2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Công ty Điện lực Hưng Yên chưa có kế hoạch kinh doanh dài hạn và công tác điều hành kế hoạch còn bộc lộ nhiều yếu kém.
- Công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ còn nhiều hạn chế. Tình trạng cán bộ nguồn thiếu, yếu kỹ năng cứng và kỹ năng mềm còn tồn tại, chưa chủ động trong công việc, còn chông chờ, ỷ lại.
- Một số bộ phận không nhỏ công nhân kỹ thuật, quản lý vận hành còn thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng công việc, còn mang nặng tư tưởng độc quyền đối với khách hàng.
- Công tác quản lý kỹ thuật, vận hành tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được với mức độ phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên.
- Các quy định về tiết kiệm chi phí kinh doanh điện năng của Công ty chưa chi tiết, cụ thể.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động SXKD nhất là kiểm tra chống lấy cắp điện chưa tốt.
- Bộ phận làm công tác kiểm tra, giám sát mua bán điện tại Công ty Điện lực Hưng Yên và các Điện lực huyện chưa hoạt động hiệu quả, đáng lưu ý là tình trạng bắt trộm cắp điện và số vụ trộm cắp điện ra tăng.
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Kinh tế thế giới khủng hoảng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế các nước, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, chi tiêu, thu nhập của người dân. Công ty Điện lực Hưng Yên cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này.
- Việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên nhìn chung là chưa kịp thời và đồng bộ, không dự báo đúng tốc độ phát triển, ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Mô hình tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc thì Công ty Điện lực Hưng Yên là doanh nghiệp hạng hai trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc do vậy tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo của
Công ty Điện lực Hưng Yên là không cao trong hoạt động kinh doanh điện năng. - Công ty Điện lực Hưng Yên được Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc Phân bổ nguồn vốn vào các công trình, dự án. Cơ chế xin-cho còn tồn tại, Công ty Điện lực Hưng Yên không mấy chủ động về nguồn vốn cho đầu tư, xây đựng, cải tạo lưới điện phục vụ cho hoạt động kinh doanh điện năng.
- Từ năm 2010-2011 đã xảy ra tình trạng thiếu nguồn hệ thống, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Chính quyền địa phương (xã, thị trấn, huyện) chưa dành sự ủng hộ cao với Công ty Điện lực Hưng Yên, bên cạnh đó là ý thức kém của một số không nhỏ người trong việc đảm bảo hành lang an toàn lưới điện cao áp và tiết kiệm điện đẫn đến nguy cơ gia tăng số vụ vị phạm hành lang trên địa bàn tỉnh và lượng điện năng tiết kiệm được vẫn còn rất thấp.
- Đội ngũ dịch vụ bán lẻ điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên có nhiều biểu hiện tiêu cực, trực tiếp hoặc tiếp tay cho hành trộm cắp điện ra tăng làm gia tăng tổn thất điện năng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày và phân tích thực trạng kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Hưng Yên thông qua kết quả kinh doanh năm 2010-2014 của Công ty (kết quả điện thương phẩm, giá bán điện, tổn thất điện năng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận kinh doanh điện năng, công tác điện nông thôn) và thông qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội, từng lĩnh vực để từ đó nêu các ưu điểm công tác kinh doanh điện năng của Công ty (doanh thu, lợi nhuận tăng, cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy cho khách hàng đồng thời không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước,...) và các tồn tại (chưa có kế hoạch kinh doanh dài hạn, mô hình tổ chức có nhiều khuyết điểm, tỷ lệ tổn thất cao, chất lượng dịch vụ khách hàng còn yếu kém, nhiều khoản chi phi phí chưa được tiết kiệm,...) và các nguyên nhân chủ quan và khách của tổn tại để làm cơ sở cho chương 3 xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng tại
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2111/QĐ-TTg tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 phải phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng thủ đô Hà Nội, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực. Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và dịch vụ; coi trọng phát triển công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội; phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học công nghệ. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Theo quy hoạch, mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên là có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 12 - 13,2% trong giai đoạn 2016 - 2020; GDP bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD vào năm 2015 và trên 4.300 USD vào năm 2020; tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 65,9% tổng giá trị gia tăng,...
Về phát triển xã hội, Hưng Yên phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3% vào năm 2015 (theo chuẩn nghèo mới) và giữ ổn định đến năm 2020 là dưới 3%; tạo thêm việc làm hàng năm cho trên 2,2 vạn lao động; nâng tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo đạt 55% vào năm 2015 và khoảng 63-67% vào năm 2020,...
Về bảo vệ môi trường, năm 2015 phấn đấu có 97% dân cư đô thị sử dụng nước sạch và 94% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; 85% các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường,...; đồng thời giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường đô thị, nông thôn, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường các khu công nghiệp, khu du lịch, làng nghề trên cơ sở giải quyết hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái.
Quy hoạch cũng nêu rõ phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực. Về nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng CNH, HĐH gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại. Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, liên kết với thủ đô Hà Nội và các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Xây dựng đề án phát triển ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh và của cả nước. Phấn đấu để Hưng Yên tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu về GD-ĐT của cả nước. Triển khai xây dựng khu đại học Phố Hiến phù hợp với yêu cầu phát triển.
Cũng theo quy hoạch, thành phố Hưng Yên là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh và phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại II trước năm 2020. Xây dựng các đô thị Mỹ Hào, Văn Giang và các đô thị có cơ sở hạ tầng xã hội sớm thực sự là trung tâm hành chính, kinh tế, VH-XH, trung tâm công nghiệp của huyện, của vùng trong tỉnh. Quy hoạch cũng nêu rõ các chương trình, đề án phát triển, các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư và các giải pháp thực hiện quy hoạch. [1]
Để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên, phù hợp kế hoạch hoạt động dài hạn của EVN trong thời gian tới là kinh doanh có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; trong đó kinh doanh điện năng vẫn là một trong những ngành kinh doanh chính, thực hiện mở rộng đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia trong thị trường điện, xóa bỏ độc quyền, nâng cao hiệu
quả SXKD, đảm bảo chất lượng điện năng, giá cạnh tranh, từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh. PCHY trong tương lai cần thực hiện kinh doanh lấy kinh doanh điện năng là ngành kinh doanh chính, tham gia tích cực vào thị trường điện, đảm bảo chất lượng điện năng, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, là Công ty Điện lực có hiệu quả kinh doanh điện năng cao trong NPC, quan tâm đến nông thôn.
Dự báo công suất cực đại năm 2020 của PCHY đạt 933MW, điện thương phẩm đạt 4.777 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 là 13%/năm, điện thương phẩm bình quân đầu người 3.795 kWh.[3]
Từ những vấn đề trên và xuất phát từ thực trạng hiệu quả kinh doanh điện năng của PCHY thời gian qua, tôi xin đề xuất, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của PCHY trong thời gian tới như sau.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên
3.2.1. Một số giải pháp tổng thể
3.2.1.1. Lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và điều hành kế hoạch kinh doanh
a. Cơ sở đề xuất:
Trên cơ sở tổng qua lý luận và thực tiễn từ trước đến nay, Công ty Điện lực Hưng Yên chưa lập kế hoạch kinh doanh dài hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng nhiều thời điểm chưa đi đúng hướng, sự lúng túng cho điều hành kế hoạch đã diễn ra, sự huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đề ra chưa triệt để.
Trước tình hình đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty Điện lực Hưng Yên cần lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và điều hành tốt kế hoạch kinh doanh của Công ty.
b. Nội dung:
Để làm tốt công tác lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và điều hành kế hoạch kinh doanh Công ty Điện lực Hưng Yên cần phải:
- Lập kế hoạch dài hạn phải dựa trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển của nhà nước, đảm bảo tính đồng bộ và suyên suốt.
