Quy định của pháp luật về Vụ Thanh toán

Một phần của tài liệu cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 39)

Vụ thanh toán là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực thanh toán trong nền kinh tế quốc dân. Cụ thể là tham mưu, giúp Thống Đốc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thanh toán, xây dựng các kế hoạch, dự án, chương trình phát triển hoạt động thanh toán, đồng thời triển khai việc theo dõi, giám sát điều hành trong hoạt động thanh toán; phối hợp với các cơ quan có liên quan về lĩnh vực thanh toán để hoạt động có hiệu quả.

Lãnh đạo Vụ Thanh toán là Vụ trưởng, là người chịu trách nhiệm trước Thống Đốc và pháp luật về mọi hoạt động của Vụ. Vụ trưởng có những trách nhiệm và quyền hạn đối với toàn bộ hoạt động của Vụ mình quản lý như tổ chức phân công các đơn vị chức năng thực hiện những nhiệm vụ của Vụ trong phạm vi quyền hạn của Vụ; quản lý, sử dụng cán bộ theo phân cấp quản lý, ủy quyền của Thống Đốc ngân hàng nhà nước; ký các văn bản hành chính trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của Thống Đốc. Giúp Vụ trưởng là các Phó Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng sẽ chịu sự phân công của Vụ trưởng, giúp Vụ trưởng điều hành một số linh vực mà Vụ trưởng phân công; có quyền ký các văn bản hành chính theo sự ủy nhiệm của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về các lĩnh vực mà mình phụ trách. Khi Vụ trưởng vắng mặt, Vụ trưởng sẽ ủy nhiệm cho một trong các Phó Vụ trưởng thay mặt mình giải quyết, điều hành hoạt động

CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 33 SVTH: Trần Văn Tuấn

công tác của Vụ, đồng thời Phó Vụ trưởng được ủy nhiệm phải báo cáo lại khi Vụ trưởng có mặt. Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng do Thống Đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Bên cạnh các Phó Vụ trưởng, giúp việc cho Vụ trưởng còn có các đơn vị chức năng. Các đơn vị chức năng này sẽ do Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng đơn vị. Các đơn vị này gồm có: Phòng Chế độ thanh toán tổng hợp; Phòng Nghiệp vụ kỹ thuật thanh toán; Phòng Phát triển thanh toán; Phòng Giám sát các hệ thống thanh toán. Những nhiệm vụ cụ thể đối với từng Phòng được quy định như sau:

+ Phòng phát triển thanh toán: Nghiên cứu và phát triển các hệ thống thanh toán, các phương tiện, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế; xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển hoạt động thanh toán trong nền kinh tế; theo dõi vả tham gia các chương trình dự án, hỗ trợ có liên quan đến hoạt động thanh toán.

+ Phòng chế độ thanh toán tổng hợp: nghiên cứu, xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách về hoạt động thanh toán với Ngân hàng nhà nước, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; xây dựng các đề án, dự án, chiến lược, kế hoạch phát triển hoạt động thanh toán trong nền kinh tế; nghiên cứu bà xây dựng, ý kiến về chế độ chính sách thanh toán của nhà nước và của ngành liên quan đến hoạt động thanh toán bằng tiền mặt.

+ Phòng nghiệp vụ kỹ thuật thanh toán: xây dựng cac quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán đối với Ngân hàng nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; xây dựng các quy định về phí dịch vụ thanh toán, quy địnhvề mở tài khoản và sử dụng trong hoạt động thanh toán; xây dựng các quy trình nghiệp vụ đối với thanh toán và dịch vụ trung gian than toán, các quy định về ký hiệu mật mã tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, ký hiệu nội dung trong nghiệp vụ thanh toán.

+ Phòng giám sát hệ thống thanh toán: xây dựng cơ chế quy trình giám sát và đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc trong hệ thống thanh toán đối với nền kinh tế; phân tích, dự báo đánh giá rủi ro trong hoạt động thanh toán; giám sát khả năng thanh toán, hạn mức thanh toán của các ngân hàng thành viên và của hệ thống thanh toán; giám sát thực hiện kiểm soát, đối chiếu của hệ thống liên ngân hàng; đàm bảo an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán do Ngân hàng nhà nước quản lý.

CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 34 SVTH: Trần Văn Tuấn

Một phần của tài liệu cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 39)