Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng

Một phần của tài liệu cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 47)

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền. . Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.

25 Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan

CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 41 SVTH: Trần Văn Tuấn

Lãnh đạo cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc bao gồm:

- Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng trong nước;

- Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng nước ngoài;

- Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham

nhũng;

- Vụ Giám sát ngân hàng;

- Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng;

- Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng;

- Văn phòng;

- Cục Phòng, chống rửa tiền.

Nhiệm vụ và quyền han của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà nước do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định.

Hệ thống Thanh tra ngân hàng được tổ chức theo hai cấp: Thanh tra Ngân hàng nhà nước và Thanh tra các chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thanh tra chi nhánh chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Chánh Thanh tra Ngân hàng nhà nước đồng thời chịu sự chỉ đạo của giám đốc Chi nhánh trong phạm vi quản lý trách nhiệm của Chi nhánh. Do vậy, Thanh tra Chi nhánh bị hạn chế tính độc lập bởi họ còn phải chịu sự chỉ đạo của giám đốc chi nhánh Ngân hàng nhà nước, trong khi đó, tính độc lập của của

CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 42 SVTH: Trần Văn Tuấn

Chánh tra Ngân hàng càng được bảo đảm thì hiệu quả giám sát ngày càng cao. Mặt khác, về nguồn nhân lực, Thanh tra viên chiếm số lượng khá là đông nên cần đòi hỏi phải đào tạo bồi dưỡng liên tục các kiến thức hiện đại thì nới có thề đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ở hiện tại cũng như trong tương lai.

2.2.9. Quy định của pháp luật về Chi nhánh Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam26

Chi nhánh Ngân hàng nhà nước Việt Nam là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống Đốc. Chi nhánh là đơn vị hạch toán, kế toán phụ thuộc có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật. Chức năng của Chi nhánh là tham mưu giúp Thống Đốc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ của Ngân hàng trung ương theo ủy quyền của Giám đốc.

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh bao gồm Giám đốc là người lãnh đạo và điều hành chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Thống đốc, giúp việc cho Gíam đốc là các Phó Gíam đốc, trưởng phòng, phó phòng và ban giúp việc cho lãnh đạo chi nhánh. Gíam đốc và Phó Gíam đốc sẽ do Thống Đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức. Cụ thể cơ cấu tổ chức được quy định như sau:

Đối với chi nhánh Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gồm:

- Phòng Hành chính – Nhân sự.

- Phòng Nghiên cứu tổng hợp.

- Thanh tra, giám sát Ngân hàng (tương đương chi Cục thuộc Sở).

- Phòng quản lý ngoại hối - Thị trường tiền tệ.

- Phòng Kế toán – Thanh toán.

- Phòng Tiền tệ - Kho quỹ.

- Phòng Kiểm Soát.

- Phòng Tin học.

Đối với các chi nhánh các tỉnh, thành khác:

- Phòng Hành chính – Nhân sự.

26Quyết định 2989/2009 ngày 14/12/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tồ chức Ngân hàng

CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 43 SVTH: Trần Văn Tuấn

- Phòng Nghiên cứu tồng hợp và kiềm soát nội bộ.

- Thanh tra, giám sát Ngân hàng.

- Phòng Kế toán - Thanh toán - Tin học.

- Phòng Tiền tệ - Kho quỹ.

Cơ câu tổ chức và nhiệm vụ cụ thể sẽ do Gíam đốc Chi nhánh quy định.Riêng Thanh tra, giám sát Ngân hàng và phòng Thanh toán – Kế toán có con dấu riêng và dùng trong các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Trong Thanh tra, giám sát Ngân hàng ở Chi nhánh Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có các tồ chức sau:

- Phòng Giám sát, quản lý, cấp phép;

- Phòng Thanh tra chi nhánh tổ chức tín dụng nhà nước và giải quyết khiếu nại,

tố cáo;

- Phòng Thanh tra tổ chức tín dụng cổ phần và các tồ chức khác;

- Phòng Thanh tra Qũy tín dụng nhân dân (đối với Chi nhánh Hà Nội).

Về mặt tổ chức có sự khác biệt đối với những quy định trong quyết định 3169/2008 ngày 22/12/2008 ở chỗ là trong quyết định 3169/2008 có phân ra thêm một nhóm nữa là Chi nhánh Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, tuy nhiên trong quyết định 2989/2009 này thì nhóm Chi nhánh đó được gộp chung vào với Chi nhánh ở các tỉnh, thành khác.

2.2.10. Quy định của pháp luật về Văn phòng đại diện Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam27

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Đây là đơn vị hạch toán phụ thuộc có tài khoản và con dấu riêng. Nhiệm vụ của Văn Phòng đại diện là thực hiện công tác phổ biến các chủ trương, chính sách vế các chế độ hoat động của các Ngân hàng phía Nam; thống kê, tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động của các Ngân hàng phía Nam; quản lý tổ chức, hồ sơ cán bộ, công chức và các chế cán bộ, công chức thuộc đơn vị theo quy định của Thống Đốc.

27 Quyết định 2221/2008 ngày 6/10/2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tồ chức của Văn

CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 44 SVTH: Trần Văn Tuấn

Lãnh đạo điều hành là Trưởng văn phòng, người có trách nhiệm tổ chức, phân công thực hiện nhiệm theo quy định thuộc lĩnh vực phục trách, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện; quyết định nội dung báo cáo, sơ kết các chủ trương và giải pháp thực hiện nhiệm vụ văn phòng, là người chịu trách nhiệm trước Thống Đốc và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện. Trưởng văn phòng phải đôn đốc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó văn phòng đại diện, công chức, viên chức đồng thời thực hiện công tác thông tin cho công chức, viên chức; ký các văn bản hành chính theo thẩm quyền. Bên cạnh đó còn phải phối hợp với các đơn vị khác thuộc Ngân hàng và những cơ quan liên quan trong phạm vi lĩnh vực của Văn phòng đại diện. Giúp việc bên cạnh Trưởng Văn phòng là các Phó trưởng Văn phòng, ngoài việc chấp hành sự phân công một số lĩnh vực quản lý điều hành thì Phó trưởng văn phòng còn thay mặt Trưởng văn phòng ký các văn bản hành chính theo sự phân công của Trưởng văn phòng. Khi vắng mặt, Trưởng văn phòng sẽ ủy nhiệm bằng văn bản cho Phó trưởng văn phòng thay mặt Trường văn phòng trực tiếp giải quyết, chỉ đạo điều hành công tác cùa Văn phòng, đồng thời phải báo cáo lại khi Trưởng Văn Phòng có mặt.

Các đơn vị cùng giúp Trưởng văn phòng thực hiện nhiệm được tổ chức thành các Phòng hoặc Đội riêng biệt, mỗi đơn vị được Trưởng văn phòng giao nhiệm cụ thể. Các đơn vị chức năng bao gồm:

- Phòng Tổng hợp; - Phòng quản trị;

- Phòng Hành chính – Nhân sự; - Phòng Tài vụ;

- Đội bảo vệ.

Mỗi Phòng hoặc Đội đều được Trường văn phòng quy định những nhiệm vụ cụ thể. Trong cơ cấu tồ chức của Văn phòng đại diện trong quyết định này so với trước kia không có gì thay đồi. Nó kế thừa toàn bộ về cách tồ chức và phân bố nhiệm vụ trong từng Phòng hoặc Đội trong Văn phòng đại diện.

CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 45 SVTH: Trần Văn Tuấn

2.2.11. Các tổ chức đơn vị sự nghiệp thuôc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn có các đơn vị sự nghiệp giúp việc để thực hiện các nhiệm vụ như: đào tạo, nghiên cứu, thông tin, dự báo…Mỗi đơn vị đều có chức năng riêng biệt, và được quy định cụ thể phù hợp với chức năng của mỗi đơn vị. Các tổ chức đơn vị sự nghiệp bao gồm: Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, Viện chiến lược Ngân hàng, Trung tâm thông tin tín dụng, Trường bồi dưỡng cán bộ Ngân hàng.

Thời báo Ngân hàng28

Thời báo Ngân hàng là đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Ngân hàng nhà nước, là cơ quan ngôn luận, diễn đàn xã hội và là công cụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luạt của nhà nước và hoạt động của Ngân hàng. Thời báo ngân hàng có con dấu và có tài khoản riêng mở tại Ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước có trụ sờ chính tại Hà Nội, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự đảm bào một phần chi phí hoạt động. Nhiệm vụ chính của Thời báo Ngân hàng là tổ chức, biên tập phát hành các ấn phẩm quảng báo hoạt động ngân hàng, liên kết với các cá nhân, tổ chức có liên quan thực hiện hoạt động báo chí theo quy định của Thống Đốc và thu thập thông tin tình hình kinh tế xã hội và hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó, phản ánh, hướng dẫn dư luận xã hội về hoạt động Ngân hàng, phổ biến kiến thức, tuyên truyền, xây dựng các chủ trương,chính sách, những định hướng phát triển Ngân hàng theo sự chỉ đạo của Thống Đốc.

Lãnh đạo thời báo Ngân hàng là Tổng biên tập, là người chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thời báo Ngân hàng; giúp việc cho Tổng biên tập là các Phó tổng biên tập và các phòng, các ban. Tổng biên tập và Phó tổng biên tập do Thống đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Các ban, các phòng trong Thời báo Ngân hàng bao gồm:

- Ban Thư ký – Biên tập;

- Ban Phóng viên;

- Phòng Báo điện tử;

28 Quyết định 2355/2011 ngày 27/10/2011 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tồ chức của Thời

CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 46 SVTH: Trần Văn Tuấn

- Phòng Phát hành và quảng cáo;

- Phòng Trị sự;

- Phòng Kế toán;

- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh;

- Văn phòng thường trú tại miền Trung và Tây Nguyên.

Mỗi phòng, ban đều có những nhiệm vụ cụ thể do Tồng biên tập thời báo Ngân hàng quy định. Riêng đối với Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ có con dấu riêng để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

Điều khác biệt so với quy định trong Quyết định 54/2006 ngày 31/10/2006 sửa đổi điều 5 trong quyết định 1049/2004 về quy chế tồ chức và hoạt động của Thời báo Ngân hàng là ban phóng viên chuyên ngành và ban phóng viên kinh tế xã hội được gộp chung lại thành Ban phóng viên, phòng trị sự tách riêng ra khỏi phòng tài vụ.

Tạp chí Ngân hàng29

Tạp chí Ngân hàng là đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, là cơ quan ngôn luận và diễn đàn về lý luận, nghiệp vụ, khoa học và công nghệ ngân hàng. Nhiệm vụ chính của Tạp chí ngân hàng là tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học, công nghệ của ngành ngân hàng và lĩnh vực liên quan. Tạp chí ngân hàng có con dấu và tài khoản riêng mở tại Ngân hàng có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội, thực hiện cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

Điều hành hoạt động của Tạp chí Ngân hàng là Tổng biên tập là người chịu trách nhiệm trước Thống đốc và pháp luật trong phạm vi quyền hạn của mình; giúp việc cho Tổng biên tập là các Phó Tổng biên tập. Tổng biên tập và Phó tổng biên tập sẽ do Thống đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Cơ cấu tổ chức bao gồm:

- Ban Thư ký – biên tập;

- Phòng Tổng kết;

- Phòng Tài vụ;

- Phòng phát hành và quảng cáo.

CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 47 SVTH: Trần Văn Tuấn

Bên cạnh đó, Tạp chí ngân hàng còn có Hội đồng biên tập gồm một số nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài ngành có kinh nghiệm và am hiểu sâu về lĩnh vực ngân hàng. Thống đốc ngân hàng sẽ căn cứ vào đề của Tồng biên tập để thành lập Hội đồng biên tập.

Viện chiến lƣợc Ngân hàng30

Viện chiến lược ngân hàng là đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, có chức năng nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngân hàng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển cho công nghệ, phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước về tiền tệ. Viện chiến lược Ngân hàng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản mở tại kho bạc nhà nước và tại ngân hàng thương mại có trụ sờ chính tại Hà Nội. Viện chiến lược Ngân hàng được đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhiệm vụ chính là nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Ngân hàng dài hạn, năm năm và hàng năm. Bên cạnh đó, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của NHNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên cơ sở xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của ngành Ngân hàng cho phù hợp với mục tiêu định hướng trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam. Đồng thời, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ ngân hàng.

Lãnh đạo và điều hành là Viện trưởng, người sẽ chịu trách nhiệm trược Thống đốc ngân hàng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của viện; giúp viện có một số Phó viện

Một phần của tài liệu cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)