- Độ mặn và lượng mưa
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng sinh kế của cộng đồng cư dân được khảo sát
3.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn lựa chọn các giải pháp
“Cá và tôm” sinh vật sống dưới nước và là động vật biến nhiệt cho nên sự tăng, giảm nhiệt độ môi trường nước có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng, phát triển. Mỗi loài cá, tôm đều có một ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển. Nếu mức nhiệt độ vượt ngưỡng (quá thấp hoặc quá cao) là nguyên nhân trực tiếp gây chết tôm, cá nuôi.
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nẳm trong khoảng giới hạn nhất định. Ví dụ nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm sú trong khoảng 25 – 32oC, nếu nhiệt độ cao hơn 32 oC hoặc thấp hơn 25 oC thì sự phát triển của tôm sẽ bị ảnh hưởng như tôm chậm lớn.
Nhiệt độ nước trong các ao hồ NTTS phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và từng địa phương. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ. Khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxi trong nước giảm mạnh vào ban đêm do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vât thủy sinh, hoặc quá trình phân hủy chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng oxi làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn. Điều này dễ nhận thấy qua hiện tượng phú dưỡng của các ao nuôi, thủy triều đỏ và tảo chết hàng loạt của các vùng ven biển.
Khi nhiệt độ tăng lên làm tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ có trong nền đáy ao, tạo môi trường giàu “dinh dưỡng” (phú dưỡng), làm tăng mật độ sinh vật phù du trong nước dẫn dến giảm lượng oxi hòa tan trong nước ao nuôi vào ban đêm và buổi sáng. Nếu nhiệt độ xuống thấp kéo dài dẫn đến quá trình trao đổi chất chậm lại làm giảm khả năng lớn của thủy sản nuôi.
Thay đổi nhiệt độ còn tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đối tượng nuôi. Nhiều tác nhân gây bệnh tồn tại trong môi trường nước nuôi ở dạng tiềm ẩn. Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại. Bệnh dịch trên cá, tôm ở các tỉnh thuộc Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng có liên quan đến việc thay đổi môi trường nuôi do biến động nhiệt độ quá ngưỡng thích hợp của đối tượng nuôi. Trong những năm gần đây do môi trường nuôi bị suy thoái
kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết đã gây ra hiện tượng tôm sú chết hàng loạt ở hầu hết các tỉnh, như bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, bệnh do vius (MBV, HPV và WP). Các bệnh này thông thường xảy ra và lan truyền rất nhanh và rộng, khó chữa nên mức độ gây rủi ro lớn.
Yếu tố mùa vụ (thời điểm thả giống) có tác động trực tiếp đến kết quả NTTS. Việc người nuôi thả giống sớm hoặc muộn đều có những bất lợi như gặp lũ tiểu mãn, nắng nóng hay rét đậm, rét hại kéo dài, các yếu tố này làm giảm khả năng tăng trưởng của đối tượng nuôi suy giảm dưới tác động của các yếu tố thời tiết bất lợi cộng với sự tấn công của tác nhân gây bệnh sẽ gây hiện tượng bệnh dịch và chết hàng loạt.
Nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công cho phát triển NTTS. Hiện tượng nắng nóng kéo dài đã àm cạn kiệt nguồn nước ngọt, làm tăng mức độ bốc hơi nước trong các ao nuôi. Nhiều ao nuôi tôm cá đã bị bỏ hoang vì không có nước để cung cấp trong quá trình nuôi. Một số ao nuôi chưa đến thời gian thu hoạch đã bị cạn kiệt nguồn nước trong ao, nên người dân phải thu hoạch sớm hoặc bỏ nuôi. Tôm cá chưa đến kích thước thương phẩm bán với giá rẻ hoặc làm thức ăn cho gia súc và gia cầm.
Khô hạn có thể cung cấp nước nhưng lũ lụt thì rất khó chống. Nhiều ao nuôi đã được chuẩn bị bao đê kiên cố, cao để chống nước dâng cao vào mùa mưa nhưng không thể chống được lũ lụt. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn.
Bão và áo thấp nhiệt đới gây ra mưa to gió lớn. Bão đã gây ra những cơn sóng dữ dội có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển. Ví vậy, tổn thất là điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục hồi.
Mặc dù các loài thủy sản nuôi nói riêng và các loài động vật nuôi nói chung đều có khả năng thích ứng nhất định với sự thay đổi của các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, khi sự thay đổi các yếu tố môi trường dưới tác động của biến đổi khí hậu vượt quá “ngưỡng” (ngưỡng chịu đựng của đối tượng nuôi tùy thuộc vào đặc điểm sinh học của từng loài) thì việc bùng phát dịch bệnh, chậm lớn, chết hàng loạt,… của thủy sản nuôi sẽ không tránh khỏi.
Như vậy, hoạt động NTTS cần phải tìm ra các giải pháp cụ thể để tránh được những thay đổi khắc nghiệt của khí hậu. Việc xác định vị trí nuôi phù hợp cũng có thể tránh được hiện tượng hạn hán kéo dài, mưa lũ, nồng độ muối trong ao nuôi
tăng hoặc giảm quá mức. Giải pháp ương nuôi nhằm tăng khả năng thích ứng tốt đối với một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn); xác định thời gian (thả giống, chăm sóc, thu hoạch,…) phù hợp cho các đối tượng cho mỗi vùng có thể là những lựa chọn tốt giúp khả năng thích ứng với các thay đổi của thời tiết, khí hậu.