1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình

111 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Đối với huyện Kim Sơn là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Ninh Bình có 25 xã nông thôn và 02 thị trấn, trong những năm qua thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới diện mạ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐĂNG LUÂN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU

HẠ TẦNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm

ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Luân

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

“Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu

hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” đã được hoàn thành

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Văn Song, người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm

ơn quý thầy cô khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, tổ bộ môn Kinh tế Tài nguyên Môi trường đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo các cơ quan, đơn vị huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: VPĐP NTM huyện, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, chi cục Thống kê, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội; Phòng Y tế, lãnh đạo, cán bộ, các xã và các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Luân

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

Trích yếu luận văn x

Thesis abstract……….………xii

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Đóng góp mới của luận văn 4

1.5 Kết cấu nội dung của luận văn 4

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 5

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

2.1.2 Vai trò, đặc điểm của xây dựng KCHT nông thôn 9

2.1.3 Nội dung huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn 12

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng 13

2.2 Cơ sở thực tiễn 15

2.2.1 Kinh nghiệm, bài học một số nước trên thế giới 15

2.2.2 Kinh nghiệm, bài học trong nước 19

2.2.3 Bài học rút ra từ kinh nghiệm đối với huyện Kim Sơn 24

Phần 3 Phương pháp nghiên cúu 25

Trang 5

3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 25

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 25

3.1.2 Dân số - Lao động 27

3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 28

3.1.4 Thuận lợi và khó khăn liên quan đến xây dựng KCHT 32

3.2 Phương pháp nghiên cứu 32

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 32

3.2.2 Nguồn số liệu 33

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 35

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 35

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 37

4.1 Thực trạng việc huy động nguồn lực xây dựng kcht nông thôn hiện nay ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình 37

4.1.1 Các căn cứ, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực được áp dụng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn 37

4.1.2 Bộ máy chỉ đạo, quản lý, điều hành ở địa phương 38

4.1.3 Tổ chức huy động nguồn lực của cộng đồng 38

4.1.4 Kết quả huy động nguồn lực đầu tư xây dựng KCHT nông thôn huyện Kim Sơn trong 5 năm 2011-2015 42

4.1.5 Kết quả điều tra sự tham gia của người dân và cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn 60

4.1.6 Đánh giá chung, thuận lợi, khó khăn khi huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn 62

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực của cộng đồng xây dựng kcht nông thôn 65

4.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 65

4.2.2 Công tác tuyên truyền vận động, tổ chức thực hiện 67

4.2.3 Trình độ nhận thức của người dân 71

4.2.4 Nghề nghiệp và thu nhập của người dân 72

4.2.5 Một số nguyên nhân khác 76

Trang 6

4.3 Các giải pháp chủ yếu tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng

trong xây dựng kcht nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh

bình 77

4.3.1 Giải pháp về phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn 77

4.3.2 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phát huy dân chủ ở cơ sở, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người dân 79

4.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp chính quyền cơ sở 82

4.3.4 Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng 83

4.3.5 Giải pháp về vốn và sử dụng vốn 84

4.3.6 Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng 86

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 87

5.1 Kết luận 87

5.2 Kiến nghị 88

5.2.1 Đối với Trung ương, tỉnh 88

5.2.2 Đối với cơ quan, chính quyền huyện Kim Sơn 89

5.2.3 Đối với chính quyền các xã, thị trấn 90

Danh mục tài liệu tham khảo 91

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KT-XH năm 2015 31

Bảng 3.2 Cách thức thu thập thông tin 33

Bảng 4.1 Kết quả đầu tư xây dựng KCHT nông thôn 5 năm 2011-2015 42

Bảng 4.2 Tổng nguồn lực huy động xây dựng nông thôn 5 năm 2011-2015 44

Bảng 4.3 Tổng nguồn lực huy động trực tiếp từ cộng đồng cho xây dựng KCHT nông thôn huyện Kim Sơn qua 5 năm 2011-2015 45

Bảng 4.4 Kết quả huy động nguồn lực đầu tư xây dựng NTM huyện Kim Sơn qua 5 năm 2011-2015 46

Bảng 4.5 Kết quả sử dụng nguồn lực xây dựng KCHTnông thôn huyện Kim Sơn trong 5 năm 2011-2015 48

Bảng 4.6 Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn huyện Kim Sơn trong 5 năm 2011-2015 50

Bảng 4.7 Kết quả xây dựng hệ thống giao thông nông thôn huyện Kim Sơn trong 5 năm 2011-2015 51

Bảng 4.8 Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực của cộng đồng đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi huyện Kim Sơn 5 năm 2011-2015 53

Bảng 4.9 Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực của cộng đồng đầu tư cho xây dựng trường học trên địa bàn huyện Kim Sơn 5 năm 2011-2015 55

Bảng 4.10 Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất văn hóa trên địa bàn huyện Kim Sơn 5 năm 2011-2015 57

Bảng 4.11 Kết quả điều tra đóng góp của 100 hộ dân trên địa bàn 4 xã huyện Kim Sơn 60

Bảng 4.12 Kết quả điều tra trình độ văn hóa của các hộ dân trên địa bàn 4 xã thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 71

Bảng 4.13 Đánh giá của người dân được điều tra trên địa bàn 4 xã về tầm quan trọng của chương trình xây dựng KCHT nông thôn 72

Bảng 4.14 Kết quả điều tra thu nhập của một số hộ dân trên địa bàn huyện Kim Sơn năm 2016 73

Trang 9

Bảng 4.15 Mối liên hệ giữa nghề nghiệp với nguồn lực đóng góp cho xây dựng

KCHT nông thôn của các hộ được điều tra trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 74 Bảng 4.16 Mối liên hệ giữa thu nhập với nguồn lực đóng góp cho xây dựng

KCHT nông thôn của các hộ được điều tra trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 75

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 So sánh kết quả huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng

nông thôn huyện Kim Sơn 47Hình 4.2 Cơ cấu nguồn lực trong xây dựng KCHT nông thôn huyện Kim Sơn,

tỉnh Ninh Bình 5 năm 2011-2015 49Hình 4.3 Cơ cấu nguồn lực của cộng đồng tham gia xây dựng hệ thống trường

học huyện Kim Sơn trong 5 năm 2011-2015 55Hình 4.4 Cơ cấu nguồn lực đầu tư cho hệ thống trạm y tế xã trên địa bàn huyện

Kim Sơn trong 5 năm 2011-2015 59Hình 4.5 Cơ cấu nguồn lực đầu tư cho hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi

trường nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn trong 5 năm 2011-2015 59

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Tên tác giả: Nguyễn Đăng Luân

2 Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”

3 Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15

4 Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

KCHT nông thôn là nhân tố, là điều kiện vật chất đặc biệt quan trọng, có tính quyết định đến quá trình phát triển KT-XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng như sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp Vì vậy trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cấu trúc nền kinh tế đang thay đổi đã đặt ra nhu cầu KCHT phải đi trước một bước để tạo điều kiện cho các ngành, các vùng phát triển Đối với huyện Kim Sơn là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Ninh Bình có

25 xã nông thôn và 02 thị trấn, trong những năm qua thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới diện mạo nông thôn huyện đã có nhiều thay đổi đáng kể đặc biệt là hệ thống KCHT nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên Tuy nhiên, so với nhu cầu về đầu tư KCHT, tiềm năng huy động nguồn lực trong nhân dân của huyện thì kết quả đạt được vẫn còn chưa tương xứng Từ đó đặt ra nhiều yêu cầu và giải pháp phù hợp nhằm tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng tham gia xây dựng hệ thống KCHT nông thôn ngày càng đồng bộ đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của huyện Trong nghiên cứu này, tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực của cộng đồng từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn trên địa bàn huyện Tương ứng với đó là các mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn; (2) Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn; (3) Đề xuất các giải pháp chủ yếu để tiếp tục tăng cường huy động tốt hơn nguồn lực từ cộng đồng xây dựng KCHT nông thôn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới

Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp để đưa ra phân tích, nhận định Trong đó số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước nghiên cứu về vấn đề huy động nguồn lực của cộng đồng, xây dựng KCHT nông thôn, những báo cáo, văn bản

Trang 12

pháp luật của cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương huyện Kim Sơn

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 100 hộ dân trên địa bàn 4 xã và 10 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống trong phân tích kinh tế như: Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh

để phân tích, đánh giá thực trạng cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực của cộng đồng

Trang 13

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Dang Luan

Thesis title: “Solutions to promote resources mobilization of the society in constructing rural infrastructure in the area of Kim Son district, Ninh Binh province”

Major: Agricultural Economic Code: 60 62 01 15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture

The rural infrastructure is the key factor, the important conditional asset affecting directly to socio-economic development, transformation of rural economic structure as well as internal agricultural structure Thus, in the context of innovative technologies, the economic structure are changing that requires the infrastructure to be the condition for development of other sectors, regions Kim Son is a coastal district in Ninh Binh province including 25 communes and 3 towns, recently the New Rural Development program has changed the appreance of the rural areas especially in term of improvement in infrastructure system, spiritual and material of rural people However, compared to the requirement of investment in infrastructure, the potential of resources mobilization of rural people has not been totally exploited Nonetheless, the apporpriate solutions to promote the resource mobilization are required to be fulfilled simultaneously In this research, I focused on analyzing, evaluating the situation of resource mobilization of the society in constructing the infrastructures, from that proposed some solutions to promote the resource mobilization of the society in constructing the infrastructures in the district The specific objectives include: (1) Contribute to systemize the theoretical and practical background of resource mobilization of the society in constructing the infrastructures; (2) Evaluate the situation, influencing factors to resource mobilization of the society in constructing the infrastructures; (3) Propose the solutions to promote resource's mobilization of the society in constructing the infrastructures in Kim Son district, Ninh Binh province in the coming years

In this research, I employed flexibly primary and secondary data to provide evaluation and comments Meanwhile, the secondary data were collected from the related research as well as published document, reports, regulations of the functional authorities The primary data were collected through taking survey 100 households in 4 communes and 10 enterprises in the district The study used the tradition statistic analysis such as descriptive, comparative analysis to evaluate the situation as well as analyze the influencing factors to the capacity of reseource's mobilization in the district

Trang 14

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Xây dựng kết cấu hạ tầng (KCHT) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, KCHT càng đồng bộ, hiện đại thì càng thúc đẩy phát triển nền kinh

tế Đặc biệt là khu vực nông thôn nước ta hiện nay đang triển khai rất mạnh mẽ xây dựng KCHT lồng ghép với thực hiện các tiêu chí Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Khóa XI có nêu: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển hệ thống KCHT KT-XH Nhờ đó, hệ thống KCHT có bước phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền Một số công trình hiện đại được đầu

tư xây dựng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước Năng lực công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực xây dựng, quản lý và vận hành KCHT được nâng lên Nguồn lực đầu tư phát triển KCHT ngày càng lớn và đa dạng Ngoài nguồn lực của Nhà nước đã và đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới và đóng góp tự nguyện của nhân dân vào phát triển KCHT nông thôn Các hình thức đầu tư, xây dựng, vận hành, kinh doanh được đa dạng hoá, mở rộng

Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cùng các địa phương trong cả nước đang từng bước thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng và Chính phủ về xây dựng NTM và đã đạt được một số kết quả nhất định Hệ thống hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH, dân sinh, nổi bật

là phong trào làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn và kiên cố hóa trường, lớp học (UBND huyện Kim Sơn, 2015)

Tuy nhiên việc xây dựng NTM đang gặp không ít khó khăn tùy thuộc rất lớn vào điều kiện KT-XH của từng vùng miền, bước đi và cách tiếp cận Đặc biệt

là việc phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và việc phát triển xây dựng KCHT nông thôn Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Kim Sơn cũng đã nêu lên một số tồn tại, hạn chế trong xây

Trang 15

dựng NTM đó là: Việc triển khai Chương trình xây dựng NTM tuy đã nhận được

sự đồng thuận cao của nhân dân nhưng do đời sống của người dân còn khó khăn nên việc huy động nguồn lực nhất là nguồn lực của cộng đồng phục vụ cho nhu cầu đầu tư, xây dựng còn hạn chế, chủ yếu phải dựa vào ngân sách Nhà nước; một bộ phận cán bộ cơ sở chưa tích cực vào cuộc, nhân dân ở một số nơi chưa có

sự chuyển biến thực sự trong nhận thức về xây dựng NTM, còn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước trong khi ngân sách Nhà nước còn khó khăn

Việc triển khai xây dựng NTM trên địa bàn huyện là một thử thách khá lớn khi Chương trình hiện nay vẫn đang được vận hành theo cách tiếp cận từ trên xuống Một số địa phương và người dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, không phát huy nội lực của cộng đồng, địa phương Ở một số nơi, việc thực hiện xã hội hóa trong huy động nguồn lực để xây dựng NTM đặc biệt là việc xây dựng KCHT theo các tiêu chí NTM hiện nay còn thụ động

Câu hỏi đặt ra là: Hiện nay trên địa bàn huyện, hệ thống KCHT nông thôn phần lớn đã xây dựng từ nhiều năm trước, chất lượng đã xuống cấp, công năng

sử dụng đã giảm dần cần phải được đầu tư xây dựng mới trong khi nguồn kinh phí từ ngân sách và các tổ chức tín dụng còn hạn chế thì có giải pháp nào để huy động thêm các nguồn lực khác tham gia xây dựng KCHT nông thôn? Người dân

và các tổ chức xã hội có sẵn sàng bỏ tiền ra cùng với ngân sách Nhà nước xây dựng KCHT nông thôn hay không, nếu có thì mức đóng góp tham gia bao nhiêu thì phù hợp, có điều kiện giàng buộc nào không? Mong muốn của người dân và cộng đồng là gì khi chấp nhận bỏ ra hoặc không bỏ ra kinh phí để xây dựng KCHT nông thôn?

Nghiên cứu “Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” nhằm đánh giá nguồn lực và mối quan hệ của cộng đồng đây là yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành công của quá trình xây dựng NTM

và phát triển KT-XH ở huyện Chính vì vậy nghiên cứu này sẽ đi sâu phân tích các nguồn lực cũng như các mối quan hệ hiện có của cộng đồng, đồng thời phân tích các tiềm năng mà cộng đồng góp phần vào thúc đẩy quá trình phát triển KT-

XH Nghiên cứu này cũng là cơ sở khoa học cho địa phương trong việc phát huy

sự tham gia của người dân và cộng đồng dân cư, huy động nguồn lực của cộng đồng, giải pháp để đảm bảo sự thành công và thúc đẩy quá trình xây dựng NTM của huyện được nhanh hơn, hiệu quả hơn

Trang 16

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và các nguyên nhân ảnh hưởng đến huy động nguồn lực của cộng đồng trong thực hiện xây dựng KCHT nông thôn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn ở địa phương

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để tiếp tục tăng cường huy động tốt hơn nguồn lực từ cộng đồng xây dựng KCHT nông thôn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung huy động nguồn lực của cộng đồng; các nguyên nhân ảnh hưởng đến huy động nguồn lực của cộng đồng; Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn

Đối tượng điều tra, khảo sát là cán bộ và người dân, một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi đề tài, tôi chủ yếu đánh giá quá trình thực hiện và những kết quả đạt được, các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực xây dựng một số công trình KCHT nông thôn chủ yếu trong phạm vi đề tài này gồm: đường giao thông nông thôn; thủy lợi; điện; trường học;

hệ thống cơ sở vật chất văn hóa; chợ; bưu điện và thông tin truyền thông; nhà ở dân cư; trạm y tế; các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh

Cộng đồng nghiên cứu trong đề tài này gồm Cộng đồng người dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

Trang 17

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn 25 xã nông thôn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2016-7/2017

1.4 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm về huy động, nguồn lực, cộng đồng, KCHT, nông thôn Hệ thống hóa vai trò, đặc điểm của KCHT nông thôn, cơ chế huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn, kết quả huy động nguồn lực của cộng đồng, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn

Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng phong phú về cơ

sở thực tiễn về huy động nguồn lực của cộng đồng tại một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam Căn cứ vào cơ sở lý luận đó kết hợp với kết quả nghiên cứu trên địa bàn huyện Kim Sơn Đề tài đã làm rõ được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực của cộng đồng trên địa bàn huyện Kim Sơn Đồng thời cũng đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn trên địa bàn Đây cũng là cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao

1.5 KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

Kết cấu nội dung của Luận văn gồm các phần sau:

Phần 1 Mở đầu

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

Trang 18

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Huy động

Huy động là “quá trình hình thành đám đông, nhóm, assiciations, và tổ chức cho việc theo đuổi các mục tiêu tập thể” Như vậy, “huy động” là điều nhân lực, của cải cho một công việc lớn; Huy động nguồn lực, kinh phí cho công trình

Phương thức huy động: Bằng tiền, hiện vật, ngày công lao động, trí tuệ Nguyên tắc huy động: Huy động được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ bàn bạc, công khai minh bạch và quyết định theo đa số (Phạm Thị Hiệp, 2014)

Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển Tiềm năng chưa đưa được vào

sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem là nguồn lực

Các nguồn lực được xem xét dưới nhiều góc độ: Người ta chia các nguồn lực thành các loại khác nhau để có thái độ đúng đắn và có cách ứng xử với chúng thích hợp Với cách nhận thức như thế và trên quan điểm thiết thực, việc phân chia các nguồn lực được tiến hành theo hai cách chủ yếu:

* Cách thứ nhất, người ta chia ra thành nhóm nguồn lực vật chất và nguồn lực con người

Trang 19

Nhóm nguồn lực vật chất gồm có: tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thuỷ điện, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, vị trí địa kinh tế, ) và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng (nhà cửa, công trình công cộng, đường sá, hải cảng, sân bay, hệ thống sản xuất và truyền tải điện, hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống viễn thông và truyền thông )

Nhóm nguồn lực con người (gắn với tài nguyên trí thức) và tài nguyên thông tin Trí tuệ của con người có giá trị đặc biệt và không thể tự có được mà con người phải mất công, mất sức mới có Muốn có trí tuệ, con người phải có thể lực và trí lực cùng hoàn cảnh thuận lợi Đối với vấn đề xây dựng trí tuệ, việc giáo dục quan trọng như thế nào thì việc cải tạo nòi giống cũng quan trọng không kém Trong lĩnh vực xây dựng nguồn lực con người, không thể xem nhẹ việc bồi dưỡng sức dân

* Cách thứ hai, căn cứ vào nguồn gốc của các nguồn lực để phân loại Người ta chia chúng ra thành hai nhóm lớn: nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước Nguồn lực trong nước bao giờ cũng giữ vai trò quyết định Bằng cơ chế, chính sách, người ta tạo ra môi trường hấp dẫn để thu hút các nguồn lực bên ngoài, nhất là thu hút nhân tài Thông qua cơ chế, chính sách, nhà nước và các doanh nghiệp có thể biến ngoại lực thành nội lực Phần lớn các nguồn lực đều hữu hạn Vì thế, việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực và dự trữ các nguồn lực trong điều kiện có thể là một trong những quốc sách quan trọng

* Cách phân loại khác: căn cứ vào các nguồn hình thành người ta có thể chia nguồn lực thành nguồn lực ngân sách Nhà nước, nguồn lực vốn tín dụng, nguồn lực của doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ, nguồn lực của cộng đồng nhân dân (Thủ tướng Chính phủ, 2010)

2.1.1.3 Huy động nguồn lực

Huy động nguồn lực chính là lý thuyết xã hội học trong việc nghiên cứu các phong trào xã hội mà nổi lên trong những năm 1970 Nó nhấn mạnh đến khả năng của các thành viên của phong trào để có được nguồn tài nguyên và huy động người dân đối với việc hoàn thành các mục tiêu của phong trào

Huy động nguồn lực là hướng dẫn các nguồn lực, chủ yếu là nội lực, để tăng cường năng lực tổ chức và mang lại lợi ích cho cộng đồng

Mục đích của huy động nguồn lực là làm thế nào để một tổ chức có thể gây quỹ cần thiết để thực hiện sứ mệnh của mình? Các nguồn lực cần có đang ở

Trang 20

đâu? Làm thế nào để bạn có thể duy trì tổ chức và công việc của mình? Đó là những câu hỏi chính mà các tổ chức phải đối mặt khi họ phải xem xét làm thế nào để duy trì công việc của họ và tăng cường tính bền vững của tổ chức

Việc xây dựng một kế hoạch hoặc một chiến lược huy động nguồn lực có thể dẫn đến các nỗ lực sáng tạo trong việc sử dụng các tài sản của chính bạn để đạt được sự ủng hộ cho tổ chức của bạn Các nguồn tài trợ khác nhau có thể làm tăng tính độc lập và linh hoạt để thực hiện các chương trình và giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn quỹ bên ngoài (Phạm Thị Hiệp, 2014)

2.1.1.4 Cộng đồng

Theo Korten (1987), cho rằng cộng đồng là một nhóm người sống trong một môi trường có những điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau (dẫn theo Trần Thị Thanh Hà, 2012)

“Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau với một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy” (Nguyễn Ngọc Lâm, 2005)

“Cộng đồng là tập thể người sống cùng trong một khu vực, một tỉnh hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất”; “Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm”; “Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ hoặc có tài nguyên chung, hoặc

có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó” (Lê Thị Mỹ Hiền, 2005) 2.1.1.5 Kết cấu hạ tầng

Theo CIEM (2016), KCHT KT-XH của một xã hội phát triển là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những phương tiện vật chất và thiết chế làm nền tảng cho KT-XH phát triển KCHT hiểu theo nghĩa rộng bao gồm KCHT kinh tế và KCHT xã hội Hiểu một cách khái quát, KCHT là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất

mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục KCHT cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động KT-XH được diễn ra một cách bình thường

Toàn bộ KCHT có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau Cụ thể như:

Trang 21

+ Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế- xã hội, thì KCHT có thể được phân chia thành: KCHT phục vụ kinh tế, KCHT phục vụ hoạt động xã hội, và KCHT phục vụ an ninh - quốc phòng Tuy nhiên, trên thực tế, ít có loại KCHT nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại

+ Nếu căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì KCHT có thể được phân chia thành: KCHT trong công nghiệp, trong nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, xây dựng, hoạt động tài chính, ngân hàng,

y tế, giáo dục, văn hoá - xã hội

+ Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ, thì KCHT có thể được phân chia thành: KCHT đô thị, KCHT nông thôn; KCHT kinh tế biển (ở những nước có kinh tế biển, và nhất là khi kinh tế biển lớn như ở nước ta), KCHT đồng bằng, trung du, miền núi, vùng trọng điểm phát triển, các thành phố lớn

Như vậy, KCHT là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung, cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục KCHT cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động KT-XH diễn ra một cách bình thường (Phạm Thị Huyền Trang, 2015)

Khái niệm nông thôn chỉ mang tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian, và theo tiến trình phát triển KT-XH của các quốc gia trên thế giới Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu "nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác" (Tống Văn Chung, 2001)

Trang 22

Như vậy KCHT nông thôn là một bộ phận trong tổng thể hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật của nền kinh tế quốc dân Hệ thống này được xây dựng trong khu vực nông thôn, trong khu vực sản xuất nông nghiệp và trở thành nền tảng cơ bản để phát triển KT-XH vùng nông thôn KCHT nông thôn được chia thành hai nhóm:

- Các công trình KCHT kinh tế: đây là tổ hợp của các công trình giao thông, thủy lợi, cung cấp vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất

- Các công trình KCHT xã hội: đây là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ đời sống cư dân nông thôn như các cơ sở y tế, văn hóa, trường học trong nhóm này, KCHT còn được phân chia theo nhu cầu hoặc nhóm nhu cầu, theo đối tượng dân cư lựa chọn, những đối tượng cần được xã hội quan tâm đặc biệt để xây dựng KCHT riêng, trong xã hội những đối tượng đó là những người già, người tàn tật, những người có công đối với dân tộc và xã hội Ngoài ra, tùy theo chế độ và hoàn cảnh đặc biệt mà mỗi nước có những ưu tiên riêng theo chế độ phục vụ tức là theo đó người sử dụng KCHT xã hội phải trả tiền hay không phải trả tiền

Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính tương đối bởi vì một công trình

có thể thực hiện nhiều chức năng, ở các lĩnh vực khác nhau

2.1.1.6 Huy động nguồn lực của cộng đồng xây dựng KCHT nông thôn

Theo Huỳnh Công Chất (2016)Huy động nguồn lực của cộng đồng xây dựng KCHT nông thôn là điều nguồn nhân lực, vật lực cho quá trình xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động KT-XH được diễn ra một cách bình thường

