KL11 -57 04.1.

6 393 0
KL11 -57 04.1.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khả năng thuyết trình của sinh viên khoa Giáo dục thể chất trường đại học Sư phạm Hà Nội - thực trạng và giải pháp

MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Con người muốn tồn tại và phát triển trong đời sống xã hội thì cần thiết phải trang bị cho mình những hành trang tri thức và các kỹ năng sống. Kỹ năng sống có vai trò vô cùng quan trọng, bao gồm các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc theo nhóm…trong đó không thể không nhắc đến kỹ năng thuyết trình. Vai trò của thuyết trình ngày càng được xã hội ghi nhận, quan tâm thích đáng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Đây được coi là một trong những kỹ năng cần thiết cho sự thành công. Trong giáo dục và đào tạo, để đạt được mục đích là truyền đạt tri thức của thế hệ trước cho thế hệ sau, hay tổ chức điều khiển người học tìm tòi và lĩnh hội tri thức mới, người giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó không thể không kể đến phương pháp thuyết trình. Thuyết trình là phương pháp được sử dụng từ rất lâu đời nhưng cho tới nay vẫn không thể phủ nhận được vai trò tích cực của nó. Thực tế, giáo dục Việt Nam hiện nay, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vẫn là phương pháp thuyết trình. Dù giáo viên sử dụng bất kỳ phương pháp dạy học nào thì khả năng thuyết trình vẫn giữ vị trí vô cùng quan trọng. Giáo viên sẽ không đạt được mục tiêu truyền đạt kiến thức nếu họ không thể diễn giảng được tri thức mình muốn truyền đạt. Giáo dục thể chất là bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một hoạt động giáo dục mang tính chất đặc thù nên việc tổ chức và phương pháp dạy học cũng mang những nét đặc trưng riêng. Do đó mà yêu cầu đối với giáo viên Thể dục thể thao là rất toàn diện. Mỗi người giáo viên không chỉ cần biết thị phạm, làm mẫu động tác cho người học mà còn cần phải biết diễn đạt cho người học hiểu được nguyên lý kỹ thuật động tác, những điểm chủ yếu và quan trọng của động tác từ đó hình thành tư duy vận động cho người học. Làm cho người học hiểu được bản chất của hoạt động thể thao cũng như vai trò của thể thao với việc phát triển con người một cách toàn diện, khơi dậy hứng thú tập luyện thể dục thể thao ở người học. Hiện nay, đội ngũ giáo viên GDTC của chúng ta còn quá chú trọng mặt thực hành kỹ năng động tác mà quên đi vai trò quan trọng của lý luận và khả năng thuyết trình. Việc đào tạo giáo viên Thể dục thể thao trong các trường đại học hiện nay vẫn còn thiên nhiều vào việc trang bị kỹ năng thực hành ở các môn thể thao khác nhau mà chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc trang bị các kiến thức về lý luận cũng như phương pháp cho sinh viên. Trên thực tế, việc rèn luyện khả năng thuyết trình còn chưa được sinh viên khoa Giáo dục thể chất – trường đại học Sư phạm Hà Nội quan tâm thích đáng, đây là một điểm tồn tại của sinh viên khoa GDTC. Xuất phát từ những lý do trên cùng với mong muốn đánh giá khách quan thực trạng khả năng thuyết trình của sinh viên khoa GDTC, trường đại học Sư phạm Hà Nội và những yếu tố ảnh hưởng đến nó. Trên cơ sở đó, từng bước đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao khả năng thuyết trình của sinh viên khoa GDTC, đặc biệt là những sinh viên chuẩn bị ra trường, phục vụ cho công tác giảng dạy của sinh viên sau này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khả năng thuyết trình của sinh viên khoa Giáo dục thể chất trường đại học Sư phạm Hà Nội - thực trạng và giải pháp”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở thực trạng khả năng thuyết trình của sinh viên khoa Giáo dục thể chất, trường đại học Sư phạm Hà Nội, phát hiện nguyên nhân, từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng thuyết trình của sinh viên khoa GDTC. Điều đó góp phần phát triển một cách toàn diện cả về tri thức lẫn kỹ năng của một cử nhân Sư phạm Thể dục thể thao. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng khả năng thuyết trình của sinh viên khóa 57 và khóa 58 – khoa GDTC – trường đại học Sư phạm Hà Nội. Nhiệm vụ 2: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thuyết trình của sinh viên khoa GDTC – trường đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khả năng thuyết trình của sinh viên khoa GDTC – trường đại học Sư phạm Hà Nội. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là sinh viên khoa Giáo dục thể chất, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. 5. Giả thuyết khoa học Trước khi bước vào cuộc sống lao động, sinh viên cần được trang bị rất nhiều kỹ năng. Trong đó, việc trang bị kỹ năng thuyết trình là rất cần thiết. Khả năng thuyết trình của sinh viên do nhiều nguyên nhân mang lại, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng yếu tố chủ quan là cơ bản. Nếu được rèn luyện theo những quy trình thích hợp và dưới tác động của những giải pháp tích cực thì khả năng thuyết trình của sinh viên sẽ được cải thiện. Qua đó nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo. 6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tiến hành nghiên cứu khả năng thuyết trình của sinh viên hai khóa 57 và 58 – khoa GDTC – trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. 7. Tổ chức nghiên cứu 7.1. Thời gian nghiên cứu • Giai đoạn 1: Từ 10/2010 – 12/2010. - Đọc và phân tích tài liệu, lựa chọn đề tài nghiên cứu. - Xây dựng và bảo vệ đề cương. • Giai đoạn 2: Từ 12/2010 – 04/2011. - Nghiên cứu tài liệu. - Khảo sát thực trạng thuyết trình của sinh viên. - Lựa chọn giải pháp nhằm nâng cao khả năng thuyết trình của sinh viên. • Giai đoạn 3: Từ 04/2011 – 05/2011. - Hoàn thiện đề tài. - Bảo vệ khóa luận trước hội đồng khoa học. 7.2. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp đọc và phân tích tài liệu nhằm tìm hiểu các vấn đề lý luận có liên quan như: cách thức tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học; đọc, sưu tầm, phân tích, tổng hợp các vấn đề khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 8.2. Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu ý kiến chủ quan của sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của thuyết trình và nguyện vọng của sinh viên 2 năm cuối về việc rèn luyện khả năng thuyết trình. - Phương pháp phỏng vấn gián tiếp: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài. Trong phương pháp này, đề tài xây dựng bộ phiếu hỏi dành cho giảng viên và sinh viên. Các phiếu hỏi nhằm mục đích xác định: + Vai trò, tầm quan trọng của thuyết trình. + Các yếu tố cấu thành khả năng thuyết trình. + Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình. + Thực trạng khả năng thuyết trình của sinh viên khoa GDTC. + Khảo nghiệm các giải pháp nâng cao khả năng thuyết trình cho sinh viên. 8.3. Phương pháp quan sát Thông qua quan sát hoạt động học tập, các hoạt động tập thể, hoạt động rèn luyện của sinh viên, qua đó thấy được mức độ tích cực của sinh viên với việc rèn luyện khả năng thuyết trình, cũng như mức độ đạt được của sinh viên khi thuyết trình. 8.4. Phương pháp toán học thống kê Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tổng hợp, xử lý số liệu điều tra nhằm thấy được mức độ tin cậy của số liệu thu được. NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về kỹ năng 1.2. Kỹ năng sống 1.3. Kỹ năng thuyết trình 1.4. Hoạt động dạy học 1.5. Nhà trường sư phạm và đặc trưng hoạt động đào tạo 1.6. Sinh viên sư phạm 1.7. Thuyết trình trong hoạt động dạy và học 1.8. Đặc thù GDTC và hoạt động thuyết trình trong GDTC Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Thực trạng hoạt động rèn luyện khả năng thuyết trình của khoa GDTC 2.1.1. Hoạt động đào tạo của khoa GDTC 2.2. Thực trạng khả năng thuyết trình của sinh viên. 2.3. Đề xuất một số giải pháp rèn luyện khả năng thuyết trình cho sinh viên khoa GDTC. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1. 1 .1. Những nghiên cứu về kỹ năng 1. 2. Kỹ năng sống 1. 3. Kỹ năng thuyết trình 1. 4.. trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. 7. Tổ chức nghiên cứu 7 .1. Thời gian nghiên cứu • Giai đoạn 1: Từ 10 /2 010 – 12 /2 010 . - Đọc và phân tích tài liệu, lựa chọn đề tài

Ngày đăng: 21/04/2013, 10:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan