1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng bảng trò chơi ô chữ tạo hứng thú học tập và hoàn thiện kiến thức phần sinh học tế bào sinh học 10 nâng cao cho học sinh

63 858 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 515,51 KB

Nội dung

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 3Lời cam đoan Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Xây dựng bảng trò chơi ô chữ tạo hứng thú học tập và hoàn thiện kiến thức phần Sinh học tế bào l

Trang 1

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học

Người hướng dẫn khoa học ThS HOÀNG THỊ KIM HUYỀN

HÀ NỘI – 2009

Trang 2

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 2

Lời CảM Ơn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Thạc sĩ Hoàng Thị Kim Huyền người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Sinh học trường THPT Bình Xuyên, các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tiến hành

Trang 3

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 3

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Xây dựng bảng trò chơi ô chữ tạo hứng thú học tập và hoàn thiện kiến thức phần Sinh học tế bào lớp 10 (nâng cao) cho học sinh” là kết quả của riêng tôi và không trùng lặp với kết quả của tác giả khác Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, tháng 04 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Mai

Trang 4

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 4

Mục Lục

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 5

1.1 Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên

1.2.2 Vai trò của khâu hoàn thiện kiến thức 61.2.3 Các phương pháp dạy học trong khâu hoàn thiện kiến

Phân loại trò chơi Vai trò của trò chơi Cách xây dựng bảng trò chơi ô chữ trong đề tài

131414141515

Trang 5

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 5

1.3.1 Thực trạng khâu hoàn thiện kiến thức 151.3.2 Xu hướng đổi mới phương pháp hiện nay 16

2.1 Mục tiêu và nội dung trọng tâm của các bài 172.2 Hệ thống bảng trò chơi ô chữ phần Sinh học tế bào

lớp 10 - Nâng cao

24

Chương 3 Đánh giá chất lượng bảng trò chơi ô chữ phần Sinh

học tế bào lớp 10 - Nâng cao đã xây dựng

Trang 6

đồng bộ ở các khâu và mang tính toàn diện ở tất cả các thành tố của nó Chính vì vậy phương pháp dạy học ở khâu hoàn thiện kiến thức phải đảm bảo xu hướng này

1.2 Tầm quan trọng của khâu hoàn thiện kiến thức

Trong quá trình dạy học, khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng dạy học là khâu nghiên cứu tài liệu mới Nhưng kiến thức có trở nên vững chắc hay không còn phải phụ thuộc vào một phần của khâu hoàn hiện kiến thức Bởi hoàn thiện kiến thức là ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức vào trong bài học Cả ba mặt này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau Trong lúc ôn tập, củng cố giúp học sinh nhớ đầy đủ, chính xác hơn Và các kiến thức

được ôn luyện lặp đi lặp lại có thể dưới một hình thức khác giúp học sinh hiểu

đầy đủ các khía cạnh của đối tượng, hiện tượng nghiên cứu các vấn đề học tập trước đó Rõ ràng khâu hoàn thiện kiến thức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học Nên việc củng cố hoàn thiện kiến thức không đơn thuần là việc nhắc lại một cách tóm tắt những điều đã giảng ở mỗi tiết học,

Trang 7

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 7

hay trả lời một số câu hỏi cuối bài Mà phải là một việc làm thường xuyên, có

hệ thống, với việc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau

1.3 Thực trạng dạy học khâu hoàn thiện kiến thức

Hoàn thiện kiến thức có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Khâu này giúp học sinh nắm kiến thức một cách chính xác, hệ thống Nhưng đến khâu này là khâu cuối của tiết học, nên ở thời điểm này học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán nản rất khó tiếp thu bài tốt như ở các khâu trước Để khắc phục hiện tượng đó, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu xây dựng nội dung khâu hoàn thiện kiến thức thật hấp dẫn, thú vị để thu hút sự chú ý của học sinh Đã có một số giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi vận dụng giải thích hiện tượng trong thực tiễn, trò chơi ô chữ nhưng con số này chưa được nhiều Còn phần lớn giáo viên thường nhắc lại những nội dung trọng tâm của bài Với hình thức củng cố hời hợt, vội vàng và kèm theo là sự mệt mỏi của học sinh khi tiết học kéo dài làm cho chất lượng dạy học ở khâu hoàn thiện kiến thức chưa cao

1.4 Đặc điểm của bộ môn sinh học

Nội dung cơ bản của bộ môn Sinh học là hệ thống khái niệm (bao gồm cả

khái niệm, quy luật, quá trình) Những khái niệm này có mối liên quan với nhau

1.5 Hiệu quả của việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học

Việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học ở khâu hoàn thiện kiến thức

- Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh

- Phát triển được tư duy tái hiện và tư duy sáng tạo cho học sinh

Trang 8

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 8

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã quyết định tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Xây dựng trò chơi ô chữ tạo hứng thú học tập và hoàn thiện

kiến thức phần Sinh học tế bào Sinh học 10 ( Nâng cao) cho học sinh

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu việc thiết kế trò chơi ô chữ để củng cố hoàn thiện kiến thức phần Sinh học tế bào Sinh học 10 (Nâng cao), góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 10

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lí luận cho việc xây dựng bảng trò chơi ô chữ, hoàn thiện kiến thức

- Tìm hiểu thực trạng dạy học khâu hoàn thiện kiến thức và việc sử dụng trò chơi ô chữ để hoàn thiện kiến thức trong dạy học Sinh học

- Xây dựng bảng trò chơi ô chữ hoàn thiện kiến thức phần Sinh học tế bào - lớp 10 (Nâng cao)

- Đánh giá chất lượng bảng trò chơi ô chữ đã xây dựng

4 Đối tượng vμ phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung phần Sinh học tế bào – lớp 10 (Nâng cao) và trò chơi ô chữ trong dạy học học khâu củng cố

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung phần Sinh học tế bào - lớp 10 (Nâng cao)

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu lí thuyết

Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu về: Lí luận dạy học sinh học, nội dung, chương trình Sinh học 10; sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 10 nâng cao; kiến thức về tế bào và các kiến thức thực tế liên quan để làm sáng tỏ

Trang 9

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 9

cơ sở lí luận của việc xây dựng hệ thống bảng trò chơi ô chữ hoàn thiện kiến thức

5.2 Điều tra, quan sát sư phạm

Chúng tôi dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh để tìm hiểu thực trạng dạy học ở khâu hoàn thiện kiến thức phần Sinh học tế bào - lớp 10 (Nâng cao)

và việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học Sinh học

5.3 Phương pháp chuyên gia

Thông qua văn bản (Hệ thống bảng trò chơi ô chữ hoàn thiện kiến thức

đã xây dựng và phiếu nhận xét, đánh giá) Chúng tôi xin ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên Sinh học có kinh nghiệm trong giảng dạy ở trường THPT về chất lượng của hệ thống bảng trò chơi ô chữ

Trang 10

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 10

Phần II Nội dung

Chương 1 Cơ sở lí luận vμ thực tiễn của đề tμi 1.1 Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu cơ sở lí luận của khâu hoàn thiện kiến thức

Khâu hoàn thiện kiến thức là khâu quan trọng trong quá trình dạy học Nên những cơ sở lí luận của khâu hoàn thiện kiến thức đã được nghiên cứu từ rất lâu và được rất nhiều nhà khoa học quan tâm Điển hình là công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang [6], Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành [10], Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành [1] Trong các công trình nghiên cứu đó các tác giả đã đề cập tới khái niệm, vai trò của khâu hoàn thiện kiến thức và các phương pháp dạy học ở khâu hoàn thiện kiến thức

1.1.2 Tình hình xây dựng bảng trò chơi ô chữ hoàn thiện kiến thức sinh học

Việc xây dựng bảng trò chơi ô chữ hoàn thiện kiến thức trong quá trình dạy học chưa được nhiều tác giả quan tâm biên soạn Tuy nhiên cũng đã có một số tác giả xây dựng bảng trò chơi ô chữ như: Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân (Để học tốt sinh học 10, 11; Giải bài tập sinh học 11)… Nhưng bảng trò chơi ô chữ trong các tài liệu của các tác giả viết cho học sinh tham khảo phải “gia công” mới đưa vào sử dụng trong bài giảng ở chương trình phổ thông Ngoài ra còn có các tác giả như: Bùi Văn Sâm, Phạm Thị My (Thiết kế bài giảng Sinh học 10 nâng cao)… đã xây dựng một số bảng ô chữ phục vụ cho dạy học sinh học Tuy nhiên số lượng bảng trò chơi ô chữ của các tác giả vẫn còn ít

1.2 Cơ sở lí luận

1.2.1 Khái niệm hoàn thiện kiến thức

Trang 11

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 11

Việc hoàn thiện kiến thức được tiến hành thường xuyên trong từng bài, từng mục của bài, kiến thức của một bài hoặc một chương và cả phân môn sinh học hoàn thiện trong kiểu bài lên lớp hoàn thiện kiến thức

Bài lên lớp hoàn thiện kiến thức thực hiện nhiều chức năng khác nhau:

ôn tập, củng cố, hệ thống hoá bù đắp những chỗ hổng kiến thức của học sinh

Sau mỗi tiết học, kiến thức, kĩ năng mới được hình thành cho học sinh chưa được vững chắc nếu không được củng cố ngay Việc củng cố hoàn thiện kiến thức cho học sinh phát hiện bổ sung những kiến thức chưa đúng của họ Qua đó phát hiện những thiếu sót trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh

Từ đó giáo viên hoàn chỉnh thêm nội dung của bài cho phù hợp

Vậy hoàn thiện kiến thức là ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức vào những tình huống mới làm cho kiến thức được mở rộng đào sâu thêm, đồng thời phát triển các kĩ năng, kĩ xảo của học sinh

1.2.2 Vai trò của khâu hoàn thiện kiến thức

Khâu hoàn thiện kiến thức có vai trò đối với cả giáo viên và học sinh:

a Đối với học sinh

- Về kiến thức: Qua củng cố hoàn thiện kiến thức, học sinh thấy mình

đã tiếp thu những điều vừa học ở mức độ nào, những phần nào cần phải bổ sung thêm trong bài học

- Về năng lực: Củng cố hoàn thiện kiến thức học sinh tiến hành các hoạt

động trí tuệ: ghi nhớ, tái hiện, so sánh, phân tích, chính xác hoá, hệ thống hoá kiến thức Qua đó học sinh sẽ phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống thực tế

- Về giáo dục: Củng cố hoàn thiện kiến thức thường xuyên, nghiêm túc

sẽ giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt kết quả cao, củng cố lòng tin vào năng lực của mình, khắc phục tính chủ quan

tự mãn

b Đối với giáo viên

Trang 12

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 12

- Tạo điều kiện cho giáo viên nắm được một cách cụ thể và khá chính

xác năng lực và trình độ của mỗi học sinh Từ đó tìm ra biện pháp giúp đỡ

và vận dụng kiến thức vào trong bài học giúp học sinh hiểu bài đầy đủ và chính xác hơn , đồng thời rèn cho học sinh các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp

Việc củng cố hoàn thiện kiến thức có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin: “Liên hệ ngược” giúp người học tự điều chỉnh hoạt

động học tập và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học

1.2.3.1 Nhóm phương pháp dùng lời

Nhóm phương pháp dùng lời là phương pháp truyền thống được sử dụng khá phổ biến trong quá trình dạy học Nhóm phương pháp này cho phép giáo viên cung cấp được lượng thông tin lớn trong khoảng thời gian nhất định Và cũng cho phép giáo viên trình bày chặt chẽ có hệ thống những vấn đề lí thuyết trừu tượng Nếu giáo viên trình bày một cách lôgic, lập luận chặt chẽ, giọng nói truyền cảm sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh Trong nhóm phương pháp này thì lời nói và chữ viết là nguồn phát thông tin chủ yếu Đặc

điểm nổi bật của phương pháp này là tính chất thông báo trong lời giảng của thầy Còn học sinh tiếp nhận những thông tin đó mà không cần tác động gì

đến đối tượng nghiên cứu Học sinh chỉ nghe, nhìn theo lời giảng của thầy để hiểu, ghi chép và ghi nhớ Học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức đã được

Trang 13

đáp đã có thông tin hai chiều giữa giáo viên và học sinh để đạt được hai mục

đích sau:

- Hoàn thiện kiến thức cho học sinh và giúp học sinh tiếp thu kiến thức

ở một mức độ tích cực sáng tạo nhất định Vì khi trả lời câu hỏi, học sinh phải nhớ lại kiến thức đã có và sử dụng các thao tác lôgic: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá… để gia công tài liệu, tìm lời giải đáp đúng nhất

- Giáo viên biết được học sinh đã hiểu bài ở mức độ nào, còn thiếu sót ở chỗ nào để kịp thời uốn nắn

Có 2 phương pháp đàm thoại được sử dụng trong khâu củng cố

- Phương pháp đàm thoại củng cố: Thường dùng để củng cố trong bước kết thúc bài giảng khi truyền thụ kiến thức mới

- Phương pháp đàm thoại ôn tập tổng kết: Thường được dùng khi ôn tập cuối chương, cuối kì hoặc cuối năm học

b Phương pháp diễn giảng

Bản chất của phương pháp này là giáo viên trình bày bằng con đường quanh co phức tạp để dẫn tới chân lí khoa học mà các nhà bác học đã trải qua Khi trình bày nội dung giáo viên nêu vấn đề, vạch ra mâu thuẫn nhận thức, rồi

đề ra giả thiết, trình bày giả thuyết và rút ra kết luận Còn học sinh theo dõi lôgic của con đường giải quyết vấn đề do giáo viên trình bày

Phương pháp diễn giảng được sử dụng khi ôn tập, tổng kết nhằm làm nổi bật những kiến thức cơ bản nhất cùng chủ đề tư tưởng, có ý nghĩa thực tiễn trong từng phần hoặc toàn bộ quá trình

Trang 14

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 14

Điều cần chú ý là giáo viên phải làm rõ chương trình và sách giáo khoa

để có thể làm nổi bật những điều cơ bản nhất Ngoài ra còn phải hiểu rõ được trình độ của học sinh

c Báo cáo tổng kết của học sinh

Học sinh sau khi ôn tập làm báo cáo có tính chất tổng kết theo yêu cầu của giáo viên đề ra về vấn đề trọng tâm của chương theo sự hiểu biết của bản thân thu được từ nhiều nguồn kiến thức khác nhau (lời thầy, sách giáo khoa, trong giờ ôn tập )

d Làm việc với sách giáo khoa

Sách giáo khoa có vai trò : Là nguồn tri thức quan trọng cho học sinh và

là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho giáo viên khi dạy trên lớp Làm việc với sách giáo khoa học sinh còn thu thập được các tri thức mới từ sách một cách độc lập Sách giáo khoa có tác dụng chính xác hoá kiến thức đã học, đồng thời giúp các em có điều kiện ôn tập, củng cố và hệ thống hoá kiến thức Giáo viên nên đặt câu hỏi có tính tổng quát, đòi hỏi học sinh phải sắp xếp lại các tri

thức

1.2.3.2 Nhóm phương pháp trực quan

Phương pháp trực quan có ý nghĩa quan trọng trong dạy học sinh học Không chỉ vì nó có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhận thức mà còn vì nó có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện Xung quanh học sinh là cả một thế giới sinh vật phong phú đa dạng mà học sinh có thể quan sát, tiếp xúc trực tiếp với chúng Vì vậy giáo viên có thể sử dụng các vật sống phong phú đó làm nguồn phát thông tin dạy học Trong khâu củng cố, ôn tập và vận dụng kiến thức có thể sử dụng các phương pháp trực quan sau:

a Phương pháp biểu diễn vật tự nhiên và vật tượng hình

Đây là phương pháp giáo viên biểu diễn các vật tự nhiên và vật tượng hình, hướng dẫn học sinh quan sát bằng các câu hỏi định hướng, câu hỏigợi ý giúp học sinh rút ra kết luận qua đó học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức

Trang 15

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 15

Khi củng cố các kiến thức giáo viên không dừng lại phương tiện đã dùng khi giảng bài mới mà có thể sử dụng các phương tiện khác gọi là phương pháp biểu diễn thí nghiệm trực quan củng cố

Biểu diễn các phương tiện trực quan được tiến hành trong lúc ôn tập, tổng kết, hệ thống hoá kiến thức đã học là phương pháp biểu diễn phương tiện trực quan ôn tập tổng kết

- Ưu điểm:

+ Rèn luyện khả năng tư duy, phát triển tư duy trừu tượng

+ Gây hứng thú học tập cho học sinh

+ Học sinh lĩnh hội được nội dung kiến thức qua các câu hỏi định hướng và câu hỏi gợi ý của giáo viên

+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các thao tác tư duy: phân tích,

so sánh, tổng hợp

- Nhược điểm:

+ Mất nhiều thời gian, phải có cơ sở vật chất

+ Vật thật nhiều khi lại phức tạp Có khi nhiều chi tiết không cần thiết cần lược bỏ để tập trung vào cấu trúc và dấu hiệu chính yếu

b Phương pháp biểu diễn thí nghiệm thông báo tái hiện

Biểu diễn thí nghiệm là phương pháp giáo viên biểu diễn thí nghiệm theo tiến trình bài giảng, học sinh tự lực quan sát biểu diễn và kết quả thí nghiệm từ đó học sinh lĩnh hội được kiến thức

Khi học sinh tiến hành biểu diễn thí nghiệm thì thí nghiệm biểu diễn không lặp lại như cũ mà dưới một dạng khác đã thay đổi một số yếu tố song vẫn đảm bảo được nội dung của thí nghiệm là phương pháp biểu diễn thí nghiệm củng cố

Phương pháp trực quan có ưu và nhược điểm sau:

- Ưu điểm:

+ Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện tượng,

Trang 16

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 16

diễn biến cơ chế của các quá trình sinh lí

+ Thu hút sự chú ý của học sinh, gây được hứng thú học tập

+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp Giúp học sinh nắm vững kiến thức và yêu thích bộ môn

a Phương pháp thực hành quan sát

Là phương pháp giáo viên đặt ra yêu cầu để học sinh tự lực quan sát các

sự vật hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm (ở ngoài đồng ruộng, trong phòng thí nghiệm) học sinh tự ghi kết quả quan sát, phân tích, nhận xét rồi rút ra kết

luận Từ đó lĩnh hội được kiến thức mới

b Phương pháp thực hành thí nghiệm

Là phương pháp giáo viên nêu yêu cầu lĩnh hội kiến thức dưới sự chỉ

đạo cố vấn của giáo viên Học sinh chuẩn bị, bố trí và tiến hành thí nghiệm Học sinh tự nhận xét kết quả rút ra kết luận về các mối quan hệ, từ đó củng cố

được kiến thức

Nhóm phương pháp thực hành có ưu và nhược điểm sau:

- Ưu điểm: Thực hành phát huy tính cao độ, tính độc lập tự giác của học sinh Giúp học sinh nắm vững kiến thức Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm, phát triển các thao tác tư duy, rèn luyện phong cách của người nghiên

Trang 17

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 17

cứu khoa học và rèn luyện tính tích cực kiên trì, tỉ mỉ, trung thực của người làm công tác nghiên cứu

- Nhược điểm: Khó ổn định lớp học Nếu tổ chức lớp học không tốt sẽ gây ồn ào, mất trật tự trong giờ thực hành

1.2.4 Cơ sở sinh lí

Sự hoạt động của hệ thần kinh cấp cao chịu sự chi phối của các quy luật Trong đó có quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế Nội dung của quy luật đó như sau: Bất cứ một kích thích nào khi đã gây nên một điểm hưng phấn trên vỏ não mà kéo dài thì sớm hay muộn hưng phấn sẽ chuyển thành ức chế rồi dẫn đến trạng thái buồn ngủ và đến giấc ngủ Theo học thuyết của Pavlov thì bản chất của giấc ngủ là: Khi tế bào vỏ não bị mệt, ức chế có xu hướng lan toả ra xung quanh, dần dần chiếm toàn bộ vỏ não, thậm chí lan cả xuống các trung khu dưới vỏ não làm xuất hiện giấc ngủ Cũng theo học thuyết của Pavlov thì nguyên nhân gây nên giấc ngủ là tất cả các yếu tố gây nên ức chế như: Tiếng động đều đều, âm thanh đơn điệu, tác động liên tục không có ý nghĩa tín hiệu… [5]

Vận dụng quy luật hoạt động của hệ thần kinh cấp cao và học thuyết của Pavlov vào trong dạy học Thì có thể nói: Thời gian kéo dài, lời giảng đều

đều của thầy cô giáo, bài giảng kém hấp dẫn… là một trong những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và buồn ngủ của học sinh Và khi đến khâu hoàn thiện kiến thức, nếu giáo viên vẫn tiếp tục bài giảng của mình bằng những lời nói đều đều, nội dung kém hấp dẫn thì có lẽ là học sinh sẽ rất nhàm chán và buồn ngủ Để các em đỡ mệt mỏi, không buồn ngủ trong giờ học cần phải: “Đánh thức” học sinh bằng nhiều hoạt động, cách thức khác nhau Và có thể xem việc sử dụng bảng trò chơi ô chữ hoàn thiện kiến thức góp phần giúp học sinh đỡ mệt mỏi và buồn ngủ trong giờ học Học sinh tiếp tục bài học một cách hào hứng, phấn khởi đạt hiệu quả cao trong học tập

Trang 18

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 18

1.2.5 Cơ sở tâm lí

Việc nghiên cứu tâm lí lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi học sinh Đã được rất

nhiều nhà tâm lí quan tâm nghiên cứu như Acômenki, JJRutxô, G.I SuKuina… Trong đó họ đều qua tâm đến việc tạo nhu cầu, hứng thú của học sinh trong quá trình học tập Như J.PIEGIE: “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập.” B.C Grê – nhi – a: “Chúng ta không những phải tạo cho trẻ có thì giờ để chơi mà phải làm cho toàn bộ cuộc sống của trẻ được nuôi dưỡng bằng trò chơi”.Acômenki xem tạo hứng thú là một trong những con đường: “Làm cho học tập trong Nhà trường trở thành nguồn vui” Hay JJ Rutxô đã nói: “Dựa trên hứng thú của trẻ đối với sự vật hiện tượng xung quanh

để xây dựng cách dạy phù hợp với trẻ” Phạm Minh Hạc cũng đã viết: “Lương tâm nghề nghiệp cùng với tay nghề tinh thông là hai điều cơ bản để mỗi người hành nghề đạt kết quả tốt, ích dân lợi mình, ích nước lợi nhà” Tay nghề ở đây

được hiểu là người giáo viên có tài trong tổ chức dạy học và hiểu biết tâm lí học sinh Trong tâm lí lứa tuổi cũng đã đề cập tới một trong những kĩ thuật dạy học của người thầy giáo là phải: “Tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội trong học tập, phải chuyển hoá kịp thời từ trạng thái làm việc sang trạng thái nghỉ ngơi (giảm căng thẳng trong giây lát) và ngược lại Khắc phục sự suy giảm của hoạt động trong giờ giảng hoặc thái độ thờ ơ, uể oải.” Chính vì vậy việc hiểu tâm lí học sinh ở từng lứa tuổi để có cách dạy học cho phù hợp là

điều rất quan trọng

Có thể kể đến một vài đặc điểm tâm lí của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là: Các em đã có ý thức cao trong học tập và lao động, hoạt động tư duy phát triển, các em rất muốn khẳng định bản thân, mong muốn người khác công nhận mình là người lớn… Tuy nhiên học sinh trung học phổ thông còn thiếu tính kiên nhẫn khi bài học kéo dài Đặc biệt là những bài học khô khan, bài giảng kém hấp dẫn, giọng nói đều đều của giáo viên rất dễ gây mệt mỏi, nhàm chán cho học sinh

Trang 19

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 19

Có rất nhiều cách khắc phục hiện tượng trên như: Xây dựng bài giảng thật hấp dẫn, lời nói thu hút được sự chú ý của học sinh… Và việc sử dụng bảng trò chơi ô chữ là một trong những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh, có tác dụng gây hứng thú trong học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

1.2.6 Khái niệm, phân loại và vai trò của trò chơi

1.2.6.1 Khái niệm

- Trò chơi là hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất

định và có những qui định mà người tham gia phải tuân thủ

- Nếu vui chơi là một thuật ngữ chỉ một dạng vui chơi giải trí tự nguyện của mọi người tạo ra sự sảng khoái, thư giãn về thần kinh, tâm lí thì trò chơi là

sự vui chơi có nội dung, có tổ chức của nhiều người, có qui định luật lệ mà người tự nguyện tham gia phải tuân theo

- Nếu vui chơi của cá nhân được tổ chức dưới dạng trò chơi sẽ mang lại ý nghĩa giáo dục, rèn luyện đối với người chơi, góp phần hình thành nên những phẩm chất, nhân cách

1.2.6.2 Phân loại trò chơi

Có rất nhiều cách phân loại trò chơi như: Trò chơi với đồ vật, trò chơi theo chủ

đề, trò chơi vận động, trò chơi học tập, trò chơi trí tuệ… Nhưng đối với học sinh ở bậc THPT thì thường áp dụng trò chơi học tập và trò chơi trí tuệ

