Các hoạt động thích ứng về sinh kế trong NTTS của người dân xã Hoằng Châu

Một phần của tài liệu Các hoạt động thích ứng về sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển trong nuôi trồng thủy sản xã hoằng châu, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa với biến đổi khí hậu (Trang 41 - 43)

- Độ mặn và lượng mưa

3.3.2.Các hoạt động thích ứng về sinh kế trong NTTS của người dân xã Hoằng Châu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng sinh kế của cộng đồng cư dân được khảo sát

3.3.2.Các hoạt động thích ứng về sinh kế trong NTTS của người dân xã Hoằng Châu

Châu

Kết hợp tri thức bản địa và kiến thức khoa học trong NTTS nhằm thích ứng với BĐKH như: linh hoạt điều chỉnh mùa vụ, điều chỉnh mật độ thả, hỗ trợ kỹ thuật trong khâu chăm sóc, bổ sung thức ăn, chọn thời điểm xuống giống…Kết quả đã giúp người dân NTTS xã Hoằng Châu thích ứng được một số yếu tố thời tiết tại địa phương như: chống chịu được rét đậm, rét hại, tránh được lụt tiểu mãn và thời tiết nắng nóng kéo dài. Mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu cho người dân như giảm dịch bệnh, tăng năng suất, giảm tỷ lệ chết, giá bán cao hơn,…). Điển hình là

Nuôi xen ghép:

Là hình thức nuôi nhiều đối tượng trong một ao nuôi để tận dụng tháp năng lượng trong ao nuôi, sử dụng hiệu quả hơn nguồn thức ăn có sẵn trong ao nuôi ở các tầng nước khác nhau và ở nền đáy cao.

Đối tượng thủy sản xen ghép ở đây là: tôm sú, cua xanh, tôm rảo, cá đối, rong câu. Nuôi xen ghép giúp thích ứng tốt hơn với thời tiết và môi trường vì đa dạng loài nuôi, đồng nghĩa với an toàn hơn khi các yếu tố môi trường thay đổi, mỗi loài có một ngưỡng khác nhau nên hạn chế nguy cơ bị mất trắng (ví dụ nắng quá hay mưa quá có thể tôm sú bị chết nhưng cá đối, tôm rảo khả năng chịu tốt hơn; nhưng nếu thuận lợi thì lợi nhuận từ tôm sú lại rất cao). Nuôi xen ghép còn giúp hạn chế bệnh dịch thủy sản thông qua quan hệ địch hại – con mồi cũng như đa dạng hóa nguồn thu và tăng lợi nhuận cho người nông dân.

Gia đình anh Nguyễn Văn Đức là một trong 137 hộ dân NTTS ở xã được tham gia dự án “Xây dựng mô hình khai thác, NTTS thích ứng với BĐKH hướng tới phát triển bền vững ngành thủy sản”. Mô hình được triển khai trên diện tích mặt nước là 10 ha với hình thức nuôi tôm, kết hợp với trồng sú vẹt, nuôi xen ghép cua xanh, cá rô phi đơn tính; mật độ thả: tôm sú 5 con/m2, cua xanh 2 con/m2, cá rô phi đơn tính 1 con/m2. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống của tôm, cua, cá đạt tới 65 - 70%, tôm sú thu hoạch với kích cỡ đồng đều và đạt 20 - 25 con/kg, cua xanh 350 - 450 g/con, cá rô phi 500 - 600 g/con.Với hình thức nuôi tổng hợp tôm, cua, cá với mật độ phù hợp như trên, anh Đức thu lời từ 50 - 60 triệu đồng/ha, năng suất bình quân 1.300 kg/ha/vụ.

Nuôi lách vụ:

Điều chỉnh mùa vụ (lựa chọn thời điểm thả giống, chính vụ và thu hoạch) cho phù hợp để tránh đi những bất lợi của thời tiết hay môi trường hay một yếu tố bất lợi nào khác. Giống tôm nuôi (đối tượng nuôi chính và mẫn cảm nhất với rét và nắng nóng) trước khi thả nuôi được ương trong các bể của trại giống trước khi thả xuống ao nuôi nhằm tăng sức chống chịu và khả năng thích ứng với môi trường ngoài, giảm tỷ lệ chết… Dịch chuyển mùa vụ nuôi tránh được lũ tiểu mãn và nắng nóng kéo dài vào mùa hè, hạn chế ảnh hưởng của rét đậm – rét hại vào cuối Đông, đầu xuân

Hình thức nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Châu là quảng canh (hầu như chỉ thả giống và bảo vệ, không cho ăn) nên phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên trong khi các yếu tố thời tiết, khí hậu ngày càng diễn biến bất lợi. Trong bối cảnh đó, người dân đã thử nghiệm việc cho ăn thêm thức ăn bổ sung là thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống có kiểm soát để nâng cao khả năng chủ động của hệ thống nuôi, làm tăng khả năng chống chịu của vật nuôi đối với các diễn biến bất lợi của thời tiết. Kết quả cho thấy năng suất, tăng trưởng và hiệu quả sản xuất của các ao này cao hơn đáng kể so với các ao nuôi không hoặc rất ít cho ăn thức ăn bổ sung.

Ngoài việc thay đổi về kỹ thuật nuôi trồng để thích ứng với BĐKH, người dân ở đây còn tích cực trồng và chăm sóc rừng ngập mặn. Kết quả là các loài thủy sản nuôi ở những đầm quảng canh gần rừng ngập mặn hoặc trồng cây ngập mặn ở xung quanh bờ phát triển tốt hơn các đầm trống trải vì cây ngập mặn che bóng cho một phần đầm nên khi trời nóng nhiệt độ nước không quá cao.

Trong những năm gần đây các hộ NTTS đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xóa bỏ dần tập quán đơn lẻ, manh mún nhằm đạt năng suất chất lượng và phát triển theo hướng ổn định bền vững. Đồng hành với sự phát triển đó phải kể đến vai trò hoạt động của chi hội nghề cá xã Hoằng Châu. Chi hội Nghề cá xã Hoằng Châu được thành lập năm 2003, hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS), với 278 hội viên. Ông Nguyễn Ngọc Đức, Chi hội trưởng cho biết: Từ khi thành lập đến nay, Chi hội luôn cố gắng duy trì hoạt động, tạo lập nghề nghiệp cho tất cả hội viên. Các hoạt động chi hội đều đi vào thực tế, như các biện pháp tuyên truyền về nuôi trồng hiệu quả, hạn chế dịch bệnh, bảo vệ môi trường…, đặc biệt Chi hội còn hỗ trợ đầu ra cho các hộ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Các hoạt động thích ứng về sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển trong nuôi trồng thủy sản xã hoằng châu, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa với biến đổi khí hậu (Trang 41 - 43)