Trong hoạt động thông tin, Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ :Tổ chức thu nhận, sử dụng, lưu trữ, cung cấp và công bố thông tin phù hợp với quy định của pháp luật. Tổ chức, giám sát việc cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng có quan hệ với tổ chức tín dụng cho tổ chức tín dụng. Hướng dẫn việc cung cấp thông tin và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm công bố theo thẩm quyền các thông tin sau: Chủ trương, chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.Quyết định điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.Tình hình diễn biến tiền tệ và ngân hàng. Thông báo liên quan đến việc thành lập, mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản hoặc giải thể tổ chức tín dụng. Kết quả tài chính và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ bí mật thông tin: Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm lập danh mục, thay đổi độ mật, giải mật bí mật nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; bảo vệ bí mật của Ngân hàng Nhà nước và của tổ chức,
cá nhân theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Nhà nước được quyền từ chối yêu cầu
của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin mật về tiền tệ và ngân hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải giữ bí mật thông tin hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, của các tổ chức tín dụng và bí mật tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Thống kê, phân tích, dự báo tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước tổ chức thống kê, thu thập thông tin về kinh tế, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài phục vụ việc nghiên cứu, phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Hoạt động báo cáo: Thủ tướng Chính phủ báo cáo hoặc ủy quyền cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hằng năm, báo cáo và giải trình về vấn đề được nêu ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ
CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 22 SVTH: Trần Văn Tuấn
Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết cho cơ quan của Quốc hội khi được yêu cầu để giám sát thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Hoạt động xuất bản: Ngân hàng Nhà nước tổ chức xuất bản các ấn phẩm về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
***************
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đến năm 1951 mới thành lập Ngân hàng với tên gọi là Ngân hàng quốc gia Việt Nam theo sắc lệnh 15/SL của chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó đổi tên thành Ngân hàng nhà nước Việt Nam do nhà nước sở hữu độc quyền và quản trị đến năm 1988. Trước khi có Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, có thời kỳ Ngân hàng nhà nước lại đảm nhiệm nhiều tư cách khác nhau vừa là cơ quan của Chính phủ, vừa là Ngân hàng Trung ương, vừa là Ngân hàng trung gian. Sau khi Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra đời năm 1997, vị trí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam được xác định là cơ quan thuộc Chính phủ, đến năm 2010 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam kế thừa trên tinh thần của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997 xác định cụ thể hơn vị trí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quang ngang Bộ trực thuộc Chính phủ. Ngân hàng nhà nước tham gia vào quản lý nhà nước với hai tư cách chủ thể khác nhau, đồng thời cũng chính lả chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam gồm thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và thực hiện chức năng là Ngân hàng Trung ương. Mỗi chức năng của Ngân hàng nhà nước được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể ứng với từng chức của Ngân hàng. Bên cạnh đó, trên cơ sở xác định chức năng của Ngân hàng nhà nước, ứng với mỗi chức năng cụ thể Ngân hàng sẽ tiến hành những hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, việc Ngân hàng thực hiện các hoạt động này nhằm góp phần tham gia vào quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, đồng thời cũng tạo cơ hội cho các tổ chức tín dụng vượt quá những hoàn cảnh khó khăn của họ bằng những nghiệp vụ Ngân hàng…tất cả không vì lợi nhuận.
CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 23 SVTH: Trần Văn Tuấn
Chƣơng 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng
đại diện, đơn vị trực thuộc khác12. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam bao
gồm bộ máy lãnh đạo điều hành và bộ máy tham mưu cho Ban Thống đốc.
+ Bộ máy lãnh đạo điều hành Ngân hàng nhà nước Việt Nam gồm: Thống Đốc Ngân hàng, các Phó Thống Đốc Ngân hàng và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.
+ Bộ máy tham mưu giúp việc cho bộ máy lãnh đạo điều hành là các Vụ, Cục chức năng và các đơn vị khác. Cụ thể bao gồm: Vụ, Cục chức năng; các Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Văn phòng đại diện; các đơn vị sự nghiệp.
