KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu Các hoạt động thích ứng về sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển trong nuôi trồng thủy sản xã hoằng châu, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa với biến đổi khí hậu (Trang 44 - 47)

- Độ mặn và lượng mưa

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Kết luận

Sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển xã Hoằng Châu vẫn chưa bền vững. Những vấn đề là sự suy thoái các hệ sinh thái ven biển và cửa sông, ô nhiễm, tổn thương tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, xói lở, sự biến động của giá cả hàng hóa,… đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh kế cư dân ven biển.

Vùng ven biển xã Hoằng Châu dễ bị tổn thương cao do các tác động của BĐKH. Nếu đê biển không được nâng cấp và rừng ngập mặn không được bảo vệ và trồng mới, các tác động nghiêm trọng nhất của BĐKH và nước biển dâng sẽ đưa đến kết quả từ sự gia tăng ngập lụt ven bờ do sóng tràn và có thể vỡ đê trong các hiện tượng như gió mùa hoặc bão. Cùng với ngập lụt, thời tiết hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh bùng phát, suy thoái chất lượng nước và đất làm cho vùng ven biển này bị tổn thương cao.

Có nhiều giải pháp thích ứng để giảm nhẹ các tác động của BĐKH và nước biển dâng, tuy nhiên, còn thiếu các nguồn lực cần thiết để thực hiện. Các giải pháp thích ứng chi phí cao sẽ được thực hiện từng bước tín tới mức độ phát triển kinh tế.

Tìm hiểu tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản của người dân xã Hoằng Châu trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội hiện nay là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, từ đó có thể tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm thíc ứng và đối phó một cách tích cực. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, tác giả đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Nghiên cứu những lý luận và thực tiên làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài.

- Hệ thống lại các cơ sở lý luận về BĐKH, nguyên nhân hình thành cũng như tác động của BĐKH đến vùng ven biển.

- Khảo sát, điều tra tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản tại xã Hoằng Châu. Phân tích các tác động của BĐKH đến sinh kế của cư dân xã.

- Tìm hiểu nhận thức của cư dân về BĐKH và đề xuất giải pháp ứng phó và hạn chế những tác động của BĐKH đến hoạt động NTTS của người dân.

Kiến nghị

Sự phát triển và cải tiến các cơ chế chính sách cần được thực hiện khẩn trương để xã Hoằng Châu bảo vệ và sử dụng thành công các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là quản lý và bảo vệ hệ sinh thái trong khi vẫn phát triển kinh tế bền vững. Qua nghiên cứu và tiến hành điều tra khảo sát tại địa phương, tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau:

Đối với các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học

- Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia, hướng dẫn cụ thể cho các ngành, địa phương chủ động xây dựng các chương trình phù hợp nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH.

- Đầu tư ngân sách nhà nước và phương tiện, cơ sở vật chất thích đáng cho các hoạt động nghiên cứu về BĐKH.

- Cần triển khai ngay từ bây giờ các hoạt động ứng phó với BĐKH và nên lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các lĩnh vực, các địa phương…

Đối với chính quyền địa phương

- Phải tranh thủ điều tra nghiên cứu trên từng địa bàn bị đe dọa để chuẩn bị phương án ứng phó tôt nhất.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH.

- Phố hợp tốt với các trạm khí tượng thủy văn. Cải tiến và nâng cao chất lượng dự báo kịp thời các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lũ, nắng nóng, hạn hán,… cho người dân

- Việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải gắn liền với ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường.

- Tăng cường, bảo vệ diện tích rừng ngập mặn; quy hoạch nuôi trồng thủy sản, phát triển các khu bảo tồn sinh thái, không quy hoach các khu định cư gần cửa sông, cửa biển…

- Cần phải nâng cấp bờ bao khu nuôi trồng thủy sản theo hầu hết nguyện vọng của người dân.

- UBND huyện cần chỉ đạo cho các nhà máy ở thượng nguồn xử lý nguồn nước thải trước khi đổ ra cống Quảng Châu để không làm ô nhiễm nguồn nước tại khu vực nuôi trồng thủy sản

- Cán bộ địa phương cần phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn bàn bạc về vấn đề thời gian vay vốn của người dân để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân yên tâm vào nuôi trồng thủy sản.

Đối với người dân

- Phải có ý thức trong việc giữ gìn môi trường trong sạch.

- Cần có những hành động thiết thực góp phần giảm nhẹ các tác động của BĐKH: tăng cường sử dụng xe đạp, xe bus thay cho xe gắn máy; xây dựng hầm biogas để tự sản xuất gas đun nấu và cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị điện sử dụng trong gia đình…

- Tích cực phối hợp với cán bộ địa phương trong việc trồng mới rừng ngập mặn.

- Tích cực tham gia các buổi tập huấn, các lớp đào tạo để nâng cao kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm với các hội viên khác trong nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu Các hoạt động thích ứng về sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển trong nuôi trồng thủy sản xã hoằng châu, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa với biến đổi khí hậu (Trang 44 - 47)