1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của mật độ ương, thức ăn đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá Điêu hồng (Oreochromis sp.) giai đoạn từ 5 đến 60 ngày tuổi tại địa bàn Hà Tĩnh

86 795 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống vàtăng trưởng của cá điêu hồng giai đoạn từ 5 đến 60 ngày tuổi 253.1.1.. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn đến tỷ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÙI KHẮC PHONG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG, THỨC ĂN ĐẾN

TỶ LỆ SỐNG, TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ ĐIÊU HỒNG

(Oreochromis sp.) GIAI ĐOẠN TỪ 5 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI

TẠI ĐỊA BÀN HÀ TĨNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨCHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG, THỨC ĂN ĐẾN

TỶ LỆ SỐNG, TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ ĐIÊU HỒNG

(Oreochromis sp.) GIAI ĐOẠN TỪ 5 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI

TẠI ĐỊA BÀN HÀ TĨNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Mã số: 60.62.70

Người thực hiện: Bùi Khắc Phong

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Ngọc Hùng

VINH - 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn

TS Trần Ngọc Hùng, người đã định hướng và chỉ dẫn tận tình trong suốt

quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.

Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp Thạc sĩ tại Trại cá giống Đức Long và gia đình anh Nguyễn Xuân Mạnh xã Đức Lạng huyện Đức Thọ, tôi

đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình cùng tôi triển khai và thu thập số liệu trong thí nghiệm này Cảm ơn Chi cục Nuôi trồng Thuỷ Sản Hà Tĩnh đã cung cấp, hỗ trợ vật tư và kinh phí để cho tôi thực hiện đề

Tôi xin chân thành cảm ơn đến các giảng viên, Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá học thạc sĩ.

Cảm ơn lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Đức Thọ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để bản thân có đủ thời gian thực hiện luận văn.

Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên đã cổ vũ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 9 năm 2012

Học viên

Bùi Khắc Phong

Trang 4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG LUẬN VĂN

Trang 5

1.1 Nhu cầu Protein trong khẩu phần ăn của một số loài cá rô phi 81.2 Khẩu phần ăn của cá rô phi ở cá cỡ khác nhau 91.3 Phân biệt cá đực và cá cái qua các đặc điểm hình thái 111.4 Các hình thức nuôi cá điêu hồng ở các nước Đông Nam Á 132.1 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 223.1 Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống cá điêu hồng ương giai đoạn

3.2 Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều dài thân toàn phần

của cá điêu hồng giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi 263.3 Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng khối lượng của cá điêu hồng

3.4 Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống cá điêu hồng ương giai đoạn

3.5 Ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng chiều dài thân toàn

phần trung bình của cá điêu hồng giai đoạn ương từ 30÷60 ngày tuổi 293.6 Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc độ

tăng trưởng tương đối chiều dài thân toàn phần của cá điêu hồng giai

3.7 Ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng khối lượng toàn thân

trung bình của cá điêu hồng giai đoạn ương từ 30 ÷ 60 ngày tuổi 313.8 Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc độ

tăng trưởng tương đối khối lượng thân toàn phần của cá điêu hồnggiai đoạn 30 ÷ 60 ngày tuổi

32

3.9 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống của cá điêu hồng giai

3.10 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tăng trưởng chiều dài thân

toàn phần của cá điêu hồng giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi 343.11 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tăng trưởng khối lượng của cá

3.12 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tỷ lệ sống của cá

điêu hồng trong giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi 363.13 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tăng trưởng chiều dài thân

Trang 6

toàn phần trung bình của cá điêu hồng giai đoạn ương từ 30÷60 ngàytuổi

37

3.14 Ảnh hưởng của loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và

tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài thân toàn phần của cá điêu

3.15 Ảnh hưởng của loại thức ăn đến tăng trưởng khối lượng toàn thân

trung bình của cá điêu hồng giai đoạn ương từ 30 ÷ 60 ngày tuổi 393.16 Ảnh hưởng của loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và

tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng thân toàn phần của cá điêu

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hình Tên hình Trang

3.1 Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân toàn phần trung bình của cá

điêu hồng giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi

29

3.2 Tốc độ tăng trưởng khối lượng toàn phần trung bình của cá điêu

hồng giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi ở các mật độ ương

31

3.3 Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân toàn phần trung bình của cá

điêu hồng giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi ở các loại thức ăn

37

3.4 Tốc độ tăng trưởng khối lượng toàn phần trung bình của cá điêu

hồng giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi

39

Trang 8

1.1 Nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm sinh học của cá điêu hồng 3

1.1.2 Đặc điểm sinh học cá điêu hồng (rô phi đỏ) 4

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

19

Trang 9

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 253.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống và

tăng trưởng của cá điêu hồng giai đoạn từ 5 đến 60 ngày tuổi 253.1.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống, tốc

độ tăng trưởng của cá điêu hồng giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi 253.1.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cá

điêu hồng giai đoạn từ 30 đến 60 ngày tuổi 283.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn đến tỷ lệ sống và

tăng trưởng của cá điêu hồng giai đoạn 5 đến 60 ngày tuổi 333.2.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn đến tỷ lệ sống, tăng

trưởng của cá điêu hồng giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi 333.2.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ăn đến tỷ lệ sống, tăng

trưởng của cá điêu hồng giai đoạn từ 30 đến 60 ngày tuổi 36

Cá Điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) là loài cá

nước ngọt thuộc họ cá Rô phi (Cichlidae) có nguồn gốc hình thành từ lai tạo.Năm 1968, người Đài Loan đã phát hiện một số cá bột rô phi cỏ

(Oreochromis mosambicus) có màu đỏ do bị đột biến bạch tạng không hoàn toàn sau đó cho lai với loài rô phi vằn O.niloticus cho thế hệ F1 với 30% cá rô

phi màu đỏ (điêu hồng) Những cá thể F1 đỏ này tiếp tục được sinh sản và laitạo cho thế hệ cá có nhiều đặc điểm vượt trội [40]

Cá điêu hồng (Oreochromis sp.) là đối tượng nuôi chính ở nhiều nước

trên thế giới và mang lại hiệu quả kinh tế cao Hiện nay, có nhiều chương

Trang 10

khác nhau đang được thực hiện trên thế giới, nhằm nâng cao chất lượng nhưsinh trưởng, chịu lạnh, độ dày thân, chuyển giới đực đảm bảo chất lượng cungcấp cho người nuôi Nuôi cá rô phi ở nước ta, những năm gần đây phát triển

đặc biệt là loài Oreochromis sp và rô phi vằn O niloticus Cá điêu hồng là

loài dễ nuôi, nuôi được mọi hình thức nuôi, thịt cá ngon không có xương dăm,giá thành phù hợp với người dân Nên được xác định là loài cá nuôi chủ lựctrong cơ cấu đàn cá nuôi nước ngọt

