1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng một số kỹ thuật dẫn nhập vào bài học trong dạy học chương trình hóa học lớp 10 THPT (Ban cơ bản)

137 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Nhiệm vụcủa người giáo viên là chỉ đạo, hướng dẫn học sinh tiếp thu tốt kiến thức bộ môn.Tuy nhiên có một vai trò của giáo viên không thể thay thế và không bao giờ mất đi ý nghĩa, đó là

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG THỊ HỒNG LĨNH

XÂY DỰNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẪN NHẬP VÀO BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG

TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 THPT

(Ban cơ bản)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

VINH – 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG THỊ HỒNG LĨNH

XÂY DỰNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẪN NHẬP VÀO BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG

TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 THPT

(Ban cơ bản)

Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN THỊ BÍCH HIỀN

Trang 3

VINH - 2013

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

- Cô giáo TS Nguyễn Thị Bích Hiền – giảng viên giảng dạy bộ môn Lí

luận và phương pháp dạy học hoá học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đềtài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu vàhoàn thành luận văn này

- Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Xuân Trường và PGS.TS Lê Văn Năm đã

dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn

- Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng cácthầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoáhọc trường ĐH Vinh và ĐHSP Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhấtcho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệuTrường THPT 1/5, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập và thực hiện luận văn này

Thành phố Vinh, tháng 10 năm 2013

Đặng Thị Hồng Lĩnh

Trang 4

Danh mục tên viết tắt

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

6 Giả thuyết khoa học 4

7 Phạm vi nghiên cứu : 4

8 Đóng góp của đề tài 4

9 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Hoạt động học – Sự hình thành động cơ học tập 5

1.1.1 Thuyết hoạt động 5

1.1.1.1 Hoạt động là gì? 5

1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động 6

1.1.1.3 Chức năng của hoạt động 7

1.1.1.4 Cấu trúc của hoạt động 8

1.1.2 Hoạt động học 9

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động học 9

1.1.2.2 Bản chất của hoạt động học 10

1.1.2.3 Nội dung của hoạt động học 11

1.1.2.4 Phương pháp học tập 11

1.1.2.5 Phương tiện học tập 12

1.1.2.6 Điều kiện học tập 12

1.1.3 Sự hình thành hoạt động học tập 13

1.1.3.1 Động cơ học tập 13

1.1.3.2 Mục đích học tập 15

1.1.3.3 Hành động học tập 15

1.2 Nhận thức - Ấn tượng ban đầu trong quá trình nhận thức 16

1.2.1 Thuyết nhận thức 16

1.2.1.1 Nhận thức là gì? 16

1.2.1.2 Nhận thức cảm tính 16

1.2.1.3 Nhận thức lý tính 17

1.2.2 Chú ý – Điều kiện của hoạt động có ý thức 18

1.2.2.1 Chú ý là gì? 18

1.2.2.2 Các loại chú ý 18

1.2.2.3 Các thuộc tính cơ bản của chú ý 19

1.2.3 Hứng thú học tập 19

1.2.3.1 Khái niệm 19

1.2.3.2 Hứng thú học tập của học sinh THPT 20

1.2.4 Ấn tượng ban đầu trong quá trình nhận thức 21

1.2.4.1 Khái niệm ấn tượng ban đầu 21

1.2.4.2 Sự hình thành ấn tượng ban đầu 21

1.2.4.3 Đặc điểm của ấn tượng ban đầu 23

1.2.4.4 Sự duy trì ấn tượng ban đầu 24

1.2.4.5 Vai trò của ấn tượng ban đầu trong quá trình nhận thức 25

1.3 Đặc điểm tâm lý học sinh THPT 25

1.3.1 Đặc điểm hoạt động học tập 25

Trang 6

1.3.2 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ 26

1.3.3 Sự phát triển tự ý thức 27

1.3.4 Sự hình thành thế giới quan và lý tưởng 28

1.4 Các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy tích cực 28

1.4.1 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở nước ta 28

1.4.2 Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm 29

1.4.2.1 Quan điểm dạy học 30

1.4.2.2 Nguồn gốc, bản chất của quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm 30

1.4.2.3 Đặc điểm của quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm 33

1.4.3 Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 36

1.4.3.1 Dạy học giải quyết vấn đề 36

1.4.3.2 Dạy học hợp tác 38

1.4.3.3 Các phương pháp trực quan 40

1.4.3.4 Bài toán hóa học 43

1.4.3.5 Một số kỹ thuật dạy học tích cực 47

1.5 Thực trạng sử dụng kỹ thuật dẫn nhập vào bài trong dạy học Hóa học THPT 50

1.5.1 Những nét chung về dạy và học Hóa học ở trường THPT hiện nay 50

1.5.1.1 Đối với các cấp quản lý giáo dục 50

1.5.1.2 Đối với giáo viên 50

1.5.1.3 Đối với học sinh 52

1.5.2 Thực trạng sử dụng kỹ thuật dẫn nhập vào bài trong dạy học hóa học 53

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 54

Chương 2 XÂY DỰNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẪN NHẬP VÀO BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 THPT 55

2.1 Kỹ thuật dẫn nhập vào bài 55

2.1.1 Khái niệm 55

2.1.2 Vai trò của việc thực hiện bước vào bài lên lớp 55

2.1.3 Phân loại các cách dẫn nhập vào bài 57

2.2 Sử dụng bài toán hóa học để dẫn nhập vào bài 59

2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn bài toán sử dụng dẫn nhập vào bài 59

2.2.2 Kỹ thuật sử dụng bài toán để dẫn nhập vào bài 60

2.3 Sử dụng các phương tiện trực quan để dẫn nhập vào bài 63

2.3.1 Nguyên tắc lựa chọn thí nghiệm và phương tiện trực quan để dẫn nhập vào bài 63

2.3.2 Kỹ thuật sử dụng phương tiện trực quan để dẫn nhập vào bài 64

2.3.2.1 Sử dụng thí nghiệm biểu diễn của giáo viên để dẫn nhập vào bài 64

2.3.2.2 Sử dụng thí nghiệm học sinh để dẫn nhập vào bài 68

2.3.6.3 Sử dụng các phương tiện dạy học trực quan khác để dẫn nhập vào bài 71

2.4 Sử dụng câu chuyện hóa học để dẫn nhập vào bài 74

2.4.1 Câu chuyện hóa học 74

2.4.1.1 Vai trò của câu chuyện trong hoạt động giáo dục 74

2.4.1.2 Câu chuyện hóa học 76

2.4.2 Nguyên tắc lựa chọn câu chuyện dẫn nhập 77

2.4.3 Kỹ thuật sử dụng câu chuyện để dẫn nhập vào bài 78

2.5 Sử dụng trò chơi để dẫn nhập vào bài 80

2.6 Xây dựng kỹ thuật dẫn nhập vào bài trong dạy học chương 5 lớp 10 Cơ bản 83

Trang 7

2.6.1 Bài 21 Khái quát nhóm halogen 83

2.6.1.1 Dẫn nhập vào bài trực tiếp 83

2.6.1.2 Sử dụng bài toán 83

2.6.1.3 Sử dụng trò chơi 84

2.6.2 Bài 22 Clo 85

2.6.2.1 Dẫn nhập trực tiếp 85

2.6.2.2 Sử dụng phương tiện trực quan 85

2.6.2.3 Sử dụng bài toán 87

2.6.2.4 Sử dụng câu chuyện 89

2.6.3 Bài 23 Hiđroclorua – Axit clohiđric – Muối clorua (tiết 1) 90

2.6.3.1 Dẫn nhập trực tiếp 90

2.6.3.2 Sử dụng phương tiện trực quan 90

2.6.3.3 Sử dụng bài toán 91

2.6.3.4 Sử dụng câu chuyện 91

2.6.3.5 Sử dụng trò chơi 92

2.6.4 Bài 23 Hiđroclorua – Axit clohiđric – Muối clorua (tiết 2) 92

2.6.4.1 Dẫn nhập trực tiếp 92

2.6.4.2 Sử dụng thí nghiệm 92

2.6.4.3 Sử dụng bài toán 93

2.6.4.4 Sử dụng câu chuyện 93

2.6.5 Bài 24 : Sơ lược về hợp chất có oxi của clo 94

2.6.5.1 Dẫn nhập trực tiếp 94

2.6.5.2 Sử dụng phương tiện trực quan 94

2.6.5.3 Sử dụng bài toán 94

2.6.6 Bài 25 Flo – Brom – Iot ( tiết 1) 96

2.6.6.1 Dẫn nhập trực tiếp 96

2.6.6.2 Sử dụng phương tiện trực quan 96

2.6.6.3 Sử dụng bài toán 96

2.6.6.4 Sử dụng câu chuyện 97

2.6.7 Bài 25 Flo – Brom – Iot ( tiết 2 ) 99

2.6.7.1 Dẫn nhập trực tiếp 99

2.6.7.2 Sử dụng thí nghiệm 99

2.6.7.3 Sử dụng câu chuyện 100

2.6.7.4 Sử dụng bài toán 101

2.6.8 Bài 26 Luyện tập Nhóm Halogen 101

2.6.8.1 Dẫn nhập trực tiếp 101

2.6.8.2 Sử dụng thí nghiệm 101

2.6.8.3 Sử dụng bài toán 102

2.6.8.4 Sử dụng trò chơi 102

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 104

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 105

3.1 Mục đích thực nghiệm 105

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 105

3.3 Chuẩn bị thực nghiệm 105

3.4 Tiến hành thực nghiệm 105

3.5 Xử lý kết quả thực nghiệm 106

Trang 8

3.5.1 Phương pháp xử lý số liệu 106

3.5.2 Xử lý số liệu 108

3.5.3 Phân tích kết quả thực nghiệm 113

3.5.3.1 Phân tích kết quả định tính 113

3.5.3.2 Nhận xét định lượng 113

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 115

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116

Kết luận chung 116

Kiến nghị 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 1

Tiết 38 Bài 22 Clo 1

Tiết 39 Bài 23 Hiđroclorua- Axit clohiđric – Muối clorua( tiết 1 ) 4

Bài kiểm tra 15 phút 7

Bài kiểm tra 1 tiết 8

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay đã làm cho vai tròcủa người giáo viên cũng như học sinh thay đổi đáng kể trong quá trình dạy và học.Trong học tập, học sinh phải chủ động hơn khi tìm hiểu kiến thức mới Nhiệm vụcủa người giáo viên là chỉ đạo, hướng dẫn học sinh tiếp thu tốt kiến thức bộ môn.Tuy nhiên có một vai trò của giáo viên không thể thay thế và không bao giờ mất đi

ý nghĩa, đó là truyền tải sự hứng thú học tập môn học của mình cũng như sự đam

mê đối với khoa học cho các thế hệ học sinh như Horaceman đã từng nói : “Mộtông thầy mà không dạy cho trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trênsắt nguội mà thôi”

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 khẳng định :“ Giáo dụcvừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển cá nhân, mang đếnniềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới một xã hội học tập.” Với quan điểm nhưvậy, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 đã đề cập tới nhiều giảipháp hướng vào người học như việc xây dựng môi trường sư phạm thân thiện ở mỗinhà trường, ở đó người học được cảm thông, được chia sẻ, được bày tỏ ý kiến riêngcủa mình và việc tới trường trở thành nhu cầu của mỗi người học nhằm tạo cơ hộicho mỗi người học được học những gì gắn với chuẩn mực chung nhưng phù hợp vớinhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình nhằm phát triển và hoàn thiện

tố chất cá nhân

Tuy nhiên, Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020 đã nêu rõ trong phântích yếu kém của thực trạng giáo dục đào tạo hiện nay là “ Ở phổ thông, quan niệm

đề cao kiến thức, coi nhẹ năng lực hoạt động của học sinh đã dẫn đến tình trạng còn

tổ chức nhiều môn học trong chương trình giáo dục, phương pháp dạy học chủ yếuvẫn là truyền thụ một chiều, chưa tạo được niềm vui học tập cho người học” Nhưvậy, trong phương pháp dạy học ở trung học phổ thông vẫn còn nặng nề, nhiều áplực, nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà chưa tạo được động lực tích cực và môitrường học tập thoải mái sáng tạo

Phương pháp giảng dạy hiệu quả là tạo cho học sinh có cảm giác thoải mái

và chăm chú lắng nghe, ham muốn tham gia vào bài giảng Bước dẫn nhập vào bài

Trang 10

trong bài dạy lên lớp cho một tiết dạy hoàn toàn có thể làm được điều đó khi tạođược sinh khí mở đầu cho hoạt động học tập Theo một số điểm cần lưu ý khi soạngiáo án viết trong bộ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáokhoa Hóa học lớp 10,11,12, giáo án “nhất thiết phải có các hoạt động vào đề củamỗi phần trong bài học sao cho linh hoạt và sáng tạo”.

Theo tâm lý học, ấn tượng ban đầu là một yếu tố quan trọng trong sự ghinhận sự việc, sự vật nào đó vào nhận thức và thu hút quan tâm chú ý của con người

Ấn tượng ban đầu có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nhận thức về sau, nó cóthể làm biến đổi cả thái độ, hành vi của chủ thể nhận thức Ấn tượng ban đầu tốt đẹpchính là chìa khóa thành công trong giai đoạn tiếp theo Do đó chúng ta cần phải tạođược cho học sinh những ấn tượng ban đầu về môn học, bài học tốt, nhằm thu hút

sự tham gia tích cực trong suốt quá trình học tập tiếp theo của học sinh Trên cơ sở

đó, giáo viên có thể định hướng, điều khiển, lựa chọn những hoạt động thích hợpcho học sinh để đạt được mục đích dạy học của mình

Theo lí luận dạy học, bước dẫn nhập vào bài là một bước hết sức quan trọng

để tạo nên ấn tượng ban đầu cho học sinh về môn học, bài học Trong dạy học ởtrường phổ thông, bước dẫn nhập vào bài thường ngắn gọn, chiếm ít thời gian nêncần làm sao cho nó gọn gàng, súc tích, đầy đủ mà hiệu quả Cách dẫn nhập vào bàithật thú vị, hấp dẫn, tạo sự chú ý, cuốn hút học sinh là một trong những điểm nhấn

về ấn tượng ban đầu cho môn học, bài học Đó cũng là một bước quan trọng kết nốicác phần kiến thức với nhau giữa các bài học, giữa các phần trong một bài học, giúpcho các phần kiến thức khác nhau được liên hệ với nhau, thấy rõ được hệ thống kiếnthức trong một thể toàn vẹn của toàn bộ chương trình môn học

Hóa học là một khoa học thực nghiệm và lý thuyết Mỗi giáo viên Hóa học

có thể sử dụng các thông tin khoa học Hóa học để xây dựng kỹ thuật vào bài củamình sao cho phù hợp và sinh động Đây thực sự là một mảng nghiên cứu rộng lớnnếu chúng ta đi sâu tìm hiểu nhiều hơn về các khía cạnh khác nhau của Hóa học.Đặc thù của phương pháp dạy học Hóa học là hệ thống các phương pháp dạy họckết hợp biện chứng thí nghiệm – thực hành với tư duy lý luận, vận dụng mô hình,học thuyết và định luật chủ đạo Giáo viên có thể sử dụng toàn bộ các thông tin về

Trang 11

khoa học Hóa học cũng như những sự việc, sự kiện có liên quan đến Hóa học đểxây dựng cách vào bài hấp dẫn.

Vì những lý do trên nên chúng tôi chọn đề tài “ Xây dựng một số kỹ thuật dẫn nhập vào bài học trong dạy học chương trình Hóa học lớp 10 THPT (Ban

cơ bản)” nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong công tác dạy học môn Hóa học.

2 Mục đích nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả giảng dạy thông qua việc kích thích, tạo động cơ, hứng thúhọc tập cho học sinh bằng kỹ thuật dẫn nhập vào bài cho bài lên lớp môn Hóa họclớp 10 Cơ bản ở trường trung học phổ thông

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về :

+ Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở nước ta

+ Quan điểm dạy học, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học

+ Kỹ thuật vào bài trong giảng dạy môn Hóa học trường trung học phổ thông + Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

- Nghiên cứu thực tiễn về :

+ Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học hiện nay của giáo viên THPT

+ Thực trạng sử dụng kỹ thuật vào bài lên lớp của giáo viên THPT

- Xây dựng một số kỹ thuật dẫn nhập vào bài cho các bài học lên lớp trong dạyhọc môn Hóa học lớp 10 Cơ bản

- Tiến hành thực nghiệm

4 Phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

+ Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo,các cấp quản lý giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học

+ Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học, các sáchgiáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ cho đề tài Đặc biệt chú trọng đến cơ sở lýluận của các phương pháp dạy học, cơ sở lý luận của đề tài

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Quan sát và điều tra cơ bản về thực trạng dạy và học Hóa học ở trường THPT

Trang 12

+ Thăm dò trao đổi ý kiến về việc thực hiện bước vào bài trong dạy học Hóahọc và hiệu quả của nó đối với học sinh trong công tác học tập.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp xử lý số liệu thống kê

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy và học môn Hóa học ở trường THPT

- Đối tượng nghiên cứu : Kỹ thuật dẫn nhập vào bài lên lớp môn Hóa học lớp 10 Cơbản ở trường phổ thông

6 Giả thuyết khoa học

Nếu tổ chức tốt việc dẫn nhập vào bài lên lớp trong dạy học Hóa học thì sẽkích thích và tạo động cơ hứng thú học tập cho học sinh góp phần nâng cao hiệuquả công tác giảng dạy môn Hóa học ở trường trung học phổ thông

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương :

- Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn xây dựng kỹ thuật dẫn nhập vào bài

- Chương 2 : Một số kỹ thuật dẫn nhập vào bài trong dạy học Hóa học lớp 10

Cơ bản ở trường trung học phổ thông

- Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm

Trang 13

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Hoạt động học – Sự hình thành động cơ học tập

1.1.1 Thuyết hoạt động

1.1.1.1 Hoạt động là gì?

Theo quan điểm triết học, vận động là mọi sự biến đổi nói chung, là thuộc tính

cố hữu và là phương thức tồn tại của vật chất Hiểu theo nghĩa này hoạt động củacon người cũng là một dạng vận động thể hiện sự tồn tại của con người trong thếgiới khách quan

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người thể hiện hai cấp độ :

- Cấp độ vi mô: là cấp độ hoạt động của cơ thể, các giác quan, các bộ phậntuân theo quy luật sinh học Nhờ có hoạt động mà con người tồn tại và phát triển

- Cấp độ vĩ mô: là hoạt động có đối tượng của con người với tư cách là một chủ thể của hoạt động có mục đích

Theo tâm lý học, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và cả về phía con người

Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa mình với thế giớibên ngoài- thế giới tự nhiên và xã hội, giữa mình với người khác, giữa mình với bảnthân Trong quá trình quan hệ đó có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung chonhau, thống nhất với nhau :

+ Quá trình thứ nhất là quá trình đối tượng hoá, trong đó chủ thể chuyểnnăng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động hay nói cách khác đi tâm lý củacon người (của chủ thể) được bộc lộ, được khách quan hoá trong quá trình làm rasản phẩm

Quá trình này còn gọi là quá trình “xuất tâm”

+ Quá trình chủ thể hoá, có nghĩa là khi hoạt động con người chuyển từ phíakhách thể vào bản thân mình những quy luật bản chất của thế giới để tạo thành tâm

lý, ý thức, nhân cách của bản thân, bằng cách chiếm lĩnh thế giới

Quá trình chủ thể hoá còn gọi là quá trình nhập tâm

Như vậy hoạt động của con người đặc thù bởi đó là những hoạt động có ý thức, cóđối tượng nhất định, là hình thức tích cực của mối quan hệ biện chứng giữa con

Trang 14

người và thế giới khách quan, kết quả tạo ra “sản phẩm kép” cả về phía chủ thể và

là cái mà con người cần chiếm lĩnh Đối tượng hoạt động bao giờ cũng là đối tượng

cụ thể của một hoạt động cụ thể do chủ thể xác định

Hoạt động bị quy định bởi đối tượng của nó Đối tượng chứa đựng nội dunghoạt động, chứa đựng các thao tác do xã hội tạo ra, các phương thức hành động docác mối quan hệ xã hội phản ánh trong đối tượng và trong các quan hệ với các đốitượng khác Tính đối tượng mở ra cho chủ thể hoạt động thông qua việc lĩnh hội cácthao tác, phương thức và quan hệ ấy

Đối tượng được chuyển hóa trong hoạt động 2 lần Lần thứ nhất là nguyên thểhiện thực khách quan trong sự tồn tại độc lập của nó, bắt hoạt động của chủ thể phảiphụ thuộc vào nó và cải tạo nó Lầm thứ hai là trong sản phẩm của hoạt động (sảnphẩm về phía chủ thể và khách thể)

Như vậy, con người phản ánh hiện thực thông qua hoạt động Nhờ sự chuyểnhóa giữa chủ thể và đối tượng, tâm lý và ý thức được hình thành ở chủ thể và đốitượng được phát triển và cải tạo

b) Tính chủ thể

Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể, do chủ thể thực hiện nhằm chiếm lĩnh đốitượng nhất định Chủ thể và đối tượng gặp gỡ và sinh thành lẫn nhau trong hoạtđộng Quan hệ giữa chủ thể và đối tượng là quan hệ hai chiều tích cực Hoạt độngcủa con người cải biến thế giới phục vụ cho nhu cầu của mình và hơn thế nữa cảibiến chính mình

Mặt khác, trước khi bắt tay vào hoạt động, con người luôn có trong đầu mình

mô hình sản phẩm, mục đích và các phương tiện để phục vụ nó Đây là điểm khácbiệt về chất giữa hoạt động của con người và hành vi của động vật Tính chủ thể của

Trang 15

hoạt động còn thể hiện ở thái độ, tính chủ động, sáng tạo của chủ thể trong quá trìnhhoạt động.

