Cáchoạt động khác

Một phần của tài liệu cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 26)

1.3.3.1. Hoạt động Thanh tra, giám sát Ngân hàng

Việc thanh tra, giám sát Ngân hàng góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với các hệ thống của tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách pháp luật tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Đối với hoạt động Thanh tra ngân hàng: Thanh tra ngân hàng là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng. Thanh tra ngân hàng là Thanh tra chuyên ngành về Ngân hàng và thuộc bộ máy Ngân hàng nhà nước.

Đối tượng mà Ngân hàng nhà nước Thanh tra là: Tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Tổ chức có hoạt động ngoại hối; hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phài là ngân hàng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại

CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 20 SVTH: Trần Văn Tuấn

Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của ngân hàng nhà nước.

Nội dung thanh tra: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện quy định trong giấy phép do Ngân hàng nhà nươc cung cấp. Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tinh hình tài chính của đối tượng thanh tra. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi bồ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng và yêu cầu các đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để đảm bào an toàn hoạt động ngân hàng, phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật. Ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

Đối với hoạt động giám sát: Ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện giám sát đối với mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.

Nội dung giám sát: Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngân hàng. Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xừ lý thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng. Phân tích, đánh giá tính hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành Và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm. Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiện tệ và ngân hàng. Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật.

So với trước kia, hoạt động của thanh tra ngân hàng ở nước ta đã có nhiều đổi mới và đang trong quá trình củng cố, hoàn thiện, tuy nhiên, trước thực trạng số lượng các tổ chức tín dụng ngày càng tăng, hoạt động và dịch vụ ngày càng phong phú và hiện đại thì hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tỏ ra còn bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý hệ thống ngân hàng hiện đại.

CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 21 SVTH: Trần Văn Tuấn

Một phần của tài liệu cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)