1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên

106 391 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủCNXD Công nghiệp, xây dựng CPKD Chi phí kinh doanh DLVKD Doanh lợi của vốn kinh doanh DNNN Doanh nghiệp nhà nước EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam Hp Hiệu quả ki

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LƯƠNG MINH THANH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG

YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LƯƠNG MINH THANH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG

YÊN

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS TS Đinh Đăng Quang

Trang 5

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn "Giải

pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên" là

trung thực, có nguồn gốc rõ ràng do tôi tự tìm hiểu, phân tích độc lập

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi sự kỷ luật của nhàtrường

Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2015

Tác giả

Lương Minh Thanh

Trang 6

Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đinh Đăng Quang, Trường Đại họcXây dựng đã tận tình chỉ bảo tác giả hoàn thành luận văn của mình.

Nhân đây, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của BanGiám hiệu Trường Đại học Mỏ-Địa Chất và quý thầy cô trong Khoa Kinh tế -QTKD để tác giả hoàn thành khoá học của trường

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Công ty Điện lựcHưng Yên, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình,… đã ủng hộ, giúp đỡ, góp ý trong quátrình thu thập, xử lý dữ liệu để tác giả nghiên cứu và đưa ra giải pháp có tính khả thicho đề tài

Tác giả

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN VI LỜI CẢM ƠN VII MỤC LỤC VIII DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XI DANH MỤC CÁC BẢNG XII DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ XIII

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 4

TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 4

TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1 Tổng quan lý luận về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 4

1.1.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối trong doanh nghiệp 5

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 6

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 10

1.1.5 Đặc điểm có tính chất đặc thù của ngành điện ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 14

1.2 Tổng quan thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh điện năng 15

1.2.1 Hệ thống những văn bản pháp quy về kinh doanh điện năng 15

1.2.2 Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh điện năng ở Việt Nam 18

1.2.3 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của các doanh nghiệp điện 24

1.2.4 Những bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh điện 28

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh điện năng 28

Kết luận chương 1 29

Trang 8

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG 31

CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010-2014 31

2.1 Giới thiệu về Công ty Điện lực Hưng Yên 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 31

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực Hưng Yên 31

2.1.3 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Điện lực Hưng Yên 32

2.2 Kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên giai đoạn 2010-2014 39 2.2.1 Điện thương phẩm 39

2.2.2 Giá bán điện bình quân 41

2.2.3 Tổn thất điện năng 42

2.2.4 Doanh thu kinh doanh điện năng 42

2.2.5 Chi phí kinh doanh điện năng 43

2.2.6 Lợi nhuận kinh doanh điện năng 45

2.2.7 Công tác điện nông thôn 46

2.3 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên 47 2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh 47

2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từng lĩnh vực 49

2.3.3 Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội 53

2.4 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên 56

2.4.1 Ưu điểm 56

2.4.2 Những mặt còn tồn tại 57

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 59

Kết luận chương 2 60

CHƯƠNG 3 62

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 62

KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 62

3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên 62

Trang 9

3.2.1 Một số giải pháp tổng thể 64

3.2.2 Một số giải pháp cụ thể 69

3.3 Kiến nghị 88

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 88

3.3.2 Kiến nghị với tỉnh Hưng Yên 89

3.3.3 Kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam 90

Kết luận chương 3 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 10

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CNXD Công nghiệp, xây dựng

CPKD Chi phí kinh doanh

DLVKD Doanh lợi của vốn kinh doanh

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Hp Hiệu quả kinh doanh

HSTL Hiệu suất tiền lương

NLNN Nông lâm, ngư nghiệp

NPC Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

NSLĐ Năng suất lao động

PCHY Công ty Điện lực Hưng Yên

QLTD Quản lý tiêu dùng

ROE Hệ số suất sinh lợi của vốn chủ sở hữuROS Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thuầnSSLBQ 1 LĐ Sức sinh lợi bình quân một lao động

SSLCP Tỷ suất lợi nhuận theo tổng chi phí

SSLV Tỷ suất lợi nhuận theo tổng vốn kinh doanhSSLVLĐ Sức sinh lời của vốn lưu động

SSXVCĐ Sức sản xuất của vốn cố định

SSXVKD Sức sản xuất của vốn kinh doanh

SSXVLĐ Sức sản xuất của vốn lưu động

Trang 11

TT Tên bảng Trang

Bảng 2.1: Tình hình phân bổ lao động tại PCHY các năm 2010-2014 34

Bảng 2.2: Cơ cấu độ tuổi lao động của PCHY các năm 2010 - 2014 35

Bảng 2.3: Giá bán điện bình quân của PCHY các năm 2010-2014 41

Bảng 2.4: Tổn thất điện năng của PCHY giai đoạn 2010-2014 42

Bảng 2.5: Doanh thu điện năng của PCHY giai đoạn 2010–2014 43

Bảng 2.6: Chi phí kinh doanh điện năng của PCHY các năm 2010-2014 43

Bảng 2.7: Chi phí kinh doanh theo khoản mục các năm 2010-2014 44

Bảng 2.8: Lợi nhuận kinh doanh điện năng của PCHY các năm 2010-2014 45

Bảng 2.9: Sức sinh lợi của Công ty Điện lực Hưng Yên các năm 2010-2014 47

Bảng 2.10: So sánh sức sinh lợi theo doanh thu thu giữa PCHY, NPC và các DNNN khác trong tỉnh Hưng Yên 47

Bảng 2.11: So sánh DLVKD giữa PCHY với NPC, các DNNN tỉnh Hưng Yên 48

Bảng 2.12: So sánh sức sản xuất của vốn kinh doanh và chi phí kinh doanh 48

giữa PCHY với NPC từ 2010-2014 48

Bảng 2.13: So sánh NSLĐ của PCHY với NPC các năm 2010-2014 49

Bảng 2.14: Hiệu suất tiền lương của PCHY và NPC giai đoạn 2010 - 2014 50

Bảng 2.15: Sức sinh lợi bình quân một lao động của PCHY và NPC 51

các năm 2010-2014 51

Bảng 2.16: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của PCHY các năm 2010 - 2014 51

Bảng 2.17: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của PCHY các năm 2010 - 2014 52

Bảng 2.18: Tình hình nộp ngân sách của PCHY và các DNNN tỉnh Hưng Yên 53

Bảng 2.19: Thu nhập bình quân của người lao động tại PCHY 53

Bảng 2.20: Sự cố lưới điện và thời gian xử lý sự cố lưới điện của PCHY 55

giai đoạn 2010 - 2014 55

Bảng 2.21: Sản lượng điện bình quân đầu người tỉnh Hưng Yên 56

các năm 2010 - 2014 56

Trang 12

TT Tên bảng Trang

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Điện lực Hưng Yên 34Hình 2.2: Sản lượng điện thương phẩm các năm 2010-2014 39Hình 2.3: Cơ cấu điện thương phẩm các năm 2010-2014 40

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Có thể nói bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì phảilàm ăn có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêuhàng đầu của các doanh nghiệp

Ngành Điện là một trong những ngành cung cấp nguồn năng lượng lớn chophát triển kinh tế-xã hội, ngành có vai trò mũi nhọn, vô cùng quan trọng trong nềnKinh tế Quốc Dân Trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo, quan tâm của Đảng vàNhà nước, ngành Điện đã có những nỗ lực vượt bậc để hoàn thành có hiệu quả cácnhiệm vụ về chính trị, kinh tế, xã hội được giao, góp phần vào sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trước đây, hệ thống điện được xây dựng với mục đích cung ứng điện làchính, kinh doanh có lãi không phải mục tiêu hàng đầu, vì vậy điện năng tổn thất kỹthuật cao (đường dây cũ nát, chắp vá, lưới điện vận hành không tối ưu), tổn thấtthương mại lớn (nạn lấy cắp điện nhiều), việc cấp điện chưa ổn định, chất lượngđiện năng ở một số khu vực còn chưa đảm bảo, tiền điện nợ đọng lớn, dịch vụ chămsóc, phát triển khách hàng không được quan tâm đúng mực

Hiện nay, theo cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập sâu, rộng vào nềnkinh thế giới cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh khác nhau, ngành Điện cũngmong muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh Kinh doanh có hiệu quảtrong tình hình mới với nhiều hạn chế về nguồn nhân lực (số lượng không đượcphép tăng thêm, trình đô, ý thức tự chủ trong công việc không cao), chưa chủ độngđược về nguồn vốn,… đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết cho các doanh nghiệpnhà nước hoạch toán phụ thuộc nói chung và Công ty Điện lực Hưng Yên nói riêng

Thực tế Công ty Điện lực Hưng Yên kinh doanh bước đầu có lãi nhưng hiệuquả kinh doanh còn chưa tương xứng với tiềm năng và các nguồn lực của Công ty.Nhiều tồn tại trong hoạt động kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Hưng Yêncậy nhưng còn nhiều đường dây trung hạ thế có tiết diện nhỏ, cũ nát quá tải nguy cơmất an toàn cao; tình trạng các máy biến áp trung gian và phân phối vận hành quá

Trang 14

tải liên tục diễn ra; khấu hao tài sản cố định của Công ty rất lớn; nhiều khoản chiphí còn chưa hợp lý (chưa được tiết kiệm); sản lượng điện thương phẩm và giá bántăng thất thường qua các năm làm doanh thu có tăng nhưng chưa ổn định và chưacao so với mong đợi,… Những tồn tại nêu trên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinhdoanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên.

