1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG đối VỚICÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

130 927 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Tuy sắc thuế gia trị gia tăng trong thời gianqua luôn được sửa đổi và bổ sung, bởi đây là nguồn thu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớntrong tổng nguồn thu thuế, nhưng việc áp dụng luật thuế GTG

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

NGUYỄN QUANG DŨNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành : KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN NGỌC ẢNH

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp đỡ choviệc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn

Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đã đượcchỉ rõ nguồn gốc

HCM, tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Dũng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp vớikinh nghiệm trong quá trình công tác thực tiễn, với sự nỗ lực cố gắng của bản thân.Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, côgiáo trường Đại học Tài chính Marketing đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi Đặcbiệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ảnh

là người trực tiếp hướng dẫn khoa học và đã dày công giúp đ ỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo; cán bộ công chức Cục thuế Thừa ThiênHuế; Chi cục Thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế; Sở Tài Chính Tỉnh Thừa Thiên Huế vàcác doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời tôicũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo và cán bộ công chức Phòng Kiểm tra thuế số

2 - nơi tôi đang công tác - đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, ngư ời thân luôn đứng bên cạnh tôiđộng viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếmkhuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo; đồn g chí vàđồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Dũng

Trang 4

GDP: (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của Tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2011 – 2013 23

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh tế của Tỉnh giai đoạn 2011 – 2013 24

Bảng 3.3: Tình hình thu – chi ngân sách của Tỉnh giai đoạn 2011 – 2013 25

Bảng 3.4 Tình hình bố trí lao động của Cục Thuế Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2013 30

Bảng 3.5 Tình hình DN kê khai, nộp thuế so với đăng ký thuế (cấp MST) giai đoạn 2011 - 2013 32

Bảng 3.6 Số DN kê khai nộp thuế theo ngành nghề kinh doanh tại Cục Thuế TT Huế giai đoạn 2011 - 2013 32

Bảng 3.7: Quản lý công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT giai đoạn 2011 -2013 33

Bảng 3.8 Kết quả thực hiện thu thuế GTGT và theo loại hình DN giai đoạn 2011 - 2013 34

Bảng 3.9 Tình hình nợ thuế GTGT của DN ngoài quốc doanh 38

Bảng 3.10: Kết quả công tác kiểm tra hồ sơ tại trụ sở CQT giai đoạn 2011 -2013 39

Bảng 3.11: Tình hình thanh kiểm tra tại trụ sở Doanh nghiệp 39

Bảng 3.12: Tình hình hoàn thuế GTGT của DN 41

Bảng 3.13: Thông tin mẫu điều tra về CBCC thuế 43

Bảng 3.14: Thông tin mẫu điều tra về các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn 44

Bảng 3.15 Đánh giá chung của DN và CBCC về công tác quản lý thu thuế GTGT 47

Bảng 3.16 Ý kiến đánh giá của DN về sự hợp lý của chính sách, thủ tục thuế 51

Bảng 3.17 Ý kiến đánh giá của DN về sự phù hợp của việc đăng ký, kê khai nộp thuế 51 Bảng 3.18 Ý kiến của DN về sự hài lòng đối với công tác tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế 52

Bảng 3.19 Ý kiến đánh giá của DN về sự phù hợp đối với công tác thanh kiểm tra thuế, hoàn thuế 53 Bảng 3.20 Ý kiến đánh g iá của DN về sự hài lòng đối với công tác quản lý

Trang 6

Bảng 3.22 Ý kiến đánh giá CB thuế về sự phù hợp của đăng ký, kê khai nộp thuế 55Bảng 3.23 Ý kiến đánh giá CB thuế về sự hài lòng đối với công tác tuyên truyền - hổ trợ

người nộp thuế 56Bảng 3.24 Ý kiến đánh giá CB thuế về sự phù hợp của công tác kiểm tra thuế, 57Bảng 3.25 Ý kiến của CBCC thuế về sự hài lòng đối với công tác thu nợ thuế 57Bảng 3.26 Ý kiến của DN và CBCC thuế về mức độ phù hợp của công tác quản lý thuế

GTGT 58Bảng 3.27 Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý thu thuế 59Bảng 3.28: Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến c ông tác quản

lý thu thuế GTGT theo phương pháp Enter 61Bảng 3.29: Kết quả R-Square của mô hình hồi quy tương quan theo

phương pháp Enter 63Biểu đồ 3.1 Số lượng DN NQD đóng trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế 31

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ iv

MỤC LỤC vi

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN x

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Nội dung nghiên cứu 2

1.3.3 Phạm vi không gian 2

1.3.4 Phạm vi thời gian 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3

1.4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 3

1.4.3 Phương pháp phân tích 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ, THUẾ GTGT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 5

2.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ 5

2.1.1 Khái niệm về thuế 5

2.1.2 Đặc điểm của thuế 5

2.1.3 Chức năng và vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 5

2.1.4 Phân loại thuế 6

Trang 8

2.2.2 Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT 9

2.2.3 Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế GTGT 10

2.3 QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 13

2.3.1 Khái niệm quản lý thuế 13

2.3.2 Nội dung và quy trình thu thuế GTGT 13

2.4 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THU THUẾ GTGT 16

2.4.1 Hệ thống chính sách, pháp luật thuế 16

2.4.2 Sự tuân thủ của doanh nghiệp về việc đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế 17

2.4.3 Công tác tuyên truyền, hổ trợ người nộp thuế và phổ biến chính sách thuế 17

2.4.4 Công tác hoàn thuế GTGT 18

2.4.5 Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước 18

2.4.6 Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế 18

2.5 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ GTGT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 19

2.5.1 Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong thời gian qua 19

2.5.2 Những bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng thuế GTGT ở các nước 20

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011 -2013 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 22

3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỪA THIÊN HUẾ 22

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 22

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 22

3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ THỪA THIÊN HUẾ 26

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 26

3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 27

3.2.3 Chức năng nhiệm vụ 28

3.2.4 Tình hình phân bổ cán bộ công chức tại Cục thuế Thừa Thiên Huế 29

3.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ THỪA THIÊN HUẾ 31

Trang 9

3.3.1 Khái quát tình hình của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Tỉnh Thừa

Thiên Huế 31

3.3.2 Tình hình doanh nghiệp đăng ký, kê khai, nộp thuế 32

3.3.3 Công tác tuyên truyền hổ trợ người nộp thuế và phổ biến chính sách thuế 33

3.3.4 Tình hình nộp thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế Thừa Thiên Huế 34

3.3.5 Công tác thu nộp và quản lý nợ thuế 36

3.3.6 Công tác thanh tra, kiểm tra 39

3.3.7 Công tác hoàn thuế giá trị gia tăng 40

3.4 ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC THUẾ VỀ KẾT QUẢ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ 41

3.4.1 Thiết kế bảng hỏi 41

3.4.2 Thiết kế mẫu 42

3.4.3 Thông tin tổng hợp về mẫu điều tra 43

3.4.4 Kết quả điều tra 45

3.5 Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến công tác quản lý thu thuế 59

3.5.1 Xác định các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý thu thuế GTGT 59

3.5.2 Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến công tác kết quả thu thuế GTGT tại Cục thuế Thừa Thiên Huế 60

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ 65

4.1 Thảo luận về kết quả nghiên cứu 65

4.1.1 Thống kê mô tả 65

4.1.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu thuế GTGT 66

4.1.3 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ đánh giá tổng thể công tác quản lý thu thuế GTGT 66

4.2 CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 66

Trang 10

4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ 68

4.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, hổ trợ người nộp thuế 68

4.3.2 Đẩy mạnh công tác kiểm tra thuế, hoàn thuế để nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, chống thất thu thuế 70

4.3.3 Hoàn thiện công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế 71 4.3.4 Tiếp tục hoàn thiện nhóm giải pháp thuộc về chính sách, thủ tục 72

4.3.5 Tăng cường công tác thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế 73

4.3.6 Phối hợp đồng bộ một số giải pháp 74

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

5.1 KẾT LUẬN 76

5.2 KIẾN NGHỊ 78

5.2.1 Đối với Tổng cục thuế 78

5.2.2 Đối với Cục thuế Thừa Thiên Huế 79

5.2.3 Đối với chính quyền địa phương, ban nghành liên quan 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHẦN PHỤ LỤC 83

Trang 11

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: Nguyễn Quang Dũng

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Niên khóa: 2012-2014

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ngọc Ảnh

Tên đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là một bộ phận của cải của xã hội được tập trung vào quỹ ng ân sách nhànước, theo đó các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao một phần bắt buộc của cải củamình cho Nhà nước mà không gắn với bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả lợi íchtương quan với số thuế đã nộp nhằm trang trải các chi phí duy trì sự tồn tại, hoạt độngcủa bộ máy Nhà nước và chi phí công cộng đem lại lợi ích chung cho cộng đồng

Hàng năm, số thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ các doanh nghiệp chiếm tỷ trọngcao trong số thu lĩnh vực ngoài quốc doanh Tuy sắc thuế gia trị gia tăng trong thời gianqua luôn được sửa đổi và bổ sung, bởi đây là nguồn thu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớntrong tổng nguồn thu thuế, nhưng việc áp dụng luật thuế GTGT đối với thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễncần được giải quyết; công tác quản lý thu chưa được hoàn thiện, tình trạng doanh nghiệptrốn lậu thuế xảy ra phổ biến, gây thất thu ngân sách Nhà nước Xuất phát từ đó luận văn

về “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thừa Thiên Huế” sẽ giúp cho cơ quan thuế

có những căn cứ và định hướng trong công tác thu thuế đối với thành phần kinh tế hếtsức nhạy cảm trong cơ chế thị trường như hiện nay

2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp sau: phương pháp tư duy, logic; phươngpháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp; phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu được tiếnhành trên phần mềm Excel, SPSS; phương pháp thống kê so sánh,;phương pháp phântích nhân tố và phương pháp hồi quy

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Trang 12

tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó đi sâu vào việc xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởngcác nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kết quả thu thuế Ngoài ra, luận văn đã đi sâu khảosát các doanh nghiệp, cán bộ công chức thuế nhằm đánh giá sự phù hợp của công tácthuế trên các mặt chủ yếu, tác động của thủ tục, chính sách thuế; công tác đăng ký, kêkhai - nộp thuế; công tác tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế; công tác kiểm tra, hoànthuế và công tác quản lý nợ thuế Từ đó, rút ra những ưu điểm, tồn tại và vướng mắc cầnphải tháo gỡ để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong giai đoạn mới.

Luận văn đã kiến nghị, đồng thời đề xuất những giải pháp mang tính vi mô, cótính cấp bách nhằm tăng cường hiệu quả thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệptrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để tăng nguồn thu cho NSNN

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là một bộ phận của cải của xã hội được tập trung vào quỹ ngân sách nhànước, theo đó các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao một phần bắt buộc của cải củamình cho Nhà nước mà không gắn với bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả lợi íchtương quan với số thuế đã nộp nhằm trang trãi các chi phí duy trì sự tồn tại, hoạt độngcủa bộ máy Nhà nước và chi phí công cộng đem lại lợi ích chung cho cộng đồng

Cục thuế Thừa Thiên Huế được giao nhiệm vụ thu ngân sách phát sinh trên địabàn, kết quả thu ngân sách qua các năm đều tăng, trong đó số thu thuế giá trị gia tăng(GTGT) từ các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong số thu lĩnh vực ngoài quốcdoanh Tuy sắc thuế GTGT trong thời gian qua luôn được sửa đổi và bổ sung, bởi đây lànguồn thu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu thuế, nhưng việc áp dụngluật thuế GTGT đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (NQD) vẫn còn nhiều bấtcập, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn cần được giải quyết; công tác thu chưađược tôt, tình trạng doanh nghiệp trốn lậu thuế xảy ra phổ biến, tỷ lệ nợ thuế vẫn còncao, gây thất thu ngân sách Nhà nước (NSNN) Vậy làm thế nào để luật th uế GTGT thật

sự phát huy được vai trò, tác dụng và đi sâu vào cuộc sống Vấn đề thu thuế GTGT đốivới khu vực ngoài quốc doanh như thế nào Đó là một yêu cầu cấp bách và thiết thực đốivới ngành thuế nói chung và Cục thuế Thừa Thiên Huế nói riêng

Xác định được tầm quan trọng đó tôi thấy rằng cần phải có những giải pháp trongcông tác thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp nhằm tăng nguồn thu cho ngân sáchNhà nước đồng thời tạo công bằng, bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tôi

chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng và mức độ ảnhhưởng của các nhân tố đến công tác thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh đăng ký kê khai, nộp thuế tại Cục thuế Thừa Thiên Huế Trên cơ sở đó

Trang 14

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về th uế, thuế GTGT và các nhân tố ảnhhưởng đến công tác thu thuế GTGT các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo quy trìnhcủa Tổng cục Thuế

- Đánh giá thực trạng công tác thu thuế GTGT hiện nay ở Cục thuế (CT) TỉnhThừa Thiên Huế

- Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác thu thuếGTGT ở Cục thuế Thừa Thiên Huế

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường kết quả thu thuế GTGT đối với các doanhnghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ việc xác định mức độảnh hưởng của những yếu tố

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Cán bộ Cục thuế Thừa Thiên Huế và các doanh nghiệp đăng ký kê khai, nộp thuếGTGT trên địa bàn Tỉnh

1.3.2 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá công tác thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn,tỉnh Thừa Thiên Huế

1.3.3 Phạm vi không gian

Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

1.3.4 Phạm vi thời gian

Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Thông tin, dữ liệu được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của Cục Thuếtỉnh Thừa Thiên Huế; Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế; các báo cáo tài liệucủa các ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế; các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đềtài khoa học trong và ngoài nước

- Phương pháp phân tích:

+ Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng các phương phápthống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh để đánh giá thực trạng kết quả thu thuếGTGT của cơ quan thuế

Trang 15

+ Phương pháp kiểm định sự bằng nhau của hai trị trung bình để so sánh có sựkhác biệt ý kiến đánh giá của hai nhóm đối tượng được điều tra về nội dung chính sáchthuế và công tác thu thuế.

+ Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng các phương phápthống kê mô tả, hồi quy tương quan, phương pháp phân tích nhân tố và các phươngpháp thống kê so sánh để xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đếnkết quả thu thuế GTGT

- Phát phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo và Phương pháp tư duy, logic

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

1.4.1.1 Số liệu thứ cấp

Được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của Cục thuế Thừa Thiên Huế; Niêngiám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế; các báo cáo tài liệu của các ban ngành tỉnh ThừaThiên Huế; các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nước

1.4.1.2 Số liệu sơ cấp

Được tiến hành thu thập trên cơ sở các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinhdoanh trên địa bàn và số lượng cán bộ công chức quản lý thu thuế thuộc Cục thuếThừa Thiên Huế Cụ thể đã khảo sát được 1 10 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trênđịa bàn, gồm 26 công ty TNHH, 68 Doanh nghiệp tư nhân, 10 Hợp tác xã, 6 công ty cổphần và 52 cán bộ công chức thuế để tiến hành điều tra

Phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn, nhằmđánh giá mức độ đồng ý c ủa người nộp thuế, của cán bộ công chức thuế về sự phù hợpcủa công tác thu thuế GTGT

1.4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Dùng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp tài liệu theo

các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu

- Dùng phương pháp thống kê so sánh để phản ánh mức độ đạt được của các chỉtiêu theo không gian hay thời gian đến kết quả nghiên cứu

- Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên

Trang 16

1.4.3 Phương pháp phân tích

- Phương pháp kiểm định sự bằng nhau của hai trị trung bình để so sánh có sựkhác biệt ý kiến đánh giá của hai nhóm đối tượng được điều tra về nội dung chính sáchthuế và công tác thu thuế

- Phương pháp biểu đồ để phân t ích đánh giá một cách khách quan, khoa học vềcác nội dung nghiên cứu

- Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng các phương phápphân tích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng kết quả thu thuế GTGTcủa cơ quan thuế; phân t ích các nhân tố và phương pháp hồi quy để xác định các nhân

tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả thu thuế

Trong nghiên cứu chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn vàhầu hết các biến này có liên hệ với nhau Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố

(Factor Analysic) chúng ta có thể thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để có được một bộ biến số

có ý nghĩa hơn Để tóm tắt các thông tin chứa đựng trong biến gốc, ta cần rút ra một sốlượng nhân tố ít hơn số biến

Trong phần này, chúng tôi sẽ dùng phương pháp phân tích nhân tố để thu gọn sốliệu từ tập hợp 22 biến về các thuộc tính để đánh giá sự phù hợp của kết quả thu thuếGTGT Các yếu tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thoả mãn tiêu chuẩn

Keiser - với KMO (Kaise-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp

của phân tích nhân tố Trị số của KMO lớn (nằm giữa 0,5 và 1) có ý nghĩa phân tíchnhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khảnăng không thích hợp với các dữ liệu Ở đây, phương pháp rút nhân tố mà ta sử dụng

là phương pháp phân tích thành phần chính (Principal componemts), số lượng nhân tốđược rút ra dựa vào Eigenvalue: chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mớiđược giữ lại trong mô hình phân tích Đại lượ ng Eigenvalue đại diện cho lượng biếnthiên được giải thích bởi nhân tố Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không cótác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hoá mỗi biến gốc cóphương sai là 1

Trang 17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ, THUẾ GTGT VÀ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU THUẾ

GIÁ TRỊ GIA TĂNG

2.1.1 Khái niệm về thuế

Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng.

2.1.2 Đặc điểm của thuế

Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền

Thuế luôn gắn liền với quyền lực nhà nước

Thuế luôn gắn liền với thu nhập

Thuế mang tính chất không hoàn trả trực tiếp và được sử dụng để đáp ứng chi tiêu công cộng

2.1.3 Chức năng và vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

2.1.3.1 Chức năng của thuế

Thuế là một phạm trù tài chính, nó biểu hiện những thuộc tính chung vốn có củacác quan hệ tài chính Tuy nhiên, thuế cũng có những đặc trưng, hình thức vận động

và các chức năng riêng bắt nguồn từ tổng thể các mối quan hệ tài chính

Căn cứ vào nội dung cùng với qúa trình ra đời, tồn tại và phát triển của thuế,chúng ta thấy rằng thuế thực hiện các chức năng sau đâ y:

Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính hay chức năng phân phối thu nhập Chức năng điều tiết

* Điều tiết kinh tế

* Điều tiết tiêu dùng

* Điều tiết xã hội

Trang 18

2.1.3.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điềukiện kinh tế, xã hội nhất định Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổiphương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sứcquan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Vai trò của thuế được thể hiệntrên các khía cạnh sau đây:

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước

Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuấ t, kinh doanh

Thuế góp phần thức đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển

Thuế trong cơ chế thị trường không chỉ đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu củangân sách nhà nước, mà còn là một công cụ làm đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất, kinhdoanh phát triển Theo quan điểm công bằng, bất kỳ một tổ chức, cá nhân khi đã thựchiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình với đất nước, họ được quyền thụ hưởng vàcung ứng những lợi ích công cộng nhất định và được tạo thuận lợi nhất cho hoạt độngsản xuất, kinh doanh của mình Bên cạnh đó, phụ thuộc vào chủ trương kinh tế đấtnước, mà nhà nước có thể dùng thuế để tác động, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinhdoanh ở một số ngành, vùng để khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm tạo

ra một cơ cấu hợp lý hơn

2.1.4 Phân loại thuế

Để thu được thuế, Nhà nước đã thể chế hoá yêu cầu bắt buộc đóng góp nguồn lựctài chính cho NSNN đối với các thể nhân, pháp nhân Nhà nước quy định nguyên tắcchung về nghĩa vụ nộp thuế của các thể nhân, pháp nhân trong Hiến pháp - văn bản pháp

lý cao nhất của Nhà nước Đồng thời để thực hiện nguyên tắc pháp lý chung đó, Nhà nước

đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về thuế để điều tiết các khoản thu phát sinhtrong quá trình vận động của các quan hệ kinh tế xã hội Hệ thống chính sách thuế của

Việt Nam hiện nay bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế môn bài, …

Trang 19

Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà hệ thống pháp luật thuếbao gồm nhiều loại thuế khác nhau Ðể định hướng xây dựng và quản lý hệ thống thuế,việc sắp xếp các Luật thuế có cùng tính chất thành những nhóm khác nhau, gọi là phânloại thuế.

Phân loại thuế là việc sắp xếp các loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế thànhnhững nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định Tuỳ thuộc vào mục tiêu, yêucầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mà cơ cấu và nội dung các Luật thuế

có khác nhau Cũng tuỳ thuộc vào cơ sở, mục đích phân định, thông thường thuế đượcphân loại theo các tiêu thức sau

+ Dựa theo phương thức đánh thuế

Tuỳ thuộc vào phương thức đánh thuế là đánh một cách trực tiếp hay gián tiếpvào thu nhập, người ta chia hệ thống thuế thành hai loại: th uế trực thu và thuế gián thu

+ Phân theo cơ sở tính thuế

Nếu căn cứ vào cơ sở tính thuế để phân loại thuế thì có thể chia thành ba loại nhưsau: Thuế thu nhập, Thuế tiêu dùng và Thuế tài sản

+ Phân theo phạm vi điều chỉnh

Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của thuế người ta có thể chia các sắc thuế thànhhai loại: Thuế tổng hợp và Thuế có lựa chọn hay thuế có phân tích

+ Phân theo đặc trưng của biểu thuế

Thuế đánh theo tỷ lệ %

Thuế đánh trên mức tuyệt đối

+ Phân theo thẩm quyền ban hành chính sách thuế: Tùy theo thẩm quyền thu

thuế được quy định với từng loại thuế, người ta phân thuế thành hai loại: Thuế trungương và thuế địa phương

Các loại thuế trên được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau để vừa phát huytác dụng riêng của từng loại thuế, vừa hổ trợ, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện mộtcách tổng hợp các mục tiêu và vai trò của hệ thống pháp luật thuế

Trang 20

2.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế GTGT

2.2.1.1 Khái niệm về thuế GTGT

Thuế GTGT là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụphát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được thu ở khâu tiêu thụHHDV

Như vậy, thuế GTGT đánh trên phần giá trị mới được tạo ra (GTGT) trong quátrình sản xuất kinh doanh Vấn đề cơ bản là phải xác định được GTGT ở mỗi giai đoạnsản xuất kinh doanh, có như vậy mới tính được một cách chính xác số thuế GTGT củagiai đoạn đó

GTGT được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị HHDV bán ra với tổng trịgiá HHDV mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế:

-Tổng giá trị HHDV mua vào

tương ứng

2.2.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tượng tiêu dùng HHDV chịuthuế GTGT (vì vậy thuế GTGT là một loại thuế tiêu dùng, đối với cơ sở kinh doanh thìđây là loại thuế gián thu), là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá và dịch vụ, làkhoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách khác giá cảHHDV mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT

Thuế GTGT đánh vào GTGT của HHDV phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất,lưu thông đến tiêu dùng HHDV đó Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giaiđoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng

Thuế GTGT đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là “thuế chồnglên thuế”

Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao

Về phạm vi đánh thuế: thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ratrong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ Đặc điểm

Thuế suất thuế GTGT của

HHDV đó

Trang 21

này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuếđối với HHDV xuất khẩu và đánh thuế đối với HHDV nhập khẩu.

2.2.1.3 Vai trò của thuế GTGT

Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước th ực hiện chức năng quản lý vĩ môđối với nền kinh tế Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của nhà nước, do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và đượcthể hiện như sau:

Một là, thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng

HHDV chịu thuế GTGT

Hai là, thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước.

