Vụ Chính sách tiền tệ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật. Nếu như trước đây, Vụ Chính sách tiền tệ giúp Thống Đốc xây dựng và điều hành hành chính sách tiền tệ quốc gia chỉ
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhất định như: tín dụng, thông tin
thống kê và cán cân thanh toán quốc tế17 thì trong quy định hiện hành, Vụ chính sách tiền tệ chỉ giúp Thống Đốc xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia mà không còn điều hành nữa, đồng thời sử dụng những công cụ theo quy định để giúp Thống Đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Đề thực hiện chức năng của mình, Vụ Chính sách tiền tệ có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định. Nhiệm vụ chính mà Vụ chính sách tiền tệ thực hiện là tham mưu giúp Thống Đốc xây dựng các cơ chế sử dụng công cụ chính sách tiền
15
Nghị định 96/2008 ngày 26/8/2008 quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
16
Quyết định 2201/2008 ngày 06/10/2008 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Chính sách tiền tệ.
17 Quyết định 1653/2005 ngày 16/11/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động
CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 29 SVTH: Trần Văn Tuấn
tệ quốc qia, tham mưu giúp Thống Đốc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách tiền tệ, các cơ chế cung ứng, điều tiết lưu thông tiền tệ, đồng thời phồi hợp với các cơ quan khác để thực hiện các kế hoạch, chính sách được phê duyệt.
Lãnh đạo và điều hành Vụ chính sách tiền tệ là Vụ trưởng, là người chịu trách nhiệm trước Thống Đốc và pháp luật về hoạt động của Vụ. Đề thực hiện được chức năng điều hành hoạt động của Vụ, Vụ trưởng phải phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện của Vụ; thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, công chức theo phân cấp ủy quyền của Thống Đốc. Bên cạnh những nhiệm vụ đó, Vụ trưởng còn được trao thẩm quyền ký các văn bản hành chính trong phạm vi thẩm quyền của mình; quyết định các chương trình, kế hoạch công tác, hoạt động của Vụ. Trong quá trình thực hiện công tác có thể sử dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho Vụ trưởng còn có các Phó Vụ trưởng và các Phòng chức năng. Các Phó Vụ trưởng sẽ giúp Vụ trưởng điều hành một số lĩnh vực công tác của Vụ theo sự phân công của Vụ trưởng đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được giao, khi đươc phân công ký thay Vụ trưởng các văn bản hành chính theo thầm quyền thì Phó Vụ trưởng chì có quyền ký những văn bản mà Vụ trưởng đã phân công. Khi Vụ trưởng vắng mặt thì Vụ trưởng sẽ ủy nhiệm cho một Phó Vụ trưởng thay mình trực tiếp giải quyết, chỉ đạo và điều hành công tác hoạt động của Vụ đồng thời phải báo cáo lại cho Vụ trưởng biết về tình hình hoạt động của Vụ. Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng sẽ do Thống Đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức.
Vụ trưởng sẽ phân công từng nhiệm vụ cụ thể để thực hiện phù hợp với chức năng của từng bộ phận cụ thể như sau:
+ Phòng Tồng hợp: xây dựng các báo cáo tổng hợp về hoạt động của Vụ, văn thư lưu trữ, hành chính, quản trị, nâng lương đến hạn; tham gia ý kiến với các đơn vị liên quan xử lý các vấn đề pháp luật về hoạt động tín dụng, bảo đảm tiền vay, thanh toán, dịch vụ Ngân hàng, tín dụng nội bộ hợp tác xã; xây dựng báo cáo tham gia ý kiến của Ngân hàng nhà nước về kế hoạch, nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, cơ quan trung ương và địa phương.
CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 30 SVTH: Trần Văn Tuấn
+ Phòng Nghiên cứu kinh tế: Tổng hợp thống kê dữ liệu về kinh tế - xã hội, tiền tệ ngân hàng trong và ngoài nước; xây dựng báo cáo và phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô, tiển tệ, hoạt động ngân hàng; xây dựng báo cáo về lạm phát, xây dựng báo cáo và điều hành về chính sách tiền tệ; xây dựng báo cáo đánh giá diễn biến các loại thị trường trong và ngoài nước; tỷ giá, thị trường ngoại hối, hội nhập quốc tế; xây dựng chương trình tiền tệ đề làm việc với quỹ tiền tệ quốc tế và tồ chức quốc tế; công tác thông tin tuyên truyền, đưa thông tin lên trang web của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
+ Phòng Chính sách tiền tệ và vốn khả dụng: Xây dựng dự án về chính sách tiền tệ quốc gia; kế hoạch cung ứng tiền bổ s ung cho lưu thông hằng năm; xây dựng cơ chế điều hành và xử lý cá vần đề liên quan về các công cụ chính sách tiền tệ; xây dựng cơ chế và xử lý các vấn đề liên quan về huy động vốn của tổ chức tín dụng, dự trữ ngoại hối nhà nước; lạm phát cơ bản,
+ Phòng Cơ chế tín dụng và lãi suất: tổ chức đào tạo cán bộ, nâng lương trước hạn, kiểm soát nội bộ, nghiên cứu khoa học, thi đua khen thưởng; dự án chính sách tiền tệ quốc gia, đề xuất các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ; kế hoạch cung ứng tiền; báo cáo về điều hành chính sách tiền tệ trình cơ quan Đảng, Quốc Hội, Chính Phủ, Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, hội nghị toàn ngành; xây dựng chính sách và cơ chế lãi suất, tín dụng và các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ.
Do chức năng của Vụ Chình sách tiền tệ chỉ tập trung chủ yếu vào xây dựng và quản lý chính sách tiền tệ bằng những công cụ theo quy định của pháp luật, khác với giai đoạn trước. Như vậy đề phù hợp với chức năng của Vụ Chính sách tiền tệ trong giai đoạn hiện tại nên cơ cấu tổ chức các Phòng chức năng đã bị lược bỏ đi hai phòng là Phòng Cán cân thanh toán quốc tế và Phòng Thống kê.