Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh điện năng ở Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 30)

và các bộ quy trình kinh doanh điện năng của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, quy trình kinh doanh của Công ty Điện lực Điện lực Hưng Yên

- Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật điện Việt Nam, các quy trình, quy phạm của ngành điện. Tóm lại các văn bản luật và dưới luật được Nhà nước ban hành có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh điện năng của Việt Nam từ việc thành lập, tổ chức, hoạt động, mục tiêu, nhiệm vụ nhằm đảm bảo sản xuất, truyền tải, phân phối, tiêu thụ điện an toàn, tin cậy, hiệu quả bên cạnh đó còn đảm bảo các mục tiêu về chính trị, an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Tuy nhiên hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước còn cần phải hoàn thiện hơn nữa để đảm bảo tính thống nhất, cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, giảm bớt thủ tục hành chính và đảm bảo tính minh bạch.

1.2.2. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh điện năng ở ViệtNam Nam

1.2.2.1. Tình hình kinh doanh chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

a. Tình hình kinh doanh năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

- Trong năm 2014, Chính phủ đã yêu cầu EVN tích cực, chủ động tổ chức xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện trong nội bộ Tập đoàn 02 đề án: “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động giai đoạn 2013-2015” và “Tối ưu hóa chi phí trong sản xuất kinh doanh và đầu tư giai đoạn 2014-2016”. Thực hiện những biện pháp, giải pháp trong 02 đề án này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và giảm giá thành của EVN. Trong đó nhấn mạnh tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện các biện pháp đã đề ra về tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh và đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động của; tiến hành rà soát thực trạng công nghệ, trình độ lao động và biên chế trong từng khâu sản xuất-truyền tải-phân phối điện, xác định những điểm còn hạn chế làm cho năng suất lao động chưa cao để thực hiện ngay các biện

pháp khắc phục, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả sản xuất và cung ứng điện. Nội dung Đề án yêu cầu xem xét đồng bộ với các chương trình, kế hoạch và đề án lớn khác đang được triển khai xây dựng, bao gồm: Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của EVN giai đoạn 2016-2020; Bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; Tái cơ cấu ngành điện gắn với lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013. Trên cơ sở đề cương Đề án đã đề ra, EVN nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, cơ quan liên quan; bổ sung một số nội dung cụ thể như sau: Phân tích, đánh giá rõ hiện trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động chung của EVN cũng như cụ thể từng khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện. Lựa chọn mô hình tham chiếu quốc tế cụ thể đến năm 2020, lưu ý mô hình tham chiếu có chỉ số hoạt động hiệu quả, năng suất lao động cao và có phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức tương tự; Xác định rõ các mục tiêu về hiệu quả hoạt động và năng suất lao động cụ thể đối với từng khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối và bán lẻ điện đến năm 2020 và phân tích tổng hợp mục tiêu chung của Tập đoàn. Xác định các giải pháp tổng thể sẽ thực hiện để đạt mục tiêu đề ra cũng như các giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện cho từng giai đoạn cụ thể; Xác định rõ nguồn lực để thực hiện Đề án; các cơ chế, chính sách cần kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành để thực hiện đạt hiệu quả.

- Năm 2014, EVN đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Điện sản xuất và mua đạt 142,25 tỷ kWh, tăng 10,76% so với năm 2013, trong đó điện sản xuất của Tập đoàn đạt 61,1 tỷ kWh. Công tác điều hành thị trường điện đã đảm bảo an toàn hệ thống và huy động các nhà máy điện theo qui định của thị trường điện. Tỷ lệ có điện ở nông thôn tới cuối năm 2014 đạt 99,59% về số xã và 98,22% số hộ dân, vượt 0,22% chỉ tiêu của năm. Công tác tiết kiệm điện vượt chỉ tiêu kế hoạch. Giá bán điện bình quân toàn Tập đoàn ước đạt

1.529 đồng/kWh, tăng 30đ/kWh so với 2013; Doanh thu bán điện ước đạt 196.370 tỷ đồng, tăng 13,57% so với 2013.

- Theo kết quả tài chính sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2014, do một số yếu tố đầu vào tăng làm tăng chi phí sản xuất chưa được tính vào trong giá bán điện hiện hành, cụ thể như 2 đợt tăng giá than cho sản xuất điện, điều chỉnh giá khí trên bao tiêu theo giá thị trường, thuế tài nguyên, bổ sung phí môi trường rừng năm 2011, 2012 (Trong năm 2014, EVN lỗ 8.000 tỷ đồng do giá mua than tăng, thuế tài nguyên nước tăng từ 2% lên 4%, phí môi trường rừng, chi phí lưới điện nông thôn,… cộng dồn từ khoản lỗ 8.800 tỷ đồng chưa cân đối được giai đoạn 2009-2010, đến thời điểm này EVN vẫn lỗ lũy kế 16.800 tỷ đồng chưa thể cân đối),… nhưng Công ty mẹ và các đơn vị của EVN đều có lợi nhuận. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhận rất thấp, trong đó lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ năm 2014 đạt khoảng 300 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng 0,2%. Cũng trong năm 2014, EVN đã thoái toàn bộ vốn tại 03 công ty cổ phần bất động sản và một phần vốn tại Công ty tài chính CP điện lực với tổng số tiền là 691 tỷ đồng, đạt 40,8% số vốn

b. Tình hình kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu năm 2015:

- Trong quý I năm 2015, cả nước ước thực hiện tiết kiệm được 667,26 triệu kWh, bằng 2,19% sản lượng điện thương phẩm. Trong đó Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đạt mức tiết kiệm điện cao nhất, gần 2,6% sản lượng điện thương phẩm. Đặc biệt, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2015 do Bộ Công Thương chủ trì, Tập đoàn Điện lực Việt Nam là nhà tài trợ chính đã nhận được sự hưởng ứng của các tỉnh và thành phố trên khắp cả nước. Kết quả: với sự kiện hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất từ 20h30 - 21h30 ngày 22/3/2015 tại Hà Nội và từ 20h30 - 21h30 ngày 28/3/2015 tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, sản lượng tiết kiệm được là 520.000 kWh, tương đương khoảng 820 triệu đồng. Trong 5 tháng năm 2015, cả nước ước thực hiện tiết kiệm được 984,34 triệu kWh, bằng 1,82% điện thương phẩm. Tổng Công ty Điện lực miền Trung thực hiện cao nhất, đạt 2,73% điện thương phẩm.

- Thực hiện chỉ số tiếp cận điện năng: Thống kê trong tháng 01 và 02 năm 2015, toàn Tập đoàn có 96,74% số trường hợp cấp điện cho khách hàng trung áp (1.218/1.258 trường hợp) có thời gian cấp điện mới dưới 36 ngày. Trong 4 tháng đầu năm 2015 toàn Tập đoàn có 2.370 trường hợp cấp điện cho khách hàng trung áp, trong đó 2.262 trường hợp (chiếm tỷ lệ 95,44%) cấp điện dưới 36 ngày, 108 trường hợp (chiếm tỷ lệ 4,56%) cấp điện trên 36 ngày (thời gian tiếp cận điện năng tuy có giảm nhưng vẫn còn rất cao so với các nước ASEAN-6)

- Tình hình thực hiện các dự án cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo: Tổng Công ty Điện lực miền Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã hoàn thành cấp điện bằng lưới điện quốc gia cho huyện đảo Kiên Hải tỉnh Kiên Giang và cho 5 xã đảo (Quan Lạn, Minh Châu, Bản Sen, Ngọc Vừng, Thắng Lợi), huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. [16]

c. Nhận xét chung:

Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Điện năng vẫn còn nhiều bất cấp, hiệu quả không cao do các nguyên nhân chính: Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn còn chưa hiệu quả (tập trung nhiều vào đầu tư xây dựng lưới điện khu vực miền núi, nông thôn, hải đảo và đầu tư ngoài ngành không phải là thế mạnh của EVN); Nhiều khoản chi phí không hợp lý (chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí cho bộ máy quản lý cồng kềnh, phức tạp,…); năng suất và hiệu quả lao động của toàn Tập đoàn thấp,…

1.2.2.2. Tình hình kinh doanh chung của một số Tổng Công ty thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

a. Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (NPC):

- Doanh thu bán điện hàng năm của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc tăng 8.516,25 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hàng năm tăng 300 tỷ đồng.

- Điện thương phẩm năm 2014 toàn NPC đạt hơn 39 tỷ kWh, tăng trưởng 16,57%, và đạt 101,41% so với kế hoạch EVN giao, trong đó thành phần công nghiệp xây dựng chiếm 61,6% tăng trưởng 19,59%; thành phần quản lý tiêu dùng chiếm 33,14% tăng trưởng 11,48%; Giá bán điện bình quân đạt 1.438,02 đ/kWh.

- Tổn thất điện năng năm 2014 là 7,4%, giảm 0,05% so với kế hoạch EVN giao, và giảm 0,36% so với năm 2013 trong điều kiện nguồn vốn cho đầu tư và cải tạo còn hạn chế, ảnh hưởng của tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn vẫn còn quá lớn (ảnh hưởng 0,25%),...tuy nhiên tỷ lệ tổn thất này là vẫn còn cao so với các Tổng Công ty khác trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

- Năm 2014 toàn NPC tiết kiệm điện năng được 760,50 triệu kWh, đạt 136,54% kế hoạch EVN giao (557 tr.kWh) và bằng 1,94% điện thương phẩm, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với Tổng Công ty Điện lực Miền Nam và Tổng Công ty Điện lực Miền Trung.

- Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Điện khí hóa nông thôn”, ngoài việc bảo đảm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có lãi, trong năm 2014 Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc đã thực hiện công tác tiếp nhận và tổ chức bán điện đến tận hộ sử dụng vùng nông thôn. Đến hết năm 2014 toàn Tổng Công ty đã có 249/249 huyện có lưới điện Quốc gia (đạt 100%); 5.056/5.095 xã có điện lưới Quốc gia (đạt 99,2%) và 7.542.757/7.742.743 hộ dân nông thôn có lưới điện Quốc gia (đạt 97,4%). [20]

Bên cạnh những thành tích khả quan đã đạt được trong năm 2014 thì Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc vần còn rất nhiều mặt hạn chế trong công tác kinh doanh điện năng như việc huy động các nguồn vốn không còn chưa tốt (phụ thuộc nhiều vào Tập đoàn và Chính Phủ), sử dụng nguồn vốn cũng chưa thực sự hiệu quả (đầu tư dàn trải, tập trung nhiều vào khu vực nông thôn, vùng núi là những nơi có doanh thu và lợi nhuận thấp), lợi nhuận và doanh thu chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, năng suất và hiệu quả lao động không cao, chất lượng dịch vụ khách hàng còn thấp, tổn thất điện năng còn rất cao thể hiện ở công tác quản lý điều hành, kinh doanh bán điện còn nhiều tồn tại,...

b. Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (CPC):

- Doanh thu bán điện năm 2014 của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung đạt khoảng 18.000 tỷ đồng. Năm 2014 là "Năm tối ưu hóa chi phí” CPC thực hiện tối ưu hóa chi phí tiết kiệm được 310 tỷ đồng.

- Trong năm 2014, điện thương phẩm của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung thực hiện đạt 12,221 tỷ kWh, đạt 102,26% so với kế hoạch; giá bán điện bình quân thực hiện 1.537,3 đ/kWh, tăng 8,30 đồng đ/kWh so với kế hoạch.

- Tỉ lệ tổn thất điện năng năm 2014 thực hiện 6,51%, giảm 0,09% so với kế hoạch.

- Về tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn (LĐHANT), CPC đã thực hiện tiếp nhận LĐHANT trên địa bàn 32 xã, với khối lượng tiếp nhận gồm 822,6 km đường dây hạ áp và bán lẻ đến 76.297 hộ dân nông thôn, nâng tổng số xã mà CPC bán điện trực tiếp là 1.370 xã, chiếm 89,4% tổng số xã có lưới điện quốc gia. Toàn CPC hiện có 100% huyện, 99,68% xã có điện, số hộ nông thôn có điện đạt 98,33%.

- Tổng Công ty Điện lực Miền Trung vừa hoàn thành cung cấp lưới điện quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bằng hệ thống cáp ngầm.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung một số mặt đạt cao hơn Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, một số mặt lại thấp hơn song hiệu quả kinh doanh còn thấp thể hiện ở một số mặt như huy động và sử dụng vốn còn chưa hiệu quả, năng suất lao động không cao, chất lượng dịch vụ khách hàng còn nhiều hạn chế,...[22]

c. Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (SPC):

- Năm 2014, doanh thu bán điện của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam đạt 65.772 tỷ đồng tăng 13,78% so với cùng kỳ.

- Sản lượng điện thương phẩm năm 2014 của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam đạt 44,596 tỷ kWh tăng 101,08 % so với kế hoạch, tăng 11,55% so với cùng kỳ năm 2013; Giá bán điện bình quân đạt 1.474,85đ/kWh.

- Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn Tổng Công ty thực hiện năm 2014 là 5,45% cao hơn 0,01 % so với cùng kỳ và thấp hơn 0,03% so với kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao 5,48 %.

- Năm 2014 toàn Tổng Công ty tiết kiệm điện năng được trên 1.195 triệu kWh, tương đương 2,67 % sản lượng điện thương phẩm.

- Tính đến cuối năm 2014, toàn Tổng Công ty có 2.510 xã, phường, thị trấn có điện đạt tỷ lệ 100%; số hộ dân có điện là 7,31 triệu hộ, đạt tỷ lệ 98,62%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện là 4,95 triệu hộ, đạt tỷ lệ 98,07%. Tổng Công ty đang bán điện trực tiếp đến 4,390 triệu hộ dân nông thôn, chiếm tỷ lệ 88,7% tổng số hộ nông thôn. Số hộ dân nông thôn còn lại (559.350 hộ) do các tổ chức điện nông thôn mua buôn điện của ngành điện và bán lẻ đến các hộ dân phía sau công tơ tổng.

- Trong 05 năm gần đây, EVN SPC đã đầu tư trên 8.780 tỷ đồng xây dựng 18.380 km đường dây 110 kV và 34.998 MVA TBA 110kV; 258.576 km đường dây 22 kV, 74.447 MVA trạm biến áp và 338.646 km đường dây hạ thế; đặc biệt đầu năm 2014 Tổng công ty đã hoàn thành tuyến cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc. [21]

Có thể nói Tổng Công ty Điện lực Miền Nam là một trong những Tổng Công ty có thành tích hoạt động kinh doanh khả quan, tuy nhiên việc sử dụng vốn vẫn còn chưa hiệu quả (đầu tư dàn trải vào các vùng xa, xôi, biên giới, hải đảo), lợi nhuận và doanh thu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của miền,...

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 30)