2.1. Quy định của Pháp luật về bộ máy lãnh đạo, điều hành của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
2.1.1. Thống Đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam là người đứng đầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Từ khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thì chức danh người đứng đầu Ngân hàng là Tổng Giám đốc. Trên cơ sở Ngân hàng nhà nước Việt Nam được tổ chức thành hệ thống thống nhất trong phạm vi cả nước theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988, để phù hợp với cơ cấu tổ chức của Ngân hàng trên quy mô lớn thế này thì chức danh Tổng giám đốc không còn phù hợp nữa bởi vì Tổng giám đốc chỉ là người đứng đầu một tập đoàn hay một doanh nghiệp trong phạm vi nhỏ, do đó đến năm 1989 thì
người đứng đầu Ngân hàng nhà nước được gọi là Thống Đốc. Vì Ngân hàng nhà nước
Việt Nam là một cơ quan ngang Bộ trong Chính Phủ nên Thống Đốc sẽ mang hàm tương đương Bộ trưởng, là thành viên trong Chính Phủ được Thủ tướng trình Quốc Hội chấp nhận bổ nhiệm. Trước khi có Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, lãnh đạo Ngân hàng là một tập thể, việc quản trị được đặt dưới Hội Đồng quản trị, còn việc điều hành các hoạt động Ngân hàng là Giám đốc Ngân hàng. Đến khi Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam
CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 24 SVTH: Trần Văn Tuấn
1997 ra đời thì lãnh đạo Ngân hàng không còn là một tập thể nữa mà là cá nhân, theo đó Thống Đốc sẽ là người lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng, là đại diện pháp nhân của Ngân hàng và cũng là người chịu trách nhiệm trước Chính Phủ và Quốc Hội về các lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đến Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 cũng kế thửa trên tinh thần đó.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Thống Đốc cũng được kế thừa từ luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997 (sửa đổi, bổ sung 2003), theo đó Thống Đốc sẽ có
nhiệm vụ và quyền hạn13: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo
thẩm quyền; tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong luật trước đây, Luật Ngân hàng
nhà nước Việt Nam còn quy định thêm thẩm quyền của Thống Đốc, cụ thể: “Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước; quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động theo thẩm quyền các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, thông tin, lý luận khoa học ngân hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kho quỹ, dịch vụ công nghệ tin học ngân hàng và thanh toán, dịch vụ thông tin tín dụng”14. Tuy nhiên, trong Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010, quyền hạn của Thống Đốc được mở rộng hơn, việc mở rộng thẩm quyền của Thống Đốc Ngân hàng nhà nước tiếp tục kế thừa và phát huy cơ chế lãnh đạo một cá nhân, quyền hành tập trung vào Thống Đốc ít bị chia sẽ với các cơ quan, Bộ khác; bảo đảm mọi mặt cơ cấu tổ chức hoạt động đạt hiệu quả.
* Những điều kiện và tiêu chuẩn tham gia bổ nhiệm Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Đối với việc bổ nhiệm chức danh Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngoài những phẩm chất, đạo đức cần có của một lãnh đạo; phải nắm và hiểu rõ về các chủ trương chính sách của Đảng, Ngàn nước về lĩnh vực được phân công; có năng lực điều
13 Khoản 2 điều 8 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010.
CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 25 SVTH: Trần Văn Tuấn
hành và tổ chức lãnh đạo, có kinh nghiệm quản lý từ quá trình học tập kinh nghiệm và công tác quản lý hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, còn phải hiểu rõ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới. Về trình độ chuyên môn, Thống Đốc phãi đạt ngạch công chức từ chuyên viên chính trở lên; có ít nhất là một ngoại ngữ giao tiếp và phải đạt trình độ C trở lên; đạt trình độ lý luận chính trị cao cấp. Ngoài ra, muốn được bổ nhiệm vào vị trí Thống Đốc bên cạnh phải đạt được những yêu cầu đòi hỏi chung, còn phải đạt chuẩn của một chức danh Thống Đốc.
2.1.2. Phó Thống Đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
Các Phó Thống Đốc là người được giao phụ trách, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác của Ngân hàng theo sự phân công của Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Thống Đốc vắng mặt, một Phó Thống Đốc sẽ được Thống Đốc ủy nhiệm làm Phó Thống Đốc thường trực thay Thống Đốc điều hành và giải quyết công việc của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Các Phó Thống Đốc sẽ do Thống Đốc Ngân hàng nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các Phó Thống Đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Do Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang Bộ quản lý nhiều ngành, lĩnh vực lớn quan trong và có phần phức tạp nên số lượng các Phó Thống Đốc trong Ngân hàng nhà nước Việt Nam có đến 6 Phó Thống Đốc thay vì là 4 ở các Bộ và cơ quan ngang Bộ khác.
