0
Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Sử dụng câu chuyện hóa học để dẫn nhập vào bài

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẪN NHẬP VÀO BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 THPT (BAN CƠ BẢN) (Trang 78 -81 )

2.4.1 Câu chuyện hóa học

2.4.1.1 Vai trò của câu chuyện trong hoạt động giáo dục

Con người là một sinh vật kể chuyện. Trải qua bao nhiêu thế hệ, câu chuyện

được sử dụng để giải trí, giáo dục và truyền cảm hứng. Những cuốn sách của những tôn giáo lớn như Kinh Thánh, Kinh Phật…là những kho chứa vô vàn các câu chuyện mang tính giáo dục con người, hướng dẫn các thế hệ.

Trong cuộc sống người Việt, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết, sử thi, ca dao, dân ca, vè, tuồng…đều là những câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục con người, giúp con người nhận thức về thế giới, về xã hội xung quanh, về cuộc sống, sự hướng thiện và sống có ích. Ngoài ra, các bộ phim truyền hình, các trang báo, những cuốn sách…là sự phản ánh cuộc sống dưới dạng các câu chuyện theo những hình thức khác nhau. Tất cả những điều đó cho thấy câu chuyện có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống con người. Các câu chuyện cho phép chúng ta kết nối với người khác (có thật hoặc hư cấu) và trải nghiệm cuộc sống một cách gián tiếp.

Giáo dục qua câu chuyện cũng rất tốt đối với thế hệ thanh thiếu niên. Một bài học được kết cấu dưới hình thức một câu chuyện sẽ giúp học sinh dễ dàng hấp thu kiến thức hơn. Một nghiên cứu năm 2010 trong Kỷ yếu của Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động não của người nói và người nghe trong cuộc trò chuyện, chứng minh rằng não của một người nghe sẽ đồng bộ với người nói. Bằng cách cho học sinh tham gia vào các câu chuyện hấp dẫn, giáo viên có thể dễ dàng truyền đạt được các tài liệu quan trọng và qua đó mà

tiếp cận với học sinh về mặt tình cảm, tăng cường khả năng truyền đạt những kinh nghiệm học tập phong phú.

Cuộc sống của con người luôn tràn ngập những câu chuyện hoặc hư cấu hoặc có thật. Bởi vậy, việc giảng dạy bằng câu chuyện sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu tư tưởng, tình cảm và cảm xúc hơn bất kỳ hình thức nào. Một lớp học với những câu chuyện có thể khuyến khích học sinh liên hệ với những câu chuyện của riêng mình, giúp họ có thể phát triển tư duy phê phán, phát triển bộ nhớ và kỹ năng từ vựng. Những câu chuyện hư cấu cũng có thể kích thích trí tưởng tượng cho học sinh. Giáo viên cũng có thể khai thác các câu chuyện của riêng cá nhân mình để tạo mối liên kết chặt chẽ với học sinh. Ngoài ra, việc sử dụng câu chuyện giúp học sinh có thể xem xét theo quan điểm riêng của mình về cuộc sống xung quanh, về người khác cũng như có thể suy nghĩ, bày tỏ, giải thích quan điểm mà không phải chỉ của riêng mình.

Đối với học sinh THPT, những trải nghiệm và nhận thức đủ để học sinh có thể phân biệt rõ đâu là câu chuyện hư cấu, đâu là câu chuyện có thật. Nhưng những câu chuyện hư cấu như những cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn của các nhà văn cũng có những giá trị đích thực của nó trong nhận thức và giáo dục học sinh và hướng học sinh đến cuộc sống phù hợp nhất với lứa tuổi, nhận thức, sở thích, lý tưởng… của mình. Lúc này, học sinh tự nhận thức và tự lựa chọn cho mình một lối sống phù hợp như mình mong muốn và phù hợp với đạo đức xã hội.

Tuy nhiên, trong nội dung luận văn này, chúng tôi không chỉ đề cập đến câu chuyện đơn giản như hành vi kể một câu chuyện. Câu chuyện có thể không chỉ là kể chuyện của giáo viên và học sinh mà còn là các câu chuyện có thể tìm thấy trong các phương tiện truyền thông liên quan đến học tập để xuất hiện thực tế cuộc sống hoặc để cung cấp các ví dụ về khái niệm, làm sáng tỏ một nội dung học tập nào đó. Câu chuyện có thể được sử dụng theo hình thức trò chơi phim ảnh, kể bằng văn bản, bằng miệng hay dưới hình thức tổng kết nội dung học tập. Ngoài ra, nội dung kiến thức cần học tập cũng có thể được cấu trúc dưới hình thức một câu chuyện.

