1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các hoạt động thích ứng về sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển trong nuôi trồng thủy sản xã hoằng châu, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa với biến đổi khí hậu

62 559 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

KHOA MÔI TRƯỜNGNGUYỄN THỊ THÚY CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỀ SINH KẾ TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN XÃ HOẰNG CHÂU, HOẰNG HÓA, THANH HÓA VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Khóa l

Trang 1

KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ THÚY

CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỀ SINH KẾ

TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN XÃ HOẰNG CHÂU, HOẰNG HÓA,

THANH HÓA VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy

Ngành: Khoa học môi trường (Chương trình đào tạo chuẩn)

Hà Nội - 2015

Trang 2

KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ THÚY

CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỀ SINH KẾ

TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN XÃ HOẰNG CHÂU, HOẰNG HÓA,

THANH HÓA VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy

Ngành: Khoa học môi trường (Chương trình đào tạo chuẩn)

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Lưu Đức Hải

Hà Nội – 2015

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu 2

4 Cấu trúc khóa luận 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu 3

1.1.1 Một số thuật ngữ, khái niệm về biến đổi khí hậu 3

1.1.2 Biểu hiện của BĐKH 3

1.1.3 Nguyên nhân gây BĐKH 4

1.1.4 Tác động của BĐKH đối với vùng ven biển 5

1.2 Tổng quan về sinh kế bền vững 6

1.2.1 Khái niệm về sinh kế 6

1.2.2 Tính bền vững của sinh kế 7

1.2.3 Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế 8

1.2.4 Các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững 8

1.3 Khả năng bị tổn thương về sinh kế của dân cư ven biển trước tác động của BĐKH 10

1.3.1 Khái niệm về khả năng bị tổn thương 10

1.3.2 Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH 11

1.3.3 Năng lực thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH 11

1.4 Tổng quan về vùng nghiên cứu 12

1.4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường 12

1.4.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 14

1.5 Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại địa phương 19

1.6 Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ở xã 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.2 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu 25

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 25

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 27

Trang 4

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

3.1 Thực trạng sinh kế của cộng đồng cư dân được khảo sát 28

3.1.1 Vốn con người 28

3.1.2 Vốn tự nhiên 28

3.1.3 Vốn vật chất 29

3.1.4 Vốn tài chính 29

3.1.5 Vốn xã hội 29

3.2 Nhận thức của cộng đồng cư dân nuôi trồng thủy sản được khảo sát về BĐKH 31

3.3 Các hoạt động thích ứng về sinh kế với BĐKH của cộng đồng dân cư xã Hoằng Châu trong nuôi trồng thủy sản 33

3.3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn lựa chọn các giải pháp 33

3.3.2 Các hoạt động thích ứng về sinh kế trong NTTS của người dân xã Hoằng Châu 35

3.3.3 Một số đánh giá về các hoạt động thích ứng về sinh kế trong NTTS trước tác động của BĐKH của cư dân xã Hoằng Châu 37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Tình hình khai thác thủy sản năm 2009, 2010 14

Bảng 2 Tình hình nuôi trồng thủy sản qua các năm 15

Bảng 3 Tình hình dân số trên địa bàn xã Hoằng Châu năm 2010 16

Bảng 4 Diễn biến lao động xã Hoằng Châu qua các năm 17

Bảng 5 Số đợt rét đậm tại Thanh Hóa 2008 -2011 20

Bảng 6 Số đợt nắng nóng tại Thanh Hóa 21

Bảng 7 Lụt tiểu mãn tại Thanh Hóa từ năm 2008 – 2012 22

Bảng 8 Phân tích các nguồn lực sinh kế trong NTTS xã Hoằng Châu 30

Bảng 9 Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH của nhân dân địa phương 31

Bảng 10 Các biểu hiện bất thường về thời tiết ở địa phương 32

Bảng 11 Mức độ tác động của BĐKH đến thu nhập của người dân 32

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1 Thời gian xuất hiện các yếu tố bất thường 19

Hình 2 Nhiệt độ trung bình tháng ở Thanh Hóa 20

Hình 3 Lượng mưa trung bình tháng ở Thanh Hóa 22

Hình 4 Tỷ lệ thiệt hại nuôi tôm sú do dịch bệnh qua các năm 23

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

CTMTQG Chương trình môi trường quốc gia

IPCC Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

NTTS Nuôi trồng thủy sản

QLNN Quản lý nhà nước

UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc

UNFCCC Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

WMO Tổ chức khí tượng thế giới

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả Quý Thầy cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường đại học Khoa học Tự nhiên Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn các Thầy cô – Những nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức ngành Môi trường cho tác giả trong những năm tháng qua.

Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn Phó giáo sư, Tiến sĩ Lưu Đức Hải đã dành thời gian hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ tác giả hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.

Xin gửi tới các anh chị trong Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân xã Hoằng Châu lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo moi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khu vực NTTS xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa nằm ở hạlưu sông Mã phần tiếp giáp với Biển Đông và là nơi có đặc điểm về thủy văn, khíhậu, địa hình phức tạp Đây là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các loại hình thiên tai(bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, xói lở bờ do thay đổi dòng chảy, rét đậm réthại kéo dài…) với tần suất và cường độ cao hơn các địa phương khác ở khu vựcBắc Bộ

Nghề nuôi trồng thủy sản tại xã Hoằng Châu bắt đầu từ những năm 1990 vớikhoảng 10 hộ Hiện nay, tại đây đã hình thành 5 tổ nuôi trồng thủy sản với sự thamgia của 137 hộ dân Phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh và quảng canh cải tiến(thả nuôi giống nhân tạo và cho ăn bổ sung bằng thức ăn công nghiệp Như vậy,hình thức nuôi vẫn phụ thuộc vào tự nhiên cho nên phát sinh nhiều rủi ro như: (i)dịch bệnh; (ii) khó kiểm soát chất lượng môi trường ao nuôi, vùng nuôi; (iii) lợinhuận của người nuôi thủy sản thấp…

Những năm vừa qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu thể hiện qua nhiềuhình thức như: rét đậm, rét hại kéo dài; lũ tiểu mãn; nắng nóng,… đã ảnh hưởngtrực tiếp tới nghề NTTS của các hộ dân tại xã Hoằng Châu Năm 2008 – 2009, thiệthại do dịch bệnh, lũ lụt nắng nóng xảy ra trong NTTS đã làm giảm 75 – 80% sảnlượng thu hoạch Nguồn lợi thủy sản tự nhiên cũng suy giảm tới 60 – 70%

Xuất phát từ các lý do trên nên tôi chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Các hoạt động thích ứng về sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển trong nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa với biến đổi khí hậu”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu nhận thức và các cách tiếp cận thông tin của cư dân ven biển đốivới BĐKH

- Tìm hiểu các biểu hiện và mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến nuôi trồng thủysản của xã

Trang 9

- Phân tích các nguồn lực sinh kế (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất,nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người) của cư dân ven biển xãHoằng Châu Từ đó, sẽ tìm ra thuận lợi và khó khăn về sinh kế trước tác động củaBĐKH trong ngành nuôi trồng thủy sản.

- Tìm hiểu các hoạt động thích ứng với BĐKH trong NTTS mà cư dân venbiển xã Hoằng Châu đã và đang thực hiện

- Trên cơ sở khái quát và định tính những ảnh hưởng của BĐKH lên sinh kếcủa cư dân ven biển xã Hoằng Châu, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giúpcộng đồng dân cư ven biển có những giải pháp ứng phó với BĐKH trong NTTS

3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

Ý nghĩa lý luận

- Cung cấp phương pháp luận cần thiết trong nghiên cứu ảnh hưởng củaBĐKH lên sinh kế, đồng thời có thể mở rộng để nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKHlên các thành phần hay đối tượng khác

- Góp phần cung cấp tư liệu tham khảo trong đào tạo, tập huấn cũng như chocác nghiên cứu tiếp theo

- Mở ra một hướng nghiên cứu mới về thay đổi sinh kế cộng đồng trong bốicảnh BĐKH toàn cầu

- Có thể áp dụng hướng nghiên cứu này để nhân rộng và nghiên cứu đối vớicác vùng hay địa phương khác nhau Do đó góp phần hoàn thiên thêm phương phápluận nghiên cứu tác động của BĐKH trong CTMTQG ứng phó với BĐKH

4 Cấu trúc khóa luận

Khóa luận gồm 3 phần: phần mở đầu, nội dung và kết luận Trong đó, phầnnội dung được chia làm 3 chương:

Trang 10

Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu

1.1.1 Một số thuật ngữ, khái niệm về biến đổi khí hậu

Theo điều 1, điểm 2 của Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH(UNFCCC) năm 1992, biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động củacon người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khíquyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong nhữngthời kỳ có thể so sánh được (United Nations, 1992)

Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, cóthể được nhận biết thông qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của cácthuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷhoặc dài hơn Nói cách khác nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu làđiều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷhoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi về trạng thái cân bằng này sang trạng tháicân bằng khác của hệ thống khí hậu

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008) định nghĩa biến đổi khí hậu “là sự biếnđổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy trìtrong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”

Theo quan điểm của tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự vậnđộng bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trongmối quan hệ tương tác giữa các thành phần dưới tác động của ngoại lực hoặc dohoạt động của con người

Sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậuduy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập niên hoặc dài hơn BĐKH

có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc dotác động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác

Trang 12

Các biểu hiện của BĐKH bao gồm (IPCC, 2007)

- Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển toàn cầu

- Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan

- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển

- Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của Trái đất

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trìnhtuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phầncủa thủy quyển, sinh quyển, địa quyển

Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển dângthường được coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu

1.1.3 Nguyên nhân gây BĐKH

BĐKH là do nồng độ của khí nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao,làm cho trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên Nhiệt độ Trái đất nónglên tạo ra các biến đổi đối với các vấn đề thời tiết hiện nay Theo báo cáo mới nhấtcủa Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng BĐKH 90% là do con người gây

ra, 10% là do tự nhiên [3]

1.1.3.1 Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người làm gia tăng khí thải

BĐKH có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng quan tâm và cần hạn chế lànguyên nhân do hoạt động của con người gây ra Đó là sự tăng nồng độ các khí nhàkính trong khí quyển dẫn đến hiện tượng gia tăng hiệu ứng nhà kính Đặc biệt quantrọng là khí cácbon điôxit (CO2) được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nguyênliệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên ), phá rừng và chuyển đổi sử dụngchất thải vào khí quyển [3]

Theo báo cáo lần thứ tư của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007),hàm lượng khí CO2 trong khí quyển năm 2005 đã vượt xa mức tự nhiên trongkhoảng 650.000 năm qua (180 – 280ppm) và đạt 379ppm (tăng gần 35%) Lượngphát thải khí CO2 từ sử dụng nhiên liệu ,hóa thạch đã tăng trung bình từ 6,4 tỷ tấncacbon mỗi năm (trong những năm 1990) đến 7,2 tỷ tấn cacbon mỗi năm (trong thời

kỳ 2000 – 2005) Trong việc đánh giá hiệu ứng của khí nhà kính, có hai vấn đề rấtđáng lưu ý là hàm lượng khí mê tan (CH4) trong khí quyển đã tăng từ 715ppb (trongthời kỳ tiền công nghiệp) lên 1.732ppb trong những năm đầu thập niên 90 và đạt1.744ppb năm 2005 (tăng gần 148%) Hàm lượng khí đi nitơ oxit (N2O) trong khí

Trang 13

quyển đã tăng từ 270ppb (trong thời kỳ tiền công nghiệp) lên 319ppb vào năm 2005(tăng khoảng 18%) Các khí mê tan và đi nitơ oxit tăng chủ yếu từ sản xuất nôngnghiệp, đốt nguyên liệu hóa thạch, chôn lấp rác thải [3]

Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải 70 – 90% lượng CO2 vào khíquyển, năng lượng hóa thạch được sử dụng trong giao thông vận tải, chế tạo cácthiết bị điện như: tủ lạnh, hệ thống điều hòa nóng lạnh và các ứng dụng khác, lượngphát thải CO2 tăng còn do hoạt động nông nghiệp và khai thác rừng (kể cả cháyrừng), khai hoang và công nghiệp Tóm lại, tiêu thụ năng lượng do đốt các nhiênliệu hóa thạch đóng góp gần một nửa (46%) vào tiềm năng nóng lên toàn cầu Phárừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18% và hoạt động nông nghiệp tạo ra khoảng 9%tổng số các khí thải, gây ra lượng bức xạ cưỡng bức làm nóng lên toàn cầu đây lànhững nguyên nhân dẫn đến BĐKH do hoạt động của con người gây nên [3]

1.1.3.2 Sự biến đổi của tự nhiên

Nhiều quá trình trong và ngoài khí quyển được cho là có khả năng là nhữngnguyên nhân của những biến đổi của khí hậu Trong quá khứ, khí hậu Trái đất đãnhiều lần biến đổi do tự nhiên Những thời kỳ băng hà xen lẫn những thời kỳ ấm lêncủa Trái đất đã từng xảy ra cách đây vài triệu năm Thời kỳ băng hà cuối cùng xảy

ra khoảng 18.000 năm trước Công nguyên Trong thời kỳ này, băng bao phủ phầnlớn Bắc Mỹ, Bắc Âu và Bắc Á Mực nước biển trung bình thấp hơn hiện nay tới120m Thời kỳ băng hà này kết thúc khoảng 10.000 – 15.000 năm trước Côngnguyên Thời kỳ tiểu băng hà gần đây nhất, xảy ra ở châu Âu vào giữa thế kỷ 16đến giữa thế kỷ 19

BĐKH hiện nay tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu bắt đầu xảy ra từ giữa thế kỷ

19 Trong khoảng hơn 100 năm qua (1906 – 2005) nhiệt độ trung bình toàn cầu đãtăng lên khoảng 0,7oC Thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ qua.Trong 11 năm (1995 – 2006) là những năm nóng nhất từ khi có số liệu đo bằngcông cụ hiện đại Do nóng lên toàn cầu băng tuyết của các vùng cực của Trái đất vàtrên núi cao tan ra, nước của các đại dương ấm lên và giãn nở ra, làm mực nướcbiển trung bình toàn cầu dâng lên trung bình 0,17m trong thế kỷ 20 Các thiên tainhư mưa lớn, bão, lũ lụt, lũ quét, nắng nóng, hạn hán, lốc xảy ra nhiều hơn, mạnhhơn, dị thường hơn Số ngày lạnh, đêm lạnh, băng giá ít hơn Hiện tượng El Ninoxảy ra nhiều hơn, kéo dài hơn và mạnh hơn Ngập lụt, xói lở bờ biển, xâm nhậpmặn, sạt lở đất xảy ra nhiều và mạnh mẽ hơn trước Đây là những ảnh hưởng doBĐKH gây ra, những ảnh hưởng này tác động rất lớn đến mọi mặt sự sống xã hội

Trang 14

Vì vậy các địa phương, các cấp, các ngành cần phải tập trung ứng phó và tìm giảipháp hạn chế thiệt hại do BĐKH gây ra [3].

1.1.4 Tác động của BĐKH đối với vùng ven biển

Những ảnh hưởng chính của BĐKH lên vùng ven biển, bao gồm sự gia tăngmực nước biển, sự thay đổi nhiệt độ bề mặt nước biển, sự gia tăng tần suất các hiệntượng thời tiết cực đoan, sự thay đổi lượng mưa và hiện tượng axit hóa địa dươngđang đặt ra những mối đe dọa nghiêm trọng đến các quốc gia có mức độ tập trungcao về dân số và các hoạt động kinh tế ở khu vực ven biển

Nhìn chung, BĐKH sẽ gây ảnh hưởng lên vùng ven biển trên 2 phương diệnchính: hệ sinh thái ven biển và các hoạt động kinh tế xã hội của con người

Tác động của BĐKH lên các hệ sinh thái ven biển

Các hệ sinh thái ven biển bao gồm rừng ngập mặn, rạn san hô, cửa sông,thảm cỏ biển và cồn cát là những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao và cónhững chức năng sinh thái vô cùng quan trọng đối với con người BĐKH sẽ ảnhhưởng đến sức khỏe, chức năng và năng suât của các hệ sinh thái ven biển Hệ quảchung là sự phân bố, tính đa dạng sinh và năng suất của các hệ sinh thái biển sẽ bịsuy giảm Khi những chức năng sinh thái này bị suy giảm, các HST ven biển trởnên bị suy yếu và ít có khả năng phục hồi trước những tác động ngày càng tăng củaBĐKH [4]

Tác động của BĐKH lên các hoạt động kinh tế xã hội của con người

Sự suy giảm các chức năng sinh thái của các hệ sinh thái biển sẽ gây ranhững ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, các hoạt động kinh tế xã hội và phúclợi của hàng tỷ người dân ven biển phụ thuộc nhiều vào các hàng hóa và dịch vụ

mà các hệ sinh thái này cung cấp Ví dụ, sự tẩy trắng san hô và thay đổi thời tiết sẽảnh hưởng đến sự phân bố, tính đa dạng và trữ lượng của nguồn lợi thủy sản, từ đó

sẽ ảnh hưởng đến ngư trường đánh bắt và sản lượng đánh bắt của người dân Tìnhtrạng xâm nhập mặn vào các tầng nước ngầm ven biển một mặt gây ảnh hưởng đếnhoạt động nông nghiệp (do đất nông nghiệp bị nhiễm mặn), mặt khác gây ảnhhưởng đến hoạt động nuôi trồng (do môi trường sống của các hệ sinh thái cửa sôngtrở nên lợ hơn) Nhìn chung, hầy hết các hoạt động kinh tế - xã hội của con ngườiđều chịu ảnh hưởng bởi BĐKH [3]

1.2 Tổng quan về sinh kế bền vững

1.2.1 Khái niệm về sinh kế

Trang 15

Theo Chambersand Conway, “một sinh kế gồm những khả năng, tài sản (cácnguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một kế sinh nhai Mộtsinh kế là bền vững khi nó (i) có thể đối phó và phục hồi được từ những tác độngđột ngột, (ii) duy trì hoặc làm tăng các khả năng và tài sản, và (iii) cung cấp những

cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ mai sau”

Con người được xem là trọng tâm của một mô hình sinh kế với các tàisản của họ được gắn vào sinh kế đó Vì vậy, để phân tích mô hình sinh kế củamột hộ gia đình hay một cộng đồng cần xem xét khả năng về các tài sản của

họ, bao gồm:

- Vốn tự nhiên: là nền tảng các nguồn lực tự nhiên của cộng đồng/hộ,

bao gồm: đất, rừng, nước, khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác Vốn

tự nhiên cung cấp các tài sản mà cộng đồng/hộ có thể sử dụng cho mục đíchriêng của họ

- Vốn tài chính: gồm các khoản tiết kiệm, tín dụng, tiền mặt, vay nợ và

các tài sản khác có khả năng lưu thông và kể cả khả năng tiếp cận đến cácnguồn vốn tài chính

- Vốn vật chất: gồm máy móc và các công cụ được sử dụng cho các hoạt

động sản xuất Đối với người nghèo nông thôn nói chung và ven biển nóiriêng, vốn vật chất của họ thường dễ bị tổn thương nhất trước tác động từ bênngoài như thiên tai, bão lũ…

- Vốn con người: là khả năng của mỗi cá nhân bao gồm học vấn, kỹ

năng, khả năng lãnh đạo, sự sáng tạo, sức khỏe,… và thường là tài sản có giátrị nhất của mỗi cá nhân

- Vốn xã hội: là các mạng lưới xã hội tạo nên vốn xã hội của một cộng

đồng Vốn xã hội và các thành phần của nó là nền tảng của một xã hội dân sựnăng động và hiệu quả

1.2.2 Tính bền vững của sinh kế

Chambers và Conway (1992) đánh giá tính bền vững của sinh kế trên hai

phương diện: bền vững về môi trường (đề cập đến khả năng của sinh kế trongviệc bảo tồn hoặc tăng cường các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt cho các thế hệtương lai) và bền vững về xã hội (đề cập đến khả năng của sinh kế trong việcgiải quyết những căng thẳng và đột biến) Sau này, Scoones (1998), Ashley, C

và Carney, D (1999), DIFD (2001) và Solesbury (2003) đã phát triển tính bềnvững của sinh kế trên cả phương diện kinh tế và thể chế và đi đến thống nhấtđánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi

Trang 16

trường và thể chế.

- Một sinh kế được coi là bền vững về kinh tế khi nó đạt được và duy trì

một phúc lợi kinh tế cơ bản và mức phúc lợi kinh tế này có thể khác nhau giữacác khu vực

- Tính bền vững về xã hội của sinh kế đạt được khi sự phân biệt xã hội

được giảm thiểu và công bằng xã hội được tối đa

- Tính bền vững về môi trường đề cập đến việc duy trì hoặc tăng cường

năng suất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ tương lai

- Một sinh kế có tính bền vững về thể chế khi các cấu trúc hoặc quy trình

hiện hành có khả năng thực hiên chức năng của chúng một cách liên tục và ổnđịnh theo thời gian để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động sinh kế

Theo các tác giả trên, cả 4 phương diện này đều có vai trò quan trọng nhưnhau và cần tìm ra một sự cân bằng tối ưu cho cả 4 phương diện Cũng trênquan điểm đó, một sinh kế bền vững khi: (i) có khả năng thích ứng và phục hồitrước những cú sốc hoặc đột biến từ bên ngoài: (ii) không phụ thuộc vào sự hỗtrợ từ bên ngoài; (iii) duy trì được năng suất dài hạn của các nguồn tài nguyênthiên nhiên; (iv) không làm phương hại đến các sinh kế khác

1.2.3 Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế

Các nghiên cứu của Scoones (1998) và DFID (2001) đều thống nhất đưa

ra một số tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh

tế, xã hộ, môi trường và thể chế

- Bền vững về kinh tế: được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu

nhập của hộ gia đình

- Bền vững về xã hội: được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: tạo

thêm việc làm, giảm đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực

- Bền vững về môi trường: được đánh giá thông qua việc sử dụng bền

vững hơn các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, tài nguyên thủy sản), khônggây hủy hoại môi trường (như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường)

- Bền vững về thể chế: được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: hệ

thống pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, quy trình hoạch định chínhsách có sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công vàkhu vực tư hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra môi trường thuận lợi về thể chế

và chính sách để giúp các sinh kế được cải thiện liên tục theo thời gian

1.2.4 Các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững

Về cơ bản, các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của

Trang 17

5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) hoạt động sinhkế; (iii) kết quả sinh kế; (iv) thể chế và chính sách và (v) bối cảnh bên ngoài.

- Nguồn lực sinh kế: Khả năng tiếp cận của con người đối với các nguồn lực

sinh kế được coi là yếu tố trọng tâm trong cách tiếp cận sinh kế bền vững Có 5loại nguồn lực sinh kế:

+ Nguồn lực tự nhiên: bao gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường

tự nhiên mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế Tàinguyên thiên nhiên rất quan trọng vì đó là môi trường sống và các hoạt động sinh

kế như trồng trọt, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, làm muối và các dịch vụ phát sinhnhư khai thác du lịch đều dực trên tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất, rừng,biển, tài nguyên hoang dã, đa dạng sinh học các nguồn tài nguyên môi trường vàchất lượng của chúng đều là vốn tự nhiên

+ Nguồn lực vật chất: là các cơ sở hạ tầng cơ bản (giao thông, nhà ở, nước,

điện, năng lượng và thông tin liên lạc) và trang thiết bị sản xuất, cho phép ngườidân theo đuổi sinh kế của họ

Đối với sinh kế bền vững cần thiết có: đường giao thông thuận lợi và vận tảihợp lý; cung cấp đủ nước; giá cả năng lượng phải chăng; tiếp cận hệ thông tin liênlạc; vệ sinh môi trường sạch sẽ; có nhà cửa kiên cố và nơi trú ẩn an toàn

+ Nguồn lực tài chính: bao gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người sử

dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt,trang sức, các khoản vay, các khoản thu nhập…

+ Nguồn lực con người: bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả

năng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục giúp con người thực hiên các hoạtđộng sinh kế khác nhau và đạt được các kết quả sinh kế mong muốn

+ Nguaồn lực xã hội: là các nguồn lực xã hội mà người dân dựa vào theo

đuổi các mục tiêu sinh kế của họ Vốn xã hội là các quan hệ xã hội, các mạng lướiquan hệ, lòng tin, nhóm hay hiệp hội hoặc là người bảo trợ/ khách hàng, thànhviên của nhóm theo các thỏa thuận lợi ích giữa các cá nhân với lợi ích chung, cácmối quan hệ của lòng tin, tiếp cận với các tổ chức rộng lớn hơn của xã hội

- Chiến lược sinh kế

Chiến lược sinh kế là cách mà hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế cósẵn để kiếm sống và đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống Các chiến lược sinh

kế bao gồm các hoạt động ứng phó với các cú sốc hay quản lý rủi ro (như dự trữ

Trang 18

lương thực hay tiền nong phòng mất mùa, thất thu) Nó có thể mang lại kết quả tốt,giúp hộ gia đình tăng khả năng chống chịu hoặc mang lại kết quả xấu, làm hộ giađình mất dần tài sản.

