1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Góp phần nghiên cứu chế biến táo nhân

50 732 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 8,6 MB

Nội dung

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật nói chung và nghành Dược nói riêng, nền y học cổ truyền nước ta được nâng lên một tầm cao mới và ngày càng có vị trí quan trọ

Trang 1

BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI I1ỌC Dược HÀ NỘI

LƯU NGỌC TUẪN

(KHOẢ LUẬN TỐT NGHIỆP D ư ợ c s ĩ KHOÁ 1997-2002)

Người hướng dẫn:

PGS TS Phạin Xuân Sinh

TỈ 1 S Trần Thị Oanh Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền Thời gian thực hiện : 03-05/2002.

TAO NHAN

Hà n ô i : 05-2002.

Trang 2

LỜI CẢM ƠN.

Đ ể hoàn thành kìioá luận tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lồng biết ơn sâu sắc

PGS.TS Phạm Xuân Sinh.

T h.s Trần Thị Oanh.

Là những người đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.

Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm Ơ 11 các thâỳ cô giáo,kĩ thuật viên bộ môn Dược học cổ truyền, phòng quản lí khoa học và cán bộ công chức các phòng ban trong nhà trường, xí nghiệp dược phẩm Trung Ương III đã hết sức giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành klìoá luận tốt nghiệp này

Hà n ộ i; Ngày 25 tháng 5 năm 2002.

Sinh viên

Lưu Ngọc Tuấn

Trang 3

M ỤC LỤC.

Lời cảm ơn.

Đặt vấn đề.

Phần I: Tổng quan 1

1.1 Tên khoa h ọ c 1

1.2 Đặc điểm thực vật 1

1.3 Phân b ố 1

1.4 Bộ phận dùng 1

1.5 Thành phần hoá học 2

1.6 Tác dụng dược lý 3

1.7 Công dụng 4

1.8 Một số phương pháp chế biến toan táo nhân theo phương pháp cổ truyền 5

1.9 Một số bài thuốc có toan táo n h â n 5

Phần II: Thực nghiệm và kết quả 9

2.1 -Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm 9

2.1.1 Nguyên vật liệ u 9

2.1.2 Phương tiệ n 10

2.1.3 Phương pháp thực nghiệm 10

2.2 Kết quả thực nghiệm và nhận x é t 13

2.2.1 Chế b iế n 13

2.2.2 Định tính một số nhóm chất hav gặp trong toan táo nhân 17

2.2.3 Định tính saponin bằng SKLM 22

Trang 4

2.2.4 Định lượng một số nhóm c h ấ t 24

2.2.5 Xác định một số chỉ số đặc trưng của saponin 34

2.2.6 Góp phần xây dựng qui trình chế biến táo nhân 38

2.3 Bàn lu ậ n 40

Phần III: Kết luận và đề x u ấ t 41

3.1 Kết lu ậ n 41

3.1.1 Nguồn nguyên liệu 41

3.1.2 Về hoá học 41

3.1.3 Đã xây dựng quy trình chế biến táo n h â n 42

3.2 Đề xuất 42

Tài liệu tham khảo.

Trang 5

CHÚ THÍCH CHỮVIẾTTẮT

XNDPTƯ III : Xí nghiệp dược phẩm Trung Ương III.TNST : Táo nhân sống Trung Quốc

Trang 6

Đ ẶT VẤN ĐỂ

Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng các cây cỏ thiên nhiên để làm thuốc phòng và chữa bệnh Hiện nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật nói chung và nghành Dược nói riêng, nền y học cổ truyền nước ta được nâng lên một tầm cao mới và ngày càng có vị trí quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một cách khoa học

về phương pháp chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của vị thuốc

là hết sức cần thiết, nhằm chứng minh tính chất khoa học cho y học cổ truyền,

giúp cho việc sử dụng chúng được tốt hơn Trên thực tế, ở nước ta táo là một cây

ăn quả rất phổ biến, quả vừa được làm thực phẩm, vừa được dùng làm thuốc Tuy vậy việc thu hoạch táo nhân làm thuốc thì chưa được chú ý nhiều Trên thế giới

đã cổ một số tài liệu nghiên cứu về vị thuốc toan táo nhân, trong khi đó trong nước ta chưa có tài liệu nghiên cứu một cách hệ thống về chế biến táo nhân, thành phần hoá học, cũng như tác dụng sinh học của nó (nhất là sau khi chế biến) Trong những năm gần đây, XNDFrƯ III đã thu mua và chế biến táo ta để làm thuốc bổ âm và một số chế phẩm khác Dư phẩm là hạch táo chưa được khai thác để chế biến thành vị thuốc toan táo nhân Xuất phát từ ý tưởng muốn sử dụng hợp lý nguồn dư phẩm này để chế biến thành vị thuốc toan táo nhân, chúng tôi tiến hành khoá luận " Góp phần nghiên cứu chế biến táo n h ân " với các mục tiêu:

- Khảo sát nguồn nguyên liệu c h ế biến vị thuốc toan táo nhân.

- Nghiên cứu sự thay đổi thành phần hoá học của vị thuốc trong quá trình

c h ế biến, đặc biệt đi sâu nghiên cứu về thành phần hoá học saponin.

- Xây dựng quy trình ch ế biến táo nhân.

Trang 7

1.2 Đặc điểm thực vật

Cây táo thuộc loại cây nhỡ, cành thõng xuống, lúc non có lông, sau nhẩn màu xám đen, có gai Lá hình bầu dục hay Irái xoan, mặt trên màu lục đậm và nhẵn, mặt dưới có lông dày mềm màu hung Mép có khía răng cưa, có ba gân dọc theo chiều lá[5] Hoa màu vàng xanh, mọc thành xim ở nách lá [1,5] Quả hạch hình cầu có vỏ nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín hơi vàng, vỏ quả giữa vị ngọt hơi chua Quả có một hạch cứng xù xì, trong chứa một hạt dẹt gọi là táo nhân [5] Cây có hoa tháng 6- 12, có quả tháng 10 tới tháng 3 năm sau [5]

1.3 Phân b ố

Táo được trổng ở khắp nơi trong nước la để lấy quả ăn và làm thuốc Có nhiều ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình [2,5,8] Trên thế giới, táo được trồng nhiều ở Châu Phi, Thái Lan, Mông cổ , Trung Quốc [5J

1.4 Bộ phận dùng

Quả táo (Fructus Zizyphi): có thể dùng để ăn hoặc chế thành táo nhục làm thuốc [4], như sau: Lấy quả táo đem sấy ở 70- 80°c đến khô se (độ ẩm còn khoảng 30%), bỏ hạt sấy tiếp đến khô Sau đó lấy ủ với rượu 3 giờ, rồi đem chưng 1 giờ, rồi sấy ở nhiệt độ thấp (50- 60°C) đến khô [11,4]

Lá táo ( Folium Zizyphi ): thường hái lấy lá bánh tẻ, phơi âm can, sao vàng

hạ thổ [11, 15]

Trang 8

v ỏ cây táo ( Cortex Zizyphi ): dùns cầm máu, trị bỏng, chữa ỉa chảv [ 5 ]

Rễ táo rừng ( Radix Zizyphi ): dùng chữỉ hắc lào [ 5 ]

Nhân táo ( Táo nhân ) Semen Zizyphi lấy từ hạch quả táo, thu hoạch từ tháng

12 đến tháng 2 năm sau bằng cách lấy hạch rửa sạch, phơi khô xay vỡ sàng ỉấv hạt, phơi hoặc sấy ở 50- 60°c đến khô [ 1,3 ]