Huy động nguồn lực phát triển KCHT nông thôn bao gồm nguồn lực nhiều nhóm về nhân lực và vật lực; trong đề tài nghiên cứu này chỉ đề cập đến vật lực là tiền, tài sản, vật chất, nguyên vật liệu và nguồn lực con người là công lao động của người dân trong cộng đồng mà không đề cập đến nguồn lực về trí tuệ, trí óc

2.1.2 Vai trò, đặc điểm của xây dựng KCHT nông thôn

2.1.2.1 Vai trò của KCHT nông thôn

Theo Vũ Đình Ánh (2013), hạ tầng cơ sở hiện vẫn được coi là một điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên, do chúng ta còn thiếu quá nhiều KCHT, chất lượng các công trình KCHT hiện có chưa đáp ứng yêu cầu

Trang 23

phát triển KT-XH nên nguồn vốn cần để phát triển KCHT là rất lớn, vượt ra khỏi khả năng của ngân sách Nhà nước, thậm chí của quốc gia Hơn nữa, KCHT lại rất đa dạng, thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong thời gian dài, trong khi không phải KCHT nào cũng có khả năng hoàn vốn hay có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế

Theo CIEM (2016), KCHT nông thôn có vai trò rất quan trọng, trong đó nổi bật là:

+ KCHT nông thôn là điều kiện vật chất quan trọng, có tính quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng như sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

+ KCHT tốt sẽ giúp làm giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong sản xuất kinh doanh và các ngành liên quan trực tiếp tới lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, là khu vực phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên

+ KCHT phát triển sẽ tác động đến sự phát triển và tăng trưởng nhanh khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo ra điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước vào thị trường nông nghiệp nông thôn Những vùng có KCHT đảm bảo sẽ là một nhân tố để thu hút nguồn lao động, hạ giá thành trong sản xuất và mở rộng thị trường nông thôn, bởi KCHT đảm bảo các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết cho các hoạt động sản xuất thường xuyên và phát triển

+ KCHT là điều kiện quan trọng tác động tới việc phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ Phát triển KCHT nông thôn sẽ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh

tế gắn với công bằng xã hội, bởi vì thực hiện công bằng xã hội không chỉ thể hiện

ở khâu phân phối kết quả mà nó còn thể hiện ở chỗ sử dụng tốt năng lực của mình, đó chính là cơ hội được học tập, được chăm lo sức khỏe, và đặc biệt là cơ hội được làm việc, tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội

+ KCHT nông thôn phát triển sẽ tăng cường được khả năng giao lưu hàng hóa, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ gia đình tăng gia sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân tăng, đời sống nông dân được tăng cao, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giảm sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn

Trang 24

+ Phát triển KCHT nông thôn sẽ tạo điều kiện tổ chức tốt đời sống xã hội trên từng địa bàn, tạo ra một cuộc sống tốt hơn cho nhân dân, nhờ đó làm giảm quá trình di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, giảm bớt gánh nặng cho thành thị

Nói tóm lại, phát triển KCHT nông thôn là nhân tố đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển KT-XH nói chung, thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng Vì vậy trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cấu trúc nền kinh tế thế giới thay đổi đã đặt ra nhu cầu: KCHT phải đi trước một bước để tạo điều kiện cho các ngành, các vùng phát triển

Trong thời gian tới, nhu cầu về đầu tư cho KCHT nông nghiệp, nông thôn

mà Đảng, Nhà nước ta đặt ra là rất lớn như: Phấn đấu đến năm 2020 cấp đủ nước

để khai thác 11 triệu ha đất nông nghiệp; 80% diện tích đất nuôi trồng thủy sản được cấp nước chủ động; 100% cư dân nông thôn có nước sạch và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh Đảm bảo điện cho sản xuất nông nghiệp; điện cho sinh hoạt; Chất lượng điện ở địa bàn nông thôn Đến năm 2020 phấn đấu 100% hộ nông thôn có điện sử dụng (Thủ tướng Chính Phủ, 2012)

2.1.2.2 Đặc điểm của KCHT nông thôn

Theo CIEM (2016), KCHT nông thôn có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, kết quả các công trình KCHT là dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu sản xuất và đời sống trên phạm vi lãnh thổ đó

Thứ hai, KCHT khác với khu vực công cộng KCHT chỉ là một phần của khu vực công cộng, do cả Chính phủ và tư nhân đầu tư xây dựng Khu vực công cộng do Chính phủ đầu tư

Thứ ba, các công trình KCHT đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, chủ yếu thuộc vốn dài hạn, thời gian thu hồi vốn lâu và vốn thu hồi thông qua các hoạt động sản xuất khác Vì vậy khu vực tư nhân không tích cực tham gia xây dựng KCHT mà chủ yếu là Chính phủ Trong công tác kế hoạch hóa phát triển KCHT đòi hỏi phải làm tốt công tác thăm dò tài nguyên, thiên nhiên, phải nghiên cứu phương hướng phát triển lâu dài của vùng, có như vậy mới đảm bảo hiệu quả sử dụng công trình

Thứ tư, các công trình xây dựng KCHT sau khi được xây dựng sẽ có thời gian tồn tại lâu dài cho hoạt động sản xuất và đời sống, vì vậy khi xây dựng các công trình KCHT cần làm sao để các công trình này không lạc hậu so với trình

độ sản xuất

Trang 25

2.1.3 Nội dung huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn

Bước 2 Tổ chức thực hiện

Tổ chức họp đại diện dân để nhân dân bàn, quyết định về dự toán công trình và mức huy động đóng góp của nhân dân Cách thức tổ chức để nhân dân bàn thực hiện (Đoàn Thị Hân, 2013)

2.1.3.2 Đối tượng huy động

- Tài trợ, ủng hộ trực tiếp của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài cho đầu tư xây dựng KCHT nông thôn thông qua ủng hộ trực tiếp bằng tiền, hiện vật (vật liệu xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho các công trình )

- Huy động đóng góp tự nguyện của tất cả nhân dân trên địa bàn được hưởng thụ trực tiếp lợi ích của công trình đầu tư (bằng tiền mặt, ngày công lao động, tài sản vật kiến trúc, vật liệu xây dựng, ) trên cơ sở tính toán công bằng giữa đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ công trình và đối tượng đóng góp (Đoàn Thị Hân, 2013)

Trang 26

Đối với các khoản đóng góp bằng tiền người dân bầu ra ban quản lý, ban giám sát việc thu, chi, ghi chép sổ sách chứng từ Thường xuyên công khai trước nhân dân thông qua các buổi họp thôn, và trên hệ thống loa truyền thanh của thôn

Đối với các khoản đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động, các địa phương phải lập sổ kế toán để theo dõi riêng Trên cơ sở đó tính vào giá trị quyết toán xây dựng công trình (Vũ Nhữ Thăng, 2014)

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng

Do đặc điểm đầu tư phát triển trong nông nghiệp và nông thôn thường kém hấp dẫn, nhiều rủi ro, hoạt động đầu tư trong nông thôn thường tiến hành trên một phạm vi không gian rộng là những nơi có điều kiện phát triển KT-XH thấp, địa hình địa lý phức tạp Hơn nữa, KCHT lại đa dạng, thường đòi hỏi vốn lớn trong thời gian dài, trong khi không phải KCHT nào cũng có khả năng hoàn vốn hay đánh giá được hiệu quả kinh tế Điều này làm tăng thêm tính phức tạp của việc huy động xây dựng các công trình cũng như thời gian khai thác các công trình đầu tư Theo Nguyễn Tiến Dũng (2007), các nhóm nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến huy động nguồn lực phát triển KCHT nông thôn bao gồm:

2.1.4.1 Nhân tố về quy hoạch và kế hoạch

Kế hoạch hóa phát triển KT-XH là một phương thức quản lý kinh tế của nhà nước Xét về bản chất, nó là hoạt động có ý thức của nhà nước trên cơ sở nhận thức khách quan nhằm định hướng phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như xác định các giải pháp lớn, để thực hiện định hướng đó với hiệu quả KT-XH lớn nhất

Khác với thời kỳ phát triển trước đây, kế hoạch hóa được hình thành từ đòi hỏi khách quan của thị trường, xuất phát từ nhu cầu của thị trường Thoát ly thị trường, thì kế hoạch chứa đựng các yếu tố không khả thi Một kế hoạch đúng

là kế hoạch đó phản ánh được lợi ích của các bên tham gia thị trường Mặt khác, thị trường có thể giải quyết các vấn đề ngắn hạn, lâu dài, bền vững, toàn cục Vì vậy phải sử dụng kế hoạch như một công cụ để nhà nước hướng dẫn thị trường

và điều chỉnh thị trường nhằm kết hợp giữa lợi ích ngắn hạn với lợi ích dài hạn, giữa phát triển trước mắt với phát triển bền vững của đất nước, hoạt động cũng không nhằm ngoài quy luật phát triển đó Song, chất lượng của các dự án quy hoạch nói chung cần phải quan tâm trong một mối quan hệ tổng thể thống nhất,

Trang 27

xử lý liên ngành, liên vùng và luận chứng của các phương án, các điều kiện thực hiện quy hoạch cần được chỉ rõ; quy hoạch về tổ chức lãnh thổ tránh tình trạng chồng chéo, không ăn khớp quy hoạch sai sẽ gây lãng phí lớn cho nền kinh tế

Các dự án xây dựng KCHT phải được nằm trong quy hoạch, chúng ta không đủ tiền để xây dựng tất cả KCHT cùng một lúc nên càng cần phải thực hiện theo quy hoạch để đảm bảo hiệu quả khai thác tối đa, ngay cả các dự án KCHT cấp xã cũng cần trong quy hoạch chứ không phải do huy động từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nước mà cấp huyện hay cấp xã tùy ý quản lý, thực hiện 2.1.4.2 Nhân tố về tổ chức thực hiện

Lĩnh vực đầu tư phát triển KCHT là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện dài trong khi đó ngân sách lại eo hẹp, đến nay việc đầu tư mới chỉ tập trung từ nguồn vốn ngân sách, các nguồn vốn khác như vay tín dụng

ưu đãi, vay ngân hàng, huy động từ nguồn vốn trong dân mặc dù đã phát triển song còn hạn chế Chương trình tạo vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa quan tâm đúng mức Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ít được thu hút vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng nông thôn Thị trường thứ cấp chưa được phát triển phục vụ cho việc huy động vốn

Các cơ quan chức năng chưa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo huy động từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước Hệ thống KCHT nông thôn đã được nâng cấp một bước song còn nhiều bất cập như: Các công trình thuỷ lợi đầu mối đầu tư không đồng bộ đã bị xuống cấp, giảm năng lực tưới tiêu, hệ thống chậm được đâu tư nâng cấp gây tổn hao lớn, hệ thống đường giao thông nông thôn, nước sạch nông thôn còn chưa hoàn chỉnh Bên cạnh đó vấn đề quản lý KCHT cũng như việc phân cấp đầu tư còn bất cập ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn

Nhân tố văn hoá- xã hội: Mức độ, trình độ dân trí, học vấn của người dân

sẽ ảnh hưởng đến tính khả thi của công trình, dự án thông qua nhận thức và sự

Trang 28

đóng góp của nhân dân trong vùng; ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện, qua đó ảnh hưởng tới vốn đầu tư, chí phí vận hành và hiệu quả khai thác

Nhân tố kinh tế - dịch vụ: Khả năng tài chính của khu vực, thu nhập của người dân trong khu vực ảnh hưởng quyết định tới quy mô, tiến độ thực hiện và

sự đồng bộ của dự án Vùng có kinh tế - dịch vụ phát triển sẽ thu hút được nhiều nguồn lực

Nhân tố khoa học – công nghệ: Khoa học công nghệ hiện đại giúp tiết kiệm vốn đầu tư, giảm giá thành công trình, giảm chi phí quản lý và vận hành so với các công trình, dự án có cùng quy mô; ngược lại kỹ thuật công nghệ lạc hậu làm giảm hiệu quả, gây ra sự thiếu đồng bộ trong quá trình đầu tư và vận hành 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Kinh nghiệm, bài học một số nước trên thế giới

Tình hình đầu tư phát triển KCHT của các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là những nước có nền nông nghiệp phát triển nói chung hiện nay đang theo xu hướng xã hội hoá về đầu tư, khuyến khích ưu tiên cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp, điện lực, thông tin, theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường là phát triển hàng hoá lớn chất lượng cao giá thành hạ

Hiệu quả thấp của đầu tư công là một trong những yếu tố khiến tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với tiềm năng, từ thực tế hạn chế đó các nước châu Á

có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đã thay đổi phương thức đầu tư, hình thức sở hữu các tài sản có nguồn gốc ngân sách nhà nước để huy động nhiều nguồn vốn khác nhau ngoài ngành nông nghiệp, từ mọi thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế

tư nhân Cơ cấu kinh tế hợp lý thì trong đó GDP nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp

và có xu hướng giảm, phát triển nông nghiệp có xu hướng chuyển sang phát triển nông nghiệp sinh thái lấy mục tiêu phát triển KT-XH bảo vệ môi trường là chính

Thực tế phát triển kinh tế thế giới trong vòng 2- 3 thập niên vừa qua đã chỉ

rõ, tất cả các nước có nền kinh tế phát triển nhanh đều đề ra chủ trương phát triển

hệ thống KCHT đi trước một bước đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông nông thôn Có thể thấy rõ điều này qua tình hình thực hiện đầu

tư và chiến lược phát triển KCHT giao thông nông thôn của một số nước như Hàn Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên và đặc điểm sản xuất nông nghiệp tương tự như nước ta

Trang 29

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Theo nghiên cứu của Vũ Thị Hà Thanh (2013), những năm đầu thập niên

60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc vẫn là một nước chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính, với khoảng 2/3 dân số sống ở nông thôn Nông dân sống trong cảnh nghèo nàn, an phận thủ thường, thiếu tinh thần trách nhiệm GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng, sống trong những căn nhà lợp bằng

lá Là nước nông nghiệp, lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo Do vậy, cần có chính sách mới phải khơi dậy được niềm tin, tính tích cực đối với việc PTNT, khơi dậy tính độc lập, hăng say lao động của nông dân ở khu vực nông thôn và nâng cao vai trò của họ trong cuộc sống Tổng thống Hàn Quốc phát biểu: “Nếu chúng ta có thể tạo ra hay khai thác được tinh thần chăm chỉ, tự vượt khó khăn và hợp tác tiềm ẩn trong mỗi thành viên sống trong khu vực nông thôn, tôi tin tưởng rằng tất cả các làng xã nông thôn sẽ trở thành nơi thịnh vượng để sống Chúng ta có thể gọi là phương hướng hành động của mô hình Saemaul Undong đó là lời tuyên ngôn của phong trào làng mới” Như vậy, phong trào làng mới nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng nhất tạo động lực cho phát triển là “phát triển tinh thần của người nông dân”, lấy kích thích vật chất nhỏ để kích thích tinh thần, qua đó phát huy nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân

Phong trào Làng mới (SU-Saemaul Udong) ra đời với 3 tiêu chí, đó là “Sự cần cù, tự lực và hợp tác” Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU

và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng (Phạm Thị Hiệp, 2014)

Cấp được coi trọng nhất vẫn là cấp cơ sở, việc đầu tiên được tiến hành là bầu ra một tổ chức ở cấp cơ sở được gọi là “Uỷ ban Phát triển Làng mới”; Uỷ ban này có khoảng 5 - 10 người, những người này là đại diện cho cộng đồng ở làng và chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực thi các tiểu dự án PTNT cho làng mình Ngoài ra ở cấp tỉnh và cấp huyện, thị cũng được thành lập Uỷ ban này nhằm giúp, hướng dẫn, tư vấn mọi hoạt động cho Uỷ ban Phát triển làng mới và giúp họ trong vấn đề huy động vật lực Khác với các nước khác, chương trình này do Tổng thống đứng ra trực tiếp lãnh đạo Bộ trưởng Bộ Nội vụ đứng đầu Uỷ

Trang 30

ban điều phối TW với 12 điều phối viên là các Bộ trưởng của các bộ (Vũ Thị Hà Thanh, 2013)

- Đội ngũ lãnh đạo thôn làm nòng cốt cho chương trình phát triển: Cuộc họp toàn dân mỗi làng bầu ra hai lãnh đạo, một nam và một nữ để lãnh đạo cho phong trào của mình Những người này độc lập với hệ thống chính trị, hành chính ở nông thôn và không được hưởng một khoản trợ cấp nào, nguồn tinh thần chính cho họ là sự kính trọng của cộng đồng và sự vận động tinh thần kịp thời từ Chính phủ, những người lãnh đạo tinh thần này không bị một sức ép nào về chính trị hay ảnh hưởng về kinh tế, mà chỉ chịu sự phán xét của nông dân và được cộng đồng tin yêu

