Cán cân thanh toán vãng lai hay các nghiệp vụ thường xuyên là một bộ phận rất quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế.Nó phản ánh các nghiệp vụ trao dổi thường xuyên về xuất nhập khẩ
Trang 1Cán cân thanh toán vãng lai hay các nghiệp vụ thường xuyên là một bộ
phận rất quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế.Nó phản ánh các nghiệp vụ
trao dổi thường xuyên về xuất nhập khẩu hàng hoá,cung ứng và nhậndịch
vụ;cũng như các nghiẹp vụ phi hàng hoá khác hay các nghiệp vụ chuyển nhượng
giữa một nước với các nước khác.Nó có vai trò là trung tâm kết nối trong nước
với thế giới bên ngoài,là chỉ tiêu quan trọng đẻ đo lường sự mất cân đối bên
ngoài một quốc gia.Cán cân thanh toán vãng lai có mối liên hệ mật thiết đến chỉ
tiêu nợ nước ngoài,tỉ giá hối đoái ,thị trường ngoại hối Mặt khác cũng là các
biến số kinh tế vĩ mô quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế với nền
kinh tế mở(vì những biến động trong tài khoản vãng lai là nhân tố đứng đằng sau
những biến đỏi về nợ nước ngoài và tỉ giá hối đoái trong dài hạn)
Kinh tế mà trọng tâm là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế rồi từ đó tạo tiền đề
cho phát triển xã hội.Viêc duy trì cán cân thanh toán vãng lai ở một mức nào
đó,cùng với việc có các biện pháp cả thiên cán cân thanh toán vãng lai trong dài
hạn sẽ có thể duy trì dược tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững khoong những thế
còn tránh được những cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng do thâm hụt cán
cân thanh toán vãng lai gây ra
Xuất phát từ vai trò to lớn của cán cân thanh toán vãng lai trong nền kinh
tế mở ,từ thực trạng của nền kinh tế nước ta,cũng như từ sự biến đổi của nền
kinh tế thế giới nói chung cũng như khu vực Đông Nam á nói riêng, em nghĩ
răng việc hiểu rõ vấn đề cán cân thanh toán vãng lai này sẽ làm em hiểu rõ hơn
thưc trạng của nền kinh tế nước ta,cung như những khó khăn mà nước ta đang
gặp phải,bên canh đó cung mang lại cho em những hiêu biết sâu rộng rõ nét hơn
về nền kinh tế nước nhà,sẽ rất có ích cho con đưòng tương lai em đã chọn.Từ
những lý do trên em xin chọn đề tài: Cán cân thanh toán vãng lai của Việt Nam
Trang 2Sau đây là phần bố cục chính của đề tài:
Chương1: Những vấn đề lý luận chung về cán cân thanh toán vãng lai
Chương 2:Thực trạng về cán cân thanh toán vãng lai của VIệT NAM
2.1: Thực trạng về thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam
2.1.1: Trạng thái cán cân vãng lai Việt Nam trước năm 1992
2.1.2: Trạng thái cán cân vãng lai Việt Nam từ 1992 đến nay
2.1.3: Cán cân thương mại(hàng hoá hưu hình)
2.1.4: Cán cân dịch vụ(hàng hoá vô hình)
2.1.5: Cán cân thu nhập
2.1.6: Cán cân chuyển giao vang lai
2.1.7: Tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam
2.1.8: Tiết kiệm và đầu tư khu vực chính phủ
2.1 9: Tiết kiệm và đầu tư khu vực tư nhân
2.2: Tác động của thâm hụt cán cân vãng lai đến nền kinh tế Việt Nam
2.2.1: Nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức cao và sứp tới ngưỡng
“nguy hiểm”
2.2.2:Đồng nội tệ luôn bị áp lưc giảm giá
Chương3: Giải pháp giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam giai
đoạn tới
3.1: Hiêu ứng phá gía lên cán cân vãng lai
3.2: Khả năng phá giá của đồng Việt Nam
3.3: Tác động của hiệu ứng phá giá lên cán cân vãng lai của Việt Nam
3.3.1:Tác động của của phá giá lên giá trị xuất khẩu của Việt Nam
3.3.2:Tác động của phá giá lên giá trị nhập khẩu của Việt Nam
Trang 3NHữNG VấN Đề Lý LUậN CHUNG Về CáN CÂN THANH TOáN VãNG LAI
1.1 Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế (The balance of payment gọi tắt là BOP)là một
bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn bán hàng hoávà dịch vụ ;các luồng
chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân va chính phủ của một nuớc với các
nước còn lại trên thế giới.Nó ghi chép lại tát cả các giao dịch giữa người cư trú
và người không cư trú trong ột thời kì nhát định và thường là một năm.Bao gồm:
- Các giao dịch về hàng hoá và dịch vụ
- Thu nhập của người lao động, thu nhập về đầu tư trực tiếp và đầu tư chứng
khoán (Gián tiếp)
- Chuyển giao vãng lai một chiều (Chuyển tiền một chiều)
- Đầu tư trực tiếp
- Đầu tư gián tiếp như đầu tư chứng khoán (Tín phiếu cổ phiếu,trái phiếu)
- Quan hệ tín dụng (Giữa ngân hàng trong nước,chính phủ với ngân hàng
và chính phủ nước ngoài hay các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF
- Chuyển giao vốn một chiều
BOP được lập theo mẫuthiết kế thống nhất do IMF biên soạn để có thể so
sánh tình hình BOP của các nước với nhau Các bản BOP được phát hành dưới
hai hình thức cơ bản là:
- Niên giám thống kê
- Thống kê tài chính quốc tế
Cơ quan chịu trách nhiệm lập và gửi báo cáo BOP thường là ngân hàng
trung ương của nước đó
Trang 4Đồng tiền sử dụng trong BOP: Đối với các quốc gia có đồng tiền tự do
chuyển đổi thì những số liệu trong BOP thường được ghi chép bằng nội tệ, còn
các quốc gia không có đồng tiền tự do chuyển đổi hay thường xuyên biến động
thì thường sử dụng một ngoại tệ được tự do chuyển đổi thông dụng nhất trong
thanh toán quốc tế của quốc gia đó
Mục đích chính của BOP là để theo dõi và phân tích các hoạt động thương
mại quốc tế cũng như số lượng các luồng vốn chảy vào và chạy ra khỏi một quốc
gia trong một thời gian nhất định là như thế nào Ngoài ra, BOP còn là phương
tiện dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả trong việc tiếp cận lí thuyết xác định tỉ giá vì
nó ghi lại tất cả các lực lượng đứng đằng sau cung cầu một đồng tiền
Nguyên tắc hạch toán của BOP(như một tài khoản): BOP được lập theo
nguyên tắc hạch toán kép, theo đó, mỗi giao dịch giữa người cư trú và người
không cư trú đều bao gồm hai vế:
-Vế thu: Mỗi khoản thu từ người không cư trú được ghi có (dấu + )
-Vế chi: Mỗi khoản chi cho người không cư trú được ghi nợ (dấu - )
Do thu và chi bằng nhau về giá trị tuyệt đối song khác nhau về dấu và đều
được hạch toán trong BOP nên BOP luôn cân bằng
BOP bao gổm hai hạng mục chính :
- Hạng mục thường xuyên(gồm tài khoản thanh toán vang lai)
- Hạng muc về vốn và dự trữ(tài khoản tư bản)
Tóm lại:Cán cân thanh toán quốc tế của một nước phản ánh kết quả thực tế các
hoạt động trao đổi đối ngoại của nước đó với thế giới bên ngoài trong ột thời kì
nhất định.Nó có thể cân băng (khi thu=chi);có thể bội thu(nếu thu>chi)hay có thể
bội chi(nếu chi>thu).Các trường hợp bội thu hoặc bội chi sẽ dẫn đến hệ quả là
các tài sản ngoại hối của một nước có thể tăng thêm nhờ các nguồn ngoại hối
chảy vào trong nước hoạc bị giảm đi do ngoại hối chảy từ trong nước ra nước
ngoài.Ro ràng cán cân thanh toán quốc tế có thể đem đến cho ta bức tranh tổng
Trang 5quát về thực trạng kinh tế tài chính của một nước
Tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế sẽ trực tiếp ảnh
hưởng đến tỷ gia hối doái của tiền tong nước so với tiền nước ngoài từ đó cẽ tạo
ra những biến động trong phát triển kinh tế xã hội,ảnh hưởng tới các hoạt động
kinh tế đối ngoại,đến tình trãng công ăn việc làm cũng như những mối quan hệ
khác.Vì vậy cán cân thanh toán quốc tế dược coi là một tài liệu quan trọng giúp
Chính phủ các nước thiết kế các chiến lược phát triển kinh tế xã hội,và những
đối sách thích hợp trong tương lai
1.2 Cán cân thanh toán vãng lai
1.2.1 Khái niện:
Cán cân vãng lai là bộ phận cấu thành quan trọng của cán cân thanh toán
quốc tế Nó có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể:
Thứ nhất, cán cân vãng lai đo lường các giao dịch kinh tế của một quốc gia
với phần còn lại của thế giới về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao
Thứ hai, cán cân vãng lai bằng lỗ hổng nguồn lực trong nước
Thứ ba, cán cân vãng lai còn phản ánh lỗ hổng giữa thu nhập (Y) và hấp thụ
của nền kinh tế (A =GDP= C+I+G )
1.2.2 Các cán cân bộ phận của cán cân vãng lai:
- Khoản mục xuất nhập khẩu hang hoá(thương mại hữu hình)
- Cán cân dịch vụ (thương mại vô hình)
- Chuyển nhượng đơn phương:
+Chuyển nhượng tư nhân +Chuyển nhượng của chính phủ 1.2.3 Thâm hụt và thặng dư cán cân vãng lai
*Thâm hụt cán cân vãng lai (cán cân thương mại mang dấu - ):
Về nguyên tắc, cán cân thanh toán quốc tế phải luôn được cân bằng Với giả
thiết là hạng mục sai sót và nhầm lẫn thống kê bằng 0 ta có phương trình toán
Trang 6X: Giá trị xuất khẩu hàng hoá M: Giá trị nhập khẩu hàng hoá SE: Cán cân dịch vụ (ròng) IC: Cán cân thu nhập
TR: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều KL: Cán cân vốn dài hạn
KS: Cán cân vốn ngắn hạn
Kí hiệu cán cân vãng lai là CA
Từ đẳng thức trên, cán cân vãng lai được biểu diễn dưới dạng:
CA = X- M + SE + IC + TR
Và CA thâm hụt khi:
X - M + SE + IC + TR > 0 Cán cân hữu hình Cán cân vô hình
Khi CA thâm hụt, đồng nghĩa với việc:
- Một trong hai cán cân hữu hình và vô hình thâm hụt, cán cân còn lại
thặng dư, song xét về số tuyệt đối, mức độ thâm hụt lớn hơn mức độ thặng dư
- Cả hai cán cân hữu hình và vô hình đều thâm hụt
Tuy nhiên, trong thực tế, do cán cân thương mại(đươc tạo thành từ khoản mục
hàng hoá và khoản mụcdịch vụ) là bộ phận chính cấu thành nên cán cân vãng lai
nên cán cân vãng lai thường thâm hụt khi cán cân thương mại thâm hụt
Mặt khác, khi CA thâm hụt, nghĩa là tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư, hay thu
nhập nhỏ hơn hấp thụ của nền kinh tế, và cũng có nghĩa là thu nhập của một
quốc gia từ phần thế giới còn lại lớn hơn các khoản chi của nó cho nước ngoài
*Thặng dư cán cân vãng lai (cán cân thương mại mang dấu +):
Trang 7Cán cân vãng lai thặng dư khi:
- Một trong hai cán cân hiển thị và không hiển thị thâm hụt các cán cân
còn lại thặng dư, song xét về số tuyệt đối, mức độ thâm hụt nhỏ hơn mức độ
thặng dư
- Cả hai cán cân hiển thị và không hiển thị đều thặng dư
Ngoài ra, CA thặng dư khi tiết kiệm lớn hơn đầu tư, hay thu nhập lớn hơn
hấp thụ của nền kinh tế,hay số thu từ buôn bán hàng hoá dịch vụ vá các khoản
thu nhập chuyển đổi từ nước ngoài lớn hơn số chi của tài khoản đó
Cả thâm hụt và thặng dư cán cân vãng lai đều có những ảnh hưởng
nhất định tới cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế Tuy nhiên, do hai lí
do:
+Thứ nhất, thặng dư cán cân vãng lai thường là tốt hơn thâm hụt và một
quốc gia luôn thặng dư cán cân vãng lai sẽ chẵng phải lo lắng gì về mất cân đối
bên ngoài, trong khi điều đó ngược lại với các quốc gia thâm hụt
+ Thứ hai, trạng thái cán cân vãng lai của Việt Nam, ý nghĩa thực tiễn của
đề tài, lại luôn thâm hụt, do vậy đề tài chỉ phân tích những tác động của thâm hụt
cán cân vãng lai tới nền kinh tế
1.3 Các cách mô tả về tài khoản vãng lai:
Khoản mục chuyển nhương một chiều và khoản muc chuyển nhượng hai chiều
+Khoản muc chuyển nhượng một chiều:Phản ánh các nghiệp vụ chuyển giao
hàng hoá ,dịch vụ ra nước ngoài mà khônhg có sự bù đắp ,bồi thường lại một
cách tương ứng ,nghĩa là các khoản chuyển nhượng đơn phương,như các khoản
viên trợ ,bôi thường,biếu tặng,giúp đỡ nhân đạo ,từ thiện,chuyển tiền của kiều
dân (kiều hối)
+khoản mục trao đổi hai chiều nghĩa là khi xuất khẩu hàng hoá hay cung ứng
dịch vụ ra nước ngoài thì tương ứng sẽ thu về nước số ngoại tệ nhất định,còn khi
t nhập khẩu hàng hoá hay nhận dịch vụ cung ứng từ bên ngoài thì phải xuất
Trang 9TRạNG THáI Về CáN CÂN THANH TOáN VãNG LAI CủA VIệT NAM
THòI GIAN QUA(1990-2000)
2.1 Thực trạng về thân hụt cán cân vãng lai của Việt Nam
2.1.1 Trạng thái cán cân vãng lai Việt Nam trước 1992
Trong thực tế, thu nhập từ sản xuất nội địa chỉ đáp ứng được 80% tiêu
dùng nội địa Với đầu tư ở mức 8- 10% GDP trong suốt giai đoạn 1986-
1991,cán cân vãng lai luôn thâm hụt ở mức 7- 10% GDP Điều đó cho thấy tiết
kiệm nội địa trong giai đoạn này là âm và Việt Nam đã phải sử dụng tiền vay
nước ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư nội địa
Từ 1985-1991, thâm hụt cán cân thương mại là nguyên nhân chính dẫn tới
thâm hụt cán cân vãng lai do xuất khẩu luôn thấp hơn nhập khẩu Đồng thời cán
cân dịch vụ và thu nhập cũng luôn thâm hụt, chủ yếu do các ngành dịch vụ của
Việt Nam lúc đó như: Vận tải, Du lịch, Tài chính ngân hàng, là những ngành
đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu, rất kém phát triển, trong khi đó, Việt Nam
phải trả khoản nợ nước ngoài khá cao, do chủ yếu tài trợ thâm hụt cán cân
vãnglai những năm trước đó bằng vay nợ
2.1.2 Trạng thái cán cân vãng lai Việt Nam từ 1992 đến nay
Năm 1992 là năm đầu tiên Việt Nam đạt được trạng thái cân bằng cán cân
vãng lai, song nguyên nhân chủ yếu là do nguồn tài trợ thương mại truyền thống
từ Liên Xô (cũ) bị mất, trong khi lại chưa tìm được nguồn tài trợ mới, tức là
nhập khẩu giảm mạnh, trong khi xuất khẩu vẫn tăng (dù chưa đáng kể)
Song từ năm 1992 đến 1997, cán cân thương mại Việt Nam luôn thâm hụt,
trong khi đó, phần thặng dư của các cán cân còn lại không đủ bù đắp do nền kinh
tế đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, đầu tư nội địa luôn vượt trội tiết kiệm
trong nước, nên lỗ hổng giữa tiết kiệm - đầu tư không ngừng tăng, và kết quả là
thâm hụt cán cân vãng lai cũng không ngừng tăng, cả về số tuyệt đối lẫn tỉ trọng
Trang 10Năm 2000, cán cân vãng lai thặng dư 433 tr USD, chiếm 1,4 GDP, năm 2002
ước thâm hụt CA là 499 tr USD, chiếm -1,6 % GDP
Nguồn: NHNN - Data and Statistic / World Bank 2002
Từ 1997, do những nỗ lực của chính phủ trong việc kiểm soát nhập khẩu
nên thâm hụt cán cân thương mại giảm mạnh Mặt khác, những tác động của
khủng hoảng tài chính tiền tệ nên luồng vốn FDI, một trong những nguyên nhân
quan trọng làm cho CA thâm hụt, giảm cả về số lượng các dự án mới cũng như
những chi tiêu của những dự án mới hoạt động, dẫn tới nhu cầu nhập khẩu giảm
Đây là nguyên nhân quan trọng làm giảm thâm hụt CA chứ không phải tăng xuất
khẩu, vì trong năm 1997, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cũng rất thấp(chỉ khoảng
2,4% so với năm 1997)
Từ 1999, cán cân vãng lai của Việt Nam đã bớt thâm hụt và tiến tới thặng
dư ở năm 2000 Tuy nhiên đây là do kết quả của những tác động tích cực bên
ngoài, điển hình là giá dầu thô tăng mạnh Năm 2000, chênh lệch về giá dầu thô
đem lại thặng dư cho cán cân thương mại là 579 triệu USD, song nếu loại bỏ lợi
thế này, cán cân thương mại Việt Nam sẽ bị thâm hụt 143 triệu USD và do đó
cán cân vãng lai bị xấu đi một khoản tương ứng
Năm 2001, cán cân vãng lai có chiều hướng xấu đi, chỉ còn thặng dư 433
Trang 11tr USD Năm 2002, CA càng có khả năng xấu hơn, theo ước tính của WB là -
499tr USD, do một loạt các nhân tố bất lợi cả ở bên trong và bên ngoài Giá hàng
nhập khẩu trên thế giới giảm mạnh, cơ cấu xuất khẩu vẫn thiên về hướng xuất
khẩu các sản phẩm thô, song khi nhập khẩu lại tăng
Để thấy rõ hơn về trạng thái cán cân vãng lai trong những năm qua, chúng ta
sẽ xem xét trạng thái của từng cán cân tiểu bộ phận của cán cân vãng lai
2.1.3 Cán cân thương mại hàng hóa(còn gọi là xuất khẩu ròng)
Bảng 2.2: Cán cân thương mại Việt Nam 1992- 2001(đơn vị:triệu USD)
Như chúng ta thấy trong bảng, cán cân thương mại thay đổi trong từng
giai đoạn Trong năm 1992, thâm hụt thương mại rất nhỏ, chỉ khoảng 50triệu
USD mỗi năm Điều này có thể được giải thích rằng, quá trình cải cách đã được
bắt đầu và nền kinh tế đã có những phản ứng tích cực qua việc mở rộng sản xuất
trong nước, làm cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất nhanh, trung bình là 37,5%
mỗi năm,trong khi tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chỉ là 15,8% do sự sụt giảm
nhập khẩu của một số loại hàng hoá chủ yếu như xi măng, phân bón từ Liên Xô
Từ 1993, thâm hụt thương mại tăng dần cho tới năm 1996, với việc tốc độ
tăng của nhập khẩu tăng hơn rất nhiều so với xuất khẩu, và đạt tới mức báo động
Trang 12(13,4% GDP ) Tuy nhiên, thâm hụt thương mại đã giảm đi vào 1998 bởi vì từ
cuối 1997, chính phủ đã đưa ra một số biện pháp kiểm soát nhập khẩu, nhằm
giảm bớt nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu và do đó làm giảm thâm hụt cán cân
thương mại và cán cân vãng lai
Một số giải pháp đã được thực thi như:
Thứ nhất: Đòi hỏi tiền đặt cọc cao khi mở L/C cho nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng
Thứ hai: Tạm thời cấm nhập khẩu một số loại hàng hoá Thêm vào đó việc
nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp liên doanh cũng phải xin giấy phép
Việc thay thế hàng nhập khẩu cũng được khuyến khích với một số loại hàng hoá