Câu chuyện đã được công nhận là một phương pháp giảng dạy hiệu quả và kể chuyện là một cách tiếp cận đặc biệt có giá trị. Nhờ câu chuyện mà học sinh có thể tìm kiếm cho mình một ý nghĩa nào đó trong việc làm của mình, hay có thể hiểu

hơn về bản chất của bản thân và cộng đồng. Vì vậy, việc tích hợp câu chuyện vào quá trình giảng dạy thực sự hấp dẫn đối với người học.

Để một câu chuyện có tính giáo dục hiệu quả có thể có những đặc điểm sau : - Câu chuyện chứa các chủ để phổ biến : những nhân vật hay tình huống xảy ra trong đó có nét tương tự như những gì mà học sinh đang gặp phải trong cuộc sống hay trong học tập.

- Câu chuyện mang tính cá nhân: Chia sẻ một câu chuyện của riêng cá nhân giáo viên hay những người xung quanh giúp cho những câu chuyện đó có độ tin cậy là có thật cũng có thể thu hút được sự chú ý.

- Câu chuyện có yếu tố bất thường: Những chi tiết trong câu chuyện chứa các yếu tố bất thường, khác với thường ngày, có chút gì đó gây ngạc nhiên, thú vị cũng có thể thu hút được tâm lý học sinh.

- Câu chuyện chứng minh những hậu quả của một sự lựa chọn sai lầm hay phần thưởng cho một sự lựa chọn đúng đắn.

Để có thể kể một câu chuyện trong giờ dạy học sao cho thu hút, giáo viên cũng phải có năng lực kể chuyện hấp dẫn, thú vị, tạo không gian thoải mái, thân thiện giữa giáo viên với học sinh.

2.4.1.2 Câu chuyện hóa học

Câu chuyện hóa học là các câu chuyện chứa nội dung hóa học hoặc các sự kiện liên quan đến hóa học.

Các sự kiện liên quan đến hóa học có thể là các câu chuyện về lịch sử hóa học như :

- Lịch sử về các nhà hóa học.

- Lịch sử về sự phát minh các chất hóa học. - Lịch sử về tên gọi của các chất hóa học.

- Lịch sử về các sự kiện liên quan đến các chất hóa học.

- Lịch sử quá trình hoàn thiện các phương pháp sản xuất hóa học.

Những câu chuyện lịch sử hóa học giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về các quá trình tích lũy các kiến thức hóa học trong lịch sử tiến lên của loài người, quá trình nghiên cứu và trình bày các tư tưởng hóa học, các thành công trong công nghiệp hóa học. Sau khi có những hiểu biết về lịch sử hóa học, học sinh sẽ thấy các

kiến thức hóa học của mình được bổ sung và hệ thống hóa sâu sắc, hiểu sâu thêm về các phát minh hóa học, sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm thành công và thất bại trong cách suy nghĩ, cách làm việc của các nhà hóa học trong trong nghiên cứu hóa học của mình sau này.

Các câu chuyện chứa nội dung hóa học như các câu chuyện, sự kiện, hiện tượng có thật xảy ra thường gặp trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Các câu chuyện này giúp học sinh có những hiểu biết về thế giới xung quanh mình. Có thể đó là những hiện tượng tự nhiên quan sát được, có thể đó là những kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất và trong đời sống của các thế hệ trước để lại…Nếu có thể được giải thích rõ ràng theo quan điểm khoa học thì học sinh sẽ thấy hứng thú với môn học cũng như cảm thấy có nhu cầu muốn hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, muốn giải thích sự hiện diện của các sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.

Những câu chuyện về lịch sử hóa học hay về các sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hằng ngày giúp cho học sinh thấy hóa học thân thiện hơn, có ý nghĩa đối với cuộc sống. Khi có những hiểu biết nhiều hơn về những gì xung quanh mình, hay những trải nghiệm bản thân đã từng gặp, từng thấy nhưng chưa hiểu bản chất vì sao thì việc xây dựng tâm lý hiểu biết được nhiều hơn sẽ giúp học sinh hứng thú hơn với tiết học.

Giáo viên có thể khai thác tất cả các câu chuyện như vậy để dẫn nhập vào bài lên lớp nhằm thu hút sự chú ý của học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh có nhiều những sự kiện ngoài lề kiến thức nhưng giúp học sinh có thêm những hiểu biết đầy đủ hơn về hóa học.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẪN NHẬP VÀO BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 THPT (BAN CƠ BẢN) (Trang 78 -81 )

×