Trò chơi học tập là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho

học sinh Trò chơi học tập giúp học sinh:

- Phát triển về khả năng thị giác, xúc giác

- Chính xác hoá những hiểu biết về các sự vật và hiện tượng xung quanh

- Phát triển trí thông minh, sự nhanh trí, khả năng về ngôn ngữ

Như vậy trò chơi ngoài mục đích giải trí còn nhằm mục đích góp phần củng cố tri thức, hình thành kĩ năng cho học sinh

Trang 20

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 20

Trò chơi trí tuệ: Nội dung của trò chơi trí tuệ là sự thi đấu về hoạt động

trí tuệ nào đó: Sự chú ý, sự nhanh trí, sức tưởng tượng sáng tạo…

Như vậy trò chơi ô chữ thuộc loại trò chơi học tập

1.2.6.3 Vai trò của trò chơi

- Giúp học sinh thu lượm những hiểu biết về thế giới xung quanh

- Trò chơi giúp phát triển thể chất và trí tuệ, hình thành các quá trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo

- Trò chơi góp phần hình thành ý chí và tính cách

- Kích thích học sinh biểu hiện tính sáng tạo và tính độc lập

Bằng trò chơi, việc rèn luyện các kĩ năng được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán Học sinh bị lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm Vì vậy hiệu quả học tập của học sinh tăng lên

Bảng trò chơi ô chữ được xây dựng theo các bước sau:

Bước1: Xác định mục tiêu bài (chương, phần)

Bước 2: Xác định nội dung trọng tâm bài học Để từ đó tìm từ / cụm từ hàng dọc (từ/ cụm từ trung tâm và từ / cụm từ hàng ngang)

Bước 3: Viết câu hỏi cho các từ / cụm từ hàng ngang, hàng dọc (hoặc từ / cụm từ trung tâm)

Trang 21

Hoàn thiện kiến thức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy

học Tuy nhiên qua quan sát các giờ dạy sinh học của nhiều giáo viên ở trường trung học phổ thông, qua trò chuyện, trao đổi, qua tìm hiểu giáo án của giáo viên trung học phổ thông về thực trạng của khâu hoàn thiện kiến thức Kết quả cho thấy đã có một số giáo viên đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi vận dụng giải thích hiện tượng trong thực tiễn, trò chơi ô chữ nhưng con số này chưa được nhiều Còn phần lớn giáo viên trung học phổ thông với tâm lí luôn lo sợ thiếu thời gian trong bài giảng nên họ chỉ chú ý đến khâu nghiên cứu tài liệu mới còn khâu hoàn thiện kiến thức chỉ được tiến hành vội vàng, hời hợt như : Nói tóm tắt lại phần trọng tâm của bài, hay cho HS trả lời một số câu hỏi cuối bài

Như vậy, hiện nay khâu hoàn thiện kiến thức trong dạy học Sinh học còn chưa

được chú ý đúng mức Điều đó đã làm hạn chế chất lượng dạy học bộ môn

1.3.2 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Nghị quyết trung ương 4 khoá VIII đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học” Nghị quyết cũng đã xác

định: “Khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện

đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết

vấn đề”

Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện

Trang 22

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 22

thành nếp tư duy, sáng tạo của người học Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học”

Luật giáo dục ở điều 24 (về yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông) như sau: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng tự học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh” Chính vì vậy phương pháp dạy học ở khâu hoàn thiện kiến thức phải đảm bảo xu hướng này

Trang 23

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 23

Chương 2 Kết quả nghiên cứu

Để đảm bảo yêu cầu của khâu hoàn thiện kiến thức (trọng tâm, hệ

thống, khái quát ) cũng như yêu cầu sư phạm của việc xây dựng bảng trò chơi ô chữ, trước khi xây dựng bảng trò chơi ô chữ, chúng tôi tiến hành xác

định mục tiêu và nội dung trọng tâm các bài trong phần Sinh học tế bào - lớp

10 (Nâng cao)

2.1 Mục tiêu và nội dung trọng tâm của các bài

Bμi 7 Các nguyên tố hoá học của tế bào và nước

A Mục tiêu bài học

- Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống Trình bày được

sự tạo thành các hợp chất hữu cơ trong tế bào

- Phân biệt được nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng và vai trò của chúng

- Giải thích được tại sao nước lại là một dung môi tốt Nêu được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào và cơ thể

B Nội dung trọng tâm bài học

Vai trò của các nguyên tố hoá học và nước trong tế bào

Bμi 8 Cacbohiđrat (saccarit) và lipit

A Mục tiêu bài học

- Phân biệt được các thuật ngữ: Đơn phân, đa phân, đại phân tử

- Nêu được vai trò của cacbohiđrat và lipit trong tế bào và cơ thể

- Phân biệt được saccarit và lipit về cấu tạo, tính chất và vai trò

B Nội dung trọng tâm bài học

- Phân biệt được các loại cacbohiđrat và lipit

- Chức năng của cacbohiđrat và lipit

Trang 24

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 24

Bμi 9 Prôtêin

A Mục tiêu bài học

- Viết đ−ợc công thức tổng quát của axit amin

- Phân biệt đ−ợc cấu trúc bậc: 1, 2, 3, 4 của prôtêin

- Giải thích đ−ợc tính đa dạng, đặc thù của prôtêin

- Nêu đ−ợc chức năng của prôtêin

B Nội dung trọng tâm bài học

Cấu trúc và chức năng của prôtêin

Bμi 10 Axit nuclêic

A Mục tiêu bài học

- Viết đ−ợc sơ đồ cấu trúc nuclêôtit

- Nêu đ−ợc đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của phân tử ADN, giải thích đ−ợc tính đa dạng và đặc tr−ng của ADN

B Nội dung trọng tâm bài học

- Cấu trúc không gian của ADN

- Đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của ADN

Bμi 11 Axit nuclêic (tiếp theo)

A Mục tiêu bài học

- Phân biệt đ−ợc các loại ARN dựa vào cấu trúc và chức năng của chúng

- Phân biệt đ−ợc ADN với ARN

B Nội dung trọng tâm bài học

- Cấu trúc và chức năng của ARN

- Phân biệt ADN với ARN và phân biệt ba loại ARN

Bμi 13 Tế bào nhân sơ

A Mục tiêu bài học

Nêu đ−ợc các thành phần cấu trúc của tế bào vi khuẩn (tế bào nhân sơ) và các chức năng của các thành phần đó

Trang 25

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 25

B Nội dung trọng tâm bài học

Cấu trúc tế bào nhân sơ

Bμi 14 Tế bào nhân thực

A Mục tiêu bài học

- So sánh tế bào thực vật với tế bào động vật

- Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của nhân tế bào

Kể được loại tế bào nào không có nhân, loại tế bào nào nhiều nhân

- Mô tả được cấu tạo và trình bày được chức năng của ribôxôm

- Trình bày về cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào và trung

thể

B Nội dung trọng tâm bài học

- So sánh tế bào thực vật với tế bào động vật

- Cấu trúc và chức năng của nhân tế bào

- Cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào và trung thể

Bμi 15 Tế bào nhân thực (tiếp theo)

A Mục tiêu bài học

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của ti thể, lục lạp

- Thấy rõ được tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của ti thể

và lục lạp

B Nội dung trọng tâm bài học

Cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp

Bμi 16 Tế bào nhân thực (tiếp theo)

A Mục tiêu bài học

- Mô tả được cấu trúc và trình bày chức năng của lưới nội chất, bộ

máy gôngi, lizôxôm, không bào

- Thấy rõ được tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng của lưới nội

chất, bộ máy gôngi, lizôxôm, không bào

Trang 26

Ph¹m ThÞ Mai K31B Sinh – KTNN 26

- ChØ ra ®−îc mèi liªn quan gi÷a c¸c bµo quan trong viÖc thùc hiÖn chøc n¨ng cña tÕ bµo

B Néi dung träng t©m bµi häc

TÝnh thèng nhÊt gi÷a cÊu tróc vµ chøc n¨ng cña c¸c bµo quan trong

tÕ bµo

Bμi 17 TÕ bµo nh©n thùc (tiÕp theo)

A Môc tiªu bµi häc

- M« t¶ ®−îc cÊu tróc mµng sinh chÊt LiÖt kª ®−îc c¸c chøc n¨ng cña mµng sinh chÊt

- Nªu ®−îc vÞ trÝ, thµnh phÇn cÊu t¹o vµ chøc n¨ng cña thµnh tÕ bµo, chÊt nÒn ngo¹i bµo

- Ph©n tÝch ®−îc tÝnh thèng nhÊt cña tÕ bµo nh©n thùc

B Néi dung träng t©m bµi häc

- §Æc ®iÓm cÊu tróc mµng sinh chÊt,

- Chøc n¨ng mµng sinh chÊt

Bμi 18 VËn chuyÓn c¸c chÊt qua mµng sinh chÊt

A Môc tiªu bµi häc

- Nªu ®−îc c¸c kh¸i niÖm thÈm thÊu, thÈm t¸ch

- Tr×nh bµy ®−îc c¸c ph−¬ng thøc vËn chuyÓn c¸c chÊt qua mµng sinh chÊt

- M« t¶ ®−îc con ®−êng xuÊt - nhËp bµo

- Ph©n biÖt Èm bµo, thùc bµo

B Néi dung träng t©m bµi häc

C¸c h×nh thøc vËn chuyÓn c¸c chÊt qua mµng sinh chÊt

Bμi 21 ChuyÓn ho¸ n¨ng l−îng

A Môc tiªu bµi häc

Trang 27

- Mô tả được cấu tạo và nêu được chức năng của ATP

B Nội dung trọng tâm bài học

- Các dạng năng lượng, trạng thái tồn tại của năng lượng trong tế bào

- Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào

- Cấu tạo và chức năng của ATP

Bμi 22 Enzim và vai trò của enzim trong quá trìnhchuyển hoá vật chất

A Mục tiêu bài học

- Trình bày được khái niệm, vai trò, cấu trúc và cơ chế tác động của enzim

- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

B Nội dung trọng tâm bài học

Cơ chế tác động của enzim và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