như xi măng và giấy, bằng việc tăng thuế nhập khẩu với những hàng hoá này
Những điều đó đã làm giảm mạnh thâm hụt thương mại
2.1.4 Cán cân dịch vụ(hàng hoá vô hình):
Thu, chi dịch vụ của Việt Nam chủ yếu từ các khoản liên quan đến du lịch,
bưu chính, viên thông, vận tải bảo hiểm Các khoản thu dịch vụ tăng mạnh từ
19tr USD năm 1993 lên 128 tr năm 1996
Bảng 2.3 Cán cân dịch vụ Việt Nam từ 1992 - 2000
Trong giai đoạn từ 1992- 1995, cán cân dịch vụ nói chung là cân bằng,
hoặc thặng dư ở mức thấp Song từ 1995, do nhập khẩu hàng hoá tăng mạnh,
trong khi các ngành phục vụ cho hoạt động nhập khẩu như vận tải, bảo hiểm
ngoại thương của Việt Nam chưa phát triển, phải thuê nước ngoài, do vậy các
Trang 13khoản chi dịch vụ tăng lên nhanh chóng Trong khi đó, các khoản thu dịch vụ
mặc dù có tăng, đặc biệt là ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng cao, song vẫn
không bù được cho các khoản chi dịch vụ Do vậy cán cân dịch vụ từ 1996 đến
nay luôn trong trạng thái thâm hụt
2.1.5 Cán cân thu nhập:
Theo nguyên tắc của IMF thì cán cân thu nhập bao gồm các khoản thu
nhập, chi cho lao động, thu nhập từ đầu tư, song do thiếu sót về thống kê, số liệu
về thu nhập lao động lại không có sẵn nên trong cán cân vãng lai Việt Nam, cán
cân thu nhập chỉ bao gồm thu nhập từ đầu tư
Bảng 2.4 Cán cân thu nhập Việt Nam từ 1992 - 2000
Ngoại tệ trong nước đem gửi ra nước ngoài, do vậy các khoản thu nhập từ
tiền gửi tăng lên nhanh chóng Trong khi đó, các khoản chi của Việt Nam chủ
yếu là trả lãi tiền vay nước ngoài, do trong những năm trước đây Việt Nam chủ
yếu tài trợ thâm hụt CA bằng vay nợ nước ngoài, vì thế nợ nước ngoài của Việt
Nam ở mức độ khá cao (Vấn đề này sẽ được trình bầy kĩ hơn ở phần sau ), và
các khoản thu nhập từ đầu tư của các doanh nghiệp FDI chuyển ra nước ngoài
Trong những năm gần đây, do các khoản lãi đến hạn trả tăng mạnh, thêm vào đó
là các khoản thu nhập của doanh nghiệp FDI chuyển ra nước ngoài cũng không
ngừng tăng làm cho Thu nhập của Việt Nam chủ yếu là tiền lãi của các khoản
tiền gửi của các ngân hàng Việt Nam ở ngân hàng nước ngoài Trong hai năm
2000 và 2001, do lãi suất ngoại tệ (USD) trong nước thấp hơn thế giới, nên các
Trang 14ngân hàng thương mại Việt Nam tăng cường thu hút nguồn vốn cán cân thu nhập
của Việt Nam luôn thâm hụt ở mức cao
2.1.6 Cán cân chuyển giao vãng lai:
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam trong những năm
gần đây luôn thặng dư, chủ yếu là do lượng kiều hối của người Việt Nam từ
nước ngoài gửi về tăng mạnh, cộng thêm vào đó là những khoản viên trợ phát
triển khá lớn của các nước phát triển và các Tổ chức quốc tế, trong khi đó các
khoản viện trợ của Việt Nam ra nước ngoài hầu như không đáng kể, do chúng ta
vẫn là quốc gia kém phát triển
Bảng 2.5: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều Việt Nam 1992 - 2000
Nguyên nhân chủ yếu làm lượng kiều hối chuyển về nước không ngừng
tăng là do việc bãi bỏ thuế chuyển tiền từ mức 5% xuống 0%, và ban hành các
quy định nới lỏng hơn về việc chuyển và nhận ngoại tệ từ nước ngoài gửi về, cho
phép mở tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ tại ngân hàng, do vậy lượng kiều hối
chuyển về có sự tăng lên đột biến,(từ 90 tr USD năm 1991 lên tới 1200 tr năm
