Lý do chọn đề tài Trải qua hơn 59 năm trưởng thành và phát triển, ngân hàng Nhà nước Việt nam đóng vai trò là cơ quan của chính phủ và ngân hàng trung ương của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ
Trang 1KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cử Nhân Luật NIÊN KHÓA: 2009 – 2013
ĐỀ TÀI:
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Cán Bộ Hướng Dẫn: Sinh viên thực hiện:
LÊ HUỲNH PHƯƠNG CHINH TRẦN VĂN TUẤN
MSSV: 5095486 Khóa: 35
Lớp: Luật Thương Mại 1-K35
Cần Thơ, tháng 4 năm 2013
Trang 2-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Trang 3
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Trang 4
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Trang 5Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1951 4
1.1.2 Giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1975 4
1.1.3 Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1987 5
1.1.4 Giai đoạn từ năm 1987 đến nay 5
1.2 Khái niệm và chức năng Ngân hàng nhà nước Việt Nam 6
1.2.1 Khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam 6
1.2.2 Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 9
1.2.2.1 Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 9
1.2.2.2 Chức năng là Ngân hàng Trung ương của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 10
1.3 Giới thiệu các hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 11
1.3.1 Các hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tương ứng với chức năng quản lý nhà nước 11
1.3.1.1 Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 11
1.3.1.2 Hoạt động ngoại hối, quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam12 1.3.2 Các hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tương ứng với chức năng là Ngân hàng Trung ương của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 14
1.3.2.1 Hoạt động phát hành tiền 14
1.3.2.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 16
1.3.2.3 Hoạt động thanh toán Ngân quỹ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 18
1.3.3 Các hoạt động khác 19
Trang 61.3.3.2 Hoạt động thông tin, báo cáo 21
Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1 Quy định của Pháp luật về bộ máy lãnh đạo, điều hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 23
2.1.1 Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam 23
2.1.2 Phó Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam 25
2.1.3 Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam 26
2.2 Quy định của pháp luật về bộ máy tham mưu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 27
2.2.1 Quy định của pháp luật về Vụ Chính sách tiền tệ 28
2.2.2 Quy định của Pháp luật về Vụ Tín dụng 30
2.2.3 Quy định của pháp luật về Vụ Thanh toán 32
2.2.4 Quy định của pháp luật về Vụ quản lý ngoại hối 34
2.2.5 Quy định pháp luật về Cục phát hành kho quỹ 36
2.2.6 Các Vụ, Cục chức năng khác 37
2.2.7 Quy định của pháp luật về Sở giao dich 39
2.2.8 Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng 40
2.2.9 Quy định của pháp luật về Chi nhánh Ngân hàng nhà nước Việt Nam 42
2.2.10 Quy định của pháp luật về Văn phòng đại diện Ngân hàng nhà nước Việt Nam 43
2.2.11 Các tổ chức đơn vị sự nghiệp thuôc Ngân hàng nhà nước Việt Nam 45
Trang 72.3.1 Nhận xét chung về quy định của pháp luật đối với hệ thống cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam – Một số định hướng hoàn thiện 50 2.3.2 Nhận xét về bộ máy lãnh đạo điều hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Một số định hướng hoàn thiện 52 2.3.3 Nhận xét về bộ máy tham mưu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Một số định hướng hoàn thiện 53
TỔNG KẾT 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trải qua hơn 59 năm trưởng thành và phát triển, ngân hàng Nhà nước Việt nam
đóng vai trò là cơ quan của chính phủ và ngân hàng trung ương của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thực hiên nhiệm vụ quản lí nhà nước về tiền tệ và họat động của các ngân hàng trong phạm vi cả nước.đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt nam đang từng bước đàm phán thành công trong việc gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO Việc tham gia thị trường quốc tế sôi động vơi các ngành thương mại, dịch
vụ tài chính, ngân hàng một cách bình đẳng tạo điều kiện thuận lợi cũng như thời cơ và thách thức để Việt Nam thu hút vốn đầu tư mở rộng thị trường Ngành ngân hàng với kế hoạch đổi mới và phát triển toàn diện tổ chức lại ngân hàng Nhà nước Việt Nam với cơ cấu và tổ chức như một ngân hàng trung ương hiện đại, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế; tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và các ngân hàng thương mại cổ phần, phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng đồng thời nâng cao vai trò kiểm sát điều hành của ngân hàng Nhà nước góp phần tích cực vào hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phục vụ công nghiêp hóa-hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh đó những sức ép đặt ra cho ngành ngân hàng trước những biến động khó lường trên thị trường thế giới và trong nước , sự tăng vọt của giá nguyên liệu, giá vàng với những tiềm ẩn rủi ro của hệ thống luôn là thách thức lớn đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Để tìm hiểu rõ hơn về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên em đã chọn đề tài “ Cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Với mong muốn qua đề tài này sẽ giúp em hiểu thêm được cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ khi thành lập đến bây giờ thay đổi như thế nào và trong thời gian tới sẽ có những định hướng, giải pháp, chính sách áp dụng ra sao để nâng cao hiệu quả trong cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Trang 9Trên cơ sở nghiên các quy định của pháp luật, người viết tìm hiểu, đi sâu phân tích các quy định của pháp luật về cơ cấu, tổ chức đồng thời đánh giá, nhận xét những điểm tiến bộ, hạn chế, những vướn mắt gặp phải trong vấn đề tổ chức Từ đó, người viết đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm mục tiêu góp phần hoàn thiện pháp luật về cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Do chức năng cũng như thời gian thực hiện đề tài có hạn nên người viết chỉ nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Đồng thời người viết nêu lên những nhận xét đánh giá về cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng nhà nước và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa trong cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này, người viết đã sử dụng phương pháp lý luận trên sách
vỡ, tài liệu, đựa trên các giáo trình, các đề tài nghiên cứu khoa học của các luật gia về cơ cấu,tổ chức của Ngân hàng, các tham luận của các học giả kết hợp với phương pháp phân tích luật viết để làm sang tỏ các quy định của pháp luật về cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Ngoài ra, người viết còn sử dụng các hương pháp phận tích, tổng hợp thông qua việc phân tích, tổng hợp các thong tin thu thập được từ các giáo trình ngành luật, giáo trình chuyên ngành kinh tế, các thong tin trên internet, các tạp chí chuyên ngành , các bài báo…
Trang 10Chương 2: Quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Ở chương này , người viết tập trung đi sâu phân tích những quy định của pháp luật
về cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng và pháp luật có liên quan Đồng thời, nhận xét, đánh giá những mặt hạn chế và khó khăn trong khâu tổ chức của Ngân hàng nhà nươc Việt Nam Từ đó, ta thấy được những bất cập của quy định pháp luật làm cơ sở để người viết định ra một số đề xuất để hoàn thiện pháp luật về cơ cấu, tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trang 11Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kì cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước
1.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1951
Trước năm 1858, ở Việt Nam hầu như không tồn tại chế định Ngân hàng Tuy nhiên những hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng như in đúc tiền, cho vay đã xuất hiện trong đời sống xã hội của người dân lúc bấy giờ Giữa thế kỷ XIX Pháp sang xâm lược độc chiếm nước ta, Ngân hàng đầu tiên xuất hiện ở Việt nam đó là Ngân hàng Đông Dương (1875) Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam thời đó chưa có gì, giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu chưa có tiếng nói gì trong giới tài chính
Sau cách mạng tháng 8/1945, ngày 23/11/1946 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa I
đã quyết định giao cho Bộ Tài chính phát hành giấy bạc Việt Nam trên phạm vi cả nước
Bộ Tài chính là cơ quan phát hành và quản lý tiền tệ Sau đó, Nha Tín dụng được thành lập theo Sắc lệnh của Chính phủ số 14/SL và Nha Tín dụng trực thuộc Bộ Tài chính
1.1.2 Giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1975
Trên cơ sở Đại hội Đảng tháng 2 năm 1951 đề ra, ngày 5/6/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam là một bộ phận trực thuộc Chính phủ, tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia, thực hiện những hoạt động liên quan đến Ngân hàng, tiền tệ theo quy định Sau khi bãi bỏ Nha Ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất thuộc Bộ Tài chính, ngày 21/5/1951, Chính phủ ra Sắc lệnh số 19 cho phép Ngân hàng quốc gia Việt Nam được phát hành giấy bạc với mệnh giá 20 đồng và 50 đồng Tiếp theo đó, Sắc lệnh số 20 ấn định tỉ lệ giá trị đồng bạc do Ngân hàng phát hành so với giá trị đồng bạc của Bộ Tài chính phát hành Ngày 27/5/1951, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 94/Ttg quy định về tồ chức Ngân hàng quốc gia Việt Nam
1 Tham khảo từ: http://www.sbv.gov.vn
Trang 12Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta Tại Thông tư số 20/VP - TH ngày 21/1/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia ký thừa uỷ quyền Thủ Tướng chính phủ, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
để phù hợp với hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Ngày 26/10/1961 Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định 171/CP quy định về nhiệm vụ quyền hạn và tồ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
1.1.3 Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1987
Ở miền Nam lúc này tồn tại rất nhiều hệ thống ngân hàng của chế độ Việt Nam Công Hòa Sau khi giải phóng 1975, các hệ thống ngân hàng này đặt dưới quyền quản lý của Chính phủ cách mạng lâm thời Ngày 6/6/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời ra Nghị định 04/PCT-75 thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam
Ngày 16/6/1977, Cơ cấu lại bộ máy nhà nước theo Nghị định 163-CP, theo đó hệ thống Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng thay đổi Ngày 24/61981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định 259/CP chuyển Ngân hàng kiến thiết Việt Nam sanh trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và thành lập Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam Lúc này,
hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Ngân hàng nhà nước và 3 ngân hàng chuyên nghiệp
Trong giai đoạn năm 1981 đến năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 65/HĐBT về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức lại của Ngân hàng nhà nước, theo đó hệ thống ngân hàng bao gồm ngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên nghiệp trực thuộc Ngân hàng nhà nước
1.1.4 Giai đoạn từ năm 1987 đến nay
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách kinh tế và tại Đại hội Đảng lần VI đề ra có nội dung quan trọng là đổi mới hệ thống Ngân hàng Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn
hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng
ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín
Trang 13dụng và công ty tài chính ) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp - Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi
Trong quá trình thực thi hai pháp lệnh đã bộc lộ nhiều hạn chế trước những yêu cầu mới của quá trình phát triển kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Để khắc phục những hạn chế đó, tháng 10/1997 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra đời Sự ra đời của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam song song với Luật các tổ chức tín dụng đã tạo ra một cơ sở pháp lý hoàn thiện hơn đồng thời điều chỉnh các hoạt động Ngân hàng
và hệ thống các tổ chức tín dụng theo đúng với những quy luật của nền kinh tế thị trường
Để tiếp tục hoàn thiện về pháp luật Ngân hàng, đổi mới hệ thống và hoạt động, Luật sửa đổi bổ dung một số điều của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào tháng 8/2003 Do quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đặc biệt là thị trường tài chính, những quy định trong luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997 (sửa đổi, bổ sung 2003) và luật các
