- Độ mặn và lượng mưa
1.6. Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ở xã
Hoạt động NTTS chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường bên ngoài. Bất kể sự biến động nào của thời tiết đều gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho đối tượng nuôi. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi bất thường trong những năm vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho người NTTS trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Hoằng Châu là một địa điểm có hoạt động NTTS sớm và sôi động của Thanh Hóa. Vào thời gian đầu thập kỷ 90, việc NTTS ở đây diễn ra hết sức thuận lợi. Nhiều người đã thoát nghèo, làm giàu nhờ NTTS. Tuy nhiên, đến nay đã có nhiều người quay lại hộ nghèo hoặc bỏ nghề do “nuôi trồng thủy sản”. Hiện tượng thời tiết diễn biến thất thường kết hợp với các biện pháp kỹ thuật ứng phó chưa thực sự hiệu quả đã dần dần dần đẩy nghề NTTS ở Hoằng Châu đi vào suy thoái.
Hình 4. Tỷ lệ thiệt hại nuôi tôm sú do dịch bệnh qua các năm
Nguồn: khảo sát thực tế
Hiện tượng nắng nóng kéo dài đã gây tăng độ mặn của ao nuôi thủy sản do lượng nước bốc hơi khá nhiều. Việc tăng độ mặn liên tục trong quá trình nuôi đã làm giảm khả năng lớn của tôm cá nuôi, dẫn đến giảm thu nhập của người dân. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cao còn là điều kiện thuận lợi để bùng phát một số dịch bệnh trong thủy sản nuôi như đốm trắng, đầu vàng, tau ra, đục than, xuất huyết dưới ra, hoạt từ thần kinh,… Năng suất nuôi tôm Sú năm 2008, 2009, 2020 giảm từ 75 đến 80%. [1]
Mùa vụ nuôi:nếu người nuôi thả giống sớm gặp thời tiết rét đậm, rét hại; nếu thả muộn gặp lụt tiểu mãn. Tôm cá nuôi là động vật biến nhiệt, nếu nhiệt độ môi trường ao nuôi xuống thấp kéo dài dẫn đến giảm sinh trưởng và gây chết. Những năm gần đây, thiệt hại do rét đậm - rét hại kéo dài đã xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước. Mặc dù người NTTS ở Hoằng Châu đã thực hiện đúng những hướng dẫn của nhà chuyên môn nhưng tỷ lệ thủy sản nuôi chết do rét đậm – rét hại kéo dài vẫn còn cao. Nhiều hộ đã “mất trắng” sau một vụ nuôi do thời tiết rét đậm – rét hại kéo dài [1].
Lụt tiểu mãn: kéo về làm ngọt hóa môi trường nước ao nuôi, có thể gây tràn
bờ hoặc phá vỡ bờ bao gây thiệt hại cho người NTTS. Đã có trường hợp người NTTS phải mua muối hoặc nước muối đổ xuống ao nuôi nhằm duy trì độ mặn của nước. Nếu mưa lũ diễn ra liên tục, việc áp dụng biện pháp nêu trên sẽ không có hiệu quả do làm tăng chi phí sản xuất. [1]
Như vậy, khi thời tiết diễn ra thất thường người NTTS chỉ có phó mặc cho “ông trời” hoặc thu hoạch sớm. Việc thu hoạch sớm dẫn đến năng suất nuôi, “chất lượng” đối tượng nuôi suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm. Chưa tính đến việc người NTTS phải bỏ ra chi phí khá lớn để khử trùng ao nuôi như gặp
bệnh dịch. Một số người NTTS tại Hoằng Châu đã có ý định chuyển nghề, bỏ hoang hoặc chuyển nhượng ao đầm NTTS nếu không có biện pháp kỹ thuật “thích ứng” phù hợp.
CHƯƠNG 2