Khôi phục và phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu Mỏ than vàng danh trong thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước (những năm 1965-1975) (Trang 71 - 86)

6. Kết cấu luận văn

3.1.1.Khôi phục và phát triển sản xuất

Thất bại trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Tổng thống Mĩ Giôn xơn buộc phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom bắn phá và các hoạt động chiến tranh khác đối với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tuy vậy, Đảng và Chính phủ ta hiểu rõ bản chất và âm mưu của đế quốc Mĩ. Ngày 3-11-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước. Người chỉ rõ "Chúng ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ở miền Bắc. Song đó chỉ là bước đầu, đế quốc Mĩ rất ngoan cố và xảo quyệt, chúng nói "hoà bình", "thương lượng”nhưng vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược của chúng. Hơn một triệu quân Mĩ và chư hầu đang hằng ngày gây ra bao tội ác dã man đối với đồng bào miền Nam ta. Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc"

[29, 407].

Tháng 4-1969, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ra Nghị quyết "Về tình hình và nhiệm vụ trước mắt", nêu rõ nhiệm vụ của miền Bắc lúc này là "tranh thủ thời gian chiến tranh tạm ngừng để khôi phục kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, làm cho miền Bắc nhanh chóng lớn mạnh, đủ đáp ứng yêu cầu to lớn của tiền tuyến miền Nam" [3, 278].

Đối với nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước chủ trương tập trung sức phát triển kinh tế địa phương, đẩy mạnh việc khôi phục, phát triển một số ngành công nghiệp Trung ương, xúc tiến một bước việc cải

tiến quản lí kinh tế. Đi đôi với việc phát triển sản xuất, cần đẩy mạnh tiết kiệm, đảm bảo đời sống và phấn đấu thực hiện khẩu hiệu “Vì miền Nam ruột thịt”.

Với ngành Than, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm do Đảng và Nhà nước giao phó, ngày 14-7-1969, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Nghị quyết số 125- NQ/TU về công tác chỉ đạo sản xuất than. Sau khi đánh giá tình hình sản xuất than trong những tháng qua, Nghị quyết nêu rõ chủ trương, biện pháp tổ chức, quản lí, giáo dục, chăm lo đời sống công nhân, xây dựng các tổ chức Đảng, đoàn thể trong ngành than. Nghị quyết khẳng định công tác rèn luyện, giáo dục công nhân là trách nhiệm của toàn Đảng bộ, của các cấp chính quyền và tổ chức đoàn thể quần chúng, trước hết là các cấp bộ Đảng, tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên trong các xí nghiệp, nhà máy. Nghị quyết nhấn mạnh: "Cần đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước năm 1969 một cách toàn diện, đặc biệt chú ý các chỉ tiêu bóc đất, đá, chất lượng than… sản xuất than là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh" [ 3, 279].

Sau một thời gian chuẩn bị, từ ngày 3 đến ngày 8-10-1969, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ nhất đã diễn ra nhằm kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ sau 5 năm tiến hành hợp nhất tỉnh Hải Ninh với khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh. Đối với yêu cầu phát triển ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành sản xuất than, Đại hội nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bác là: "Đẩy mạnh ngành than trở thành một ngành gương mẫu cho các ngành kinh tế khác và tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp" [3, 288].

Quán triệt việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Mỏ than Vàng Danh qua 8 năm xây dựng đã có một cơ sở vật chất tương đối đồng bộ, có khả năng khai thác hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao phó. Mặc dù vậy, bước sang năm 1969, Mỏ vẫn tồn tại

một thực tế là những nơi khai thác tập trung vẫn còn trong giai đoạn sản xuất trên dây chuyền của sơ đồ tạm thời, ở nhiều khu vực vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở vỉa 9 khu Cánh Gà. Muốn đẩy mạnh tốc độ xây dựng và sản xuất lại thiếu lao động, thiếu thiết bị, nguyên vật liệu và mặt bằng phục vụ khai thác 600.000 tấn/năm cơ bản đã làm xong từ cuối năm 1966 nhưng bị máy bay Mĩ tàn phá đã gây ra nhiều khó khăn cho Mỏ. Trong những năm giặc Mĩ leo thang đánh phá, nhiều máy móc, thiết bị của Mỏ phải tháo gỡ và mang đi cất giấu, các thiết bị điện bị mất chưa kịp thay thế nên không sản xuất được than có chất lượng cao và kích cỡ như mong muốn. Công tác tiêu thụ than luôn bị ách tắc, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.

Tổ chức quản lí, nhất là quản lí lao động, vật tư đang bước vào củng cố nhưng công tác điều tra, phân loại làm chưa xong. Việc chăm lo, cải thiện đời sống cho cán bộ và công nhân có cố gắng, tuy nhiên vấn đề nhà ở, chế biến, rau xanh, việc tổ chức vui chơi vẫn cần được tập trung giải quyết. Việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ và công nhân cũng như hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên chưa thiết thực và hiệu quả. Vai trò lãnh đạo của Đảng còn chưa bám sát thực tiễn, nhất là trong việc lãnh đạo quản lí kinh tế.

Từ những đặc điểm trên đây, Đảng uỷ và Ban Giám đốc Mỏ đã xác định sản xuất than, xây dựng cơ bản là khâu trọng tâm trong nhiệm vụ của Mỏ. Trong tình hình trước mắt có thể từng bước tập trung phương tiện sản xuất và sinh hoạt trong những bộ phận cần thiết như Phân xưởng Cơ điện, Sửa chữa ô tô, nhà Sàng, nhà ăn ở khu Đồi Thông và khu Lán Tháp. Theo quan điểm của lãnh đạo Mỏ, không nên phân tán như cũ hoặc nóng vội tập trung ngay một lúc với qui mô lớn ở tất cả các bộ phận.

Về xây dựng cơ bản, cần bảo đảm tốt tiến độ đào lò mới, củng cố lò cũ, tranh thủ chống xén, sửa chữa đường lò trước mùa mưa, tích cực đẩy mạnh

tốc độ xây lắp các công trình trọng điểm như quạt thượng vỉa 9, ngã ba vỉa 7, tiến hành xây dựng và phục hồi các công trình ở mặt bằng khu công nghiệp.

Về sản xuất than, Mỏ tập trung nâng công suất lò chợ lên 50% so với năm 1968, cơ khí hoá sản xuất lò chợ và xây dựng tổ lò liên hợp để nâng cao năng suất lao động, đồng thời làm tốt công tác cơ điện trong hầm lò, cải thiện việc nổ mìn trong khai thác than mà không đổ lò. Đường băng tải than vỉa 5(3) được cải tiến xuống đường 0,9 mét, nâng tỉ lệ than cục từ 20% lên 26%.

Trong không khí phấn khởi thi đua của toàn thể cán bộ và công nhân phấn đấu hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm, Đại hội đại biểu Đảng bộ Mỏ than Vàng Danh lần thứ II được tổ chức (30-4-1969) với tinh thần "Đồng khởi thừa thắng xông lên lập công mừng thọ Bác". Đại hội khẳng định các mặt hoạt động của Mỏ than Vàng Danh có nhiều tiến bộ, được Tỉnh uỷ Quảng Ninh và Bộ Công nghiệp nặng biểu dương, khen thưởng.

Ngày 11-6-1969, trong một cuộc họp với cán bộ Việt Nam tại Mỏ, Tổng Công trình sư Êmilin đã yêu cầu tách biệt hai khu vực Vàng Danh và Cánh Gà, đặt ra vấn đề chỉ khai thác ở khu Cánh Gà cho đến khi nào đã hoàn thành việc xây dựng xong cả vỉa 9, 8, 7 đúng như thiết kế 1.200.000 tấn/năm. Chuyên gia Liên Xô cho rằng tình trạng khôi phục lò chợ quá chậm và công tác thăm dò ở Vàng Danh đã không theo đúng tiến độ đề ra. Để tìm giải pháp khắc phục, Tổng Công trình sư đã đến làm việc với Đoàn Địa chất II đang thăm dò ở độ sâu mức -300 tại khu vực Vàng Danh. Mục đích là thông qua các chuyên gia địa chất Liên Xô để thu thập thêm một số tài liệu ở các vỉa 6(4), 8(6), qua đó tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho Mỏ.

Ngày 29-7-1969, trong cuộc họp thứ hai với cán bộ Việt Nam tại Mỏ, Tổng Công trình sư đã đưa ra những giải pháp khắc phục sự chậm trễ trong công tác thăm dò địa chất sau khi đã nghiên cứu, khảo sát kĩ hiện trạng thổ nhưỡng tại đây. Qua đó đưa ra kết luận:" Để bảo đảm khai thác 600.000

tấn/năm ở khu Vàng Danh, chưa cần mở vùng ranh giới phía Tây mà lấy ngay tại vùng trước Giếng Mù cũng đủ. Qua tài liệu địa chất của các lỗ khoan, của các đường lò cũ từ thời Pháp, trữ lượng vỉa 8(6) là trữ lượng cấp A. Về vỉa 6(4) chỉ cần đi thêm 200 mét lò là khai thác được than, còn vỉa 5(3) cần đi xong các lò thượng băng tải và đường ray.

Năm 1970 phải hoàn thành mọi việc để đến năm 1971 khai thác 600.000 tân/năm. Sẽ có ba lò chợ ở vỉa 5(3), một lò chợ ở vỉa 6(4), hai lò chợ ở vỉa 8(6) có tổng chiều dài từ 510 đến 540 mét, với tốc độ đào lò chợ 360 mét/năm thì sẽ đạt 600.000 tấn" [16, 121].

Trong lúc mọi hoạt động xây dựng và sản xuất đang diễn ra thuận lợi, ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đã từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể dân tộc ta và bạn bè quốc tế.

Biến đau thương thành hành động cách mạng, ngày 17-9-1969, Tỉnh uỷ Quảng Ninh ra Nghị quyết số 132-NQ/TU "Quyết tâm thực hiện lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ vĩ đại". Các ngành sản xuất trong tỉnh Quảng Ninh đều ra sức đẩy nhanh mọi mặt hoạt động, phấn đấu làm ra thật nhiều sản phẩm cung cấp cho nền kinh tế quốc dân.

Kết thúc năm 1969, sự phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ và công nhân Mỏ than Vàng Danh đã mang lại nhiều thành tích rất đáng khích lệ. Về xây dựng cơ bản, giá trị xây lắp đạt 100,74% so với kế hoạch đề ra; khối lượng mét lò đạt 100,7%, lò củng cố đạt 109,7%, năng suất lao động bằng tiền của một công nhân xây lắp tăng 5%, sản xuất than nguyên khai đạt 100,4%, than sạch đạt 107,7%, mét lò chuẩn đạt 102%, năng suất lao động bằng tiền của một công nhân sản xuất đạt 104,4%.

Xác định rõ tầm quan trọng của máy móc, vật tư trong quá trình sản xuất, nên công tác quản lí, giữ gìn tài sản được Mỏ coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thông qua các hoạt động tuyên truyền được Đảng uỷ - Ban Giám đốc Mỏ phát động liên tục, ý thức bảo vệ tài sản của cán bộ và công nhân được nâng cao. Vào dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm, việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị đã đưa cán bộ, công nhân nêu cao tinh thần làm việc tập thể, kiên quyết đấu tranh loại trừ chủ nghĩa cá nhân ra khỏi nơi làm việc. Từ những biện pháp phù hợp, đã mang lại sự phấn khởi, tin tưởng của người thợ trong quá trình công tác. Qua đó góp phần tiết kiệm cho Mỏ được trên 1.000m3 gỗ, sỏi, đá và hơn 500 tấn sắt thép, hàng vạn đồng để đầu tư vào mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ yêu cầu sản xuất.

Với hướng đi đúng đắn, đời sống của cán bộ, công nhân Mỏ đã không ngừng được cải thiện hơn trước. Nếu như trong năm 1968, ngày công của người lao động làm việc tại Mỏ chỉ đạt 65-70% khối lượng công việc đề ra, tính bình quân theo tháng chỉ được 16,9 công/người. Kết thúc năm 1969, chế độ ngày công đã đạt 83,7%, bình quân tháng là 20,6 công/người, năng suất lao động tăng trên 30% so với năm 1968.

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng uỷ và Ban Giám đốc Mỏ rất coi trọng việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ từ cán bộ đến công nhân. Mỏ đã phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi, dân chủ thảo luận kế hoạch sản xuất và các biện pháp cải tiến kĩ thuật, phấn đấu bảo đảm an toàn cho người và máy móc. Một phần việc cũng được Mỏ rất quan tâm là tập trung điều chỉnh kĩ thuật khai thác hầm lò và trong các phân xưởng cơ khí sửa chữa.

Tháng 10-1970, thực hiện Chỉ thị của Bộ Điện và Than, các điều khoản đã kí kết giữa Mỏ than Vàng Danh với Tổng Công trình sư Êmilin, Mỏ đã dồn toàn bộ đội ngũ cán bộ, công nhân và máy móc cho việc thực hiện dự kiến thiết kế khai thác 600.000 tấn/năm. Tính đến cuối năm 1970, kế hoạch sản

xuất của Mỏ được thực hiện ở vỉa 5(3). Tại đây, các đường lò đều tương đối thuận lợi về tình hình địa chất so với các vỉa 6(4) và 8(6) nhưng vì vỉa này người Pháp đã khai thác lớp vách và có nhiều đường lò cũ nên đã ảnh hưởng một phần đến tiến độ thi công của các hạng mục khác, như lò cái vận chuyển theo vỉa, lò song song chân băng tải, các lò thượng băng tải, đường ray và các lò khác.

Tuy có những khó khăn ở các lò cái và lò song song chân băng tải, nhưng so với toàn khu Vàng Danh thì việc thi công vỉa này thuận lợi hơn cả. Nhờ vậy, đến cuối tháng 10/1970, lò thượng băng tải than đã đưa vào vận hành đợt 1 với 3 máng cào Ba Lan, các biến thế điện để đón than các lò chợ mức 209 cũng vừa mới hoàn thành công đoạn xây dựng, chuẩn bị tốt để đưa vào vận hành theo đúng thời gian đề ra trong kế hoạch.

Theo kế hoạch đầu năm, toàn bộ đường lò vỉa này dự kiến sẽ đào 1.700 mét để phục vụ việc khai thác than, nhưng qua 9 tháng đã đào được 1.797 mét, đạt 108% kế hoạch. Công tác đào mới phấn đấu thực hiện 1.410 mét, qua 9 tháng đã đào được 1.637 mét, đạt 116%.

Ở vỉa 6(4), sau 10 tháng thi công, các chuyên gia kĩ thuật và công nhân nhận thấy có nhiều khó khăn cho công tác thăm dò và khai thác, như hệ thống đường lò phải vào quá sâu, ngày càng xa suối, tuy khô nhưng phay phá vẫn nhiều. Điều này hoàn toàn trái ngược với dự báo ban đầu của Tổng Công trình sư Êmilin, kể cả ở lò cái vận chuyển theo vỉa, lò song song băng tải chợ 1, lò song song thông gió chợ 1 và lò song song vận chuyển.

Theo kế hoạch, toàn bộ đường lò ở vỉa 6(4) định đào là 2.395 mét để đến giữa năm 1970 đưa vào khai thác. Tuy nhiên, qua 9 tháng đã cho thấy không đạt chỉ tiêu đề ra, chỉ thực hiện được 1.001 mét lò, đạt 41%. Kế hoạch đào lò mới là 1.910 mét, nhưng chỉ đạt 33,8% với 646 mét; chống xén dự kiến sẽ đào 485 mét, nhưng chỉ thực hiện được 355 mét, đạt 75% kế hoạch đề ra. Do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu quả sản xuất không cao nên Mỏ chỉ đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến cuối quý I năm 1971 đưa lò chợ số 1 vào sản xuất. Lò chợ thay thế tiếp theo chưa có phương hướng rõ ràng.

Ở vỉa 8(6), kế hoạch năm 1970 đặt ra là đào 830 mét lò với nhiều hạng mục, như đào 620 mét lò mới, chống xén phục hồi 210 mét lò cũ. Tuy vậy, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi khi phục hồi lò vận chuyển + 122 đã gây ra nhiều khó khăn, nên kế hoạch đã phải tạm dừng khi đang triển khai thực hiện.

Đến cuối năm 1970, chỉ đào được 30 mét lò đá và chỉ khôi phục được 50 mét lò cũ. Qua khảo sát tình hình địa chất tại khu vực này, nhận thấy có thể gây nguy hiểm nên Mỏ quyết định không khai thác lò trụ ở khu vực I nữa, vì nếu khai thác ngay sẽ tạo ra vùng bên cạnh bị rỗng hoàn toàn, tạo ra áp lực lớn, khi đó lò có khả năng bị sập bất cứ lúc nào.

Để tiếp tục mở rộng qui mô sản xuất, tăng diện tích và năng suất khai

Một phần của tài liệu Mỏ than vàng danh trong thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước (những năm 1965-1975) (Trang 71 - 86)