vào ngày 09 tháng 7 năm 2001 đội trùng tu di tích Trung ương 2 từ Đà Nẵng vào, do ông Hồ Tha làm đội trưởng, được Sở Văn hóa Cần Thơ giao trách nhiệm trùng tu tháo gỡ, gia cố, tôn tạo, sửa chữa toàn bộ những gì hư hỏng Thống kê sơ
bộ thấy có 9 bộ cửa đi, 5 bộ cửa sổ bằng gỗ lim Thay 2 cột lớn, cột vuông được thay lại cột tròn, nâng cao mặt bằng lên chừng 2 tấc Tất cả các cột được kê trên đá tảng Qua bao năm tháng những hoa văn, họa tiết bên trong và bên ngài đều bị hư hỏng Thợ đắp cốt, chạm trổ lại cho tinh tươm Các hoành, phi, liễn đối, hoa văn, phù điêu đều được sơn son thếp vàng rực rỡ ánh trúc lên hàng câu đối Riêng về mái ngói thì lấy mẫu ngói gởi lên Bình Dương đặt đem về lợp lại y như trước Đứng xa nhìn vào ngôi đình giống như vừa mới dựng lên Hồ sơ lần trùng tu này do Bảo tàng thành phố Cần Thơ lưu giữ
Trùng tu đình lần thứ ba
Đứng ở Cổng Tam Quan nhìn vào, bên trái là khuôn viên ngôi đình, còn bên phải gọi là sân đình Sân đình này mới chỉnh trang lần thứ ba vào đầu năm 2011 Ngôi đình hiện diện đây là đã qua ba lần trùng tu như nói trên Về niên hiệu, uy cách, tầm cỡ nghệ thuật lẫn ý nghĩa của nó đều có thể coi là bậc nhất nhì ở Đồng bằng sông Cửu Long
1.2 Tên gọi qua các thời kỳ
Trang 191.2.1 Đình Bình Thủy
Đời vua Tự Đức thứ 5 năm Nhâm Tý (1852), quan Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt ngồi thuyền đi tuần thú, vừa đến Cồn Linh thì gặp trận cuồng phong nổi dậy Vì thế ai nấy trong thuyền đều hoảng sợ Một viên hầu cận nhìn xem địa thế khẽ bẩm:
“Nơi khoảng xa xa kia có chỗ yên lặng cho thuyền núp gió ắt sẽ an toàn” Cụ Tuần
phủ Huỳnh Mẫn Đạt nghe theo lời hầu cận liền truyền cho quân lính chèo thuyền đi ngay vào vàm rạch ấy Nhìn kĩ ngọn rạch yên lặng như mặt nước hồ thu, xem ra có long cuộc, cụ Tuần phủ bèn cho gọi dân quanh vùng đến gạn hỏi Các bô lão đến
ứng hầu rất đông, cụ Tuần phủ hỏi: “Chỗ này cảnh vật lâu nay ra sao?” Các bô lão bẩm: “Con rạch này lâu nay thường yên lặng, không hề có sóng to gió lớn Hoa màu quanh năm tươi tốt thịnh vượng Dân lạc nghiệp an cư Ấy cũng nhờ đức hoàng ân được thái bình” Cụ Tuần phủ khen thầm địa thế như rồng nằm, nghiêm trang tuyên bố: “Nay ta nhờ theo dòng nước đến đây mà được bình yên vô sự Vậy
ta đặt tên cho chỗ này là Bình Thủy” Cái tên Bình Thủy còn giữ đến ngày nay có
nguồn gốc từ giai thoại này Khi trở về kinh đô, cụ Tuần phủ đã dâng sớ tâu với triều đình, vua Tự Đức mới ban sắc phong cho Đình Bình Thủy Đến năm Mậu Thân (1908), cảnh sắc Bình Thủy đã được tô điểm thêm, duyên dáng quyến rũ lòng
du khách gần xa
1.2.2 Đình Long Tuyền
Tri phủ Nguyễn Đức Nhuận và Cai tổng Lê Văn Noãn khi ấy đều là những người con của quê hương Bình Thủy, động niềm yêu thương quê hương sâu sắc, tha thiết, càng gắng mưu sự tốt đẹp cho dân chúng trong vùng Nào lo xây dựng đình thần mới, mở mang thêm chợ búa, đường sá Hai ông lại cho mời đông đủ thân hào, nhân sĩ nhóm họp tại công sở bàn việc đổi tên làng Trong bầu không khí trang nghiêm nhưng không hề thiếu vẻ thân mật nồng nàn Tri phủ Nguyễn Đức Nhuận
lên tổng: “Khi xưa, quan Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt vì nhận xét thấy địa thế này tốt đẹp, yên lành nên đã đặt cho một cái tên là Bình Thủy Nay đời càng văn vật thì phong khí càng mở mang, ra thiết nghĩ chúng ta cũng nổi lên tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương yêu quý của chúng ta, đánh dấu một chặng đường đã trải qua Các ông nghĩ sao?” Ai nấy đều tán thành ý kiến hay Quan tri phủ nói tiếp: “Cuộc
Trang 20đất của chúng ta đang ở rất tốt Con rạch thì nguồn nước chảy uốn khúc như rồng nằm, miệng ngậm trái châu là cồn án ngang rạch, lại có bốn cái chân: Hai chân trước là hình thế Rạch Ngã tư lớn và Ngã tư bé ngang nhau, hai chân sau là Rạch Miễu Ông và Rạch Cả Tắc ngang nhau Cái đuôi uốn khúc nằm vắt qua làng Giai Xuân Địa hình địa cuộc đã trổ ra như thế, tôi muốn đặt tên lại là làng Long Tuyền” Từ đó thôn Bình Thủy đổi tên thành làng Long Tuyền và đình nơi đây cũng
được gọi là đình làng Long Tuyền
1.2.3 Đình Bình Thủy – Long Tuyền
Năm Giáp Thìn (1906), trong một buổi họp mời đông đủ thân hào nhân sĩ tại công sở bàn việc đổi tên làng, Tri phủ Nguyễn Đức Nhuận (người làng Bình Thủy)
đã đưa ra những dẫn chứng thiết thực từ địa hình thực tế của làng này và đề nghị đổi
tên là Long Tuyền Cai tổng Lê Văn Noãn phụ họa thêm: “Chữ Long Tuyền thật đầy
ý vị Nhưng hai chữ Bình Thủy cũng khá hay Ý tôi muốn giữ lại cái tên Bình Thủy cho chợ này và dùng chữ Long Tuyền để chỉ toàn xã thì chẳng gì bằng…” Mọi
người đều vỗ tay khen ngợi sau cuộc luận bàn Một mặt quan Tri phủ thông tin cho các xã, các ấp đều biết việc đổi tên làng, một mặt họp cùng thân hào nhân sĩ chung
lo kiến thiết vùng đất thân yêu Nhất là việc xây cất Đình Bình Thủy, góp công góp của đáng kể, có ông huyện La Xuân Thạnh và con La Thành Cơ, bà Đặng Thị Viết Thân mẫu của ông hương cả Nguyễn Doãn Cung cũng hiến đất xây đình Đang lúc cuộc chỉnh trang Bình Thủy – Long Tuyền xúc tiến tốt đẹp thì đột ngột quan Tri phủ Nguyễn Đức Nhuận qua đời trong năm Giáp Thìn (1904) Tuy nhiên, ý kiến của ông về việc đặt tên làng là Long Tuyền đến nay địa danh Bình Thủy – Long
Tuyền vẫn còn tạc ghi Từ đó đình làng có tên là Đình Bình Thủy – Long Tuyền
mà người dân thường gọi vẫn tồn tại mãi đến sau này
1.3 Tổng quan về Đình Bình Thủy – Long Tuyền
1.3.1 Kiến trúc Đình Bình Thủy
1.3.1.1 Kiến trúc toàn cảnh
Trang 21Qua cầu Bình Thủy nhìn về phía tay phải điều đầu tiên mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là Cổng Tam Quan sừng sững to đẹp với ba lối đi, phía trên nóc của cửa chính có hình hai con rồng uốn lượn đang tranh quả châu mà người ta thường gọi là “lưỡng long tranh châu”, phía dưới có đề hàng chữ Hán to: “Long Tuyền Cổ Miếu” hay còn gọi là Đình Bình Thủy, một di tích kiến trúc nghệ thuật xưa nhất Nam Bộ được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1989
Cổng Tam Quan (phía trước)
龍 泉 古 廟 LONG TUYỀN CỔ MIẾU
古 廟 建 尊 嚴 平 水 人 民 崇 俊 傑
Cổ miếu kiến tôn nghiêm Bình Thủy nhân dân sùng tuấn kiệt
今 門 增 壯 麗 龍 泉 鄰 邑 出 英 雄 Kim môn tăng tráng lệ Long Tuyền lân ấp xuất anh hùng
Dịch nghĩa:
Miếu xưa dựng lên rất tôn nghiêm, nhân dân Bình Thủy kính trọng người tài giỏi Cổng ngày nay càng đẹp lộng lẫy, những ấp Long Tuyền sản sinh ra người dũng cảm
Ở mặt trong, cửa chính cũng có hàng chữ: 龍 泉 古 廟, “Long Tuyền Cổ Miếu” và cũng đề hai câu liễn đối:
龍 泉 古 廟 輪 奐 常 新 垂 萬 世 Long Tuyền cổ miếu luân hoán thường tân thùy vạn thế
平 水 靈 神 蒸 嘗 不 僣 永 千 秋 Bình Thủy linh thần chưng thường bất thế vĩnh thiên thu
Dịch nghĩa:
Miếu xưa Long Tuyền luôn đổi mới truyền lại cho muôn đời
Thần thánh Bình Thủy không ngừng khen thưởng mãi đến nghìn năm sau
Trang 22Đình được xây cất trên mặt bằng cao ráo, khuôn viên thoáng rộng, mát mẻ, cây cảnh xanh tốt, có cây đa cổ thụ được trồng từ lúc mới dựng đình nay đã gần trăm tuổi xòe tán rộng phủ mát cả sân đình góp phần tạo nên vẽ cổ kính đậm chất làng quê đình cổ Nam Bộ Cách cổng đình không xa là bến sông giúp mang luồn gió mát và sinh khí ấm ấp đến cho đình Chỉ những quan cảnh ấy thôi cũng đủ cho
ta thấy sự gắn bó khắng khít không thể tách rời của hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình một hình ảnh cố định quen thuộc làm nên nét đặc trưng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam
Vào cổng Long Tuyền đi thêm vài bước nữa chúng ta sẽ đến cổng đình Thần, cổng này như là bức tường thành che chắn và bảo vệ cho đình Cổng đình Thần tuy không lớn và hoành tráng như cổng Long Tuyền ngoài kia nhưng nó mang nét cổ kính và mang vẻ đẹp tìm ẩn Trên những hàng cột hai bên cổng đều được khắc ghi những câu đối thật hay và đầy ý nghĩa nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho ngôi đình
Sau cổng là bức bình phong được xem như là biểu tượng che chắn gió cho đình, rất có ý nghĩa về mặt phong thủy Trên bề mặt ngoài là hình rồng và bề mặt trong là hình tì hưu Trên bức bình phong này có nhiều họa tiết trang trí khác như: hoa văn biểu tượng của tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) và tượng các linh thú khác như
cá hóa rồng, chim phụng hoàng,…
Bên phải là miếu Đông lang, kế tiếp là ngôi nhà thờ của Lục ấp và miếu Thần Nông Bên trái là miếu Tây lang và phía sau là miếu Sơn Quân Trở lại phía sân đình có lư hương đá to và bia đá chứng nhận di tích lịch sử - Văn hóa Tiếp đến
là khu trung tâm đó là ngôi đình linh thiêng, có kiến trúc độc đáo – Đình Bình Thủy, là một trong những ngôi đình còn giữ được hầu như nguyên vẹn nét kiến trúc độc đáo cổ xưa của nền văn hóa Nam Bộ
Đình Bình Thủy thuộc loại di tích kiến trúc tôn giáo và công trình nghệ thuật độc đáo Ngôi đình được xây cất theo hướng đông hơi chếch nam, nằm trên khoảng đất rộng có diện tích hơn 4000m2 và được chia thành ba khu nhà Khu nhà phía trước gọi là Tiền điện có 5 gian, khu giữa là Thiên tĩnh (Giếng trời) có 1 gian và
Trang 23khu trong cùng gọi là Chính điện có 5 gian Tất cả mái đều cất thành hai tầng thượng lầu, hạ hiên Khoảng trống giữa hai tầng nóc là để thông gió và tận dụng tối
đa nguồn ánh sáng tự nhiên Ngôi đình được xây theo dáng hình chữ nhất (一), trên nóc được thiết kế cặp rồng uốn lượn tranh lấy trái châu (lưỡng long tranh châu), cá chép hóa rồng, hình bình rượu bình trà, rồng phượng, bộ tứ thời (mai, lan, cúc, trúc),… Trông từ xa nhìn mái đình như một thể thống nhất hài hòa giữa các mảng
đề tài trang trí rất đa dạng và phong phú qua các đường nét, màu sắc tinh tế ẩn hiện trong làng mây gợn sóng Những hình ảnh đó nhằm gợi lại những điển tích thời xa xưa, về vũ trụ quan, Thiên – Địa – Nhân Tất cả đã hòa quyện vào nhau để tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình in lên nền trời xanh biếc Mái ngói đỏ âm dương pha trộn với màu xanh bọc quanh đầu hè thật sặc sỡ mang đậm hoa văn cổ tích Đứng ở sân đình nhìn toàn cảnh ta nhận ra ngay một quần thể kiến trúc đồ sộ, lộng lẫy nhưng không kém vẻ trang nghiêm hiếm thấy ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
1.3.1.2 Bố cục trang trí bên trong
Cách trang trí
Ở phía bên trong ngôi đình được chia thành ba khu nhà, khu nhà phía trước gọi là Tiền điện có năm gian, khu giữa là Thiên tĩnh (Giếng trời) có một gian và khu trong cùng gọi là Chính điện có một gian
Khi bước vào đình, điều đầu tiên tạo sự chú ý và gây ấn tượng cho chúng ta
đó là những hàng cột to, những thanh đà ngang dưới mái đình được khắc lên những chữ Hán – Nôm cổ, những hoành phi, liễn đối dàn trải từ tiền đình đến hậu đình, tất
cả đều được trang trí hoa văn với những đường nét điêu khắc tinh vi, kĩ sảo nổi bật trên nền gỗ được sơn son thếp vàng trông thật uy nghi và lộng lẫy
Các vật dụng dùng để thờ cúng, trang trí bên trong đều được bày biện sắp xếp hết sức ngăn nắp và có trật tự trước sau, toàn đình có 84 cây cột chia đều với mỗi hàng ngang là 6 cột tròn to chân hơi choãi ra tạo thế vững chắc cho toàn thể kiến trúc đình Các cột vì kèo được kết cấu chặt chẽ chia mái thành năm phần liên
tiếp theo lối “thượng lầu hạ hiên” tương ứng với 5 gian điện thờ bên dưới và hai
dãy hành lang nội bộ hai bên Ngoài ra bên trong đình còn trang trí thêm các con vật quen thuộc thường có trong kiến trúc đền, chùa, lăng tẩm, miếu mộ: Quy – Phượng
Trang 24– Hạc,… rất sinh động Các vật linh này là những vật thanh cao thoát tục, có ý nghĩa rất đặc sắc: Quy là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao, nhịn ăn uống lâu ngày
mà vẫn sống nên được xem là con vật thanh cao, thoát tục, nhằm tượng trưng cho
sự trường tồn và bất diệt Hình tượng quy đội bia tiến sĩ còn lưu giữ nơi Văn Miếu Quốc Tử Giám là biểu hiện nền văn hiến của dân tộc Việt Nam Chim phượng là báo hiệu cho sự thái hòa an lạc, kết tinh vẻ đẹp mềm mại thanh lịch duyên dáng trong các loài chim, tượng trưng cho nữ tính của tầng lớp quý tộc Chim hạc, biểu thị cho sự hài hòa vũ trụ giữa âm – dương, từ trước tới sau trông uy nghi cổ kính
Hình thức và ý nghĩa nơi thờ phụng
Những người được phụng thờ tại đình là những người có công với đất nước, những người đã ra sức đánh tan quân giặc ngoại xâm gìn giữ biên cương cho tổ quốc, mang lại độc lập tự do cho dân tộc, lợi ích cho nhân dân hay là những người
đã có công khai phá đất hoang, mở cõi, lập ấp giúp dân an cư lạc nghiệp,… những người ấy khí chất của họ thanh cao ngất trời, là những bậc anh tài tướng giỏi được nhân dân tôn kính như các vị thần Các gian thờ được sắp xếp bố trí ở các vị trí khác nhau, phần nào nói lên những ý nghĩa thiêng liêng của họ
Theo cách bố trí thờ tự ở đình chúng ta có thể chia thành hai phần lớn:
Phần thứ nhất: là thờ các vị thánh thần không có thật, có thể chỉ do tín ngưỡng dân gian hoặc các vị thần có thật do con người huyền thoại hóa lên như Thần Nông, Thần Hổ,… các vị thần này được thờ ở các miếu nhỏ ở ngoài hai bên đình, thần Thành Hoàng - vị thần do con người tưởng tượng ra, không có thật và được thờ ở gian Chính điện, phần này sẽ được đề cập rõ hơn ở phần sau khi nói đến thần Thành Hoàng
Các thần bản nghiệp
Tiên sư
Tiên sư là tổ nghề nghiệp Trong một ngôi đình Nam Bộ có khi có đến ba bàn thờ Tiên sư Tiên sư thờ trên bàn hay trên cao, từng tự thêm Định Phước Táo Quân, Phước Đức Chánh Thần là tổ sư nghề làm thương chức Đây là di tích “nhà vuông cái” tức trụ sở của làng Một số nơi sau năm 1945 đã tự ý dẹp bỏ bàn thờ
Trang 25này Tiên sư (có bàn thờ ghi là Tổ sư) là tổ nghề hát bội Bàn thờ này được đặt trong phòng hóa trang tại các Võ ca Bàn thờ này có ý dành sẵn, thực tế gánh hát bội nào khi đến hát đình cũng đem theo một trang thờ Tổ sư của họ Còn Tiên sư (Tổ sư) là
tổ nhạc lễ thì thờ bên hông chánh tẩm gần dàn nhạc lễ
Thần Nông và Hậu Tắc
Xã hay Hậu đều là thần Đất (thần Thổ Địa) Tắc là Thần lúa Còn Thần Nông
là một vị vua trong huyền thoại lịch sử có công cho việc dạy dân cày cấy Sách vở xưa gọi là Tiên Nông Đối với triều đình Thần Nông và Hậu Tắc là hai vị thần riêng biệt thời Nguyễn có đàn thờ riêng Nhưng đối với đồng bào thì họ xem như một Tất
cả đều gọi là “đàn xã tắc” nhưng chỉ có một vài nơi thờ thần Hậu Tắc còn đa số đều thờ Thần Nông Ở Miền Trung, Thần Nông thường được thờ trong miếu ở giữa đồng, không bắt buộc ở gần đình Ở Nam Bộ cũng có một số nơi thờ Thần Nông trong chánh tẩm hay trong miếu con lộ thiên Từ Bình Chánh đổ dần xuống Hậu Giang một trong những vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước thì đàn thờ Thần Nông đều thờ ở vị trí trang trọng là ngay giữa sân đình Và đặc biệt ở đình Bình Thủy, Thần Nông được thờ trong miếu một cách rất tôn kính và trang trọng Trái lại một số nơi vùng Tây Ninh, Biên Hòa nghề nông đứng vào hàng thứ yếu thì đàn thờ Thần Nông chỉ được xây ở một góc sân
Ở Nam Bộ có huyền thoại biện minh cho tục thờ Thần Nông ở ngoài trời như sau: Theo lời truyền khẩu thì ngoài việc dạy người làm ruộng, Thần cũng muốn dạy dân làm nhà ở Nhưng ông ta chỉ biết lấy cây lá làm nhà nóc bằng nên không đạt yêu cầu và phải làm nhà hai mái theo lời chỉ bảo của bà Cửu Thiên Huyền Nữ Thế
là mọi người tôn bà Cửu Thiên lên làm Tổ thợ mộc Thần Nông hổ thẹn, thà ở ngoài trời không bao giờ chui vào nhà theo kiểu “thước nách của đàn bà”
Sơn Quân
Đất Nam Bộ vốn là rừng rậm có nhiều thú dữ, trong số đó có chúa sơn lâm thường hay gây hại cho mọi người Do đó, tín ngưỡng thờ Thần Hổ nhằm mục đích tạo niềm tin cho người đi khai hoang Theo truyền thuyết ở Nam Bộ không có làng nào dám cử chức Hương Cả, chức vụ đầu làng Chức vụ này phải nhường cho Sơn
Trang 26Quân, con người chỉ dám làm đến chức vụ thứ nhì, tức là Hương Chủ Nếu ai trái lệnh này thì sẽ bị cọp về móc họng chết
Phần thứ hai là các vị nhân thần: Nghĩa là các vị thần là những con người thật do có công với đất nước nên được tôn làm thần Đối với các vị nhân thần này chúng tôi xin tạm chia làm ba bộ phận
Bộ phận thứ nhất là những bậc đế vương, những người tài giỏi có công giành lại non sông đất nước gây dựng nước nhà: Chủ tịch Hồ Chí Minh được thờ phía trước ở Tiền điện gian chính giữa, điều đó cho ta thấy rõ được rằng mọi người dân Việt Nam mãi mãi đời đời khắc ghi công ơn to lớn của Bác, vị cha già dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Người đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã giúp đồng bào ta thoát khỏi cảnh đói rách lầm than, đòi lại quyền tự do dân tộc, cơm no áo ấm, hạnh phúc hòa bình… Bên cạnh đó, những bức ảnh của những danh tướng, danh nhân lịch sử có thật trong sử sách cũng được trưng bày và thờ tại tòa Tiền điện
Ở tiền điện, phía vách trái
Gian thứ nhất có bàn thờ Nguyễn Huệ
Gian thứ hai có ảnh Nguyễn Trung Trực
Gian thứ ba có thờ Trần Hưng Đạo và bàn thờ Bùi Hữu Nghĩa
Gian thứ tư do thay đổi vị trí thờ tự nên không rõ là đã thờ vị anh hùng nào Gian thứ năm có thờ Võ Duy Tập tức Võ Đình Sâm (sẽ được nói rõ ở phần sau)
Gian thứ sáu có treo ảnh Phan Chu Trinh
Một điều đáng lưu ý là trong đại bộ phận các bàn thờ những nam danh nhân, những danh tướng kiệt xuất lại xuất hiện bàn thờ Ngũ Vị Nương Nương được đặt sau bàn thờ Bác Năm vị ấy có tên như sau: Chiêu Thuần Hiếu hoàng hậu Từ Duệ, Trầm Hương công chúa, Huệ cơ công chúa (tương truyền là hai công chúa đời Hậu
Lê (1633-1788), còn hai người sau là những cung nữ trung thành nên được chúa nhận làm con nuôi), Trần Thu Hà và Nguyễn Xuân Quế
Ở tiền điện, phía vách phải
Trang 27Gian thứ nhất là không gian dành để tiếp khách viếng thăm và trưng bày ảnh những hoạt động của đình, gian thứ hai có treo ảnh Nguyễn Trãi - nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị lỗi lạc, danh nhân văn hóa thế giới
Bộ phận thứ hai là những người đã có công khai hoang lập ấp, có công với đình, làng trong việc xây cất đình, giúp dân chữa bệnh, bảo vệ và gìn giữ an ninh cho dân làng, tất cả họ đều được dân địa phương tôn lên làm thần Trong số đó phải
kể đến bàn thờ của ông Đinh Công Chánh, Đại lãnh binh Võ Duy Tập
Đinh Công Chánh tôn thần
Đinh Công Chánh là một nhân vật có thật, ông sống trong thời gian gần đây, ông là cháu nội của cụ tổ Đinh Công Bửu, là con của cụ ông Đinh Công Đỉnh và cụ
bà Huỳnh Thị Diệu Ông sinh năm Kỷ Hợi (1839 -1899) tại ấp trại Thới Hòa, làng Bình Hưng nay là quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ Lúc sinh thời ông tự học tại gia, khi lớn lên ông theo học trường chữ Nho tại xóm Bà Đồ do bà giáo Nguyễn Thị Nguyệt dạy Không bao lâu bà giáo qua đời, ông về tiếp tục học tại gia Dù học chữ Nho chưa nhiều, sách Thánh Hiền chưa uyên bác nhưng ông đã sớm tham gia vào
Tao đàn Bà Đồ là tao đàn văn học đầu tiên của làng Bình Thủy Tại đây, ông được
cụ Bùi Hữu Nghĩa dạy làm thơ Ông cũng là bạn tâm giao của Bùi Hữu Sanh nên ông được truyền đạt nghề hốt thuốc bắc, thuốc nam chữa bệnh Ông được vị lão sư Nguyễn Giác Nguyên tin yêu rồi dẫn dắt theo con đường của các sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu gây dựng
ở làng Bình Thủy – Long Tuyền Ấy là nền tảng về lòng tin yêu đức độ, công danh của ông Đinh Công Chánh Đình thần Bình Thủy nằm dưới tàn cây cổ thụ um tùm xum xuê cành lá, chằng chịt nên cần được dọn dẹp để mở rộng xây cất Ông được Ban Tổ Tự đình giao cho công việc khó khăn này để xây miếu thờ Thần Nông ở tả ban, xây miếu thờ Sơn Quân ở hữu ban, còn ở bến sân đình thì cất nhà Võ ca làm sân khấu Công việc quan trọng và phức tạp đã được ông hoàn thành một cách tốt đẹp, vì thế nhân dân trong làng không ngớt lời khen ngợi ông Đinh Công Chánh là một nhà nho, một danh y nổi tiếng, còn là một người tu hành đức độ và giỏi dang về thiên văn, địa lí Năm Đinh Hợi (1887), Yết ma Trần Quảng Hiền về trụ trì chùa Long Quang và mời ông Đinh Công Chánh làm trưởng ban Bảo Tự chùa Sau đó,
Trang 28ông được cử vào Ban Tổ Tự đình thần làng Bình Thủy – Long Tuyền Ông giữ chức Bồi Bái, chức việc này được xem như là hộ vệ của Thần Những người được đề bạt lên làm chức này thường là những người am hiểu công việc của đình, chùa, là người
có đạo đức tốt và có uy tín trong làng Năm Quý Tỵ (1893), Yết ma Trần Quảng Hiền viên tịch, thiền sư Từ Quang về kế vị và trùng hưng ngôi chùa Việc sửa chữa
đã xong vào ngày 26 tháng 9 năm 1889, thiền sư Từ Quang mời trưởng ban bảo tự Đinh Công Chánh thả cây đòn nóc, đó là một vinh dự lớn Công việc thả đòn nóc xong thì rủi ro cũng đã đến, ông bị trượt chân ngã từ trên cao xuống, bị trọng thương rồi lâm bệnh và mất vào năm Kỷ Hợi (1899) Sự ra đi của ông là sự mất mát
to lớn cho làng, để lại niềm cảm thương vô hạn trong nhân dân làng Bình Thủy – Long Tuyền Ngoài việc làm bồi bái ở đình thì ông còn chăm lo sức khỏe cho nhân dân, ông bóc thuốc chữa bệnh miễn phí cho người nghèo Ông còn là người có tính tình thanh liêm, chân thật, công bằng, ông có tài xử kiện người thắng người thua đều thỏa lòng và thán phục Cho nên ông được xem như là một “Bao Công” của làng Sau khi làm lễ thương lượng trùng tu ngôi đình, ông được tôn lên làm phó
Thần nhằm ghi nhận những công lao to lớn mà ông đã cống hiến cho làng
Lãnh binh Võ Duy Tập hiển thần
Võ Duy Tập người xã Long Tuyền, huyện Phong Phú (Cần Thơ xưa), con ông Võ Nguyên, xuất thân từ nông dân Trong bối cảnh đất nước thường loạn lạc,
ông lại chuyên tâm học võ Thân phụ ông có ý chẳng bằng lòng: “Sao con chẳng cố công đèn sách học hành, có văn chương chữ nghĩa bảng vàng bia đá phải đẹp mặt hơn không?” Ông từ tốn thưa: “Dầu có văn hay võ, hễ biết lập chí cứu dân giúp đời thì đều hiển vinh cả Xin cha hãy an lòng” Nghe khẩu khí của ông, thân phụ ông
mừng thầm, kỳ vọng ở ông một tương lai sáng lạn Suốt mười mấy năm tận lực cùng Chúa Nguyễn đến ngày non sông thống nhất, chung hưởng thanh bình, ông nghiễm nhiên là vị tướng lãnh công cao trọng vọng làm rạng vẻ miền Tây một thuở Đến đời vua Minh Mạng, ông càng được tín nhiệm hơn Nhà vua thường giao trọng trách cho ông đi dẹp giặc giã nhiều nơi trong nước Với chức vụ Chánh Lãnh binh, ngày đêm ông tận tâm lo việc an ninh cho dân chúng, vì thế ông rất được lòng dân kính mộ Bấy giờ giặc Cao Miên thường quấy rối các vùng Tịnh Biên, Châu Đốc Dân tình khốn khổ xôn xao Ông được lệnh của quan Trấn thủ An Giang đem binh
Trang 29đi đánh, với võ nghệ cao cường, tài thao lược sắc sảo của ông một lần nữa được đem ra thi thố, khiến lũ giặc kinh tâm tán đởm, tháo chạy không kịp Từ ấy thanh danh ông được lan rộng ra khắp miền Tây Tuổi về già ông vẫn còn cầm binh đáng dẹp giặc Cao Miên ở Sóc Trăng và ngã mình nằm lại đất Bưng Tróp, linh cữu của ông được đưa về an táng nơi cố quán xã Long Tuyền Sau này mộ ông nằm sau thửa ruộng cách công sở Long Tuyền khoảng độ 200m Ngôi mộ lúc trước ghép bằng đá ong, sau này gia tộc miêu duệ làm vòng thành bằng gạch
Tấm bia nơi mộ nêu rõ tên họ:
Chánh Lãnh binh Võ Duy Tập, hai bên mộ có hai câu đối:
Trung liệt phong thanh liêu bất hữu
Anh hùng chánh khí lãnh như thinh
Tiếc rằng, ngày mất có khắc rõ nơi bia nhưng lâu ngày mưa nắng xói mòn đã không còn đọc được nữa Năm 1943 hội khảo cổ có đến quan sát, nghiên cứu về vị anh hùng dân tộc này
Sống làm tướng thác làm thần, anh linh ông hiển hách, được triều đình ban
sắc phong thần Tại Khánh Hưng (Sóc Trăng) hãy còn thờ phụng ông, khói hương không ngớt Năm 1946 ban tế tự đình thần Khánh Hưng có tìm đến lễ lăng ông và yêu cầu các bô lão tại xã Long Tuyền cho thỉnh hài cốt ông về mai táng trước đình thần nhưng cuộc xin lấy hài cốt không được các bô lão Long Tuyền chấp thuận Vì các bô lão cho rằng mộ ông đã nằm nơi đây trên 100 năm, trong làng được bình an sung túc, đó là điềm lành cho dân ở đây Hằng năm, đến lễ thanh minh con cháu ông đều có về cúng tế Bên cạnh các tướng lãnh đời vua Gia Long, Minh Mạng như
Lê Văn Duyệt được tôn thờ ở Bà Chiểu Gia Định, Nguyễn Huỳnh Đức ở Long An, Nguyễn Văn Nhơn ở Sa Đéc và Tống Hiệp Phước, Tống Hiệp Hòa ở Vĩnh Long,… một Võ Duy Tập còn lăng mộ nơi Bình Thủy và được thờ phụng ở đình cổ Bình Thủy – Long Tuyền, kể ra cũng rất tự hào cho vùng đất Cần Thơ Nếu đương thời không quên ông Điều bát Nguyễn Văn Tồn ở Trà ôn, thiết tưởng không thể không nhắc đến mộ ông Lãnh Binh Võ Duy Tập ở xã Long Tuyền Ông là người Cần Thơ, của miền Tây, lúc sống ông đã phục vụ cho dân chúng miền Tây tận tâm tận lực đến chết nắm xương cũng gởi vào lòng đất miền Tây, đáng thương đáng kính Để tỏ
Trang 30lòng thầm kính và biết ơn sâu sắc vị Lãnh binh kiệt xuất nên đồng bào xã Long Tuyền ngày trước có tạc bức chân dung ông bằng lụa nổi và phụng thờ tại Đình Bình Thủy
Bộ phận thứ ba là các vị thần không tên khi bước chân vào tòa Chính điện, chúng ta dễ dàng bắt gặp bàn thờ Tiên Vương, tuy không nói rõ là ông vương ấy thuộc triều đại nào nhưng đặt bàn thờ tiên vương ở trước cho thấy sự tôn kính các vị
đứng đầu đất nước từ thời đầu dựng nước
Kế tiếp là nơi thờ Bổn Cảnh Thành Hoàng, ẩn hiện trong ánh sáng lung linh trên bàn thờ là bức chân dung của vị thần nhân đức, phong thái Đôi cột hai bên Chính điện được trạm trổ những cánh hoa mẫu đơn trông thật tinh sảo, duyên dáng, mềm mại uốn quanh thân cột Hai cột sau là đôi rồng to uốn lượn ôm lấy thân cột Trần nhà phía trên chỗ bàn thờ Thành Hoàng là bức họa chín con rồng trong đó có một con rồng to nhất, phải chăng hình ảnh ấy tượng trưng cho vùng sông nước Cửu Long này? Một không gian huyền ảo linh thiên được bày biện trang hoàng hoành tráng cho khu Chính điện
Bổn Cảnh Thành Hoàng
Thuở xa xưa, tổ tiên người Việt Nam ta có huyền thoại về Tứ Pháp là danh
từ để chỉ các bà thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp, đại diện cho hiện tượng
tự nhiên có vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp Pháp Vân (thần mây), Pháp Vũ (thần mưa) được thờ ở chùa Bà Đậu Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn Lại có huyền thoại khác nói về Tứ bất tử (bốn vị thánh không bao giờ chết) đó là thánh Tản Viên, thánh Giống, thánh Chử Đồng Tử và thánh mẫu Liễu Hạnh Khi tiến vào Đàng trong mở cõi, đi tới đâu thấy có danh sơn (ngọn núi nổi tiếng), đại xuyên (sông lớn) thì nhân dân thờ Thần Sơn Xuyên (thần núi và thần sông) Làng cổ Bình Thủy – Long Tuyền
là vùng đất xa xưa có niên đại trên dưới ba trăm năm Trong gia đình, gia tộc ở làng thường có bàn thờ Cửu huyền, Thất tổ thờ cúng tổ tiên, ông bà,… nhằm tưởng nhớ
ơn nghĩa sinh thành, công ơn người trong họ tộc đã khuất Trong xóm ấp có lập lên miếu mạo để thờ cúng Thổ Địa và Thánh nhân, các đảng âm binh thời Đàng Cựu,…
có tên tuổi hoặc vô danh tính Trong làng xã thì thờ cúng Thần, Thánh,… được gọi
Trang 31là Thành Hoàng “Thành” 城 là tường cao để bảo vệ, bọc chung quanh nhà, xóm, làng “Hoàng” 隍 là cái hào cạn bọc chung quanh cái thành Hai chữ ghép lại thành một từ “Thành Hoàng” 城 隍 dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái nhà, cái xóm, làng Làng ở Đàng ngoài có lũy tre làm thành Làng ở Đàng trong thường có cây dừng (cây lộc vừng), vông đồng, dừa nước, bần, đước,… để đánh dấu như cái thành Làng Bình Hưng xưa, nay là làng cổ Bình Thủy – Long Tuyền đã hình thành
từ thời đi mở cõi Ông thần ở đình làng Bình Thủy – Long Tuyền gọi là thần Bổn Cảnh Thành Hoàng, là lấy cảnh vật tại chỗ ở làng làm Thành Hoàng đó là vị Thần hữu danh vô hình, tức không có tên tuổi, gia phả và được vua Tự Đức phong tặng Theo sách Minh Mạng Chính Yếu, quyển thứ 12 năm Minh Mạng thứ 20 (1839), thì vua Minh Mạng chuẩn y lời tấu của Bộ Lễ xin hạ lệnh cho các địa phương lập thần
vị Bổn Cảnh, đây là chức mới Bổn Cảnh thường là lấy cõi trời, cõi đất, cảnh vật nơi được thờ làm tên tuổi, làm lai lịch cho nên thường không có đắp tượng để thờ
mà chỉ thờ chữ “Thần” 神 ở giữa Chính điện với danh hiệu và chức vụ là Quảng Hậu, Chính Trực, Đôn Ngưng (rộng rãi, ngay thẳng, tích tụ) Như vậy, Bổn Cảnh Thành Hoàng ở làng này là lấy cõi trời đất và cảnh vật của làng cổ Bình Thủy – Long Tuyền làm thần Theo thông lệ của triều Nguyễn thì cứ ba năm vua sẽ xét sắc Thần một lần cho cả nước Đến đời vua Tự Đức, đất nước đang trong thời kì loạn lạc nguy khốn trước sự xâm lược của thực dân Pháp, cho nên vua Tự Đức đã cấp tốc phong đồng loạt 13.069 sắc phong Thần cho cả nước, riêng Đồng bằng sông Cửu Long có trên 20 sắc Thần Trong đó có sắc lệnh ngày 29 tháng 11 năm Nhâm
Tý (1852), vua Tự Đức phong Thần cho thôn Bình Thủy
Phía thâm hậu, gian giữa, ở giữa là bàn thờ một chữ 神 “Thần”
Hai bên là Tả Ban, Hữu Ban: những ngôi thứ phò trợ cho thần
Gian thứ bảy bàn thờ Hương Chức Tiên Giác
Gian thứ tám thờ Hậu Hiền
Vách phải, gian thứ bảy thờ Chức Sắc Tiên Giác
Vách phải, gian thứ tám thờ Tiền Hiền
Trang 32Phương pháp bố cục thờ tự ngăn nắp hài hòa giữa các mảng đề tài trang trí rất đa dạng và phong phú qua các đường nét, màu sắc tinh tế đã tạo cho quan cảnh ngôi đình một nét sinh động, tôn nghiêm nổi bật trên nền trời xanh
Chúng ta thật khó mà diễn đạt hết tất cả những công phu và tài nghệ tuyệt đỉnh của các nghệ nhân xưa để lại Họ đã kế thừa những kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tổ tiên đời trước cộng thêm sự hăng say miệt mài và không ngừng sáng tạo nên họ đã tạo cho ngôi đình Bình Thủy với vẻ đẹp cổ kính trường tồn với thời gian, trở thành một trong những kho tàng của nền nghệ thuật văn hóa dân tộc
1.3.2 Lễ hội và tâm linh văn hóa
Từ ý thức hồn thiêng sông núi, từ lâu người Việt đã biết thờ các vị thần núi, thần sông, thần đất… để giúp con người bảo vệ mùa màng, giữ vững giang sơn Thờ thần là việc vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa, thể hiện ở đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của người Nam bộ Trong tín ngưỡng thờ thần của người Nam bộ còn có một khía cạnh thiêng liêng khác nhằm tôn vinh các vị thần, làm cho các vị thần ấy trở nên thiêng liêng hơn, đó là việc phong sắc cho Thần Công việc này là do triều đình phong kiến thực thi, mà cụ thể là người đứng đầu nhà nước phong kiến là nhà vua – là thiên tử thay trời giáo hóa chúng sanh, dỗ an thiên hạ
Do đó, sắc thần phong kiến của triều đình cho vị thần nào cũng đồng nghĩa với việc xem vị thần đó là cơ sở pháp lý phụng mệnh nhà vua xuống làm thần quyền của làng xã Khi nào vị thần có sắc phong của nhà vua cho một làng nào đó thì các vị thần đó mặc nhiên được gọi là Thành Hoàng của làng Sắc phong được đặt
ở nơi trang trọng nhất, đặt trên ngai thờ
Ở mỗi đình làng, gian chính điện là nơi thiêng liêng nhất, thường ghi những chữ Thánh thọ vô cương, Thánh cung vạn tuế, với ý nghĩa là quyền uy nhà vua ngự trị ở những nơi thiêng liêng nhất của làng và đó cũng là nơi để sắc thần Đôi khi, thần Thành Hoàng không phải là các vị có công với nước mà là những vị thần hữu danh vô thực, chỉ trong ý niệm của nhân dân Trong thiết chế văn hóa của làng, đình
là cơ sở tín ngưỡng có tính chất chính thống Việc thờ thần Thành Hoàng của dân
Trang 33làng được vua phong sắc là việc quan trọng vì sắc thần được coi là sự công nhận chính thức của nhà nước về sự hợp pháp của làng
Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng như thế, hàng năm lễ hội ở đình được diễn ra
để thể hiện nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng, tín ngưỡng thờ thần, biết ơn thần, tạ
ơn trời đất đã cho con người có được cuộc sống ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, tạo được sự cộng tác của cộng đồng làng xã Chính nhờ sự liên kết ấy, mà con người có ý thức đoàn kết hơn, biết nhớ về cội nguồn, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, ứng phó trước mọi chuyển biến của lịch sử
1.3.2.1 Lễ đình
Văn tế khai sơn
“Trên sườn núi cao, chỉ có một mình Ta làm chúa tể sửa trị cả trăm loài ác thú trong rừng Trên chót núi có tiếng kêu thái bình, chỉ có loài chim phượng hoàng xuân lâm làm chúa tể loài chim
Kính dâng:
Ba núi, năm hồ, cây cối đơm bông nở trái Người trên trước cho ơn, còn trời đất biến đổi, nay xin đáp lại kỉnh trọng tôn Thần đó vậy
Lông chim, lông thú, vẩy cá, thay đổi biến hóa hiển đạt rõ ràng, đáp lại sự
mở mang, kỉnh trọng tôn Thần đó vậy
Cây cỏ, vàng đá biến đổi, thông suốt thêm nhiều tốt đẹp, kỉnh trọng tôn Thần
Ông sáo thổi dài ứng theo như gió nóng Thiêng liêng động tình, người hay
sợ hãi Xét tình cho uy đức thuở thịnh vậy thôi
Tinh khiết cúng tế, tưởng nhớ thành thật như vậy Những điều mong mỏi soi xét ấy thật trong lòng
Trang 34Ngưởng lên ỷ lại thiên tư, trời sinh cho nói Phước Cúi đầu tưởng nhớ, xin thần cho ân huệ
Cúi đầu tôn kính”
Trong năm ở đình làng Bình Thủy – Long Tuyền có hai lần làm lễ hội chính gọi là lễ Cầu an 求 安, có khi gọi là Kỳ an 祈 安, nói trại ra là Kỳ yên Kỳ yên là
cầu mong cho được yên ổn, mưa thuận gió hòa, với tư tưởng ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn Lễ và Hội là để tưởng nhớ công đức của tổ tiên đã có
công tạo lập để cho con cháu ngày nay thụ hưởng Lễ và Hội là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, cũng là cầu nối giữa trời và đất, và lấy con người làm trung tâm Lần hành lễ kỳ yên đầu năm vào ngày 12, 13, 14 tháng tư âm lịch gọi là Lễ Thượng điền và lần hành lễ vào 14 tháng tháng chạp âm lịch gọi là Lễ Hạ điền
Lễ này chỉ tổ chức trong một ngày, vào ngày 14 tháng chạp, nghi thức lễ diễn
ra như ngày đầu tiên của lễ Thượng điền
2 Thần Tư sắc (giữ giống để gieo trồng)
3 Thần Điền Tuấn (dạy cách thức trồng trọt)
4 Thần Bưu Biểu Chiết (giữ trại làm ruộng)
5 Thần Miêu, Hổ (diệt chuột, heo, nai,…)
6 Thần Phòng Thủ (đe, bờ ngăn nước)
Trang 357 Thần Thủy (sông rạch, mương, ao, …)
8 Thần Côn Trùng (các loại sâu bọ, côn trùng hại lúa)
Trong quyển Việt Nam và cội nguồn trăm họ của Bùi Văn Nguyên có nói:
“Nhị Hoàng Phục Hy – Thần Nông là những vị vua lớn có một không hai ở phương Đông và Đông Nam Á” Vua Thần Nông dạy dân ta về cách chăn nuôi, cày cấy, đào
giếng lấy nước uống, tắm rửa, dùng cỏ khô cành cây khô để nấu nướng Nước và Lửa là hai yếu tố thiết yếu cho sự sống của con người và vạn vật trên trái đất Nước
và Lửa có tính đối lập nhau (tương khắc), mà cũng có tính hòa hợp nhau (tương hòa, tương thuận, tương hợp, tương cần) Vua Thần Nông còn lập ra năm thứ giống cây trồng để nuôi sống loài người, được gọi là ngũ cốc (lúa, bắp, kê, đậu, bo bo) Ngũ cốc được đưa về Việt Nam từ thời lập quốc, lập nên nền sản xuất nông nghiệp lớn ở Đông Nam Á Người Việt Nam tưởng nhớ công ơn ấy nên đã lập miếu thờ Thần Nông tại các đình Ở Đình Bình Thủy – Long Tuyền xây xất miếu thờ Thần Nông ớ phía Đông sân đình Lễ tế Thần Nông được tổ chức vào lúc 2 giờ ngày 12 tháng 4 âm lịch, lễ thỉnh sắc thần về đến đình, lục ấp liền làm lễ cúng trong nội đình tại Lục nghi, tại Tiền Hiền, Hậu Hiền, Tả Ban, Hữu Ban và các Công Thần khác Đúng 7 giờ trời trong, gió lặng, lễ tế Thần Nông được bắt đầu Lễ tế Thần Nông là buổi đại lễ, có đông đủ chủ tế gồm Chánh bái, Bồi bái, Đông hiến, Tây hiến, các vị hương chức của làng, các binh sĩ, học trò lễ, thanh niên, nông dân,… đồng dâng lễ vật, phẩm vật lên bàn Trong lễ vật, quan trọng nhất là bộ Tam sanh, đó là ba con vật sống gồm bò, heo, dê Tam sanh phải tinh khiết là còn non tơ, khỏe mạnh, màu sắc tốt Người xưa cho rằng khi cúng tam sanh tinh khiết thì ta sẽ được tam lợi lớn
Đó là lợi cho nước, lợi cho làng và lợi cho mình, khi nhang đèn tỏ rõ, rượu trà đã rót chủ tế khăn đóng, áo dài bông, trịnh trọng bước ra trước đọc văn tế Thần Nông, trống nhạc nổi lên rất long trọng và trang nghiêm
Lễ Túc Yết
Lễ này được dân làng tổ chức vào lúc 14 giờ ngày 14 tháng 4 hàng năm Đây
là ngày lễ đầu tiên hay còn gọi là lễ Túc Yết – ngày cúng các vị tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, các vị có công với nước, có công xây dựng và bảo quản ngôi đình
Lễ tế Sơn Quân
Trang 36Ngày xưa, trong bảy ngày tết có tục lệ cấm không ai được phá rừng, đốn cây, chặt củi,… vì việc bảo vệ rừng này giao cho ông Bạch Hổ đảm nhiệm gìn giữ không cho heo rừng, voi, nai hay bất kì ai đến phá phách cây cối, mùa màng Kính trọng công lao và nhớ ơn đức Ông nên dân làng cất miếu Sơn Quân phía tây sân đình thờ Bạch Hổ Trước miếu trồng cây sung, sau miếu trồng cây đa có tàn che mát rượi tương trưng cho cảnh sơn lâm huyền vũ Sau ngày tết , người đứng đầu làng làm lễ cúng Sơn Quân tại miếu
Lễ Tống tiễn khách
Lễ này được tổ chức vào chiều ngày 15 tháng 4, khi đó quan chức tân cựu làng, ban tế tự đình,… đưa tiễn khách xa gần đến dự lễ Thượng điền Ngoài lời tạ từ còn có những hẹn hò, giao ước cho lễ Hạ điền vào tháng chạp, những lưu niệm đôi bên, chủ vui vẻ khách lưu luyến
1.3.2.2 Hội đình
Thông thường, lễ và hội sẽ đi đôi với nhau Làm lễ trước hội sau hoặc là ngược lại, hay đồng thời cũng được Nay ở đình Bình Thủy tổ chức phần lễ trước và phần hội sau Sau phần nghi thức lễ trang trọng là đến phần hội Đây là phần sôi động và vui tươi nhất trong dịp cúng đình nên được dân làng và khách phương xa đến tham gia rất đông Mọi người ăn mặc nghiêm trang ngay ngắn lịch sự, chỉnh tề đến tham gia, thưởng thức, diễn trò, từ diễn tuồng đến các trò chơi dân gian như chọi gà, thi bắt vịt, kéo co, thi đấu vật… thể hiện được một nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng và cao đẹp
Những người đến dự hội làng được tự do xem hát, tham gia các trò chơi, trao đổi tâm tình và cùng nhau ăn uống vui vẻ nhưng ăn uống có văn hóa, vui chơi có mức độ Ai cũng cố gắng giữ tư cách, không say sưa, càn quấy hay nói tục, bởi vì trong những ngày này, mọi khía cạnh đời thường đã được nâng lên đời thiêng Không gian thiêng liêng của đình cả năm im lìm nay được tái hiện trở lại bởi con người Đèn, nến sáng rực, cờ ngũ sắc tung bay, chiêng trống nổi lên, lòng người khắp nơi náo nức, rộn rã hướng về không gian thiêng liêng đó
Trang 37Người đến lễ hội trước hết là biểu thị lòng tôn kính và biết ơn các vị phúc thần và các bậc tiền nhân đã khuất, có công lao tạo dựng quê hương, xây nên cơ nghiệp để lại cho những thế hệ cháu con, sau là dịp để biểu thị ý thức tôn trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, hưởng thụ hình thái sinh hoạt tinh thần cộng đồng vốn có nhiều gắn bó với phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian mà mỗi năm chỉ diễn ra một lần
Lễ hội đình được diễn ra còn do tín ngưỡng thờ thần và vui được mùa, thắng trận của con người Tất cả cũng nhằm nhớ về cội nguồn, chuyển giao văn hóa, liên kết cộng đồng Bởi thế, lễ hội ở đình trở thành rất thiêng liêng, có sức cộng cảm và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong cộng đồng dân tộc
Lễ hội đình làng là cầu nối tâm linh giữa con người, giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa ở làng xã nhằm bảo tồn những vốn quý của di sản văn hóa tinh thần của dân tộc Khôi phục các lễ hội ở đình làng cũng góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng được đời sống văn hóa cơ sở, tạo được sân chơi cho đông đảo dân làng mỗi kì
lễ hội Đồng thời còn tạo được một điểm tham quan, vui chơi giải trí cho du khách gần xa, nhất là những du khách nước ngoài
Trang 38CHƯƠNG 2 TÁC GIẢ NGUYỄN SƯƠNG VÀ CÔNG TRÌNH
ĐÌNH BÌNH THỦY
2.1 Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Nguyễn Sương
2.1.1 Vài nét về cuộc đời
Nguyễn Sương còn có tên gọi khác là ông Bảy Sương theo dân làng thường gọi Ông sinh ngày 06 tháng 5 năm 1932 tại làng Long Tuyền (nay là quận Bình Thủy – Cần Thơ) Ông sinh ra trong một gia đình nho giáo giàu truyền thống hiếu học và tinh thần yêu nước Nguyễn Sương là người con thứ 5 trong gia đình có 7 anh em Anh trai ông là Nguyễn Tài Năng, kế đến là Nguyễn Bá Nghệ, Nguyễn Phú Quới, Nguyễn Tấn Sĩ và hai người em của ông tên là Nguyễn Thị Hồng Hoa, Nguyễn Hữu Phương Cha ông là Nguyễn Tứ Di sinh năm Nhâm Thìn (1902) là một người đã từng xông pha chiến trận và chỉ huy nhiều trận đánh lớn Mẹ ông là
Lê Thị Tâm sinh năm Quý Mão (1903) là một người đảm đang tháo vát công việc gia đình và hết lòng vì chồng con Tổ tiên ông là những người đã có công khai phá
mở cõi và ở lại vùng đất này
Trang 39Thuở nhỏ, Nguyễn Sương được sống trong cuộc sống sung túc, được gia đình tạo mọi điều kiện tốt nhất để ông học tập, trao dồi kiến thức và việc chịu ảnh hưởng từ dòng máu khí chất anh dũng của cha nên ông học rất giỏi
Ngày 27 tháng 7 năm 1947 Nguyễn Sương tham gia nhập ngũ và làm y tá cho Bệnh xá Nguyễn Hồng Giỏi thuộc tiểu đoàn 122
Sau đó, ông tiếp tục thực hiện ước mơ và lý tưởng sống cao đẹp của mình cho đến cùng với việc tiếp tục học tiếp để nâng cao kiến thức cho bản thân Năm
1949 ông vào học Trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố Với nỗ lực cố gắng không ngừng phấn đấu trong học tập và bồi dưỡng tư tưởng cách mạng sau một năm ra trường ông được Đảng kết nạp, kết nạp vào ngày 19 tháng 5 năm 1950, (bấy giờ là Đảng cộng sản Đông Dương) Một thời gian sau, ông tham gia vào tiểu ban địch tình của ban quân báo Quân khu 9, công việc chính của tiểu ban này là vừa công tác vừa làm nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của quân địch rồi báo lại cho cơ quan cấp trên nhằm để đưa ra chiến thuật tác chiến kịp thời
Cuối năm 1950, ông Hoàng Minh Đạo đã kêu gọi ông về và đề cử làm trưởng ban quân báo Nam Bộ, là cán bộ chuyên trách về dò thám địch tình và phản gián
Kế đến, Nguyễn Sương và một đồng chí khác tên là Vũ Như Lâm được cử sang nước bạn Campuchia nhằm giúp quốc gia này xây dựng đoàn tình báo
Năm 1954 ông được tập kết ra bắc và gia nhập quân đội nhân dân Việt Nam Ông được đề cử làm trung đội trưởng trắc địa cho sư đoàn pháo binh 308, với nhiệm vụ trọng tâm là đo tọa độ và tính đường đi cho đạn pháo vào chính xác mục tiêu cần nhắm bắn để đem lại chiến công lớn mà ít ảnh hưởng đến sự hi sinh của các chiến sĩ ta Ngoài ra, ông còn được đào tạo bài bản bởi quân đội Nga và làm đại đội trưởng chỉ huy lữ đoàn Ca-Chiu-Sa trực thuộc bộ tổng tham mưu…
Sau năm 1975 ông về làm trưởng phòng tổng hợp thuộc ban thanh tra Hậu Giang (nay là Cần Thơ và Sóc Trăng) và kiêm cả việc viết sách và đứng lớp giảng dạy
Trang 40Năm 1984 về Đảng ủy phường Thới Bình công tác
Nay ông đã là cán bộ về hưu với tuổi đời trên 80 tuổi và hơn 62 năm tuổi Đảng
Hiện tại, ông đang sống cùng với vợ và gia đình người con trai trưởng ở số 286/12A , đường Cách mạng tháng tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
2.1.2 Vài nét về sự nghiệp văn chương
Theo sự hiểu biết của bản thân về văn hóa dân gian cũng như tập tục sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người dân Đồng bằng sông nước Cửu Long và những tư liệu cổ quý giá của gia tộc để lại công thêm sự động viên khích lệ của bạn bè cô bác gần xa và những người dân trong làng đã thôi thúc tác giả ghi lại những gì được nghe, được biết, được chứng kiến, nhất là đang giữ nó tại nhà kẻo sau này lưu lạc, thất truyền
Tác giả quan niệm: khi viết “Tôi tự thấy mình giống như một người tiều phu già vào rừng đi tìm gỗ quý rồi hạ xuống, trẩy lá, dọn cành, kéo về sân nhà mà chỉ biết để ngắm nghía chứ chưa biết cách nào sử dụng Vì vậy, có ai đó thấy phần nào quý thì cưa xẻ ra đóng bàn thờ, làm đồ gỗ gia dụng… phần xấu hơn thì làm thớt, cán cuốc, cán dao… phần dăm bào đem nhóm lửa, mùn cưa đem nấu cơm, tro tàn đem bón cho ruộng đồng… Tất cả đều hữu dụng”
Nguyễn Sương xem những tập tục văn hóa, những truyện xưa tích cũ, những huyền thoại của làng cổ mình như là một cây gỗ quý và tác giả như là người khai phá, mở đường dọn lối cho những lớp người yêu thích và hết lòng vì nét đẹp xưa
Ông là hội viên trong câu lạc bộ thơ ca Ninh Kiều và hội viên câu lạc bộ thơ đường – Unesco – Cần Thơ
Nguyễn Sương đã có những đóng góp tích cực và tham gia nhiệt tình vào
việc biên soạn quyển Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng Long Tuyền và xã Giai Xuân