Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của các doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 36)

nghiệp điện

1.2.3.1. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp điện trong nước

- Các Công ty Điện lực ở Tổng Công ty Điện lực Hà nội nêu ra kinh nghiệm là: cần tăng cường việc quản lý, vận hành an toàn lưới điện, xử lý nhanh sự cố; cần hoàn thiện tổ chức kinh doanh bán điện, tăng cường kiểm tra khách hàng mua điện; thực hiện tốt giảm tổn thất điện năng dùng để chuyên tải và phân phối; gắn quy hoạch phát triển điện với phát triển Thủ đô và coi trọng việc củng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên. Các kinh nghiệm trên được giải thích và đưa ra một số nội dung mang tính định hướng. Việc tăng cường quản lý vận hành lưới điện gắn chặt với việc thực hiện tốt chế độ kiểm tra, duy tu bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ được quy định ở các quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo cho việc cung cấp điện được an toàn, liên tục và chất lượng hơn. Tổ chức kinh doanh hiện nay còn nhiều tồn tại, chưa đáp

ứng được yêu cầu kinh doanh; còn nhiều khâu chưa đồng bộ, chưa hiệu quả... cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện. Giá điện ở Việt Nam còn thấp so với khu vực, có nhiều loại giá mang tính điều hoà trong nền kinh tế nên việc thực hiện mua bán điện cần phải được chặt chẽ và đúng đối tượng. Chỉ tiêu tỉ lệ điện dùng để chuyên tải và phân phối gắn liền với chi phí và còn được coi là yếu tố để đánh giá năng lực quản lý, do đó cần phải tập trung làm tốt. Việc đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện để phục vụ cho yêu cầu phát triển cần phải gắn với sự phát triển của Thủ đô Hà nội. Và để làm tốt các nội dung trên cần phải có con người, cần bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ tương xứng.

- Tương tự, các Công ty Điện lực ở Tổng Công ty Điện lực Miền Trung nêu ra kinh nghiệm là: thực hiện tốt công tác quản lý vận hành Điện lực mẫu; thực hiện tốt quy trình kinh doanh và quy trình giao tiếp với khách hàng; phát động thi đua thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật và từng bước nâng cao dịch vụ khách hàng. Những kinh nghiệm ở Tổng Công ty Điện lực Miền Trung mang tính khái quát và nguyên tắc cao, bao hàm từ chủ trương đến biện pháp. Đây cũng là kinh nghiệm có sự đóng góp của Công ty Điện lực Quảng Nam, dưới sự lãnh đạo điều hành của Tổng Công Công ty Điện lực Miền Trung trong thời gian qua.

- Ngoài ra, các Điện lực trong toàn EVN đều chú trọng đến việc đưa khoa học công nghệ mới như các trương trình quản lý tin học, lắp đặt hệ thống đo xa, chốt chỉ số, chấm xóa nợ bằng máy tính bảng, hóa đơn điện tử vào công tác kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động và phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý.

1.2.3.2. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp điện ở nước ngoài dưới góc độ vĩ mô (đổi mới, cải tổ)

- Trào lưu đổi mới ngành điện thập niên 80-90 là rất mạnh và diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên tiến trình đổi mới có những chiến lược và mức độ đồng đều không giống nhau do đặc điểm riêng của mỗi nước.

- Xét về chiến lược, hướng đổi mới là tư nhân hoá ngành điện là cơ bản thống nhất thì điều kiện và môi trường cho việc triển khai là khác nhau giữa châu Á với châu Âu và Mỹ. Về nguyên nhân, châu Âu và Mỹ lấy mục tiêu chính là tăng hiệu quả bởi việc giảm điều tiết và tạo cạnh tranh, trong khi châu Á là giảm gánh nặng

đầu tư của Chính phủ; nên các nước châu Á sẽ đẩy mạnh đầu tư tư nhân hơn là cạnh tranh. Mặt khác, các nước đang phát triển ở châu Á tích cực cải tổ ngành điện là do áp lực lớn từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), như là một điều kiện vay vốn.