Thực tế nhu cầu về giống cá điêu hồng ở nước ta ngày càng tăng trong khicác cơ sở sản xuất giống hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi.Mặt khác do sử dụng các dòng cá điêu hồng không rõ nguồn gốc để sản xuấtgiống nên chất lượng con giống thấp, người nuôi gặp nhiều rủi ro như cá lớnchậm, cỡ cá thương phẩm nhỏ dẫn đến năng suất nuôi thấp

Hiện nay, ở Hà Tĩnh đã có một số cơ sở sản xuất được giống cá điêu

hồng Oreochromis sp và cung cấp cho người nuôi trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên

số lượng cá giống chất lượng chưa ổn định, một trong những nguyên nhân doquá trình ương nuôi con giống chưa xác định được mật độ ương và các loạithức ăn phù hợp cho mỗi giai đoạn phát triển của cá

Xuất phát từ thực tế, được sự hỗ trợ về vật tư và kinh phí của Chi cụcNuôi trồng Thuỷ Sản Hà Tĩnh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên

cứu “Ảnh hưởng của mật độ ương, thức ăn đến tỷ lệ sống, tăng trưởng

của cá điêu hồng (Oreochromis sp.) giai đoạn từ 5 đến 60 ngày tuổi tại địa

bàn Hà Tĩnh”

2 Mục tiêu của đề tài

Đánh giá ảnh hưởng mật độ, các loại thức ăn phù hợp nhằm nâng cao tỷ

lệ sống, tăng trưởng của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 5 đến 60 ngày tuổi

3 Nội dung nghiên cứu

Trang 11

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng truởngcủa cá điêu hồng ương giai đoạn từ 5 đến 60 ngày tuổi.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống, tăngtrưởng của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 5 đến 60 ngày tuổi

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm sinh học của cá điêu hồng

1.1.1 Nguồn gốc xuất xứ

Theo Dương Nhựt Long (2004) từ năm 1968 người ta phát hiện một số

cá bột rô phi cỏ (Oreochromis mosambicus) có màu đỏ, do bị đột biến “bạch tạng” không hoàn toàn Người ta tiếp tục cho lai O mosambicus đột biến bạch tạng với loài O niloticus (rô phi vằn) được thế hệ F1 có 30% là rô phi màu đỏ

(điêu hồng), những cá thể này có những chấm đen ở hai bên cơ thể gần nhưđối xứng nhau Những cá thể F1 đỏ này tiếp tục được sinh sản và đã nângđược tỷ lệ đỏ lên 80% Dòng cá này có thể đạt 500 - 600 gam hoặc hơn sau 5

tháng nuôi và đạt 1.200 gam trong 18 tháng [17]

Năm 1975, xuất hiện một cá cái rô phi đỏ có màu sáng và nặng 1.200 gamtrong vòng 18 tháng Theo Dương Nhựt Long (2004) cho lai con này với con rôphi đỏ khác thì được 4 nhóm: đỏ, nâu, đen, trắng nhạt Dòng đỏ và trắng nhạthoàn toàn không còn chấm đen Cho dòng đỏ này sinh sản thì có tỷ lệ màu đỏ

của F1 cao và màu đỏ rất ổn định [17] Do dòng cá này có hình dạng và màu đỏ

rất giống cá tráp đỏ ở biển nên mới có tên “điêu hồng” hay “diêu hồng” (tráp đỏ

- chính xác phải gọi là “hồng điêu” theo tiếng Trung Quốc) [40]

Người ta còn lai rô phi màu đỏ (điêu hồng) với dòng O aureus cho ra

được F1 có 65% màu đỏ toàn là đực, 35% màu đen thì có 7 - 8% là cá cái Cá F1lớn nhanh nhất là con đực, có thể đạt cỡ 2 - 3 kg Khi lai cá điêu hồng với dòng

O urolesis thì cho ra F1 có 65% đỏ, 35% đen và 100% là cá đực [17], [40]

Ở Việt Nam, trường Đại học Cần Thơ đã nhập 1 đàn cá điêu hồng từAIT (năm 1990) và thử nghiệm nuôi, nghiên cứu về sinh học, khả năng chịuđựng của cá điêu hồng với độ mặn, pH, nhiệt độ, Từ năm 1997, cá điêu

Trang 13

hồng được nhập về để nuôi thương phẩm Hiện nay Việt Nam đã phát triển tốttrong điều kiện khí hậu bản địa và là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế.

Rô phi đỏ từ Đài Loan đã được du nhập sang nhiều nước trong khu vựcĐông Á và Đông Nam Á và cũng được phát triển với các hình thức nuôi thâmcanh hoặc quảng canh Hiện nay, cá điêu hồng được phát triển rộng rãi ở rấtnhiều nước ở châu Á và một số nước trên thế giới với các dòng cá lai tạo khác

nhau, cách hình thức nuôi thâm canh trong lồng, ao đất, … [40]

1.1.2 Đặc điểm sinh học cá điêu hồng (rô phi đỏ) [17], [40]

Tên tiếng Anh: Red Tilapia

Tên tiếng Việt: Cá điêu hồng hay còn gọi diêu hồng, rô phi đỏ

Hình 1.1 Hình thái bên ngoài cá điêu hồng

Trang 14

Theo mô tả của Dương Nhựt Long (2004), cá điêu hồng Oreochromis

sp toàn thân phủ vẩy có màu vàng đậm, hoặc vàng nhạt hoặc đỏ hồng, cũng

có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những đám vẫy màuđen nhạt Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên Đầu ngắn miệng rộng hướngngang Hai hàm dài bằng nhau Lỗ mũi gần mắt hơn mõm Mắt tròn ở nữatrước và phía trên đầu, khoảng cách giữa hai mắt rộng Khởi điểm vây lưngngang với khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm vây bụng Vây ngực nhọn,dài, mềm Vây bụng to, cứng, chưa tới lỗ hậu môn, miệng cá điêu hồng bằng1/9 chiều dài thân, có nhiều hàng răng nhỏ sắc [17] Cá điêu hồng là loài cókích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đẻ thưa, chất lượng thịt ngon thơm

Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 140C kéo dài làm cho cá rô phi đực mất khảnăng tiết sẹ, chúng chỉ tiết sẹ khi nhiệt độ nước tăng cao hơn [16] Nhiệt độ thíchhợp cho ấp trứng cá rô phi là trên 200C [31] Khi nhiệt độ xuống dưới 200Ctrứng sẹ bị ung, cá bột phát triển bình thường ở nhiệt độ 20-300C [35] TheoRana (1990) cá rô phi ấp trong miệng kéo dài khoảng 10-15 ngày ở nhiệt độ

200C, 4-6 ngày với nhiệt độ 280C và 3-5 ngày khi nhiệt độ ở mức 350C

Khả năng chịu lạnh của các loài cá rô phi ở mỗi loài đều có sự khác

biệt, loài O aures và T zillii có khả năng chịu lạnh tốt nhất và kém nhất là loài O niloticus [35] Nghiên cứu về giới hạn nhiệt độ thấp của Capii (1995)

về một số loài cá rô phi cho thấy giới hạn nhiệt đôh thấp của O aures là

Trang 15

8-8,50C, cao là 410C, O niloticus thấp nhất là 11-130C và cao là 420C Trongcùng một loài thì ngưỡng chịu nhiệt của các dòng cũng có sự sai khác về khảnăng chịu lạnh Theo Lê Quang Long (1961), khả năng thích ứng với các biên

độ nhiệt của cá rô phi còn phụ thuộc kích cỡ cá, sự thuần hoá và độ mặn củamôi trường nước Cá hương chịu lạnh kém hơn và ở môi trường nước lợ cáchịu lạnh tốt hơn do ở môi trường này này hạn chế được tối đa sự gây bệnhcủa nấm [16] Khả năng chịu lạnh của cá rô phi mang tính đặc trưng củaloài, song tính bảo thủ không cao vì thế nên đây là một cơ hội tốt cho việc

di giống và thuần hoá một số loài có giá trị kinh tế đến các môi trườngkhác nhau [16], [17]

1.1.2.4 Độ mặn

Theo Lê Quang Long (1961) và Nguyễn Công Dân (2000), cá rô phi làloài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đậptràn, ao hồ nước ngọt, nước lợ và nước nặm từ 0 - 40‰ Khả năng thích ứng

với độ mặn ở mỗi loài cũng đều khác nhau Loài O niloticus có ngưỡng muối thấp nhất và loài có ngưỡng muối cao nhất là T zinlii, O aures [3], [16], [34].

Loài O niloticus có thể sinh trưởng tốt trong môi trường có độ mặn lên

đến 32‰ sau khi chúng được thuần hoá trong điều kiện các nồng độ muốikhác nhau [34]

1.1.2.5 pH

Môi trường có pH từ 6,5-8,5 là thích hợp cho sự phát triển và sinhtrưởng của cá rô phi, tuy nhiên cá rô phi có thể chịu đựng trong môi trườngnước có pH giảm xuống 4 và lên cao tới 11 Theo Philipart và Ruwet (1982)

cá rô phi chết ở pH = 3,5 hay lớn 12 sau 2-3 giờ [34]

1.1.2.6 Ôxy hoà tan

Cá rô phi có thể sống được trong ao, đầm có màu nước đậm, mạt độ tảo

Trang 16

thấp Yêu cầu hàm lượng ôxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp

hơn 5-10 so với tôm sú Theo Magid và Babiker (1995) loài O niloticus và O.

mossambicus có thể chịu đựng được khi ngưỡng ôxy xuống còn 0,1 mg/l Tuy

nhiên hàm lượng ôxy thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sảncủa cá rô phi Tilapia [32], [36]

1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng

1.1.3.1 Dinh dưỡng

Tính ăn của rô phi có liên quan mật thiết đến cấu tạo của cơ quan tiêuhoá của cá Cá điêu hồng có thực quản ngắn, dạ dày nhỏ, ruột dài xoắn nhiềurất phù hợp với tập tính ăn tạp

Theo Nguyễn Dương Dũng, Nguyễn Thị An (1998) tính ăn của cá rôphi thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và môi trường nuôi Khi còn nhỏchúng ăn sinh vật phù du như tảo và động vật phù du nhỏ là chủ yếu như ấutrùng, côn trùng Khi trưởng thành, cá ăn mùn bã hữu cơ lẫn các loại tảo lắng

ở đáy ao, ăn ấu trùng côn trùng, thực vật thuỷ sinh [8] Tuy nhiên trong ươngnuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc,bột cá khô, bột ngô, bột sắn, khoai lang, cám mịn, bã đậu tương, bã lạc

Theo Lê Văn Thắng (1999), nhu cầu dinh dưỡng của cá điêu hồng thayđổi theo từng giai đoạn phát triển Trong các yếu tố dinh dưỡng thì Proteinđóng vai trò quan trọng nhất cả về số lượng và chất lượng Đối với cá nhỏ nhucầu Protein trong khẩu phần thức ăn nhiều hơn cá lớn, cá nuôi trong hệ thốngnghèo thức ăn tự nhiên đòi hỏi hàm lượng Protein trong khẩu phần thức ăncao hơn so với cá nuôi trong môi trường giàu thức ăn tự nhiên hay trong ao cóbón phân [18] Cũng theo Lê Thanh Hùng (2008) nhu cầu Protein của cá điêuhồng khá cao từ 28 - 35%, [14] Trong nuôi công nghiệp thành phần thức ăncông nghiệp được sản xuất tại những hãng có uy tín thường có đầy đủ thành

Trang 17

phần cơ bản bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid.Nhu cầu Protein của một số loài cá rô phi được thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng 1.1 Nhu cầu Protein trong khẩu phần ăn của một số loài cá rô phi

Loài Giai đoạn Khẩu phần

Clark và ctv,1990

mặn

Utanabe và ctv,1990

Rô phi hồng

Santiago, vàLaron, 1991

O niloticus Cá nhỏ 24 Bể nước

mặn

Shiau và Huang,1990

O niloticus Cá bột 40 Ao nước

ngọt

Siddiqui và ctv,1988

O.niloticus Cá lớn 27,5-35 Bể nước

ngọt

Tuấn và ctv,1998

Thực tế trong quá trình nuôi để đạt được hiệu quả, năng suất và sảnlượng cao khi cá được cho ăn với khẩu phần ăn hợp lý, phù hợp với từng điềukiện ao nuôi Thông thường khẩu phần ăn của cá giảm dần theo % khối lượngquần đàn khi cá đang tăng trưởng Tuy nhiên, khẩu phần thức ăn của cá cầnđược điều chỉnh thường xuyên theo điều kiện thời tiết, chất lượng nước vàtình trạng sức khoẻ của cá

Bảng 1.2 Khẩu phần ăn của cá rô phi ở cá cỡ khác nhau

Cỡ cá (gam/con) Khẩu phần ăn (% khối lượng quần đàn)

Trang 18

100-200 4 giảm xuống 2

(Nguồn Melard và Philipart, 1981: Trích dẫn của Taco, 1988)

1.1.3.2 Sinh trưởng

Sự sinh trưởng của cá rô phi mang tính chất đặc trưng của loài, các loài

rô phi khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau Loài O niloticus có tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh vượt trội só với các loài O mossambicus [26].

Theo Dương Nhựt Long (2004), sau một tháng tuổi cá có thể đạt trọng lượng

2 - 3 g/con và sau khoảng 2 tháng tuổi có thể đạt 10 - 12 g/con Cá cái sẽ lớnchậm hơn sau khi tham gia sinh sản trong khi đó cá đực vẫn lớn bình thường

vì vậy trong đàn cá điêu hồng cá đực bao giờ cũng có kích thước lớn hơn cácái Sau khoảng 5 - 6 tháng nuôi cá điêu hồng có thể đạt 200 - 250 g/con vàcon cái có thể đạt 150 - 200 g/con Tốc độ lớn của cá điêu hồng phụ thuộc vàonhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ thả và kỹ thuật chăm sóc Khi nuôi thâmcanh cá lớn nhanh hơn khi nuôi bán thâm canh hay là nuôi ghép [17]

1.1.4 Đặc điểm sinh sản

Theo Dương Nhựt Long (2004), sau 5 - 6 tháng tuổi cá điêu hồng cóthể tham gia sinh sản và cũng như loài rô phi nuôi ở nước ta đều có tập tínhlàm tổ đẻ ở đáy ao Khi sinh sản, làm tổ bằng cách dùng đuôi quậy bùn và đào

hố dưới đáy ao, đường kính tổ đẻ phụ thuộc vào kích cỡ con đực Sau khi tổlàm xong cá tự ghép đôi và tiến hành đẻ trứng Hầu hết các loài điêu hồng đều

đẻ nhiều lần trong năm Cũng theo Dương Nhựt Long (2004) số trứng trongmột lần đẻ phụ thuộc vào kích cỡ cá cái, trung bình mỗi lần cá đẻ từ 1.000 -2.000 trứng [17]

Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng và cá con mới nở trong miệng (cácon được giữ trong miệng đến khi hết noãn hoàng) Trong thời gian ngậm

Trang 19

trứng và nuôi con, cá cái không bắt mồi vì vậy cá không lớn, cá chỉ bắt mồitrở lại khi đã giải phóng hết con trong miệng Theo Mair, Abucay, Skibiski,Abella và Beardmore (1997) chu kỳ sinh sản của cá rô phi chia làm 5 giaiđoạn: Giai đoạn xây tổ và ghép đôi, giai đoạn rụng trứng, giai đoạn ấp trứng,giai đoạn chăm sóc con, giai đoạn dinh dưỡng và phục hồi cho chu kỳ sinhsản tiếp theo và thời gian giữa hai lứa đẻ tùy thuộc vào thức ăn, tuổi cá,nhiệt độ [33]

Trứng thụ tinh được cá cái nhặt ấp trong miệng, sau 3 - 5 ngày trứng

nở, cá mẹ tiếp tục chăm sóc 9 - 10 ngày, sau đó cá con rời khỏi mẹ và sốngđộc lập [33], [34] Để phân biệt cá đực cá cái người ta dựa vào hình thái bênngoài và dựa vào kết quả giải phẫu tuyến sinh dục Dựa vào phương pháp giảiphẩu tuyến sinh dục: Khi cá đạt cỡ 3-5 gam mổ lấy tuyến sinh dục sau đónhuộm dung dịch Aceto-Carmin, dùng kính hiển vi quan sát thấy những chấmnhỏ li ti đó là tế bào sinh dục đực, con cái cho thấy những vòng tròn nhỏ đồngđều hoặc có một vài cỡ khác nhau đó là cá thể cái (Guerrero và Shelton,1974)

Bảng 1.3 Phân biệt cá đực và cá cái qua các đặc điểm hình thái

ngậm trứng và con

Lỗ niệu và lỗ sinh dục 2 lỗ: Lỗ niệu sinh dục và

lỗ niệu hậu môn

3 lỗ: Lỗ niệu, lỗ sinhdục và lỗ hậu môn

Hình dạng huyệt

Đầu thoát lỗ niệu sinhdục dạng lồi, hình nóndài và nhọn

Dạng tròn, hơi lồi vàkhông nhọn như cá đực

Trang 20

1.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá điêu hồng trên thế giới

1.2.1 Thế giới

Theo Phạm Anh Tuấn (1998), từ sau thế chiến thứ 2, cá rô phi trở thànhloài cá nuôi quan trọng Người Nhật đã giúp phát triển loài này ở Indonexia,Malayxia, và các nước châu Á khác Hiện nay, cá rô phi được nuôi ở khắp nơitrên thế giới [21]

Theo báo cáo của FAO (2004), Đài Loan được coi là đi đầu về nuôi cá

rô phi ở khu vực (từ 1946) và đạt sản lượng cao nhất thế giới 80.000 tấn năm

1982 Năm 1999 chỉ còn 57.269 tấn (54 triệu USD), năm 2000 khoảng 50.000tấn (60 triệu USD) và chiếm 24% sản lượng cá nuôi ở Đài Loan Diện tích nuôitrên 8.300 ha (2000), có 1.921 ha nuôi đơn trong ao, 5.830 ha nuôi ghép trong

ao Phương thức nuôi cá điêu hồng ở Đài Loan: nuôi đơn trong bể ximent hìnhbát giác (tám cạnh) 100 m2, với nước tuần hoàn và sục khí Cỡ cá thả 100 - 200gam, mật độ 50 - 100 con/ m2 Dùng thức ăn công nghiệp 3 - 4 lần/ngày Sau 3

- 4 tháng nuôi thu hoạch được 3 - 4 tấn/bể, cỡ cá trung bình 600 gam, tỉ lệ sống90% và hệ số thức ăn 1,2 - 1,4 Ngoài ra còn nuôi trong bè 7 x 7 x 2,5 m, cỡmắt lưới bao quanh bè 1 cm Cá thả 20 - 30 gam/con, mật độ 4.000 - 5.000 con/

bè Dùng thức ăn viên cho ăn 3 lần một ngày Cá đạt cỡ thương phẩm 600 gamsau 4 - 5 tháng nuôi Sản lượng 1 bè 4,3 - 5,4 tấn/2 vòng nuôi một năm Tuysản lượng giảm nhưng sản phẩm cá điêu hồng Đài Loan có chất lượngrất cao[41]

Ở Indonesia cá điêu hồng được nuôi ghép với các loài như cá chép, cá

mè vinh, tai tượng trong mô hình nuôi kết hợp, cho cá ăn thức ăn hoặc dùngphân bón Nuôi cá bè phát triển trên sông, kênh thủy lợi, hồ chứa Bè có kíchthước 7x7x2 m Với cá đơn tính đực thả 2.500 con/bè (cỡ cá 50gam, cho ănthức ăn công nghiệp) Sau 120 ngày thu được 1.000 kg cá/bè với hệ số thức