1996, 1122 tr năm 1998,) Nếu tính cả lượng ngoại tệ chuyển về nước bất hợp
pháp hoặc không khai báo đầy đủ, thì lượng kiều hối thực tế chuyển về còn lớn
hơn, ước khoảng trên 2tỉ USD năm 2001 Đây là nguồn bù đắp quan trọng cho
thâm hụt cán cân vãng lai
2.1.7 Tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam:
ơ Việt Nam, tỉ lệ tiết kiệm vào khoảng 10 - 20% GDP và có xu hướng tăng
Trang 15dần qua mỗi năm Xu hướng tăng dần của tiết kiệm có thể được giải thích bởi tốc
độ tăng trưởng GDP trong những năm qua nhanh hơn tốc độ tăng trưởng dân số
và tiêu dùng Song do tiết kiệm ban đầu ở mức rất thấp, nên mức tiết kiệm hiện
nay vẫn không cao, mặc dù tỉ lệ tiết kiệm / GDP tăng khá nhanh Mặt khác, tiết
kiệm lại chủ yếu dưới dạng vàng và Đô la;được tích trữ cho nên phần tiết kiệm
được dành cho đầu tư không nhiều Một lí do quan trọng nữa là Việt Nam thiếu
một cơ chế kinh tế hiệu quả để khuyến khích tiết kiệm tư nhân, cũng như gắn tiết
kiệm tư nhân với tổng tiết kiệm quốc gia Hệ thống ngân hàng cũng bộc lộ nhiều
hạn chế trong việc khuyến khích tiết kiệm, thể hiện ở việc thiếu các công cụ tiết
kiệm và lãi suất tiết kiệm chưa hấp dẫn
Trong khi đó, đầu tư luôn ở mức cao, cả về số tuyệt đối, tỉ lệ tăng trưởng
đầu tư và tỉ lệ Đầu tư/ GDP, đóng góp đáng kể vào việc tăng trưởng xuất khẩu và
GDP trong những năm qua
Mức tiết kiệm thấp trong khi đầu tư lại ở mức cao, dẫn đến kết quả tất yếu
là cán cân thanh toán vãng lai phải thâm hụt
Bảng 2.6: Tiết kiệm - Đầu tư và thâm hụt cán cân vãng lai Việt Nam (% GDP
* Năm 2001 thặng dư CA là 1,5% và 2002 -ớc thâm hụt CA là - 1,6% GDP
Nguồn: Số liệu IMF (từ 1992-1998)
Số liệu World Bank (từ 1998-2002 )
Nhìn trên bảng ta thấy lỗ hổng tiết kiệm - đầu tư ngày càng lớn và lên tới
Trang 16đỉnh điểm là vào 1996, khi mức thâm hụt lên tới 11,8% GDP, tương ứng với
mức thâm hụt của cán cân vãng lai là 10,4 % GDP Năm 1998, thâm hụt cán cân
vãng lai giảm mạnh chủ yếu do đầu tư giảm mạnh, do đầu tư khu vực của FDI
giảm mạnh do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á
Do thâm hụt cán cân vãng lai được do bằng lỗ hổng giữa tiết kiệm và đầu
tư của cả hai khu vực: Tư nhân và Chính phủ Vì thế một trong những vấn đề
quan trọng cần giải quyết trước khi đưa ra những biện pháp để cải thiện cán cân
vãng lai là xem xét, liệu thâm hụt ngân sách hay lỗ hổng tiết kiệm - đầu tư khu
vực tư nhân là nguyên nhân chính gây ra thâm hụt cán cân vãng lai
2.1.8 Tiết kiệm và đầu tư khu vực chính phủ:
Tiết kiệm của chính phủ trong những năm 1991-1993 ở mức rất thấp Mặc
dầu ngân sách được hỗ trợ rất lớn bởi nguồn thu từ thuế, nhưng tỉ lệ tiết kiệm của
ngân sách trong những năm đó vẫn rất thấp do tăng các chi tiêu xã hội và các
khoản chi hành chính sự nghiệp Điều này làm cho thâm hụt ngân sách luôn ở
mức cao, và là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai
Bảng 2.7: Tiết kiệm và đầu tư khu vực chính phủ 1992- 2000
Kể từ 1994, tiết kiệm chính phủ đã tăng lên do những cải cách về cơ cấu
tài chính, trong khi đó, chi tiêu thường xuyên được giữ ở mức ổn định, khoảng 6-
7% GDP Việc thu hẹp lỗ hổng tiết kiệm chi tiêu chính phủ đã giúp cho thâm
hụt ngân sách giảm mạnh, chỉ còn 1%GDP năm 1996 so với 5%GDP năm 1993
Trang 17Mặc dù thâm hụt ngân sách đã giảm, song trạng thái ngân sách của Việt Nam
vẫn chưa ở mức "tốt" so với các nước trong khu vực vì ngân sách nhà nước của
các quốc gia này luôn ở trong tình trạng thặng dư
Do vậy để cải thiện cán cân vãng lai cần cải thiện hơn nữa trạng thái ngân sách
chính phủ thông qua việc tăng tối đa các nguồn thu và giảm thiểu các chi phí bất
hợp lí Vấn đề này sẽ được trình bày kĩ hơn ở phần sau
2.1.9 Tiết kiệm và đầu tư khu vực tư nhân:
Lỗ hổng tiết kiệm và đầu tư Việt Nam trong những năm qua ở mức cao,
lớn hơn nhiều so với khu vực chính phủ Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư tư
nhân tăng mạnh, song tiết kiệm vẫn ở mức thấp vì tăng tiêu dùng do kì vọng vào
mức độ tăng trưởng kinh tế cao Đây là nguyên nhân chính dẫn tới thâm hụt cán
cân vãng lai
Song đến những năm 2000 trở đi, đầu tư và tiêu dùng dân luôn ở mức
thấp, làm lỗ hổng tiết kiệm - đầu tư thu hẹp, do đó làm trạng thái cán cân vãng
lai được cải thiện đáng kể Song nó cũng có tác động tiêu cực là làm cho nền
kinh tế rơi vào trạng thái giảm phát Xét trên giác độ vĩ mô thì tình trạng này
không tốt vì nó làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế
Bảng 2.8: Tiết kiệm và đầu tư khu vực tư nhân 1992- 2000
Do đó, trong thời gian tới, việc cải thiện cán cân vãng lai bằng cách hạn
chế chi tiêu và đầu tư tư nhân không phải là giải pháp tối -u trong thời gian tới,
mà ng-ợc lại cần phải tăng mạnh chi tiêu và đầu tư tư nhân nhằm đẩy nhanh tốc
Trang 18độ tăng tr-ởng kinh tế Điều đó có nghĩa là chấp nhận lỗ hổng tiết kiệm - đầu tư
tư nhân ở mức cao Đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn tiết kiệm nhàn rỗi
đã có để đưa vào đầu tư và lấy các nguồn thặng dư khác bù vào
2.2 Tác động của thâm hụt cán cân vãng lai (CA) đến nền kinh tế Việt Nam
Việc CA liên tục thâm hụt có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam,
thể hiện qua ba khía cạnh
2.2.1 Nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức cao và sắp tới ngưỡng "nguy
hiểm"
Do CA thâm hụt trong thời gian dài và nguồn vốn FDI không đủ để bù đắp
toàn bộ cho thâm hụt của CA, do vậy nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn ở mức
Số liệu năm 2002 là theo kế hoạch
Nguồn: World Developnment
Indicators
Data and Statistics/ World
Bank
Và nghĩa vụ trả nợ cũng bắt đầu được đặt ra:
Bảng 2.10 Nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam hàng năm theo hợp đồng đã kí (triệu
USD):
Năm Nợ gốc Lãi Tổng cộng
1996 96,7 45,6 142,3
1997 131,4 56,2 187,6
Trang 19Theo đánh giá của WB, thì mức độ nợ tính đến cuối năm 2001 của Việt
Nam: Tổng dư nợ là:14300 tỉ USD; Tổng dư nợ so với GDP khoản 43%; Tổng
dư nợ so với xuất khẩu là 89%, nghĩa vụ trả nợ chiếm khoảng 11% so với Xuất
khẩu Theo các tiêu chuẩn do WB đưa ra để đánh giá mức độ nợ của một quốc
gia thì mức độ này vẫn nằm trong giới hạn an toàn, song đã gần tới ngưỡng an
toàn
Bảng 2.11: Tiêu chuẩn để đánh giá mức độ nợ của một quốc gia
Hệ số phân loại Nợ / GDP Nợ / xuất khẩu Nghĩa vụ nợ / XK
Nợ quá nhiều >80% >275% >30%
Nợ vừa phải 30%- 50% 165%- 275% 18%- 30%
Nợ ít >30% >165% >18%
Việt Nam 43% 89% 11%
Và rõ ràng là, nếu CA của Việt Nam mà thâm hụt liên tục ở mức độ khá
cao Trong vài năm tới, mà không có giải pháp hữu hiệu để cải thiện CA, thì Việt
Nam sẽ vượt ra khỏi ngưỡng an toàn trong nợ nước ngoài