ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các hoạt động thích ứng về sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển trong nuôi trồng thủy sản xã hoằng châu, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa với biến đổi khí hậu (Trang 31 - 34)

- Độ mặn và lượng mưa

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một xã ven biển đươc đánh giá là có tiềm năng nhất trong việc phát triển ngành NTTS của huyện. Tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của BĐKH toàn cầu, xã Hoằng Châu cũng bị ảnh hưởng lớn, nguồn lợi thủy sản tự nhiên ước tính giảm từ 60 -70%. Vì vậy, việc nghiên cứu các hoạt động thích ứng với BĐKH của cư dân ven biển xã Hoằng Châu là vấn đề tất yếu và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.

2.2 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu được sử dụng để thu thập thông tin trong các tài liệu có sẵn liên quan tới vấn đề nghiên cứu và tiến hành phân tích tổng hợp để hoàn thiện phần tổng quan và phần cơ sở lý luận cho đề tài. Thu thập các thông tin từ sách báo, internet cũng như các dữ liệu do UBND xã Hoằng Châu cung cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã. Ngoài ra, kế thừa số liệu từ việc điều tra thực tế của Trung tâm nghiên cứu Tài Nguyên và Phát triển nông thôn về các biểu hiện của BĐKH ở địa phương, các mô hình áp dụng trong nuôi trồng thủy sản để ứng phó với BĐKH của cư dân địa phương.

2.2.1.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa

Việc có mặt trực tiếp tại khu vực nghiên cứu để quan sát thực tế và tìm hiểu thông tin từ những người có liên quan rất cần thiết, giúp thu được nhiều số liệu phong phú, đạt hiệu quả cao. Đây là phương pháp quan trọng để thu thập những thông tin xác thực cho đề tài, giúp hiểu rõ vấn đề sâu sắc và tránh được tính chủ quan trong quá trình nghiên cứu. Đề tài đã tiến hành khảo sát tại khu NTTS xã Hoằng Châu trong thời gian từ 8/5 – 11/5/2015. Nội dung khảo sát bao gồm:

- Khảo sát tình hình cơ sở vật chất (hệ thống đê biển, bờ bao, đường giao thông, cống thoát nước,…) của xã.

2.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp:

Lựa chọn đối tượng phỏng vấn: cán bộ làm việc của Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Hoằng Hóa và Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Châu. Phương pháp này chủ yếu dựa vào hình thức trò chuyện thân mật nhưng trang trọng giữa người phỏng vấn với các đối tượng phỏng vấn nhằm kiểm tra, bổ sung các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi mở với các nội dung: tiềm năng NTTS của xã Hoằng Châu, công tác tuyên truyền để người dân biết đến BĐKH, các quy định về chính sách và các hỗ trợ về vốn cho người dân trong NTTS…

Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chính được áp dụng để thu thập thông tin cần thiết cho đề tài, giúp tăng chính xác và khách quan cho kết quả nghiên cứu, góp phần hoàn thiện các số liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn. Toàn bộ quá trình phỏng vấn theo 3 bước:

Bước 1. Xác đinh đối tượng điều tra và địa điểm phát phiếu

Đối tượng điều tra: dân cư ở xã quanh khu vực có đồng tôm.

Địa điểm phát phiếu: có thể ngay tại đồng tôm hoặc tìm đến nhà của chủ đồng tôm (nếu đối tượng làm nghề NTTS) còn đối tượng khác thì phát phiếu ngẫu nhiên.

Bước 2. Xây dựng phiếu điều tra gồm các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế dựa

vào nội dung nghiên cứu và các yêu cầu thông tin cần thiết.

Bước 3. Phát phiếu điều tra và phân tích kết quả điều tra

Tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu vào thời điểm 8/5 – 11/5/2015. Tổng số phiếu thu về là 30 phiếu.

2.2.1.4. Phương pháp chuyên gia

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã may mắn được tiếp nhận ý kiến quý báu của chuyên gia về NTTS: Chú Nguyễn Túy Lương (Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội NTTS xã Hoằng Châu) nhằm đảm

bảo cho đề tài được hoàn thiện, có giá trị khoa học và giá tri thực tiễn ứng dụng.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu, thực trạng các nguồn lực sinh kế tại địa phương.

Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào nguồn số liệu từ phỏng vấn bảng hỏi để phân tích định tính các vấn đề liên quan đến hiểu biết về biểu hiện của BĐKH, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất trắng hay tổn thất lớn của người dân trong NTTS và các nhân tố hỗ trợ người dân tiếp cận với các nguồn vốn sinh kế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Các hoạt động thích ứng về sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển trong nuôi trồng thủy sản xã hoằng châu, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa với biến đổi khí hậu (Trang 31 - 34)