Nhiệm vụ và quyền hạn mà các Phó Thống Đốc được tiến hành là: giúp Thống Đốc hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đồng thời phải hoàn thành những nhiệm vụ mà mình được phân công; khi tiến hành công việc, được quyền nhân danh Thống Đốc để thực hiện công việc mình được phân công. Trong trường hợp đăc biệt như những công việc có nội dung quan trọng mà có từ hai Phó Thống Đốc trở lên có ý kiến không giống nhau hoặc Phó Thống Đốc của công việc được phân công vắng mặt thì Thống Đốc có thể trực tiếp giải quyết mặc dù công việc đó đã được phân công rồi. Riêng đối với Phó Thống Đốc thường trực sẽ thay mặt Thống Đốc chỉ đạo giải quyết các công việc chung của Ngân hàng Nhà nước và ký văn bản, đồng thời có thể giải quyết một số công việc cấp bách của Phó Thống đốc khác khi Phó Thống đốc đó vắng mặt; chủ trì việc phối hợp hoạt
CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 26 SVTH: Trần Văn Tuấn
động giữa các Phó Thống đốc và trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Văn phòng, khi Thống đốc vắng mặt. Phó Thống Đốc phải báo cáo lại cho Thống Đốc khi Thống Đốc có mặt.
Đối với các Phó Thống Đốc, do chịu sự phân công của Thống Đốc, thay Thống Đốc trực tiếp quản lý các Vụ và và các lĩnh vực được phân công phụ trách. Tuy nhiên, quyền quản lý của Phó Thống Đốc ờ một phạm vi nhỏ chỉ một Vụ hoặc các Vụ trong các lĩnh vực mà mình được phân công quản lý. Có thể ví Phó Thống Đốc như các Giám đốc trực tiếp quản lý các doanh nghiệp nhỏ Tổng giám đốc phân công trong một tập đoàn, do đó những yêu cầu, tiêu chuẩn đối với Phó Thống Đốc không đòi hỏi cao như Thống Đốc. Ngoài những điều kiện về phẩm chất, đạo đức, tư cách nghề nghiệp mà mỗi người cần phải có còn phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lưc, hiểu biết, kinh nghiệm quản lý. Bên cạnh đó, còn phải đạt được tiêu chuẩn tương tự Giám Đốc.
2.1.3. Thủ trƣởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam là những người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Những người này có thể là Vụ trưởng, Cục trưởng của Vụ và các cơ quan ngang Vụ; là Trưởng Văn phòng đại diện; Giám đốc Chi nhánh; thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Những người này sẽ lãnh đạo điều hành đối với đơn vị mình phụ trách gắn với những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể do Thống Đốc Ngân hàng nhà nước quy định đối với từng đơn vị và là những người chịu trách nhiệm trước Thống Đốc Ngân hàng và pháp luật về tất cả các hoạt động trong phạm vị do đơn vị mình phụ trách. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sẽ do Thống Đốc Ngân hàng nhà nước quy định.
Những điều kiện, tiêu chuẩn để được bổ nhiệm vào các chức danh trong các Vụ hoặc Cục, ngoài những điều kiện như có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý điều hành các hoạt động của Vụ hoặc Cụ; hiểu được và nắm vững được những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực được giao phụ trách; có những hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ chuyên môn của lĩnh vực được phân công, kinh nghiệm xử lý các nghiệp vụ và nghiên cứu , am hiểu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đối với các nước
CBHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 27 SVTH: Trần Văn Tuấn
trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, những đòi hỏi về chuyên môn bắt buộc người được bổ nhiệm phải đạt được, cụ thể về trình độ giao tiếp ngoại ngữ từ cấp độ C trở lên, đạt trình lý luận về chính trị cao cấp; đạt trình độ nghiệp vụ từ chuyên viên chính trở lên. Ngoài ra còn những tiêu chuẩn khác như về độ tuồi được bổ nhiệm, về quá trình công tác, quá trình thu thập và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các công tác quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực chuyên môn được giao; sức chịu đựng, dẻo dai trong quá trình thực hiện công tác về lĩnh vực được phân công và phụ trách. Đối với những người muốn được bổ nhiệm vào chức Phó Vụ trưởng hoặc các chức năng chức danh tương đương, thì yêu cần phải đạt được tương tự như Vụ trưởng hoặc tương đương, tuy nhiên