tổ chức tín dụng tỏ ra không còn phù hợp, trong khi yêu cầu ngày càng phải hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam
2010 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2011
1.2 Khái niệm và chức năng Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước có thể có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi quốc gia xuất phát từ các yếu tố như lịch sử, hình thức sở hữu, thể chế chính trị…Một cách chung nhất, định chế này được hiểu là một định chế tài chính công quyền, tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm đảm bảo các chính sách tiền tệ quốc gia Mục đích chính
là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền Hiện nay có hai loại mô hình tổ chức
Ngân hàng trung ương bao gồm: Ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ và Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ
+ Đối với mô hình Ngân hàng trung ương trực thược Chính Phủ thì Ngân hàng là một bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức của Chính Phủ, chịu sự lãnh đạo, điều hành của
2
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Công an nhân dân, 2006
Trang 14Chính Phủ Chính phủ có thể can thiệp vào việc tồ chức hoạt động, điều hành kể cả việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
+ Đối với mô hình Ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ thì Ngân hàng sẽ không nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ Nó chịu sự chi phối của cơ quan quyền lực mà không chịu sự chi phối, điều hành của Chính phủ
Hầu hết pháp luật của các quốc gia thông qua một số văn bản quy phạm pháp luật xác định đặc điểm, vị trí của Ngân hàng để thể hiện khái niệm về Ngân hàng nhà nước Theo đó, vị trí pháp lý của Ngân hàng trung ương ở các quốc gia được quyết định bời tính chất, mục đích, yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước đối với hoạt đọng tiền tệ , tín dụng, ngân hàng Thể hiện các đặc trưng của Ngân hàng trung ương (Ngân hàng nhà nước) bao gồm:
+ Là một cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng
+ Ngân hàng nhà nước được xác định như một định chế tài chính thực hiện chức năng cung ứng các dịch vụ Ngân hàng cho Chính phủ và cho hệ thống các tổ chức tín dụng
+ Ngân hàng trung ương thực hiện hoạt động tín dụng thông qua các hình thức tín dụng như cho vay, bảo lãnh, tạm ứng nhằm phục hồi phục hồi khả năng tài chính của tổ chức tín dụng hoặc xử lý thiếu hụt Ngân sách tạm thời; ngân hàng trung ương còn thực hiện các hoạt động mua, bán vàng , các giấy tờ có giá… tuy nhiên, hoạt động này một mặt giúp đỡ các tổ chức tín dụng có thể xoay trở trong những tình huống như mất khả năng thanh toán hoặc thiếu hụt ngân sách…không vì mục đích lợi nhuận
+ Ngân hàng trung ương là cầu nối giữa Chính phủ với nền kinh tế, giữa thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và ngoài nước, các tổ chức tài chính quốc tế
Ở Việt Nam, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 không đưa điều luật
để định nghĩa thế nào là Ngân hàng nhà nước mà chỉ đưa ra điều luật xác định vị trí và chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, cụ thể điều 2, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định như sau:
Trang 15- Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng
trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Ngân hàng nhà nước là pháp nhân có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có
trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội
- Ngân hàng nhà nược thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động
ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, Ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ
Từ quy định trên cho thấy:
+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam được tổ chức dựa theo mô hình là Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ, đóng vai trò quản lý nhà nước tương đương cấp bộ Người đứng đầu Ngân hàng mang hàm Bộ trưởng và gọi là Thống Đốc Quy trình miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam tuân theo pháp luật hiện hành mà chủ yếu là trong luật Tồ chức Quốc hội và Luật Tồ chức Chính phủ
+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quàn lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, hoạt động Ngân hàng và ngoại hối Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có quyền dung các công cụ và phương tiện liện quan để thực hiện nhiệm vụ của mình
+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngoài chức năng tham gia quản lý nhà nước nó còn là một Ngân hàng thực hiện một số hoạt động mang tính đặc biệt là phát hành tiền, đây là hoạt động
mà chỉ có Ngân hàng mới có thể làm được hay nói cách khác là hoạt động phát hành tiền
là hoạt động độc quyền của Ngân hàng Ngoài phát hành tiền, Ngân hàng còn thực hiện một số hoạt động đặc biệt khác như cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho Chính phủ
và cho các tổ chức tín dụng
Xét về mặt Dân sự thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam là một pháp nhân có vốn pháp định thuộc sở hữu của nhà nước Mức vốn pháp định của Ngân hàng sẽ do Chính phủ quy định phù hợp với từng thời kỳ Ngân hàng nhà nước Việt Nam có quyền ký kết các giao dịch với các tổ chức tín dụng và những tổ chức khác có hoạt động ngân hàng,
Trang 16việc tham gia ký kết giao dịch này phải gắn với mục đích thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn, hiệu quả của hệ thống Ngân hàng Lý giải cho việc vì sao Ngân hàng có quyền tham gia ký kết các giao dịch với các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, đó là bởi vì Ngân hàng nhà nước Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng nhà nước được xác định từ nguồn thu về hoạt động nghiệp cụ ngân hàng và các nguồn khác, sau khi trừ phí hoạt động và khoản dự phòng rủi ro Ngân hàng nhà nước trích từ chênh lệch thu, chi để lập quỹ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ Số còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước Tư cách pháp nhân của nó cho phép Ngân hàng nhà nước có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một chủ thể pháp luật
1.2.2 Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hai tư cách pháp lý tương ứng với hai chức năng cơ bản là: Quản lý nhà nước về tiển tệ, hoạt động Ngân hàng và ngoại hối; là một Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ
1.2.2.1 Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý về tiền ngân hàng và ngoại hối phối hợp với các chính sách và công cụ kinh tế để tác động vào thị trường Góp phần làm ổn định giá trị của đồng tiền, bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiển tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được cụ thể hóa tại điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010:
+ Tham gia xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác phòng chống rửa tiền; xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện
+ Ngân hàng nhà nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng
Trang 17nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật
+ Ngân hàng nhà nước ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, thực hiện công tác tuyên tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thầm quyền; kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng, xử lý vi phạm pháp luật về tiển tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật Ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng nhà nước là đại diện theo phân công, ủy quyền của Chủ tịch nước hoặc của Chính phủ quy định tại điều ước quốc tế Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng; đại diện cho nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế
+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế; dông thời còn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước
về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng
+ Ngân hàng nhà nước còn thực hiện việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng
1.2.2.2 Chức năng là Ngân hàng Trung ương của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Để thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước sử dụng nghiệp vụ ngân hàng Những nhiệm vụ và quyền hạn để Ngân hàng thực hiện chức năng này cụ thể là:
+ Ngân hành nhà nước Việt Nam tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền đồng thời thực hiện các nghiệp vụ thu hồi,thay thế và tiêu hủy tiền
+ Điều hành thị trường tiền tệ và thực hiện nghiệp vụ thị trường mở Cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán thông qua việc thực hiện tái cấp vốn
Trang 18+ Tổ chức quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho Ngân hàng; giám sát sự vận hàng của hệ thống thanh toán trong nền kinh tế; tham gia vào hoạt động thanh toán với tư cách là một cơ quan quản lý tài khoản và chủ tài khoản
+ Kiểm soát dự trữ quốc tế; quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
+ Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho kho bạc nhà nước; phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do chính phủ bảo lãnh
+ Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước do Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiến hành đối với các tồ chức hoạt động thông tin tín dụng
Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước,
tổ chức tín dụng có vốn theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước theo quyết định củ Thủ tướng Chính phủ Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn thực hiện việc quản lý bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gừi
Tóm lại, Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng của mình thông qua những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể Có thể nói, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam gắn liền với những điều kiện bảo đảm cho nền kinh tế tang trưởng ổn định
1.3 Giới thiệu các hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
1.3.1 Các hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tương ứng với chức năng quản lý nhà nước
1.3.1.1 Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ quốc gia được hiểu là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực
hiện mục tiêu đề ra
Trang 19Theo khoản 4 điều 3, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 thì Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ
Sự chỉ đạo chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước tác động tới việc tăng giảm lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, do đó nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của mọi người dân Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ cung ứng them tiền cho nền kinh tế, từ đó kích thích tiêu dùng cho cuộc sống, đầu tư được khuyến khích, sản xuất mở rộng, giảm thất nghiệp
và tang thu nhập quốc dân
Việc dung chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế, dẫn đến thiếu vốn, chi tiêu giảm xuống, đầu tư bị hạn chế, chất lượng cuộc sống người dân giảm xuống, sản xuất không đạt hiệu quả, bị thu hẹp, dẫn đến thất nghiệp tang lên, thu nhập quốc dân lại giảm xuống, làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế
Ngân hàng nhà nước Việt sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái,
dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác do Thống đốc quyết định3
Mặc dù nội dung và hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia liên tục được hoàn thiện theo hướng sự can thiệp của Ngân hàng nhà nước giảm dần vào các hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng nhưng nhưng các quy định về công cụ như chiết khấu, lãi suất cơ bản, nghiệp vụ thị trường mở…có phần không rõ ràng, chính xác Một số công
cụ quan trọng chỉ được quy định mang tính chất liệt kê, bên cạnh đó, luật hiện hành cũn không có quy định về mục tiêu, đối tượng, chế tài của việc sử dụng công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Hoạt động ngoại hối là các hoạt động đầu tư, vay, cho vay, bảo lãnh, mua, bán và các giao dịch khác về ngoại hối bao gồm các hoạt động: giao dịch vãng lai; giao dịch
Trang 20vốn; sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt đông cung ứng ngoại hối và các hoạt động liên quan đến ngoại hối
Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước về ngoại hối, để thực hiện chức năng này, Ngân hàng có những quyền sau:
+ Quản lý việc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam và việc mang ngoại hối
ra vào lãnh thổ Việt Nam theo quy định pháp luật Việc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam chỉ cho phép thực hiện giao dịch với các tổ chức tín dụng hoặc các hoạt động thanh toán trung gian như thu hộ, ủy thác, đại lý và những trường hợp được Chính phủ cho phép Còn lại mọi hoạt động khác của người cư trú hoặc không cư trú đều không được sử dụng ngoại hối đề giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam
+ Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ
+ Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối Để được cấp giấy phép hoạt động thì các tổ chức tín dụng cần đạt những yêu cầu cơ bản như tổ chức tín dụng phải có đủ vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định; nếu là một pháp nhân phải đang hoạt động hợp pháp, đối với cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang trong thời gian thực hiện bản
án có hiệu lực pháp luật của Tòa án Người quản lý, điều hành, các thành viên trong Ban kiểm soát phải đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng Bên cạnh
đó cần phải có điều lệ của tồ chức và điều lệ đó phù hợp với những quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng; có đề án thành lập và phương án kinh doanh khả thi Ngoài các yêu cầu cơ bản, các tổ chức tín dụng còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác theo quy định
+ Trình thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia Chính phủ có thể áp dụng một số biện pháp như hạn chế việc mua, bán, mang, chuyển thanh toán đối với tài khoản giao vãng lai và tài khoản vốn hoặc áp dụng quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức…để đảm bảo an ninh tài chín, tiền tệ quốc gia nếu xét thấy cần thiết
+ Tổ chức, quản lý,tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Ngoài ra, để nhằm ổn định tỳ gia hối đoái của đồng Việt Nam, Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp vào thị trường hối đoái trong nước thông qua các nghiệp vụ mua
Trang 21Bán kinh doanh ngoại hối Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ5
Bên cạnh đó, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 còn cho Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước Ngân hàng nhà nước sẽ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hoặc đột xuất và Bộ Tài chính sẽ kiểm tra việc quản lý của Ngân hàng theo quy định của Chính phủ
Trước khi có luật Ngân hàng nhà nước, trong thời kỳ kinh tế tập trung, nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương và ngoại hối Mọi nguồn thu, chi ngoại tệ đều tập trung vào nhà nước, chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh mới được tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa theo một tỷ giá ấn định dẫn đến hiện tượng thu bù chênh lệch ngoại thương Mặc dù có nhiều giải pháp đổi mới, xong vẫn còn tồn tại hạn chế trong chính sách điều hành tỷ giá nhưng bên cạnh đó cũng đạt được một số thành tựu đáng chú ý Sau khi đổi mới kinh tế, pháp lệnh quản lý ngoại hối được ban hành Sau khi có Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997, sau đó là luật sửa đồi bồ sung một số điều luật năm 2003 và gần đây nhất là Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010, đã có những quy định cũ thể trên tinh thần kế thừa nhựng quy định trước kia và biến đổi cho phù hợp với tình hình hiện đại của đất nước
1.3.2 Các hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tương ứng với chức năng là Ngân hàng Trung ương của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trang 22Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế
là "VND"
Trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước là bảo đảm cung ứng đủ, không thể thiếu phương tiện thanh toán, làm sao cho tổng cung phù hợp với tổng cầu tiền tệ Việc chỉ có Ngân hàng nhà nước độc quyền phát hành tiền nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho
hệ thống lưu thông tiền tệ quốc gia Đây là hoạt động khởi đầu cho quá trình cung ứng tiền tệ của nền kinh tế, lượng tiền phát hành làm thay đổi các điều kiện của thị trường tiền
tệ như: cung cầu vốn, lải suất, tỷ giá…
Trong hoạt động phát hành tiền, các nghiệp vụ phát hành tiền bao gồm các hoạt động:
Phát hành tiền giấy và tiền kim loại: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất
phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước
Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền: Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn
và các đặc điểm khác của tiền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ tiền
Xử lý tiền rách nát, hư hỏng: Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại
tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại
Thu hồi, thay thế tiền: Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại
tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu hồi không còn giá trị lưu hành
Trang 23 Tiền mẫu, tiền lưu niệm: Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in,
đúc, bán ở trong nước và nước ngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
Ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền: Chính phủ ban hành quy định về nghiệp vụ phát hành tiền, bao gồm việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu huỷ tiền, chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu huỷ tiền
Hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng nhà nước bị chi phối giám sát bời Chính Phủ như việc thiết kế mệnh giá, hoa văn, kích thước, trọng lượng, hình vẽ và các đặc điểm khác của tiền trình Thù tướng Chính phủ phê duyệt; các nghiệp vụ phát hành tiền gồm việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu hủy tiền và chí phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền do Chính phủ ban hành; việc kiểm tra vần
đề thực hiện các nghiệp vụ phát hành tiền như in, đúc và tiêu hủy tiền của Ngân hàng nhà nước sẽ do Bộ Tài chính đảm trách…Trên cơ sở đó, Ngân hàng nhà nước sẽ tiến hành in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành vào lưu thông và tiêu hủy tiền Ngân hàng nhà nước thực hiện hoạt động này còn phải lưu tâm đến một nhiệm vụ quan trọng là phải cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền mặt bao gồm cà tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh
tế
Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngoài cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ mà còn
là một Ngân hàng trung ương, do vậy Ngân hàng Trung ương có quyền thực hiện các hoạt động của một Ngân hàng
Khi Ngân hàng nhà nước cho các tổ chức tín dụng vay , hoạt động này đạt hai mục đích: phát hành tiền của Ngân hàng nhà nước vào lưu thông thông qua các tổ chức tín dụng, điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng thông qua điều tiết lượng tiền tệ trong lưu thông Khi Ngân hàng nhà nước tạm ứng cho ngân sách nhà nước theo theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, lúc đó tiền của Ngân hàng nhà nước được phát hành vào lưu thông thông qua chỉ tiêu của chính phủ, mặt khác chính phủ có điều kiện thực
7
Từ điều 24; 25; 26 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010
Trang 24hiện nhiệm vụ của mình Như vậy với hoạt động tín dụng, Ngân hàng nhà nước vừa sử dụng như một kênh phát hành tiền đồng thời là công cụ để tăng cường khả năng điều tiết lượng cung tiền, nâng cao hoạt động quản lý của Ngân hàng nhà nước Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện hoạt động cấp tín dụng dưới các hình thức sau:
vốn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể tái cấp vốn theo hình thức:
- Cho vay bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá
- Chiết khấu giấy tờ có giá
- Tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trong khác
Theo quy đinh của khoản 3 điều 24 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ không cho vay đối với các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng
Khi các tổ chức tín dụng rơi vào tính trạng kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng nhà nước sẽ cho vay với hình thức “cứu cánh” nhằm phục hồi khả năng thanh toán của các Tổ chức tín dụng nhằm tránh trường hợp làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia Hoạt động cho vay của Ngân hàng nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và thực hiện hoạt động Ngân hàng
đứng ra cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh8
8
Giaó trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, Nguyễn Thị Mùi, NXB Học viện tài chính, Trang 108
Trang 25Theo điều 25 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì Ngân hàng nhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn trừ trường hợp bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Điều nay có nghĩa là chỉ có những tổ chức tín dụng có vay vốn nước ngoài được Thủ tướng chính phủ chỉ định bảo lãnh
Tạm ứng: Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định
Về nguyên tắc Ngân hàng nhà nước không cho vay để bù đắp thiếu hụt Ngân sách nhà nước Tuy nhiên, Ngân hàng nhà nước có thể tạm ứng cho nhà nước trong trường hợp ngân sách nhà nước bị thiếu hụt tạm thời, do các khoản thu và chi của ngân sách không khớp như: chưa đến kỳ thu nhưng phải chi, các khoản chi phí phát sinh đột xuất…Do vậy, Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ tạm ứng cho ngân sách Nhà nước để xử
lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ9
Từ phân tích trên chúng ta thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam khác với hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng ở những điểm khác nhau như sau: Thứ nhất, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hoặc đảm bảo an toàn cho hệ thốngcác tổ chức tín dụng; thứ hai, bên đi vay không phải các doanh nghiệp cá nhân bất
kỳ mà chỉ là các tổ chức tín dụng hoặc ngân sách nhà nước
Hoạt động thanh toán Ngân quỹ là việc mở tài khoản, thực hiện dịch vụ thanh toán, tổ chức và tham gia các hệ thống của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và việc mở tài khoản, sử dụng dịch vụ thanh toán của chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán
Việc mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản: Ngân hàng Nhà nước
được mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho
9
Khoản 2 điều 30 Luật Ngân sách nhà nước 2002
10 Từ điều 27; 28; 29; 30 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010
Trang 26tổ chức tín dụng Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia: Ngân hàng
Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, thực hiện việc quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế
Dịch vụ ngân quỹ: Ngân hàng Nhà nước cung ứng dịch vụ ngân quỹ thông qua
việc thu, chi tiền cho chủ tài khoản, vận chuyển, kiểm đếm, phân loại và xử lý tiền trong lưu thông
Đại lý cho Kho bạc Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Kho bạc Nhà
nước trong việc tổ chức đấu thầu, phát hành, lưu ký và thanh toán tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc
1.3.3 Các hoạt động khác
1.3.3.1 Hoạt động Thanh tra, giám sát Ngân hàng
Việc thanh tra, giám sát Ngân hàng góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với các hệ thống của tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách pháp luật tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản
lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
Đối với hoạt động Thanh tra ngân hàng: Thanh tra ngân hàng là một nội dung
quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng Thanh tra ngân hàng là Thanh tra chuyên ngành về Ngân hàng và thuộc bộ máy Ngân hàng nhà nước
Đối tượng mà Ngân hàng nhà nước Thanh tra là: Tổ chức tín dụng, chi nhánh
nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng Tổ chức có hoạt động ngoại hối; hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phài là ngân hàng Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại
Trang 27Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của ngân hàng nhà nước
Nội dung thanh tra: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng,
việc thực hiện quy định trong giấy phép do Ngân hàng nhà nươc cung cấp Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tinh hình tài chính của đối tượng thanh tra Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi bồ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng và yêu cầu các đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi
ro để đảm bào an toàn hoạt động ngân hàng, phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến
vi phạm pháp luật Ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng
Đối với hoạt động giám sát: Ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện giám sát đối với
mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ngân hàng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng
Nội dung giám sát: Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu
cầu giám sát ngân hàng Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xừ lý thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng Phân tích, đánh giá tính hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành
Và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiện tệ và ngân hàng Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi
ro, vi phạm pháp luật
So với trước kia, hoạt động của thanh tra ngân hàng ở nước ta đã có nhiều đổi mới
và đang trong quá trình củng cố, hoàn thiện, tuy nhiên, trước thực trạng số lượng các tổ chức tín dụng ngày càng tăng, hoạt động và dịch vụ ngày càng phong phú và hiện đại thì hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tỏ ra còn bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý hệ thống ngân hàng hiện đại
Trang 281.3.3.2 Hoạt động thông tin, báo cáo 11
Trong hoạt động thông tin, Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ :Tổ chức thu
nhận, sử dụng, lưu trữ, cung cấp và công bố thông tin phù hợp với quy định của pháp luật Tổ chức, giám sát việc cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng có quan hệ với tổ chức tín dụng cho tổ chức tín dụng Hướng dẫn việc cung cấp thông tin và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm công bố theo thẩm quyền các thông tin sau:
Chủ trương, chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.Quyết định điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.Tình hình diễn biến tiền tệ và ngân hàng Thông báo liên quan đến việc thành lập, mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản hoặc giải thể tổ chức tín dụng Kết quả tài chính và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật
Bảo vệ bí mật thông tin: Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm lập danh mục, thay
đổi độ mật, giải mật bí mật nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; bảo vệ bí mật của Ngân hàng Nhà nước và của tổ chức,
cá nhân theo quy định của pháp luật Ngân hàng Nhà nước được quyền từ chối yêu cầu
của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin mật về tiền tệ và ngân hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Cán
bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải giữ bí mật thông tin hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, của các tổ chức tín dụng và bí mật tiền gửi của tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật
Thống kê, phân tích, dự báo tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước tổ chức thống kê, thu
thập thông tin về kinh tế, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài phục vụ việc nghiên cứu, phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia
Hoạt động báo cáo: Thủ tướng Chính phủ báo cáo hoặc ủy quyền cho Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hằng năm, báo cáo và giải trình về vấn đề được nêu ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ
11 Từ điều 35 đến điều 41 Luật Ngân hàng nhà nước Viết Nam 2010
Trang 29Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết cho
cơ quan của Quốc hội khi được yêu cầu để giám sát thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Hoạt động xuất bản: Ngân hàng Nhà nước tổ chức xuất bản các ấn phẩm về tiền tệ
và ngân hàng theo quy định của pháp luật
cụ thể hơn vị trí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quang ngang Bộ trực thuộc Chính phủ Ngân hàng nhà nước tham gia vào quản lý nhà nước với hai tư cách chủ thể khác nhau, đồng thời cũng chính lả chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam gồm thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và thực hiện chức năng là Ngân hàng Trung ương Mỗi chức năng của Ngân hàng nhà nước được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể ứng với từng chức của Ngân hàng Bên cạnh đó, trên cơ sở xác định chức năng của Ngân hàng nhà nước, ứng với mỗi chức năng cụ thể Ngân hàng sẽ tiến hành những hoạt động cụ thể Tuy nhiên, việc Ngân hàng thực hiện các hoạt động này nhằm góp phần tham gia vào quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, đồng thời cũng tạo
cơ hội cho các tổ chức tín dụng vượt quá những hoàn cảnh khó khăn của họ bằng những nghiệp vụ Ngân hàng…tất cả không vì lợi nhuận
Trang 30Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM
Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác12 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam bao gồm bộ máy lãnh đạo điều hành và bộ máy tham mưu cho Ban Thống đốc
+ Bộ máy lãnh đạo điều hành Ngân hàng nhà nước Việt Nam gồm: Thống Đốc Ngân hàng, các Phó Thống Đốc Ngân hàng và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
+ Bộ máy tham mưu giúp việc cho bộ máy lãnh đạo điều hành là các Vụ, Cục chức năng và các đơn vị khác Cụ thể bao gồm: Vụ, Cục chức năng; các Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Văn phòng đại diện; các đơn vị sự nghiệp
2.1 Quy định của Pháp luật về bộ máy lãnh đạo, điều hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
2.1.1 Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam là người đứng đầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam Từ khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thì chức danh người đứng đầu Ngân hàng là Tổng Giám đốc Trên cơ sở Ngân hàng nhà nước Việt Nam được
tổ chức thành hệ thống thống nhất trong phạm vi cả nước theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988, để phù hợp với cơ cấu tổ chức của Ngân hàng trên quy mô lớn thế này thì chức danh Tổng giám đốc không còn phù hợp nữa bởi vì Tổng giám đốc chỉ là người đứng đầu một tập đoàn hay một doanh nghiệp trong phạm vi nhỏ, do đó đến năm 1989 thì
người đứng đầu Ngân hàng nhà nước được gọi là Thống Đốc Vì Ngân hàng nhà nước
Việt Nam là một cơ quan ngang Bộ trong Chính Phủ nên Thống Đốc sẽ mang hàm tương đương Bộ trưởng, là thành viên trong Chính Phủ được Thủ tướng trình Quốc Hội chấp nhận bổ nhiệm Trước khi có Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, lãnh đạo Ngân hàng là một tập thể, việc quản trị được đặt dưới Hội Đồng quản trị, còn việc điều hành các hoạt động Ngân hàng là Giám đốc Ngân hàng Đến khi Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam
12 Khoản 1 điều 7 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010
Trang 311997 ra đời thì lãnh đạo Ngân hàng không còn là một tập thể nữa mà là cá nhân, theo đó Thống Đốc sẽ là người lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng, là đại diện pháp nhân của Ngân hàng và cũng là người chịu trách nhiệm trước Chính Phủ và Quốc Hội về các lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đến Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 cũng kế thửa trên tinh thần đó