1.5 Thành phần hoá học

Quả táo chứa nhiều acid hữu cơ với hàm lượng cao 0.54- 3,4% ( acid oxalic, malic, succinic)[12]; 8,9- 14,9% [14] Hàm lượng protid cao, nhiều acid amin (cystin, arginin, treonin, methionin) [11,12,4] Các nguyên tố kim loại (magie, canxi, phospho, sắt, mangan) [12,4], các chất đường (glucose, fructose, rhamnose) 34- 45% [12] ;16- 36% [14], anthraglycosid 0,69- ơ,88%[14] Trong quả táo còn chứa VitaminP và c [12], tanin, saponin [14], 12 alcaioiđ khác nhau

có nhân phenanthrene [ 17 ]

Lá táo chứa flavonoid trong đó có rutin và quecxetin Hàm lượng rutin trong

lá iáo sống là 1,48%, sau khi sao vàng hạ thổ còn 1,1% Ngoài ra còn có saponin triterpenic với hàm lượng 1,87% (lá táo tươi) và 1,54% (lá táo sao vàng hạ thổ) [11,15], berberin [12], tanin, coumarin[15]

Vỏ thân có các alcaloid: mauritin A, mucronin D amphibin H numuiarin A,B, jubanin A,B [1]

Táo nhân có các thành phần: phytosterol, có 2 chất, một càất Cjß H4,0-, tan trong ether, độ chảy 288- 290°c, chất còn lại tan trong cloroform độ chảy 259- 260°c [4], acid betulinic tinh thể hình phiến, tan trong rươu, độ chảy316-320°c và betuiin c 30H50O, [8]

Trang 9

Acid betulinicSaponin 0,1- 2,52% bao gồm jujubozit A và B với genin là jujubogenin có độ chảy là 25- 27°c, [a]D25 = -36° Khi thuỷ phân jujubozit bằng acid thu được jujubogenin và các đường: glucose, rhamnose, arabinose, xylose[8].

Lá táo có tác dụng kháng sinh[12], dịch chiết nước và cồn của lá táo (sao vàng hạ thổ) có tác dụng ức chế chủng Escherichia Coli[l 1]

Hắc táo nhân có tác dụng trấn tĩnh, người ta thử tác dụng này bằng cách cho chuột uống hoặc tiêm màng bụng với liều 5 g/kg thể trọng sau khi được

Trang 10

kích thích bằng cách liêm dung dịch Cafeinbenzoat, tác dụng này giống như tác dụng của thuốc ngủ barbituric [8], ức chế trung khu thần kinh (Ihỏ) đưa lại lác dụng Irấn lĩnh [18] Theo những nghiên cứu gần đây láo nhân có tác dụng làm dịu và gây ngủ, kéo dài giấc ngủ clo thuốc ngủ hexobarbital gíty ra Còn có lác dụng giảm đau và chống co giật [17].

1.7 Công dụng

Quả táo được sử dụng như một vị thuốc điều hoà và hạ áp tốt Dùng cho những người bị mắc chứng tim mạch trong thời kỳ bị phù Dịch sắc nước của quả trị chứng đỏ non hoặc các trường hợp nhiễm độc thai nghén [11] Táo nhục gần đây được XNDPTƯ III khai thác làm nguyên liệu thuốc hoàn bổ thận âm[4J Vitamin F có trong quả giúp cho mau lành bệnh, hết mệt mỏi, nhức đầu và ngủ ngon[12] Ngoài ra do có nguyên tố vi lượng Coban trong quả tạo khả năng ứng dụng điều trị bệnh thiếu máu[12]

Lá táo loại bánh lẻ có tác dụng chữa ho hen đặc biệt là hen, dưới dạng sắc với liều 200 - 300 g lá táo sao vàng, chữa ho ngày dùng 20 - 40 g [8, 11] Lá láo còn được dùng ngoài chữa lở loét, ung nhọt, sốt phát ban, dùng làm cao hút mủ [5,11,12]

