1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ở khu tái định cư thuỷ điện tuyên quang trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang

148 703 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Việc tìm kiếm các sinh kế, chiến lược sinh kế tại nơi TĐC đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho những người phải TĐC bắt buộc, những nguời phải đối mặt với

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-HÌI -

NGUYỄN VĂN VƯỢNG

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN Ở KHU TÁI ĐỊNH CƯ THUỶ ĐIỆN TUYÊN QUANG TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN MẬU DŨNG

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc

Hà nội, ngày 08 tháng 12 năm 2014

Học viên

Nguyễn Văn Vượng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ tình cảm chân thành và lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trang bị cho hành trang kiến thức, cũng như tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ lãnh đạo UBND, Ban Quản

lý dự án thủy điện Tuyên Quang, UBND, Phòng nông nghiệp, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã tạo mọi điều kiện

và giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại tỉnh Tuyên Quang

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, những người

đã động viên giúp đỡ tôi về cả vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành tốt luận văn này./

Hà nội, ngày 08 tháng 12 năm 2014

Học viên

Nguyễn Văn Vượng

Trang 4

Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ, CHIẾN

2.1 Cơ sở lý luận về sinh kế, chiến lược sinh kế và di dân tái định cư 5

2.1.2 Di dân tái định cư thủy điện và ảnh hưởng của nó đến sinh kế của

2.1.3 Nội dung nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ở khu tái

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người ở khu tái định cư thủy

2.2 Cơ sở thực tiễn về sinh kế, chiến lược sinh kế và di dân tái định

2.2.1 Kinh nghiệm di dân tái định cư của các nước trên thế giới 36

Trang 5

2.2.3 Kinh nghiệm về tổ chức và thực hiện công tác di dân để xây

2.2.4 Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài 44

Phần 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

4.1 Khái quát tình hình sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế của

4.1.1 Khái quát về công trình thủy điện Tuyên Quang 57

4.1.2 Khái quát về tình hình di dân TĐC thủy điện Tuyên Quang 58

4.1.3 Tình hình phát triển của khu TĐC thủy diện Tuyên Quang 62

4.1.5 Thực trạng nguồn lực sinh kế của các hộ tái định cư 70

4.1.6 Ảnh hưởng của dự án thủy diện Tuyên Quang đến nguồn lực sinh

4.2 Các chiến lược sinh kế của người dân ở khu TĐC thủy điện Tuyên

4.2.1 Các chiến lược sinh kế và lựa chọn sinh kế của người dân ở khu

Trang 6

4.2.2 Thực trạng các hoạt động sinh kế của hộ dân 90

4.2.3 Chi phí và kết quả của một số hoạt đọng sinh kế của hộ tái định

4.2.4 Kết quả các chiến lược sinh kế của người dân ở khu tái định cư 100

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân ở khu tái định

4.3.3 Những khó khăn chung đối với sinh kế của người dân và các hộ

4.3.4 Rủi ro và khó khăn của người dân ở khu TĐC 114

4.4 Đề xuất một số giải pháp phát triển chiến lược sinh kế và tiếp cận

Trang 7

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

3.1 Diện tích đất đai huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 473.2 Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Yên Sơn 524.1 Dân số phải di chuyển phân theo dân tộc, nghề nghiệp 60

4.3 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2013 674.4 Tổng hợp cơ cấu lao động của hộ điều tra 69

4.6 Tổng hợp chất lượng nguồn nhân lực hộ điều tra 714.7 Tổng hợp đất được giao nơi TĐC hộ điều tra 75

4.9 Mức thu nhập bình quân nhân khẩu, lao động 784.10 Phân bố mức thu nhập của hộ TĐC theo dân tộc 794.11 Tổng hợp bồi thường, hỗ trợ cho hộ TĐC 804.12 Tình hình chi tiêu của hộ tại định cư 824.13 Tình hình tích lũy của hộ TĐC 824.14 Tổng hợp đất nơi ở cũ và điểm TĐC 844.15 Cơ cấu nghề của hộ TĐC năm 2013 854.16 Các chiến lược sinh kế của các hộ dân 874.17 Lựa chọn sinh kế của hộ trước và sau khi tái định cư 884.18 Tổng hợp hoạt động sinh kế lựa chọn của các hộ nông dân ở khu

tái định cư 894.19 Diện tích trồng trọt của hộ tái định cư năm 2013 914.20 Phân bố năng suất, sản lượng cây trồng theo dân tộc 924.21 Tình hình chăn nuôi của hộ tái định cư năm 2013 934.22 Phân bố kết quả chăn nuôi của hộ tái định cư theo dân tộc 94

Trang 9

4.23 Đặc điểm một số hoạt động sinh kế trong cộng đồng tại 2 xã

4.24 Chi phí sản xuất của hộ tái định cư 964.25 Phân bố chi phí sản xuất của hộ tái định cư theo dân tộc 974.26 Kết quả hoạt động sinh kế của các hộ tái định cư 984.27 Phân bố kết quả sinh kế của hộ tại định cư theo dân tộc 994.28 Kết quả các chiến lược sinh kế của người dân ở khu tái định cư 1004.29 Kết quả các chiến lược sinh kế theo yếu tố dân tộc 1034.30 Thông tin cơ bản về chủ hộ 1044.31 Kết quả chiến lược sinh kế của người dân theo trình độ 1064.32 Những khó khăn đối với sinh kế hộ nông dân vùng nghiên cứu 1094.33 Lựa chọn sinh kế của các hộ dân 1124.34 Phân tích SWOT của người dân ở khu TĐC 116

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ,HÌNH HỘP

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu về trình độ học vấn, chuyên môn của hộ điều tra 68 

Đồ thị: 4.3 Thu nhập từ các chiến lược sinh kế của hộ gia đình 101 

Hộp 4.1: Ý kiến của hộ về sự lựa chọn chiến lược sinh kế 90Hộp số 4.2: Người dân khuyến nghị để giảm thiểu khó khăn 109

Trang 11

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhiều năm qua, Việt Nam đã tiến hành triển khai, xây dựng nhiều công trình thuỷ điện lớn và nhỏ trên khắp lưu vực các sông ở nhiều vùng trong cả nước nhằm góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện Nà Hang (nay là thủy điện Tuyên Quang) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định

số 288/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2002 Dự án thủy điện Tuyên Quang cung cấp điện năng để phát triển kinh tế- xã hội, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công trình thủy điện Tuyên Quang được Nhà nước đầu

tư xây dựng năm 2003 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2007, hàng năm cung cấp cho lưới điện quốc gia 1.295,83 tỷ KWh; tham gia chống lũ cho hạ

du với dung tích phòng lũ 1 tỷ m3, làm giảm lũ cho thành phố Tuyên Quang

từ 2,5 – 2,7 m và giảm lũ cho Hà Nội từ 0,4 – 0,42 m; cung cấp nước ngọt mùa kiệt cho hạ du từ 49 m3/s – 52 m3/s (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2010)

Bên cạnh những thành tựu to lớn về mặt kinh tế xã hội mà dự án thủy điện Tuyên Quang mang lại, một vấn đề bức xúc đặt ra là phải di dời một lượng lợn cộng đồng dân cư đến nơi tái định cư mới (TĐC) Việc di chuyển một bộ phận lớn dân cư đến một nơi ở khác, buộc cộng đồng dân cư này phải rời bỏ tư liệu sản xuất chủ yếu của mình như đất đai, ruộng vườn với những phương thức sản xuất truyền thống để đến một nơi ở mới, hình thành nếp sống mới, quan hệ sản xuất mới là một thách thức, khó khăn lớn Điều này sẽ

là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp và có tác động to lớn đến sinh kế của nông dân các xã bị ảnh hưởng bởi dự án

