Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy họ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DƯƠNG MINH CHÂU
TRƯỜNG THCS BẾN CỦI
GIẢI PHÁP KHOA HỌC
Người thực hiện : Nguyễn
Thanh Tân
Tháng 03 / 2009
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH 6
Trang 2BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
- Tên đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh 6
- Họ và tên tác giả: Nguyễn Thanh Tân
- Đơn vị công tác : Trường trung học cơ sở Bến Củi – Dương Minh Châu –Tây Ninh
1 Lý do chọn đề tài:
- Vai trò của Tiếng Anh trong cuộc sống
- Thực trạng giảng dạy tiếng Anh 6 ở trường THCS
- Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh 6
2 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
- Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh 6
- Nghiên cứu tài liệu , điều tra , phỏng vấn, đối chiếu, so sánh
- Học sinh đang học khối 6 tại trường THCS Bến Củi
3 Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Các thủ thuật, phương pháp, hoạt động và tiến trình bài dạy
4 Hiệu quả áp dụng :
- Chất lượng học tập qua các thời điểm khảo sát
- Tình hình học tập ở lớp
5 Phạm vi áp dụng :
- Khối 6 trường THCS Bến Củi và các trường THCS trong huyện
- Triển khai thực hiện ở khối lớp 7
Bến Củi, ngày 20 tháng 03 năm 2009
Người thực hiện
NGUYỄN THANH TÂN
Trang 3A MỞ ĐẦU
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH 6
I Lý do chọn đề tài:
Nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã-hội và cạnh tranh quốc tế trong tương lai, với sự hòa nhập ngày càng sâu rộng, sự gia nhập WTO của Việt Nam, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giao tiếp không thể thiếu trên tường quốc tế, trong giao dịch thương mại cũng như sự tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới Việc học tiếng Anh ở trường THCS nhằm góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu này
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra cho Ngành Giáo dục, là một trong những biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng nhà trường hiện nay Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh
Tuy nhiên tính tich cực của học sinh, nhu cầu tiếp thu kiến thức, kĩ năng vận dụng giao tiếp rất hạn chế; chất lượng học tập, các kỹ năng ngôn ngữ chưa đạt theo kỳ vọng của giáo viên, nhà trường và yêu cầu của xã hội
Với sự chuẩn bị tiết dạy có đồ dùng dạy học, các thiết bị nghe nhìn, các phương pháp, thủ thuật vận dụng linh hoạt thì việc tiến hành các bước giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phát huy ý thức trách nhiệm học tập của các em là góp phần quan trọng vào chất lượng chung của bộ môn
Do đó, tôi tiến hành nghiên cứu, đút kết kinh nghiệm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh 6
Trang 42 Đối tượng nghiên cứu:
- Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh 6 giúp học sinh tích cực học tập, có kĩ năng giao tiếp
- Học sinh đang học lớp 6 ở trường THCS Bến Củi
3 Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh đang học lớp 6A, 6B trường THCS Bến Củi
- Các trường THCS trong huyện
- Các hoạt động và thủ thuật thực hiện trong tiến trình tiết dạy học tiếng Anh 6
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu về “Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường phổ thông” NXBGD, “Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” BGD&ĐT, tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 - 2007) BGD&ĐT-Vụ GDTH, ‘Tài liệu tập huấn giáo viên tiếng Anh THCS” BGD&ĐT, Thiết kế bài giảng
- Dự giờ đồng nghiệp ở các đơn vị trong huyện
- Qua thực tế giảng dạy tiếng Anh 6 tại trường THCS Bến Củi
- Qua trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, với học sinh ở lớp đang giảng dạy
- Điều tra nghiên cứu, kiểm tra đối chiếu kết quả đạt được theo thời điểm
* Giả thuyết khoa học:
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo phương hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên: học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kĩ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp, gây hứng thú học tập; Học sinh tự giác học tập, tìm tòi cách ứng xử và ứng xử sáng tạo trong các tình huống giao tiếp, biết cách tự học, chủ động trình bày ý định của mình thông qua giao tiếp nói hoặc viết
+ Giáo viên có chức năng chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, với tâm lý lứa tuổi, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện các kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
Trang 51 Cơ sở lý luận:
- Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X; Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
- Thực hiện sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Giáo dục&Đào tạo, Phòng Giáo dục&Đào tạo và của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
- Hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động
2.Cơ sở thực tiễn:
* Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
+ Chất lượng dạy và học tiếng Anh chưa cao, học sinh thiếu tự tin, không tích cực học tập, thụ động, chưa có nhu cầu tiếp thu kiến thức, hoạt động cặp-nhóm hợp tác với bạn chưa hiệu quả
+ Giáo viên coi nhẹ thực hành, rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ học sinh Giáo viên tổ chức qui trình dạy học chưa hợp lý, không biết cách tổ chức học sinh trên lớp để động viên và khích lệ nhiều học sinh cùng tham gia vào các hoạt động rèn luyện ngôn ngữ
+ Giáo viên chỉ coi trọng khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác về ngữ pháp, từ vựng và chính tả; chỉ nhấn mạnh mục đích luyện tập những cấu trúc câu nhất định; thiếu các bước chuẩn bị cho học sinh trước khi vào bài; không khuyến khích học sinh tư duy, tự tìm hiểu bài; không khuyến khích tính sáng tạo của học sinh trong tiết học, nhất là không khuyến khích học sinh đưa ra những ý kiến cá nhân về thực tế cuộc sống
+ Giáo viên chỉ chú trọng đến tiến trình bài dạy, các phương pháp thủ thuật thực hiện tiết dạy và truyền đạt đủ nội dung kiến thức bài dạy Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến mức độ tiếp thu bài của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức, cũng như phát huy tính sáng tạo của các em
+ Học sinh thụ động trong giờ học, ngại phát biểu, lười học từ, rụt rè khi nói, sợ sai từ, sai câu, sai ngữ âm, Học sinh không chuẩn bị bài, làm bài ở nhà Một số học sinh sử dụng sách bài giải ghi sẵn kết quả
B NỘI DUNG
Trang 6* Sự cần thiết của đề tài: Nhằm góp phần cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng tiết dạy, tổ chức quá trình dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và tạo điều kiện học sinh thực hành giao tiếp tốt hơn.
3 Nội dung đề tài :
• Vai trò, vị trí của giáo viên và học sinh đối với chất lượng dạy học
• Các phương pháp, thủ thuật dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy
• Khắc phục những yếu kém trong giảng dạy
3.1 Yêu cầu đối với giáo viên:
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các họat động học tập với các hình thức đa dạng phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triển tối
đa năng lực, tiềm năng của bản thân
- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức thực hành giao tiếp có hiệu quả; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn (liên hệ thực tế hoặc qua các tình huống giao tiếp)
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ học sinh; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường
3.2 Yêu cầu đối với học sinh:
- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các họat động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn
Trang 7- Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp ngôn ngữ; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện
- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn
- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè
3.3 Các phương pháp, thủ thuật và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy:
- Phương pháp vấn đáp, đàm thoại: Giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó lĩnh hội được nội dung bài học, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề: Thông qua quá trình gợi y,ù dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề Cần trân trọng, khuyến khích những phát hiện của học sinh, tạo
cơ hội, điều kiện cho học sinh thảo luận, đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân, giúp học sinh tự giải quyết vấn đề chủ động chiếm lĩnh kiến thức
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ: Giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi học sinh có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Việc sử dụng thiết bị dạy học và phương tiện dạy học rất cần thiết Nó không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học, nó không chỉ minh họa, mà còn là nguồn tri thức nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của học sinh Việc ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học như: giáo án powerpoint, phần mềm hỗ trợ giảng bài, minh họa trên lớp với projector, phần mềm dạy học giúp học sinh học trên lớp và ở nhà luôn thu hút được sự chú ý cao của học sinh, thúc đẩy sự tương tác của người dạy và người học Bài giảng của giáo viên luôn uyển chuyển, linh hoạt và cập nhật Các bài giảng điện tử kích thích khả năng nhận thức của học sinh, tiết kiệm thời gian đọc
Trang 8chép trên lớp, tăng thời gian luyện tập, thảo luận bài trên lớp cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học
3.4 Ứng dụng:
3.4.1 Dạy kiến thức ngôn ngữ:
a) Dạy từ vựng: Giáo viên phải xem xét, lựa chọn những từ chủ động để giảng dạy Đó là những từ học sinh hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết Từ chủ động có liên quan đến cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều, đặc biệt là cách sử dụng Khi dạy từ mới, giáo viên phải nêu rõ 3 yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là dạng thức (form), ngữ nghĩa (meaning), và cách sử dụng (use) Học sinh phải biết cách phát âm không chỉ từ đơn lẻ mà còn phải nhận biết và phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói và đặc biệt là biết nghĩa và cách dùng trong giao tiếp Các bước giới thiệu từ mới như sau: Chữ viết (spelling) – ngữ âm (pronunciation) – ngữ nghĩa (lexical-meaning) – hình thái ngữ pháp (grammatical form) – cách sử dụng (use)
Để dạy từ hiệu quả, học sinh dễ nhớ, phải thu hút được sự chú ý của học sinh thông qua các giáo cụ trực quan như tranh ảnh, vật thật, bảng biểu, sơ đồ, hoặc có thể vẽ trực tiếp lên bảng Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng các hành động, cử chỉ, điệu bộ hoặc thông qua các tình huống thực trong lớp hoặc ngoài lớp để chỉ ra nghĩa của từ Chú ý tiến trình dạy từ bắt đầu bằng: mắt thấy, tai nghe, miệng đọc, tay viết sau đó là sử dụng từ vào tình huống giao tiếp
Ví dụ: Unit 12: SPORTS AND PASTIMES
Lesson 1: What are they doing? (A 1 – A 2)
* Học sinh nhìn tranh, nghe giáo viên chỉ vào tranh và đọc He is swimming Giáo viên đọc nhấn mạnh từ “swim” hai hoặc ba lần – học sinh lặp lại đồng thanh theo giáo viên Giáo viên viết từ lên bảng Swim (v): bơi lội – học sinh viết từ vào tập và đọc lại từ.