Trong y học cổ truyền, sinh táo nhân được dùng làm thuốc chống bệnh ngủ nhiều và thuốc bổ dương [9] Khi sao đen la được hắc táo nhân có vị ngọt, tính hình vào 4 kinh lâm, can, tỳ, đởm, có tác dụng bổ can, đởm, định lâm, an thần Dùng trong các trường hợp mất ngủ, hồi hộp, suy nhưựe thần kinh, tân dịch ít, miệng khô, người yếu ra nhiều mồ hôi với liều 8 - 15 g [8J Dùng trị âm huyết bất túc, đau đầu, hoa mắt chóng mặt [18,19] Có thể phối hợp với tri mẫu, phục linh, xuyên khung, cam thảo dùng trị mất ngủ, tâm phiền, tim hồi hộp, đau đầu[19] Hoặc phối hợp với xương bồ, viễn chí, phục linh, cam Ihảo để chữa hay quên, ăn

ít, vô lực [18,19]

Trang 11

1.8 M ột s ố phương pháp ch ế biến toan táo nhân theo phươiig pháp cổ truyền[10]

1.8.1 Táo nhân sao vàng

Đem toan táo nhân sao đến khi lớp vỏ ngoài phồng lên màu hơi vàng hoặc vàng hơi đen, mùi thơm

1.8.2 Táo nhân sao đen (Hắc táo nhân)

Táo nhân sao đến khi vỏ phồng lên, toàn bộ vỏ có màu đen, phun nước, lấy ra phơi chỗ mát

1.8.3 Táo nhân nướng

Cho cám vào nổi với một lớp dày 2- 3cm, sau đó cho một lớp táo nhân lại một lớp cám 0,5cm Dùng nhỏ lửa đun đến khi lớp cám ở dưới bốc khói, lớp vỏ ngoài của táo nhân có màu nâu đậm, sáng bóng, mùi thơm Lấy ra rây bỏ cám

1.8.4 Táo nhân trích mật

Toan táo nhân 10kg

Mật ong 2kg

Trước hết lấy toan nhân sao hơi đen vỏ, cho mật ong vào trộn đều sao khô

1.8.5 Táo nhân trích muối

Toan táo nhân 10kg

Đem nước muối trộn vào táo nhân Dùng lửa nhỏ sao đến khi có màu đen

1.8.6 Táo nhân chu sa

Táo nhân sao đen 10kg

Bột chu sa 120g

Thêm nước làm ẩm hắc táo nhân, thêm bột chu sa trộn đều, phơi âm can

1.9 M ột sô bài thuốc có toan táo nhân

Trên thực tế người ta thường sử dụng táo nhân dưới dạng sao đen Tuy nhiên cũng có trường hợp táo nhân được dùng dưới dạng sống (sinh táo nhân)

Trang 12

Bài 1: “ Phờ mạng sinh hoả đơn”[9].

Công dụng: chữa bệnh suy sinh dục, tăng cường dương lực

Cách dùng: Tán thành bột mịn, luyện mật làm hoàn cỡ bằng hạt nhân Mỗi ngày dùng 2 lần sáng và tối Mỗi lần 10 viên, dùng liên tục trong 3 tháng

Bài 2: “Truy hồn đơn”[9]

Sinh táo nhân 1 lạng

Công dụng: Phương thuốc hồi âm hồi dương, phá tan tà khí

Bài 3: “ Thuyên chí thang”[9]

Trang 13

Công dụng: Bài ihuốc dùng cho những người đang độ Ihiốu niên mà thân thổ gày yếu, lòng sẩu muộn, dương vật bất cử.

Cách dùng: sắc uống từ 1 -8 thang

Dài 4: “ Cứu tướng thang”[9]

Công dụng: Chữa mất ngủ, lliần kinh suy nhược

Cách dùng: sắc uống 3 lần trong ngày

Trang 14

Công dụng: chữa kinh hãi hổi hộp, ít ngủ, khó ngủ, ngủ mê, hoảng hốt, mất trí nhớ.

Cách dùng: Mỗi vị 12g sắc uống hoặc tán bột viên với mật ong, uống mỗi ngày 20- 25g

Trang 15

P H Ầ N II: THỰC NGHIỆM VÀ K Ế T q u ả

2.1 Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm

2.1.1 Nguyên vật liệu

Táo nhân (Semen Zizyphi mauritianae) lấy từ XNDPTƯ III

Táo nhân Trung Quốc mua tại phố Lãn Ông - Hà Nội (xem ảnh 1)

Máu thỏ klioẻ mạnh

Chuột nhắt trắng dòng Swiss có trọng lượng 18- 22g mua tại viện vệ sinh dịch lỗ

ảnh 1 : Táo nhân Trung Quốc(ảnh phải) và táo nhân Việt Nam(ảnh trái)

Trang 16

Di natri phosphat Natri clorid tinh khiếtAmoniac

Các dung môi hoá chất đều đạt tiêu chuẩn hoá chất thí nghiệm

- Trang thiết bị, dụng cụ:

Máy cất quay BƯCHI

Tủ sấy Memment (điều chỉnh nhiệt độ)

Cân xác định độ ẩm Precisa PH60- Thụy Sĩ

Dụng cụ thuỷ tinh, đèn cồn

Bếp cách thuỷ, bếp điện

2.1.3 Phương pháp thực nghỉệin

2.1.3.1 C h ế biến Táo nhân:

Hạch láo được phơi hay sấy khô, đập vỡ hạch, sàng sẩy bỏ vỏ, lấy nhan đem phơi hay sấy khô được toan táo nhân

Táo nhân Trung Quốc sau khi mua về chế biến lại bằng cách làm sạch và sấy khô

Hắc táo nhân được chế biến bằng cách sao ở 200°c đến khi đạt tiêu chuẩn ghi trong tài liệu (có so sánh với táo nhân sấy ở tủ sấy với nhiệt độ 200°c liên tục trong 20 phút)

Trang 17

+ Saponin: Định lượng bằng phương pháp cân [1,6,13 ]

Hàm iưựng Saponin toàn phần được tính theo công thức sau:

x , ( % ) = -^ - 10 (1)

M j(100 - )

Trong đó:

m,: khối lưựng saponin (g)

M t: khối lượng mẫu táo nhân đem định lượng (g)

d J: độ ẩm táo nhân (%)

+ Chấl béo: Định lượng bằng phương pháp cân [2,6]

Hàm lượng chất béo tính theo cổng thức:

ã

X (%) = - —^ - 10 (2)

2 M 2 ( 1 0 0 - đ 2 )Trong đó:

m2: khối lượng chấl béo (g)

M2: khối lượng táo nhân đem định lượng (g)

d-,: độ ẩm (%)

Trang 18

2.1.3.3 Phương pháp xử lý kết quả

Kết quả định lượng sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê toán học

Giả sử mẫu được định lượng n lần

ứng với độ tin cậy và n khác nhau ta có giá trị t khác nhau

Mỗi mẫu được tiến hành định lượng 6 lần tức n=6

Với độ tin cậy 99% ta có t= 4,032

Hàm lượng chất nằm trong khoảng:

Trang 19

Trong đó:

ÌỊ(X ¡ - X )2 + ;Ẹ(x - X )2

s 2 _ i= l _ i= l _

n 1 + n 2 - 2Với:

s là phương sai chung của cả 2 mẫu

* C hếbiến táo nhân:

Nguyên liệu được lấy từ XNDPTƯIII ( ảnh 2 )

Hàng năm XNDPTƯ III thu mua táo ở Hải Dương và Hưng Yên để chế táo nhục Dư phẩm là hạch táo được thu lại để làm nguyên liệu chế táo nhân Trên thực tế lượng táo nhân Việt Nam không cung cấp đủ cho nhu cầu chữa bệnh

và bào chế thuốc ở Việt Nam Hàng ngày trên thị trường Việt Nam có bán rất nhiều táo nhân Trung Quốc Do đó trong khoá luận này chúng tôi tiến hành song song nghiên cứu cả táo nhân Việt Nam và táo nhân Trung Quốc

Trang 20

%

ảnh 2 : Hạch táo lấy lừ XNDPTƯ III

Quá írình x ử lý được tiến hành như sau:

Hạch táo được ngâm, rửa cho hết phần thịt, sau đó phơi khô, đập vỡ, sàng sẩy thu lấy nhân táo, đem phơi hay sấy ở 50- 60°c đến khô (độ ẩm không quá 8%, tỷ lệ hạt dập vỡ < 10%) Toan táo nhân có hình tròn dẹt hay hình Irứng dẹt,

có một đầu hơi nhọn, một mặt gần như phẳng, một mặt khum hình thấu kính Dài 5- 8mm, rộng 4- 6mm, dày 1- 2mm, ở đầu nhọn cỏ rốn hạt hơi lõm xuống, màu nâu íhẫm Mặl ngoài màu nâu đỏ hay nâu vàng, chất mềm dễ cắt ngang Qua chế biến chúng tôi thấy rằng lừ lkg hạch láo thu được khoảng 90- 100g táo nhân Như vậy láo nhân chiếm khoảng 9- 10% so với hạch táo

Trong quá trình làm thực nghiệm chúng tôi đã thu mua nguồn nguyên liệu

quả láo từ Hưng Yên ờ các thời điểm khác nhau (lừ tháng 12/ 2001 đến tháng

3/2002) thì thấy rằng từ 1 kg quả láo thu được khoảng 38- 43g hạch táo và lừ đó thu được khoảng 3,5- 4,3g táo nhân (táo nhân chiếm khoảng 9 - 10 % so với hạch láo) Nếu so sánh với quả thì láo nhân chiếm 0,35- 0,43%( bảng 1)

Trang 21

Bảng 1: Tỷ lệ % của nhân táo so với các nguồn nguyên liệu khác nhau.

Thứ

tự

Nguyên liệu Thời

điểm thu hái

Khốilượng(g)

Khốilượnghạch(g)

Khốilượngtáonhân(g)

Tỉ lệ % so

vớinguyênliệu

- Lượng táo nhân thu được không íhay đổi nhiều giữa các Ihời kỳ Ihu hái

- Tỷ lệ táo nhân do chúng tỏi thu hái cũng tưưng lự với hạch táo nhận được lừ XNDPTƯ III

* C hế biến hắc táo nhân (ảnh 3)

Trên thực tế táo nhân Ihường dùng duới dạng sao đcn Quá trình chế biến liến hành như sau: sau khi đun chảo nóng già, cho táo nhân vào đảo đều cho đến khi toàn bộ mặt ngoài bị đcn, bên trong có màu nâu vàng Nhiêt độ sao khoảng 200°c (có so sánh với táo nhân sấy ở 200°c trong tủ sấy điều chỉnh nhiệt độ với thời gian 20 phút) Ngoài ra còn tiến hành sao táo nhân theo cách phun nước sạch vào táo nhân khi còn nóng trên chảo để “trừ hoả độc” Kết quả thu được ở bảng2

Trang 22

ảnh 3 : Táo nhân sống và hắc táo nhân ( Việt Nam)

Bảng 2 Kết quả táo nhân qua sao chế

STT Nguyên liệu Sinh táo

nhân (g)

Hắc táo nhân (g)

Trang 23

Thí nghiệm được tiến hành trên cả táo nhân Việt Nam và táo nhan Trung Quốc, với táo nhân sống và táo nhân sao đen ( Hắc táo nhân).

2.2.2.1 Định tính saponin.

*Chiết xuất: Cân khoảng 5g bột táo nhân, loại chất béo với ether dầu hoả bằng dụng cụ Soxhlet (5-6 giờ) Đem bã dược liệu bay hơi hết ether, rồi lại chiết với dung môi metanol bằng dụng cụ Soxhlet Dịch chiết thu được đem cất thu hồi bớt dung môi được dịch chiết đem làm các phản ứng định tính

*Phản ứng :

- Phản ứng tao bot: Cho vài giọt dịch chiết vào 5ml nước cất trong ống

nghiệm, lắc mạnh, để yến thấy xuất hiện cột bọt bền vững trên 15 phút Phản ứng dương tính

-Phản ứng sơ bô phân biêt sayonin steroid và savonin triterpenic:

Lấy 2 ống nghiệm cao 25 cm, rồi lần lượt cho các thuốc thử như trong bảng 3

2.2.2 Định tính một s ố nhóm chất hay gặp trong toan táo nhân (sông và chế).

Bảng 3: Thí nghiệm phân biệt saponin steroid và saponin triterpenic

Dung dịch HC1 0,1N

(pH =1)

Dung dịch chiết dược liệu 5 giọt 5 giọt

Sơ bộ xác định trong toan táo nhân (sống, chế) đều có saponin triterpenic

- Hiên tưons phá huyết:

Trang 24

+ Trên tiêu bản: nhỏ một giọt máu thỏ lên lam kính rồi quan sát bằng kính hiển

vi trước và sau khi thêm một giọt dịch chiết táo nhân (sống và chế) Thấy rằng hồng cầu bị phá vỡ Phản ứng dương tính

+ Trong ống nghiệm : Lấy 2 ống nghiệm cở bàng nhau và bố trí thí nghiệm như sau:

ổng 1: Cho ỉ ml máu thỏ, lm l dịch chiết táo nhân Lắc nhẹ, để yên và quan sát ổng 2: Cho lm l máu thỏ, lm l dung dịch N aG 0,9% , để yên và quan sát

Sau 2 giờ quan sát thấy ống 2 hồng cầu lắng xuống dưới, ống 1 có dịch màu đỏ trong và đều, như vậy saponin đã gây phá huyết hoàn toàn Phản ứng dương tính

- Phản ứng Liebermann - Burchard:

Lấy lm l dịch chiết nói trên cho vào ống nghiệm, cô cách thuỷ cho đến cắn Hoà tan cắn bằng lm l anhydridacetic Cho từ từ lm l acid sulfuric đặc theo thành ống nghiệm, thấy lớp phân cách giữa 2 chất lỏng xuất hiện màu tím hồng Phản ứng dương tính

- Phản ứng Rosenthaler:

Lấy lm l dịch chiết vào ống nghiệm, thêm vài giọt thuốc thử Vanilin 1% trong HC1 đặc, đun cách thuỷ vài phút thấy xuất hiện màu tím hoa cà Phản ứng dương tính

-Phản ứng Salkowski:

Lấy lm l dịch chiết cho vào ống nghiệm, đun cách thuỷ đến khồ Hoà tan cắn trong lm l cloroform, thêm vài giọt acid sulfuric đậm đặc thấy xuất hiện màu đỏ Phản ứng dương tính

Từ các phản ứng trên sơ bộ xác định trong táo nhân (sống và chẽ) đều có chứa saponin triterpenic

2.2.22 Định tính alcaloid.

* Chiết xuất:

Trang 25

Cân khoảng 5g bột táo nhân cho vào bình nón dung tích 100ml, thêm 30

ml dung địch H2S 0 41N, đun sôi 5 phút, để nguội Lọc vào bình gạn 100ml, lắc dịch thu được với cloroform 31ẩn, mỗi lần 5ml Gộp dịch chiết nước lại, loại chất béo bằng ether dầu hoả Dịch chiết còn lại đem làm các phản ứng định tính

*Phản ứng:

+Phản ứng với thuốc thử Maver:

Cho vào ống nghiệm lm l dịch chiết ở trên, thêm vài giọt thuốc thử Mayer thấy xuất hiện tủa trắng Phản ứng dương tính

+Phản ứng với thuốc thử Dragendorff:

Trong một ống nghiệm chứa lm l đich chiết, thêm vài giọt thuốc thử Dragendorff thấy xuấl hiện lủa da cam Phản ứng dương tính

+Phản ứng với thuốc thử Bouchardat:

Cho vào ống nghiệm lm l dịch chiết, thêm vài giọt thuốc thử Bouchardat thấy xuất hiện tủa nâu Phản ứng dương tính

Từ các phản ứng định tính trên sơ bộ xác định trong táo nhân (sống và chế) đều có alcaloid

2.2.23 Định tính Flavonoid.

*Chiết xuất:

Cân khoảng 5g bột táo nhân, loại chất béo bằng dung môi ether dáu hoả với dụng cụ Soxhỉet Bã dược liệu thu được cho bay hơi hết ether ở điều kiện bình thường Tiếp tục chiết bã dược liệu bằng dung môi ethylacetat trên dụng

cụ Soxhlet Thu hồi bớt dung môi được dịch chiết đậm đặc, đem làm các phản ứng định tính

* Phản ứng:

+Phản ứng với NH2:

Nhỏ vài giọt dịch chiết lên tờ giấy lọc, hơ khô Hơ trên miệng lọ NH3 đặc thấy màu vàng đậm lên Phản ứng dương tính

Ngày đăng: 06/11/2015, 12:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Dược liệu (1998) - Bài giảng Dược liệu tập 1,2. Thư viện trường Đại Học Dược Hà Nội Khác
2. Bộ môn Dược liệu ( 1999 ) -Thực tập dược liệu tập 1,2. Thư viện trường Đại Học Dược Hà Nội Khác
3. Bộ Y Tế ( 2002 ) - Dược điển Việt Nam III. Nhà xuất bản Y học Khác
4. Bộ Y Tế ( 2001) - Tổng công ty Dược Việt Nam-XNDPTW III- Nghiên cứu và xây dựng qui trình chế biến 5 vị dược liệu năm 2001 Khác
5. Võ Văn Chi (1997)-Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất Y học Khác
6. Nguyễn Văn Đàn, Nguyên Viết Tựu(1985)- Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc. Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố HCM Khác
7. GS,TS Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự(1994)- Tạp chí nông nghiệp công nghiệp thực phẩm số ll;tra n g 11,12 Khác
8. Đỗ Tất Lợi(1999)-Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất Y học . 9. Lê Văn Lưu, Phan Tấn Tô(1998)- Vua Minh Mạng và viện Thái Y triều Nguyễn. NHà xuất bản Thuận Hoá Khác
10. Phạm Xuân Sinh(1999)- Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền. Nhà xuất bản Y học Khác
11. Phạm Xuân Sinh(2001)- Thuốc cổ truyền phòng, trị bệnh ho hen. Nhà xuất bản Y h ọ c Khác
12.Phạm Xuân Sinh(2001)- Thuốc cổ truyền phòng, trị bệnh tăng huyết áp. Nhà xuất bản Y học Khác
13. Ngô Văn Thu(1990)- Hoá học saponin. Trường ĐH Y Dược thành phố HCM 14. Thái Thị Thanh Thuỷ ( 2001) - Ghế biến vị thuốc táo chua. Khoá luận tốt nghiệp dược sỹ Đại học khóa 1996- 2001 trường ĐHDHN Khác
15. Đỗ Văn Tưởng ( 1991)- Nghiên cứu chế biến và thử tác dụng kháng sinh thực vật lá táo. Khoá luận tốt nghiộp dược sỹ Đại học khoá 1988-1991 trường ĐHDHN Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w