Sau hơn 10 năm thực hiện di dân TĐC thủy điện Tuyên quang với tổng

số 4.139 hộ, 20.138 khẩu phải di chuyển thì số dân phải bố trí TĐC là 4.099

hộ, với 19.980 khẩu Số hộ và khẩu này được bố trí ở 36 khu, với 125 điểm

Trang 12

TĐC; trong đó: hộ nông nghiệp là 3.742 hộ, với 18.668 khẩu; hộ phi nông nghiệp là 357 hộ, với 1.312 khẩu Các hộ di chuyển được bố trí TĐC tại các huyện: Nà Hang là 8 khu, 31 điểm TĐC với 1.396 hộ, 6.349 khẩu; Chiêm Hóa là 10 khu, 33 điểm TĐC với 807 hộ, 4.197 khẩu; Hàm Yên là 4 khu, 28 điểm TĐC với 481 hộ, 2.377 khẩu: Yên Sơn là 14 khu, 33 điểm TĐC với 1.415 hộ, 7.057 khẩu

Việc tìm kiếm các sinh kế, chiến lược sinh kế tại nơi TĐC đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho những người phải TĐC bắt buộc, những nguời phải đối mặt với nghèo nàn khi tài sản và thu nhập của họ bị mất đi, hệ thống sản xuất bị phá vỡ, những người này phải di dời tới một môi trường mà những kỹ năng sản xuất của họ chưa chắc đã áp dụng được, sự cạnh tranh về tài nguyên ngày càng lớn hơn, các thể chế cộng đồng và mạng lưới xã hội bị yếu đi, bản sắc văn hoá, giá trị truyền thống và khả năng tương trợ bị hạn chế hoặc bị mất đi

Câu hỏi đặt ra hiện nay là: Thực trạng chiến lược sinh kế của người dân

ở khu TĐC thủy điện Tuyên Quang đang diễn ra như thế nào? Có những yếu

tố gì ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của người dân nơi đây? Vấn đề đặt ra

là cần những giải pháp gì để cải thiện các chiến lược sinh kế của người dân một cách hiệu quả?

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn: “Nghiên cứu chiến

lược sinh kế của người dân ở khu tái định cư thuỷ điện Tuyên Quang trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận văn thạc sỹ

kinh tế nông nghiệp

1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ở khu TĐC thuỷ điện Tuyên Quang, trên cơ sở đánh giá, phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống cho người dân tại nơi ở mới

Trang 13

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:

1 Thực trạng di dân TĐC ở khu TĐC đang diễn ra như thế nào?

2 Thực trạng sinh kế của người dân ở khu TĐC đang diễn ra thế nào?

3 Người dân ở đây đã có những chiến lược sinh kế gì để thích nghi với môi trường mới?

4 Sinh kế ở nơi ở cũ và nơi ở mới có liên quan gì đến nhau không?

5 Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong hoạt động sinh kế là gì?

6 Các giải pháp khắc phục khó khăn và phát triển sinh kế cho người dân

ở khu TĐC là gì?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến sinh kế và chiến lược sinh kế của người dân ở khu TĐC thủy điện Tuyên Quang

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung

Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về sinh kế và chiến lược sinh kế của người dân ở khu TĐC thủy điện Tuyên Quang

Trang 15

Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ, CHIẾN

LƯỢC SINH KẾ VÀ DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ

2.1 Cơ sở lý luận về sinh kế, chiến lược sinh kế và di dân tái định cư

2.1.1 Cơ sở lý luận về sinh kế, chiến lược sinh kế

2.1.1.1 Quan niệm về sinh kế, sinh kế bền vững và chiến lược sinh kế

- Sinh kế: Ý tưởng về sinh kế được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu của R Chamber những năm 1980 Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu cùa F.Ellis, Barrett và Reardon, Morrison, Dorward,… Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố

có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế, chính sách

và những quan hệ xã hội mà cá nhân hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng Trong nhiều nghiên cứu của mình F Ellis cho rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội tiếp cận đến các tài sản và các hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ

(Ellis,2000) Như vậy, sinh kế được hiểu là tập hợp tất cả các nguồn lực và

khả năng mà con nguời có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động

mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ Sinh kế của một cá nhân hay hộ gia đình được thiết lập bởi ba trụ cột cơ bản đó là: tài sản (nguồn lực) sinh kế, chiến lược sinh kế và các kết quả sinh kế

Trang 16

- Sinh kế bền vững: Yếu tố được xem là bền vững khi mà nó có thể tiếp

tục diễn ra trong tương lai, đối phó và phục hồi được sau các áp lực và sốc mà không làm huỷ hoại các nguồn lực tạo nên sự tồn tại của yếu tố này Các nguồn lực này có thể thuộc nguồn tự nhiên, xã hội, kinh tế hay thể chế Điều này giải thích tại sao tính bền vững thường được phân tích theo 4 khía cạnh: bền vững về kinh tế, về môi trường, về thể chế và xã hội Bền vững không có nghĩa là sẽ không có gì thay đổi, mà là có khả năng thích nghi theo thời gian Tính bền vững là một trong những nguyên tắc cơ bản của phương pháp sinh

kế bền vững

Theo R Chamber (1989); T Reardon & J.E Taylor (1996), một sinh kế được xem là bền vững nếu nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên

Các chính sách để xác định sinh kế cho nguời dân theo hướng bền vững được cho là có liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu tố bên ngoài Tiêu biểu cho các nghiên cứu này là Ellis (2004, 2005), Barrett và Reardon (2000) Các nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của người dân Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo Sự bền vững trong các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển… Tuy vậy, sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên

là yếu tố nền tảng trong việc quyết định một sinh kế có bền vững hay không Hiện nay sinh kế bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà

Trang 17

nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh

tế ở các quốc gia là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng thời phải luôn đặt nó trong mối quan hệ với phát triển bền vững Các nghiên cứu và phân tích về sinh kế hiện nay cơ bản được thực hiện dựa trên nền tảng một khung phân tích hết sức khoa học và logic được gọi là khung phân tích sinh kế bền vững

- Chiến lược sinh kế: Chiến lược sinh kế dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lí các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cũng như để đạt được mục tiêu nguyện vọng của họ.(Vũ Đình Thắng, 2001)

Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để kiếm sống Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kếcủa mình

Chiến lược sinh kế cơ bản của hộ gia đình là sử dụng hiệu quả tối ưu các nguồn vốn con người, vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn vật chất, vốn tài chính của họ để có thể ổn định và gia tăng thu nhập, đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong đời sống của họ (Xã hội học số 3, 2007)

2.1.1.2 Khung sinh kế bền vững

Phân tích sinh kế bền vững (SLA) đơn giản là tìm hiểu về sinh kế của người dân và từ đó tìm cách để làm cho chúng trở nên bền vững Để thực hiện điều này chúng ta sử dụng công cụ mang tên “khung sinh kế bền vững” (SLF) Khung sinh kế bền vững là một công cụ trực quan hoá được Cơ quan phát triển quốc tế Vương Quốc Anh phát triển với mục đích là giúp người sử dụng nắm được những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, đặc biệt

là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề hoặc những yếu tố tạo cơ hội Một sinh

Trang 18

kế được coi bền vững khi nó có khả năng liên tục duy trì hay củng cố mức sống ở hiện tại mà không làm huỷ hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên Theo Chamber và Conway (1992), sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai, trên thực tế thì nó thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai

- Khái niệm sinh kế

Ý tưởng về sinh kế đã

Hình2.1: Khung phân tích sinh kế của nông dân

(Nguồn: DFID (2003) (Department for International Development)

SLF không đơn thuần chỉ là công cụ phân tích, người ta xây dựng nó với dụng ý sẽ cung cấp nên tảng cho các hoạt động hướng đến sinh kế bền vững Phân tích sinh kế bền vững tạo ra cơ hội cải thiện các nỗ lực giảm nghèo bằng cách đưa ra cái nhìn tổng quan tình trạng của người nghèo như là chính họ tự đánh giá họ chứ không phải là đưa ra các kết luận chủ quan nông nổi, rời rạc mang tính chụp mũ Để làm được điều này, không gì thành công hơn việc vận dụng lồng ghép khung phân tích sinh kế bền vững (SLF) với phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) Cách

nhau của Chính phủ, luật pháp, chính sách công, các động lực, các qui tắc -Chính sách và thái độ đối với khu vực tư nhân -Các thiết chế công dân, chính trị và kinh tế (thị trường, văn hoá)

Các chiến lược SK

-Các tác nhân

xã hội (nam,

nữ, hộ gia đình, cộng đồng …) -Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên -Cơ sở thị trường -Đa dạng -Sinh tồn hoặc tính bền vững

Các kết quả SK

-Thu nhập nhiều hơn

- Cuộc sống đầy đủ hơn -Giảm khả năng tổn thương -An ninh lương thực được cải thiện -Công bằng xã hội được cải thiện -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên -Giá trị không sử dụng của tự nhiên được bảo vệ

Trang 19

thức tiếp cận vấn đề và phương pháp nghiên cứu của đề tài cố gắng vận dụng triệt để sự kết hợp này

Khung sinh kế của DFID được phát triển dựa trên nhiều khái niệm, đã đưa ra một cấu trúc phân tích để tìm hiểu về các loại hình sinh kế hiện hữu Khung sinh kế giúp chúng ta sắp xếp những nhân tố gây cản trở hoặc tăng cường các cơ hội sinh kế, đồng thời cho ta thấy cách thức chúng liên quan Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm: Bối cảnh tổn thương; Các nguồn lực sinh kế; Chính sách và thể chế; Các chiến lược, hoạt động sinh

kế và các kết quả sinh kế

Bối cảnh dễ bị tổn thương(Vulnerability context): Bối cảnh dễ tổn thương đề cập tới phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị lâm vào các loại sốc,

xu hướng gồm cả các xu hướng kinh tế - xã hội, môi trường và sự dao động

Nó có tác động rất lớn và sâu sắc đến các nguồn lực sinh kế và chiến lược sinh kế của con người Chính những điều này khiến sinh kế và tài sản sinh kế trở nên bị giới hạn và không kiểm soát được Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người không thể dễ dàng kiểm soát những yếu tố trước mắt hoặc dài lâu hơn nữa Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố này là một thực tế thường trực cho rất nhiều hộ nghèo Điều này chủ yếu là do họ không có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ mình khỏi những tác động xấu Ở Việt nam, bối cảnh tổn thương tác động rất mạnh đến chiến lược xoá đói giảm nghèo, do người nghèo là người dễ bị tổn thương nhất, sức chống đỡ đối với các cú sốc là rất yếu, cùng với khả năng tăng thu nhập rất hạn chế nên sinh kế của họ thường không bền vững, hiện tượng tái nghèo thường phổ biến Như vậy có thể thấy, những nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương rất quan trọng vì chúng có tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở ra cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi

Trang 20

Nguồn vốn hay tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con nguời có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn chính: vốn tự nhiên, vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất và vốn xã hội

- Vốn tự nhiên (Natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên

thiên nhiên như đất đai, diện tích mặt nước, tài nguyên rừng,… mà con người

có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng năm giữ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập phục vụ cho các mục tiêu sinh kế Ðây có thể là khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của con nguời từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Vốn nhân lực (Human capital): Đây là nguồn vốn quan trọng nhất,

vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe

để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ Với mỗi hộ gia đình vốn nhân lực biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về lực lượng lao động ở trong gia đình đó Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn lực con người được xem là nguồn lực có tính chi phối mạnh mẽ đối với việc sử dụng các nguồn lực khác cũng như các chiến lược và hoạt động sinh kế

- Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính là các nguồn lực tài

chính mà người ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế Các nguồn đó bao gồm nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi và có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các tài sản khác Khi xem xét nguồn lực tài chính, ngoài việc xem xét số lượng và nguồn gốc, một vấn

Trang 21

đề rất quan trọng cần được quan tâm đó là khả năng tiếp cận nguồn lực này của người dân và cách thức họ sử dụng nguồn lực

- Vốn vật chất (Physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng

cơ bản và trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất, sinh hoạt nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế Nguồn vốn vật chất thể hiện ở hai cấp

độ khác nhau: cấp hộ và cấp cộng đồng Ở cấp hộ bao gồm công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, kinh doanh và các phương tiện phục vụ cuộc sống Ở câp cộng đồng chủ yếu đề cập tới cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, điện, nước

- Vốn xã hội (Social capital): Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế, là

các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mục tiêu sinh

kế của mình Đây là những vấn đề liên quan tới tình làng nghĩa xóm, sự hợp tác trong sản xuất, vai trò của các tổ chức truyền thống, tổ chức đoàn thể, các mối quan hệ xã hội, tiếng nói của người dân, các bên liên quan trong việc ra các quyết định liên quan đến phát triển sinh kế Những yếu tố này có thể tạo nên sức mạnh cho phát triển sản xuất cũng như đạt được các mục tiêu mong muốn của người dân, cộng đồng Vốn xã hội được phát triển thông qua mạng lưới và các mối liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm chính thức; và các mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả năng thay đổi trong tương lai Chính vì thế khi xem xét vốn, con người không chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai Nguồn vốn (tài sản) sinh kế được xác định bằng mô hình 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó các sinh kế được hình thành đó là: Vốn con người; vốn vật chất, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội và đặc biệt cần quan tâm đến mối quan hệ giữa các tài sản sinh kế

Trang 22

Chính sách và thể chế: Các chính sách và thể chế bao gồm một loạt những yếu tố liên quan đến bối cảnh có những tác động mạnh lên mọi khía cạnh của sinh kế Rất nhiều trong số những yếu tố này có liên quan đến chính sách và các dịch vụ do nhà nước thực hiện Tuy nhiên những vấn đề đó cũng bao gồm cả các cơ quan cấp địa phương, các tổ chức dựa vào cộng đồng và những hoạt động của khu vực tư nhân Các chính sách và thể chế là phần quan trọng trong khung sinh kế bởi chúng định ra:

- Khả năng người dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế, những chiến lược sinh kế, với những cơ quan ra quyết định và các nguồn lực ảnh hưởng

- Những quy định cho việc trao đổi giữa các loại thị trường vốn sinh kế

- Lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh kế nhất định

Trong khung sinh kế bền vững, chiến lược sinh kế (Livelihood Strategies) được hiểu như là sự phối hợp các hoạt động và lựa chọn mà người dân sử dụng để thực hiện mục tiêu sinh kế của họ hay đó là một loạt các quyết định nhằm khai thác hiệu quả nhất nguồn vốn hiện có Ðây là một quá trình liên tục nhưng những thời điểm quyết định có ảnh hưởng lớn lên sự thành công hay thất bại đối với chiến lược sinh kế Thuật ngữ “chiến lược sinh kế” được dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lý các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống (kết quả sinh kế) Chiến lược sinh

kế bao gồm những lựa chọn và quyết định của người dân về những việc như:

- Họ đầu tư vào nguồn vốn và sự kết hợp tài sản sinh kế nào

- Quy mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ theo đuổi

- Cách thức họ quản lý như thế nào để bảo tồn các tài sản sinh kế và thu nhập

Trang 23

- Cách thức họ thu nhận và phát triển như thế nào những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống

- Họ đối phó như thế nào với những rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau

- Họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để làm được những điều trên

Mục đích của việc sử dụng khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà con người kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng như đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ Những mục tiêu và ước nguyện này có thể gọi là kết quả sinh kế (livelihood outcome) - đó là những thứ mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt lẫn lâu dài Kết quả của sinh kế nhìn chung là cải thiện phúc lợi của con người nhưng có

sự đa dạng về trọng tâm và sự ưu tiên Ðó có thể cải thiện về mặt vật chất hay tinh thần của con người như xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập hay sử dụng bền vững và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên (DFID, 2001) Kết quả sinh kế

có thể là:

- Hưng thịnh hơn: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả của những côngviệc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được gia tăng

- Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hoá phi vật chất khác Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, sự an toàn

- Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải sống trong trạng thái dễ bị tổn thương Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho

Trang 24

việc bảo vệ gia đình khỏi những đe doạ tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những

cơ hội của mình Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau các thảm hoạ, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc

- An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một vấn đề cốt lõi trong sự tổn thương và đói nghèo Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hoá các loại cây lương thực

- Sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên Sự bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác Cũng tùy theo mục tiêu của sinh kế mà sự nhấn mạnh các thành phần trong sinh kế cũng như những phương tiện để đạt được mục tiêu sinh kế giữa các tổ chức, cơ quan sẽ có những quan niệm khác nhau

Ðể đạt được các mục tiêu, sinh kế phải được xây dựng từ một số lựa chọn khác nhau dựa trên các nguồn vốn và tiến trình thay đổi cấu trúc của họ Như vậy, khung sinh kế bền vững là một công cụ giúp chúng ta nâng cao sự hiểu biết về đời sống, đặc biệt là các sinh kế của nguời nghèo Nó xuất phát từ phân tích của Amartya Sen về các quyền (entitlements) trong mối quan

hệ với nạn đói và đói nghèo, gần đây được Cơ quan phát triển Quốc tế Anh (DFID) và một số học giả cùng với các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào lý thuyết về khung sinh kế bền vững (SLF) để phân tích sự thay đổi khả năng tiếp cận các nguồn vốn tạo sinh

kế, tác động của sự thay đổi này đến sinh kế của các hộ nông dân trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiến hành thiết lập khung nghiên cứu sinh kế bền vững của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục

vụ đề tài

Trang 25

2.1.1.3 Mối quan hệ của các loại tài sản trong khung sinh kế

- Quan hệ giữa các tài sản:

Những tài sản sinh kế liên kết với nhau theo nhiều cách để tạo ra kết quả sinh kế có lợi cho người dân Hai loại quan hệ quan trọng là:

Theo sự tuần tự: việc sở hữu một loại tài sản giúp người dân từ đó tạo thêm các loại tài sản khác Như người dân dùng tiền (nguồn vốn tài chính) để mua sắm vật dụng sản xuất và tiêu dùng (nguồn vốn vật thể)

Theo sự thay thế: Một loại tài sản có thể thay thế cho những loại tài sản khác không? Ví dụ, sự gia tăng nguồn vốn con người có đủ bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn vốn tài chính không? Nếu có, điều này có thể dựa vào mở rộng lựa chọn cho cung cấp

- Mối quan hệ trong khung sinh kế:

Tài sản và hoản cảnh dễ bị tổn thương: tài sản có thể vừa bị phá huỷ vừa được tạo ra thông qua các biến động của hoàn cảnh

Tài sản và sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế: thể chế, chính sách và sự chuyển dịch cơ cấu, nguồn lực, quy trình sản xuất có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng tiếp cận tài sản

Tạo ra tài sản: chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội (nguồn vốn hữu hình), hoặc sự tồn tại của những thể chế địa phương làm mạnh lên nguồn vốn xã hội

Cách tiếp cận tài sản: những thể chế sẽ điều chỉnh cách tiếp cận với những nguồn tài nguyên phổ biến

Ảnh hưởng tỉ lệ tích luỹ tài sản: ví dụ: chính sách của Nhà nước thuế, trợ giá, ảnh hưởng đến kết quả của những chiến lược sinh kế

Đây không phải là mối quan hệ giản đơn, những cá nhân và những nhóm cũng ảnh hưởng lên sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế Nhìn chung, tài sản càng được cung ứng cho người dân thì họ sẽ sử dụng càng

Trang 26

nhiều Vì vậy một cách để đạt được sự trao quyền có thể là hỗ trợ như thế nào

để người dân xây dựng những tài sản của họ

Tài sản và những chiến lược sinh kế: những người có nhiều tài sản có khuynh hướng có nhiều lựa chọn lớn hơn và khả năng chuyển đổi giữa các chiến lược để đảm bảo sinh kế của họ

Tài sản và những kết quả sinh kế: khả năng người dân thoát nghèo phụ thuộc chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những loại tài sản đó như thế nào? Những tài sản khác nhau cần để đạt được những kết quả sinh kế khác nhau

Nói tóm lại: Việc sử dụng khung sinh kế để xem xét những yếu tố khác nhau như: các yếu tố liên quan đến thể chế, chính sách, các yếu tố dễ gây tổn thương, ảnh hưởng tới sinh kế, chiến lược sinh kế của người dân như thế nào; đồng thời thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố đó trong hoạt động sinh kế của người dân

2.1.2 Di dân tái định cư thủy điện và ảnh hưởng của nó đến sinh kế của người dân ở ven khu công nghiệp

2.1.2.1 Di dân tái định cư ảnh hưởng tới sự thay đổi nguồn lực sinh kế

- Nguồn lực tự nhiên: Để triển khai xây dựng nhà máy thủy điện đỏi hỏi phải có diện tích đất đai rộng lớn, buộc địa phương phải thu hồi đất đai của vùng để xây dựng và bắt buộc phải di chuyển các hộ dân thuộc khu vực lòng

hồ thủy điện, các khu vực liên quan đến xây dựng cơ sở hạ phục vụ cho nhà máy thủy điện Nhà máy thủy điện thường được hình thành ở những vùng thung lũng miền núi có diện tích đất nông nghiệp lớn và hiến hoi Người dân

bị di chuyển, bị mất cũng như bị giảm đi một diện tích khá lớn đất ở, đất canh tác dẫn tới bị suy giảm các sản phẩm sản phẩm từ đất, rừng, chăn nuôi,… Hệ sinh thái bị thay đổi trầm trọng, các mắt xích sinh học bị phá vỡ, một số cây, động vật quý hiếm bị mất đi

Trang 27

- Nguồn lực con người: Khi di dân TĐC thủy điện kéo theo cơ cấu kinh

tế, lao động thay đổi một bộ phân người dân sẽ rơi vào trạng thái thiếu việc làm, một số sẽ có thêm cơ hội việc làm trong nhà máy thủy điện Mặt khác, việc di dân TĐC bước đầu mang lại thu nhập tạm thời cho người dân bị mất đất (tiền bồi thường thu hồi đất), số tiền này người dân có thể sử dụng để tạo

ra nhiều cơ hội kiếm sống như phát triển ngành nghề hoặc đầu tư dịch vụ, học hành

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số lao động phải ra thành phố và di cư đia các vùng lân cận để kiếm sống Sự chuyển dịch này làm cho dân số thành thị ngày càng tăng, tạo ra những vấn đề như lao động, việc làm, tệ nạn

xă hội,… ở thành thị Xây dựng nhà máy thủy điện còn gây nên rất nhiều những vấn đề bức xúc, bất cập cần phải giải quyết: ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, tệ nạn, phá hủy nếp sống cổ truyền Sự tác động trước mắt trong một thời gian ngắn một số lao động sẽ mất việc do mất đất canh tác, mất các nguồn lợi sinh kế Mặt khác, việc di dân tái định cư sẽ dẫn tới một bộ phận ỷ lại chờ tiền đền bù đất của Nhà nước không tập trung phát triển; truyền thống văn hóa làng quê bị phá vỡ

- Nguồn lực xã hội: Di dân TĐC làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc

tham gia các tổ chức cộng đồng của các hộ phải di chuyển đến các điểm tái định cư, họ phải tiếp cận với môi trường mới, các tổ chức chính trị mới, đôi khi còn nảy sinh các vấn đề về dân tộc do phải sống xem ghép với các dân tộc

sở tại Các khu TĐC được hình thành chính quyền địa phương cũng phải có những thay đổi về công tác xã hội, tạo điều kiện cho người dân mới đến được tiếp cận phát huy được tính tự chủ trong lao động, sản xuất bằng cách tạo điều kiện cho người dân tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chung của xã, tham gia vào các cuộc họp dân, được bàn thảo về các nội dung liên quan tới sự phát triển về kinh tế- xã hội- môi trường trên địa bàn nhằm mục đích nâng cao vị thế của người dân tại nơi ở mới

Trang 28

- Nguồn lực vật chất: Trong quá trình sinh sống và hoạt động sản xuất

kinh doanh của các hộ dân trước khi di phải TĐC cơ bản đã đảm bảo được cuộc sống của hộ Từ khi di chuyển dến nơi TĐC cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện, hệ thống kênh mương, đường xá còn dang dở, hệ thống điện cơ bản mới được hoàn thành, Bên cạnh đó còn một bộ phận không nhỏ các hộ

bị ảnh hưởng không tốt, điều kiện kinh tế trở nên khó khăn hơn do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp và lao động dư thừa không có công ăn việc làm ổn đinh, nguồn vốn vật chất của hộ trở nên thiếu thốn ảnh hưởng không tốt tới

sinh kế của hộ dân

2.1.2.2 Di dân tái định cư ảnh hưởng tới sự thay đổi chiến lược sinh kế

Di dân tái định cư là một việc làm bắt buộc khi triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Xuất phát từ các vấn đề do việc TĐC gây ra như các nguồn lực vật chất, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực tự nhiên bị tác động, thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân ở khu TĐC Điều này dẫn đến các hộ dân sẽ có các lựa chọn các chiến lược sinh kế riêng cho hộ gia đình mình nhăm thích ứng với điều kiện thực tế của khu TĐC và của hộ gia đình mình Ví dụ: Thay vì các chiến lược sinh kế truyền thống: Trồng trọt – chăn nuôi, nay các hộ dân đã có các chiến lược sinh kết mới như trồng trọt – chăn nuôi – ngành nghề, trồng trọt – chăn nuôi – buôn bán hay một số hộ chuyển hẳng sang hoạt động buôn bán – làm thuê,

2.1.2.3 Di dân tái định cư ảnh hưởng tới thay đổi kết quả sinh kế

Di dân TĐC có tác động mạnh mẽ tới hoạt động sinh kế của người dân ở khu TĐC mới tạo nên sự thay đổi kết quả sinh kế Trong hoạt động sinh kế người dân sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc đảm bảo

và phát triển cuộc sống Từ việc thay đổi các chiến lược sinh kế sẽ dẫn tới các kết quả sinh kế khác nhau Các hộ dân lựa chọn được các chiến lược sinh kế phù hợp và có một nguồn lực với điều kiện thực tế của hộ cũng như ở nơi

Trang 29

TĐC sẽ có thu nhập cao hơn, và ngược lại sẽ có những hộ dân phải chật vật

để thích ứng với sự thay đổi ở nơi ở mới

2.1.3 Nội dung nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ở khu tái định cư thủy điện

2.1.3.1 Bối cảnh sản xuất kinh doanh của người dân

Người nông dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, trước khi TĐC với diện tích đất nông nghiệp hiện có hộ sản xuất những loại cây trồng, con nuôi phù hợp nhằm đảm bảo cuộc sống cho chính gia đình và phần dư thừa có thể mang đi bán Bên cạnh đó, một lực lượng lao động dư thừa từ gia đình có thể

đi làm những công việc khác như đi làm thuê, bán hàng tạp hóa, đan lát,… Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh với nhiều khó khăn như hiện nay việc duy trì cuộc sống của người dân lại càng thêm phần khó khăn với sự tác động của suy thoái kinh tế, tình trạng lao động dư thừa,… kết hợp với diện tích đất nông nghiệp bị suy giảm trầm trọng làm người dân dễ bị tổn thương hơn Người dân bị ảnh hưởng và bị lâm vào các loại sốc, xu hướng gồm tất cả các

xu hướng kinh tế - xă hội, môi trường và sự dao động

Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người không thể dễ dàng kiểm soát những yếu tố trước mắt hoặc dài lâu Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố này là một thực tế cho rất nhiều hộ dân Điều này chủ yếu là do không có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ mình khỏi những tác động xấu

2.1.3.2 Nguồn lực sinh kế của người dân

Vốn con người liên quan đến khối lượng và chất lượng của lực lượng lao động hiện có trong gia đình đó Khả năng về lao động rất đa dạng, tùy thuộc vào quy mô hộ, cấu trúc nhân khẩu và số lượng người không thuộc diện lao động, giới tính và các thành viên, giáo dục, kỹ năng và tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình, tiềm năng lănh đạo Vì vậy, vốn con người

Trang 30

là một yếu tố trọng yếu, quyết định khả năng của một cá nhân, một gia đình

sử dụng và quản lý các nguồn vốn khác Vốn con người được thể hiện qua các chỉ số

- Số lượng và cơ cấu nhân khẩu của một hộ, gồm tỷ lệ giữa người trong

độ tuổi lao động và người không thuộc diện lao động, giới tính

- Kiến thức và giáo dục của các thành viên trong gia đình: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kiến thức truyền thống,.…

- Sức khỏe tâm lý và sinh lý của các thành viên trong gia đình, đời sống tâm linh và tình cảm của các thành viên trong gia đình

- Khả năng lănh đạo và các kỹ năng trong lao động và sinh hoạt

- Quỹ thời gian của mọi người và khả năng sử dụng thời gian một cách

- Các mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng, hội đồng niên (được lập lên do có chung mối quan hệ hoặc cùng chung sở thích),

- Cơ chế hợp tác trong sản xuất và trên thị trường, mua bán sản phẩm, các nhóm tiết kiệm, tín dụng (các hợp tác xă, các hiệp hội…)

Trang 31

- Các luật lệ, qui định, quy ước và hành vi ứng xử, sự trao đổi và quan hệ qua lại trong cộng đồng

- Tính ngưỡng, các sự kiện, lễ hội, niềm tin xuất phát từ tôn giáo, truyền thống

- Những cơ hội tiếp cận thông tin như các cuộc họp thôn, xóm, câu lạc

bộ thanh niên, phụ nữ,.…

- Những cơ hội tham gia và tạo ảnh hưởng đến các công việc của địa phương (tham gia vào các cơ quan, tổ chức ở địa phương rộng mở cho tất cả các thành viên trong cộng đồng)

- Cơ chế hoà giải mâu thuẩn trong địa phương

* Vốn tự nhiên:

Là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên bao gồm:

- Các tài sản và dòng sản phẩm (khối lượng sản phẩm từ đất, rừng và chăn nuôi); (b) Các dịch vụ về môi trường (giá trị bảo vệ chống băo và chống xói mòn của rừng,…) Những yếu tố được sử dụng này cũng có thể cho cả hai loại lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp Nguồn vốn tự nhiên của hộ được thể hiện ở các chỉ số:

- Các nguồn tài sản chung như các khu đất bảo tồn của xă và các khu rừng cộng đồng:

- Các loại đất của hộ gia đình: đất ở, đất trồng cây mùa vụ, đất lâm nghiệp, đất vườn,.…

- Nguồn cung cấp thức ăn và nguyên liệu từ tự nhiên nguồn do con người sản xuất ra

- Đa dạng sinh học, các nguồn gen thực vật và động vật từ việc nuôi, trồng của hộ, và từ tự nhiên

- Các khu vực chăn thả và các nguồn cây thức ăn gia súc cho sản xuất chăn nuôi

Trang 32

- Các nguồn nước và việc cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản,.…

- Các nguồn đất trồng bao gồm cả các chất hữu cơ và chu kỳ dinh dưỡng

- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên: khí hậu và những may rủi về thời tiết

- Giá trị cảnh quan cho việc quản lư, khai thác các nguồn tài nguyên và giải trí

- Các nguồn giống cây, con từ tự nhiên đang bị suy thoái nghiêm trọng

* Vốn tài chính:

Vốn tài chính được định nghĩa là các nguồn tài chính mà con người dùng để đạt được mục tiêu của mình Những nguồn này bao gồm nguồn dự trữ tài chính và dòng tài chính

Dự trữ tài chính (vốn sẵn có): tiết kiệm là vốn tài chính được ưa thích vì

nó không bị ràng buộc về tính pháp lư và không có sự bảo đảm về tài sản CChúng có thể có nhiều hình thức: tiền mặt, tín dụng ngân hàng, hoặc tài sản thanh khoản khác, vật nuôi, đồ trang sức,… Nguồn lực tài chính có thể tồn tại dưới dạng các tổ chức cung cấp tín dụng

Dòng tiền tài chính (dòng tiền đều): ngoại trừ thu nhập hầu hết loại này

là tiền trợ cấp hoặc sự chuyển giao Để có sự tạo lập rõ ràng vốn tài chính từ những dòng tiền này phải xác thực (sự đáng tin cậy hoàn toàn không bao giờ được đảm bảo có sự khác nhau giữa việc trả nợ một lần với sự chuyển giao thường xuyên vào kế hoạch đầu tư)

Vốn tài chính của hộ được thể hiện dưới các chỉ số:

- Thu nhập tiền mặt thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau như bán sản phẩm, việc làm và tiền của thân nhân gửi về

- Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính về tín dụng và tiết kiệm từ các nguồn chính thức (như ngân hàng) và các nguồn phi chính thức (chủ nợ, họ hàng)

Trang 33

- Tiết kiệm (bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay các dự án tiết kiệm)

và những dạng tiết kiệm khác như gia súc, vàng, đất đai, công cụ sản xuất

- Khả năng tiếp cận thị trường và các hệ thống tiếp thị sản phẩm của hộ gia đình qua các loại hình và địa điểm khác nhau

- Những chi trả phúc lợi xă hội (như lương hưu, một số miễn trừ chi phí)

và một số dạng trợ cấp của nhà nước

* Vốn vật chất:

Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và dịch vụ xă hội cơ bản cũng như các tài sản và công cụ sản xuất của hộ gia đình

Vốn vật chất của hộ gia đình được thể hiện dưới các chỉ số:

- Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng gồm đường giao thông, cầu cống, công trình thủy lợi, các hệ thống cấp nước sinh hoạt và về sinh, các mạng lưới cung cấp năng lượng, nơi làm việc của chính quyền xă và nơi tổ chức các cuộc họp của thôn bản

- Nhà ở, nơi trú ngụ và các dạng kiến trúc khác như chuồng trại, vệ sinh

- Các tài sản gia đình như nội thất, dụng cụ nấu nướng

- Các công cụ sản xuất như dụng cụ, trang thiết bị và máy móc chế biến

- Các hệ thống vận tải công cộng và các phương tiện giao thông của gia đình như: ô tô, xe máy, xe ba gác,.…

- Cơ sở hạ tầng về truyền thông và thiết bị truyền thông của gia đình như đài, ti vi, điện thoại,.…

2.1.3.3 Chiến lược sinh kế của người dân

Chiến lược sinh kế bao gồm những lựa chọn và quyết định của người dân về những việc như:

- Họ đầu tư và nguồn vốn và sự kết hợp tài sản sinh kế nào?

- Quy mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ theo đuổi?

- Cách thức mà họ quản lý như thế nào để bảo tồn các tài sản sinh kế và thu nhập?

Trang 34

- Cách thức họ thu nhận và phát triển như thế nào những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống?

- Họ đối phó như thế nào với những rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau?

- Họ sử dụng thời gian và công sức lao động làm họ có như thế nào để làm được những điều trên?

2.1.3.4 Kết quả sinh kế của người dân

- Hưng thịnh hơn: thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả của những côngviệc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền thu được của hộ gia đình gia tăng

- Đời sống được nâng cao: ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hoá phi vật chất khác Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, sự an toàn của đời sống vật chất

Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên Sự bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa qua trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người ở khu tái định cư thủy điện

2.1.4.1 Điều kiện kinh tế của hộ trước khi có khu công nghiệp

Một gia đình muốn có cuộc sống được đảm bảo thì yếu tố đầu tiên được nhắc đến đó là điều kiện kinh tế Nếu có điều kiện kinh tế, tức là nguồn lực tài chính của hộ được đảm bảo và từ đó mới có điều kiện nâng cao nguồn lực vật chất của hộ mình Nhà máy thủy điện được xây dựng trên diện tích đất ở, đất nông nghiệp của các hộ dân Vì vậy, việc nhà máy thủy điện hình thành ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh kế của người dân phải di dời, cụ thể là ảnh hưởng tới đời sống kinh tế hộ Trước đây chiến lược sinh kế của hộ là Trồng

Trang 35

trợt – chăn nuôi, thì nay đang chuyển dần sang chiến lược Trồng trọt – chăn nuôi – làm thuê, Trồng trọt – làm thuê, Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi có phần giảm đi,… Đời sống kinh tế bị thay đổi khiến nhiều hộ nông dân lao đao không có điểm tựa, phần đất nông nghiệp, nguồn thu duy nhất của gia đình bị thu hồi, không tìm kiếm được việc làm buộc người lao động phải di cư đi nơi khác làm ăn kiếm sống, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng trầm trọng trong khi các cấp chính quyền bỏ ngỏ vấn đề này

2.1.4.2 Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao động

Giáo dục là yếu tố quan trọng quyết định thu nhập của người lao động trong nền kinh tế thị trường Những nghiên cứu ở nước ta và các nước cho thấy những người có trình độ cao hơn, nhìn chung, sẽ có tiền lương và tiền công cao hơn Một nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành thực hiện năm

2006, sử dụng số liệu từ cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam (VLSS) năm 2002, cho thấy việc qui định tăng thêm một năm học phổ thông làm tăng tiền lương của người lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông thêm 11,43% Trong khi đó, Moock và cộng sự (2003), sử dụng số liệu của VLSS 1993, ước lượng suất sinh lợi của một năm đi học tăng thêm là gần 5% Suất sinh lợi này là tương đối thấp do nền kinh tế vừa mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và tiền công, tiền lương của người lao động chưa thật sự phản ánh giá trị thực của lao động Mục đích của nghiên cứu này là nhằm ước lượng lại suất sinh lợi của việc học, sử dụng số liệu từ VLSS mới nhất (2008) cho đến thời điểm này, từ đó, cung cấp thêm bằng chứng thuyết phục về lợi ích của giáo dục đối với người học trong nền kinh

tế thị trường

Từ đó cho thấy, người lao động ở khu TĐC với trình độ học vấn và chuyên môn còn rất hạn chế sẽ khó có thể mang về nguồn thu lớn cho gia đình từ các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp

2.1.4.3 Yếu tố dân tộc

Trang 36

Các nhà máy thủy điện thường được xây dựng ở các vùng núi là nơi sinh sống chủ yếu của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số Mỗi dẫn tộc lại có một lịch sử khác nhau, các tập tục sinh hoạt cũng như canh tác khác nhau Điều đó dẫn đế việc lựa chọn sinh kế cũng như kết quả sinh kế sẽ khác nhau Vì vậy, yếu tố dân tộc cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh

kế, chiến lược sinh kế của các hộ dân

2.1.4.4 Cách sử dụng tiền đền bù

Khi thu hồi đất làm công tác di dân TĐC, nguồn lực tự nhiên giảm xuống nhưng bù đắp vào đó là nguồn lực tài chính của hộ được tăng lên nhờ vào các khoản tiền đền bù, hỗ trợ Sinh kế của người dân có bền vững hay không? giờ đây phụ thuộc vào cách sử dụng khoản tiền đền bù này Nguồn vốn tài chính nếu được sử dụng hợp lý nó sẽ trở thành công cụ giúp người nông hộ cải thiện ngày một tốt hơn điều kiện sống của hộ mình, giúp sinh kế

hộ trong tương lai bền vững hơn Ngược lại, nếu hộ sử dụng khoản tiền trên vào mục đích không sinh lợi nhuận như xây sửa nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt, quá nhiều và không có tích lũy tài chính và đầu tư cho tương lai như việc đầu tư cho con cái học tập thì một tương lai sinh kế không bền vững nông hộ sẽ nắm chắc trong tay

2.1.4.5 Chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp

Khi mất đất nông nghiệp, lao động thất nghiệp tăng cao Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn khu công nghiệp có doanh nghiệp cần tới hàng ngàn công nhân để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, thì trong quá trình tuyển dụng nếu doanh nghiệp có một sự quan tâm tới lao động địa phương bị mất đất, tạo cơ hội cho những lao động này có việc làm tại doanh nghiệp, hành động đó tuy với các doanh nghiệp có thể nó không ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của họ nhưng với các hộ dân đó là một sự thay đổi lớn trong chiến lược sinh kế của mình Người lao động được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn hay làm việc ngay trong nhà máy thủy điện sẽ có

Trang 37

thu nhập hằng tháng ổn định, không phải đi làm những công việc tạm bợ như làm thuê, chợ búa, buôn bán

2.1.4.6 Vai trò của chính quyền địa phương và các chính sách liên quan

Người dân bị suy giảm nông nghiệp dẫn tới mất việc làm, điều đó khiến cuộc sống của người dân rơi vào khủng hoảng Trước tình hình đó, người dân

có một mong muốn đó là các cấp chính quyền có sự quan tâm tới sinh kế của người dân Vai trò của địa phương trong vấn đề ổn định sinh kế của hộ dân mất đất rất quan trọng, chính quyền có vai trò định hướng, ban hành các chính sách hỗ trợ, ổn định đời sống cho hộ dân Các cấp chính quyền cần phải có những chính sách thỏa đáng về cơ chế đền bù giá đất thu hồi, các hỗ trợ về tái định cư và hỗ trợ chuyển đổi việc làm Làm bàn đạp, tiền đề cho sự ổn định sinh kế của người dân mất đất, tránh tình trạng bỏ bẵng, không quan tâm tới cuộc sống của người dân, khiến người dân rơi vào khủng hoảng, cuộc sống khó khăn, trì trệ sẽ khiến một bộ phận người lao động rơi vào sự cám giỗ của các tệ nạn xã hội, làm mất trật tự an ninh tại địa phương

2.1.5 Cơ sở lý luận về di dân, tái định cư

2.1.5.1 Quan điểm về di dân và phân loại di dân

- Di dân:

Di dân là quá trình phân bố lại lực lượng lao động và dân cư, là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội Tại các nước đang phát triển, các đô thị luôn là điểm thu hút các luồng di chuyển Di dân là một quy luật tất yếu khách quan của sự phát triển Do những khác biệt trong mức sống, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, di dân diễn ra từ những nơi có điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp đến những nơi có cơ hội sống tốt hơn

Theo nghĩa rộng, “di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn” Với khái niệm này di dân đồng nhất với sự di động dân

cư Theo nghĩa hẹp, “di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này

Trang 38

đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định” Định nghĩa này được Liên Hợp quốc sử dụng nhằm khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển theo một khoảng cách nhất

định qua một địa giới hành chính, với việc thay đổi nơi cư trú (Đặng Nguyên Anh, 2007)

Sự vận động và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với các cuộc di chuyển dân cư Trong hầu hết các quốc gia trên thế giới, do sự phân

bố dân cư không đồng đều nên chính phủ mỗi nước đều có những biện pháp khác nhau để phân bố lại dân cư nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sẵn

có Tại Việt Nam, trong suốt 4.000 năm lịch sử, trải qua các triều đại khác nhau, đặc biệt là triều đại nhà Nguyễn, đã tổ chức nhiều cuộc di dân về phía Nam để phát triển kinh tế, xã hội và củng cố Nhà nước của mình Từ sau khi giành được chính quyền năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã chú ý đặc biệt đến vấn đề phân bố lại lao động và dân cư để phát triển kinh tế - xã hội Do vậy trong những thập kỷ qua, di dân đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội quan trọng với quy mô và thành phần ngày càng phức

tạp (Đỗ Văn Hòa và cộng sự, 1999) Tóm lại, di dân là sự di chuyển của

người dân từ địa điểm này sang địa điểm khác theo một đơn vị hành chính, đó

là hiện tượng xã hội xảy ra trong quá trình phát triển chịu sự tác động của những nguyên nhân kinh tế, xã hội Trong các nguyên nhân đó thì nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chính

- Phân loại di dân:

Có nhiều cách để phân loại di dân theo các góc độ khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu và thậm chí theo từng người làm nghiên cứu khác nhau Cách phân loại này chỉ có tính chất tương đối và không tách bạch với nhau:

+ Theo tính chất di dân, có hai loại di dân là “di dân tự nguyện”và “di dân không tự nguyện (ép buộc)” Di dân tựnguyện là trường hợp người di chuyển tự nguy ện di chuyển theo đúng mong muốn hay nguyện vọng của

Trang 39

mình Trong khi đó, di dân ép buộc diễn ra trái với nguy ện vọng di chuyển của người dân Loại hình này thường đem lại những hậu quả không mong

muốn cho xã hội cần được hạn chế tối đa (Đặng Nguyên Anh, 2006)

+ Theo đặc trưng di dân, “di dân có tổ chức”và “di dân tự phát” Di dân

có tổ chức là hình thái di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch và các chương trình mục tiêu nhất định do nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra và

tổ chức, chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội Di dân tự phát là di dân không có tổ chức hay còn gọi là di dân tự phát đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội ở Việt Nam Hình thái di dân này mang tính cá nhân do bản thân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và các

cấp chính quyền (Đặng Nguyên Anh, 2006)

Việc bắt buộc phải di dời một cộng đồng dân cư ngoài sự mong muốn

là một trong những đặc thù của di dân, TĐC các công trình thủy điện nó khác biệt với các dự án giải phóng mặt bằng ở miền xuôi, đồng thời nó tạo nên nhiều biến động đến đời sống của người dân chịu ảnh hưởng Tuy nhiên, trong trường hợp di dân bắt buộc thì các yếu tố về kinh tế, mạng lưới xã hội hình thành giữa các cộng đồng dân cưnơi đi và nơi đến,… không còn giữa vai trò quyết định trong quá trình di cư

Mặc dù vậy, động lực kinh tế và các yếu tố xã hội vẫn có tác động đến người di cư thông qua việc họ thường mong muốn được TĐC gần, đến những nơi có điều kiện tự nhiên gần gũi và tương tự với điều kiện của nơi ở cũ Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sẽ đề cập đến hình thức di dân có tổ chức, cụ thể là di dân để thực hiện dự án nhà máy thủy điện, phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

2.1.5.2 Vấn đề về tái định cư

Trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia việc giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là việc

Trang 40

làm không thể tránh khỏi Tốc độ phát triển càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằng càng cao và trở thành thách thức đối với sự thành công không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả lĩnh vực chính trị, xã hội trên phạm vi quốc gia Việc giải phóng mặt bằng, TĐC trở thành điều kiện tiên quyết của sự phát triển, nó đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức và giải quyết triệt để

Hiện tại nước ta ngày càng nhiều dự án được triển khai trên các lĩnh vực phải thu hồi đất đai như dự án xây dựng các công trình giao thông, các khu công nghiệp, du lịch, nhà ở và đặc biệt là các dự án xây dựng các công trình thủy điện,… Điều này kéo theo vấn đề phải di dân, TĐC cho hàng nghìn người và làm thay đổi cuộc sống của họ vốn đã được ổn định nhiều đời TĐC

là quá trình từ đền bù cho các tài sản bị thiệt hại đến các biện pháp hỗ trợ việc tái tạo lại các tài sản bị mất hoặc hỗ trợ di chuyển và cuối cùng là toàn bộ chương trình, biện pháp nhằm giúp những người bị ảnh hưởng khôi phục lại cuộc sống và nguồn thu nhập của họ Như vậy, TĐC đã bao hàm cả việc đền bù

cho các thiệt hại do dự án gây ra (Phạm Mộng Hoa và Lâm Mai Lan, 2000)

- Chính sách tái định cư

Chính sách TĐC là một nhóm chính sách xã hội liên quan đến thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và xây dựng cơ sở hạ tầng các khu TĐC cho những người dân bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất cho các hoạt động với mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Các chính sách này được ban hành bởi nhiều cấp chính quyền, các bộ ngành liên quan

Chính sách TĐC bao gồm: chính sách cho người lao động do ngừng việc, chính sách đầu tưxây dựng khu TĐC, đầu tư phát triển sản xuất và hỗ trợ TĐC Cho đến nay các chính sách TĐC trong các Nghị định, Quyết định của Chính phủ đã được điều chỉnh theo hướng tăng các khoản mục hỗ trợ để tạo điều kiện để người dân bị ảnh hưởng phục hồi và phát triển sản xuất, ổn định đời sống lâu dài, bền vững

Các khái niệm về TĐC được trích trong Quy định tạm thời về bồi thường

Ngày đăng: 19/09/2015, 00:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Nguyên Anh (2007). “TĐC cho các công trình thuỷ điện ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (số 8/2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: TĐC cho các công trình thuỷ điện ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Nguyên Anh
Năm: 2007
3. Bộ phát triển Quốc tế Anh – DFID (2003), “Tài liệu đào tạo sinh kế bền vững – Hội thảo đào tạo sinh kế bền vững Việt Nam”, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo sinh kế bền vững – Hội thảo đào tạo sinh kế bền vững Việt Nam
Tác giả: Bộ phát triển Quốc tế Anh – DFID
Năm: 2003
4. Lê Thị Dung (2008), “Hoạt động du lịch viển và sinh kế của người dân xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động du lịch viển và sinh kế của người dân xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Tác giả: Lê Thị Dung
Năm: 2008
5. Phạm Minh Hạnh (2009), “Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”, Luận văn Thạc Sỹ trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Tác giả: Phạm Minh Hạnh
Năm: 2009
7. Vũ Công Lân, Nguyễn Việt Hải và các cộng sự (2007), ), Báo cáo phân tích tác động giảm nghèo thông qua đầu tư công đến TĐC tại Tây Nguyên - Dự án “Giám sát và đánh sát việc thực hiện CPRGS trong lĩnh vực nông thôn Việt Nam" - TF052631, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát và đánh sát việc thực hiện CPRGS trong lĩnh vực nông thôn Việt Nam
Tác giả: Vũ Công Lân, Nguyễn Việt Hải và các cộng sự
Năm: 2007
8. Hoàng Thị Liên (2007), “ Đánh giá tình thời vụ trong kinh doanh du lịch biển của khu du lịch Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An”, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình thời vụ trong kinh doanh du lịch biển của khu du lịch Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
Tác giả: Hoàng Thị Liên
Năm: 2007
11. UBND tỉnh Tuyên Quang (2013). "Báo cáo công tác di dân, TĐC Dự án thủy điện Tuyên Quang",Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác di dân, TĐC Dự án thủy điện Tuyên Quang
Tác giả: UBND tỉnh Tuyên Quang
Năm: 2013
13. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2008). "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Sơn đến năm 2020", Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Sơn đến năm 2020
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang
Năm: 2008
14. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2006), “Tham luận trình tự,nội dung, phương pháp quy hoạch tái định cư Nông nghiệp và nông thôn”, Tài liệu Hội thảo tái định cư và môi trường các dự án thủy điện tháng 6-2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham luận trình tự,nội dung, phương pháp quy hoạch tái định cư Nông nghiệp và nông thôn
Tác giả: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
Năm: 2006
1. Đặng Nguyên Anh (2006). Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội Khác
6. Phạm Mộng Hoa và Lâm Mai Lan (2000), Tái định cư trong các dự án phát triển: chính sách và thực tiễn Khác
9. Vũ Đình Thắng (2001) Giáo trình Marketing nông nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội Khác
10. Bùi Đình Toái (2004), Sử dụng PRA trong việc tăng cường khả năng giảm thiểu tác hại của ngập lụt của cộng đồng địa phương, Đại học Huế Khác
12. Ủy ban Dân tộc (2013), Báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2006 - 2012 Khác
15. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2007), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể di dân tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang, Hà Nội Khác
16. Xã hội học số 3 (2007), Chiến lược sinh kế của hộ gia đình vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w