Như vậy, tính chủ thể của hoạt động biểu hiện ở khả năng chiếm lĩnh đốitượng, sáng tạo ra đối tượng và biến đổi bản thân chủ thể trong quá trình hoạt động

c) Tính mục đích

Mục đích của hoạt động thể hiện qua hành động biến đổi khách thể và biến đổi

cả bản thân chủ thể Mục đích là biểu tượng về kết quả mà hoạt động phải đạt tới.Chính mô hình sản phẩm này quy định các công cụ, phương tiện mà con người cầnphải có và những hành động chủ thể cần phải tiến hành để đạt được nó

Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng, là biểu hiện của các chức năng tâm

lý, ý thức định hướng hoạt động Tính mục đích bị chế ước bởi nội dung và cácquan hệ xã hội

ý thức, nhân cách của chính chủ thể

1.1.1.3 Chức năng của hoạt động

Hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống của con người với cácchức năng cơ bản sau :

- Hoạt động là cơ chế đặc thù để thỏa mãn nhu cầu của con người với tư cách làthành viên của xã hội Về bản chất, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hộitrong đó quan hệ xã hội giữa người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mốiquan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người

Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thểnhất định, một thời đại nhất định Trong điều kiện lịch sử đó, con người tạo ranhững giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ.Trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó, con người mới bộc lộ bản chất xã hội của

Trang 16

mình Điều đó muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người với thế giới động vậtchính là bản chất xã hội của con người.

- Hoạt động làm bộc lộ thế giới nội tâm của con người, đóng vai trò thực tiễnhóa tư tưởng, nhận thức của con người Con người nhận thức được thế giới kháchquan trong quá trình hoạt động Khi đã có những nhận thức nhất định, con người cảitạo và sáng tạo thế giới theo quan điểm nhận thức của nội tâm mình về thế giới, từ

đó mà muốn cải tạo thế giới theo hướng mà mình mong muốn

- Hoạt động cải tạo thế giới xung quanh, tạo ra những giá trị vật chất và tinh thầnphục vụ cuộc sống Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuấtvật chất Thông qua đó mà hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lậpquan hệ xã hội, hình thành bản chất xã hội của con người

- Thông qua hoạt động, con người tích lũy được những kinh nghiệm sống, hoànthiện và phát triển nhân cách Hoạt động của con người đồng thời cải tạo thế giới vàcải tạo bản thân và hình thành nhân cách Nhân cách của mỗi người trong xã hộikhác nhau và là yếu tố phân biệt con người với nhau trong xã hội Nhân cách là cáitôi của mỗi cá nhân thể hiện các giá trị như lý tưởng, niềm tin, quan hệ lợi ích, nhậnthức và hành động Đó là toàn bộ những năng lực và phẩm chất của cá nhân tạothành một chỉnh thể với vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tựđiều chỉnh mọi hoạt động của mình

1.1.1.4 Cấu trúc của hoạt động

– Chủ nghĩa hành vi cho rằng, hoạt động của con người và động vật có cấu trúcchung là : kích thích – phản ứng (S–R)

– Trong tâm lí học có lúc người ta chỉ xét cấu trúc hoạt động bao gồm các thành tốdiễn ra ở phía con người (chủ thể) thuộc các thành tố đơn vị thao tác của hoạt động,hoạt động có cấu trúc như sau: Hoạt động – hành động – thao tác

– Quan điểm A N Lêônchiev về cấu trúc vĩ mô của hoạt động: trên cơ sở nghiêncứu thực nghiệm trong nhiều năm, nhà tâm lí học Xô viết nổi tiếng A.N.Lêônchiev

đã nêu lên cấu trúc vĩ mô của hoạt động, bao gồm 6 thành tố và mối quan hệ giữa 6thành tố này

Trang 17

Về phía chủ thể bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa 3 thành tố này, đó là:Hoạt động – hành động – thao tác Ba thành tố này thuộc vào các đơn vị thao tác(mặt kĩ thuật) của hoạt động

Về phía khách thể (về phía đối tượng hoạt động) bao gồm 3 thành tố và mốiquan hệ giữa chúng với nhau, đó là: Động cơ – mục đích – phương tiện Ba thành tốnày tạo nên "nội dung đối tượng" của hoạt động (mặt tâm lí)

Cụ thể là: Hoạt động hợp bởi các hành động Các hành động diễn ra bằng cácthao tác Hoạt động luôn luôn hướng vào động cơ (nằm trong đối tượng), đó là mụcđích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động; mục đích chung này (động cơ) được

cụ thể bằng những mục đích cụ thể, mục đích bộ phận mà từng hành động hướngvào Để đạt mục đích con người phải sử dụng các phương tiện Tuỳ theo các điềukiện, phương tiện mà con người thực hiện các thao tác để tiến hành hành động đạtmục đích, hay nói khác đi hành động được thực hiện nhờ các thao tác

Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội dungđối tượng của hoạt động, tạo ra sản phẩm của hoạt động (cả về phía khách thể, cả vềphía chủ thể – "sản phẩm kép”)

1.1.2 Hoạt động học

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động học

Học là một hoạt động của chủ thể với đối tượng Trong đó người học là chủ

thể, khái niệm khoa học là đối tượng Học là quá trình tự giác tích cực tự lực chiếmlĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên

Chiếm lĩnh khái niệm khoa học là mục đích của học Nó có nghĩa là học sinh

phải nắm rõ nghĩa, đào sâu ý hàm chứa trong khái niệm, nghĩa càng sâu ý càngphong phú Chiếm lĩnh khái niệm còn có thể hiểu là tái tạo lại khái niệm cho bảnthân, thao tác với nó, sử dụng nó như công cụ phương pháp để chiếm lĩnh nhữngkhái niệm khác hoặc mở rộng, đào sâu thêm chính khái niệm đó ở trình độ lý thuyếtcao hơn Tư duy khái niệm là trình độ tư duy lý thuyết – đây chính là một trongnhững mục đích quan trọng của sự phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh thông quahọc tập

Quá trình chiếm lĩnh khái niệm chính là quá trình biến kho tàng văn hóa xãhội thành học vấn riêng của bản thân Học sinh sẽ hình thành cho mình một thái độ

Trang 18

mới trong việc đáng giá các giá trị tinh thần và vật chất của thế giới khách quan,một phẩm chất đạo đức mới.

Khi chiếm lĩnh khái niệm thành công, nó sẽ dẫn tới đồng thời ba mục đích bộphận : trí dục ( nắm vững khái niệm), phát triển ( tư duy khái niệm) và giáo dục( thái độ đạo đức) Ba mục đích bộ phận này gắn bó hữu cơ với nhau, thâm nhậpvào nhau, sinh thành ra nhau và tạo thành một hệ toàn vẹn

Về mặt cấu trúc chức năng, học có hai chức năng thống nhất với nhau : lĩnhhội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm của mình (tự giác, tích cực, tựlực)

1.1.2.2 Bản chất của hoạt động học

Hoạt động học tập là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở ngườihọc Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại Sự thuận lợi cho người học làcon đường phát hiện lại đã được các nhà khoa học tìm hiểu trước, giờ người học chỉviệc tái tạo lại Và để tái tạo lại, người học không có cách gì khác đó là phải huyđộng nội lực của bản thân (động cơ, ý chí, …), càng phát huy cao bao nhiêu thì việctái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu

Do đó hoạt động học làm thay đổi chính người học Ai học thì người đó phát triển, không ai học thay thế được, người học cần phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, vì mình trong quá trình học Mặc dù hoạt động học có thể cũng có thể làm thay đổi khách thể Nhưng như thế không phải là mục đích tự thân của hoạt động học mà chính là phương tiện để đạt được mục đích làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động

Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học Nghĩa làviệc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao, đã được khái quát hoá, hệ thống hoá

Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng,

kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động học Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học

Trang 19

Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh Do đó nó giữ vai tròchủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý của người học trong lứa tuổi này.

1.1.2.3 Nội dung của hoạt động học

Nội dung học chính là nội dung của khái niệm khoa học Khái niệm khoa học

là những kiến thức về những dấu hiệu thuộc tính, những mối quan hệ bản chất củađối tượng mà nó phản ánh nhờ sự khái quát hóa

Mỗi khái niệm khoa học đều là mô hình của hiện thực Khi đã được thực tiễnkiểm nghiệm, khái niệm khoa học chính là chân lí khách quan phản ánh sâu sắc hiệnthực Môn học thực chất là hệ thống những khái niệm khoa học

Chiếm lĩnh nội dung khái niệm còn có nghĩa lĩnh hội cả phương pháp kiến tạonên khái niệm rồi từ đó suy ra phương pháp nhận thức khoa học

Chiếm lĩnh khái niệm còn có nghĩa là nắm vững logic của khái niệm khoa họcphản ánh đối tượng Logic của khái niệm chính là quá trình sinh ra, vận động vàtrưởng thành của đối tượng mà khái niệm phản ánh và con người nhận thức được

Đó là lịch sử con người nhận thức vế đối tượng Logic của khái niệm là quá trìnhtiến hóa theo quy luật riêng của đối tượng từ đơn giản đến phức tạp mà con người ýthức được

Khái niệm khoa học cũng vận động, biến đổi và phát triển nội hàm cùng với sựvận động, biến đổi và phát triển của các học thuyết khoa học tương ứng

Như vậy, nội dung học tập là những gì cần chiếm lĩnh để phát triển nhân cách,

đó là toàn bộ bộ máy khái niệm và cấu trúc logic của môn học, các phương phápđặc trưng và ngôn ngữ của khoa học đó và kỹ năng ứng dụng chúng vào học tập, laođộng và đời sống