Ba là, khuyến khích xuất khẩu HHDV thông qua áp dụng thuế suất 0%, doanh

nghiệp xuất khẩu HHDV không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu

mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác dụng giảmchi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá HHDV xuất khẩu trênthị trường quốc tế

Bốn là, thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ

và thanh toán qua ngân hàng vì việc tính thuế đầu ra, khấu trừ thuế GTGT đầu vào quyđịnh rõ phải căn cứ trên hoá đơn mua vào, bán ra; hàng hoá xuất khẩu mua bán phảithanh toán qua ngân hàng

Tóm lại: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT khắcphục nhược điểm của thuế doanh thu trước đây là “thuế chồng lên thuế”; thuế GTGT

có nhiều ưu điểm, tác dụng tích cực tới khuyến khích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu,tăng cường đầu tư, tăng thu cho NSNN

2.2.2 Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT

2.2.2.1 Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế GTGT là đối tượng tiêu dùng HHDV chịu thuế GTGT,được viết tắt là HHDV chịu thuế Đối tượng chịu thuế GTGT là HHDV dùng cho sảnxuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả HHDV mua của tổ chức, cá

Trang 22

Theo quy định của pháp luật, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề,hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân cónhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT (gọi chung là ngườinhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.

Đối tượng không chịu thuế GTGT

Theo nguyên tắc của thuế GTGT thì mọi HHDV tiêu dùng ở Việt Nam đềuthuộc đối tượng chịu thuế GTGT Tuy nhiên, trong quy định của Luật thuế GTGT ở nước

ta cũng như các nước đều có quy định các đối tượng không chịu thuế GTGT Đối tượng

cụ thể các nước quy định có khác nhau, ở nước ta theo quy định hiện hành có 26 nhómHHDV thuộc diện không chịu thuế GTGT

2.2.3 Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế GTGT

2.2.3.1 Căn cứ tính thuế GTGT là: giá tính thuế và thuế suất

Giá tính thuế

Nguyên tắc cơ bản xác định giá tính thuế GTGT

* Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp.Nguyên tắc chung xác định giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT đượcghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng, n gười cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa

có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu

* Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam Trường hợp người nộpthuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giaodịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bốtại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế

* Thời điểm xác định thuế GTGT:

- Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sửdụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặcthời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưathu được tiền

Thuế suất

Trang 23

Thuế suất được xác định là “linh hồn” của mỗi Luật thuế, thể hiện quan điểmmức động viên của Nhà nước với đối tượng chịu thuế Việc quy định thuế suất hợp lý

Áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu

HHDV xuất khẩu được áp dụ ng mức thuế suất 0% phải đáp ứng các điều kiệntheo quy định như: có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; có chứng từ thanhtoán qua ngân hàng; có tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu;

Luật thuế GTGT hiện hành cũng quy định rõ một số trường hợp không áp dụngmức thuế suất 0% như: tái bảo hiểm ra nước ngoài; các hoạt động chuyển nhượng ra nướcngoài (về quyền sở hữu trí tuệ, vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài)

* Mức thuế suất 5%

Áp dụng cho HHDV thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và các HHDVcần ưu đãi, có thể phân thành hai nhóm lớn như sau:

- Nhóm 1: HHDV thiết yếu cho đời sống xã hội:

- Nhóm 2: HHDV phục vụ trực tiếp cho sản xuất cho các lĩnh vực: nông nghiệp,

y tế, giáo dục, khoa học- kỹ thuật, nhằm thực hiện chính sách xã hội, khuyến khíchđầu tư sản xuất:

* Mức thuế suất 10%

Áp dụng cho các HHDV thông thường không nằm trong diện chịu các mức thuếsuất nói trên và danh mục không áp dụng thuế GTGT như: sản phẩm điện tử; dầu mỏ,khí đốt; sản phẩm may mặc; xây dựng, lắp đặt; dịch vụ tư vấn…

2.2.3.2 Phương pháp tính thuế

Luật thuế GTGT hiện hành quy định việc tính thuế GTGT phải nộp có thể thựchiện bằng một trong 2 phương pháp: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trựctiếp trên GTGT

* Phương pháp khấu trừ thuế

Đối tượng áp dụng

Trang 24

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác được áp dụngphương pháp khấu trừ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trừ các đối tượng áp dụngtính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT theo quy định.

* Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

1) Có hoá đơn GTGT hợp pháp của HHDV mua vào hoặc chứng từ nộp thuếGTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theohướng dẫn của Bộ Tài chính

2) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với HHDV vụ mua vào, trừ trườnghợp tổng giá trị HHDV mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theogiá đã có thuế GTGT

Ngoài ra Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn còn quy định điều kiệnkhấu trừ trong trường hợp: HHDV mua vào từng lần theo hóa đơn trên hai mươi triệuđồng theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng;mua HHDV trả chậm, trả góp, phương thức thanh toán bù trừ; thanh toán ủy quyền,

* Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT

Đối tượng áp dụng

- Cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy

đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ the o quy định của pháp luật

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổchức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn,chứng từ theo quy định của pháp luật

- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, b ạc, đá quý, ngoại tệ

Trang 25

2.3 QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

2.3.1 Khái niệm quản lý thuế

Quản lý thuế là quá trình tổ chức, quản lý và kiểm tra việc thực hiện những quyđịnh trong Luật thuế nhằm huy động đầy đủ những khoản tiền thuế vào ngân sách nhànước theo luật định

Quản lý thuế là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan thuế Nhà nước cáccấp trên cơ sở của lu ật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý,điều hành các hoạt động thu thuế của Nhà nước Nói cách khác, quản lý thuế chính làquản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành pháp - được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩmquyền hành chính Nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành Quản lý thuế là hoạtđộng đảm bảo thực thi chính sách thuế trong thực tế, trong đó vai trò của cơ quan thuế rấtquan trọng khi tác động lên ĐTNT để đảm bảo tính hiệu lực – đáp ứng mục đích thucho NSNN Quản lý thuế chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan thuế Nhànước: Tổng cục Thuế ở Trung ương, Cục thuế, Cục thuế ở các địa phương

2.3.2 Nội dung và quy trình thu thuế GTGT

2.3.2.1 Nội dung thu thuế GTGT

Để huy động các khoản thu vào NS, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết, nhà nướccần ban hành các chính sách thuế và để đưa được các chính sách thuế vào cuộc sống thìphải có hệ thống quản lý để tổ chức thực thi chính sách thuế Giữa hai nội dung này cómối quan hệ hữu cơ với nhau, hệ thống chính sách thuế là cơ sở tiền đề để hình thành hệthống thu thuế và ngược lại hệ thống QLT là nơi tổ chức thực hiện chính cách thuế.Theo Điều 3 Luật quản lý thuế nội dung quản lý thuế gồm:

- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế

- Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

- Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt

- Quản lý thông tin về người nộp thuế

- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Trang 26

Các quy định của Luật QLT đảm bảo tính pháp lý cho việc thực hiện cơ chế QLTmới, cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật củaNNT Cơ quan thuế chuyển sang thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộpthuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

Các nội dung trên được cụ thể hoá bằng các quy trình cụ thể để quản lý thu thuếtheo chức năng Hiện nay ngành thuế đã triển khai thực hiện 5 quy trình quản lýthuế: Đăng ký, kê khai thuế; Kiểm tra thanh tra; Miễn giảm thuế; Hoàn thuế; Quản lý

nợ thuế

Việc quy định rõ vai trò, nhiệm vụ, chức năng của từng Phòng trong công tácQLT thuế đối với các DN nhằm hạn chế các tiêu cực cũng như tạo điều kiện thuận lợinhất cho DN thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế, tuy nhiên "Hệ thống mẫu biểu,văn bản, các quy trình hướng dẫn chưa đồng nhất, chưa kịp thời dẫn đến khó khăntrong việc hướng dẫn, hổ trợ NNT t hực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN"

2.3.2.2 Quy trình thu thuế theo chức năng đối với các DN

Công tác thu thuế đối với các Doanh nghiệp được thực hiện theo “ Quy trìnhquản lý thuế đối với doanh nghiệp” ban hành theo quyết định 1209 TCT/QĐ/TCCBngày 29/7/2004 và “ Quy trình xữ lý kê khai, nộp thuế, kế toán theo dõi thu nộp thuế”tại quyết định số 1125 QĐ/TCT ngày 26/10/2005 Sau đó đến ngày có hiệu lực thựchiện Luật quản lý thuế 01/07/2007, Tổng Cục Thuế đã ban hành các quy trình quản lýthu thuế theo chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thuộc ngành thuế

- Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế: Nhằm đảm bảo theo dõi,quản lý NNT thực hiện các thủ tục hành chính thuế về khai thuế, nộp thuế, kế toánthuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định và đảm bảo công chức thuế, cơquan thuế thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn của Luật quản lý thuế Theo đó nội dungquy trình quy định chức năng của các bộ phận ti ếp nhận và xử lý các loại hồ sơ khaithuế của NNT nộp cho cơ quan thuế

Trang 27

Hànhchính; Tinhọc điệntử

Tuyêntruyền

Hỗ trợ

Quản lý

nợ vàcưỡngchế nợthuế

Kho bạcnhà nước

Sơ đồ 2.1 Quy trình kết quả thu thuế theo chức năng

(Nguồn: Cục thuế Thừa Thiên Huế)

- Quy trình quản lý thu nợ thuế : Nôi dung quy trình phân định rõ trách nhiệm,nghĩa vụ của NNT trong việc khai nộp thuế và trách nhiệm của cơ quan thuế trongquản lý thu nợ

- Quy trình kiểm tra thuế: Nội dung quy trình quy định thủ tục kiểm tra hồ sơkhai thuế của DN tại trụ sở cơ quan thuế; Cơ sở pháp lý để ra quyết định kiểm tra tạitrụ sở doanh nghiệp Theo đó nội dung quy trình kiểm tra nhằm tăng cường giám sát

hồ sơ khai thuế của NNT, chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế, ngăn chặn, xử lýkịp thời các sai phạm về thuế đồng thời cũng nhằm thực hiện cải cách hành chính tạođiều kiện doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tránh sách nhiễu, phiền hà docán bộ công chức thuế thuế gây ra

- Quy trình hoàn thuế : Quy định cụ thể nội dung công việc và trình tự thực hiệnviệc giãi quyết hoàn thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế TNDN, thu nhập cá nhân,các loại thuế và phí khác

Trang 28

Theo nội dung các quy trình hồ sơ khai thuế của các DN bao gồm : Hồ sơ khaithuế tháng, quý, năm DN gửi hồ sơ khai thuế bằng Kê khai điện tử hoặc trực tiếp đếnCục thuế qua “một cửa” thuộc Phòng TTHT pháp luật thuế hoặc có thể gửi gián tiếpqua bưu điện được Phòng hành chính nhận, sau đó các nơi nhận hồ sơ này sẽ vào sổ

“công văn đến” và qúet mã vạch hoặc chuyển đến Phòng kê khai kế toán thuế Phòng kêkhai kế toán thuế kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục của hồ sơ khai thuế sau

đó nhập hồ sơ khai thuế vào cơ sở dữ liệu QLT, kiểm tra lỗi số học và hạch toán vào sổ

“theo dỏi thu nộp thuế” Kể từ năm 2015 để góp phàn cải cách thủ tục hành chính thuế

về giảm số giờ kê khai nộp thuế, 100 % DN đều kê khai bằng Kê khai điện tử

DN căn cứ vào số thuế tự tính, tự khai mà tự nộp thuế vào NSNN qua Kho bạcNhà nước huyện, thị xã, thành phố, Phòng kê khai kế toán thuế nhận chứng từ nộpthuế từ KBNN và cùng đối chiếu số liệu về số tiền thuế DN đã nộp

Phòng Kiểm tra, Thanh tra trên cơ sở dữ liệu QLT, hồ sơ khai thuế của DN, hồ

sơ đề nghị miễn giảm, hoàn thuế và các thông tin thu thập được ở bên ngoài tiếnhành phân tích số liệu, phân tích ngang, phân tích dọc: Số liệu năm nay, năm trước;tháng này, tháng trước; so sánh các đơn vị cùng quy mô theo cơ chế “phân tích rủiro” mà phân loại DN và tiến hành thông báo DN giải trình hoặc kiểm tra tại DN theochức năng nhiệm vụ ở quy trình kiểm tra, thanh t ra

Đối với số thuế DN còn nợ đọng thì Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế xácđịnh tình trạng nợ về số thuế nợ, tuổi nợ (dưới 30 ngày; 30-90 ngày; trên 90 ngày) vàtình trạng hoạt động SXKD của DN để có biện pháp thu nợ theo chế tài quy định củaquy trình thu nợ

DN có những vướng mắc về chính sách thuế hay có ý kiến, kiến nghị thì đến trựctiếp hoặc gửi công văn đến Cục thuế Phòng tuyên truyền hỗ trợ pháp luật thuế có nhiệm

vụ tiếp nhận những ý kiến, kiến nghị từ DN và có nhiệm vụ giãi thích, trả lời cho DNđược rõ hoặc chuyển Phòng Nghiệp vụ - dự toán; Phòng Kiểm tra thụ lý hồ sơ

2.4.1 Hệ thống chính sách, pháp luật thuế

Hệ thống chính sách, pháp luật thuế được áp dụng thống nhất đối với mọi thànhphần kinh tế phải đảm bảo được sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiện côngbằng xã hội Hệ thống thuế phải thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi

Trang 29

ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tư trang thiết bị

và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kếhoạch nhà nước

Hệ thống thuế mang tính chấp vá, chồng chéo, thiếu căn cứ kinh tế, có thể vừagây lạm thu, vừa gây thất thu lớn cho NSNN Ngược lại, hệ thống chính sách thuếkhoa học, đơn giản, dễ hiểu và ổn định trong thời gian dài tạo điều kiện nâng cao hiểubiết và nhận thức về nghĩa vụ công dân đối với thuế, tranh thủ được sự đồng tình ủngdoanh nghiệp rộng rãi của các tầng lớp dân cư và tự giác chấp hành luật thuế, từ đó tácdụng thúc đẩy hạch toán kinh tế, thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ

2.4.2 Sự tuân thủ của doanh nghiệp về việc đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế và

kế toán thuế

Việc các doanh nghiệp chấp hành công tác đăng ký, kê khai thuế và nộp thuếđúng quy định là một trong những nhân tố tác động tích cực đến quá trình quản lý thuếhiện nay Điều này giúp cơ quan thuế thực hiện tốt hơn vai trò và chức năng của mìnhtrong việc quản lý hoạt động của các cơ sở kinh doanh và đem lại nguồn thu cho ngânsách nhà nước

Công tác kế toán, sử dụng hoá đơn, chứng từ ảnh hưởng rất lớn đến công tác thuthuế GTGT Việc thực hiện chế độ kế toán, sử dụng hoá đơn, chứng từ trong toàn bộcác hoạt động sản xuất kinh doanh được coi là điều kiện bắt buộc thì công tác thu thuếnói chung, thuế GTGT nói riêng mới đạt hiệu quả cao

Hình thức thanh toán trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến công tác thu thuếGTGT Việc thanh toán bằng tiền mặt như hiện nay đang gây khó khăn cho việc kiểmsoát doanh thu của cơ quan thuế Do đó phải qui định bắt buộc hình thức thanh toánqua ngân hàng mới hạn chế được tình trạng trốn thuế, gian lận thuế

2.4.3 Công tác tuyên truyền, hổ trợ người nộp thuế và phổ biến chính sách thuế

Công tác tuyên truyền, hổ trợ người nộp thuế có vai trò quan trọng trong việchướng dẫn, giúp đỡ người nộp thuế thực hiện việc tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế mộtcách đầy đủ, chính xác Đồng thời công tác này còn tạo điều kiện thuận lợi nhất đểngười nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế một cách công bằng, minh bạch, đơn giản và

Trang 30

Các chính sách chế độ, luật, pháp lệnh về thuế chỉ có thể thực thi một cách đầy

đủ, thống nhất khi công tác phổ biến giáo dục được triển khai sâu rộng trong quảng đạiquần chúng Mọi tổ chức, cá nhân cần phải biết đầy đủ các quy định, những việc phảilàm và mức độ sẽ bị xử lý đối với từng hành vi trốn lậu thuế, không chấp hành nghiêmviệc kê khai, đăng ký thuế; vi phạm về sử dụng hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán, dâydưa nợ đọng trốn thuế Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế còn

có ý nghĩa nâng cao tính tự giác, ý thức về nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và

sự kiểm tra giám sát của xã hội đối với việc thực thi các chính sách, pháp luật về thuế,đảm bảo tính công khai, công bằng xã hội

2.4.4 Công tác hoàn thuế GTGT

Công tác hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước hoàn trả lại khoản tiền cho cơ sởsản xuất kinh doanh thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thông qua

cơ chế khấu trừ thuế các cơ sở kinh doanh (CSKD) có số thuế GTGT đầu ra phải nộpnhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào đã nộp thì sẽ được hoàn trả phần chênh lệch, do cơ sở

đã nộp nhiều hơn số thuế đầu ra phát sinh theo quy định của từng trường hợp cụ thế

Điều này một mặt khuyến khích các DN mạnh dạng đầu tư sản xuất kinh doanh,mặt khác cũng là khe hở để các doanh nghiệp gian lận trong kê khai số thuế phải nộp

để được hoàn Do đó, làm tốt công tác này sẽ chống lại việc thất thu thuế

2.4.5 Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước

Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có vai trò đảm bảo côngbằng trong xã hội và sự công minh của pháp luật Nó làm tăng ý thức chấp hành nghĩa

vụ nộp thuế của NNT cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế, góp phần ngănchặn tình trạng tiêu cực, gian lận Các trường hợp vi phạm phải xử lý kịp thời, nghiêmminh mới có tác dụng răn đe, giáo dục đối tượng vi phạm

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến quá trình quản lý thuthuế GTGT như tổ chức bộ máy quản lý thuế, quy trình quản lý thuế, công tác tin học,

sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng

2.4.6 Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Đây là một khâu công tác rất quan trọng trong công tác thu thuế, là chức năngchính của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự khai - tự nộp thuế, vì

Trang 31

mục đích cuối cùng của công tác thu thuế là số thuế phải được nộp kịp thời tiền thuếvào Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của các Luật thuế hiện hành.

Nợ thuế là một tiêu chí, một thước đo về quản lý thuế và năng lực tài chính củangười nộp thuế Đối với người nộp thuế mà có ý thức tự giác tuân thủ đúng phá p luật,kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính thì đấy là yếu tố đảm bảo cho việc nộpthuế đúng quy định của pháp luật và sẽ giảm thiểu được nợ thuế Nợ thuế cũng làthước đo đối với năng lực quản lý của cơ quan thuế, nếu cơ quan thuế hoạt động cóhiệu quả, theo dõi, giám sát được chặt chẽ các khoản nợ và thực hiện được các biệnpháp quản lý nợ thuế tốt thì nợ thuế cũng sẽ được giảm thiểu

Đó cũng là tiêu chí để đánh giá sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân có liên quantrong việc cung cấp các thông tin cần thiết và phối hợp với cơ quan thuế để đảm bảothu đúng, thu đủ

Nếu quản lý nợ thuế được tốt thì sẽ đảm bảo chống thất thu ngân sách, pháp luậtthuế được thi hành nghiêm chỉnh, đồng thời thiết lập sự công bằng giữa các thành phầnkinh tế Cho nên công tác quản lý nợ thuế ở nước ta cũng như ở các nước được xem làhết sức quan trọng, cần phải có tổ chức bộ máy riêng, chuyên trách để làm việc này.Với các điều kiện về pháp lý, tổ chức bộ máy và nhân lực như hiện nay, công tácquản lý nợ và cưỡng chế th u nợ thuế có thể gánh vác được nhiệm vụ được trọng trách,đảm bảo số nợ thuế giảm đến mức hợp lý

THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.5.1 Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong thời gi an qua

Từ tháng 9 – 1993, chính phủ đã cho phép thực hiện thí điểm chế độ thuế doanhthu có khấu trừ tương tự thuế GTGT ở 11 xí nghiệp quốc doanh thuộc 3 ngành dệt, sảnxuất đường, xi măng Qua đó rút kinh nghiệm nghiên cứu xây dựng dự luật thuếGTGT thay cho thuế doanh thu Trong thời gian họp quốc hội khoá IX lần thứ 11,quốc hội đã dành một số buổi để tập trung thảo luận mọi khía cạnh liên quan tới dự ánluật này Hầu hết các đại biểu đều tán thành là điều kiện ban hành luật thuế GTGTthay thế cho thuế doanh thu đã chín muồi Ý nghĩa của Luật cũng thể hiện rõ trong

Trang 32

toán kế toán; góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta phù hợp với kinh

tế thị trường Luật thuế GTGT chính thức áp dụng vào ngày 1/1/ 1999

2.5.2 Những bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng thuế GTGT ở các nước

Mặc dù có sự khác biệt khá lớn về chế độ chính trị, về điều kiệ n, hoàn cảnh kinhtế- xã hội, văn hoá và trình độ quản lý nhưng qua nghiên cứu về xây dựng Luật thuếGTGT ở các nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:Thứ nhất: Việc thiết kế, xây dựng một Luật thuế nói chung và Luật thuế G TGTnói riêng ngoài việc phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế, xã hội còn phải phùhợp với đặc điểm, truyền thống văn hoá của mỗi nước, đồng thời phải tính đến mốiquan hệ tương quan với các nước trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện cạnhtranh gay gắt của kinh tế thị trường để có được lợi ích tổng thể của quốc gia

Thứ hai: Việc áp dụng thuế GTGT có thể chia ra từng bước phù hợp với điềukiện kinh tế, xã hội và trình độ quản lý

Thứ ba: Tính công bằng trong các quy định của Luật là điều ki ện cơ bản để đạtđược tính tuân thủ Khi tính tự tuân thủ được nâng cao sẽ làm giảm đáng kể chi phíhành chính thuế Như vậy ở một khía cạnh nào đó (xét hiệu quả về chi phí hành chínhthuế) thì tính công bằng trong các quy định của Luật sẽ làm tăng hiệu qu ả của sắc thuế.Thứ tư: Bảo đảm tính tự tuân thủ có ý nghĩa quan trọng trong công tác hànhchính thuế Để có được điều đó, ngoài các quy định rõ ràng, chi tiết và công bằng vềtrách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế thìLuật phải có chế tài xử phạt một cách nghiêm minh các trường hợp vi phạm

Thứ năm: Những bài học kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật trong thiết kế xâydựng Luật

- Về phạm vi điều chỉnh: Luật thuế GTGT nên điều chỉnh đối với tất cả các hoạtđộng sản xuất, lưu thông hàng hoá và cung ứng dịch vụ, không phân biệt hàng sản xuấttrong nước hay hàng nhập khẩu (loại trừ những hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cần ưuđãi và khuyến khích)

- Đối tượng nộp thuế: là tất cả các tổ chức, cá nhân có tiêu thụ hàng hoá ho ặccung cấp dịch vụ

- Cách tính thuế: là doanh thu bán hàng (tính trên giá bán chưa có thuế GTGT)nhân (X) với thuế suất Khi tính thuế phải nộp được khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu

Trang 33

trước Nếu số thuế đầu ra nhỏ hơn thuế đầu vào được giải quyết bằng cách: Cấn trừvào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, hoặc Nhà nước hoàn trả lại

- Về thuế suất: Thuế GTGT là một sắc thuế có tính trung lập, không phân biệtngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh, phạm vi áp dụng rộng Do đó nên xây dựng

ít mức thuế suất để đ ảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện Theo thống kê của quỹ tiền tệIMF, tính đến tháng 10/1994, trong 100 nước áp dụng thuế GTGT (không tính mứcthuế suất 0%) thì chỉ có một nước là Colombia có 5 mức thuế suất và 5 nước sử dụng 4mức thuế suất, các nước còn lại sử dụng số thuế suất ít hơn 4 Một số nước nhưAchentina, Phần Lan, Indonesia khi áp dụng thuế GTGT sử dụng một hoặc hai mứcthuế suất nhưng sau này phải có sự điều chỉnh tăng lên Cụ thể như Indonesia khi mới

áp dụng chỉ có một mức thuế suất là 10%, nhưng tính đến tháng 3/1999 đã sử dụngđến 4 mức thuế suất: 5%, 10%, 20% và 35% Theo tổng kết ở đa số các nước thìphương pháp tốt nhất là áp dụng nhiều thuế suất (không quá 5 mức thuế suất) lúc banđầu và sau đó giảm dần

- Về kê khai, tính và nộp thuế: Việc kê khai, tính và nộp thuế nên quy định cho đốitượng nộp thuế tự thực hiện, có như thế mới bảo đảm g iảm bớt chi phí hành chính thuế.Tuy nhiên để thực hiện cơ chế này, cần có các quy định bắt buộc, xử lý nghiêm các viphạm và đồng thời có giải pháp tổ chức thực hiện trên cơ sở đề cao tính tự tuân thủ

Trang 34

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011 -

Tổng diện tích tự nhiên toàn Tỉnh là 503.320,5ha, trong đó: Đất nông nghiệpchiếm 12.08%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 64.61%; đất có mặt nước nuôi trồngthuỷ sản chiếm 6,63%; đất chuyên dùng chiếm 6.39%; đất khu dân cư chiếm 3, 59%;đất chưa sử dụng chiếm 6.7% trong đó có 5,5% là đồi núi, 1,2% đất mặt nước chưa

sử dụng

Có thể nói khí hậu của Tỉnh Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớnthuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng Tuy nhiên, mưa tậptrung, cường độ lớn, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Lao động là yếu tố đầu tiên, quan trọng và quyết định năng lực sản xuất của quátrình sản xuất Tổng dân số của Tỉnh Thừa Thiên Huế đến cuối năm 2013 là 1,127triệu người và số người trong độ tuổi lao động là 593.973 người, tương ứng chiếm52,66%, trong đó lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 15,20%,lao đng nông nghiệp chiếm 13,9 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 11,10%, mật

độ dân số 224,1 người/km2

Trang 35

Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của Tỉnh Thừa Thiên Huế

4.  Tỷ suất tăng dân số tự nhiên % 11,28 11,14 11,10

( Nguồn : Niên giám thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 )

Nhìn chung, Thừa Thiên Huế là Tỉnh đang có bước phát triển mạnh mẽ về cácmặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ Từ chổ trước đây,ngành nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn, đến nay, ngànhcông nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã phát triển thay thế vị trí của ngành nông nghiệp,chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trên địa bàn Lao động trong các ngàn h này tăngmạnh qua các năm, cho thấy tỉnh đang có sự bức phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế của Tỉnh Thừa Thiên Huế

Những năm gần đây, khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, KCN Hương Sơ, PhongĐiền, Phú Đa thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư, kinh tế Tỉnh không ngừng tăngtrưởng cao, các thành phần kinh tế phát triển năng động Các ngành công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp và dịch vụ tăng dần tỷ trọng

Giá trị sản xuất các ngành tăng mạnh qua các năm, trong đó giá trị sản xuấtngành công nghiệp vượt bậc, năm 2013 so với năm 2012 tăng 14,62% tương ứng tăng2.768.450 triệu đồng, điều này phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế củaTỉnh là giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sảnxuất các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Trang 36

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh tế của Tỉnh giai đoạn 2011 – 2013

Giá trị sản xuất CN 17.161.950 18.931.408 21.699.858 2.768.450 14,62

Khu vực kinh tế trong nước 14.235.838 15.701.710 17.741.804 2.040.094 12,99

Nhà nước 4.450.094 5.190.992 5.728.763 537.770 10,36Tập thể 176.768 189.314 206.149 16.835 8,89

( ĐVT: triệu đồng)

( Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 )

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (13/12)

Chủ trương này bước đầu đã thực hiện khá hiệu quả Trong đó, khu vực tư nhânphát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng của năm 2013 so với năm 2012 là 15% tương ứng tăngđến 601.271 triệu đồng Đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bậc của khu vực có vốn đầu tưcủa nước ngoài

Trang 37

Bảng 3.3: Tình hình thu – chi ngân sách của Tỉnh giai đoạn 2011 – 2013

I, TỔNG THU 5,643,046 8,241,113 6,513,788 (1,727,325) -26.52

1,Thu nội địa 3,202,134 3,895,802 3,670,000 (225,802) -6.15

+ Thuế ngoài QD 1,704,518 2,462,572 2,580,000 117,428 4.55 Trong đó số thu từ thuế GTGT 144,139 194,887 257,546 62,659 24.33 + Thuế sử dụng đất NN 548 232 - (232)

+ Thuế TNCN 125,411 148,753 145,000 (3,753) -2.59 + Các khoản thu về nhà và đất 863,586 809,011 537,000 (272,011) -50.65 + Lệ phí trước bạ 109,159 119,891 125,000 5,109 4.09 + Phí, lệ phí 119,535 100,110 60,000 (40,110) -66.85 +Phí xăng dầu 134,175 141,971 140,000 (1,971) -1.41 + Thu khác 145,202 113,262 83,000 (30,262) -36.46

2, Thu trợ cấp từ NS trên 426,440 1,852,119 499,000 (1,353,119) -271.17

3, Thu kết dư 381,802 318,528 326,173 7,645 2.34

4, Thu khác (để lại chi cho đơn vị

quản lý) 426,440 1,852,119 499,000 (1,353,119) -271.17

5, Thu Hải quan 241,110 412,030 440,000 27,970 6.36

6, Thu chuyển nguồn 1,361,560 1,762,634 1,578,615 (184,019) -11.66

II, TỔNG CHI 8,974,536 13,787,944 12,060,653 (1,727,291) -14.32

1,Chi cân đối ngân sách 6,730,739 9,794,957 8,833,166 (961,791) -10.89

+ Chi đầu tư phát triển 2,078,755 2,920,062 1,927,626 (992,436) -51.48 + Chi thường xuyên 2,889,350 4,293,097 4,643,885 350,788 7.55

-Chi quốc phòng, an ninh 64,384 81,648 90,314 8,666 9.60 Chi sự nghiệp kinh tế 363,601 470,703 427,350 (43,353) -10.14 Chi sự nghiệp giáo dục,Y Tế và văn

hoá, khoa học, truyền thông, bảo

đảm xã hội 1,752,487 2,659,504 3,049,327 389,823 12.78 Chi trợ giá chính sách 11,026 8,069 15,000 6,931 46.21 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn

thể 547,402 859,380 914,129 54,749 5.99 Chi khác ngân sách 150,450 213,793 147,765 (66,028) -44.68 + Chi chuyển nguồn 1,762,634 2,581,798 2,261,655 (320,143) -14.16

2, Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi

Trang 38

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng đều qua các năm, trong đó tỷ trọng cũng nhưgiá trị sản xuất của thành phần kinh tế tư nhân tăng mạnh Đến cuối năm 2013, giá trịsản xuất nông nghiệp nông nghiệp của Tỉnh đạt 7.592.807 triệu đồng, tăng 187.406triệu đồ ng so với năm 2012.

Thương mại phát triển khá phong phú, hoạt động có quy mô ngày càng lớn, cáchoạt động bán buôn có quy mô ngày càng được mở rộng, thị trường vươn xa, tổngmức bán lẻ hàng hóa tăng nhanh qua các năm Năm 2013 tăng 16,04% so với năm

2012, tương ứng tăng 1.186.046 triệu đồng Chiếm tỷ trọng lớn là ngành thương mại,Khách sạn nhà hàng với giá trị năm 2013 đạt 597.393 triệu đồng, tăng đến 17,9%.Năm 2012 tổng thu ngân sách trên toàn Tỉnh đạt 8.241.113 triệu đồng, đến cuốinăm 2013 là 6.513.788 triệu đồng, giảm 26,52% so với năm 2012 Các khoản thu giảmchủ yếu là từ thu nội địa về các khoản thu từ nhà và đất và thu trợ cấp từ ngân sách cấptrên giảm mạnh Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu từ cuối năm 2012 vàảnh hưởng lớn đến việc Sân bay Phú Bài phải đóng cửa thi công trong 9 tháng đầunăm 2013 nhưng thu thuế ngoài quốc doanh vẫn tăng 4,55%, tương ứng đạt 117.428triệu đồng, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu ngân sách trên địa bàn

Do sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà tỷ trọngcủa thuế thu ngoài quốc doanh trong tổng thu ngân sách tăng lên đáng kể