Bên cạnh đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Thống Đốc cũng được kế thừa từ luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997 (sửa đổi, bổ sung 2003), theo đó Thống Đốc sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn13: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền; tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong luật trước đây, Luật Ngân hàng
nhà nước Việt Nam còn quy định thêm thẩm quyền của Thống Đốc, cụ thể: “Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm
vụ của Ngân hàng Nhà nước; quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động theo thẩm quyền các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, thông tin, lý luận khoa học ngân hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kho quỹ, dịch vụ công nghệ tin học ngân hàng và thanh toán, dịch vụ thông tin tín dụng” 14 Tuy nhiên, trong Luật Ngân hàng nhà nước
Việt Nam 2010, quyền hạn của Thống Đốc được mở rộng hơn, việc mở rộng thẩm quyền của Thống Đốc Ngân hàng nhà nước tiếp tục kế thừa và phát huy cơ chế lãnh đạo một cá nhân, quyền hành tập trung vào Thống Đốc ít bị chia sẽ với các cơ quan, Bộ khác; bảo đảm mọi mặt cơ cấu tổ chức hoạt động đạt hiệu quả
* Những điều kiện và tiêu chuẩn tham gia bổ nhiệm Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Đối với việc bổ nhiệm chức danh Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngoài những phẩm chất, đạo đức cần có của một lãnh đạo; phải nắm và hiểu rõ về các chủ trương chính sách của Đảng, Ngàn nước về lĩnh vực được phân công; có năng lực điều
13 Khoản 2 điều 8 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010
14 Khoản 4 điều 7 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010
Trang 32hành và tổ chức lãnh đạo, có kinh nghiệm quản lý từ quá trình học tập kinh nghiệm và công tác quản lý hành chính nhà nước Bên cạnh đó, còn phải hiểu rõ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới Về trình độ chuyên môn, Thống Đốc phãi đạt ngạch công chức từ chuyên viên chính trở lên; có ít nhất là một ngoại ngữ giao tiếp và phải đạt trình độ C trở lên; đạt trình độ lý luận chính trị cao cấp Ngoài
ra, muốn được bổ nhiệm vào vị trí Thống Đốc bên cạnh phải đạt được những yêu cầu đòi hỏi chung, còn phải đạt chuẩn của một chức danh Thống Đốc
2.1.2 Phó Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Các Phó Thống Đốc là người được giao phụ trách, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác của Ngân hàng theo sự phân công của Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi Thống Đốc vắng mặt, một Phó Thống Đốc sẽ được Thống Đốc ủy nhiệm làm Phó Thống Đốc thường trực thay Thống Đốc điều hành và giải quyết công việc của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Các Phó Thống Đốc sẽ do Thống Đốc Ngân hàng nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các Phó Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Do Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang Bộ quản lý nhiều ngành, lĩnh vực lớn quan trong và có phần phức tạp nên số lượng các Phó Thống Đốc trong Ngân hàng nhà nước Việt Nam có đến 6 Phó Thống Đốc thay vì là 4 ở các Bộ và cơ quan ngang Bộ khác
Nhiệm vụ và quyền hạn mà các Phó Thống Đốc được tiến hành là: giúp Thống Đốc hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đồng thời phải hoàn thành những nhiệm vụ mà mình được phân công; khi tiến hành công việc, được quyền nhân danh Thống Đốc để thực hiện công việc mình được phân công Trong trường hợp đăc biệt như những công việc có nội dung quan trọng mà có từ hai Phó Thống Đốc trở lên có ý kiến không giống nhau hoặc Phó Thống Đốc của công việc được phân công vắng mặt thì Thống Đốc có thể trực tiếp giải quyết mặc dù công việc đó đã được phân công rồi Riêng đối với Phó Thống Đốc thường trực sẽ thay mặt Thống Đốc chỉ đạo giải quyết các công việc chung của Ngân hàng Nhà nước và ký văn bản, đồng thời có thể giải quyết một số công việc cấp bách của Phó Thống đốc khác khi Phó Thống đốc đó vắng mặt; chủ trì việc phối hợp hoạt
Trang 33động giữa các Phó Thống đốc và trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Văn phòng, khi Thống đốc vắng mặt Phó Thống Đốc phải báo cáo lại cho Thống Đốc khi Thống Đốc có mặt
Đối với các Phó Thống Đốc, do chịu sự phân công của Thống Đốc, thay Thống Đốc trực tiếp quản lý các Vụ và và các lĩnh vực được phân công phụ trách Tuy nhiên, quyền quản lý của Phó Thống Đốc ờ một phạm vi nhỏ chỉ một Vụ hoặc các Vụ trong các lĩnh vực mà mình được phân công quản lý Có thể ví Phó Thống Đốc như các Giám đốc trực tiếp quản lý các doanh nghiệp nhỏ Tổng giám đốc phân công trong một tập đoàn, do
đó những yêu cầu, tiêu chuẩn đối với Phó Thống Đốc không đòi hỏi cao như Thống Đốc Ngoài những điều kiện về phẩm chất, đạo đức, tư cách nghề nghiệp mà mỗi người cần phải có còn phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lưc, hiểu biết, kinh nghiệm quản lý Bên cạnh đó, còn phải đạt được tiêu chuẩn tương tự Giám Đốc
2.1.3 Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam là những người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Những người này có thể là Vụ trưởng, Cục trưởng của Vụ và các cơ quan ngang Vụ; là Trưởng Văn phòng đại diện; Giám đốc Chi nhánh; thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu
tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Những người này sẽ lãnh đạo điều hành đối với đơn vị mình phụ trách gắn với những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể do Thống Đốc Ngân hàng nhà nước quy định đối với từng đơn vị và là những người chịu trách nhiệm trước Thống Đốc Ngân hàng và pháp luật về tất cả các hoạt động trong phạm vị do đơn vị mình phụ trách Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sẽ do Thống Đốc Ngân hàng nhà nước quy định
Những điều kiện, tiêu chuẩn để được bổ nhiệm vào các chức danh trong các Vụ hoặc Cục, ngoài những điều kiện như có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý điều hành các hoạt động của Vụ hoặc Cụ; hiểu được và nắm vững được những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực được giao phụ trách; có những hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ chuyên môn của lĩnh vực được phân công, kinh nghiệm xử lý các nghiệp vụ và nghiên cứu , am hiểu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đối với các nước