- Các nội dung yêu cầu cơ bản của cải tổ là: xây dựng và phát triển thị trường điện, tăng cường hiệu quả hoạt động và tăng tính minh bạch để tạo điều kiện cung cấp điện chất lượng cao với giá rẻ, áp lực này với nội dung ràng buộc khá chặt chẽ là... cần thiết về lâu dài; nhưng dường như không thích hợp với các nước châu Á, vì điều kiện riêng biệt của mỗi nước về nền kinh tế, tài chính, môi trường kinh doanh, tình hình chính trị và đặc điểm văn hoá của mỗi nước. Do đó, việc cải tổ trong điều kiện sức ép lớn như vậy đối với các nước châu Á thì khả năng thành công thấp. Theo số liệu nghiên cứu quá trình cải tổ 18 quốc gia châu Á của Thạc sĩ Phạm Lê Phú theo 3 nội dung: điều tiết, cạnh tranh hoá và tư nhân hoá, và phân tích theo các phần tử chính của số liệu 2004 thì Việt Nam nằm trong nhóm 2, gồm: Thái lan, Indonesia, Pakistan, ấn Độ, Việt Nam 24 và Đài loan. Đây là những nước đã bắt đầu triển khai việc cải tổ ngành điện, đã hoàn thành quá trình công ty hoá, kế hoạch cải tổ đã được xác định và tiếp tục đẩy mạnh các năm tới. Bốn nhóm nước phản ảnh sự khác biệt về tình trạng cải tổ hiện tại, đồng thời phản ảnh sự khác biệt về mô hình lựa chọn của mỗi nước: Nhóm 1 (gồm Nepan, Sri Lanka, Lào, Campuchia và Bangladesh) có mức độ cạnh tranh, tư nhân hoá và điều tiết đều thấp. Nhóm 2 bắt đầu có kinh nghiệm về cải tổ, hầu hết đã xây dựng các khung pháp lý và có kế hoạch cụ thể cho quá trình cải tổ tiếp theo. Nhóm 3 (gồm Nhật bản, Hồng công) có mức độ tư nhân hoá rất cao trong khi mức độ cạnh tranh và giảm điều tiết thấp. Nhóm 4 (gồm Singapore, Malaysia, Hàn quốc, Philippines và Trung quốc) có mức cải tổ tương đối cao, đặc biệt là phát triển môi trường cạnh tranh và xây dựng cơ quan điều tiết đầy đủ quyền lực. Như vậy, tính chất cải tổ của mỗi nhóm quốc gia có khác nhau nên việc học tập kinh nghiệm rất khó khăn và cần phải chọn lọc; nên chú ý đến các quốc gia cùng nhóm và xu thế của phát triển ở nhóm 3 và nhóm 4. Cần tăng cường việc thu hút đầu tư tư nhân lớn, kể cả từ các công ty đa quốc gia để

giải quyết nạn thiếu điện. Cần tập trung giải quyết hai vấn đề mấu chốt đã bóp méo cấu trúc biểu giá điện là trợ giá và bù chéo. Dưới góc độ vi mô của một Điện lực cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi cơ chế ngành điện theo lộ trình cải tổ ở mỗi nước. Ngoài việc tác động bởi đầu tư tư nhân và biểu giá, thì đa số các Điện lực địa phương phải chịu sự điều tiết theo Luật Điện lực và phải đối mặt với tình trạng điện khí hoá nông thôn còn kém và không hiệu quả.

- Vì chi phí cho cung cấp điện và phát triển điện ở nông thôn thường rất cao, các công ty phân phối không muốn và cũng không có khả năng tài chính để mở rộng lưới điện nông thôn. Do đó, Chính phủ các nước châu Á cần có những chính sách trợ giúp đặc biệt để phát triển điện nông thôn. Nói chung, cải tổ ngành điện của các nước không phải dễ dàng, nhiều lúc có nước bị bế tắc. Thành công, theo kinh nghiệm chung, đòi hỏi chương trình kế hoạch cải tổ phải được xem xét kỹ lưỡng các điều kiện về kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi nước. Đồng thời, không phải chỉ một mình ngành điện có thể làm được mà cần có sự đồng lòng từ Chính phủ đến người dân và phải đảm bảo kết hợp được sự hài hoà lợi ích của các thành phần trong xã hội. Cụ thể hơn, có thể chọn Thái lan trong cùng nhóm 2 để tham khảo. Ngành Điện lực Thái lan được hình thành từ năm 1884, đến nay ngành Điện lực Thái lan do 3 tổ chức Nhà nước quản lý và chịu trách nhiệm: Công ty Phát điện Thái lan EGAT (Electricity Generating of Thailan) chịu trách nhiệm về phát và truyền tải cho toàn bộ đất nước, Công ty Điện Thủ đô MEA (Metropolitan Electricity Authority) chịu trách nhiệm cung cấp cho Thủ đô Bangkok và 3 tỉnh lân cận và Công ty Điện các tỉnh PEA (Provincal Electricity Authority) chịu trách nhiệm cung cấp điện cho 70 tỉnh còn lại ngoài khu vực của MEA. Về mặt kinh doanh, PEA khó khăn nhiều hơn MEA. Do đó, giá bán điện cho PEA từ EGAT là 30% mang tính hỗ trợ giá đầu vào. Giá bán điện theo chính sách giá từng đối tượng. Trong kinh doanh PEA (giống các Công ty Điện lực miền) ngoài việc phải nỗ lực phấn đấu tạo ra lợi nhuận trên cơ sở tổ chức quản lý kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Ngoài ra, PEA còn được Chính phủ Thái lan giao phụ trách chương trình

điện khí hoá nông thôn với việc hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và sự đóng góp của nhân dân theo phương pháp phát triển mở rộng từng vùng khu vực.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 36)