1.1.2.4 Phương pháp học tập

Phương pháp học tập là phương pháp chiếm lĩnh khái niệm khoa học Kháiniệm khoa học có sẵn của nhân loại được các nhà khoa học phát minh, phát hiện ranhưng lại mới đối với học sinh Do đó, học sinh chiếm lĩnh khái niệm là quá trìnhgiành lấy khái niệm mới

Khi nhận thức một đối tượng, trước hết học sinh phải xem xét nó như một hệtoàn vẹn, phát hiện ra cấu trúc chức năng của nó Đó là giai đoạn mô tả đối tượng.Tiếp đó, phải giải thích tại sao chúng lại có những cấu trúc chức năng như vậy bằng

Trang 20

cách huy động những hiểu biết lý thuyết (khái niệm, định luật, học thuyết ) Cuốicùng, khi đã nắm vững cơ chế vận hành của đối tượng, học sinh phải bước sang giaiđoạn vận dụng – cải biến đối tượng Đó là quy luật của nhận thức khoa học và cũng

là phương pháp lĩnh hội khoa học

Phương pháp học là phương pháp lĩnh hội, chiếm lĩnh khái niệm khoa họcphản ánh đối tượng của hiện thực, biến cái hiểu biết của nhân loại thành học vấncủa bản thân Đó là phương pháp mô tả, giải thích và vận dụng khái niệm khoa học

1.1.2.5 Phương tiện học tập

Hoạt động bao giờ cũng hướng tới một đối tượng cụ thể, và chủ thể phải cónhững phương tiện, những điều kiện cụ thể để chiếm lĩnh đối tượng Trong hoạtđộng học tập, ngoài những phương tiện như: giấy, bút, sách, giáo trình, máy tính…phương tiện học tập còn mang tính chất đặc thù của hoạt động học tập Đó là mọiyếu tố của nó đều được hình thành trong quá trình học tập

Phương tiện học tập không có sẵn trong tâm lý chủ thể mà hình thành chínhtrong quá trình chủ thể tham gia hoạt động học tập Phương tiện chủ yếu của hoạtđộng học tập đó là các hành động học tập: so sánh, phân loại, phân tích, khái quáthoá Tâm lý học đã khẳng định : so sánh, phân loại là những hành động học tập làphương tiện đắc lực cho việc hình thành những khái niệm kinh nghiệm, còn phântích, khái quát hoá là phương tiện để hình thành nên những khái niệm khoa học Cần nhấn mạnh rằng trong hoạt động học, phương tiện chủ yếu là tư duy.Trong giáo dục, tất cả các hình thức tư duy đều quan trọng và cần thiết

1.1.2.6 Điều kiện học tập

Hoạt động học muốn được diễn ra phải có điều kiện của nó Điều kiện đầu tiên

đó là có sự tham gia của các yếu tố bên ngoài (ngoại lực) như: có sự hướng dẫn củathầy, sách, vở, bút, máy tính, giáo trình…Và điều kiện thứ hai đó là có sự vận độngcủa chính bản thân người học hay còn gọi là yếu tố nội lực Đó là những tri thức màngười học học được, trình độ trí tuệ hiện có của người học, động cơ, ý chí, hứng thúcủa người học…

Có đầy đủ những điều kiện đó, người học dù trong hoàn cảnh có thầy với trò,hay không có đối mặt với thầy thậm chí khi ra trường, hoạt động học vẫn diễn ra

Từ đó có thể hiểu học là quá trình tương tác các yếu tố ngoại lực và yếu tố nội lực

Trang 21

thông qua hoạt động dạy và học Trong thực tế, yếu tố nội lực ở đây đóng vai tròquan trọng trong hoạt động học của người học.

1.1.3 Sự hình thành hoạt động học tập

1.1.3.1 Động cơ học tập

Các yếu tố của hoạt động học được hình thành trong chính hoạt động học màtrước hết phải nói đến sự hình thành động cơ học tập Mục tiêu cuối cùng của họctập là hình thành nhân cách cho người học Chủ thể khi tiến hành hoạt động học,chiếm lĩnh tri thức thì chính tri thức đó trở thành cái tinh thần, thôi thúc người học

Vì vậy, có thể hiểu động cơ học tập là sức mạnh tinh thần điều khiển, điều chỉnhhoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học, để thoả mãn nhu cầu nào đó củangười học

Động cơ của hoạt động học tập ở học sinh được thể hiện ở những tri thức, kĩnăng, kĩ xảo mà giáo dục ở nhà trường mang lại cho các em Trong thực tiễn giáodục, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ hoàn thiện tri thức và động

cơ quan hệ xã hội

a) Động cơ hoàn thiện tri thức

Động cơ hoàn thiện tri thức là lòng ham mê, khát khao mở rộng tri thức, say

mê với những môn học, muốn có nhiều hiểu biết hơn trong quá trình giải quyếtnhiệm vụ học tập

Những biểu hiện này đều do sự hấp dẫn lôi cuốn của bản thân tri thức cũng nhưphương pháp giành lấy những tri thức đó Mỗi lần giành được cái mới ở đối tượnghọc thì các em cảm thấy nguyện vọng hoàn thiện tri thức của mình được thực hiệnmột phần

Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này nó không chứa đựng nhữngmâu thuẫn bên trong bản thân học sinh mà những mâu thuẫn bên trong bản thân trithức hấp dẫn lôi cuốn người học tìm hiểu khám phá Khi hiểu được mâu thuẫn đó,học sinh cảm thấy mình đã hiểu biết, đã nhận thức được đầy đủ đối tượng thì thấythoải mái Nếu sau này gặp lại đối tượng đó trong các hoạt động nhận thức, học sinhkhông phải tư duy quá nhiều cũng hiểu được đối tượng, biết cách hành động với đốitượng sao cho đạt được mục đích của mình Hoặc trước đó học sinh đã gặp đốitượng đó trong thực tiễn nhưng chưa hiểu đầy đủ về đối tượng Lúc này, học sinh

Trang 22

gặp lại đối tượng thông qua hoạt động học tập giúp học sinh hiểu rõ hơn về đốitượng đó thì trong học sinh cũng nảy sinh nhu cầu muốn tìm hiểu về đối tượng đóthông qua việc muốn tìm hiểu, học tập về nó.

Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức là tối ưu theoquan điểm sư phạm Bởi nó có thể hướng học sinh vào chú ý “sau khi có chủ định”đối với đối tượng học tập Khi càng đi sâu tìm hiểu về đối tượng thì học sinh không

bị căng thẳng của ý chí mà càng bị đối tượng thu hút, lôi cuốn vào nội dung vàphương thức hoạt động với đối tượng tới mức khoái cảm, đem lại hiệu quả caotrong quá trình học tập Thực hiện bước vào bài lên lớp chủ yếu khơi dậy động cơnày cho học sinh

b) Động cơ quan hệ xã hội

Động cơ quan hệ xã hội là động cơ giúp học sinh say sưa học tập vì sức hấpdẫn lôi cuốn của một mục đích khác ngoài mục đích của việc học tập như : sựthưởng và phạt, sự đe dọa và yêu cầu, sự thi đua và cạnh tranh, những áp lực giađình, nhà trường, công việc, sự hiếu danh hoặc mong đợi sự hạnh phúc…

Ở mức độ nào đó, động cơ này mang tính cưỡng bách, và có lúc xuất hiện nhưmột vật cản cần khắc phục để vượt qua đạt được mục đích của mình Lúc này, các

kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi…mà học sinh nhận được trong quá trình học tậpchỉ là phương tiện để đạt mục tiêu khác

Xét về mặt lý luận, động cơ hoàn thiện tri thức là động cơ chính của hoạt độnghọc tập Nhưng trên thực tế còn có động cơ quan hệ xã hội Nó “bám vào”, “hiệnthân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoànthiện tri thức Khi động cơ hoàn thiện tri thức được đáp ứng thì đồng nghĩa với nó làđộng cơ quan hệ xã hội cũng được thoả mãn Cả hai loại động cơ này đều xuất hiệntrong quá trình học tập và trong từng hoàn cảnh cụ thể, điều kiện nào đó mà động

cơ này hay động cơ kia chiếm vị trí quan trọng hơn, nổi lên và chiếm ưu thế trongthứ bậc động cơ Sự phân chia động cơ như vậy chỉ có tính chất tương đối

Động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt mà phải được hình thànhtrong quá trình học tập của học sinh dưới sự điều khiển của giáo viên Trong dạyhọc, giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh tự phát hiện ra vấn đề và tự giải quyết

Trang 23

các vấn đề nhằm hình thành ở học sinh nhu cầu học tập, nhu cầu nhận thức, nhu cầuchiếm lĩnh đối tượng học.

1.1.3.2 Mục đích học tập

Đối tượng của hoạt động học tập được cụ thể hóa thành hệ thống các kháiniệm của môn học Mỗi khái niệm của môn học được thể hiện trong tưng tiết, từngbài học cụ thể

Toàn bộ những tri thức của môn học được phân chia thành những nhiệm vụhọc tập cụ thể như : bài học, bài làm trên lớp, bài làm ở nhà, bài kiểm tra, bài thi…

Đó cũng chính là những mục đích học tập Nếu giải quyết được những mục đích cụthể đó thì nó sẽ thực hiện được một mục đích cụ thể nào đó

Mục đích của việc học tập chỉ bắt đầu được hình thành khi chủ thể bắt tay vàothực hiện hành động học tập Lúc này, chủ thể bắt đầu xâm nhập vào đối tượng, nộidung của mục đích ngày càng được hiện hình và định hướng cho hành động Nhờ

đó, chủ thể chiếm lĩnh được tri thức mới, năng lực mới

Trong quá trình học tập luôn diễn ra sự chuyển hóa giữa mục đích và phươngtiện Khi mục đích bộ phận được thực hiện đầy đủ, nó trở thành phương tiện cho sựhình thành mục đích tiếp theo Vì vậy, mục đích cuối cùng sẽ được hình thành mộtcách tất yếu trong quá trình thực hiện một hệ thống các hành động học tập

1.1.3.3 Hành động học tập

Hành động học tập được hiểu là các thao tác nhỏ nhất trong hoạt động học tập

Đó là những thao tác với các khái niệm đã biết để hình thành những khái niệm mớinên hành động học tập luôn gắn liền với khái niệm

Khái niệm có 3 hình thức tồn tại cơ bản :

- Hình thức vật chất : đó là các vật thật hay vật thay thế

- Hình thức “mã hóa” : đó là các kí hiệu, mô hình, sơ đồ

- Hình thức tinh thần : đó là các biểu tượng về khái niệm trong tâm lý chủ thể.Ứng với 3 hình thức tồn tại của khái niệm, có 3 hình thức hành động học tập :

- Hình thức hành động vật chất trên vật thật hay vật thay thế : dùng các thaotác tay để tháo lắp, chuyển dời vật chất

- Hình thức hành động với các kí hiệu “mã hóa” : Chuyển logic của khái niệm

đã được phát hiện ở hoạt động vật chất vào trong tâm lý chủ thể hoạt động

Trang 24

- Hình thức hành động tinh thần : logic của khái niệm được chuyển vào trongtâm lý, ý thức của chủ thể và tồn tại lâu dài ở đó

Như vậy, hành động học tập đã chuyển cái vật chất thành cái tinh thần, cái bênngoài thành cái bên trong tâm lý của chủ thể

1.2 Nhận thức - Ấn tượng ban đầu trong quá trình nhận thức

1.2.1 Thuyết nhận thức

1.2.1.1 Nhận thức là gì?

Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế

giới khách quan vào đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn

Nhận thức là hoạt động tìm hiểu thế giới khách quan của con người diễn ratheo trình tự từ cái chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đếnbản chất và từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn

Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác, tri giác và biểu tượng

Cảm giác phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng khi chúngtác động trực tiếp vào giác quan con người Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểubiết,là kết quả của sự chuyển hóa năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tốcủa tri thức

Tri giác phản ánh hình ảnh tương đối toàn vẹn của sự vật hiện tượng khi đangtrực tiếp tác động vào các giác quan Tri giác có được là nhờ vào cảm giác, là sựtổng hợp của nhiều cảm giác Tri giác có trình độ nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn,phong phú hơn so với cảm giác

Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn nhậnthức trực quan sinh động Đó là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh còn lưulại trong bộ óc người về sự vật, hiện tượng khi các sự vật, hiện tượng đó không tácđộng trực tiếp vào các giác quan Hình ảnh xây dựng ở đây có tính chất cảm tính

Trang 25

nhưng đã chứa đựng các yếu tố gián tiếp vì nó được hình thành nhờ sự phối hợp bổsung lẫn nhau của các giác quan và sự phân tích, tổng hợp ít nhiều mang tính trừutượng hóa.

Cảm giác, tri giác và biểu tượng là những giai đoạn kế tiếp nhau của nhận thứccảm tính Tuy nhiên, nhận thức cảm tính bao gồm cả các yếu tố bản chất và khôngbản chất, cả tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bên trong và bên ngoài của sự vật.Nhưng cái bên trong, tất nhiên, bản chất mới có ý nghĩa cho hoạt động thực tiễn vànhận thức Vậy muốn bóc tách yếu tố bản chất, tất nhiên, bên trong của sự vật hiệntượng thì con người cần bước nhận thức ở mức độ cao hơn Đó là cấp độ nhận thức

lý tính

1.2.1.3 Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quátnhững thuộc tính, những đặc điểm bản chất của đối tượng Đây là giai đoạn nhậnthức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất có tínhquy luật của các sự vật hiện tượng Nhận thức lý tính đạt đến trình độ phản ánh sâusắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn cái bản chất của đối tượng

Nhận thức lý tính bao gồm khái niệm, phán đoán và suy luận

Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng phản ánh những đặc tínhbản chất của sự vật, hiện tượng Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự kháiquát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp sự vật

Vì vậy khái niệm vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan, vừa có mối quan hệtác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển Khái niệm linhđộng, mềm dẻo, năng động và là điểm nút của quá trình tư duy trừu tượng, là cơ sở

để hình thành phán đoán

Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳngđịnh hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng Phán đoánchỉ cho biết mối quan hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến Để nhận thức giữanhững cái đơn nhất, những cái phổ biến trong các phán đoán với nhau thì cần bướcnhận thức cao hơn Đó là suy luận

Suy luận là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra trithức mới Chẳng hạn, để có tri thức mới, khái quát về một lớp đối tượng nào đó

Trang 26

trong phán đoán phổ biến phải có sự liên kết giữa phán đoán đơn nhất và phán đoánđặc thù Tùy theo trật tự kết hợp các phán đoán mà ta có hình thức suy luận diễndịch hay quy nạp.

Ngoài suy luận, trực giác cũng có thể phát hiện ra tri thức mới một cáchnhanh chóng, đúng đắn

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành chutrình nhận thức Chúng có những nhiệm vụ và chức năng khác nhau Nhận thức cảmtính gắn liền với hoạt động thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, là cơ

sở cho nhận thức lý tính Nhận thức lý tính có tính khái quát cao, hiểu biết được bảnchất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự vật giúp cho nhận thức cảmtính có định hướng đúng đắn và trở nên sâu sắc hơn

1.2.2 Chú ý – Điều kiện của hoạt động có ý thức

1.2.2.1 Chú ý là gì?

Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm đối tượng để địnhhướng của hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết để tiến hànhhoạt động có hiệu quả

Chú ý được xem như là một trạng thái tâm lý “ đi kèm” các hoạt động tâm lýkhác, giúp cho các hoạt động tâm lý đó có kết quả tốt Chú ý không có đối tượngriêng mà đối tượng của nó là đối tượng của hoạt động đi kèm Vì vậy, chú ý đượccoi là cái nền, cái phông, là điều kiện của hoạt động có ý thức

Loại chú ý này thường nhẹ nhàng, ít căng thẳng nhưng kém bền vững, khó duytrì lâu dài

b) Chú ý có chủ định

Trang 27

Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích định trước và phải có sự nỗ lựccủa bản thân Chú ý có chủ định có liên quan chặt chẽ với ý chí, tình cảm, xu hướngcủa cá nhân.

Hai loại chú ý nói trên có liên quan đến nhau, bổ sung và chuyển hóa lẫn nhau,giúp con người phản ánh đối tượng có kết quả

c) Chú ý “ sau khi có chủ định”

Đây vốn là loại chú ý có chủ định nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng của ý chí

mà nó lôi cuốn con người vào nội dung và phương thức hoạt động tới mức khoáicảm, đem lại hiệu quả cao của sự chú ý

1.2.2.3 Các thuộc tính cơ bản của chú ý

- Sức tập trung của chú ý là khả năng chỉ chú ý đến một phạm vi đối tượng tươngđối hẹp cần thiết cho hoạt động lúc đó Số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tớigọi là khối lượng của chú ý Khối lượng này thùy thuộc vào đặc điểm của đối tượngcũng như nhiệm vụ và đặc điểm của hoạt động

- Sự bền vững của chú ý là khả năng duy trì lâu dài sự chú ý vào một hay một sốđối tượng của hoạt động

- Sự phân phối chú ý là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượnghay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định Thực tế đã cho thấy chỉ cầntập trung chú ý vào một số đối tượng chính, còn những đối tượng khác chỉ cần sựchú ý tối thiểu nào đó

- Sự di chuyển chú ý là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượngkhác theo yêu cầu của hoạt động Đây là sức chú ý được thay thế một cách có ýthức

1.2.3 Hứng thú học tập

1.2.3.1 Khái niệm

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn : hứng thú là thái độ đặc biệt của các nhânđối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng manglại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động

Hứng thứ biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt động,ở chiều rộng và chiều sâu của hứng thú

Trang 28

Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc Vì thế, cùng với nhu cầu, hứng thú là một hệ thống động lực của nhân cách

1.2.3.2 Hứng thú học tập của học sinh THPT

Hoạt động học tập của học sinh THPT đòi hỏi tính năng động và tính độc lậpcao Thái độ học tập của các em với từng môn học cũng có sự lựa chọn Càng ngàycác em càng xác định cho mình hứng thú ổn định đối với môn học nào đó, một lĩnhvực tri thức nhất định

Hứng thú này phần lớn do động cơ thực tiễn thường liên quan đến sự lựachọn nghề nghiệp của học sinh, sau đó là động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội củamôn học và các động cơ khác Phần lớn, học sinh hứng thú với các môn thi vào cáctrường đại học, cao đẳng mà sao nhãng các môn học khác Với những môn học sinhcho là không cần thiết, giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tạo ra động cơ họctập cho học sinh

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tạo động cơ hứng thú học tập chohọc sinh trong từng tiết học cụ thể, hình thành hứng thú lâu dài đối với môn học.Trước khi đưa học sinh vào quá trình học tập, giáo viên cần phải tạo ra nhu cầu họctập ở học sinh, làm cho học sinh thấy được lợi ích thiết thực, cụ thể của môn học.Giáo viên cần giới thiệu cho học sinh biết về kiến thức là những điều có giá trị,được đánh giá cao và có lợi Giáo viên phải tạo được sự ngạc nhiên cho học sinh, cốgắng xác định một vấn đề cụ thể, chính xác, đi từ thực tế, gắn với môi trường trướcmắt Vấn đề hoặc giải pháp phải gắn bó với kiến thức được học Giai đoạn này sẽhình thành ở học sinh nhu cầu học tập, nhu cầu nhận thức để tìm ra giải pháp chohoạt động cụ thể đó

Từ đó giáo viên có thể dẫn dắt hoạt động học sinh tìm ra giải pháp Khi đã tạođược hứng thú cho học sinh thì ý thức học tập của học sinh sẽ vào cuộc làm thúcđẩy sự ham muốn học tập Sau khi học xong những kiến thức trong bài học và tựgiải quyết được vấn đề, học sinh sẽ thấy được vai trò và ý nghĩa của những kiếnthức được học Trên cơ sở đó xuất hiện thêm nhu cầu nhận thức những cái mới, tìm

ra những giải pháp khắc phục những thực tế khác, tạo ra nhu cầu nhận thức dâychuyền và duy trì trạng thái hứng thú đối với học tập

Trang 29

Giáo viên cũng cần nhấn mạnh việc mình nhận thức được bao nhiêu, giải quyếtđược những vấn đề về lĩnh vực nào cũng chính là khám phá ra lợi ích cho tương lai,tạo những cơ hội tốt đẹp để phát triển cá nhân, cho phép học sinh có thể đạt đượcmục đích mong muốn, vượt qua khó khăn, tự khẳng định và tự đánh giá bản thân Như vậy, hứng thú học tập của học sinh được tạo ra ngay từ phần mở đầu bàigiảng cho đến hết tiết học và cả những giai đoạn sau đó khi ôn tập và trong quátrình tự học ở nhà Khi học sinh đã có sự hứng thú trong học tập thì học sinh sẽ có

sự tích cực, chủ động và có trách nhiệm với các hoạt động học tập của mình Phần

mở đầu tiết học sẽ là phần tạo ra những hứng thú đầu tiên và ấn tượng đầu tiên củahọc sinh đối với kiến thức Đó là phần có vai trò định hướng học tập, kích thích tưduy, hình thành động cơ học tập, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú học tập cho họcsinh

1.2.4 Ấn tượng ban đầu trong quá trình nhận thức

1.2.4.1 Khái niệm ấn tượng ban đầu

Có nhiều cách hiểu về ấn tượng ban đầu Đó có thể là lần đầu tiên đối tượng

tác động trực tiếp đến chủ thể và hình thành trong tâm lý ý thức của chủ thể về đốitượng Đối với cách hiểu này thì ấn tượng ban đầu đôi khi chỉ là những gì chủ thể trigiác trực tiếp đối tượng và hình thành ngay biểu tượng ban đầu về đối tượng màkhông qua quá trình nhận thức lý tính

Một cách hiểu khác coi ấn tượng ban đầu là một cái nhìn tổng thể về đối tượngtrên cơ sở nhìn nhận về đối tượng một cách toàn diện, sâu sắc khi chủ thể đã nhậnthức đầy đủ về đối tượng sau lần tác động đầu tiên của đối tượng lên chủ thể Vớicách hiểu này, không chỉ có sự tham gia của nhận thức cảm tính mà đối tượng đượcnhận thức qua cả quá trình nhận thức lý tính, chủ thể hiểu được những nét bản chất,bên trong của đối tượng từ đó có thể nhận ra đối tượng trong các quá trình nhậnthức sau này nhờ các nét bản chất đã được nhận thức đó

Nhưng dù theo cách hiểu nào thì ấn tượng ban đầu là cái đọng lại trong chủthể về đối tượng hình thành sau lần đầu tiên tiếp xúc với đối tượng

1.2.4.2 Sự hình thành ấn tượng ban đầu

Trang 30

Sự hình thành ấn tượng là một quá trình nhằm xác định các đặc trưng của đối

tượng trong tâm lý chủ thể Sự hình thành ấn tượng phụ thuộc rất nhiều yếu tố củachủ thể và đối tượng

a) Về đối tượng : Đặc điểm trung tâm chi phối ấn tượng ban đầu

Đặc điểm trung tâm là nét nổi bật nhất của đối tượng Nó tác động trực tiếpvào các giác quan tạo nên hình ảnh trong não một cách mãnh liệt Nó được coi lànhân tố chính tổ chức nên ấn tượng ban đầu và trong chừng mực nào đó nó quy nạpnhững đặc điểm khác mà chủ thể chú ý một cách tích cực hoặc tiêu cực

Thực tế, sự nhận thức về đối tượng của chủ thể chịu ảnh hưởng rất nhiều củanhân tố trung tâm Nhân tố trung tâm là những đặc điểm nổi bật nhất có thể chi phối

cả những đặc điểm khác và chi phối cả những quá trình nhận thức của chủ thể vềđối tượng sau này

b) Về chủ thể : Các đặc điểm như tâm lý, ý thức, tính cách, trình độ nhận thứcchi phối ấn tượng ban đầu

Trong quá trình hoạt động, con người tác động vào thế giới khách quan nhưphương thức tồn tại của mình Thông qua đó mà con người nhận thức về thế giớikhách quan, tìm ra phương thức tác động, hình thành các hành vi, thao tác với đốitượng sao cho phù hợp để đạt được mục đích của mình Nhận thức về đối tượng chủyếu tìm ra nét bản chất, những ấn tượng phản ánh những đặc tính đặc trưng của đốitượng Trong quá trình nhận thức đó, ấn tượng ban đầu về đối tượng rất quan trọng

Nó thường kéo dài và chi phối thái độ hành vi của chủ thể trong suốt quá trình làmviệc với đối tượng đó sau này

Khi sự vật, hiện tượng tác động vào các giác quan, bộ não sẽ xử lý các thôngtin thu thập được các biểu hiện bên ngoài của nó Đây là những dữ liệu cho ấntượng ban đầu về đối tượng

Trước hết, chủ thể sẽ chịu tác động bởi cảm giác về một khía cạnh nào đónhư : màu sắc, vị trí, hình thể, kích thước… nhưng các đặc điểm đó phải nổi bật lêntrong một bối cảnh nhất định và cần phải tri giác toàn bộ bối cảnh đó để thấy rõ sựnổi bật của cảm giác gây ra

Sau đó, sự tri giác toàn bộ các đặc điểm của đối tượng và so sánh đối tượngnày với các đối tượng khác để thấy rõ điểm nổi bật của nó trong nhiều sự vật, hiện

Trang 31

tượng đang diễn ra và hình thành biểu tượng của đối tượng đó trong não bộ Tuynhiên, ấn tượng ban đầu không phải là sự sao chép y nguyên hình ảnh này về đốitượng mà nhờ các quá trình nhận thức lý tính phân tích, tổng hợp các thuộc tính bềngoài của đối tượng và kết quả là có sự nhận thức trọn vẹn về đối tượng Đó chính

là biểu tượng, hình ảnh khái quát chung nhất về đối tượng và cũng là ấn tượng banđầu của chủ thể về đối tượng

Do trình độ nhận thức, năng lực quan sát, quá trình tư duy và tưởng tượngcũng như kinh nghiệm, vốn sống mỗi người khác nhau nên ấn tượng ban đầu vềcùng một đối tượng của mỗi người khác nhau Ấn tượng ban đầu là quá trình nhậnthức của chủ thể, nội dung ấn tượng ban đầu chứa đựng những hiểu biết chung nhất,khái quát nhất của chủ thể về đối tượng Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà ấntượng ban đầu mang đậm màu sắc chủ quan, không đầy đủ và đôi khi sai lầm về đốitượng

1.2.4.3 Đặc điểm của ấn tượng ban đầu

- Đặc điểm nổi bật của ấn tượng ban đầu là nó có được sau lần tiếp xúc đầutiên của chủ thể với đối tượng Đối tượng chúng ta đang xét là các sự vật hiện tượng

mà học sinh chưa biết đến và đây là lần đầu tiên học sinh được tiếp xúc, làm việcvới nó

- Ấn tượng ban đầu là những nét ấn tượng chung, tổng thể về đối tượng, lànhững nét khái quát nhất, chung nhất về đối tượng sau lần tiếp xúc đầu tiên

- Ấn tượng ban đầu mang tính chủ quan cảm tính Đây là nhược điểm khótránh của ấn tượng ban đầu Đối với học sinh THPT, đối tượng học tập thường làcác tri thức cơ bản, những dạng định luật, học thuyết cần sự tập trung tư duy vàtưởng tượng để khái quát, vì vậy những nét ấn tượng ban đầu biểu hiện bên ngoài

có thể không phải là những nét bản chất cần nắm Vì vậy, ấn tượng ban đầu của họcsinh về đối tượng khó gây được sự chú ý thông qua các quan sát bề ngoài, làm chohọc sinh nhầm tưởng về đối tượng học tập của mình và thấy không có gì đáng chú

ý

- Ấn tượng ban đầu thể hiện sự đánh giá, thái độ của chủ thể với đối tượng.Thường ấn tượng ban đầu mang tính chủ quan kèm theo những xúc cảm, tình cảm

Trang 32

Vì vậy, nếu có hứng thú thì chủ thể sẽ tiếp tục tìm hiểu về đối tượng nhưng nếukhông có hứng thú thì sẽ rất khó khăn trong việc nhận thức về đối tượng đó.

1.2.4.4 Sự duy trì ấn tượng ban đầu

Ấn tượng ban đầu là một đặc điểm thuộc về chú ý không chủ định nhưng chú

ý không chủ định là loại chú ý không bền, dễ mất đi Tuy nhiên nếu có điều kiện bốicảnh thuận lợi có thể duy trì sự chú ý đó trong thời gian dài thì sẽ chuyển sang dạngchú ý có chủ định

Trong quá trình học tập của học sinh, việc chuyển đổi dạng chú ý này rấtquan trọng Nó giúp cho học sinh chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sẵn sàngtiếp thu các kiến thức hiệu quả Mặt khác, giáo viên cần tổ chức hoạt động sao chotạo được sự chú ý và duy trì sự chú ý cho đến khi học sinh đã tiếp thu được kiếnthức mới

Nếu có thể chuyển sang loại chú ý “ sau khi có chủ định” thì việc tiếp thukiến thức của học sinh sẽ thuận lợi Đối với trường hợp này, thường học sinh phải

có sự quan tâm đặc biệt nào đó hoặc có niềm đam mê với môn học, với những kiếnthức đang được học Thường như vậy thì học sinh sẽ duy trì được sự chú ý củamình đồng thời tạo ra được sự di chuyển của chú ý Đó là việc tìm hiểu về cái nàythì nảy sinh những sự việc, hiện tượng khác cần giải quyết cho sự việc, hiện tượng

đó hoặc tìm thấy những sự việc khác liên quan đến gây được sự chú ý của chủ thểhoạt động Từ đó nó kéo theo quá trình hoạt động theo dây chuyền

Nếu đối tượng không tạo được ấn tượng đặc trưng nổi bật đối với chủ thể thìkhó có thể duy trì sự chú ý của chủ thể vào đối tượng Khi đó, chủ thể sẽ có mộtmức độ đánh giá chung, tổng thể về đối tượng và ấn tượng ban đầu được hìnhthành Ở đây, chúng ta bàn đến những ấn tượng ban đầu nổi bật nhằm gây được sựchú ý của chủ thể để duy trì sự chú ý Giáo viên cần tạo không gian và tình huốngsao cho học sinh cảm thấy đó là một đối tượng đáng chú ý để tìm hiểu tiếp trongquá trình học tập sau này

Thực tế, ấn tượng ban đầu là một dạng chú ý được chuyển biến từ loại nàysang loại khác Lúc đầu, ấn tượng đó là một loại chú ý không chủ định được gây rabởi đối tượng Nhờ sự chú ý đó mà trong ý thức của chúng ta xuất hiện nhu cầu tìmhiểu, quan tâm nó làm sao mà có được những đặc điểm như vậy Lúc này, sự chú ý

Trang 33

trở thành chú ý có chủ định Nếu sự kích thích của đối tượng phù hợp với sở thíchhay đặc điểm nào đó giúp cho việc tìm hiểu chúng không quá khó khăn thì sự chú ýchuyển sang chú ý “ sau khi có chủ định”.

1.2.4.5 Vai trò của ấn tượng ban đầu trong quá trình nhận thức

Ấn tượng ban đầu là những dữ kiện quan trọng để chủ thể nảy sinh nhu cầutìm hiểu nhận thức về đối tượng trong các quá trình nhận thức sau này Khi lần đầutiên tiếp xúc với đối tượng, chủ thể cảm thấy thú vị, gây sự chú ý thì gặp lại đốitượng trong quá trình nhận thức tiếp theo chủ thể sẽ hình thành tâm lý chủ động tìmhiểu nhằm nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng

Ấn tượng ban đầu giúp duy trì sự hứng thú của chủ thể đối với đối tượng Nóđịnh hướng cho việc tìm kiếm các thông tin về đối tượng và giúp chúng ta nhanhchóng quyết định những vi sắp tới với đối tượng đó

Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạtđộng với đối tượng về sau Nó có thể làm thay đổi thái độ, hành vi của chủ thể Ấntượng ban đầu tốt đẹp chính là chìa khóa thành công trong giai đoạn tiếp theo

1.3 Đặc điểm tâm lý học sinh THPT

1.3.1 Đặc điểm hoạt động học tập

Hoạt động học tập của học sinh có tính chất độc đáo về mục đích và kết quảhoạt động Khác với lao động, học tập không làm thay đổi đối tượng mà thay đổichính bản thân mình Học sinh học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thànhnhững kỹ năng, kỹ xảo, hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách của cánhân

Hoạt động học tập được diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức giáo dục

Phương tiện hoạt động học tập chủ yếu của học sinh là sách giáo khoa, sách tham khảo và các ấn phẩm tài liệu liên quan Hiện nay, ở những vùng điều kiện kinh

tế xã hội tốt, học sinh có thể sử dụng các phương tiện hiện đại như máy vi tính, intenet… để khai thác kiến thức, thông tin liên quan khác trong học tập

Tâm lý diễn ra trong hoạt động học tập của học sinh với nhịp độ phù hợp với sựphát triển về mặt thể chất và trí tuệ, đảm bảo sự đầy đủ và toàn vẹn cho quá trình hình thành nhân cách của học sinh

Trang 34

Riêng hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông mang tính độc lậpcao Cái cốt lõi của hoạt động học tập ở đây sự tự ý thức về động cơ mục đích, biệnpháp học tập.

Nội dung học tập của học sinh THPT đi sâu vào lĩnh vực tri thức cơ bản, nhữngquy luật của các bộ môn khoa học Phương pháp giảng dạy của giáo viên thay đổi

so với ở trường trung học cơ sở, đòi hỏi hoạt động học tập của các em phải năngđộng, độc lập, sáng tạo ở mức độ cao và phát triển tư duy lí luận

Thái độ và ý thức học tập của học sinh THPT là những vốn tri thức, kỹ năng,

kỹ xảo tích lũy được là điều kiện cần thiết để các em bước vào cuộc sống tương lai

Do đó, thái độ đối với môn học cũng có lựa chọn hơn và hứng thú học tập gắn liềnvới khuynh hướng nghề nghiệp Động cơ học tập của các em có ý nghĩa thực tiễn vàmong muốn nhận thức các kỹ năng có mục đích

Cũng với mục đích học tập có chọn lựa như vậy nên nhiều học sinh rơi vàonhiều thái cực khác nhau Có em thì chỉ học những môn học có ý nghĩa đối với nghềnghiệp đã chọn, sinh ra học khối, học lệch, sao nhãng các môn học khác hoặc chỉhọc trung bình Có em thì cho rằng mình không thể vào học các trường chuyênnghiệp nên chỉ học sao cho đạt yêu cầu là đủ Vì vậy, giáo viên THPT phải làm chohọc sinh hiểu được ý nghĩa, chức năng của giáo dục phổ thông đối với mỗi giáo dụcchuyên ngành, đối với sự phát triển nhân cách toàn diện

1.3.2 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Quá trình nhận thức của học sinh THPT phát triển mạnh tính chủ định ở tất cảcác thao tác tri giác, trí nhớ, chú ý và tư duy

- Tri giác : tri giác có mục đích, có độ nhạy cảm cao Quan sát gắn với quá trình

tư duy ngôn ngữ và trở nên có hệ thống và toàn diện hơn Tuy nhiên quan sátcủa học sinh cần có sự hướng dẫn của giáo viên để tập trung chú ý vào một sựvật hiện tượng nhất định và giáo viên cũng phải yêu cầu các em không nên kếtluận vội vàng khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát

- Trí nhớ : ghi nhớ có chủ định giữ vài trò chủ đạo, ghi nhớ logic trừu tượng vàghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng Đặc biệt học sinh THPT đã tạo được tâm thếphân hóa trong ghi nhớ, đã biết tài liệu nào cần nhớ chính xác, tài liệu nào chỉcần hiểu mà không phải nhớ

Trang 35

- Chú ý : Thái độ lựa chọn của học sinh đối với các môn học quyết định tới tínhlựa chọn của chú ý Chú ý có chủ định của các em thường xuyên hơn nhờ cóhứng thú ổn định đối với môn học Năng lực di chuyển và phân phối chú ýđược phát triển hơn Các em có thể vừa nghe giảng, vừa chép bài và vừa theodõi câu trả lời của bạn Tuy nhiên, không phải lúc nào các em cũng đánh giáđúng đắn ý nghĩa quan trọng của tài liệu nên các em cũng không chú ý khigiáo viên đề cập tới ý nghĩa thực tiễn và sử dụng tri thức vào cuộc sống.

- Tư duy : Hoạt động tư duy của học sinh THPT tích cực, độc lập hơn so với họcsinh trung học cơ sở Các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng mộtcách độc lập và sáng tạo Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ, nhấtquán hơn, tính phê phán của tư duy cũng phát triển Các em thích khái quáthóa, thích tìm hiểu những quy luật và quy tắc chung của các hiện tượng hằngngày, của tri thức phải tiếp thu

Những đặc điểm này tạo điều kiện cho các em thực hiện các thao tác tư duylogic, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng, nắm được mối quan hệnhân quả trong tự nhiên và xã hội Tuy nhiên, hiện nay, học sinh đạt mức độ tư duynhư thế này chưa nhiều Thiếu sót cơ bản trong tư duy của các em là tính độc lập.Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng củagiáo viên Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tích cực suy nghĩ trong khi phân tíchhoặc tranh luận để tự rút ra kết luận

1.3.3 Sự phát triển tự ý thức

Nhu cầu tự ý thức phát triển mạnh mẽ gắn với nhu cầu tìm hiểu, đánh giánhững đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm và mục đích sống của mình Địa vịmới, vai trò mới trong tập thể và trong các mối quan hệ xã hội làm cho các em phải

ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình

Các em bắt đầu nhận thức về cái tôi của bản thân và vị trí của mình trongtương lai, nhận thức rõ cá tính của mình, sự khác biệt của mình so với người khác.Ngoài ra, các em cũng hiểu rõ tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng… cũng như cácphẩm chất phức tạp khác của nhân cách Từ đó, các em có thể đánh giá nhân cáchcủa mình và của người khác và cũng có khuynh hướng độc lập trong việc đánh giábản thân

Trang 36

Từ cách nhìn nhận bản thân, các em có xu hướng tự giáo dục bản thân mình

để hình thành nhân cách phù hợp với quan điểm của các em Do đó, giáo viên cầnnắm chắc quan điểm của học sinh để hướng dẫn các em tự giáo dục, cần tổ chức tậpthể học sinh giúp đỡ lẫn nhau, kiểm tra lẫn nhau

1.3.4 Sự hình thành thế giới quan và lý tưởng

Nhìn chung, các em đều muốn tiến bộ, đều muốn trở thành người có ích chogia đình và xã hội Khi nhân cách đã được phát triển tương đối cao, ở các em xuấthiện nhu cầu đưa những tiêu chuẩn, những nguyên tắc hành vi đã hình thành vàomột hệ thống hoàn chỉnh Khi đã có hệ thống quan điểm riêng của mình, các emkhông chỉ hiểu về thế giới mà còn đánh giá được nó, xác định được thái độ củamình đối với thế giới

Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan thể hiện ở tính tích cực nhậnthức đối với những quy luật của tự nhiên và xã hội Khi ở độ tuổi này, các em bắtđầu quan tâm đến các vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con người tronglịch sử, quan hệ giữa con người với xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ…Mặt khác,các em đã biết kết hợp những phẩm chất cao đẹp của những con người ưu tú tronglịch sử, trong hiện thực để tạo nên con người lý tưởng của mình Mẫu người lýtưởng đó sẽ có tác dụng thúc đẩy các em vươn lên tự hoàn thiện mình

1.4 Các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy tích cực

1.4.1 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở nước ta

Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền văn minh trí tuệ với sự phát triển của các côngnghệ cao như công nghệ nano, công nghệ vật liệu thông minh và đặc biệt côngnghệ thông tin và truyền thông, kĩ thuật sinh học và trí thông minh nhân tạo

Xu thế phát triển của kĩ thuật là nhỏ hơn, nhanh hơn, tốt hơn, an toàn hơn Thời đại bùng nổ thông tin buộc con người muốn nắm bắt được thông tin đểtồn tại và phát triển đều phải học, học suốt đời Tri thức được coi là kết quả của quátrình xử lí thông tin Nền kinh tế học tập coi động lực của nền kinh tế là sự học tậpsuốt đời của tất cả mọi người, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra các sảnphẩm mang tính hàm lượng trí tuệ cao

Trang 37

Sự bùng nổ thông tin, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự hình thành nềnkinh tế tri thức đã làm thay đổi quan điểm giáo dục được thể hiện trong triết lí giáodục thế kỉ XXI Đó là các quan điểm :

độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được Nếu người học khôngchủ động, không chịu học thì hiệu quả của việc dạy rất hạn chế

Xu thế phát triển phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay là :

- Chuyển từ mô hình dạy học truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợptác 2 chiều

- Học không chỉ để nắm kiến thức mà cả phương pháp đi đến kiến thức

- Học cách học, trọng tâm là cách tự học, cách tự đánh giá

- Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm

- Sử dụng phương pháp dạy học tích cực

- Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại

- Rèn trí thông minh cho học sinh

Mục đích cao nhất của việc dạy học là phát triển năng lực tư duy, rèn luyện tríthông minh cho học sinh Kiến thức cụ thể lâu ngày có thể quên nhưng cái còn lại làphương pháp tư duy Có phương pháp tư duy đúng đắn và sắc bén thì làm việc gìcũng có hiệu quả

1.4.2 Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Trang 38

1.4.2.1 Quan điểm dạy học

Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động, phươngpháp trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tác dạy học làm nền tảng, cơ sở lýthuyết của lí luận dạy học, những điều kiện hình thức tổ chức dạy học, những địnhhướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học

Quan điểm dạy học hiện nay cũng có khi không rõ ràng với phương pháp dạyhọc Tuy nhiên xét về mặt nội hàm khái niệm, quan điểm dạy học có tính chất rộnglớn, bao trùm cả phương pháp dạy học và nhiều vấn đề liên quan khác Vì vậy, vẫncòn có một số tài liệu viết dạy học lấy học sinh làm trung tâm là một phương phápdạy học Nhưng theo quan điểm của các nhà nghiên cứu giáo dục hiện nay thì dạyhọc lấy học sinh làm trung tâm thực sự là một khái niệm rộng lớn hơn phương phápdạy học, mà là môt tư tưởng, một quan điểm dạy học chi phối cả mục tiêu, phươngpháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả dạy học

1.4.2.2 Nguồn gốc, bản chất của quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm a) Nguồn gốc

Xét về cơ sở triết học của tư tưởng lấy học sinh làm trung tâm là đề cao bảnnăng vô thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển nhu cầu, hứng thú cá nhân Điềunày trái với bản chất nền văn hóa của chúng ta, là nền giáo dục hướng về cộngđồng, hướng về lớp người lao động nghèo khổ Tuy nhiên, việc chú trọng đến đốitượng là người học, chủ thể của quá trình giáo dục và đào tạo để phát huy tính tíchcực, tự lực và sáng tạo của học sinh là phương châm của nền giáo dục chúng ta thì

đã có từ lâu

Trong lịch sử giáo dục, ở thời kì chưa hình thành tổ chức nhà trường, một ôngthầy thường dạy cho một nhóm nhỏ học trò, có thể chênh lệch nhau khá nhiều vềlứa tuổi và trình độ Trong kiểu dạy học này, ông thầy bắt buộc phải coi trọng trình

độ, năng lực, tính cách của mỗi học trò và cũng có điều kiện để thực hiện cách dạythích hợp với mỗi học trò, vai trò chủ động tích cực của người học được đề cao, tuynhiên năng suất dạy học quá thấp

Từ khi xuất hiện tổ chức nhà trường với những lớp học có nhiều học sinhcùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm locho từng học sinh, giảng dạy cặn kẽ cho từng em Từ đó hình thành kiểu dạy học

Trang 39

“thông báo - đồng loạt” Giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành tráchnhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và sáchgiáo khoa, cố gắng làm cho mọi học sinh trong lớp hiểu và nhớ những lời thầygiảng Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ.Tình trạng này ngày nay càng phổ biến, đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy học,không đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với sản phẩm của giáo dục nhà trường.

Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tính tích cực chủ động họctập của học sinh, thực hiện “dạy học phân hóa”, quan tâm đến nhu cầu khả năng củamỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp Các phương pháp “dạy học tích cực”, “lấyngười học làm trung tâm” đã ra đời trong bối cảnh đó Nhìn theo quan điểm lịch sửnhư đã phân tích ở trên thì đây là sự trả lại vị trí vốn có từ thủa ban đầu cho ngườihọc Trong quá trình giáo dục - dạy học, người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể.Thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo của giáo viên, người học phải tích cựcchủ động cải biến chính mình, không ai làm thay cho mình được Nếu có một giaiđoạn nào đó trong lịch sử giáo dục người ta đã không đặt đúng vị trí phải có củangười học thì nay phải đặt lại cho đúng với quy luật của quá trình giáo dục

Tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực chủ động của người học, xem người học

là chủ thể của quá trình học tập đã có từ lâu, ở thế kỉ XVII, A.Kômenski đã viết:

“Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhâncách… hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiềuhơn”

Cũng từ lâu trong giáo dục đã xuất hiện các thuật ngữ “sự tự giáo dục”, “người

tự giáo dục” Ở nước ta, vấn đề phát huy tích cực chủ động của học sinh nhằm đàotạo những người lao động sáng tạo đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ nhữngnăm 1960 Khẩu hiệu “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” cũng đã đivào các trường sư phạm từ thời điểm đó Tuy nhiên, thuật ngữ “dạy học lấy ngườihọc làm trung tâm” (dạy học tập trung vào người học) chỉ mới xuất hiện và được sửdụng phổ biến trong những năm gần đây Theo K.Barry và King (1993), đặt cơ sởcho quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm là những công trình của JohnDewey (Experience and education, 1938) và Carl Rogers (Freedom to learn, 1986).Các tác giả này đề cao nhu cầu, lợi ích của người học, đề xuất việc để cho người

Trang 40

học lựa chọn nội dung học tập, được tự lực tìm tòi nghiên cứu Theo hướng đó, bêncạnh xu hướng truyền thống thiết kế chương trình giảng dạy lấy logic nội dung mônhọc làm trung tâm đã xuất hiện xu hướng thiết kế chương trình học tập lấy nhu cầu,lợi ích của người học làm trung tâm.

Từ lĩnh vực dạy học, tư tưởng HSTT được mở rộng sang lĩnh vực giáo dục nóichung Trong “thuật ngữ giáo dục người lớn” do Unesco xuất bản năm 1979 bằng

ba thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha đã dùng thuật ngữ “giáo dục căn cứ vàongười học”, “giáo dục tập trung vào người học” với định nghĩa là “sự giáo dục mànội dung quá trình học tập và giảng dạy được xác định bởi nhu cầu, mong muốn củangười học và người học tham gia tích cực vào việc hình thành và kiểm soát, sự giáodục này huy động những nguồn lực và kinh nghiệm của người học”

Trong các phong trào thi đua “ dạy tốt, học tốt” ở các nhà trường đã luônluôn tâm niệm khẩu hiệu “ Tất cả vì học sinh thân yêu” Đó có thể coi như mộtminh chứng cho quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm của nhà nước ta suốtquá trình tồn tại và phát triển của ngành giáo dục

b) Bản chất

Quá trình dạy học gồm hai mặt quan hệ hữu cơ: hoạt động dạy của giáo viên

và hoạt động học của học sinh Trong lí luận dạy học có những quan niệm khácnhau về vai trò của giáo viên và vai trò của học sinh nhưng tựu chung lại có haihướng: hoặc tập trung vào vai trò hoạt động của giáo viên (lấy giáo viên làm trungtâm) hoặc tập trung vào vai trò hoạt động của học sinh (lấy học sinh làm trung tâm) Trên sách báo có người quan niệm dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhưmột tư tưởng, một quan điểm, một cách tiếp cận quá trình dạy học R.R.Singh(1991) cho rằng tư tưởng này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người học, hoạt độnghọc Người học được đặt ở vị trí trung tâm của hệ giáo dục, vừa là mục đích lại vừa

là chủ thể của quá trình học tập Tác giả đã viết: “Làm thế nào để cá thể hóa quátrình học tập để cho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là mộtthách thức chủ yếu đối với giáo dục”

Bản chất của dạy học lấy học sinh làm trung tâm là việc phát huy vai trò tíchcực chủ động sáng tạo của người học đồng thời không hạ thấp vai trò hướng dẫn chỉđạo, điều khiển của người dạy Với xu hướng này thì buộc người học và người dạy

Ngày đăng: 27/10/2015, 20:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Ngọc An (2007) Nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
2. Ngô Ngọc An (2007) Rèn luyện kỹ năng giải bài tập Hóa học 10,11,12 (3 tập) Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập Hóa học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Công văn số 5289/ BGDĐT- GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2012-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 "4. Bộ Giáo dục và Đào tạo –
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006)– Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn Hóa học lớp 10,11,12– Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn Hóa học lớp 10,11,12
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2006
7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010)– Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Hóa học lớp 10,11,12. Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Hóa học lớp 10,11,12
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2010
8. Bộ Giáo dục và đào tạo Bộ Sách giáo khoa Hóa học các lớp 8,9,10,11,12 Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Hóa học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
9. Bộ giáo dục đào tạo Giáo trình triết học Mác – Lênin Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác – Lênin
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2002
10. Hoàng Ngọc Cang (2002) . Lịch sử hóa học . Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử hóa học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
11. Nguyễn Đình Chi.(1997) Lịch sử hóa học . Nhà xuất bản Khoa học – Kỹ thuật. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử hóa học
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học – Kỹ thuật. Hà Nội
14. Nguyễn Thị Hà (2013) Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Chương V Nhóm halogen Hóa học 10 – Nâng cao. Khóa luận tốt nghiệp đại học – Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Chương V Nhóm halogen Hóa học 10 – Nâng cao
15. Nguyễn Thị Bích Hiền (2012) Rèn kỹ năng sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học cho sinh viên các trường đại học sư phạm Luận án tiến sỹ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kỹ năng sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học cho sinh viên các trường đại học sư phạm
16. Nguyễn Thị Lài (2011) Xây dựng hệ thống bài tập dùng trong các giai đoạn của quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường THPT.Khóa luận tốt nghiệp đại học – Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống bài tập dùng trong các giai đoạn của quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường THPT
17. Từ Văn Mạc, Từ Thu Hằng (2010) Mười vạn câu hỏi vì sao Tri thức thế kỷ 21 Hóa học Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười vạn câu hỏi vì sao Tri thức thế kỷ 21 Hóa học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
18. Lê Minh Nhã (2012) Thiết kế bài giảng hóa học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ( Phần phi kim – Hóa học 10 nâng cao)Luận văn thạc sĩ giáo dục – Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng hóa học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ( Phần phi kim – Hóa học 10 nâng cao)
19. Hoàng Nhâm Hóa học vô cơ tập 1,2,3 Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học vô cơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
20. Nguyễn Ngọc Quang (1994) Lí luận dạy học Hóa học Tập 1 Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học Hóa học Tập 1
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
22. IU.I. Solovev, B.M. Kedpo (1983) Lịch sử hóa học tổng quát ( Sách Nga). Moskva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử hóa học tổng quát
23. Nguyễn Xuân Trường (2009) Hóa học với thực tiễn đời sống Bài tập ứng dụng Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học với thực tiễn đời sống Bài tập ứng dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội
24. Nguyễn Xuân Trường Hóa học vui Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học vui
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
25. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w