Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
23,51 KB
Nội dung
NHỮNG VẤNĐỀCƠBẢNVỀTIỀN LƯƠNG VÀTIỀNCÔNGTRONGDOANHNGHIỆP I/ Khái niệm vềbản chất và vai trò của tiền lương, tiềncông 1. Khái niệm vàbản chất Theo nghĩa rộng "tiền công" bao trùm tất cả các hình thức bù đắp mà một Doanhnghiệp dành cho người lao động. Nó bao gồm tiền lương, tiền hoa hồng, tiền thưởng và các hình thức trả tiền khác. Phần chính của tiềncông là tiềnlương do đó trong thực tiễn chúng ta thường dùng khái niệm tiềnlương với nghĩa là tiền công. Tiềnlương (tiền công) là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc gì đó. Tiềnlươngcó nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau phụ thuộc vào từng thời kỳ và cách tiếp cận khác nhau. Đối với thành phần kinh tế Nhà nước tư liệu lao động thuộc sở hữu Nhà nước, tập thể lao động từ Giám đốc đến công nhân đều là người bán sức lao động, làm thuê cho Nhà nước và được Nhà nước trả công dưới dạng tiền lương. Ở đây, tiềnlương mà người lao động nhận được là số tiền mà các Doanhnghiệp quốc doanh, các cơ quan tổ chức Nhà nước trả theo hệ thống thang bảng lương của Nhà nước quy định. Còn trong các thành phần, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sức lao động đã trở thành hàng hóa vì người lao động không có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất mà họ đang sử dụng, họ là người làm thuê cho các ông chủ, tiềnlương do các xí nghiệp, tổ chức ngoài quốc doanh trả nhưng việc trả lương ấy lại chịu tác động chi phối của thị trường sức lao động. Tiềnlươngtrong khu vực này vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo chính sách hướng dẫn của Nhà nước, nhưngnhững thỏa thuận cụ thể giữa người lao động có tác động trực tiếp đến phương thức trả lương. Thời kỳ này sức lao động được nhìn nhận thực sự như một hàng hóa, do vậy tiềnlương không phải một cái gì khác mà chính là giá cả của sức lao động. Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơbản của quá trình sản xuất nên tiềnlương là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả sức lao động và là một phạm trù kinh tế, yêu cầu phải tính đúng, tính đủ khi thực hiện quá trình sản xuất. Sức lao động là hàng hóa cũng như mọi hàng hóa khác, nên tiềncông là phạm trù trao đổi, nó đòi hỏi phải ngang với giá cả các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động. Như vậy, xét trên phạm vi toàn xã hội thì tiềnlương là một phạm trù kinh tế tổng hợp quan trọngtrong nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần hiện nay. Với quan điểm mới này tiềnlương đã đánh giá đúng giá trị sức lao động, tiền tệ hóa tiềnlương triệt để hơn, xóa bỏ tính phân phối cấp phát và trả lương bằng hiện vật đồng thời khắc phục quan điểm coi nhẹ lợi ích cả nhân như trước kia, tiềnlương đã được khai thác triệt để vai trò đòn bẩy kinh tế, nó kích thích người lao động gắn bó hăng say với công việc hơn. Đối với người quản lý, tiềnlương được coi như một công cụ quản lý. Tiềnlương là một khoản cấu thành nên giá thành của giá sản phẩm, do vậy nó là một khoản khấu trừ vào doanh thu khi tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiềnlương được chủ các doanhnghiệp dùng như một công cụ tích cực tác động tới người lao động. Tiềnlương gắn chặt với quy luật nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao động và tiết kiệm thời gian lao động. Bởi vì tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng tiềnlương đồng thời là động lực thúc đẩy việc tăng số lượngvà chất lượng sản phẩm. Tiềnlương là lợi ích vật chất trực tiếp mà người lao động được hưởng từ sự cống hiến sức lao động họ bỏ ra sẽ có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực lao động, quan tâm hơn nữa đến kết quả lao động của họ. Từ đó tạo điều kiện tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đối với người lao động, sức lao động thuộc quyền sở hữu của người lao động, góp phần tạo ra giá trị mới nên trong phần thu nhập, tiềnlương là khoản thu nhập chính đáng của họ. Tiềnlương là phương tiệnđể duy trì và khôi phục năng lực lao động trước, trongvà sau quá trình lao động (tái sản xuất sức lao động). Tiềnlương nhận được là khoản tiền họ được phân phối theo lao động mà họ đã bỏ ra. Tiềnlương của người lao động còn thể hiện dười dạng tiềnlương danh nghĩa vàtiềnlương thực tế. Tiềnlương danh nghĩa là số lượngtiền tệ mà người lao động nhận được hàng tháng từ kết quả lao động của mình. Số tiền này ít nhiều phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, thâm niên . ngay trong quá trình lao động. Còn tiềnlương thực tế được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa, dịch vụ cần thiết mà người lao động có thể trao đổi được thông qua tiềnlương danh nghĩa của mình. Do đó tiềnlương thực tế không những liên quan đến tiềnlương danh nghĩa mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của giá cả hàng hóa và các công việc phục vụ. Tóm lại, tiềnlương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc nào đó. Tiềnlương được biểu hiện bằng giá cả sức lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào số lường lao động cũng như mức độ phức tạp, tính chất độc hạic ủa công việc . để tính lương cho người lao động. Tuy nhiên, trong bước đầu thay đổi hệ thống tiềnlương đã dần theo kịp những yêu cầu đổi mới trong toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như doanhnghiệp nói riêng. Nhà nước đã ban hành nhiều vănbản hướng dẫn chi tiết vềtiềnlươngvà các chế độ thực hiện trong mỗi doanh nghiệp, thể hiện là Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 về chế độ tiềnlương mới trongdoanh nghiệp. Như vậy, tiềnlương phải phản ánh đúng giá trị sức lao động, chỉ có như vậy, tiềnlương mới phát huy hết được những vai trò to lớn của nó trong mỗi doanhnghiệp nói chung vàtrong nền kinh tế nói riêng. 2. Vai trò Như vậy đã biết, tiềnlương là thù lao trả cho người lao động, trongdoanhnghiệp nó đóng vai trò quan trọngtrong việc khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả nhất, có tinh thần trách nhiệm trongcông việc. Khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng các mức lương thỏa đáng, nó sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa người sử dụng lao động với người lao động, tạo cho người lao động có trách nhiệm hơn trongcông việc, tự giác hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp mà các nhà kinh tế gọi là "Phản ứng dây chuyền tích cực của tiền lương". Mặt khác tiềnlương với tư cách là giá trị đầu vào quan trọng, là khoản mục lớn trong giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp, tiềnlương là một yếu tố của chi phí sản xuất, mục đích của sản xuất, là tối thiểu hóa chi phí, còn đối với người lao động, tiềnlương là mục đích và là lợi ích của họ. Với ý nghĩa này tiềnlương không chỉ mang bản chất là chi phí mà nó trở thành phương tiện tạo ra giá trị mới, hay nói đúng hơn nó là nguồn cung ứng sự sáng tạo, sức sản xuất, năng lực của người lao động trong quá trình sản sinh ra giá trị gia tăng. Tiềnlương là một phần chi phí, do vậy bất cứ doanhnghiệp nào cũng muốn trả lương thấp hơn nhưng chất lượng phải cao. Chính vì sự mâu thuẫn giữa người chủ doanhnghiệpvà người lao động như vậy luôn luôn cần có sự can thiệp của Nhà nước. Nhà nước không can thiệp sâu vào các doanhnghiệp mà chỉ là người đứng giữa dàn xếp sao cho hai bên đều có lợi. II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương, tiềncôngtrongdoanhnghiệpCó thể nói tiềnlươngvàtiềncông là vấnđề khá phức tạp đối với tất cả các doanhnghiệp nói chung. Nó chi phối nhiều mặt hoạt động của cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó lại chịu tác động của nhiều yếu tố. Chính vì vậy muốn thực hiện tốt công tác quản lý tiềncôngvàtiềnlương thì đòi hỏi các cấp quản trị của công ty phải nghiên cứu đầy đủ các yếu tố sau đây: - Luật lao động: đó là các chính sách của Nhà nước và pháp luật quy định về mức lương tối thiểu, cách trả lương, thang lương, bảng lương. Mỗi một quốc gia