Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương, thức ăn đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá Điêu hồng (Oreochromis sp.) giai đoạn từ 5 đến 60 ngày tuổi tại địa bàn Hà Tĩnh (Trang 36 - 43)

tăng trưởng của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi

Cá điêu hồng ương giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi được bố trí thí nghiệm ở 3 mật độ ương khác nhau (MĐ I: 10 con/lít; MĐ II: 15 con/lít và MĐ III: 20 con/lít). Các kết quả thu được phản ánh ở các bảng sau:

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống cá điêu hồng ương giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi Mật độ ương Tỷ lệ sống (%) MĐ 1 MĐ 2 MĐ 3 5 100 100 100 10 92,13 ± 0,05a 92,77 ± 0,11a 85,00 ± 0,05b 15 83,33 ± 0,15a 74,20 ± 1,92a 66,46 ± 6,89b 20 78,93 ± 0,20a 57,43 ± 9,84b 58,93 ± 0,40b 25 65,23 ± 0,61a 52,57 ± 0,94b 44,80 ± 1,25b 30 52,67 ± 0,72a 45,90 ± 1,01a 33,76 ± 1,76b

Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Kết quả nghiên cứu cho thấy: sau 30 ngày ương ở các mật độ khác nhau, tỷ lệ sống có sự khác nhau. Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở mật độ ương 10 con/lít (52,67 ± 0,72%); tiếp đến là mật độ ương 15 con/lít (45,90 ± 1,01%) và thấp nhất ở mật độ ương 20 con/lít (33,76 ±1,76%), sai khác có ý nghĩa thống kê giữa mật độ ương 10 và 15 con/lít với mật độ ương 20 con/lít, với p<0,05. Kết quả thu được từ các công thức thí nghiệm thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Dương Nhựt Long (2004) trên cùng đối tượng này và

cũng thấp hơn so với những công trình nghiên cứu trên đối tượng tương tự là cá Rô phi vằn [5,11,15].

Kết quả trên có thể có thể đưa ra khuyến nghị: Ở giai đoạn ương từ 5 đến 30 ngày tuổi có thể tiến hành ương ở mật độ 10 đến 15 con/lít.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều dài thân toàn phần của cá điêu hồng giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi

Chỉ tiêu MĐ I MĐ II MĐ III

Chiều dài toàn thân trung

bình 15,4 ± 0,4

a 14,7 ± 0,6b 14,2 ± 0,4c Tốc độ tăng trưởng tuyệt

đối (mm/ngày) 0,50 ± 0,00

a 0,46 ± 0,05b 0, 45 ± 0,05b Tốc độ tăng trưởng

tương đối (%/ngày) 6,46 ± 0,41

a 6,33 ± 0,63a 6,43 ± 0,36a

Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 cho thấy:

- Chiều dài thân toàn phần trung bình tại thời điểm 30 ngày tuổi đạt cao nhất ở mật độ ương 10 con/lít (15,4 ± 0,4 mm), tiếp đến mật độ ương 15 con/lít (14,7 ± 0,6 mm) và thấp nhất ở mật độ 20 con/lít (14,2 ± 0,4 mm). Sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05, giữa các mật độ ương.

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài thân toàn phần của cá điêu hồng giai đoạn từ 5 ÷ 30 ngày tuổi đạt cao nhất ở MĐ I (0,50 mm/ngày) so với các mật độ ương khác, sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

- Đối với tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài toàn thân của cá điêu hồng giai đoạn từ từ 5 ÷ 30 ngày tuổi không có sai khác giữa các mật độ ương.

Kết quả thu được từ các mật độ là thấp hơn với những nghiên cứu trên đối tượng cá Rô phi vằn và đối tượng cá điêu hồng [5,11,15].

Từ kết quả trên có thể khuyến nghị có thể ương cá điêu hồng ở giai đoạn này với mật độ 10con/lít để có kết quả tốt nhất.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng khối lượng thân toàn phần của cá điêu hồng giai đoạn từ 5 đến 30 ngày tuổi

Chỉ tiêu MĐ I MĐ II MĐ III

Khối lượng trung bình 1,47 ± 0,03a 1,39 ± 0,06b 1,35 ± 0,04c Tốc độ tăng trưởng tuyệt

đối (g/ngày) 0,05 ± 0,00

a 0,04± 0,01b 0,04 ± 0,01b Tốc độ tăng trưởng tương

đối (%/ngày) 7,33 ± 0,52

a 7,21 ± 0,81a 7,12 ± 0,39a

Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng 3.3 cho thấy:

- Tại thời điểm 30 ngày tuổi, tương tự như chiều dài thân toàn phần trung bình, khối lượng toàn thân trung bình của cá điêu hồng cũng đạt cao nhất ở mật độ ương 10con/lít (1,47g), tiếp đến mật độ ương 15con/lít (1,39g) và thấp nhất ở mật độ 20con/lít (1,35g), sai khác này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng toàn thân của cá điêu hồng giai đoạn từ 5 ÷ 30 ngày tuổi đạt MĐ I (0,50 g/ngày) cao hơn so với các mật độ ương khác, sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

- Đối với tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng toàn thân của cá điêu hồng giai đoạn từ từ 5÷30 ngày tuổi không có sai khác giữa các mật độ ương.

Kết quả thu được từ các mật độ là thấp hơn với những nghiên cứu trên đối tượng cá Rô phi vằn và cá điêu hồng [5,11,15].

Từ kết quả trên có thể khuyến nghị: cá điêu hồng tiến hành ương ở giai đoạn này nên ương với mật độ 10con/lít để có kết quả tốt nhất.

Mật độ có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 5÷30 ngày tuổi. Mật độ ương 10 con/lít và mật độ 15 con/lít

cho tỷ lệ sống cao hơn mật độ 20 con/lít, sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Mật độ ương 10 con/lít đạt tăng trưởng chiều dài thân toàn phần và khối lượng trung bình cao nhất và thấp nhất mật độ 20 con/lít, sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cá điêu

hồng ương giai đoạn từ 30 đến 60 ngày tuổi

Cá điêu hồng giai đoạn từ 30÷60 ngày tuổi, bố trí ương với 3 mật độ khác nhau (MĐ I: 40con/m2, MĐ II: 80con/m2 và MĐ III: 120con/m2). Tại thời điểm 60 ngày tuổi, các kết quả thu được phản ánh ở các bảng và hình sau:

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống cá điêu hồng ương giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi Mật độ ương Tỷ lệ sống (%) MĐ I MĐ II MĐ III 30 100 100 100 40 85,6 ± 1,22a 83,03 ± 1,10a 78,10 ± 2,29b 50 79,73 ± 2,43a 69,66 ± 0,43b 71,30 ± 2,88b 60 59,92 ± 1,84a 52,70 ± 2,40b 42,67 ± 2,92c

Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu chữ mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy: Sau 30 ngày ương từ giai đoạn 30 ÷ 60 ngày tuổi, tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở mật độ 40 con/m2 (59,92 ± 1,84%), tiếp đến là mật độ ương 80 con/m2 (52,70 ± 2,40%) và thấp nhất ở mật độ ương 120 con/m2 (42,67 ± 2,92%), sai khác này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả thu được thấp hơn với kết quả nghiên cứu của Dương Nhựt Long (2004).

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của điêu hồng giai đoạn 30 đến 60 ngày tuổi thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng chiều dài thân toàn phần trung bình của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi

Ngày tuổi MĐ I (mm/con) MĐ II (mm/con) MĐ III (mm/con) 30 15,43 ± 0,34a 15,28 ± 0,59a 15,24 ± 0,24a 40 24,44 ± 0,59a 22,76 ± 0,80b 21,67 ± 0,56c 50 32,32 ± 0,90a 29,41 ± 0,78b 27,36 ± 0,93c 60 39,10 ± 1,12a 35,30 ± 0,88b 32,28 ± 1,23c

Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu chữ mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân toàn phần trung bình của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi

Ở thời điểm kết thúc thí nghiệm, kết quả cho thấy: Chiều dài thân toàn phần trung bình đạt giá trị cao nhất khi ương với mật độ 40 con/m2 (39,10mm), tiếp đến là mật độ ương 80 con/m2 (35,30mm) và thấp nhất ở mật độ ương 120 con/m2 (32,28mm). Sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả thu được từ các mật độ ương thấp hơn với kết quả nghiên cứu về đối tượng này và đối tượng cá rô phi vằn [5,11,15].

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài thân toàn phần của cá điêu hồng giai đoạn từ

Ngày tuổi MĐ I MĐ II MĐ III Tốc độ 30 ÷ 40 1,05 ± 0,04a 0,91 ± 0,05b 0,83 ± 0,06c 41 ÷ 50 0,82 ± 0,06a 0,72 ± 0,02b 0,64 ± 0,06c 51 ÷ 60 0,64 ± 0,04a 0,56 ± 0,02b 0,47 ± 0,05c 30 ÷ 60 0,80 ± 0,04a 0,71 ± 0,01b 0,63 ± 0,04c Tốc độ 30 ÷ 40 5,86 ± 0,24a 5,40 ± 0,26b 5,1 ± 0,32c 41 ÷ 50 3,09 ± 0,19a 2,94 ± 0,14b 2,74 ± 0,21c 51 ÷ 60 1,71 ± 0,08a 1,68 ± 0,06a 1,50 ± 0,11b 30 ÷ 60 3,38 ± 0,13a 3,18 ± 0,09b 2,97 ± 0,12c

Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Kết quả bảng 3.6 cho thấy:

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân toàn phần của cá điêu hồng ở giai đoạn ương từ 30 ÷ 40 ngày tuổi ở các mật độ ương đạt giá trị cao hơn so với các giai đoạn khác trong quá trình ương. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài thân toàn phần cả quá trình đạt cao nhất ở MĐ I, có sai khác có ý nghĩa thống kê, với p<0,05, giữa các mật độ.

- Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài thân toàn phần ở giai đoạn thí nghiệm cũng đạt cao nhất ở giai đoạn 30 ÷ 40 ngày tuổi. Quá trình thí nghiệm, tương tự như tốc độ tăng trưởng tuyệt đôi, tăng trưởng tương đối về chiều dài thân toàn phần ở MĐ I cao hơn so với các mật độ khác, sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng khối lượng toàn thân trung bình của cá điêu hồng ương giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi

Ngày tuổi MĐ I (g/con) MĐ II (g/con) MĐ III (g/con) 30 1,47 ± 0,03a 1,47 ± 0,02a 1,46 ± 0,01a 40 2,55 ± 0,06a 2,40 ± 0,05b 2,30 ± 0,03c 50 3,58 ± 0,10a 3,30 ± 0,09b 3,10 ± 0,06c 60 4,48 ± 0,11a 4,07 ± 0,15b 3,78 ± 0,08c

Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu chữ mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa thống kê với P<0,05 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng khối lượng toàn phần trung bình của cá điêu hồng giai đoạn từ 30 ÷ 60 ngày tuổi ở các mật độ ương

Kết quả từ bảng và hình cho thấy: Cuối kỳ thí nghiệm, khối lượng thân trung bình đạt giá trị cao nhất khi ương với mật độ 40 con/m2 (4,48 ± 0,11g), tiếp đến mật độ ương 80 con/m2 (4,07 ± 0,15g), thấp nhất ở mật độ 120 con/m2 (3,78 ± 0,08 g), sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các mật độ ương với p<0,05.

Kết quả thu được từ các mật độ ương thấp hơn với kết quả nghiên cứu về đối tượng này và đối tượng cá rô phi vằn [5,11,15].

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng thân toàn phần của cá điêu hồng giai đoạn 30

÷ 60 ngày tuổi

Ngày tuổi MĐ I MĐ II MĐ III

Tốc độ tăng trưởng tuyệt 30÷ 40 0,11 ± 0,00a 0,09 ± 0,00b 0,08 ± 0,00c 41 ÷ 50 0,10 ± 0,01a 0,09 ± 0,00b 0,08 ± 0,00c 51 ÷ 60 0,09 ± 0,00a 0,08 ± 0,01b 0,07 ± 0,00c 30 ÷ 60 0,10 ± 0,00a 0,09 ± 0,01b 0,08 ± 0,00c

Tốc độ tăng 30÷ 40 5,49 ± 0,20a 4,94 ± 0,16b 4,50 ± 0,08c 41 ÷ 50 3,40 ± 0,14a 3,17 ± 0,06b 2,96 ± 0,10c 51 ÷ 60 2,23 ± 0,08a 2,10 ± 0,11a 1,98 ± 0,06b 30 ÷ 60 3,70 ± 0,10a 3,40 ± 0,11b 3,14 ± 0,06c

Số liệu trong cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau thể hiện mức sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Từ bảng 3.8 ta thấy: Tương tự như chiều dài thân toàn phần trung bình, khối lượng thân trung bình có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng tương đối ở giai đoạn 30÷40 ngày tuổi đạt giá trị cao hơn so với các giai đoạn khác và ở MĐ I có giá trị cao nhất, sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Từ các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng đến chiều dài thân toàn phần và khối lượng thân trung bình của cá điêu hồng chúng tôi khuyến nghị: ở giai đoạn ương từ 30 ÷ 60 ngày tuổi nên ương với mật độ 40 con/m2 để cho kết quả tốt nhất.

Mật độ có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá điêu hồng ương ở giai đoạn 30÷60 ngày tuổi. Mật độ ương 40 con/m2 cho tỷ lệ sống cao nhất, mật độ ương 120 con/m2 cho tỷ lệ sống thấp nhất, sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Mật độ ương 40 con/m2 đạt tăng trưởng chiều dài thân toàn phần, khối lượng trung bình cao nhất và thấp nhất mật độ 120 con/m2, sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá điêu hồng giai đoạn 5 đến 60 ngày tuổi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ ương, thức ăn đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá Điêu hồng (Oreochromis sp.) giai đoạn từ 5 đến 60 ngày tuổi tại địa bàn Hà Tĩnh (Trang 36 - 43)