- Bối cảnh bên ngoài

Bối cảnh bên ngoài là môi trường bên ngoài mà con người sinh sống Sinh kếcủa người dân và nguồn lực sinh kế của họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi 3 yếu tố:các xu hướng, các cú sốc và biến động mùa

+ Các xu hướng bên ngoài bao gồm: xu hướng về gia tăng dân số, di cư, quy

mô ngành nghề, tỷ lệ % của người sở hữu đất/không có đất, xu thế về môi trườngnhư BĐKH…

+ Các cú sốc bao gồm: thảm học thiên tai (hạn hán, lũ lụt,…), mất mùa, dịchbệnh, cú sốc về kinh tế (đột biến về giá cả, thất nghiệp…)

+ Biến động mùa: các thay đổi theo mùa trong giá cả, sản lượng, nguồn thựcphẩm sẵn có, cơ hội việc làm và sức khỏe

- Thể chế, chính sách

Chính sách và thể chế các cấp (quy định, luật lệ, chính sách, phong tục,quyền sở hữu, công dụng truyền thống; các tổ chức (hiệp hội, tổ chức phi chínhphủ, cơ quan Quốc gia); thị trường, văn hóa, cách ứng xử nằm trong chính sách,thể chế sinh kế

- Kết quả sinh kế

Kết quả của sinh kế bền vững là tăng thêm thu nhập, ổn định thu nhập, tăngmức độ hài lòng, giảm tổn thương, cải thiện an ninh lương thực, sử dụng bền vữngtài nguyên thiên nhiên

1.3 Khả năng bị tổn thương về sinh kế của dân cư ven biển trước tác động của BĐKH

1.3.1 Khái niệm về khả năng bị tổn thương

Khả năng bị tổn thương thường được đề cập đến trong mối liên hệ với nhữngthảm họa tự nhiên và năng lực của cá nhân hoặc các nhóm xã hội trong việc đươngđầu với những thảm họa này Trong bối cảnh BĐKH, khả năng bị tổn thương là

“mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, kinh tế, xã hội) có thể bị tổn thương do BĐKH,hoặc không có khả năng thích ứng trước những tác động bất lợi của BĐKH”

Khả năng bị tổn thương của con người trước tác động của BĐKH phụ thuộcvào 4 yếu tố sau:

Trang 19

- Bản chất và độ lớn của BĐKH.

- Mức độ phụ thuộc của con người vào các nguồn lực nhạy cảm với BĐKH

(bao gồm nguồn lực tự nhiên, vật chất, tài chính, con người và xã hội)

- Mức độ nhạy cảm của các nguồn lực này trước tác động của BĐKH

- Năng lực thích ứng của những con người trước những thay đổi của các

nguồn lực nhạy cảm với BĐKH

Khả năng bị tổn thương trước tác động của BĐKH của các nhóm đối tượng vàcác khu vực khác nhau trên thế giới là không giống nhau Ngay cả trong phạm vimột quốc gia, sự khác biệt giữa các vùng và sự bất bình đẳng giữa các nhóm kinh tế

xã hội khác nhau cũng sẽ làm cho các đối tượng này bị tổn thương không giốngnhau trước tác động của BĐKH

1.3.2 Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH

Trong các nguồn lực sinh kế, nguồn lực tự nhiên đóng vai trò rất quan trọngđối với người nghèo và những người dễ bị tổn thương Người nghèo là những ngườiphụ thuộc nhiều vào các dịch vụ của hệ sinh thái và do đó họ sẽ là đối tượng dễ bịảnh hưởng nặng nề nhất khi các điều kiện môi trường gây ảnh hưởng đến sinh kếcủa họ trong tương lai

BĐKH gây tổn thương lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm với khíhậu là đất và nguồn nước Ngoài ra, BĐKH cũng gây ra những ảnh hưởng lênnguồn lực vật chất (cơ sở hạ tầng hiện tại: hệ thống đê, thủy lợi, đường xá ) Nhữngtác động của BĐKH lên những nguồn lực sinh kế này sẽ làm ảnh hưởng đến việclựa chọn các hoạt động sinh kế và đạt được các kết quả sinh kế của các hộ gia đình.Nhìn chung, BĐKH gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân nông thôn nói chung

và vùng biển nói riêng trên một số sinh kế chính như sản xuất nông nghiệp, đánhbắt và nuôi trồng thủy sản – những sinh kế mà người nghèo chủ yếu dựa vào cácnguồn lực tự nhiên để thực hiện các hoạt động sinh kế

1.3.3 Năng lực thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH

Năng lực thích ứng (adaptive capacity) thường được xem xét trong bối cảnhthay đổi về môi trường để gắn kết giữa năng lực thích ứng với những vấn đề vềquản trị môi trường Gần đây, năng lực thích ứng được xem xét trong bối cảnh

Trang 20

BĐKH toàn cầu Năng lực thích ứng với BĐKH được định nghĩa theo nhiều cáchkhác nhau

- IPCC định nghĩa năng lực thích ứng là “khả năng tự điều chỉnh của một hệthống trước sự biến đổi của khí hậu để làm giảm nhẹ các thiệt hại tiềm tàng, tậndụng các cơ hội, hoặc đương đầu với các hậu quả”

- Theo định nghĩa của Bộ tài nguyên và môi trường, năng lực thích ứng vớiBĐKH là “sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặcmôi trường thay đổi nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổicủa khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại”

- USAID cho rằng năng lực thích ứng với BĐKH là “năng lực của xã hội đểthay đổi theo cách làm cho xã hội được trang bị tốt hơn để có thể quản lý những rủi

ro hoặc nhạy cảm từ những ảnh hưởng của BĐKH” Một xã hội có năng lực thíchứng tốt sẽ có khả năng phục hồi trước những căng thẳng hoặc đột biến từ bên ngoài

Như vậy, có thể thấy rằng, năng lực thích ứng với BĐKH phản ánh khả năngcủa một hệ thống hoặc xã hội trong việc điều chỉnh hoặc ứng phó với BĐKH nhằmđạt được 3 mục tiêu: (i) giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH gây ra, (ii) giảmnhẹ các thiệt hại có thể xảy ra và (iii) tận dụng các cơ hội mới do BĐKH mang lại

1.4 Tổng quan về vùng nghiên cứu

1.4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường

1.4.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Vị trí địa lý: Xã Hoằng Châu nằm ở phía Đông Nam huyện Hoằng Hóa cách

trung tâm huyện khoảng 10 km Là xã có các đường giao thông thủy bộ thuận lợi.Đường thủy sông Mã xuôi ra cửa biển, đường bộ có các đường liên xã, liên thôn.Mạng lưới giao thông thuận lợi cho xã trong việc giao lưu kinh tế xã hội với cácmiền vùng trong huyện và trong cả nước

Trung tâm xã hiện nay có tọa độ địa lý vuông góc theo hệ thống bản đồ VN

2000 [5]:

- Tọa độ trục X: 591.452,49

- Tọa độ trục Y: 2188.511,23

Trang 21

Xã Hoằng Châu có ranh giới tiếp giáp sau:

- Phía Bắc giáp xã Hoằng Phong, Hoằng Thành, Hoằng Trạch.

- Phía Nam giáp huyện Quảng Xương

- Phía Tây giáp xã Hoằng Tân, Hoằng Trạch.

- Phía Đông giáp xã Hoằng Phụ.

Địa hình: nhìn chung tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc thâm canh các

loại cây trồng và nuôi trồng thủy sản, xây dựng các hệ thống kênh mương, giaothông và các công trình xây dựng khác, cũng như bố trí các khu dân cư,…

1.4.1.2 Khí hậu

Theo phần thứ I, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của báo cáo thuyết minhquy hoạch sử dung đất, khí hậu Hoằng Châu có những đặc điểm sau [6]:

Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm là 8.5000C - 8.6000C, biên độ năm là 12 –

130C, biên độ ngày là 6 – 70 C Những tháng có nhiệt độ cao là từ tháng 5 đến tháng

9, bình quân từ 28 - 290C Ngày có nhiệt độ tuyệt đối cao nhất chưa quá 410C.Những tháng có nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, bình quân từ

16 - 170C Ngày có nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 50C

Mưa: tổng lượng mưa trong năm từ 1900 mm – 2000 mm, riêng mùa mưa

từ tháng 6 đến tháng 10 chiếm khoảng 80%, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng

11 Tháng 7, 8, 9 có lượng mua lớn nhất trong năm, xấp xỉ 350 mm/tháng Tháng 12đến tháng 2 năm sau, lượng mưa chỉ đạt khoảng 20 – 30 mm/tháng

Độ ẩm không khí: trung bình trong năm 80 – 86%, các tháng 2, 3, 4 có độ

ẩm xấp xỉ 90%

Gió: thông thường có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa

Đông Bắc Tốc độ gió trung bình từ 1,8 – 2,2 m/s Ngoài ra còn có bão thường xuấthiện vào tháng 6 đến tháng 9 ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe conngười

1.4.1.3 Thủy văn

Xã Hoằng Châu nằm trong vùng đồng bằng ven biển, có hệ thống sông

Mã chạy theo một phần về phía Đông và phía Nam của xã Về mùa mưa bão, những

Trang 22

vùng trũng lúa và bãi ven sông về mùa mưa nước từ trên nguồn đổ xuống nướcdâng cao nước sông tiêu chậm gây thiệt hại đến mùa màng.

1.4.1.4 Các nguồn tài nguyên

Nguồn tài nguyên đất

Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng của tỉnh Thanh Hóa năm 2000, xã HoằngChâu có diện tích tự nhiên 1079,51 ha, thuộc nhóm đất phù sa được chia ra:

- Đất phù sa Glây: diện tích 213,59 ha Đất này có thành phần cơ giới chủ yếu

thịt trung bình đến thịt nặng, các chất dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình khácây trồng chủ yếu thích nghi trồng lúa nước

- Đất phù sa biến đổi: diện tích 400,27 ha Đất này có thành phần cơ giới chủ

yếu thịt nhẹ đến thịt trung bình Các chất dinh dưỡng trong đất đạt mức trung bình,cây trồng chủ yếu là cây hàng năm, cây lâu năm và phân bố dân cư, xây dựng cáccông trình phúc lợi

- Diện tích không điều tra: diện tích 679,24 ha chủ yếu đất, ao, hồ, sông suối

và giao thông thủy lợi, đất trồng rừng ngập mặn

Nguồn tài nguyên nước

- Nước mặt: sông Mã, hệ thống kênh mương của xã qua hệ thống bơm, ao, hồ

và nước mưa là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Nguồn tài nguyên rừng

Hiện tại rừng có 110,23 ha rừng phòng hộ chủ yếu là rừng ngập mặn Rừngphát triển tổt có tác dụng chống thiên tai, làm đẹp cảnh quan, có tác dụng cải tạomôi trường

1.4.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

1.4.2.1 Cơ cấu kinh tế

- Nông nghiệp, thủy sản: : 68%

- Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 13%

- Dịch vụ thương mại : 19%

Trang 23

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 là 13,2% Tổng thu nhập bình quân/năm

là 52,19 tỷ đồng Bình quân thu nhập trên đầu người là 6,3 triệu đồng/năm

1.4.2.2 Thực trạng phát triển các ngành

- Ngành nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp không ngừng tăng, chất lượng

sản phẩm ngày càng có giá trị

+ Trồng trọt: chủ yếu trồng lúa nước Trong những năm gần đây, nhất là năm

2010, năng suất sản lượng lương thực được nâng lên rõ rệt Tổng sản lượng lươngthực đạt 2328 tấn, bình quân đầu người đạt 280 kg/năm

+ Chăn nuôi: chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình cơ cấu đàn gia súc, gia cầm

gồm: trâu, bò, lợn, gà, vịt… Ngoài ra còn có các loại gia cầm khác nuôi tại các hộgia đình Ước tính thu nhập từ chăn nuôi 5,3 tỷ đồng/năm

+ Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản: tổng giá trị của ngành nuôi trồng và khai thác

thủy sản năm 2009 là 21.953.000.000 đồng và năm 2010 là 26.855.349.000 đồng

Về khai thác:

Bảng 1 Tình hình khai thác thủy sản năm 2009, 2010

Tổng thu nhập bình quân (triệu đồng/thuyền/năm) 70 80

(Nguồn: Báo cáo kết quả ngành thủy sản xã Hoằng Châu năm 2009, 2010)

Về nuôi trồng thủy sản

Bảng 2 Tình hình nuôi trồng thủy sản qua các năm

Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2013 Năm 2014

-(Nguồn: Báo cáo kết quả ngành thủy sản xã Hoằng Châu qua các năm)

- Ngành công nghiệp, xây dựng và ngành nghề khác

Trang 24

Là một xã có lợi thế phát triển về ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpphát triển vận tải đường thủy, đường bộ, nghề gò hàn, sửa chữa cơ khí Các nghềkhác cũng đang được phát triển như: nghề mộc, nề, may mặc và một số nghề khác.Ngoài việc giải quyết việc làm tại chỗ trong xã còn có 750 hộ lao động đi làm ăn xa.Ước tính thu nhập từ các ngành nghề này khoảng 7,5 tỷ đồng/năm.