- Đào tạo cán bộ các cấp theo các mô hình, gắn cả nước với phong trào PTNT Để giảm khoảng cách giữa dân thường và quan chức Chính phủ, cần gắn bó thực sự cán bộ nhà nước với nhân dân Các quan chức TW được đưa

về và sống cùng với nông dân, lãnh đạo các cấp chính quyền sống với lãnh đạo nông dân

- Phát huy dân chủ, đưa nông dân tham gia vào quá trình ra quyết định PTNT Hàn Quốc thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của Chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình (Trần Thị Thanh Hà, 2009)

- Nét nổi bật trong phong trào “Làng mới” của Hàn Quốc là hàng năm

có đánh giá hiệu quả tham gia chương trình một cách nghiêm túc, công khai Nơi nào thực hiện thành công từng giai đoạn của dự án mới được hỗ trợ chương trình khác

- Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân đóng góp công, của; sự giúp đỡ và hỗ trợ của Nhà nước được giảm dần khi quy mô của địa phương và sự tham gia của dân gia tăng Nông dân chủ động trong vấn đề ra quyết định thứ tự ưu tiên trước, sau, họ tự quyết định các loại thiết kế, chỉ đạo thi công, xây lắp, nghiệm thu, giám sát công trình

Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển KCHT nông thôn cơ bản được hoàn thành Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường;

Trang 31

cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè; xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng Đặc biệt,

vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất Năm 1979, Hàn Quốc đã

có 98% số làng tự chủ về kinh tế (Đoàn Thị Hân, 2013)

Bộ mặt nông thôn thay đổi một cách nhanh chóng, sau tám năm các dự án phát triển KCHT nông thôn cơ bản được hoàn thành Sau hơn 30 năm thực hiện phong trào “làng mới”, môi trường sống và cuộc sống vật chất của người dân nông thôn đã được cải thiện đáng kể; sản xuất mang tính thương mại Cái được lớn nhất là những người nông dân nghèo đói bắt đầu trở nên tự tin hơn, khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng tích luỹ, tự đầu tư và nhờ đó

Đầu tư PTNT là quá trình lâu dài và tốn kém, để hạn chế nguồn kinh phí hạn hẹp thì mô hình phong trào “làng mới” Saemaul là một trong số những mô hình PTNT cần được nghiên cứu và áp dụng một cách có chọn lọc, phù hợp với tình hình thực tế tại nước ta

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước Trong xây dựng KCHT, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần n âng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước Những thập

Trang 32

kỷ cuối thế kỷ 20 đầu tư phát triển KCHT cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn

ở Thái Lan đã góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn hướng tới chiếm lĩnh được thị trường xuất khẩu nông sản của thế giới

Tại Thái Lan, trong 15 năm thực hiện đầu tư đa sở hữu (1990-2004) có 81

dự án và 89% tổng vốn đầu tư các dự án đầu tư phát triển KCHT có sự tham gia của các thành phần tư nhân trong nước, phần còn lại do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện Nếu xét trên góc độ đầu tư tư nhân từ các thứ cấp có tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến đầu tư phát triển KCHT trên 4 lĩnh vực đầu tư trên thì

có đến 81 dự án với kinh phí cam kết là 25,745 triệu đô la từ 1990-2004 (Phạm Thị Hiệp, 2014)

2.2.2 Kinh nghiệm, bài học trong nước

Công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cùng với phong trào xây dựng NTM đã triển khai trong mấy năm qua đã đạt được những thành quả tích cực làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn KCHT đặc biệt là KCHT nông thôn đã có bước phát triển vượt bậc Có được những thành quả như vậy là nhờ phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư tham gia bàn bạc quyết định các nội dung xây dựng NTM, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân quản lý sử dụng” nhất là trong việc huy động nguồn lực đóng góp của cộng đồng dân cư Người dân tự bàn bạc dân chủ, tự nguyện đóng góp tiền, góp đất, góp công lao động, góp vật liệu khác xây dựng KCHT nông thôn trong đó chủ yếu là làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, đóng góp dồn điền đổi thửa làm thủy lợi nội đồng

2.2.2.1 Kinh nghiệm của thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước

Trong giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn kinh phí mà thị xã Đồng Xoài đã huy động được là trên 2.673 tỷ đồng để đầu tư xây dựng KCHT, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các công trình công cộng, chỉnh trang đô thị và thiết kế thị chính Cụ thể là các công trình như: đường giao thông; trụ sở làm việc các cơ quan hành chính nhà nước; các công trình: y tế, văn hóa, giáo dục, công viên, công trình công cộng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, điện, nước, hệ thống chiếu sáng, thông tin liên lạc; Trong đó: Vốn ngân sách các cấp 1.737,8 tỷ đồng; các nguồn vốn khác trên 930 tỷ đồng gồm: vốn trái phiếu Chính phủ, ngân hàng thế giới (WB), vốn chương trình MTQG, chương trình đảm bảo

Trang 33

chất lượng trường học (SEQAP), vốn tài trợ Ngân hàng Tái thiết Đức, vốn đóng góp của doanh nghiệp và nhân dân Ngoài ra, một số doanh nghiệp như: Công ty Thiên Phúc Lợi, Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú, Công ty Quang Minh Tiến, đã đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, với nguồn vôn hàng ngàn tỷ đồng

Từ những kết quả đạt được trong việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông đô thị, các công trình phúc lợi công cộng, cảnh quan môi trường,

mỹ quan đô thị kết quả cuối năm 2014, thị xã Đồng Xoài đã được công nhận là

đô thị loại III Từ đó đã tạo cho đô thị Đồng Xoài một diện mạo mới và là điều kiện thuận lợi và cơ hội để thị xã tiếp tục phấn đấu, khai thác tốt các lợi thế, nguồn lực để đầu tư phát triển toàn diện, bền vững

Kết quả mà thị xã đạt được trong việc huy động nguồn lực để xây dựng hạ tầng đô thị là rất lớn, qua đó thị xã cũng rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát huy tốt hơn trong giai đoạn phát triển mới Có được KCHT đô thị như hiện nay, trước hết là sự thống nhất cao về chủ trương của toàn Đảng bộ, của các cấp

ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành linh hoạt của chính quyền các cấp, sự đồng thuận của nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện Mặt khác, thị xã cũng đã tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ nguồn vốn của TW, của tỉnh và sự tích cực, đồng thuận của sở, ngành trong việc tham mưu hồ sơ thủ tục, bố trí nguồn vốn Đặc biệt là sự phối hợp của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động để huy động tốt các nguồn lực từ các doanh nghiệp

và nhân dân Và bài học quan trọng nhất đó là việc triển khai thực hiện sử dụng

có hiệu quả các nguồn vốn đã huy động để đầu tư xây dựng KCHT đồng bộ, phát triển bền vững, đồng thời tạo được niềm tin của toàn xã hội đối với sự phát triển

đi lên của thị xã (UBND thị xã Đồng Xoài, 2016)

2.2.2.2 Kinh nghiệm của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Cách đây 3 năm, đường vào thôn 4, xã Mai Sơn là 1 trong những thôn xa trung tâm xã, đường sá đi lại rất khó khăn bởi không chỉ nhỏ, hẹp mà cốt đường thấp, lầy lội, bụi bẩn; nhưng giờ đây, con đường đã được mở rộng, xe cơ giới có thể đi lại dễ dàng Người dân trong thôn vô cùng phấn khởi, tự hào vì đã góp công, góp của xây dựng đường làng ngõ xóm khang trang, sạch đẹp

Khi được Ban vận động thôn tuyên truyền, vận động hiến đất, hiến tài sản, đóng góp công, của làm đường giao thông, các hộ dân trong thôn hưởng ứng ngay

Trang 34

Ngoài hiến đất, các hộ còn tự nguyện chặt cây ăn quả lâu năm, đóng góp hàng triệu đồng và nhiều ngày công làm đường giao thông nông thôn Toàn thôn

4 đã có gần 40 hộ dân tham gia hiến trên 2 nghìn m2 đất và tự phá dỡ tường rào, các công trình phụ, cây ăn quả, hoa màu để làm đường giao thông theo đúng quy chuẩn, do đó, chỉ trong một thời gian ngắn con đường bê tông kiên cố đã được hoàn thành

Trên địa bàn huyện Yên Mô còn rất nhiều hộ tiên phong hiến đất, hiến tài sản như gia đình bà Nguyễn Thị Diễm, góp phần nhân lên khí thế sôi nổi trong phong trào thi đua xây dựng NTM trên địa bàn huyện Với nguồn hỗ trợ của các cấp, các ngành, sự tham gia hiến đất, tài sản trên đất, hiến công, hiến kế của các tầng lớp nhân dân, 5 năm qua, toàn huyện đã làm được trên 365km đường giao thông, trong đó có hơn 40km đường trục xã, liên xã, trên 195km đường giao thông thôn, xóm và gần 130km đường trục chính nội đồng, 70,2% đường giao thông đạt chuẩn (UBND huyện Yên Mô, 2016)

Ngoài ra, phong trào dồn điền, đổi thửa, thực hiện quy hoạch được thực hiện rộng khắp ở các địa phương Sau 2 năm thực hiện, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, công tác dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao và tự nguyện hiến trên 177ha đất nông nghiệp, đóng góp gần 40 tỷ đồng để chỉnh trang, nâng cấp hơn 1 nghìn tuyến đường giao thông, trên 1.300 tuyến kênh nội đồng với tổng chiều dài 650km Đến nay, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất

Sau dồn điền, đổi thửa, bình quân số thửa/hộ toàn huyện còn dưới 2 thửa/hộ, là điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất Từ thực hiện quy hoạch và dồn điền, đổi thửa, hầu hết các xã đã có quỹ đất để xây dựng các công trình phúc lợi, KCHT trong xây dựng NTM và có quỹ đất để thực hiện chuyển quyền sử dụng đất làm nguồn vốn, quỹ tiếp tục xây dựng các công trình như: trường học, sân vận động, nhà văn hóa, trạm y tế

Thành công trong huy động nguồn lực xây dựng đường giao thông, tham gia hiến kế, hiến công thực hiện quy hoạch đã góp phần quan trọng giúp Yên Mô thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM 5 năm qua, toàn huyện đã huy động

và thực hiện các nội dung xây dựng NTM với tổng kinh phí trên 1.207 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách nhà nước gần 300 tỷ đồng, còn lại phần lớn do nhân dân

và doanh nghiệp đóng góp

Trang 35

Sau 5 năm triển khai, Yên Mô có 4 xã đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 12 tiêu chí/xã (tăng 7 tiêu chí so với năm 2011) Kinh nghiệm rút ra trong quá trình xây dựng NTM cho thấy, cần sự vào cuộc đồng bộ của cấp uỷ đảng, chính quyền

và tổ chức đoàn thể, nhân dân (UBND huyện Yên Mô, 2016)

Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động Đồng thời coi trọng chỉ đạo điểm và xây dựng mô hình để rút kinh nghiệm và làm nơi tham quan học tập cho cán bộ và người dân thì sức thuyết phục cao hơn Nêu cao vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, bởi cán bộ nào phong trào đấy

Cùng với đó, khi huy động các nguồn lực xây dựng NTM phải cân đối để vừa đảm bảo thực hiện được mục tiêu, vừa huy động được sức dân và nguồn lực khác tại địa phương

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và độ đồng đều giữa các xã của huyện Để đạt được mục tiêu từ năm 2016-2020, mỗi năm phấn đấu có thêm từ 1 xã đạt chuẩn NTM trở lên; đến cuối năm 2020, phấn đấu có từ 9 xã đạt tiêu chuẩn xã NTM và các xã còn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên, Yên Mô đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể triển khai thực hiện

Theo đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm xây dựng NTM đến năm 2020 với sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cấp xã theo hướng dẫn của TW, của tỉnh; tiếp tục củng cố, kiện toàn, hoàn thiện hệ thống chính trị theo định hướng xây dựng NTM

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về xây dựng NTM, nhất là công khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, của huyện đến từng xã để cán bộ, đảng viên và nhân dân tự giác, tích cực tham gia, phát huy vai trò người dân là chủ thể trong xây dựng NTM (Báo Ninh Bình, 2016)

Đồng thời tranh thủ tối đa sự quan tâm, tạo điều kiện của TW, đẩy mạnh thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh theo Đề án xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020 và sự hỗ trợ của huyện; khuyến khích, huy động các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, con em quê hương, huy động nội lực, vận động nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng KCHT KT-XH theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”

Trang 36

3 năm, thời gian chưa dài, song với khối lượng công việc lớn, với điều kiện còn gặp nhiều khó khăn như huyện Yên Mô thì đây là kết quả đáng ghi nhận của huyện Những bài học kinh nghiệm ở Yên Mô trong xây dựng NTM hôm nay

sẽ tiếp tục được áp dụng trong thời gian tới, để huyện quyết tâm thực hiện có kết quả mục tiêu xây dựng NTM theo lộ trình đề ra (Báo Ninh Bình, 2016)

2.2.2.3 Kinh nghiệm của xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Trong 5 năm 2011-2015, tổng nguồn vốn huy động xây dựng KCHT nông thôn của xã đạt 41,42 tỷ đồng; trong đó nhân dân đóng góp 6,7 tỷ đồng (chiếm 16,2%), nguồn vốn của TW đầu tư cho chương trình xây dựng NTM cùng ngân sách xã là 11,97 tỷ đồng (chiếm 28,8%), các nguồn vốn khác là 22,75 tỷ đồng (chiếm 55%) Khó khăn lớn nhất của xã khi xây dựng KCHT nông thôn đó là nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông Ngoài nguồn vốn hỗ trợ của TW, xã đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp để tăng nguồn thu cho ngân sách xã, đồng thời kêu gọi các nguồn lực xã hội hoá, nguồn xây dựng các công trình Xây dựng quy chế rõ ràng, công khai minh bạch các nguồn vốn đầu tư xây dựng, phân cấp xây dựng và quản lý các hạng mục công trình theo từng thôn, xóm Chất lượng công trình ở thôn, xóm được đảm bảo dưới sự giám sát chặt chẽ của đơn vị tư vấn, ban giám sát cộng đồng, đại diện thanh tra nhân dân và đại diện các đoàn thể chính trị xã hội (UBND xã Hải Toàn, 2016)

Đến nay, hầu hết các tuyến đường nội đồng đã được bê tông hoá đạt tiêu chuẩn mặt rộng 2m, nền đường rộng từ 4 - 6m Năm 2013, xã đã “bê tông hoá” được 800m đường trục xã với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng Các tuyến đường liên thôn đã được bê tông hoá 6,3/6,9km, đường rộng từ 4 - 6m Hơn 90% đường dong ngõ xóm được bê tông hoá, có hệ thống cống thoát nước đồng bộ, phấn đấu đến hết năm 2014 sẽ bê tông hoá 100% các tuyến đường trục xã, đường trục thôn, xóm và giao thông nội đồng; đưa vào sử dụng công trình nhà máy nước sạch công suất 2.000m /ngày đêm với tổng mức đầu tư 20

tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của 2 xã Hải An, Hải Toàn; bãi

xử lý rác thải mới rộng 1ha của xã đảm bảo tập kết, chôn lấp toàn bộ rác thải trên địa bàn Khánh thành công trình trạm y tế xã với tổng mức đầu tư xây dựng 2,8 tỷ đồng, Các chương trình quốc gia về y tế được triển khai đồng bộ, trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; có 3 trường học đạt chuẩn quốc gia cấp độ I Trong 5 năm qua, xã đã xây dựng mới 9/12 nhà văn hóa ở các thôn, xóm (UBND xã Hải Toàn, 2016)

Trang 37

2.2.3 Bài học rút ra từ kinh nghiệm đối với huyện Kim Sơn

- Để đạt được mục tiêu có được KCHT tốt nhất là ở khu vực nông thôn trước hết cần phải có sự những cơ chế, chính sách phù hợp, áp dụng rộng rãi và được nhân dân ủng hộ nhất là chính sách xã hội hóa đầu tư trong đó có sự tham gia của cả hệ thống chính trị - xã hội từ chính quyền, đến các tổ chức đoàn thể và nhất là sự hưởng ứng chung tay của cộng đồng, người dân Chính sách cũng phải được chính quyền phổ biến đến toàn bộ nhân dân để nhân dân hiểu và thực hiện Chính quyền, nhất là người đứng đầu, người có uy tín trong dân chúng có vai trò lãnh đạo kết nối giữa Nhà nước, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng người dân

- Bất kỳ chính sách nào đưa ra để áp dụng đều phải đi kèm với điều kiện giàng buộc, cam kết về nguồn lực, kinh phí thực hiện, trong đó nguồn lực đầu tư

từ Nhà nước là quan trọng là động lực, là khởi nguồn tạo tiền để để huy động sự tham gia của cộng đồng (như Nhà nước hỗ trợ xi măng, sắt thép, nhân dân góp tiền, góp vật liệu khác và công lao động tham gia xây dựng)

- Phát huy vai trò, sự tham gia của cộng đồng và người dân là hết sức quan trọng ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của một chính sách nhất là chính sách đầu tư xây dựng KCHT khu vực nông thôn Người dân có thể tham gia vào rất nhiều quá trình, nhiều nội dung theo đúng quy chế dân chủ ở cơ sở

- Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng KCHT nông thôn, phát huy dân chủ trong nhân dân, để nhân dân tự bàn bạc, quyết định lựa chọn công trình

ưu tiên đầu tư Chính phủ chỉ hỗ trợ một phần kinh phí Phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân khu vực nông thôn là điều kiện để phát huy nội lực của cộng đồng

Trang 38

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Kim Sơn là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Ninh Bình Phía Bắc giáp huyện Yên Mô và huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình; Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định; Phía Tây giáp huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa; Phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ

Năm 1829 khi thành lập huyện Kim Sơn gồm 7 tổng với 60 ấp, lý, trại, giáp với số ruộng khẩn hoang được 14.620 mẫu chia cho 1.260 dân đinh Lúc đầu huyện lỵ đóng tại Quy Hậu (nay là xã Hùng Tiến), sau mới chuyển về Phát Diệm

- Thị trấn trung tâm của huyện lỵ ngày nay Huyện Kim Sơn có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 02 thị trấn: Phát Diệm, Bình Minh và 25 xã: Ân Hòa, Chất Bình, Chính Tâm, Cồn Thoi, Định Hóa, Đồng Hướng, Hồi Ninh, Hùng Tiến, Kim Chính, Kim Định, Kim Đông, Kim Hải, Kim Mỹ, Kim Tân, Kim Trung, Lai Thành, Lưu Phương, Như Hòa, Quang Thiện, Tân Thành, Thượng Kiệm, Văn Hải, Xuân Thiện, Yên Lộc, Yên Mật Tổng số thôn trên địa bàn huyện là 277 thôn (Trần Hồng Quảng, 2015)

3.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

Kim Sơn nằm trong vùng bờ biển được bồi lắng, có hòn Nẹ chắn phía ngoài làm cho mặt nước bên trong khá yên tĩnh Vì vậy, vùng bãi bồi Kim Sơn có mức bồi tụ ra biển hàng năm từ 80 đến 100 mét Huyện Kim Sơn có 15km bờ biển và ba con sông chính là sông Đáy, sông Vạc, sông Càn, ngoài ra còn có các con sông quan trọng khác là sông Yêm bắt đầu chảy từ sông Vạc (Yên Mô) chảy vào sông Cà Mau với chiều dài 4,5km; Sông Ân nối liền sông Đáy với sông Càn chảy vắt ngang qua huyện Kim Sơn, bắt đầu từ Xuân Thiện chảy qua các xã Chính Tâm, Chất Bình, Hồi Ninh, Kim Định, Ân Hòa, chạy song song với Quốc

lộ 10 qua thị trấn Phát Diệm đến Lai Thành và một hệ thống các sông nhỏ, kênh mương giữa các làng chảy ra sông Đáy Hệ thống sông, ngòi này vừa là hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa là hệ thống giao thông đường thủy quan trọng, vận chuyển hàng hóa ngược xuôi theo sông Vạc lên huyện Yên

Trang 39

Mô, qua sông Đáy sang Nam Định, theo sông Đáy, sông Càn ra biển giao lưu, thông thương hàng hóa với các tỉnh ven biển nước ta và các nước khác Với vị trí như vậy rất thuận tiện cho việc đưa các sản phẩm của huyện (đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm nông nghiệp) của huyện Kim Sơn đến với các tỉnh, thành phố trong cả nước, xuất khẩu ra nước ngoài và tiếp nhận nguồn nguyên vật liệu (nhất là vật liệu xây dựng) từ các địa phương các về Kim Sơn phục vụ cho các hoạt động kinh tế, xây dựng tạo tính đa dạng của vùng quê ven biển của tỉnh Ninh Bình

Từ thị trấn Phát Diệm trung tâm của huyện dọc theo Quốc lộ 10 đi tới thành phố Ninh Bình là 30km; Cách thủ đô Hà Nội 120km Ngược lại, theo Quốc

lộ 10 vào thị trấn Nga Sơn huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa là 17km Từ thị trấn Phát Diệm theo đường ĐT481 đi tới thị trấn Bình Minh và các xã vùng bãi ngang Kim Đông, Kim Hải, Kim Trung là hơn 20km đến vùng bãi bồi ven biển của huyện (Trần Hồng Quảng, 2015)

3.1.1.3 Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Kim Sơn năm 2015 là 21.571ha, trong

đó đất nông nghiệp là 13.401,15ha chiếm 62,22 diện tích đất tự nhiên toàn huyện (Trong đất nông nghiệp diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 9.603,99ha chiếm 71,67%; Đất nuôi trồng thủy, hải sản là 3.107,26ha chiếm 23,18%; Đất lâm nghiệp là 685,51ha chiếm 5,12%; Đất nông nghiệp khác là 4,29ha chiếm 0,03%); Đất phi nông nghiệp là 5.927,09ha; Đất chưa sử dụng là 2.208,8ha; Đất thịt nặng chiếm 70% diện tích đất canh tác của huyện, độ pH trung bình từ 5,0 – 6,0; Độ mặn trung bình từ 0,15 - 0,25% Huyện Kim Sơn đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp đến nay ngoài 02 thị trấn không thực hiện dồn điền đổi thửa do đất nông nghiệp gọn, ít và 02 xã không dồn điền đổi thửa do đất nuôi trồng thủy sản, đã có 21 xã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp (Chi cục Thống kê, Phòng Tài nguyên và MT huyện Kim Sơn, 2016)

3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên khác

- Đặc điểm về tài nguyên (rừng, biển, động thực vật và khoáng sản): Kim Sơn có vùng đệm khu vực dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng với diện tích vùng đệm là 4.854ha (nội địa là 3.454ha; biển là 1.400ha) Diện tích rừng phòng

hộ là 685,5ha Các loài chim, động thực vật đa dạng:

Trang 40

- Động vật: Cò mỏ thìa, ngỗng trời, vịt trời; Thủy hải sản: Tôm, cua, cá biển, trai, sò, ngao; Thảm thực vật: Rong câu

- Về khoáng sản: Kim Sơn có 6,15ha núi đá tại xã Lai Thành trong đó có 5,55ha thuộc quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng; 0,6ha có khả năng khai thác và được UBND tỉnh Ninh Bình giao cho hợp tác xã khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng Hợp Thành đang khai thác Có hai doanh nghiệp khai thác đất sét sản xuất gạch, ngói với tổng diện tích 40ha (tại xã Yên Lộc, Như Hòa và Quang Thiện)

- Tài nguyên nước: Tổng số giếng khoan trên địa bàn huyện là 14.037 chiếc, giếng đào là 8.125 chiếc riêng lẻ ở hộ gia đình ở hầu hết các xã, thị trấn

Có 7 cụm công trình sử dụng nước tập trung sử dụng cho khoảng 3.000 hộ tại các

xã, thị trấn: Hùng Tiến, Kim Trung, Văn Hải, Kim Tân, Lai Thành, Yên Lộc, thị trấn Bình Minh và thị trấn Phát Diệm Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh là 90%

Những đặc điểm về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu tài nguyên và nguồn nước của huyện Kim Sơn cho thấy có rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp (nhiều sản phẩm thủ công

mỹ nghệ của huyện Kim Sơn đã được xuất khẩu ra các địa phương và các nước khác trên thế giới) là cơ sở cho phát triển kinh tế nông thôn (Phòng Tài nguyên

và Môi trường huyện Kim Sơn, 2014)

Ngày đăng: 20/03/2021, 18:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w