Bμi 23 Hô hấp tế bào

A Mục tiêu bài học

- Trình bày được khái niệm hô hấp tế bào

- Mô tả được các giai đoạn: Đường phân, chu trình Crep Trình bày

được khái quát quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ qua sơ đồ

B Nội dung trọng tâm bài học

Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào

Bμi 24 Hô hấp tế bào (tiếp theo)

Trang 28

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 28

A Mục tiêu bài học

- Mô tả được giai đoạn chuỗi chuyền electron hô hấp

- Trình bày được quá trình phân giải các chất đại phân tử Phân tích

được mối liên quan giữa đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp

- Phân tích được mối liên quan qua lại giữa các quá trình phân giải vật chất

B Nội dung trọng tâm bài học

- Phân tích quá trình vận chuyển điện tử từ chất cho (NADH, FADH2)

đến chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi

- Mối liên quan đến quá trình phân giải các đại phân tử trong tế bào

Bμi 25 Hoá tổng hợp và quang tổng hợp

A Mục tiêu bài học

- Nêu được khái niệm: Hoá tổng hợp, quang tổng hợp, sắc tố quang hợp

- Viết được phương trình hoá tổng hợp

B Nội dung trọng tâm bài học

- Phương thức vi khuẩn lấy năng lượng để tổng hợp chất sống

- Vai trò của nhóm vi khuẩn trong tự nhiên và trong đời sống con người

Bμi 26 Hoá tổng hợp và quang tổng hợp (tiếp theo)

A Mục tiêu bài học

- Mô tả được cơ chế quang hợp gồm pha sáng và pha tối

- Phân tích được các sơ đồ pha sáng và pha tối

B Nội dung trọng tâm bài học

Cơ chế quang hợp

Bμi 28 Chu kì tế bào

A Mục tiêu bài học

- Trình bày được những diễn biến cơ bản trong chu kì tế bào, đặc biệt

là các pha của kì trung gian

Trang 29

A Mục tiêu bài học

- Trình bày được những diễn biến cơ bản qua các kì của nguyên phân

và chỉ ra sự khác biệt trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào

động vật

- Nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân

B Nội dung trọng tâm bài học

Những diễn biến cơ bản trong nguyên phân

Bμi 30 Giảm phân

A Mục tiêu bài học

- Trình bày được những diễn biến cơ bản của quá trình giảm phân đặc biệt là những động thái của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng

- Giải thích được tại sao quá trình giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể

B Nội dung trọng tâm bài học

Những diễn biến cơ bản trong giảm phân

Trang 30

Câu hỏi : Hàng ngang

1 Có 7 chữ cái: Tên của các nguyên tố hóa học có lượng nhỏ hơn 0,01% trong khối lượng chất sống của cơ thể

2 Có 7 chữ cái: Tên của các nguyên tố hóa học có lượng lớn hơn 0,01% trong khối lượng chất sống của cơ thể

3 Có 6 chữ cái: Bệnh này sinh ra ở người do thiếu một hàm lượng iốt

Trang 31

Phạm Thị Mai K31B Sinh – KTNN 31

4 Cú 14 chữ cỏi: Đõy là nơi tập chung nhiều nước của tế bào

5 Cú 5 chữ cỏi: Nguyờn tố hoá học này tham gia vào cấu tạo của diệp lục

6 Cú 4 chữ cỏi: Đõy là một trong bốn nhõn tố chớnh cấu tạo nờn cỏc hợp chất hữu cơ của tế bào

7 Cú 3 nguyờn tố: Nguyờn tố đa lượng này cần cho sự tạo mỏu ở người

8 Cú 3 chữ cỏi: Đõy là chữ số để chỉ số liờn kết hoá trị tối đa của nguyờn tử cac bon với cỏc nguyờn tử khỏc

9 Cú 5 chữ cỏi: Tờn mối liên kết yếu giữa các phân tử nước để tạo nên mạng luới nước

10 Cú 6 chữ cỏi: Đõy là nguyờn tố đặc biệt quan trọng trong việc cấu tạo nờn

số lượng lớn cỏc hợp chất hữu cơ trong tế bào

11 Cú 6 chữ cỏi: Từ chỉ đặc tớnh của nước đảm bảo duy trỡ sự sống cho tế bào

12 Cú 7 chữ cỏi: Từ chỉ trạng thỏi của phõn tử nước cú hai đầu tớch điện trỏi dấu

13 Cú 13 chữ cỏi: Loại phõn bún này thường được sử dụng trong sản xuất nụng nghiệp Loại phõn này cú đặc điểm cho năng suất cao, nhưng lại gõy ụ nhiễm mụi trường

14 Cú 4 chữ cỏi: Đõy là nguyờn liệu cho cỏc phản ứng sinh hoỏ diễn ra trong

tế bào

Cõu hỏi: Hàng dọc

Cú 14 chữ cỏi: Tờn gọi chung của cỏc nguyờn tố: đa lượng, vi lượng

Ngày đăng: 31/10/2015, 07:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w