1.4.2.3 Dân cư, dân số, lao động và mức sống

- Phân bố dân cư:

Toàn xã có 14 thôn, các thôn liên kết với nhau bằng đường liên thôn, liên xã.Dân cư được phân bố tương đối phù hợp thuận lợi cho sinh hoạt và quản lý xã hội.Trong xã được công nhận 3 làng văn hóa, 1 làng cấp tỉnh và 2 làng cấp huyện Nhândân chung sống đoàn kết, lành mạnh trong cộng đồng dân cư

- Dân số, lao động

+ Dân số

Theo số liệu thống kê, dân số xã Hoằng Châu năm 2010 là 8.224 người, tươngứng với 1.906 hộ gia đình Trong đó, nam là 4.064 người chiếm 49,4%, nữ là 4.160người chiếm 50,6% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,69%, giảm 0,09% so với năm

2005 (0,78%)

Trang 25

Bảng 3 Tình hình dân số trên địa bàn xã Hoằng Châu năm 2010

ĐVT - Số dân: Người - Cơ cấu: %

(Nguồn: Tổng hợp số liệu xã Hoằng Châu)

+ Lao động

Về lực lượng lao động: năm 2005 tổng số lao động của xã là 3.068 người, đến

năm 2010 nguồn lao động này tăng lên là 4.068 người Nguồn lao động của xã chủyếu tập trung ở nhóm ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản; sau đó là ngànhcông nghiệp – xây dựng dịch vụ - thương mại, nhưng lượng lao động này chiếm tỷ

lệ chưa cao Nhìn chung kể từ năm 2005 trở lại đây xu hướng cơ cấu lao động ở cácngành đang dần dần thay đổi Lao động thuộc nhóm ngành nông nghiệp – lâmnghiệp – thủy sản đang có chiều hướng giảm dần, song song với đó là ngành dịch

vụ - thương mại và công nghiệp – xây dựng cũng có hướng gia tăng Nguồn laođộng khối cơ quan quản lý Nhà nước chiếm một phần đáng kể (chủ yếu là giáo viên

và công chức nhà nước trên địa bàn)

Trang 26

Bảng 4 Diễn biến lao động xã Hoằng Châu qua các năm

T

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

1 Nông – lâm nghiệp – thủy sản 2.340 76,3 2.893 71,1

2 Lao động khối cơ quan

QLNN

4 Lao động chưa qua đào tạo 1.597 52,1 2.035 50,0

(Nguồn: tổng hợp số liệu tại xã Hoằng Châu)

Về trình độ lao động: đến năm 2010 lực lượng lao động chưa qua đào tạo lớn,

chủ yếu lao động thuộc nhóm ngành nông – lâm – thủy sản, lượng này chiếm khoảng50% Sau đó là lao động đã qua đào tạo nghề chiếm khoảng 25% Nguồn lao động cótrình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên cũng chiếm tỷ lệ khoảng 25% Nhìnchung về trình độ lao động, kể từ năm 2005 cho đến nay, số lượng lao động có trình độtrung cấp trở lên hằng năm tăng khá nhanh; bình quân mỗi năm lượng này tăng 50người/năm, kéo theo sự thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu lao động [5]

+ Đánh giá về đời sống dân sinh

Do sản xuất phát triển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích cựcnên đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn xã thay đổinhanh chóng, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn thiện Bìnhquân thu nhập đầu người/năm đã tăng từ 4,04 triệu đồng năm 2005 lên 10,07 triệuđồng/người vào năm 2010 Công tác chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo đã đượcquan tâm đúng mức Nhưng theo chuẩn nghèo mới năm 2010, toàn xã có 311 hộnghèo, chiếm tỷ lệ 16,5% và 171 hộ cận nghèo, chiếm 9,1% tổng số hộ toàn xã [5]

Trang 27

1.4.2.4 Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Các công trình xây dựng cơ bản hiện có

Hiện tại trong xã có các công trình xây dựng cơ bản, gồm các công trình xâydựng như: văn phòng Đảng ủy, UBND xã, trạm Y tế, nhà trẻ, trường học, bưu điệnvăn hóa xã,…Các công trình xây dựng hiện tại đang sử dụng tốt và có hiệu quả

- Hệ thống giao thông

+ Đường trục xã: tổng chiều dài là 8,0 km, trong đó có 6,72 km đã được nhựa

hóa còn 1,28 km là đường đất cần phải nâng cấp

+ Đường trục liên thôn, nội thôn, ngõ xóm: tổng chiều dài là 15,0km, trong

đó đã bê tông hóa được 6,98km, tỷ lệ cứng hóa đạt 46,5 %

+ Đường trục nội đồng: chiều dài 23,7km, toàn bộ là đường đất

- Hệ thống điện

Toàn xã có 3 trạm biến áp với tổng dung lượng các trạm là 750 KVA, đượcđặt tại các thôn 12 (320 KVA), thôn 7 (250 KVA), thôn 4 (180 KVA)

Trang 28

Hệ thống đường dây dẫn có 3,15km đường dây trung thế và 3,18 km đườngdây hạ thế Cơ bản các tuyến xây dựng đã lâu, đến nay đang bắt đầu xuống cấp,nhiếu đoạn dây cũ thường xuyên quá tải làm hao tổn điện năng Hệ thống cột điện

và đường dây đầu tư chưa được đồng bộ nên hiệu quả sử dụng điện chưa cao, điện

áp chưa được ổn định [6]

- Hệ thống cấp nước sạch

Trên địa bàn xã chưa có hệ thống cấp nước sạch, nhân dân chủ yếu dùng nướcgiếng khoan và nước giếng khơi Nguồn nước sinh hoạt được xử lý qua bề lọc giađình đảm bảo hợp vệ sinh Hiện tại nguồn nước ngầm chưa bị ô nhiễm [6]

- Môi trường

Công tác môi trường trên địa bàn xã luôn được quan tâm chú trọng với ý thức

tự giác của mọi người dân Tuy nhiên hệ thồng thoát nước dân sinh đang tự tiêuthấm, rác thải chưa được xử lý tập trung, chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt, tìnhtrạng khai thác nước ngầm tùy tiện bằng hệ thống giếng khoan chưa được quản lýtheo quy định

1.4.2.5 Văn hóa, y tế, an ninh quốc phòng

- Văn hóa, bưu chính viễn thông

Có 1 trung tâm bưu điện văn hóa xã, toàn xã có 1213 máy điện thoại bàn,trong đó có 7 máy là máy công cộng Bước đầu đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụkhách hàng, nhân dân trong xã

Trang 29

- An ninh quốc phòng

Hàng năm trong xã tổ chức các đợt tập luyện thường xuyên cho dân quân tự

vệ, nhằm nâng cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với các tình huống gây rối trật tự ởnông thông và kịp thời ứng phó với thiên tai, bão lụt An ninh được giữ vững, quốcphòng thường xuyên được củng cố

1.5 Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại địa phương

Thanh Hóa nói chung và khu vực xã Hoằng Châu nói riêng nằm trong vùngkhí hậu nhiệt đới gió mùa, ngoài ra còn chịu gió Lào, khô nóng vào mùa hạ, thườnggây bất lợi cho sản xuất và đời sống Mưa, bão tập trung chủ yếu vào từ tháng 4đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.500mm Các hiện tượnggió lốc, mưa đá có xảy ra vào tháng 4 Nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 24,30C.Hàng năm có 9 tháng nhiệt độ trung bình trên 200C, có 3 tháng nhiệt độ dưới 200C.Tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2, sương muối thường xảy ra vào tháng 1 [1]

Hình 1 Thời gian xuất hiện các yếu tố bất thường

(Nguồn: thông qua tham vấn cộng đồng)

Trang 30

- Tăng giảm nhiệt độ

Trong các tháng từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau thường xuất hiệnnhiều đợt gió mùa Đông Bắc (3 - 4 đợt/tháng) Tốc độ gió lên đến 18 – 20m/s; rétđậm rét hại kéo dài trên 20 ngày (nhiệt độ tới thấp dưới 10oC, có ngày xuống 5oC).Mỗi đợt kéo dài 5 – 10 ngày (như các năm 1999, 2003, 2006, 2008) Năm 2011,thống kê có 40 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp tới 8 - 9oC kéo dài 30ngày (từ 4/1 đến 2/2/2011) Theo đánh giá của người dân ở khu vực này đây là đợtrét đậm rét hại kéo dài nhất từ năm 1980 trở lại đây Đầu năm 2012, liên tục xảy rarét đậm rét hại kéo dài, nhiệt độ xuống thấp dưới 10oC gây thiệt hại không nhỏ chongười NTTS [1]

Bảng 5 Số đợt rét đậm tại Thanh Hóa 2008 -2011

Năm Số đợt Thời gian Ngưỡng t 0 thấp nhất ( o C)

2008 5 đợt

Đợt 1 ( 01-03/I)Đợt 2(15 -18/I)Đợt 3 (22/I – 20/II)Đợt 4 (27 - 28/II)Đợt 5 (28 - 30/XI)

1011,86,811,611,9

2009 2 đợt Đợt 1 ( 09 - 16/I)

Đợt 2 (24 - 27/I)

8,89,8

2010 3 đợt

Đợt 1 ( 12 - 14/I)Đợt 2 (16 - 19/II)Đợt 3 (16 - 17/XII)

13,011,211,4

2011 3 đợt

Đợt 1 (06 - 16/I)Đợt 2 (11 - 15/II)Đợt 3 (07 - 31/XII)

12,912,410,0

(Nguồn: trạm khí tượng Thanh Hóa)

Trang 31

Hình 2 Nhiệt độ trung bình tháng ở Thanh Hóa

Nguồn: trung tâm KTTV

Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Thanh Hóa, biến động khá phứctạp; các tháng từ tháng 1 đến tháng 3 nhiệt độ trung bình dao động từ 16oC đến

20oC Các tháng từ tháng 5 - 8 nhiệt độ trung bình từ 28oC đến 33oC; nhiệt độ trungbình các tháng cuối năm tháng 11, tháng 12 nhiệt độ tiếp tục xuống dưới mức 20 oC

Số đợt nắng nóng kéo dài trong năm nhiệt độ thường trên 38 oC, có thời điểmlên tới 39 oC (tháng 5 năm 2010) Nhiệt độ nắng nóng theo các năm có xu hướngtăng dần, cộng với gió Lào trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Đây sẽ là một điều kiệnthời tiêt rất bất lợi đối với người nuôi trồng thủy sản

Bảng 6 Số đợt nắng nóng tại Thanh Hóa

Đợt 1 (27 – 30/V)Đợt 2 (22 – 26/VI)Đợt 3 (04 -14/VII)Đợt 4 (21- 22/VII)Đợt 5 (29 – 30/VII)

36,236,835,635,535,3

Đợt 1 ( 08 – 10/VI)Đợt 2 (18 – 25/VI)Đợt 3 (24 – 27/VII)

37,238,237,6

Đợt 1 ( 19 – 22/V)Đợt 2 (31/V – 01/VI)Đợt 3 (08 - 10/VI)Đợt 4 ( 24 – 28/VI)Đợt 5 (03– 10/VII)

39,038,038,538,438,7

(Nguồn: trạm khí tượng Thanh Hóa)

Ngày đăng: 06/11/2015, 17:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Duy Thắng và Nguyễn Xuân Mai (2011), “Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: thực trạng và giải pháp”, Xã hội học, số 4 (116), tr 54 - 61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh kế của cộng đồng ngưdân ven biển: thực trạng và giải pháp”", Xã hội học
Tác giả: Nguyễn Duy Thắng và Nguyễn Xuân Mai
Năm: 2011
3. Trần Quang Hải (2014), Biến đổi khí hậu và thay đổi sinh kế cư dân ven biển gò Công Đông, Tiền Giang, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và thay đổi sinh kế cư dân ven biểngò Công Đông, Tiền Giang
Tác giả: Trần Quang Hải
Năm: 2014
4. Trần Thọ Đạt và Võ Thị Hoài Thu (2012), Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và sinh kế venbiển
Tác giả: Trần Thọ Đạt và Võ Thị Hoài Thu
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2012
5. Ủy ban nhân dân xã Hoằng Châu, (2011), Báo cáo tóm tắt quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hoằng Châu – huyện Hoằng Hóa – tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 Khác
6. Ủy ban nhân dân xã Hoằng Châu (2012), Báo cáo thuyết minh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa năm 2011 – 2020 Khác
7. Ủy ban nhân dân xã Hoằng Châu (2013), Báo cáo tình hình phát triển KT – XH – QP – AN năm 2013, mục tiêu nhiệm vụ năm 2014 Khác
8. Ủy ban nhân dân xã Hoằng Châu (2014), Báo cáo tình hình phát triển KT – XH – QP – AN năm 2014, mục tiêu nhiệm vụ năm 2015 Khác
9. Ủy ban nhân dân xã Hoằng Châu (2014), Báo cáo công tác nuôi trồng thủy sản năm 2013, kế hoạch năm 2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w