ăn 1,2 Nuôi trong ao nước lợ (15 ppt) diện tích 4.000m2 cỡ cá 3-5 cm thả

Trang 21

10.000 con/ao, cho cá ăn thức ăn công nghiệp Thu hoạch cá sau 110 ngày đạt

cỡ 200 gam năng suất 1,7-2 tấn/ao, tỉ lệ sống 80-85%[41]

Ở Thái Lan đã hoàn thiện công nghiệp tạo cá điêu hồng đơn tính đực vàứng dụng phổ biến trong thập niên 90 thế kỷ trước, từ kỹ thuật của AIT Cótrại sản xuất giống được xây dựng năm 1994, đến nay mỗi năm sản xuất 10 -

20 triệu cá giống đơn tính (99% đực) Về nuôi: ước tính 80% nuôi trong aonước ngọt và 20% trong ruộng lúa (cả điêu hồng và rô phi vằn) Nuôi ghépvới cá khác như chép, mè vinh, mè trắng, mè hoa và một số loài cá bản địakhác Nuôi kết hợp trên là chuồng nuôi gà, dưới là ao cá (nuôi thâm canh),khá phát triển và năng xuất tương đối cao (20-30 tấn/ha) Hiện nay tổng sảnlượng cá rô phi của Thái Lan khoảng 150 ngàn tấn/năm Năm 1998: 147.522tấn [41]

Ở Malaysia được nhập công nghệ nuôi thâm canh cá điêu hồng trong

bè từ Singapore trong thập niên 1980 Cá giống 25-125 gam/con được thảnuôi trong bể ximent tam giác (33 x 14 x 15m) với 250-1.000 kg cá giống /bể.Cho ăn thức ăn công nghiệp và thay nước Sau 4 tháng nuôi thu hoạch 4 - 6tấn/ bể, cỡ cá 550 - 750 gam, hệ số thức ăn 1,9 và tỷ lệ sống 84% Nuôi thâmcanh trong bè đặt trong sông, hồ chứa Bè kích thước 4 x 3 x 2 m thả 2.000 cá(cỡ 0,7 kg), nuôi sau 2 tháng thì giảm số lượng cá trong bè còn 600 con/bè,nuôi tiếp 2 tháng để đạt cỡ 1kg/con và đưa xuất khẩu Tỷ lệ sống thường đạt90%, hệ số thức ăn 1,7 [41]

Bảng 1.4 Các hình thức nuôi cá điêu hồng ở các nước Đông Nam Á [41]

Quảng canhThâm canhQuảng canh

Trang 22

Thâm canhThâm canhThâm canhBán thâm canh

(Theo nguồn: sonongnghiep.binhthuan.gov.vn)

Ngoài các nước trên, nuôi điêu hồng còn phát triển ở các nướcnhư Singapore (trong bè ngoài biển), Myamar (ao nước ngọt)

1.2.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá điêu hồng (Oreochromis sp.) ở Việt Nam

Từ năm 1994 đến nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản 1 tiếpnhận nhiều dòng cá rô phi vằn, điêu hồng thuần chủng của Ai Cập, Thái Lan,Đài Loan và đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để cho ra đượcnhững giống cá có những tính năng vượt trội Những việc làm này đã và đangtạo ra bước chuyển mới về nuôi cá rô phi ở nước ta vươn lên ngang tầm vớicác nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á [23], [41]

Tại Việt Nam, cá điêu hồng được nuôi chủ yếu ở Nam bộ tập trung ởđồng bằng sông Cửu Long nơi có những điều kiện về thổ nhưỡng, thủy lưuthích hợp Hiện nay, trên các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, có

525 lồng bè nuôi cá, tỉnh Tiền Giang có 1.600 bè nuôi cá, chủ yếu là nuôi cádiêu hồng, sản lượng hàng năm khoảng 18.000 tấn, Vĩnh Long có 378 bè vớisản lượng hàng năm đạt 3.200 tấn [17], [23], [41] Hình thức nuôi cá cũng rất

đa dạng, như nuôi lồng, bè, ao hồ, ruộng lúa khu vực ven sông, nuôi trong bể

xi măng, đăng quần

Năm 2006, cá điêu hồng được du nhập vào Hà Tĩnh ban đầu nuôi ở dạng

mô hình trình diễn, nguồn giống lấy từ các tỉnh phía Nam, do phải mất mộtthời gian cá mới thích ứng với môi trường mới dẫn đến kéo dài thời gian nuôi,sau 8 tháng nuôi cá đạt 400-500gam/con, trong khi đó vào các tháng mùa

Trang 23

đông, nhiệt độ nước xuống thấp dưới 15oC là cá ngừng ăn ảnh hưởng đến sinhtrưởng phát triển của cá Năm 2008, đã có một số cơ sở sản xuất cá giống điêuhồng bước đầu thành công, nhưng do tỷ lệ cá giống hao hụt lớn cộng với chiphí đầu vào cao làm đội giá thành cá giống khi xuất bán ra thị trường Bêncạnh đó do ảnh hưởng của những tháng mùa đông kéo dài với nền nhiệt thấp,dưới 150C gây khó khăn cho công tác nuôi vỗ đàn cá bố mẹ

Hiện nay, ở nước ta áp dụng các phương pháp cho cá đẻ và thu cá bộtnhư sau: 1 Phương pháp nuôi cá bố mẹ trong ao và cho đẻ tự nhiên bằng cách

cá bố mẹ được nuôi trong ao, cho ăn thức ăn đầy đủ, với thức ăn hỗn hợp chếbiến hoặc thức ăn viên công nghiệp hàm lượng đạm từ 25-28%, khẩu phần ăn1-1,5%/ngày Sau khi cá đẻ thì chuyển cá bố mẹ sang ao nuôi vỗ khác để cho

đẻ lứa tiếp theo và dùng ao cá đã đẻ làm ao ương cá bột thành cá giống Cáchnày dễ áp dụng cho các gia đình để tạo nguồn cá giống thả bù cho các lầnđánh tỉa cá thịt Với cách này thì khó có thể sản xuất được số lượng lớn cágiống để bán; 2 Phương pháp thả cá bố mẹ vào ao để cá đẻ tự nhiên, nuôi vỗ

và chăm sóc cá như ở phương pháp trên Sau khi cá đẻ thì ương nuôi cá bột vàthu hoạch cá hương, cá giống đã được ương lớn trong ao Biện pháp này cũngcho năng suất thấp vì khi ương nhiều thế hệ trong ao, cá bột sẽ hao hụt nhiều

do bị cạnh tranh thức ăn và có tình trạng cá ăn thịt lẫn nhau ở các cỡ cá; 3.Phương pháp thả cá bố mẹ vào ao đẻ, nuôi vỗ sau khoảng 2 tuần (ở nhiệt