- Trên cơ sở số liệu kinh doanh các năm trước các Điện lực huyện phải phân tích kết hợp với định hướng phát triển của địa phương để dự báo nhu cầu điện năng của khách hàng từ đó lập kế hoạch kinh doanh của Điện lực huyện các năm sau trình Công ty Điện lực Hưng Yên phê duyệt. Công ty căn cứ vào số liệu kinh doanh tổng thể các năm trước và kế hoạch chi tiết của các Điện lực huyện để xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp.
- Xem sét, tính toán lại các định mức kinh tế-kỹ thuật đang sử dụng có phù hợp với hiện tại không gồm các định mức về chi phí, định mức lao động, định mức vật tư,… để điều chỉnh hoặc thay thế các định mức kinh tế-kỹ thuật cũ bằng các định mức thích hợp hơn với hiện tại và tương lai.
- Khi xây dựng các kế hoạch phải đảm báo tính hệ thống, toàn diện trong đó trọng tâm là kế hoạch về điện thương phẩm và xoay quanh đó là các kế hoạch tổn thất, giá bán để xây dựng nên các kế hoạch về tài chính, đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, lao động tiền lương, vật tư,…
- Để công tác điều hành thực hiện kế hoạch có hiệu quả cần tăng cường kiểm tra, đốn đốc nhằm phát hiện những thiếu sót, không phù hợp của kế hoạch và những thay đổi không thể tính toán hết của môi trường để có những điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo đầu ra (kết quả) phù hợp với những yếu tố đầu vào.
- Tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch từng giai đoạn theo tháng, quý, 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm, cả năm để tìm các nguyên nhân tồn tại, đánh kết quả đạt được nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch các kỳ tiếp theo.
c. Điều kiện thực hiện:
Lập kế hoạch kinh doanh dài hạn là việc Công ty Điện lực Hưng Yên hoàn toàn tự chủ và cần phải làm ngày, do đây là công việc chưa từng được thực hiện tại Công ty nên Công ty cần phải dự trù kinh phí có thể thêm chi phí cho thuê chuyên gia tư vấn.
Khi thực thiện tốt công tác lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và điều hành kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn nhất định sẽ đảm bảo Công ty Điện lực Hưng Yên hoạt động đúng hướng, hạn chế rủi ro, tân dụng được tối đa các nguồn lực từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.2.1.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
a. Cơ sở đề xuất:
Cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, còn văn hóa doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của doanh nghiệp.
Văn hóa là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý điều hành, bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một doanh nghiệp hay một cơ quan … Người ta không thể quản lý điều hành tốt mà không sử dụng công cụ văn hóa. Về mặt khoa học quản trị, việc quản trị một doanh nghiệp hay quản trị một quốc gia đều có những nét tương đồng.
Người ta thường sử dụng “pháp luật” và “văn hóa xã hội” như hai công cụ quan trọng để quản lý một quốc gia. Và cũng tương tự, người ta có thể dùng “quy chế” và “văn hóa doanh nghiệp” để quản lý một doanh nghiệp”. Vậy quản lý công ty bằng quy chế và quản lý công ty bằng văn hóa khác nhau như thế nào? Hai cách quản lý này hỗ trợ và kết hợp nhau ra sao? Dùng quy chế để tạo văn hóa, và dùng văn hóa để thực thi quy chế, quản lý công ty bằng quy chế thì mọi người phải tuân theo như thế, mang tính bắt buộc, quản lý công ty bằng văn hóa thì mọi người tin và theo như thế, mang tính tự nguyện.
Một khi công ty có một văn hóa mạnh và phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn mà doanh nghiệp đã đề ra thì tạo ra niềm tự hào của nhân viên về doanh nghiệp, từ đó mọi người luôn sống, phấn đấu và chiến đấu hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp một cách tự nguyện, giúp cho Lãnh đạo dễ dàng hơn trong công việc quản lý công ty, giúp cho nhân viên thoải mái và chủ động hơn trong việc định hướng cách nghĩ và cách làm của mình, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh