Nguyên tắc lựa chọn thí nghiệm và phương tiện trực quan để dẫn nhập vào bà

Một phần của tài liệu Xây dựng một số kỹ thuật dẫn nhập vào bài học trong dạy học chương trình hóa học lớp 10 THPT (Ban cơ bản) (Trang 67 - 68)

2.3.1 Nguyên tắc lựa chọn thí nghiệm và phương tiện trực quan để dẫn nhập vào bài vào bài

Ngoài các yêu cầu thực hiện thí nghiệm trong quá trình dạy học được nêu ở trong mục 1.4.3.3c thì để sử dụng một thí nghiệm cho kỹ thuật dẫn nhập vào bài lên lớp còn cần các yếu tố sau :

Thứ nhất, thí nghiệm phải đảm bảo thành công. Đây là yêu cầu khắt khe nhất của thí nghiệm thực hiện kỹ thuật dẫn nhập vào bài. Một thí nghiệm được trình bày trong quá trình dạy học có thể thất bại và giáo viên có thể giải thích nguyên nhân thất bại rồi có thể làm lại hoặc giải thích hay minh họa bằng những phương tiện dạy học khác. Đối với kỹ thuật dẫn nhập vào bài với mục đích thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học thì thất bại của thí nghiệm sẽ là thất bại cho cả tiết học. Việc giáo viên giải thích nguyên nhân thất bại cho học sinh biết chỉ là bước phải làm nhưng sự chú ý và tin tưởng vào khoa học của học sinh đã không được đáp ứng, thay vào

đó là sự thất vọng và nghi ngờ về tính chân thực của kiến thức làm cho học sinh mất tập trung hơn, thậm chí coi thường bài học.

Thứ hai, thí nghiệm phải đảm bảo kết quả đẹp mắt, rõ ràng, dễ quan sát, đặc biệt là các thí nghiệm có tính hấp dẫn cao, bất ngờ, độc đáo. Điều này sẽ thu hút sự chú ý kích thích trí tò mò và tư duy của học sinh.

Thứ ba, tốc độ phản ứng nhanh, nhìn thấy được bằng mắt thường. Quá trình dẫn nhập vào bài chỉ chiếm thời gian ngắn, đòi hỏi thí nghiệm phải nhanh để tránh mất thời gian gây ảnh hưởng đến bài học.

Thứ tư, thí nghiệm và các phương tiện trực quan phải đảm bảo các dụng cụ và thao tác đơn giản, nhỏ gọn, dễ làm, dễ thực hiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số kỹ thuật dẫn nhập vào bài học trong dạy học chương trình hóa học lớp 10 THPT (Ban cơ bản) (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w