đều có bộ luật lao động riêng để bảo vệ quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động. - Thị trường lao động: hiện nay, do sự tồn tại của thị trường lao động nên vai trò điều phối lao động của tiềnlương thể hiện ngày càng rõ nét. Vì vậy tùy thuộc vào tình hình cung cầu trên thị trường lao động mà doanhnghiệpcó thể điều chỉnh mức lương phù hợp. - Mức giá cả sinh hoạt: Tiềnlương phải phù hợp với giá cả sinh hoạt, đó là quy luật của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Như chúng ta đã biết, tiềnlương thực tế tỉ lệ nghịch với giá cả sinh hoạt và tỉ lệ thuận với tiềnlương danh nghĩa. Do đó mức giá sinh hoạt tăng lên thì tiềnlương thực tế giảm xuống. Vì vậy các doanhnghiệp phải tăng tiềnlương danh nghĩa để đảm bảo đời sống cho công nhân. - Vị trí địa lý: sự chênh lệch tiềnlương luôn tồn tại giữa các khu vực địa lý khác nhau, cùng một công việc, cùng một ngành nghề nhưng ở những nơi khác nhau mức lương sẽ khác nhau. Lý do chung là do giá cả sinh hoạt ở các nơi đó khác nhau. Các doanhnghiệp nên lưu ý đến yếu tố này để chi trả lương cho hợp lý. - Năng suất lao động trong ngành và các hình thức khuyến khích hoàn thành công việc trong ngành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương. Các hình thức thưởng tiền cho công nhân khi họ hoàn thành tốt công việc hoặc trả lương theo phần trăm số sản phẩm làm được sẽ giúp thu hút nhân viên và tạo động lực cho họ hăng say làm việc. - Công đoàn: là một thế lực rất mạnh mà các cấp quản trị phải thỏa thuận trong các lĩnh vực như tiêu chuẩn để xếp lương, các mức chênh lệch lươngvà phương pháp trả lương. Bởi vì công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền của người lao động trong đó cótiền lương. - Đặc điểm hình thức ngành kinh doanh sản xuất: có một số ngành mà sự hoạt động của nó liên quan đến sự phát triển của đất nước nên rất được sự quan tâm và khuyến khích. Vì vậy chính sách tiềnlương cũng được lưu ý giữa các ngành. - Kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm của công nhân: người lao động làm việc trong các doanhnghiệp thường được tính theo bậc, theo trình độ tay nghề, theo thâm niên công tác và theo kết quả làm việc. Ngoài ra, tiềnlươngvàtiềncông còn chịu ảnh hưởng của tình hình làm ăn của Công ty, các chính sách về nhân sự của Doanh nghiệp, các tiêu chuẩn của ngành. III/ Nội dung công tác trả lươngtrongDoanhnghiệp 1. Xây dựng hệ thống thang bảng lương Theo khoản 4, điều 5, Nghị định 114/2002/NĐ-CP, Doanhnghiệp tiếp tục áp dụng thang bảng lương quy định tại Nghị định số 25/CP, Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tại thời chế độ tiềnlương mới của công chức, viên chức…, việc xây dựng thang lương, bảng lương được xác định theo các trình tự sau: * Phân tích công việc : - Tiến hành thống kê đầu tư các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trongDoanh nghiệp. - Thu thập những thông tin chi tiết về từng vị trí công việc cụ thể để xác định nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phụ, các mối quan hệ của từng chức danh công việc và xác định các yêu cầu chuyên môn về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng, thể chất, điều kiện làm việc cần thiết của từng công việc. * Đánh giá giá trị công việc : Trên cơ sở phân tích công việc, tiến hành đánh giá giá trị công việc để xác định những vị trí công việc tương tự nhau có thể tập hợp thành nhóm làm cơ sở xác định thang lương, bảng lương cho mỗi nhóm. Các bước đánh giá giá trị công việc như sau: - Lập danh sách các yếu tố công việc theo nhóm yếu tố công việc chủ yếu về : Kiến thức, kỹ năng , trí lực, thể lực và cường độ lao động, môi trường, trách nhiệm. Trong mỗi nhóm yếu tố công việc, doanhnghiệp xác định cụ thể các yếu tố thành phần theo các mức độ từ thấp đến cao. Các yếu tố công việc là cơ sở để so sánh giữa các vị trí công việc trongDoanh nghiệp. - Lựa chọn các vị trí để đánh giá: Trên cơ sở danh sách các yếu tố công việc, đánh giá giá trị công việc cho từng vị trí riêng biệt trongDoanh nghiệp, đồng thời so sánh các yêu cầu chuyên môn của từng vị trí. - Đánh giá và cho điểm các mức độ của các yếu tố để đánh giá và cho điểm các yếu tố thành phần theo các mức độ, trên cơ sở đó xác định thang điểm cho các yếu tố phù hợp với công việc - Cân đối thang điểm giữa các yếu tố nhằm đánh giá mức độ phức tạp hay giá trị của mỗi yếu tố trong thổng thể các yếu tố cấu thành công việc từ đó điều chỉnh lịa thay đổi cho hợp lý. * Phân ngạch công việc Sau khi phân tích, đánh giá giá trị từng công việc, tiến hành nhóm các công việc có cùng chức năng và yêu cầu kiến thức, kỹ năng tương tự nhau. Mỗi nhóm công việc được quy định thành một ngạch công việc tùy theo tầm quan trọng của nhóm công việc theo trình tự phân ngạch công việc tiến hành theo các bước sau: - Tập hợp các công việc đơn lẻ thành các nhóm công việc. - Thiết lập các mức ngạch công việc và tiêu chuẩn phân ngạch. - Quy định một ngạch công việc cho mỗi nhóm công việc. * Thiết lập thang bảng lương cho từng ngạch công việc . Thiết lập thang bảng lương trên cơ sở các thông tin thu thập được và các yếu tố ảnh hưởng đã xem xét, việc thiết lập thang bảng lương được tiến hành theo trình tự sau: - Xác định các ngạch lươngtrongDoanhnghiệp thông qua việc lấy thông tin từ khâu phân ngạch công việc. - Xác định số bậc lươngtrong mỗi ngạch căn cứ vào việc tính các điểm ưu thế theo kết quả làm việc và xem xét mức độ phức tạp cần có đối với thang bảng lương. - Quy định mức lương theo ngạch và theo bậc. 2. Lập kế hoạch quỹ lươngĐể lập kế hoạch quỹ lương cần phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trên thị trường. Đồng thời, phân tích tình hình sử dụng quỹ tiềnlương thời gian trước để tìm ra những khoản chi bất hợp lý, nhằm tìm ra biện pháp khắc phục khi lập kế hoạch mới. Có nhiều phương pháp lập kế hoạch quỹ tiềnlương tùy vào điều kiện cụ thể Doanhnghiệpcó thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Các phương pháp lập kế hoạch quỹ tiềnlương tại Doanh nghiệp: * Phương pháp dựa vào tổng thu trừ tổng chi: Công thức tính : QL KH = DT KH - CP KH Trong đó: QL KH : Qũy lương kế hoạch DT KH : Doanh thu kế hoạch, là tổng số dự tính thu được sau khi bán hàng, nó được dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanhvà giá cả thị trường đối với loại hàng hóa đó. CP KH : Tổng chi liên quan đến nguyên vật liệu và khấu hao tài sản, máy móc, các khoản phải nộp và các khoản chi phí cần thiết trong chi tiêu quỹ lương. Điều kiện áp dụng: phải xác định chính xác doanh thu và tổng chi phí (không bao gồm chi lương) kế hoạch. Ưu điểm : khuyến khích Doanhnghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí. Nhược điểm : khó đảm bảo quỹ lương theo kế hoạch vì hai yếu tố doanh thu và chi phí thường biến động và khó xác định trước. * Phương pháp dựa vào đơn giá tiềnlương cho một đơn vị hàng hóa tiêu thụ: Xác định các chỉ tiêu sau: - Mức chi phí tiềnlương cho một đơn vị hàng hóa tiêu thụ kỳ thực hiện: QL TH M TH =______ Q TH Trong đó: M TH : mức chi phí tiềnlương cho 1 đơn vị hàng hóa tiêu thụ ở kỳ thực hiện QL TH : quỹ tiềnlương thực tế đã chi trả kỳ thực hiện Q TH : tổng doanh thu kỳ báo cáo - Mức chi phí tiềnlương cho một đơn vị hàng hóa kì kế hoạch I TL M KH = M TH x ___ I W Trong đó: M KH : mức chi phí tiềnlương cho 1 đơn vị hàng hóa tiêu thụ ở kỳ kế hoạch. I TL : chỉ số chi phí tiềnlương bình quân. I W : chỉ số năng suất lao động kỳ kế hoạch. - Quỹ tiềnlương kỳ kế hoạch được xác định theo công thức sau: QL KH = M KH x Q KH Trong đó: QL KH quỹ tiềnlương kỳ kế hoạch Q KH : tổng doanh thu kỳ kế hoạch Điều kiện áp dụng: phải xác định chính xác tốc độ tăng tiềnlương bình quân và tốc độ tăng năng suất kỳ kế hoạch. Do đó, việc lập kế hoạch quỹ tiềnlươngvà kế hoạch năng suất lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ưu điểm : mức tiềnlương kỳ kế hoạch được điều chỉnh theo tốc độ tăng năng suất lao động đảm bảo, tốc độ tăng tiềnlương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Nhược điểm : dựa trên mức chi phí thực tế để xác định mức kế hoạch, nếu chi quỹ tiềnlương thực tế không hợp lý cũng sẽ làm tăng quỹ tiềnlương kế hoạch. 3. Xác định đơn giá tiềnlương Việc xác định đơn giá tiềnlương được tiến hành theo các bước: - Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá, doanhnghiệpcó thể chọn chỉ tiêu tổng hợp sản phẩm, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận… - Xác định tổng quỹ lương kế hoạch - Xây dựng đơn giá Các Doanhnghiệpcó các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì xây dựng một đơn giá tiềnlương tổng hợp, với Doanhnghiệp gồm cả thành viên hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc thì một hay nhiều đơn giá tùy thuộc vào loại hình sản phẩm dịch vụ là có thể quy đổi được hay không. 4. Xây dựng các hình thức trả lương 4.1 Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức trả lương theo thời gian là tiềnlương người lao động nhận được trên cơ sở mức tiềnlương đã được ấn định trước và thời gian thực tế khi mà họ đáp ứng được các tiêu chuẩn do Doanhnghiệp quy định. Đối tượng áp dụng : Do tính chất như trên nên hình thức này chủ yếu được áp dụng trongnhững trường hợp sau: Áp dụng cho công việc sản xuất nhưng khó xác định mức lao động một cách cụ thể, không có điều kiện thực hiện đo lườngcông việc; Áp dụng trong trường hợp sản xuất tạm thời hoặc sản xuất thử; Khi coi chất lượngvà độ chính xác của sản phẩm là tiêu thức quyết định mà trả lương theo sản phẩm có thể bỏ qua các tính chất này; Khi số lượngvà chất lượng sản phẩm chủ yếu do dây chuyền máy móc thiết bị; Nếu tính thời vụ của sản phẩm quá lớn, yêu cầu xây dựng mức nhiều lần thì áp dụng hình thức này sẽ hiệu quả hơn. Ưu điểm : Hình thức trả lương này tạo điều kiện cho người quản lý và người lao động dễ tính, dễ hạch toán, dễ giải thích. Nhược điểm : tiềnlươngcông nhân nhận được không gắn trực tiếp với chất lượng thực hiện công việc trong một thời gian cụ thể. Chỉ đo lường được sự hiện diện của nhân viên chứ không đo lường thực sự cố gắng nỗ lực của họ. Hơn nữa dễ dẫn đến tình trạng bình quân hóa giữa các công nhân làm việc không như nhau, vàdễ dẫn đến tình trạng chán nản, có xu hướng làm giảm năng suất lao động ở những lao động làm việc tốt. Điều kiện áp dụng : do có các đặc điểm ưu nhược điểm như trên nên hình thức này chỉ áp dụng hiệu quả khi có các điều kiện sau: + Có tiêu chuẩn thực hiện công việc cụ thể, rõ ràng + Có bảng chấm công. Chế độ trả lương theo thời gian : gồm 2 chế độ sau: + Trả lương theo thời gian đơn giản: Theo số ngày (giwof) thực tế làm việc và mức tiềncông ngày (giờ) của công việc: Lương = M cb * T tt + Trả lương thời gian có thưởng: gồm tiềncông theo thời gian đơn giản cộng với tiền thưởng: Lương = M cb * T tt + thưởng 4.2 Hình thức trả lương sản phẩm: Hình thức trả lương theo sản phẩm là tiềnlương người lao động nhận được dựa trên 2 cơ sở: số sản phẩm thực tế người lao động hoàn thành đáp ứng tiêu chuẩn nghiệm thu về số lượngvà chất lượngvà đơn giá tiềnlương trả cho 1 đơn vị sản phẩm. L tt = ĐG x Q tt Trong đó: L tt : lương thực tế ĐG: đơn giá sản phẩm Q tt : số lượng sản phẩm thực tế Đối tượng áp dụng : Công nhân sản xuất Ưu điểm : hình thức này dễ tính toán, dễ giải thích. [...]... học; Tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt; Kiểm tra nghiêm túc đúng số lượng, chất lượng sản phẩm Các chế độ trả công theo sản phẩm: có 5 chế độ chính: - Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân - Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể - Chế đô trả công theo sản phẩm gián tiếp - Chế độ trả công khoán . NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN CÔNG TRONG DOANH NGHIỆP I/ Khái niệm về bản chất và vai trò của tiền lương, tiền công 1. Khái niệm và bản. sao cho hai bên đều có lợi. II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương, tiền công trong doanh nghiệp Có thể nói tiền lương và tiền công là vấn đề khá phức tạp