- Người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người đang trong thời gian thi hành bản án có hiệu lực của Tòa án, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người có án tích;
- Người đã từng bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm sở hữu; người đã từng bị kết án về các tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
2.2. Quy định của pháp luật về bộ máy tham mƣu của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam Nam
Bộ máy tham mưu của Ngân hàng nha nước Việt Nam bao gồm các tổ chức giúp Thống Đốc ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng là
CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 28 SVTH: Trần Văn Tuấn
Ngân hàng Trung ương. Bộ phận này bao gồm: các Vụ, Cục chức năng; các tổ chức đơn
vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Cụ thể các cơ quan bao gồm15: Vụ
chính sách tiền tệ; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng; Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kiểm toán nội bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính – Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Thi đua – Khen thưởng; Cục Công nghệ tin học; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Quản trị; Sở Giao dịch; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Do mỗi cơ quan đều thực hiện những chức năng riêng biệt dựa trên sự phân công của Thống Đốc Ngân hàng để tham mưu giúp Thống Đốc thực hiện cáchoạt động, nghiệp vụ của Ngân hàng. Vì vậy, để tương ứng với những hoạt động chủ yếu mà Ngân hàng được tiến hành, người viết chỉ tìm hiểu và phân tích những cơ quan đặc trưng gắn với từng hoạt động cụ thể.