độ trung bình 300 C và phương pháp chăm sóc như trên), thì cá bố mẹ sẽbắt đầu đẻ trứng Khi cá đẻ xong, dùng vợt vớt hết cá bột chuyển sangương ở một ao riêng biệt Cách này tuy năng suất có thể cao hơn nhưng vẫnkhông thu được hết cá bột trong lứa đẻ; 4 Phương pháp chủ động thu trứnghoặc cá bột điêu hồng để ương ấp nhân tạo, bằng cách chọn cá bố mẹ trọnglượng từ 400-500 gam, với tỷ lệ cá đực/cá cái là 1/1 Cá bố mẹ có thể nuôi

vỗ trong ao đất hoặc bể xi măng hay trong giai với mật độ thả từ 4-5 con/

Trang 24

m2 Cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, khẩu phần để cá thành thục và đẻ tốt Khi

cá bố mẹ đã thành thục và sẵn sàng đẻ trứng thì ta chuyển cá vào giai cho

đẻ Khi cá bố mẹ đã đưa vào giai cho đẻ thì cứ 3-5 ngày thu trứng một lần,tùy theo nhiệt độ nước Trứng sau khi thu thì được phân chia theo giai đoạnphát triển, làm sạch và ấp riêng từng lứa Sau khi nở, các lứa tuổi cá bộtkhác nhau cũng được ương riêng [41]

1.3 Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá điêu hồng

kg Tuổi cá từ 1-2 năm, tốt nhất là cá mới tham gia sinh sản lần đầu [17]

Hình 1.2 Cá điêu hồng bố mẹ

1.3.1.2 Nuôi vỗ

Trang 25

Theo Dương Nhựt Long (2004), chất lượng đàn cá bố mẹ có ảnh hưởngrất lớn đến kết quả của đợt sản xuất [17] Cá đực, cá cái nuôi riêng với tỷ lệ 1giai cá đực, 2 hoặc 3 giai cá cái vào giai có mắt lưới 1mm, đặt trong ao Mật

độ nuôi 5 - 6 con/m2, cho ăn thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm 30-32%,khẩu phần 2-2,5% khối lượng cá mỗi ngày Ngoài ra, có thể bón thêm phân

vô cơ để gây nguồn thức ăn tự nhiên với 40g đạm + 20g lân cho 100m2

cá theo nhóm 6 cái + 3 đực, mỗi nhóm cho vào 1 giai [33], [34]

1.3.2.2 Thu và ấp trứng

Thu trứng: Theo Dương Nhựt Long (2004), thì cứ 5-7 ngày thu trứng

một lần từ miệng cá Vì cá điêu hồng ngậm trứng và ấp trứng đã thụ tinhtrong miệng Dùng vợt 2 lớp lưới, lớp lưới có mặt dưới dày như vợt vớt cábột, lớp trên thưa có mặt lưới 2cm Đáy lưới lớp dưới thấp hơn đáy trên 8-10cm, để khi vợt bắt cá, cá quẫy không làm hỏng trứng Cách thu: Mộtngười dùng 1 tay cầm vợt vớt cá, tay kia đi găng bằng vải, giữ và bóp nhẹmiệng cá để cá nhả trứng ra Người khác dùng bát nhựa sạch, đựng một ítnước để hứng trứng [17]

Cá bố mẹ đã lấy trứng, thả về nuôi vỗ đực, cái riêng, sau 3 tuần lại chosinh sản tiếp

Trang 26

Ấp trứng: Trước khi ấp cần loại bỏ cặn bã lẫn lộn trong trứng, rửa sạch

xác định giai đoạn phát triển của trứng để ấp trong dụng cụ thích hợp, có thể

sử dụng dụng cụ, như: khay men hoặc nhựa, tôn [17], [41]

Mật độ ấp 3-5 trứng/cm2 Bình thủy tinh hoặc nhựa trong, hình trụ, thểtích 6 lít, ấp 2,2 kg trứng là vừa

Theo dõi chỉ tiêu môi trường: Có dòng nước chảy nhẹ qua ống dẫn từtrên xuống đáy bình, không cho nước phun từ đáy bình lên, oxy hoà tan, nhiệt

độ nước 27 - 30oC, pH 2 lần/ngày ( 8h và 14h) Sau 4 - 5 ngày cá sẽ nở [32],[33], [34], [36]

1.3.2.3 Chăm sóc quản lý giai ương nuôi ấu trùng

Thức ăn để ương cá được sử dụng là loại thức ăn hỗn hợp V2 FEED(kích cỡ 1,06-1,41 mm, có ẩm độ 11%) + bột cá Tỷ lệ cho ăn 1:1 Cho cá ăn

8 - 10% trọng lượng thân, và được phân thành 4 lần/ngày vào lúc 8h, 10h30,14h, 16h30 [17] Theo dõi các chỉ tiêu môi trường 2 lần/ngày vào lúc 8hvà16h Theo dõi tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống

1.4 Dinh dưỡng của ấu trùng của cá rô phi

Theo Vũ Duy Giảng (2003) dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọngquyết định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá [9] Thức ăn cho cá giaiđoạn ấu trùng cá rô phi là các loài sinh vật phù du có trong nước như tảo, ấutrùng côn trùng và thức ăn tổng hợp (NRD) [12], [13] Tuy nhiên, để ấu trùng

cá tăng trưởng và đủ dinh dưỡng để vượt qua các giai đoạn biến thái thì cácacid béo không no như ARA, EPA, DHA là không thể thiếu Theo Trần ThịThanh Hiền (2004) và một số tác giả thì nếu thiếu EPA có thể gây những rốiloạn như thối loét vẩy, vây, tăng tỷ lệ tử vong, viêm cơ tim, giảm sinh trưởng

và giảm khả năng sinh sản

Trang 27

Theo Trần Thị Thanh Hiền (2004) nhu cầu protein trong khẩu phần

ăn giai đoạn cá bột cá rô phi 28-35% và không bị ảnh hưởng khi nếu lipidtăng từ 15% lên 20% [12]

Trang 28

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP, ĐỊA ĐIỂM

VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Cá điêu hồng (Oreochromis sp.) giai đoạn từ 5 đến 60 ngày tuổi.

* Các dụng cụ khác: Cân, thước, máy đo môi trường, máy bơm nước, máy sục

khí, kính hiển vi và các vật dụng thí nghiệm cần thiết khác

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Sơ đồ khối nghiên cứu

Sơ đồ khối nghiên cứu của đề tài được phản ánh ở hình 2.1

Ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến tỷ

Trang 29

Hình 2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu của đề tài

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến

tỷ lệ sống, tốc độ tăng truởng của cá

điêu hồng ương giai đoạn từ 5 đến 60

ngày tuổi

Nghiên cứu ảnh hưởng của loại thức ănđến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá điêuhồng ương giai đoạn từ 5 đến 60 ngày

tuổi tuổi

Đánh giá ảnh hưởng mật độ, loại thức

ăn phù hợp nhằm nâng cao tỷ lệ sống

và tăng trưởng của cá điêu hồng ươnggiai đoạn từ 5 đến 60 ngày tuổi

Xử lý và phân tích

số liệu số liệu

Kết luận và kiến nghị

TN 1: Xác định ảnh hưởng của mật độ

ương đến tỉ lệ sống, tăng trưởng của cá

điêu hồng giai đoạn 5-30 ngày tuổi

TN 2: Xác định ảnh hưởng của mật độ đến

tỉ lệ sống, tăng trưởng của cá điêu hồng

ương giai đoạn 30-60 ngày tuổi

TN 3: Xác định ảnh hưởng của thức ăn

đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 5-30 ngày tuổi

TN 4: Xác định ảnh hưởng của thức ăn

đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá điêu hồng ương giai đoạn 30-60 ngày tuổi

Trang 30

Thí nghiệm 1: Xác định ảnh hưởng của mật độ đến tỉ lệ sống, tăng trưởng

của cá điêu hồng ương giai đoạn 5-30 ngày tuổi

Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức mật độ lần lượt là: công thức 1(MĐI): 10 con/lít; công thức 2 (MĐII): 15 con/lít; công thức 3 (MĐIII): 20con/lít, mỗi công thức lặp lại 3 lần, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn

Thí nghiệm 2: Xác định ảnh hưởng của mật độ đến tỉ lệ sống, tăng trưởng của

cá điêu hồng ương giai đoạn 30-60 ngày tuổi

Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức mật độ lần lượt là: công thức 1(MĐI): 40 con/m2; công thức 2 (MĐII): 80 con/m2; công thức 3 (MĐIII): 120con/m2, mỗi công thức lặp lại 3 lần, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn

Thí nghiệm 3: Xác định ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống, tăng trưởng

của cá điêu hồng ương giai đoạn 5-30 ngày tuổi

Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức mật độ là: công thức 1 (CTI): 100% bột

cá + 3 lòng đỏ trứng gà/kg; công thức 2 (CTII): 50% bột cá + 50% bột cám gạo+

3 lòng đỏ trứng gà/kg; công thức 3 (CTIII): 100 % bột đậu nành + 3 lòng đỏtrứng gà/kg, mỗi công thức lặp lại 3 lần, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn

Thí nghiệm 4: Xác định ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống, tăng trưởng

của cá điêu hồng ương giai đoạn 30-60 ngày tuổi

Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức mật độ là: công thức 1 (CTI): 100% bộtcá; công thức 2 (CTII): 50% bột cá + 30% bột đậu nành+ 20% bột cám gạo;công thức 3 (CTIII): 100 % bột đậu nành, mỗi công thức lặp lại 3 lần, bố trí theokiểu ngẫu nhiên hoàn toàn

Quản lý chăm sóc:

Quản lý môi trường bể ương:

- Nguồn nước đưa vào thí nghiệm được bơm từ bể chứa, qua hệ thốnglọc thô, lọc qua tầng lọc ngược, lọc tinh trước khi cấp vào bể thí nghiệm

Trang 31

- Thay nước: Lượng nước thay tuỳ vào tuổi cá Khi mới thả giống chonước chảy vào khoảng 50% đến 70% lượng nước trong bể Giai đoạn 10 đến

20 ngày tuổi thay 10 đến 15% lượng nước; 20 đến 40 ngày tuổi thay 20 đến40%; 40 đến 60 ngày tuổi thay: 40 đến 100% Trước khi thay nước tiến hành

xi phong loại bỏ các phân, tạp chất ra ngoài Thời gian thay nước vào 6 vào 8giờ sáng trước khi cho ăn

2.3.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

Bảng 2.1 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

Xác định nhiệt độ theo TCVN 4557-1998 Đo 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng

và 14 giờ chiều

Dùng nhiệt kế thuỷ ngân, chia vạch 0,2

Xác định độ pH theo TCVN6492-1999 Đo pH 2

lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng

và 14 giờ chiều

Dùng máy đo pH của Hanna

3

Hàm lượng oxy hoà

tan (DO)

Xác định nồng độ oxi hòa tan theo TCVN 7324-1999

Theo dõi 2 lần/ngày vào lúc

6 giờ sáng và 14 giờ chiều

Dùng máy đo đa chức năng hiệu Walk LAB cầm tay, độ phân giải 0,1 ± 0,4mg/l

Xác định số lượng cá sống

từ đầu kỳ đến thời điểmđánh giá và số lượng cá đưavào ương Định kỳ kiểm tra

5 ngày/lần

Vợt, cốc thủy tinh

7 Xác định tốc độ tăng Sau 5-10 ngày thu ngẫu

nhiên cá thể từ mỗi bể (30 Cân, đĩa petri

Trang 32

Thước palme, đĩa petri

Công thức tính:

- Tỷ lệ sống (%)

100 N

Nt (%)  

Trong đó :

TLS = Tỷ lệ sống

Nt = Số lượng cá còn sống từ đầu kỳ đến thời điểm đánh giá

N = Số lượng cá đưa vào ương đầu kỳ thí nghiệm

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng được tính theo công thức:

DWG (g/ngày) = (Wt – W0)/tTrong đó :

DWG = Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày)

Wt = Khối lượng cá tại thời điểm đánh giá (g)

W0 = Khối lượng cá đầu kỳ thí nghiệm (g)

Trang 33

t = khoảng thời gian tiến hành thí nghiệm (ngày)

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân toàn phần:

DLG (mm/ngày) = (Lt – L0)/tTrong đó :

DLG = Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân toàn phần(mm/ngày)

Lt = Chiều dài thân toàn phần của cá tại thời điểm đánh giá (mm)

L0 = Chiều dài thân toàn phần của cá đầu kỳ thí nghiệm (mm)

t = khoảng thời gian tiến hành thí nghiệm (ngày)

- Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng được tính theo công thức:

SGRw (%/ngày) = 100 x (lnWt – LnW0)/t Trong đó :

SGRw = Tốc độ tăng trưởng tương đối

Wt = khối lượng của cá thí nghiệm tại thời điểm đánh giá

W0 = khối lượng của cá đầu kỳ thí nghiệm

- Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài thân toàn phần được tínhtheo công thức:

SGRL (%/ngày) = 100 x (lnLt – lnL0)/t , trong đó:

SGRL = Tốc độ tăng trưởng tương đối

Lt = Chiều dài thân toàn phần của cá thí nghiệm tại thời điểm đánh giá

L0 = Chiều dài thân toàn phần của cá đầu kỳ thí nghiệm

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu, đánh giá, so sánh

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trênmáy vi tính với phần mềm SPSS 16.0 So sánh giữa các nghiệm thức qua kiểmđịnh Anova với phép kiểm định LSD

2.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2012

Trang 34

- Địa điểm nghiên cứu: Trại thực nghiệm và sản xuất cá giống ĐứcLong thuộc Trung tâm Giống thuỷ sản Hà Tĩnh.

Trang 35

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 5 đến 60 ngày tuổi

3.1.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi

Cá điêu hồng ương giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi được bố trí thínghiệm ở 3 mật độ ương khác nhau (MĐ I: 10 con/lít; MĐ II: 15 con/lít và

MĐ III: 20 con/lít) Các kết quả thu được phản ánh ở các bảng sau:

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống cá điêu hồng ương giai đoạn

và thấp nhất ở mật độ ương 20 con/lít (33,76 ±1,76%), sai khác có ý nghĩathống kê giữa mật độ ương 10 và 15 con/lít với mật độ ương 20 con/lít, vớip<0,05 Kết quả thu được từ các công thức thí nghiệm thấp hơn so với kết

Trang 36

cũng thấp hơn so với những công trình nghiên cứu trên đối tượng tương tự

là cá Rô phi vằn [5,11,15]

Kết quả trên có thể có thể đưa ra khuyến nghị: Ở giai đoạn ương từ 5đến 30 ngày tuổi có thể tiến hành ương ở mật độ 10 đến 15 con/lít

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều dài thân toàn phần

của cá điêu hồng giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 cho thấy:

- Chiều dài thân toàn phần trung bình tại thời điểm 30 ngày tuổi đạt caonhất ở mật độ ương 10 con/lít (15,4 ± 0,4 mm), tiếp đến mật độ ương 15con/lít (14,7 ± 0,6 mm) và thấp nhất ở mật độ 20 con/lít (14,2 ± 0,4 mm) Saikhác có ý nghĩa thống kê với p<0,05, giữa các mật độ ương

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài thân toàn phần của cá điêuhồng giai đoạn từ 5 ÷ 30 ngày tuổi đạt cao nhất ở MĐ I (0,50 mm/ngày) sovới các mật độ ương khác, sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

- Đối với tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài toàn thân của cá điêuhồng giai đoạn từ từ 5 ÷ 30 ngày tuổi không có sai khác giữa các mật độương

Kết quả thu được từ các mật độ là thấp hơn với những nghiên cứu trênđối tượng cá Rô phi vằn và đối tượng cá điêu hồng [5,11,15]

Trang 37

Từ kết quả trên có thể khuyến nghị có thể ương cá điêu hồng ở giaiđoạn này với mật độ 10con/lít để có kết quả tốt nhất.

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng khối lượng thân toàn phần

của cá điêu hồng giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi

Khối lượng trung bình 1,47 ± 0,03a 1,39 ± 0,06b 1,35 ± 0,04c

Tốc độ tăng trưởng tuyệt

độ ương khác, sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

- Đối với tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng toàn thân của cá điêuhồng giai đoạn từ từ 5÷30 ngày tuổi không có sai khác giữa các mật độ ương

Kết quả thu được từ các mật độ là thấp hơn với những nghiên cứu trênđối tượng cá Rô phi vằn và cá điêu hồng [5,11,15]

Từ kết quả trên có thể khuyến nghị: cá điêu hồng tiến hành ương ở giaiđoạn này nên ương với mật độ 10con/lít để có kết quả tốt nhất

Mật độ có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá điêu hồng

Trang 38

cho tỷ lệ sống cao hơn mật độ 20 con/lít, sai khác có ý nghĩa thống kê vớip<0,05 Mật độ ương 10 con/lít đạt tăng trưởng chiều dài thân toàn phần vàkhối lượng trung bình cao nhất và thấp nhất mật độ 20 con/lít, sai khác có ýnghĩa thống kê với p<0,05.

3.1.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 30 đến 60 ngày tuổi

Cá điêu hồng giai đoạn từ 30÷60 ngày tuổi, bố trí ương với 3 mật độkhác nhau (MĐ I: 40con/m2, MĐ II: 80con/m2 và MĐ III: 120con/m2) Tại thờiđiểm 60 ngày tuổi, các kết quả thu được phản ánh ở các bảng và hình sau:

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống cá điêu hồng ương giai đoạn

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của cá điêu hồng giai đoạn 30 đến 60 ngày tuổi thể hiện ở bảng 3.5.

Trang 39

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng chiều dài thân toàn

phần trung bình của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi

Ngày tuổi MĐ I (mm/con) MĐ II (mm/con) MĐ III (mm/con)

0 10 20 30 40 50

Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân toàn phần trung bình của cá

điêu hồng ương giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi

Ở thời điểm kết thúc thí nghiệm, kết quả cho thấy: Chiều dài thân toànphần trung bình đạt giá trị cao nhất khi ương với mật độ 40 con/m2 (39,10mm),tiếp đến là mật độ ương 80 con/m2 (35,30mm) và thấp nhất ở mật độ ương 120con/m2 (32,28mm) Sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Kết quả thu được từ các mật độ ương thấp hơn với kết quả nghiên cứu vềđối tượng này và đối tượng cá rô phi vằn [5,11,15]

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc độtăng trưởng tương đối chiều dài thân toàn phần của cá điêu hồng giai đoạn từ

30 ÷ 60 ngày tuổi

Trang 40

Ngày tuổi MĐ I MĐ II MĐ IIITốc độ

Kết quả bảng 3.6 cho thấy:

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân toàn phần của cá điêu

hồng ở giai đoạn ương từ 30 ÷ 40 ngày tuổi ở các mật độ ương đạt giá trị cao

hơn so với các giai đoạn khác trong quá trình ương Tốc độ tăng trưởng tuyệtđối về chiều dài thân toàn phần cả quá trình đạt cao nhất ở MĐ I, có sai khác

có ý nghĩa thống kê, với p<0,05, giữa các mật độ

- Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài thân toàn phần ở giai đoạn

thí nghiệm cũng đạt cao nhất ở giai đoạn 30 ÷ 40 ngày tuổi Quá trình thí

nghiệm, tương tự như tốc độ tăng trưởng tuyệt đôi, tăng trưởng tương đối vềchiều dài thân toàn phần ở MĐ I cao hơn so với các mật độ khác, sai khác có

ý nghĩa thống kê với p<0,05

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng khối lượng toàn thân trung

bình của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi

Ngày tuổi MĐ I (g/con) MĐ II (g/con) MĐ III (g/con)

30 1,47 ± 0,03a 1,47 ± 0,02a 1,46 ± 0,01a

40 2,55 ± 0,06a 2,40 ± 0,05b 2,30 ± 0,03c

50 3,58 ± 0,10a 3,30 ± 0,09b 3,10 ± 0,06c

60 4,48 ± 0,11a 4,07 ± 0,15b 3,78 ± 0,08c

Ngày đăng: 27/10/2015, 19:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w