- Độ mặn và lượng mưa
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng sinh kế của cộng đồng cư dân được khảo sát
3.1.2. Vốn tự nhiên
Về diện tích đất nuôi trồng: Trong mẫu khảo sát khi được hỏi các hộ tham gia NTTS có 26,7% số hộ được nhà nước cấp đất; có 33,3% số hộ thuê lại đất từ những chủ cũ và chỉ 10,1% số hộ có đất sẵn của gia đình.
Một thực tế khi các hộ dân được hỏi là “Theo Ông/bà, số lượng các hộ gia đình ở huyện mình tham gia nuôi trồng thủy sản ngày càng nhiều lên hay ít đi?” thì có tới 70% cho rằng số hộ tham gia không đổi vì diện tích đất không đổi, có những hộ nào không làm nữa thì sẽ chuyển nhượng cho hộ khác; chỉ có 20% cho rằng số hộ tham gia nhiều lên vì lợi nhuận từ ngành này cao và có một số diện tích lúa canh tác kém hiệu quả đã chuyển đổi để NTTS. Qua đó, có thể thấy người dân có nhu cầu tham gia NTTS nhiều hơn thực tế nhưng vì diện tích đất có hạn nên họ làm nghề khác.
Về nguồn nước, bãi triều:
Có 40,1% số hộ cho rằng nguồn nước và bãi triều cung cấp đủ nhu cầu NTTS của họ; 20,3% cho rằng thiếu trầm trọng (vì nguồn nước đã bị ô nhiễm nguyên nhân từ các nhà máy trên thượng nguồn xả thải) còn 39,6% cho rằng không đủ nhu cầu của họ.
Nguồn thức ăn: 56,7% số hộ được hỏi đều trả lời thức ăn thường dùng là từ tự nhiên như don, dắt, cá nhỏ,… do họ mua lại từ những người đánh bắt từ nguồn sông Mã. Còn 43,3% cho rằng các hộ NTTS kết hợp cả dùng thức ăn công nghiệp và thức ăn tự nhiên. Trong khoảng thời gian đầu ( 1,5 đến 2 tháng nuôi đầu tiên) nhu cầu về thức ăn của tôm cua còn thấp nên lượng thức ăn tự nhiên còn phong phú, đáp ứng được nhu cầu. Giai đoạn từ 1,5 đến 2 tháng tuổi trở đi, nhu cầu thức ăn tăng cao, nguồn thức ăn tự nhiên suy giảm nên kết hợp thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp để giảm chi phí sản xuất.