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Thực hiện Nghị định 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Chính phủ, Quyết định314TC/QĐ ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 01 tháng 10 năm 1990Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba tổ chức: C hi Cụcthuế Công Thương Nghiệp, Phòng thuế Nông nghiệp và Phòng Thu Quốc Doanh Tổchức bộ máy lúc đầu của ngành gồm 9 huyện, thành phố và 8 phòng: Phòng Tổ chứccán bộ; Phòng Hành chính quản trị; Phòng Kế hoạch - Kế toán - Thống kê; PhòngThanh tra và xử lý tố tụng về thuế; Phòng thuế Nông Nghiệp; Phòng thuế trước bạ vàthu khác; Phòng Nghiệp vụ chính sách và Phòng thuế Khu vực kinh tế Quốc doanh.Tháng 01/2004, thực hiện Quyết định 218/2003/QĐ -TTg ngày 28/10/2003 củaThủ tướng Chính phủ và Quyết định số 189/2003/QĐ -BTC ngày 14/11/2003 của Bộ

Trang 39

Tài Chính, bộ máy tổ chức Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 9 Chi Cục thuế huyện,thị xã, thành phố và 13 Phòng Việc sắp xếp các phòng ở văn phòng cục, hệ thống tổchức Chi Cục cũng được kiện toàn bảo đảm tinh gọn đầu mối, đáp ứng yêu cầu quản

lý và nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới

Cùng với quá trình 25 năm (1990-2014) hình thành và phát triển ngành thuế, Cụcthuế Thừa Thiên Huế cũng đã hình thành và phát triển ngày càng lớn mạnh về cả chất

và lượng, về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc đến giữa năm 2011 trụ sở mớiCục thuế Thừa Thiên Huế được chuy ển về khu quy hoạch, Khu đô thị mới An VânDương đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý và thu thuế trên địa bàn, kịp thời đưa sốthu vào NSNN

3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

PhòngKKKTT

và tinhọc

PhòngQL

nợ vàcuởngchếnợthuế

PhòngKiểmtra

PhòngH.chính-Tài vụ-

Ấn chỉ

PhòngTổchứccánbộ

Phòng

(Nguồn : Cục thuế Thừa Thiên Huế)

Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy Cục thuế Thừa Thiên Huế

Trang 40

chức mới; Bộ máy của Cục thuế cũng được thay đổi theo hướng tăng số Phòng ở vănphòng cục phù hợp với tình hình thực tiễn gắn liền với nhiệm vụ thu NSNN và côngtác tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế, bước đầu xây dựng mô hình tổ chức QLTtheo chức năng.

Năm 2013 cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế Thừa Thiên Huế gồm có:

13 Phòng ở văn phòng Cục : Phòng tuyên truyền hỗ trợ pháp luật thuế thuế;Phòng nghiệp vụ dự toán; Phòng kê khai kế toán thuế ; Phòng Tin học; Phòng Quản lý

nợ và cưởng chế nợ thuế; Phòng Thu nhập cá nhân; Phòng Quản lý Đất; Phòng Kiểmtra số 1; Phòng Kiểm tra số 2; Phòng Kiểm tra nội bộ; Phòng Thanh tra; Phòng Tổchức cán bộ; Phòng hành chính-Tài vụ-Ấn chỉ:

06 huyện, 2 thị xã và thành phố Huế

Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp, nhiệm vụ tập trung ở cácPhòng thuộc văn phòng Cục mà chủ yếu là ở Phòng Kiểm tra 1, Kiểm tra 2, Phòng Kêkhai kế toán thuế, Phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT, Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế

Phòng kiểm tra : Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu tráchnhiệm thực hiện dự toán thu các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế;thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật tại Doanh nghiệp

Phòng Thanh Tra, phòng Kiểm tra nội bộ: Giải quyết tố cáo liên quan đến NNT

tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại tố cáo liên quanđến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế

Phòng kê khai kế toán thuế: Thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khaithuế, hoàn thuế, kế toán thuế, thống kê thuế nộp vào NSNN theo phân cấp quản lý;

Ngày đăng: 27/10/2015, 17:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trọng Bảo (2013) “ Doanh nghiệp tự in hóa đơn – Thách thức trong khâu kết quả ”, Tạp chí thuế Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp tự in hóa đơn – Thách thức trong khâu kếtquả ”
2. Tấn Năm ( 2011) “ Đa dạng hóa công tác tuyên truyền hổ trợ ”, Tạp chí thuế Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng hóa công tác tuyên truyền hổ trợ ”
3. Nguyễn Xuân Dũng (2013) “ Cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm ”, Tạp chí thuế Nhà Nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm ”
4. Trần Việt (2012) “ Làm gì để nâng cao tính tuân thủ thuế ”, Tạp chí thuế Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm gì để nâng cao tính tuân thủ thuế ”
5. Nguyễn Văn Quýt (2011), “ Quản lý thu nợ - Chính sách chưa đồng nhất với quy trình nghiệp vụ ”, Tạp chí thuế Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý thu nợ - Chính sách chưa đồng nhất vớiquy trình nghiệp vụ ”
Tác giả: Nguyễn Văn Quýt
Năm: 2011
8. Bộ Tài chính (2005), Kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuếđến năm 2013
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2005
9. Hoàng Hữu Hòa (2001), Phân tích số liệu thống kê, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích số liệu thống kê
Tác giả: Hoàng Hữu Hòa
Năm: 2001
10. Ban Tư Tưởng văn hoá Trung Ương (2006), "Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2005 -2013", Hà Nội, tr 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn tuyêntruyền chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2005 -2013
Tác giả: Ban Tư Tưởng văn hoá Trung Ương
Năm: 2006
11. Phan Thị Cúc, Phan Hiển Minh, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Đoàn Văn Đính, Võ Văn Hợp (2009), Thuế, Nxb Tài Chính, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuế
Tác giả: Phan Thị Cúc, Phan Hiển Minh, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Đoàn Văn Đính, Võ Văn Hợp
Nhà XB: Nxb Tài Chính
Năm: 2009
12. Phan Hiển Minh (2009), Giáo trình thuế, Nxb Thống kê, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thuế
Tác giả: Phan Hiển Minh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2009
13. Viện Chiến Lược chính Sách Tài Chính & Trường Đại Học Tài Chính Marketing (2/2012), Hội thảo khoa học: “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, kỷ yếu hội thảo, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa
14. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2011), Luật thuế Gíá trị gia tăng , Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thuế Gíá trị gia tăng
Tác giả: Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2011
17. Trường đại học k inh tế Quốc dân (2002), Giáo trình quản lý thuế, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý thuế
Tác giả: Trường đại học k inh tế Quốc dân
Nhà XB: NXBThống kê
Năm: 2002
18. Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế. “Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi bổ sung ”. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội (1-2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về thuếgiá trị gia tăng đã được sửa đổi bổ sung
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
19. Tổng cục thuế (2007), Luật kết quả thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.` Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật kết quả thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành
Tác giả: Tổng cục thuế
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2007
20. Tổng cục thuế (2007), “Luật quản lý thuế và các văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành luật”, Tài liệu tập huấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật quản lý thuế và các văn bản chi tiết hướng dẫnthi hành luật”
Tác giả: Tổng cục thuế
Năm: 2007
21. Tổng cục Thuế (2005), Chương trình cải các h và hiện đại hóa ngành Thuế đến năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình cải các h và hiện đại hóa ngành Thuếđến năm 2013
Tác giả: Tổng cục Thuế
Năm: 2005
22. Tổng Cục thuế (2011), “Quy trình kê khai, miễn giảm, hoàn, kiểm tra & quản lý nợ thuế”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình kê khai, miễn giảm, hoàn, kiểm tra & quảnlý nợ thuế
Tác giả: Tổng Cục thuế
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2011
23. Tổng cục thuế (2003), Những vấn đề chung về thuế - Bài giảng Kiểm thu viên, Hà Nội, (1) tr 1- 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về thuế - Bài giảng Kiểm thuviên
Tác giả: Tổng cục thuế
Năm: 2003
30. Tổng Cục thuế (2011), “Quy trình kê khai, miễn giảm, hoàn, kiểm tra & quản lý nợ thuế”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình kê khai, miễn giảm, hoàn, kiểm tra & quảnlý nợ thuế
Tác giả: Tổng Cục thuế
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w