Củng cố bộ máy tổ chức, giữ vững sản xuất

Một phần của tài liệu Mỏ than vàng danh trong thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước (những năm 1965-1975) (Trang 48)

6. Kết cấu luận văn

2.2.1.Củng cố bộ máy tổ chức, giữ vững sản xuất

Mỏ than Vàng Danh nằm gọn trong thung lũng rừng núi Yên Tử - Bảo Đài trùng điệp, khí hậu khắc nghiệt, giao thông vận tải khó khăn nên việc tổ chức sản xuất gặp nhiều trở ngại. Mặc dù Mỏ được thiết kế khá hoàn chỉnh trên một dây chuyền sản xuất cơ giới và khép kín, nhưng trong hoàn cảnh Mỏ vừa thành lập nên đội ngũ cán bộ quản lí còn thiếu kinh nghiệm, cơ sở vật chất và kĩ thuật chưa ổn định, lại phải sớm đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại do đế quốc Mĩ gây ra.

Những khó khăn nêu trên là những thách thức đặt ra cho Mỏ không dễ vượt qua. Tuy nhiên, Mỏ cũng có nhiều thuận lợi căn bản, đó là sự chỉ đạo trực tiếp và sâu sát của Bộ Công nghiệp nặng, Tổng công ty than Quảng Ninh cũng như sự giúp đỡ tận tình của các mỏ, các cơ quan bạn và chính quyền địa phương, sự chỉ dẫn chu đáo của chuyên gia và công nhân Liên Xô về kĩ thuật trong sản xuất, đặc biệt là việc hướng dẫn công nhân Việt Nam phá hoả an toàn và điều khiển thành thạo máy đánh rạch. Bên cạnh đó, Mỏ còn có đội ngũ công nhân trẻ, được trưởng thành và tôi luyện trong môi trường của chế độ XHCN, có lòng nhiệt tình và hăng say lao động.

Theo Quyết định của Bộ Công nghiệp nặng, đầu tháng 2-1965, Ban Kiến thiết Mỏ Vàng Danh bàn giao cho Mỏ hai lò chợ vỉa 5 và đến đầu tháng 7- 1965, bàn giao tiếp hai lò chợ vỉa 6. Song song với các công việc đó, các công trình khác cũng phải lần lượt bàn giao cho Mỏ để đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục.

Để tăng cường lãnh đạo cho cơ sở, ngày 9-4-1965, Bộ Công nghiệp nặng ra Quyết định số 371/BCNNg - CH 1 bổ nhiệm đồng chí Huỳnh Văn Vàng, nguyên Phó ban Thanh tra của Bộ giữ chức Giám đốc Mỏ. Ngày 10-9-1965, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định để đồng chí Phan Lục giữ chức Phó Giám đốc mỏ. Ngày 30-6-1965, Bộ Công nghiệp nặng ra Quyết định số 697/BCNNg-GD thành lập Trường Đào tạo công nhân Mỏ than Vàng Danh, hoạt động theo Qui chế số 308/BCNNg-KB3 ban hành ngày 25-5-1964.

Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Công nghiệp nặng quyết định sẽ đưa Mỏ than Vàng Danh vào khai thác chính thức từ tháng 7 năm 1965. Đúng vào thời điểm này, Viện Lenghiprôsak cử một Đoàn chuyên gia hỗn hợp do nữ Tổng Công trình sư Vassiliêva - người phụ trách thiết kế Nhà máy sàng rửa Vàng Danh, làm Trưởng đoàn, sang kiểm tra việc đưa Mỏ vào khai thác, thu thập thêm tài liệu để thiết kế nâng cao công suất của Mỏ. Bản nhiệm vụ thiết kế mở rộng Mỏ Vàng Danh và Nhà máy tuyển than được lập xong ngày 31-7- 1965; qui hoạch nâng công suất mỏ từ 600.000 tấn/năm lên 1.800.000 tấn/năm.

Để khai thác tấn than đầu tiên ở lò chợ của Mỏ, tháng 7/1965, Giám đốc Mỏ than Vàng Danh thành lập Phân xưởng vỉa 3 với biên chế là 109 cán bộ, công nhân viên, chủ yếu được đào tạo tại khoá I Trường Đào tạo công nhân Mỏ than Vàng Danh, do ông Tạ Văn Vịnh làm Quản đốc. Do những khó khăn ban đầu và là thời kì sản xuất thử nên ngày 15-9-1965, Bộ Công nghiệp nặng có văn bản số 1.113/BCNNg-KH6 không ghi sản lượng của Mỏ than Vàng Danh năm 1965 vào kế hoạch Nhà nước.

Như vậy, vừa mới thành lập, Mỏ than Vàng Danh đã phải đối mặt với không ít khó khăn, điều kiện sản xuất diễn ra phức tạp. Cùng lúc, Mỏ phải tập trung ổn định bộ máy tổ chức và sản xuất, phấn đấu trong thời gian sớm nhất có thể đưa sản xuất của Mỏ vào hoạt động.

Về chuẩn bị sản xuất : Được lãnh đạo Mỏ coi là nhiệm vụ cơ bản để tạo điều kiện phục vụ cho việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất thử và kiến thiết cơ bản, bao gồm những công việc sau:

- Đào tạo công nhân: Trong suốt năm 1965, với tinh thần tự lực cánh sinh, Trường Đào tạo công nhân Mỏ đã phấn đấu liên tục, dẫn đầu phong trào thi đua trong toàn Mỏ, trở thành đơn vị tiên tiến toàn diện. Trong công tác giảng dạy, Trường đã đưa giáo dục chính trị tư tưởng làm cơ sở cho việc bồi dưỡng chuyên môn, kết hợp học tập lí luận với thực tế khá sinh động, chú trọng phòng không, cải thiện đời sống và sẵn sàng chiến đấu.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường gồm các kĩ sư, cán bộ kĩ thuật trung cấp và thợ bậc cao từ các mỏ về. Năm 1965, "nhà trường đã làm lễ tốt nghiệp cho 370 công nhân các loại, với 90% đạt khá-giỏi" [39, 3].

- Chuẩn bị thiết bị vật tư, các cơ sở về ăn, ở và làm việc: Các công việc xây dựng nhà ở, nhà ăn, kho tàng và dụng cụ làm việc đều hoàn thành để phục vụ cho sản xuất và xây dựng cơ bản. "Phòng Cung ứng đã mua được trên 2.000m3 gỗ và trên 1.000 giường từ Tây Bắc, Việt Bắc đưa về. Đội Kiến trúc xây dựng được 8.300m2 nhà ở và nhà kho" [39, 4].

- Chuẩn bị về mặt kĩ thuật: Phần lớn cán bộ kĩ thuật vừa mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm nhưng đã đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn và tương đối phức tạp, như nghiên cứu thiết kế, kiểm tra các công trình thiết bị để nghiệm thu toàn bộ hệ thống đường sắt, nhà sàng, vỉa 3, tự thiết kế thi công Cảng tạm, kè Lán Tháp.

Về sản xuất thử: Cán bộ, công nhân phân xưởng Vỉa 3 đã hăng hái thi đua sản xuất. Khi mới nhập hai lò chợ vỉa 3, đường vận chuyển trong lò chưa hoàn thành, công nhân đã tự đảm nhận , đề ra giải pháp đặt một đoạn đường vòng thay cho bộ ghi kết quả, nhờ vậy năng suất lao động tăng 20-25%; đặt lại hệ thống tời kéo xe goòng giảm được 10-12 lao động một ngày; đề xuất khôi phục hai đoạn lò sập để giải quyết khó khăn về kĩ thuật và tận dụng được tài nguyên ở lò chợ số 2.

Công nhân nhà Sàng khi bước vào sản xuất, dụng cụ thiếu thốn, đã tự làm 50 sọt thép đựng đá, 80 xẻng xúc than, hàn lại thành máng, làm thang lên máng Đồi Thông, làm lại mặt sàng 50/50 cho phù hợp với yêu cầu về kích cỡ than ở thời điểm đó.

Công nhân đường sắt đã vận chuyển được 2.395.700 tấn/km hàng cho Mỏ và các công trường bạn; vận chuyển đưa đón cán bộ và công nhân từ Vàng Danh ra Lán Tháp, cảng Điền Công hoặc theo chiều ngược lại.

Những thành tích nêu trên đã nói lên sự nỗ lực trong lao động sản xuất của cán bộ và công nhân toàn Mỏ. Điển hình là tấm gương lao động của đồng chí Cao Tất Gia, Tổ trưởng sản xuất sửa chữa toa xe, "Mặc dù đã ngoài 50 tuổi, nhưng luôn xung phong nhận những nhiệm vụ khó khăn nhất, thường xuyên phát huy sáng kiến và áp dụng kinh nghiệm tiên tiến vào sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 2 đến 40% các loại công việc được giao. Riêng đồng chí đã thu nhặt phế liệu và làm lợi cho Mỏ hơn 2.000 đồng, bản thân đồng chí làm 30 ngày chủ nhật trong năm để phục vụ yêu cầu của sản xuất mà không lĩnh lương" [39, 6].

Các đơn vị khác như cảng Điền Công, đội Xe, đội Cầu đường đều tích cực thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Cán bộ, công nhân viên khối kĩ thuật Khai thác, Cơ điện, Trắc địa, Địa chất, An toàn lao động, Điều độ đã chú trọng vào việc thăm dò, sửa chữa thiết bị, phục vụ sản xuất. Phòng Hoá nghiệm đào tạo

được 28 công nhân kĩ thuật sơ cấp, chưng cất được 2.840 lít nước dùng cho ắc qui và bình điện ôtô, phân tích 852 mẫu than.

Kết quả năm 1965, Mỏ đã khai thác được 29.615 tấn than nguyên khai, 14.442 tấn than sạch (7.942 tấn than cám, 6.500 tấn than cục), tiêu thụ được 8.018 tấn than (7.958 tấn than cám cho Nhà máy điện Uông Bí, 38 tấn than cục bán ra ngoài và tự dùng 22 tấn than cám), tồn kho tại cảng Điền Công 6.462 tấn, đào được 515 mét lò. Hầu như toàn bộ số than cám sản xuất được đều cung cấp cho Nhà máy điện Uông Bí. Than cục do điều kiện phương tiện bóc rớt chưa làm xong nên hầu như bị tồn đọng.

Xuất phát từ lợi ích chung, với tinh thần quyết tâm đẩy mạnh mọi mặt chuẩn bị để sớm bắt tay vào khai thác than một cách ổn định, Đảng uỷ và Ban Giám đốc Mỏ chủ trương nhận một số công trình kiến thiết cơ bản, như hệ thống vận tải lò vỉa 3, công trình kè Lán Tháp, lò + 274, cảng tạm. Các công trình trên đều hoàn thành đúng thời hạn với chất lượng tốt.

Về cải thiện đời sống: Đầu năm 1965, toàn Mỏ có trên 1.700 cán bộ và công nhân, nơi ăn chốn ở tuy còn nhiều khó khăn nhưng tạm thời ổn định. Để đáp ứng tình hình, những ngôi nhà đơn sơ ban đầu đã được cải tạo, nâng cấp thành những khu nhà khang trang hơn, có thể đáp ứng một phần nhu cầu ăn, ở của đội ngũ công nhân, viên chức. "Phòng Y tế của Mỏ đã khám cho 12.000 lượt người, điều trị 2.400 lượt người tại bệnh xá, giải quyết được nhiều trường hợp cấp cứu, xây dựng 14 trạm cấp cứu và khám chữa bệnh ở cơ sở sản xuất, một bệnh xá với 30 giường" [39, 12].

Công tác thi đua: Hưởng ứng chiến dịch khai thác than "Vì miền Nam ruột thịt" do Tổng công ti than Quảng Ninh phát động , thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ đầu năm, Đảng uỷ Mỏ đã chú trọng đến việc phát động các phong trào thi đua nhân ngày thành lập Đảng, Quốc tế Lao động, Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh, ngày giỗ đầu anh hùng liệt sĩ

Nguyễn Văn Trỗi, Cách mạng Tháng Mười Nga, ngày vùng Mỏ bất khuất…Công tác giáo dục chính trị được đặt lên hàng đầu để bồi dưỡng nâng cao lập trường cách mạng, lối sống giản dị cho lớp công nhân trẻ. Toàn bộ cán bộ và công nhân đã thi đua giải quyết được nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị sản xuất, sản xuất thử và xây dựng cơ bản, có hàng chục sáng kiến lớn nhỏ mang giá trị kinh tế cao. Tiêu biểu nhất là sáng kiến dùng vôi thay hoá chất để tìm lỗ rò rỉ đường lò, đấu lại mạch điện, điều khiển tuyến băng chuyền bớt được người điều khiển vẫn giữ được an toàn thiết bị.

Trong phong trào thi đua tập thể, Mỏ đã chú ý bồi dưỡng điển hình tiên tiến. Từ trong lao động sản xuất, đã có 3 tổ đăng kí phấn đấu trở thành Tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa, đã bồi dưỡng cho trên 200 lượt người là cán bộ công đoàn, Tổ trưởng và Tổ phó sản xuất biết cách lãnh đạo và quản lí các chỉ tiêu, kế hoạch công tác.

Đi đôi với sự phát triển của phong trào thi đua, Ban thi đua được thành lập, có cán bộ chuyên môn theo dõi nên đã kịp thời sơ kết từng tháng, quý. Các tiểu ban thi đua ở từng phân xưởng cũng được thành lập kịp thời để động viên phong trào thi đua giữa các đơn vị.

Nhìn lại năm 1965, các mặt công tác còn nhiều điểm yếu: Tổ chức chỉ đạo còn lúng túng, thiếu tập trung, thiếu kịp thời, nặng về quản lí kĩ thuật, nhẹ về quản lí kinh tế, kỉ luật lao động còn lỏng lẻo, chế độ báo cáo chưa được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, hình thức tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị còn nghèo nàn, các hình thức thi đua đơn điệu.

Từ năm 1966 trở đi, do phải sơ tán, mất điện, giao thông ngừng trệ, lực lượng phân tán, nên hoạt động của Mỏ càng khó khăn. Lãnh đạo Mỏ đã đề ra giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá khâu bốc xúc và vận tải ở các lò đá, đào tạo đội ngũ thợ đào lò toàn năng, thành lập các đội đào lò nhanh, tổ

chức các hội nghị chuyên đề về đào lò, lắp đặt trạm điện khu vực nhằm chủ động duy trì sản xuất.

Để chuẩn bị sản xuất trước mắt, Mỏ tăng cường tuyển dụng và đào tạo công nhân, cử một số cán bộ và công nhân đi thực tập ở Liên Xô để chuẩn bị cho những năm sau, đào tạo thợ để tiếp nhận các công trình sản xuất; xây dựng nhà cửa, kho tàng, mua sắm thiết bị dụng cụ cho sản xuất và xây dựng cơ bản. Nhà nước giao cho Mỏ phải sản xuất 87.000 tấn than nguyên khai, 77.000 tấn than sạch, củng cố các tổ chức sản xuất và bộ máy quản lí. Về kiến thiết cơ bản, tổ chức tốt việc thăm dò địa chất để đảm bảo cho việc khai thác trước mắt và lâu dài, mở rộng đường bộ đến km 11, thiết kế và làm lại quang lật, máng rót than vỉa 5.

Để làm được những công việc kể trên, Đảng uỷ và Ban Giám đốc Mỏ đặt ra yêu cầu phải tăng cường sự đoàn kết nhất trí trên cơ sở đấu tranh tự phê bình và phê bình, đảm bảo sản xuất và chiến đấu; đẩy mạnh chăm lo cải thiện đời sống cho công nhân về ăn, ở cũng như các mặt hoạt động văn nghệ, thể thao vui khoẻ; tăng cường củng cố bộ máy quản lí nhằm mục đích nhanh chóng đưa công tác quản lí, chỉ đạo đi vào nền nếp; thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, đi sâu nghiên cứu các định mức, bảo đảm trả lương theo sản phẩm từ 50-60% nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động; chú ý biện pháp an toàn lao động, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động.

Đảng uỷ đặc biệt lưu ý đến sự hợp tác tương trợ trong nội bộ Mỏ và với Công trường xây lắp Mỏ Vàng Danh, chú ý đặt mối quan hệ tốt với các cơ quan, xí nghiệp bạn và chính quyền địa phương; khiêm tốn học tập các chuyên gia và công nhân Liên Xô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân xưởng vỉa 3 đi vào sản xuất được tiếp nhận một khu vực đường lò mới đào, hệ thống thông gió tốt, vỉa than dày tới 2m, đá vách lại cứng, lò chợ được trang bị máy đánh rạch, lò song song chân lắp đặt máng cào và băng tải.

Than khai thác được chuyển từ lò song song chân ra ngoài bằng xe goòng bù đài loại 5 tạ đổ xuống boong ke, sau đó dùng ô tô chở than về Nhà máy sàng. Vì vậy, sản xuất ban đầu tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, những lúc trời mưa thì gặp khó khăn thường gây ách tắc sản xuất. Trước tình hình đó, Mỏ đã lắp đặt hệ thống vận tải ngoài trời chuyển thẳng than xuống goòng 3 tấn trên chuyến đường sắt 0,9 mét. Hệ thống vận tải này bao gồm cả boong ke, máng hòm, máng cào, băng tải. Từ đây tàu điện cần vẹt chở than về nhà Sàng và kho than ở bãi dự chế 900.

Sản xuất không phát triển, than không tiêu thụ được do bị máy bay Mĩ bắn phá đã dẫn đến đời sống của công nhân gặp rất nhiều khó khăn, công nhân không có lương. Để giải quyết những khó khăn cho công nhân, cứ đầu tháng, Giám đốc cùng Trưởng phòng Lao động tiền lương và Trưởng phòng Tài vụ lại lên Bộ ứng tiền lương cho công nhân.

Để chấn chỉnh hoạt động trong sản xuất, nghiêm chỉnh chấp hành những điều đã kí kết giữa hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô, cán bộ và công nhân Việt Nam cùng Đội đào lò nhanh số 2 của Liên Xô đã tập trung trí lực đào lò ở vỉa 6 (4). Từ năm 1965 đến năm 1967 đào được hàng ngàn mét lò nhưng vẫn không hình thành được lò chợ nào đúng như thiết kế. Các bản thiết kế được làm đến lần thứ tư vẫn không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Để khắc phục khó khăn, Chính phủ Liên Xô đã cử sang tăng cường cho Mỏ Vàng Danh các chuyên gia về thiết kế, đào lò và trắc địa nhưng vẫn chưa giải quyết

Một phần của tài liệu Mỏ than vàng danh trong thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước (những năm 1965-1975) (Trang 48)