Giáo viên đặt câu hỏi”What is he doing?
Học sinh trả lời cá nhân hoặc đồng thanh “He is swimming.
Giáo viên: Can you swim?
Học sinh: Yes I can swim.
Trang 9Khi dạy từ, việc luyện phát âm cho học sinh cần được quan tâm nhiều Để giúp học sinh phát âm đúng ngay từ đầu, vai trò hướng dẫn của giáo viên là rất quan trọng Giáo viên cần được trang bị những kiến thức cơ bản về ngữ âm và chuẩn bị kĩ việc phát âm các từ trong bài để làm mẫu cho học sinh Giáo viên sử dụng các chương trình trợ giảng, băng từ hoặc máy cassette để hỗ trợ giảng dạy, giúp luyện phát âm cho học sinh, nhằm tạo điểm chung giữa thầy và trò, giữa thầy và thầy (tránh trường hợp mỗi thầy một cách làm mất lòng tin của học sinh, học
ai phải theo người nấy)
Luyện phát âm được coi là một bộ phận mật thiết gắn liền với các hoạt động lời nói trong các chủ điểm khác nhau, do vậy không nên tách rời thành các mục bài tập riêng biệt Việc luyện phát âm sẽ được tiến hành phối hợp với các họat động lời nói khác như với việc dạy từ mới, dạy nghe và dạy nói
Những lỗi thường gặp của học sinh trong phát âm:
+ Không phát âm được một số âm, đặc biệt các âm không có trong tiếng Việt
+ Không phát âm hoặc nuốt phụ âm cuối của từ
+ Nhầm lẫn giữa các nguyên âm dài và nguyên âm ngắn
+ Tùy tiện thêm phụ âm vào tập hợp các phụ âm
+ Không đánh trọng âm hoặc đánh trọng âm sai trong các từ
+ Phát âm các từ tiếng Anh giống như các chữ viết theo kiểu tiếng Việt
* Giáo viên: She is doing aerobics
- aerobics – aerobics – aerobics Học sinh : - aerobics – aerobics – aerobics (in chorus)
Giáo viên: aerobics (n): môn thể dục nhịp điệu (on the board)
Học sinh : viết từ vào tập.
Giáo viên: What is she doing?
Học sinh : She is doing aerobics .
Trang 10sport s
swim
play badminton
play soccer
skip
play volleyball
go jogging
play tennis
do aerobics
Do vậy, giáo viên giúp học sinh nghe và tiếp thu mẫu phát âm càng chính xác càng tốt; cung cấp cho học sinh những nhận xét phản hồi về cách phát âm của họ; sửa chữa lỗi của học sinh
* Khi dạy từ, việc kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh là cần thiết Giáo viên biết được học sinh có nắm được ngữ âm, ngữ nghĩa và cách sử dụng của từ không qua các bài tập luyện từ mới như: Matching, odd-one-out, grouping, arrangement, blank filling, substitution, replacement, sentence making, network, what and where, rub out and remember Việc kiểm tra từ có thể thực hiện ngay sau khi dạy từ hoặc ở phần củng cố bài tùy theo từng bài hoặc tình hình ở lớp
Ví dụ: Which sports do you play?
I swim
b) Dạy ngữ pháp: Giáo viên giới thiệu bằng lời cấu trúc mới bằng cách đưa một loạt các ví dụ gắn liền trong ngữ cảnh (có thể sử dụng tranh ảnh, hình vẽ minh họa, bản thân giáo viên và học sinh hoặc bằng hành động để học sinh nhìn thấy hoặc tưởng tượng) Từ các ví dụ này các em khái quát hóa thành các qui tắc với sự gợi ý của giáo viên
Ví dụ: Unit 12: SPORTS AND PASTIMES
Lesson 1: What are they doing? (A 1 – A 2)