Ý thức được tầm quan trọng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công tyĐiện lực Hưng Yên, trên cơ sở những kiến thức đã học được cộng với quá trìnhcông tác, làm việc, nghiên cứu thực trạng kinh doanh tại Công ty Điện lực HưngYên, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp:

“Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên”

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nângcao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên góp phần pháttriển bền vững Công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh điệnnăng của của doanh nghiệp nói chung và tới hiệu quả kinh doanh điện năng củaCông ty Điện lực Hưng Yên

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh và cácnhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực HưngYên giai đoạn 2010-2014

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thứ nhất: Nghiên cứu lý luận về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinhdoanh Điện năng

- Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh điện năng của Công tyĐiện lực Hưng Yên giai đoạn từ 2010-2014, từ đó đánh giá đúng thực trạng hiệuquả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên (những kết quả đạt được, nhữngmặt còn tồn tại, và nguyên nhân của những tồn tại)

Trang 15

- Thứ ba: Trên cơ sở lý luận và thực trạng hiệu quả kinh doanh điện năng củaCông ty Điện lực Hưng Yên, luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nângcao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp như phân tíchkinh tế, phân tích thống kê, quy nạp và diễn giải, quan sát, phỏng vấn, so sánh, lấy số liệuthực tế để phân tích, đối chiếu, kết luận vấn đề Các phương pháp này được dùng đểphân tích các dữ liệu liên quan đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yêntrong chương 2 của luận văn nhằm có cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp cho chương 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận, hệ thống hoá lý luận

về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp kinhdoanh điện năng nói riêng

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn này là những gợi ýquan trọng cho việc xây dựng những giải pháp hiệu quả và khả thi trong việc nângcao hiệu quả kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Hưng Yên

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung củaluận văn được kết cấu thành 3 chương gồm 91 trang với 21 bảng, 03 hình vẽ

Chương 1: Tổng quan về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực

Hưng Yên giai đoạn 2010-2014

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công

ty Điện lực Hưng Yên

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan lý luận về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh

Có nhiều khái nhiệm về hiệu quả kinh doanh như: Hiệu quả kinh doanh là giátrị sử dụng của sản phẩm sản xuất (hay doanh thu, lợi nhuận thu được sau hoạt độngkinh doanh) Đây là khái niệm nhầm lẫn giữa mục tiêu và hiệu quả kinh doanh Mộtvài nhà kinh tế khác cho rằng hiệu quả kinh doanh chia làm hai loại:

- Hiệu quả riêng biệt là hiệu quả tính cho từng bộ phận hoặc từng nguồn lực

- Hiệu quả tổng hợp là tính cho toàn bộ doanh nghiệp, được cho bởi công thức:Hiệu quả kinh doanh (H) = Kết quả đầu ra (K) (1.1)

Chi phí đầu vào (C) (H) càng lớn nói lên quá trình đạt hiệu quả càng cao, nó còn cho thấy khảnăng huy động các nguồn lực và trình độ phát triển của doanh nghiệp Chỉ tiêu trênthể hiện hiệu quả bỏ ra 1 đơn vị đầu vào vào thì thu được bao nhiêu đơn vị đầu ra.Như vậy, từ các lý luận trên có thể nói hiệu quả kinh doanh là một phạm trùkinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạtđược kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh với chi phíthấp nhất

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh

- Các nguồn lực thì hữu hạn trong khi nhu cầu thì vô hạn nên để thỏa mãn tối

đa nhu cầu phải khai thác, sử dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực hiện có nhằmđạt được mục tiêu cao nhất

- Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất và mặt lượng củahoạt động kinh doanh:

+ Nói về mặt chất thì hiệu quả kinh doanh cao đồng nghĩa năng lực quản trịcủa doanh nghiệp cao tức là sử dụng, dẫn dắt tốt nguồn lực hữu hạn nhằm đạt mục

Trang 17

tiêu tối đa (Năng lực ở đậy thể hiện ở các khâu hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểmtra của doanh nghiệp).

+ Bàn về mặt lượng thì hiệu quả kinh doanh thể hiện mối quan hệ giữa kết quảđạt được và chi phí bỏ ra để hoạt động kinh doanh, từ đó tính được lợi nhuận hoặcnhững lợi ích về mặt xã hội thu được Chênh lệch giữ kết quả và chi phí càng caobao nhiêu (kể cả về tỷ số lần hiệu số) thì kết hiệu quả càng lớn bấy nhiêu

- Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh được chia làm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xãhội, việc chia tách nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả nhưng trên thực tế hai loạihiệu quả này luôn song hành, bổ trợ lẫn nhau góp phần giải quyết hài hoà mối quan

hệ giữa doanh nghiệp, nhà nước và người tiêu dùng Nhà nước lấy thuế làm nguồnthu chủ yếu, người tiêu dùng mong muốn lợi ích trong khi doanh nghiệp tìm kiếmlợi nhuận Nếu hiệu quả xã hội của doanh nghiệp cao đồng nghĩa với tăng thươnghiệu và uy tín cho doanh nghiệp đây chính là lợi thế thương mại tạo ra giá trị tài sản

vô hình cho doanh nghiệp góp phần tạo ra lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cho doanhnghiệp Mặt khác doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, tức là có hiệuquả kinh tế Khi hiệu quả kinh tế cao doanh nghiệp sẽ đóng nhiều thuế hơn cho nhànước đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động cũng như đồng lương,thưởng của người lao động cao hơn góp phần tạo hiệu quả xã hội của doanh nghiệp Vậy bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất, hiệu quả laođộng xã hội

1.1.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối trong doanh nghiệp

Như đã biết một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải làm ăn có lãi tức

là có lợi nhuận để trang trải cho các khoản chi phí và để tái đầu tư Muốn làm đượcđiều này doanh nghiệp phải tân dụng tối ưu những nguồn lực, sử dụng tốt các yếu tốảnh hưởng tích cực và hạn chế các yếu tố tiêu cực để đạt mục tiêu tối đa đó chính làhiệu quả kinh doanh Qua đây khẳng định hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầucủa doanh nghiệp Tổng quát hơn các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường dướitác động của cơ chế thị trường và các quy luật kinh tế nên phải làm ăn có lãi hay tạo

ra lợi nhuận tức là có hiệu quả kinh doanh

Trang 18

Do vậy, có thể nói vai trò của hiệu quả kinh doanh vô cùng quan trọng đối vớidoanh nghiệp, nó là mục tiêu tiên quyết, xuyên suốt sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp kinh doanh.

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp do nhànước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước được xây dựng theo Thông

tư 158/2013/TT-BCT ngày 13/11/2013 của Bộ Công thương hướng dẫn một số nộidung về giám sát về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối vớidoanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước theoquy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về banhành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanhnghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước

Đối với Công ty Điện lực Hưng Yên nói riêng và Tập đoàn Điện lực Việt Namnói chung là doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu nên cần và có thể được xácđịnh hiệu quả kinh doanh theo các chỉ tiêu như sau:

1.1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

a Chỉ tiêu sức sinh lợi: Sức sinh lợi (tỷ suất lợi nhuận) là chỉ tiêu phản ánh

hiệu quả kinh doanh được xây dựng trên cơ sở so sánh đầu ra phản ánh lợi nhuậnvới đầu vào Nếu sức sinh lợi của doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả kinh doanhcàng lớn và ngược lại Hệ thống chỉ tiêu này tại các doanh nghiệp kinh doanh điệnnăng gồm có:

- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thuần (ROS) nói lên cứ một đơn vị doanhthu thuần từ hoạt động kinh doanh điện năng thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận

do kinh doanh điện năng trong kỳ

ROS = Lợi nhuận kinh doanh điện năng x 100 (1.2)

Doanh thu thuần từ kinh doanh điện năng

- Tỷ suất lợi nhuận theo tổng chi phí (SSLCP), nói lên cứ một đơn vị chi phí kinhdoanh điện năng thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận kinh doanh điện năng trong kỳ:

Trang 19

SSLCP = Lợi nhuận kinh doanh điện năng x 100 (1.3)

Tổng chi phí kinh doanh điện năng

- Tỷ suất lợi nhuận theo tổng vốn kinh doanh (SSLV), phản ánh cứ một đơn vịvốn bình quân thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận kinh doanh điện trong kỳ:

SSLV = Lợi nhuận kinh doanh điện năng x 100 (1.4)

Vốn kinh doanh bình quân

b Chỉ tiêu hệ số suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE - Return on equity):

Còn gọi là hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu cho thấy một đồng vốn chủ sở hữuđầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh doanh điện năng cho chủ sở hữu

Hệ số sức sinh lợi của

c.Chỉ tiêu sức sản xuất: Sức sản xuất là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị yếu tố

đầu vào hay chi phí đầu vào đem lại mấy đơn vị kết quả đầu ra Trị số chỉ tiêu nàycàng lớn nói lên hiệu quả sử dụng đầu vào càng cao

Khi tính toán chỉ tiêu sức sản xuất các doanh nghiệp kinh doanh điện năng sửdụng các chỉ tiêu: chỉ tiêu sức sản xuất của vốn kinh doanh và sức sản xuất của mộtđồng chi phí kinh doanh

Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn kinh doanh và của chi phí kinh doanh khôngtrực tiếp đánh giá hiệu quả kinh doanh, chỉ cho biết một đồng vốn kinh doanh hoặcchi phí kinh doanh ở một thời kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng vàdùng để so sánh giữa các đơn vị trong ngành

1.1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từng riêng lĩnh vực

Trang 20

a.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động: Hiệu quả sử dụng lao

động được thể hiện ở các chỉ tiêu: Năng suất lao động (NSLĐ), hiệu suất tiền lương,sức sinh lợi một lao động Cụ thể:

- Chỉ tiêu năng suất lao động: được xác định theo chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị NSLĐ (hiện vật) = Tổng sốSản lượng điện thương phẩmlao động bình quân trong kỳ (1.8) NSLĐ (giá trị) = Doanh thu kinh doanh điện năng (1.9)

Tổng số lao động bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vịsản lượng điện thương phẩm hoặc bao nhiêu doanh thu kinh doanh điện năng Cácchỉ tiêu này càng lớn càng tốt

b.Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương (HSTL): Phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra có

thể đạt được bao nhiêu kết quả Kết quả có thể là lợi nhuận hoặc doanh thu Các chỉtiêu này càng lớn càng tốt

HSTL theo doanh thu = Doanh thu kinh doanh điện năng Tổng quỹ tiền lương (1.10)HSTL theo lợi nhuận = Lợi nhuận kinh doanh điện năng (111)

Tổng quỹ tiền lương

c Chỉ tiêu sức sinh lợi bình quân một lao động (LĐ): Cho biết mỗi lao động

tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

Sức sinh lợi bình quân 1 LĐ = Lợi nhuận kinh doanh điện năng (1.12)

Tổng số lao động bình quân

d Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định:

- Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định: phản ánh một đồng vốn cố định tạo ramấy đồng doanh thu Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

Sức sản xuất của vốn cố định = Doanh thu kinh doanh điện năng Vốn cố định bình quân trong kỳ (1.13)

- Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn cố định: phản ánh một đồng vốn cố định tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

Sức sinh lợi của vốn cố định = Lợi nhuận kinh doanh điện năng (1.14)

Vốn cố định bình quân trong kỳNếu tính giá trị nghịch đảo của chỉ tiêu này, sẽ có chỉ tiêu suất hao phí vốn cốđịnh để tạo ra một đồng lợi nhuận

Trang 21

e Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

- Sức sản xuất của vốn lưu động: là chỉ số tính bằng tỷ lệ giữa tổng doanh thutiêu thụ trong một kì chia cho vốn lưu động bình quân trong kì của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trongmột chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng:

Sức sản xuất của vốn lưu động = Doanh thu kinh doanh điện năng (1.15)

Nâng cao hiệu quả xã hội là mặt còn lại trong nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung vàcác doanh nghiệp kinh doanh điện năng nói riêng thì việc nâng cao hiệu quả xã hộicủa doanh nghiệp rất được nhà nước coi trọng Xây dựng các chỉ tiêu này có một sốvấn đề như sau:

- Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội phải đảm bảo tính toàn diện Tính toàn diện thểhiện ở sự thống nhất giữa giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa; vừa giải quyếtnhững vấn đề kinh tế, vừa giải quyết những vấn đề xã hội; phải xem xét từng giảipháp, mỗi phương án một cách toàn diện về không gian và thời gian Theo cáchđánh giá này, nếu DNNN đạt được hiệu quả kinh tế mà không đạt được các chỉ tiêuđánh giá hiệu quả xã hội thì cũng xem như không có hiệu quả Vì vậy, những lợi ích

và chi phí được xem xét từ quan điểm toàn nền kinh tế quốc dân, đáp ứng hài hoàlợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội

- Các chỉ tiêu về về hiệu quả xã hội rất trừu tượng, khó được lượng hóa, chủyếu là định tính

- Trong thực tiễn, nhiều khi hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội không đồngnhất, đi đôi với nhau mà trở nên mâu thuẫn khi thực hiện các mục tiêu kinh doanh

Trang 22

làm doanh nghiệp phải cân nhắc, lựa chọn mục tiêu để đạt hiệu quả kinh tế và hiệuquả xã hội phù hợp.

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay tầm nhìn hay kế hoạch dài hạnđối với doanh nghiệp nhà nước phải được xây dựng đảm bảo kết hợp hài hòa giữalợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Doanh nghiệp nhà nước có vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dânnên có thể xác định hiệu quả xã hội của các doanh nghiệp nhà nước theo các chỉ tiêu:

- Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp (thuế thu nhậpdoanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân )

- Thu nhập bình quân của người lao động

- Số lượng lao động có việc làm từ hoạt động kinh doanh

Một số những hiệu quả xã hội khác mang tính chất định tính của doanh nghiệpkinh doanh điện năng được thể hiện ở các nội dung:

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sử dụng điện bao gồm số lượng,chất lượng, giá cả, tính ổn định, kịp thời (thể hiện ở việc nâng cao độ tin cậy cungcấp điện; nâng cao chất lượng điện điện năng bao gồm cả chất lượng điện áp và tầnsố; giảm thời gian tiếp cận điện năng của khách hàng)

- Mức độ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải thiện chấtlượng và cơ cấu hàng tiêu dùng xã hội, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa và sứckhoẻ, nâng cao dân trí góp phần đảm bảo, giữ vững an ninh, chính trị, văn hoá xãhội

- Đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân cũng như người laođộng trong quá trình cung cấp, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện (Đảm hành lang

an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA), lưới điện hạ, cấp phát đầy đủ trang bị,dụng cụ an toàn cho người lao động, tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn)

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.4.1 Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ có thể hạn chế những tác động tiêu cực

Trang 23

và tận dụng những tác động tích cực của nó mà không thể kiểm soát được hoàn toànyếu tố này, cụ thể là:

a.Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm lãi suất ngân hàng, lạm

phát, dân số, cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp,…Các nhân tốnày có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp, nhưng vì nó mangtính chất vĩ mô nên doanh nghiệp cần nhận biết, phân tích tốt để giúp doanh nghiệp

có thể hoạch định đúng, phòng tránh được các rủi ro, nắm bắt được các cơ hội nhằmđạt hiệu quả kinh doanh cao

b Môi trường pháp lý: Đây cũng là một nhân tố mang tính chất vĩ mô và có ảnh

hưởng rất lớn đến doanh nghiệp bởi nếu xem kinh doanh là một trò chơi thì thì phápluật được ví như luật chơi, có hiểu rõ luật chơi mới có thể chơi được sau đó mới là lỗlực, cố gắng để giành chiến thắng xem như hiệu quả kinh doanh Môi trường pháp lýthể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:

- Hiến pháp, hệ thống các luật, pháp lệnh, nghị định,… có tác dụng điều chỉnhhành vi kinh doanh, quan hệ trao đổi, thương mại của doanh nghiệp

- Các hình thức bảo vệ người tiêu dùng

- Hệ thống các công cụ chính sách của Nhà nước định hướng hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

- Cơ chế điều hành của Chính Phủ có tác động đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

c.Môi trường văn hóa xã hội: Các nhân tố văn hóa xã hội gồm dân số, tôn

giáo, tập quán tiêu dùng, trình độ văn hóa, thị hiếu khách hàng, mức sống của dâncư,… Văn hóa xã hội là nhân tố rất được các doanh nghiệp rất quan tâm khi thựchiện kinh doanh tại một địa bàn nào đó, bởi kinh doanh là bán cái mà người kháccần chứ không phải bán cái mà mình có Nếu cái mà doanh nghiệp có không phùhợp với văn hóa xã hội tại địa bàn cần hướng tới (ví dụ như không phù hợp về tôngiáo, thị hiếu, thu nhập) thì cái mà doanh nghiệp có khó có thể được chấp nhận ởđây

Trang 24

d Môi trường công nghệ, kỹ thuật: Công nghệ, kỹ thuật đóng vai trò rất quan

trong đối với doanh nghiệp Nếu công nghệ, kỹ thuật hiện đại sẽ giúp tăng năng suấtlao động của doanh nghiệp, chi phí giảm trong khi chất lượng sản phẩm tốt hơn vàgiá bán sản phẩm có thể được cải thiện điều này ảnh hưởng tới doanh thu và lợinhuận của doanh nghiệp Còn nếu doanh nghiệp không chú trọng, cập nhật, thay đổicông nghệ, kỹ thuật cho phù hợp với thời đại thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ lạchậu, chi phí bỏ ra sẽ là quá lớn mà doanh thu lại sụt giảm đe dọa đến sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp

e Các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ canh tranh bao gồm các đối thủ cạnh

tranh trực tiếp và các đối thủ canh tranh gián tiếp, đối thủ cạnh tranh hiện có và đốithủ canh tranh tiềm tàng Các đối thủ canh tranh sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp,làm thay đổi chính sách giá cả, marketing, tổ chức của doanh nghiệp biểu hiện bềngoài là số lượng sản phẩm được tiêu thụ, thị phần của doanh nghiệp thay đổi.Bên cạnh các nhân tố khách quan nêu trên còn phải kể đến một số nhân tốkhác như: Tính thời vụ kinh doanh trong, mức độ tin cậy của người tiêu dùng (nhậnthức của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp) từ đó đặt ra chiếnlược, chiến thuật, các chính sách giá cả, marketing, tổ chức, của doanh nghiệpnhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất

1.1.4.2 Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là các nhân tố nội tại, bên trong doanh nghiệp, đây là cácnhân tố mà doanh nghiệp có thể quản trị được chúng để đạt được mục tiêu đã đề ranhư:

a.Tình hình tài chính của doanh nghiệp: đây là nhân tố không thể tách rời với

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó là cái gốc cần phải lắm chắc nếu muốnquản trị tốt doanh nghiệp Hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp là đã cơbản hiểu được cơ bản tình hình của doanh nghiệp mạnh hay yếu, phát triển bềnvững hay đứng trước bờ vực phá sản Một doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnhnghĩa là đang đi đúng hướng và kinh doanh có hiệu quả, cần vận dụng tốt ưu điểm

Trang 25

này để tạo nền tảng và đà cho những bước, giai đoạn phát triển tiếp theo như chiếnlược, chiến thuật đã được doanh nghiệp đề ra.

b Sản phẩm, hàng hóa: Người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng, các tính

năng của sản phẩm, hàng hoá do vậy các doanh nghiệp tìm cách phân khúc thitrường để giá cả hàng hoá, sản phẩm của mình phù hợp với chất lượng, và các tínhnăng của nó Cần xem xét hàng hoá, sản phẩm ở hai mặt:

- Mặt vật chất: Mặt vật chất bao gồm những đặc tính lý hóa, kể cả những đặctính của bao gói với chức năng giữ gìn và bảo quản hàng hóa đó của nó

- Mặt phí vật chất: Mặt này bao gồm những đặc tính như tên gọi, nhãn hiệu,biểu tượng, chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng,…

Nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng lên, có những nhu cầu là hữu hìnhnhưng lại có những nhu cầu là vô hình Do vậy để có thể đáp ứng tốt cho người tiêudùng doanh nghiệp doanh nghiệp luôn phải lắm bắt thị hiếu của họ để có phương ánkinh doanh hợp lý trong nền kinh tế thi trường cạnh tranh khốc liệt

c Lực lượng lao động: Lực lượng lao động là một trong những nguồn lực đầu

vào của doanh nghiệp Nó đóng vai trò trọng tâm và then chốt trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Bởi vì, trình độ, năng lực, thái độ tích cực của người laođộng tác động trực tiếp đến năng suất lao động góp phần vào kết quả sản xuất kinhdoanh đề ra Do đó để năng suất lao động tăng, hiệu quả kinh doanh cao doanhnghiệp phải bố trí công việc phù hợp với độ tuổi, chuyên môn, năng lực, tâm sinh lýcũng như các yếu tố phù hợp về mặt địa lý, địa phương,… của người lao động

d Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ quyết định quan hệ lao động.

Nếu cơ sở vật chất tốt sẽ là yếu tố quan trọng tạo ra khả năng sinh lời của tài sản

e Chiến lược và sách lược kinh doanh: Chiến lược hay kế hoạch dài hạn hay

tầm nhìn là cái mà doanh nghiệp phải xây dựng ngay từ đầu nếu muốn tồn tại vàphát triển bền vững Bởi, một chiến lược tốt sẽ tạo ra sự khác biệt, nâng cao khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp có như vậy mới tồn tại và phát triển trong nềnkinh tế thi trường hội nhập đầy thách thức và khó khăn Chiến lược có thể chia làmchiến lược tổng thể và các chiến lược bộ phận Với chiến lược sản phẩm, chiến lược

Trang 26

thị trường và chính sách giá cả hợp lý,… sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩynhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín sản phẩm củadoanh nghiệp, tạo dựng niềm tin của khách hàng về sản phẩm Từ đó, tăng doanhthu, đẩy nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

f Chất lượng phục vụ: Chất lượng phục vụ góp phần vào thương hiệu, nâng

cao lợi thế thương mại của doanh nghiệp Do đó mặc dù nâng cao chất lượng phục

vụ sẽ tăng chi phí kinh doanh, song nếu chất lượng phục vụ tốt sẽ làm tăng khốilượng hàng hoá tiêu thụ, tăng thi phần và góp phần vào tăng doanh thu hơn nữa đây

là yếu tố có thể mang lại những doanh thu tốt mà ban đầu doanh nghiệp cũng khôngthể nhìn hết thấy được, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

g Chi phí cho hoạt đông kinh doanh: Doanh nghiệp muốn tồn tại phải có lợi

nhuận, tức là doanh thu phải lớn hơn chi phí Do vậy có thể nói tiết kiệm các nguồnlực, các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh sẽ góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh

Ngoài các nhân tố nên trên còn phải kể đến những yếu tố như năng lực củanhà lãnh đạo, quản lý, lợi thế thương mại sẵn có (giá trị của tài sản vô hình),… cũngtác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần có nhữngnhững nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo tác động của từng yếu tố cũng nhưtác động tổng hợp của chúng để đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu

1.1.5 Đặc điểm có tính chất đặc thù của ngành điện ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

1.1.5.1 Đặc điểm về điện năng và kinh doanh điện năng

Hàng hóa của ngành điện cung cấp đến khách hàng đó là Điện năng Điệnnăng không thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan thông thường và không thểlưu trữ được (việc lưu trữ bằng pin hoặc ắc quy với một lượng điện năng rất nhỏ sovới nhu cầu của cả xã hội)

Việc mua bán điện năng diễn ra trực tiếp giữa người bán và người mua, muabao nhiêu thì sản xuất ra lượng điện năng đủ để đáp ứng nói cách khác là sản xuấtbao nhiều thì tiêu thụ bấy nhiêu Do đó mà tính chất của hệ thống điện phải được

Trang 27

xây dựng rất thông suốt, đồng bộ cao từ sản xuất đến tiêu dùng Ngoài ra việc muabán điện lại có một đặc thù là người mua điện sử dụng điện năng trước và trả tiềnsau, lương điện năng tiêu thu được xác định trên công tơ điện điều này cũng dẫnđến việc quản lý doanh thu tiền điện gặp không ít khó khăn do không thống nhấtđược sản lượng điện năng tiêu thu giữa người mua và người bán Trên thực tế nếuchốt sai chỉ số trên công tơ hoặc khách hàng cố ý tác động vào công tơ làm sai lệchchỉ số này theo hướng có lợi cho khách hàng thì sẽ gây ra tổn thất thương mại Điềunày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và giá bán điện làm giảm hiệu quả kinhdoanh điện năng của doanh nghiệp điện.

Giá bán điện năng do nhà nước quyết định, điều này ảnh hưởng đến chínhsách về giá của ngành điện, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp doanh thu và lợinhuận của ngành

1.1.5.2 Đặc điểm về nguồn vốn của ngành điện

Điện năng được Nhà nước xếp vào nhóm ngành công nghiệp nặng, chi phí đểđầu tư xây dựng cũng như chi phí để quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa là rất lớn làmcho tài sản cố định của ngành điện cũng rất lớn đây là những nguyên nhân gây rakho khăn cho ngành điện trong việc huy động vốn và sử dụng vốn tối ưu để đạt hiệukinh doanh

1.2 Tổng quan thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh điện năng

1.2.1 Hệ thống những văn bản pháp quy về kinh doanh điện năng

Nhà nước làm chủ sở hữu ngành điện nên Nhà nước quản lý động quyềnngành điện bằng các luật và văn bản dưới luật Điều này cho thấy pháp luật, chínhsách của nhà nước tác động to lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngành Sự tác độngnày trên nhiều phương diện như: Việc huy động nguồn vốn của chính phủ chongành điện bằng các chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài hoặc ngân sáchcủa nhà nước, lãi suất ngân hàng, các khoản thuế được nhà nước quy định Ngoài racòn phải kể đến nhưng yêu cầu của nhà nước để phục vụ các chính sách an sinh, xãhôi như: Phát triển kinh tế các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, phát triển kinh

Trang 28

tế nông nông, các yêu cầu nghiêm ngặt về cấp điện cho các phụ tải loại 1 như các cơquan đầu lão của đảng, chính phủ, đài truyền hình, khu vực quân sự, quốc phòng,bệnh viện,… mà khi ngừng cấp điện của các phụ tải này sẽ gây ra hậu quả khônlường như chết người, mất an ninh chính trị và gây ra thiệt hại kinh tế to lớn Năm

2015, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, nângcao năng lực cạnh tranh quốc gia trong đó đòi hỏi ngành điện phải rút ngắn thờigian tiếp cận điện năng, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Hệ thống các vănbản luật và dưới luật về kinh doanh điện năng có thể được khái quát như sau:

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam có hiệu lực từ ngày 01/7/2005; Luật Điện lực sửa đổi số 24/2012/QH13 cóhiệu lực từ ngày 01/7/2013; Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 củaChính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi

bổ sung một số điều của Luật Điện lực

- Luật sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam số 50/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011; Chỉ thị số171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính Phủ về việc tăng cường thựchiện tiết kiệm điện

- Luật Doanh nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số60/2005/QH11

- Luật Thương mại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số36/2005/QH11 ngày 14/6/2005

- Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 06/12/2013 của Chính phủ về Điều lệ

Tổ chức và Hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (có hiệu lực từ03/02/2014)

- Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ về những nhiệm vụ,giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia hai năm 2015-2016

Trang 29

- Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính Phủ quy định về

sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thuỷ điện, sử dụngnăng tiết kiệm và hiệu quả

- Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính Phủ về quy định chitiết về thi hành Luật Điện lực về an toàn bao gồm: An toàn trong phát điện, truyềntải điện, phân phối điện, sử dụng điện trong sản xuất; bồi thường, hỗ trợ nhà ở, côngtrình, đất và cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khixây dựng các công trình điện cao áp

- Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính Phủ phêduyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm

2030 và các Quy hoạch cấp vùng, miền có liên quan

- Thông tư số 30/2013/TT-BCT ngày 14/11/2013 của Bộ Công Thương quyđịnh về điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện

- Thông tư số 15/2014/TT-BCT ngày 28/5/2014 của Bộ Công Thương quyđịnh về mua, bán công suất phản kháng

- Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ Công Thương quyđịnh về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồngmua bán điện

- Thông tư số 33/2014/TT-BCT ngày 10/10/2014 của Bộ Công Thương quyđịnh một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng

- Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công Thương quyđịnh về thực hiện giá bán điện từ ngày 01/6/2014 và Quyết định số 4887/QĐ-BCTcủa Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về biểu giá bán điện áp dụng từ ngày01/6/2014

- Thông tư 158/2013/TT-BCT ngày 13/11/2013 của Bộ Công thương hướngdẫn một số nội dung về giám sát về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạtđộng đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốnnhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính

Trang 30

phủ về ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối vớidoanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

- Quy trình Kinh doanh điện năng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2014

và các bộ quy trình kinh doanh điện năng của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc,quy trình kinh doanh của Công ty Điện lực Điện lực Hưng Yên

- Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật điện Việt Nam, các quy trình, quy phạm của ngành điện.Tóm lại các văn bản luật và dưới luật được Nhà nước ban hành có ảnh hưởngrất lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh điện năng của Việt Nam từ việc thành lập,

tổ chức, hoạt động, mục tiêu, nhiệm vụ nhằm đảm bảo sản xuất, truyền tải, phânphối, tiêu thụ điện an toàn, tin cậy, hiệu quả bên cạnh đó còn đảm bảo các mục tiêu

về chính trị, an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế và an sinh xã hội Tuy nhiên hệthống các văn bản pháp quy của Nhà nước còn cần phải hoàn thiện hơn nữa để đảmbảo tính thống nhất, cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, giảm bớt thủ tụchành chính và đảm bảo tính minh bạch

1.2.2 Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh điện năng ở Việt Nam

1.2.2.1 Tình hình kinh doanh chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

a Tình hình kinh doanh năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

- Trong năm 2014, Chính phủ đã yêu cầu EVN tích cực, chủ động tổ chức xâydựng, phê duyệt và triển khai thực hiện trong nội bộ Tập đoàn 02 đề án: “Nâng caohiệu quả công tác quản lý lao động giai đoạn 2013-2015” và “Tối ưu hóa chi phítrong sản xuất kinh doanh và đầu tư giai đoạn 2014-2016” Thực hiện những biệnpháp, giải pháp trong 02 đề án này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và giảm giá thành của EVN Trong

đó nhấn mạnh tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp đã đề ra về tiếtkiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh và đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả côngtác quản lý lao động của; tiến hành rà soát thực trạng công nghệ, trình độ lao động

và biên chế trong từng khâu sản xuất-truyền tải-phân phối điện, xác định nhữngđiểm còn hạn chế làm cho năng suất lao động chưa cao để thực hiện ngay các biện

Trang 31

pháp khắc phục, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả sản xuất và cung ứng điện Nộidung Đề án yêu cầu xem xét đồng bộ với các chương trình, kế hoạch và đề án lớnkhác đang được triển khai xây dựng, bao gồm: Kế hoạch sản xuất kinh doanh vàđầu tư của EVN giai đoạn 2016-2020; Bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triểnđiện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; Tái cơ cấu ngành điệngắn với lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển cáccấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạiQuyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 Trên cơ sở đề cương

Đề án đã đề ra, EVN nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, cơ quan liênquan; bổ sung một số nội dung cụ thể như sau: Phân tích, đánh giá rõ hiện trạnghiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động chung của EVN cũng như cụthể từng khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện Lựa chọn mô hình thamchiếu quốc tế cụ thể đến năm 2020, lưu ý mô hình tham chiếu có chỉ số hoạt độnghiệu quả, năng suất lao động cao và có phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức tương tự;Xác định rõ các mục tiêu về hiệu quả hoạt động và năng suất lao động cụ thể đốivới từng khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối và bán lẻ điện đến năm 2020 vàphân tích tổng hợp mục tiêu chung của Tập đoàn Xác định các giải pháp tổng thể

sẽ thực hiện để đạt mục tiêu đề ra cũng như các giải pháp trọng tâm cần tập trungthực hiện cho từng giai đoạn cụ thể; Xác định rõ nguồn lực để thực hiện Đề án; các

cơ chế, chính sách cần kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành để thựchiện đạt hiệu quả

- Năm 2014, EVN đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh vàsinh hoạt của nhân dân Điện sản xuất và mua đạt 142,25 tỷ kWh, tăng 10,76% sovới năm 2013, trong đó điện sản xuất của Tập đoàn đạt 61,1 tỷ kWh Công tác điềuhành thị trường điện đã đảm bảo an toàn hệ thống và huy động các nhà máy điệntheo qui định của thị trường điện Tỷ lệ có điện ở nông thôn tới cuối năm 2014 đạt99,59% về số xã và 98,22% số hộ dân, vượt 0,22% chỉ tiêu của năm Công tác tiếtkiệm điện vượt chỉ tiêu kế hoạch Giá bán điện bình quân toàn Tập đoàn ước đạt

Trang 32

1.529 đồng/kWh, tăng 30đ/kWh so với 2013; Doanh thu bán điện ước đạt 196.370

tỷ đồng, tăng 13,57% so với 2013

- Theo kết quả tài chính sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Namnăm 2014, do một số yếu tố đầu vào tăng làm tăng chi phí sản xuất chưa được tínhvào trong giá bán điện hiện hành, cụ thể như 2 đợt tăng giá than cho sản xuất điện,điều chỉnh giá khí trên bao tiêu theo giá thị trường, thuế tài nguyên, bổ sung phí môitrường rừng năm 2011, 2012 (Trong năm 2014, EVN lỗ 8.000 tỷ đồng do giá muathan tăng, thuế tài nguyên nước tăng từ 2% lên 4%, phí môi trường rừng, chi phílưới điện nông thôn,… cộng dồn từ khoản lỗ 8.800 tỷ đồng chưa cân đối được giaiđoạn 2009-2010, đến thời điểm này EVN vẫn lỗ lũy kế 16.800 tỷ đồng chưa thể cânđối),… nhưng Công ty mẹ và các đơn vị của EVN đều có lợi nhuận Tuy nhiên tỷsuất lợi nhận rất thấp, trong đó lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ năm 2014 đạtkhoảng 300 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng 0,2% Cũng trongnăm 2014, EVN đã thoái toàn bộ vốn tại 03 công ty cổ phần bất động sản và mộtphần vốn tại Công ty tài chính CP điện lực với tổng số tiền là 691 tỷ đồng, đạt40,8% số vốn

b Tình hình kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu năm 2015:

- Trong quý I năm 2015, cả nước ước thực hiện tiết kiệm được 667,26 triệukWh, bằng 2,19% sản lượng điện thương phẩm Trong đó Tổng Công ty Điện lực

TP Hồ Chí Minh đạt mức tiết kiệm điện cao nhất, gần 2,6% sản lượng điện thươngphẩm Đặc biệt, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2015 do Bộ Công Thương chủ trì, Tậpđoàn Điện lực Việt Nam là nhà tài trợ chính đã nhận được sự hưởng ứng của cáctỉnh và thành phố trên khắp cả nước Kết quả: với sự kiện hưởng ứng Chiến dịchGiờ Trái đất từ 20h30 - 21h30 ngày 22/3/2015 tại Hà Nội và từ 20h30 - 21h30 ngày28/3/2015 tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, sản lượng tiết kiệm được là 520.000kWh, tương đương khoảng 820 triệu đồng Trong 5 tháng năm 2015, cả nước ướcthực hiện tiết kiệm được 984,34 triệu kWh, bằng 1,82% điện thương phẩm TổngCông ty Điện lực miền Trung thực hiện cao nhất, đạt 2,73% điện thương phẩm

Trang 33

- Thực hiện chỉ số tiếp cận điện năng: Thống kê trong tháng 01 và 02 năm

2015, toàn Tập đoàn có 96,74% số trường hợp cấp điện cho khách hàng trung áp(1.218/1.258 trường hợp) có thời gian cấp điện mới dưới 36 ngày Trong 4 thángđầu năm 2015 toàn Tập đoàn có 2.370 trường hợp cấp điện cho khách hàng trung

áp, trong đó 2.262 trường hợp (chiếm tỷ lệ 95,44%) cấp điện dưới 36 ngày, 108trường hợp (chiếm tỷ lệ 4,56%) cấp điện trên 36 ngày (thời gian tiếp cận điện năngtuy có giảm nhưng vẫn còn rất cao so với các nước ASEAN-6)

- Tình hình thực hiện các dự án cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo: TổngCông ty Điện lực miền Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã hoàn thành cấpđiện bằng lưới điện quốc gia cho huyện đảo Kiên Hải tỉnh Kiên Giang và cho 5 xãđảo (Quan Lạn, Minh Châu, Bản Sen, Ngọc Vừng, Thắng Lợi), huyện Vân Đồn tỉnhQuảng Ninh [16]

c Nhận xét chung:

Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Điện năng vẫn còn nhiều bất cấp, hiệuquả không cao do các nguyên nhân chính: Việc huy động và sử dụng các nguồn vốncòn chưa hiệu quả (tập trung nhiều vào đầu tư xây dựng lưới điện khu vực miền núi,nông thôn, hải đảo và đầu tư ngoài ngành không phải là thế mạnh của EVN); Nhiềukhoản chi phí không hợp lý (chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí cho bộ máyquản lý cồng kềnh, phức tạp,…); năng suất và hiệu quả lao động của toàn Tập đoànthấp,…

1.2.2.2 Tình hình kinh doanh chung của một số Tổng Công ty thuộc Tập đoàn Điệnlực Việt Nam

a Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (NPC):

- Doanh thu bán điện hàng năm của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc tăng8.516,25 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng 300 tỷ đồng

- Điện thương phẩm năm 2014 toàn NPC đạt hơn 39 tỷ kWh, tăng trưởng16,57%, và đạt 101,41% so với kế hoạch EVN giao, trong đó thành phần côngnghiệp xây dựng chiếm 61,6% tăng trưởng 19,59%; thành phần quản lý tiêu dùngchiếm 33,14% tăng trưởng 11,48%; Giá bán điện bình quân đạt 1.438,02 đ/kWh

Trang 34

- Tổn thất điện năng năm 2014 là 7,4%, giảm 0,05% so với kế hoạch EVNgiao, và giảm 0,36% so với năm 2013 trong điều kiện nguồn vốn cho đầu tư và cảitạo còn hạn chế, ảnh hưởng của tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn vẫn còn quá lớn(ảnh hưởng 0,25%), tuy nhiên tỷ lệ tổn thất này là vẫn còn cao so với các TổngCông ty khác trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Năm 2014 toàn NPC tiết kiệm điện năng được 760,50 triệu kWh, đạt136,54% kế hoạch EVN giao (557 tr.kWh) và bằng 1,94% điện thương phẩm, tuynhiên vẫn thấp hơn so với Tổng Công ty Điện lực Miền Nam và Tổng Công ty Điệnlực Miền Trung

- Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Điện khí hóa nông thôn”,ngoài việc bảo đảm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có lãi, trong năm 2014 TổngCông ty Điện lực Miền Bắc đã thực hiện công tác tiếp nhận và tổ chức bán điện đếntận hộ sử dụng vùng nông thôn Đến hết năm 2014 toàn Tổng Công ty đã có249/249 huyện có lưới điện Quốc gia (đạt 100%); 5.056/5.095 xã có điện lưới Quốcgia (đạt 99,2%) và 7.542.757/7.742.743 hộ dân nông thôn có lưới điện Quốc gia(đạt 97,4%) [20]

Bên cạnh những thành tích khả quan đã đạt được trong năm 2014 thì TổngCông ty Điện lực Miền Bắc vần còn rất nhiều mặt hạn chế trong công tác kinhdoanh điện năng như việc huy động các nguồn vốn không còn chưa tốt (phụ thuộcnhiều vào Tập đoàn và Chính Phủ), sử dụng nguồn vốn cũng chưa thực sự hiệu quả(đầu tư dàn trải, tập trung nhiều vào khu vực nông thôn, vùng núi là những nơi códoanh thu và lợi nhuận thấp), lợi nhuận và doanh thu chưa tương xứng với tiềmnăng phát triển, năng suất và hiệu quả lao động không cao, chất lượng dịch vụkhách hàng còn thấp, tổn thất điện năng còn rất cao thể hiện ở công tác quản lý điềuhành, kinh doanh bán điện còn nhiều tồn tại,

b Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (CPC):

- Doanh thu bán điện năm 2014 của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung đạtkhoảng 18.000 tỷ đồng Năm 2014 là "Năm tối ưu hóa chi phí” CPC thực hiện tối

ưu hóa chi phí tiết kiệm được 310 tỷ đồng

Trang 35

- Trong năm 2014, điện thương phẩm của Tổng Công ty Điện lực Miền Trungthực hiện đạt 12,221 tỷ kWh, đạt 102,26% so với kế hoạch; giá bán điện bình quânthực hiện 1.537,3 đ/kWh, tăng 8,30 đồng đ/kWh so với kế hoạch.

- Tỉ lệ tổn thất điện năng năm 2014 thực hiện 6,51%, giảm 0,09% so với kếhoạch

- Về tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn (LĐHANT), CPC đã thực hiện tiếpnhận LĐHANT trên địa bàn 32 xã, với khối lượng tiếp nhận gồm 822,6 km đườngdây hạ áp và bán lẻ đến 76.297 hộ dân nông thôn, nâng tổng số xã mà CPC bán điệntrực tiếp là 1.370 xã, chiếm 89,4% tổng số xã có lưới điện quốc gia Toàn CPC hiện

có 100% huyện, 99,68% xã có điện, số hộ nông thôn có điện đạt 98,33%

- Tổng Công ty Điện lực Miền Trung vừa hoàn thành cung cấp lưới điện quốcgia cho huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bằng hệ thống cáp ngầm

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Miền Trungmột số mặt đạt cao hơn Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, một số mặt lại thấp hơnsong hiệu quả kinh doanh còn thấp thể hiện ở một số mặt như huy động và sử dụngvốn còn chưa hiệu quả, năng suất lao động không cao, chất lượng dịch vụ kháchhàng còn nhiều hạn chế, [22]

c Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (SPC):

- Năm 2014, doanh thu bán điện của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam đạt65.772 tỷ đồng tăng 13,78% so với cùng kỳ

- Sản lượng điện thương phẩm năm 2014 của Tổng Công ty Điện lực MiềnNam đạt 44,596 tỷ kWh tăng 101,08 % so với kế hoạch, tăng 11,55% so với cùng

kỳ năm 2013; Giá bán điện bình quân đạt 1.474,85 đ/kWh.

- Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn Tổng Công ty thực hiện năm 2014 là 5,45% caohơn 0,01 % so với cùng kỳ và thấp hơn 0,03% so với kế hoạch năm 2014 của Tậpđoàn Điện lực Việt Nam giao 5,48 %

- Năm 2014 toàn Tổng Công ty tiết kiệm điện năng được trên 1.195 triệu kWh,tương đương 2,67 % sản lượng điện thương phẩm

Trang 36

- Tính đến cuối năm 2014, toàn Tổng Công ty có 2.510 xã, phường, thị trấn cóđiện đạt tỷ lệ 100%; số hộ dân có điện là 7,31 triệu hộ, đạt tỷ lệ 98,62%, trong đó số

hộ dân nông thôn có điện là 4,95 triệu hộ, đạt tỷ lệ 98,07% Tổng Công ty đang bánđiện trực tiếp đến 4,390 triệu hộ dân nông thôn, chiếm tỷ lệ 88,7% tổng số hộ nôngthôn Số hộ dân nông thôn còn lại (559.350 hộ) do các tổ chức điện nông thôn muabuôn điện của ngành điện và bán lẻ đến các hộ dân phía sau công tơ tổng

- Trong 05 năm gần đây, EVN SPC đã đầu tư trên 8.780 tỷ đồng xây dựng18.380 km đường dây 110 kV và 34.998 MVA TBA 110kV; 258.576 km đườngdây 22 kV, 74.447 MVA trạm biến áp và 338.646 km đường dây hạ thế; đặc biệtđầu năm 2014 Tổng công ty đã hoàn thành tuyến cáp ngầm 110 kV xuyên biển HàTiên - Phú Quốc [21]

Có thể nói Tổng Công ty Điện lực Miền Nam là một trong những Tổng Công

ty có thành tích hoạt động kinh doanh khả quan, tuy nhiên việc sử dụng vốn vẫn cònchưa hiệu quả (đầu tư dàn trải vào các vùng xa, xôi, biên giới, hải đảo), lợi nhuận vàdoanh thu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của miền,

1.2.3 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của các doanh nghiệp điện

1.2.3.1 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp điệntrong nước

- Các Công ty Điện lực ở Tổng Công ty Điện lực Hà nội nêu ra kinh nghiệmlà: cần tăng cường việc quản lý, vận hành an toàn lưới điện, xử lý nhanh sự cố; cầnhoàn thiện tổ chức kinh doanh bán điện, tăng cường kiểm tra khách hàng mua điện;thực hiện tốt giảm tổn thất điện năng dùng để chuyên tải và phân phối; gắn quyhoạch phát triển điện với phát triển Thủ đô và coi trọng việc củng cố đội ngũ cán bộcông nhân viên Các kinh nghiệm trên được giải thích và đưa ra một số nội dungmang tính định hướng Việc tăng cường quản lý vận hành lưới điện gắn chặt vớiviệc thực hiện tốt chế độ kiểm tra, duy tu bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ được quyđịnh ở các quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo cho việc cung cấp điện được an toàn,liên tục và chất lượng hơn Tổ chức kinh doanh hiện nay còn nhiều tồn tại, chưa đáp

Trang 37

ứng được yêu cầu kinh doanh; còn nhiều khâu chưa đồng bộ, chưa hiệu quả cầntiếp tục đổi mới, hoàn thiện Giá điện ở Việt Nam còn thấp so với khu vực, có nhiềuloại giá mang tính điều hoà trong nền kinh tế nên việc thực hiện mua bán điện cầnphải được chặt chẽ và đúng đối tượng Chỉ tiêu tỉ lệ điện dùng để chuyên tải và phânphối gắn liền với chi phí và còn được coi là yếu tố để đánh giá năng lực quản lý, do

đó cần phải tập trung làm tốt Việc đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện để phục vụ choyêu cầu phát triển cần phải gắn với sự phát triển của Thủ đô Hà nội Và để làm tốt cácnội dung trên cần phải có con người, cần bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ tương xứng

- Tương tự, các Công ty Điện lực ở Tổng Công ty Điện lực Miền Trung nêu rakinh nghiệm là: thực hiện tốt công tác quản lý vận hành Điện lực mẫu; thực hiện tốtquy trình kinh doanh và quy trình giao tiếp với khách hàng; phát động thi đua thựchiện tốt các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật và từng bước nâng cao dịch vụ khách hàng.Những kinh nghiệm ở Tổng Công ty Điện lực Miền Trung mang tính khái quát vànguyên tắc cao, bao hàm từ chủ trương đến biện pháp Đây cũng là kinh nghiệm có

sự đóng góp của Công ty Điện lực Quảng Nam, dưới sự lãnh đạo điều hành củaTổng Công Công ty Điện lực Miền Trung trong thời gian qua

- Ngoài ra, các Điện lực trong toàn EVN đều chú trọng đến việc đưa khoa họccông nghệ mới như các trương trình quản lý tin học, lắp đặt hệ thống đo xa, chốt chỉ

số, chấm xóa nợ bằng máy tính bảng, hóa đơn điện tử vào công tác kinh doanhnhằm tăng năng suất lao động và phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý

1.2.3.2 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp điện ởnước ngoài dưới góc độ vĩ mô (đổi mới, cải tổ)

- Trào lưu đổi mới ngành điện thập niên 80-90 là rất mạnh và diễn ra ở nhiềunước trên thế giới Tuy nhiên tiến trình đổi mới có những chiến lược và mức độđồng đều không giống nhau do đặc điểm riêng của mỗi nước

- Xét về chiến lược, hướng đổi mới là tư nhân hoá ngành điện là cơ bản thốngnhất thì điều kiện và môi trường cho việc triển khai là khác nhau giữa châu Á vớichâu Âu và Mỹ Về nguyên nhân, châu Âu và Mỹ lấy mục tiêu chính là tăng hiệuquả bởi việc giảm điều tiết và tạo cạnh tranh, trong khi châu Á là giảm gánh nặng

Trang 38

đầu tư của Chính phủ; nên các nước châu Á sẽ đẩy mạnh đầu tư tư nhân hơn là cạnhtranh Mặt khác, các nước đang phát triển ở châu Á tích cực cải tổ ngành điện là do

áp lực lớn từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngânhàng Phát triển châu á (ADB), như là một điều kiện vay vốn

- Các nội dung yêu cầu cơ bản của cải tổ là: xây dựng và phát triển thị trườngđiện, tăng cường hiệu quả hoạt động và tăng tính minh bạch để tạo điều kiện cungcấp điện chất lượng cao với giá rẻ, áp lực này với nội dung ràng buộc khá chặt chẽlà cần thiết về lâu dài; nhưng dường như không thích hợp với các nước châu Á, vìđiều kiện riêng biệt của mỗi nước về nền kinh tế, tài chính, môi trường kinh doanh,tình hình chính trị và đặc điểm văn hoá của mỗi nước Do đó, việc cải tổ trong điềukiện sức ép lớn như vậy đối với các nước châu Á thì khả năng thành công thấp.Theo số liệu nghiên cứu quá trình cải tổ 18 quốc gia châu Á của Thạc sĩ Phạm LêPhú theo 3 nội dung: điều tiết, cạnh tranh hoá và tư nhân hoá, và phân tích theo cácphần tử chính của số liệu 2004 thì Việt Nam nằm trong nhóm 2, gồm: Thái lan,Indonesia, Pakistan, ấn Độ, Việt Nam 24 và Đài loan Đây là những nước đã bắt đầutriển khai việc cải tổ ngành điện, đã hoàn thành quá trình công ty hoá, kế hoạch cải

tổ đã được xác định và tiếp tục đẩy mạnh các năm tới Bốn nhóm nước phản ảnh sựkhác biệt về tình trạng cải tổ hiện tại, đồng thời phản ảnh sự khác biệt về mô hìnhlựa chọn của mỗi nước: Nhóm 1 (gồm Nepan, Sri Lanka, Lào, Campuchia vàBangladesh) có mức độ cạnh tranh, tư nhân hoá và điều tiết đều thấp Nhóm 2 bắtđầu có kinh nghiệm về cải tổ, hầu hết đã xây dựng các khung pháp lý và có kếhoạch cụ thể cho quá trình cải tổ tiếp theo Nhóm 3 (gồm Nhật bản, Hồng công) cómức độ tư nhân hoá rất cao trong khi mức độ cạnh tranh và giảm điều tiết thấp.Nhóm 4 (gồm Singapore, Malaysia, Hàn quốc, Philippines và Trung quốc) có mứccải tổ tương đối cao, đặc biệt là phát triển môi trường cạnh tranh và xây dựng cơquan điều tiết đầy đủ quyền lực Như vậy, tính chất cải tổ của mỗi nhóm quốc gia

có khác nhau nên việc học tập kinh nghiệm rất khó khăn và cần phải chọn lọc; nênchú ý đến các quốc gia cùng nhóm và xu thế của phát triển ở nhóm 3 và nhóm 4.Cần tăng cường việc thu hút đầu tư tư nhân lớn, kể cả từ các công ty đa quốc gia để

Trang 39

giải quyết nạn thiếu điện Cần tập trung giải quyết hai vấn đề mấu chốt đã bóp méocấu trúc biểu giá điện là trợ giá và bù chéo Dưới góc độ vi mô của một Điện lựccũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi cơ chế ngành điện theo lộ trình cải tổ ở mỗi nước.Ngoài việc tác động bởi đầu tư tư nhân và biểu giá, thì đa số các Điện lực địaphương phải chịu sự điều tiết theo Luật Điện lực và phải đối mặt với tình trạng điệnkhí hoá nông thôn còn kém và không hiệu quả

- Vì chi phí cho cung cấp điện và phát triển điện ở nông thôn thường rất cao,các công ty phân phối không muốn và cũng không có khả năng tài chính để mởrộng lưới điện nông thôn Do đó, Chính phủ các nước châu Á cần có những chínhsách trợ giúp đặc biệt để phát triển điện nông thôn Nói chung, cải tổ ngành điện củacác nước không phải dễ dàng, nhiều lúc có nước bị bế tắc Thành công, theo kinhnghiệm chung, đòi hỏi chương trình kế hoạch cải tổ phải được xem xét kỹ lưỡngcác điều kiện về kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi nước Đồng thời, không phảichỉ một mình ngành điện có thể làm được mà cần có sự đồng lòng từ Chính phủ đếnngười dân và phải đảm bảo kết hợp được sự hài hoà lợi ích của các thành phầntrong xã hội Cụ thể hơn, có thể chọn Thái lan trong cùng nhóm 2 để tham khảo.Ngành Điện lực Thái lan được hình thành từ năm 1884, đến nay ngành Điện lựcThái lan do 3 tổ chức Nhà nước quản lý và chịu trách nhiệm: Công ty Phát điệnThái lan EGAT (Electricity Generating of Thailan) chịu trách nhiệm về phát vàtruyền tải cho toàn bộ đất nước, Công ty Điện Thủ đô MEA (MetropolitanElectricity Authority) chịu trách nhiệm cung cấp cho Thủ đô Bangkok và 3 tỉnh lâncận và Công ty Điện các tỉnh PEA (Provincal Electricity Authority) chịu tráchnhiệm cung cấp điện cho 70 tỉnh còn lại ngoài khu vực của MEA Về mặt kinhdoanh, PEA khó khăn nhiều hơn MEA Do đó, giá bán điện cho PEA từ EGAT là30% mang tính hỗ trợ giá đầu vào Giá bán điện theo chính sách giá từng đối tượng.Trong kinh doanh PEA (giống các Công ty Điện lực miền) ngoài việc phải nỗ lựcphấn đấu tạo ra lợi nhuận trên cơ sở tổ chức quản lý kinh doanh ngày càng có hiệuquả hơn Ngoài ra, PEA còn được Chính phủ Thái lan giao phụ trách chương trình

Trang 40

điện khí hoá nông thôn với việc hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và sự đóng góp củanhân dân theo phương pháp phát triển mở rộng từng vùng khu vực.

1.2.4 Những bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh điện

- Một là, hoàn thiện công tác kế hoạch dài hạn và điều hành kế hoạch kinhdoanh phù hợp với từng thời giai đoạn nhất định, bảo đảm Công ty Điện lực HưngYên hoạt động đúng hướng, có hiệu quả, hạn chế rủi ro, tận dụng các nguồn lựchiện có

- Hai là, xây dựng văn hóa doanh nghiệp

- Ba là, đổi mới tổ chức, nâng cao trình độ và năng lực quản lý

- Bốn là, tăng cường công tác Marketing

- Năm là, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (bao gồm nhân lực, cácnguồn vốn, )

- Sáu là, áp dụng các khoa học công nghệ tiên tiến vào kinh doanh điện năng

- Bẩy là, áp dụng một số biện pháp mang tính chất đặc thù ngành vào kinhdoanh điện năng tại Công ty như nâng cao sản lượng điện thương phẩm, nâng caogiá bán, nâng cao giá bán, tiết kiệm chi phí kinh doanh điện, quản lý tốt đội ngũ bán

lẻ điện năng, giảm tổ thất điện năng, cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh điện năng

Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách chi tiết,đầy đủ về giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lựcHưng Yên Chỉ có một số luận văn về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vàdoanh nghiệp kinh doanh điện năng như sau:

- Luận văn thạc sĩ: “Phân tích và đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần may Sông Hồng” củaThạc sĩ Nguyễn Thị Hằng-Công ty cổ phần may Sông Hồng

Luận văn hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Từ đó luận giải và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Sông Hồng

Ngày đăng: 06/11/2015, 11:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Ngô Kim Thanh (2011), Quản trị chiến lược, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Tác giả: Ngô Kim Thanh
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2011
18. Nguyễn Đức Thành (2002), Giáo trình Marketing, Trường Đại học Mỏ Địa Chất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing
Tác giả: Nguyễn Đức Thành
Năm: 2002
19. Nguyễn Thu Thuỷ (2011), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thu Thuỷ
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2011
20. Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (2014), Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh điện năng năm 2014 và triển khai nhiệm vu năm 2015 của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác kinh doanhđiện năng năm 2014 và triển khai nhiệm vu năm 2015 của Tổng Công ty Điệnlực Miền Bắc
Tác giả: Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc
Năm: 2014
21. Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (2014), Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh điện năng năm 2014 và triển khai nhiệm vu năm 2015 của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác kinhdoanh điện năng năm 2014 và triển khai nhiệm vu năm 2015 của Tổng Công tyĐiện lực Miền Nam
Tác giả: Tổng Công ty Điện lực Miền Nam
Năm: 2014
22. Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (2014), Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh điện năng năm 2014 và triển khai nhiệm vu năm 2015 của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác kinhdoanh điện năng năm 2014 và triển khai nhiệm vu năm 2015 của Tổng Công tyĐiện lực Miền Trung
Tác giả: Tổng Công ty Điện lực Miền Trung
Năm: 2014
23. Phạm Quang Trung (2009), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Phạm Quang Trung
Nhà XB: NXB Đại học kinhtế quốc dân
Năm: 2009
24. Website: www.365ngay.com.vn 25. Website: www.baohungyen.vn 26. Website: www.cpc.vn Khác
29. Website: www.hungyen.gov.vn 30. Website: www.npc.com.vn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w