1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập lập dự toán công trình xây dưng

61 3,3K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 445,5 KB

Nội dung

Dự toán xây dựng công trình: là chi phí dự tính để hoàn thành xây dựng công trình thuộc dự án, được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể, trên cơ sở khối lượng các công việc, được bóc tách từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình và hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: SẢN XUẤT XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 6

1.1 Đặc điểm sản xuất xây dựng giao thông 6

1.1.1 Khái niệm sản phẩm xây dựng giao thông 6

1.1.2 Chức năng của xây dựng giao thông 6

1.1.3 Đặc điểm của xây dựng giao thông 7

1.1.3.1 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông 7

1.1.3.2 Đặc điểm của sản xuất xây dựng giao thông 9

1.1.4 Ảnh hưởng của các đặc điểm xây dựng giao thông tới giá cả sản phẩm xây dựng… 11

1.2 Quá trình đầu tư và xây dựng 11

1.2.1 Khái niệm, nội dung của quá trình đầu tư và xây dựng 12

1.2.1.1 Khái niệm quá trình đầu tư và xây dựng 12

1.2.1.2 Nội dung của quá trình đầu tư và xây dựng 12

1.2.1.3 Trình tự đầu tư và xây dựng 13

1.2.2 Các chi phí đầu tư xây dựng công trình được hình thành qua các giai đoạn đầu tư và xây dựng và mối quan hệ giữa chúng 14

1.2.2.1 Các chi phí đầu tư xây dựng công trình được hình thành qua các giai đoạn đầu tư và xây dựng 14

1.2.2.2 Mối quan hệ giữa các loại chi phí đầu tư xây dựng công trình 16

1.3 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 17

1.3.1 Quản lý tổng mức đầu tư 17

1.3.1.1 Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư 17

1.3.1.2 Điều chỉnh tổng mức đầu tư 17

1.3.2 Quản lý dự toán xây dựng công trình 18

1.3.2.1 Thẩm định, phê duyệt dự toán công trình 18

1.3.2.2 Điều chỉnh dự toán công trình 18

Trang 2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 20

2.1 Khái niệm và nội dung các khoản mục chi phí của dự toán xây dựng công trình… 20

2.1.1 Khái niệm 20

2.1.2 Nội dung các khoản mục chi phí của dự toán xây dựng công trình 20

2.1.2.1 Chi phí xây dựng 20

2.1.2.2 Chi phí thiết bị 22

2.1.2.3 Chi phí quản lý dự án 22

2.1.2.4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 23

2.1.2.5 Chi phí khác 24

2.1.2.6 Chi phí dự phòng 25

2.2 Căn cứ lập dự toán xây dựng công trình 25

2.3 Trình tự lập dự toán xây dựng công trình 26

2.4 Phương pháp lập dự toán xây dựng công trình 26

2.4.1 Xác định chi phí xây dựng 27

2.4.1.1 Phương pháp tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình 27

2.4.1.2 Phương pháp tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và các bảng giá tương ứng 41

2.4.1.3 Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư 46

2.4.1.4 Phương pháp xác định chi phí xây dựng trên cơ sở công trình có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã và đang thực hiện 46

2.4.2 Xác định chi phí thiết bị 46

2.4.3 Xác định chi phí quản lý dự án 50

2.4.4 Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 50

2.4.5 Xác định chi phí khác 50

2.4.6 Xác định chi phí dự phòng 51

CHƯƠNG 3: LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CHO CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG TỈNH 295 ĐOẠN NGỌC CHÂU – THỊ TRẤN THẮNG, TỈNH BẮC GIANG 54

3.1 Giới thiệu chung về công trình 54

Trang 3

3.2 Biện pháp thi công chủ đạo 56

3.2.1 Thi công nền đường 56

3.2.2 Thi công mặt đường 56

3.2.3 Thi công cống, rãnh thoát nước 57

3.2.4 An toàn giao thông 57

3.3 Căn cứ lập dự toán 57

3.4 Các bảng tính 60

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình……… 61

Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng……… 62

Bảng dự toán chi phí xây dựng từng hạng mục công trình………63

Bảng dự toán chi tiết……… 65

Bảng phân tích đơn giá chi tiết……… …71

Bảng tính toán chi tiết tiền lương 1 ngày công………100

Dữ liệu cơ sở xác định giá ca máy và thiết bị thi công………102

Bảng giá vật liệu đến hiện trường công trình……… …103

Bảng tính chi phí bốc xếp vật liệu………104

Bảng tính giá vật liệu đến chân công trình……….… 105

Bảng phân tích đơn giá cấp phối vữa……… …106

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới, trong đó lĩnh vực kinh tế đangđóng một vai trò vô cùng quan trọng, nhất là từ khi chúng ta gia nhập vào Tổ chứcThương mại Thế giới WTO Xây dựng cơ bản là một ngành chủ chốt đóng vai tròquyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Đảng và Nhà nước ta đã

và đang có những chính sách, chủtrương và sự quan tâm thích đáng đến lĩnh vực này

Vì thế định giá sản phẩm xây dựng trở thành một lĩnh vực quan trọng không thể táchrời trong xây dựng cơ bản

Sau một thời gian học tập, qua nghiên cứu thực tiễn cũng như được sự hướng dẫn tận

tình của các thầy cô giáo, em đã thực hiện đồ án với nội dung: “Lập dự toán xây dựng công trình”.

Đề tài của em gồm ba chương:

Chương 1: Sản xuất xây dựng giao thông và chi phí đầu tư xây dựng công trình Chương 2: Phương pháp lập dự toán xây dựng công trình.

Chương 3: Lập dự toán xây dựng cho công trình đường tỉnh 295 đoạn Ngọc Châu – Thị trấn Thắng, tỉnh Bắc Giang.

Do thời gian còn hạn chế cũng như hiểu biết, trình độ nhận thức và thực tiễn chưađược sâu sắc nên đồ án của em không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhậnđược những góp ý từ thầy cô giáo và bạn bè để đồ án của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn, đặc biệt là cô giáo – Thạc sĩ

Phạm Diễm Hằng đã hướng dẫn, dạy bảo, truyền đạt kiến thức giúp em hoàn thành đề

tài này

Sinh viên thực hiện

Đỗ Mạnh Cường

Trang 6

CHƯƠNG 1: SẢN XUẤT XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. Đặc điểm sản xuất xây dựng giao thông

1.1.1 Khái niệm sản phẩm xây dựng giao thông.

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt, có chức năngtái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dânthông qua xây dựng mới, xây dựng lại, mở rộng, khôi phục và sửa chữa các công trìnhxây dựng như nhà cửa, cầu, đường Trong đó, xây dựng công trình giao thông là mộtphân ngành chuyên môn có chức năng xây dựng mới, xây dựng lại, mở rộng, khôi phục

và sửa chữa các công trình giao thông, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hànhkhách của nền kinh tế quốc dân

Sản phẩm của quá trình xây dựng là kết quả của sự thay đổi vị trí trong khônggian hay của sự thay đổi hình dáng, kích thước, đặc tính cơ, lý của các đối tượng laođộng

Sản phẩm xây dựng là sự kết hợp của ba yếu tố trong quá trình sản xuất: Lựclượng lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động; là thành quả hữu ích trực tiếpcủa hoạt động xây dựng, do lao động xây dựng, thi công tại hiện trường theo thiết kế.Sản phẩm xây dựng là một sản phẩm có tính chất liên ngành Các chủ đầu tư, cácdoanh nghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào cho dự án như thiết bị công nghiệp, vật tưthiết bị xây dựng, các doanh nghiệp cung ứng, các tổ chức dịch vụ ngân hàng và tàichính, các cơ quan quản lý Nhà nước liên ngành

Trong Điều 3 Khoản 2 của Luật Xây dựng đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 nêu rõ: “Công

trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế".

1.1.2 Chức năng của xây dựng giao thông.

Chức năng của xây dựng giao thông là xây dựng mới, xây dựng lại, mở rộng,khôi phục và sửa chữa lớn các công trình giao thông nhằm góp phần thỏa mãn nhu cầungày càng tăng lên về vận chuyển hàng hóa và hành khách của nền kinh tế quốc dân

Trang 7

Xây dựng mới là xây dựng những chiếc cầu, những tuyến đường mà từ trướcđến nay chưa có mạng lưới đường sá, cầu cống của đất nước Đây chính là loại hoạtđộng mang tính chất sản xuất mở rộng tài sản cố định, nó góp phần làm tăng số lượng

và giá trị tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân

Đối với các công trình giao thông đang có, nhưng do điều kiện kĩ thuật, khai thác

và nhiệm vụ vận chuyển thay đổi thì xây dựng giao thông có nhiệm vụ xây dựng và mởrộng các công trình đó cho phù hợp với đòi hỏi mới Đây cũng là một dạng tái sản xuất

mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân

Trang bị lại kĩ thuật cho các công trình hiện hành là việc thực hiện một tổ hợp cácbiện pháp phù hợp với kế hoạch phát triển kĩ thuật của công trình, nhằm đưa trình độ

kỹ thuật của công trình, liên hiệp công trình hiện có lên ngang tầm với đòi hỏi mới.Đây cũng là một dạng tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân.Đối với các công trình giao thông bị hư hại do thiên tai, hay chiến tranh gây ra,nay muốn đưa chúng vào khai thác bình thường, người ta phải khôi phục các công trình

đó Đối với các công trình giao thông đang nằm trong quá trình khai thắc thì xây dựnggiao thông có nhiệm vụ sửa chữa lớn các công trình đó nhằm đảm bảo khai thác chúngbình thường và an toàn Hai hình thức khôi phục và sửa chữa lớn đều nhằm tái sản xuấtgiản đơn tài sản cố định

1.1.3 Đặc điểm của xây dựng giao thông.

1.1.3.1 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông.

- Sản phẩm xây dựng giao thông có tính đơn chiếc, trong khi sản phẩm của các

ngành công nghiệp và các ngành khác được sản xuất hàng loạt trong các điều kiện ổnđịnh, trong nhà xưởng, về chủng loại, kích thước, mẫu mã, kỹ thuật và công nghệ đượctiêu chuẩn hóa Sản phẩm xây dựng giao thông thường được sản xuất theo đơn đặthàng đơn chiếc, được sản xuất ra ở những địa điểm, điều kiện khác nhau, chi phí cũngthường khác nhau đối với cùng một loại hình sản phẩm Khả năng trùng lặp về mọiphương diện: kỹ thuật, công nghệ, chi phí, môi trường… rất ít, ngay cả trong xu hướngcông nghiệp hóa ngành xây dựng thì ảnh hưởng của tính đơn chiếc cũng chưa được loạitrừ

Trang 8

- Sản phẩm xây dựng giao thông được sản xuất ra tại nơi sẽ tiêu thụ nó: Các công

trình xây dựng giao thông đều được sản xuất (thi công) tại một điểm mà nơi đó đồngthời gắn liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá trị sử dụng (tiêu dùng) của sản phẩm

- Sản phẩm xây dựng giao thông chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội của nơi tiêu thụ: Sản phẩm xây dựng giao thông bao giờ cũng gắn liền

với một địa điểm, một địa phương nhất định, vì vậy phải phù hợp với đặc điểm, điềukiện cụ thể của địa phương đó Những điều kiện đó bao gồm: địa lý, khí hậu, thời tiết,môi trường, phong tục tập quán của địa phương… Đặc điểm đó chi phối tới việc thựchiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan như: khảo sát thiết kế, lựa chọnphương án thi công, kết cấu công trình, điều kiện mặt bằng thi công…

- Thời gian sử dụng dài, trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao: Khác với những sản

phẩm thông thường, yêu cầu về độ bền vững (chất lượng sản phẩm), thời gian sử dụngcủa sản phẩm xây dựng giao thông thường rất lớn, ở nhiều nước phát triển, thời gian sửdụng một số loại sản phẩm xây dựng giao thông có thể tới hàng trăm năm hoặc lâu hơnnữa Do đặc thù của sản phẩm xây dựng giao thông là khi tạo ra sản phẩm không chỉnhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu trước mắt mà chủ yếu để phục vụ cho nhu cầungày càng gia tăng trong những năm tương lai, cho nên trước khi tiến hành sản xuấtsản phẩm phải dự đoán được những vấn đề có liên quan đến quá trình khai thác sảnphẩm sau này Chính vì vậy nên nhu cầu xây dựng thường có xu hướng xây dựng vĩnhcửu khi điều kiện cho phép Mặt khác, một sản phẩm xây dựng giao thông sau khi đượchoàn thành và đưa vào sử dụng còn có tác dụng tô thêm vẻ đẹp của đất nước và cũng làmột trong những cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - khoa học -

kỹ thuật của quốc gia đó dưới con mắt của bạn bè năm châu Do đó, yêu cầu về kỹ, mỹthuật của các công trình giao thông đòi hỏi rất lớn Cần phải kết hợp một cách nhuầnnhuyễn giữa tính cổ truyền của dân tộc với tính hiện đại, không những phải đẹp trướcmắt mà còn phải phù hợp với cảnh quan xung quanh ở những năm tương lai

Trang 9

Do thời gian sử dụng sản phẩm xây dựng giao thông dài nên nhiệm vụ sửa chữa

là thường xuyên, sửa chữa lớn, cải tạo và mở rộng là một nhu cầu tất yếu và đòi hỏiphải dành một khoản chi phí lớn

- Chi phí sản xuất sản phẩm lớn và khác biệt theo từng công trình: Giá trị của sản

phẩm xây dựng giao thông thường lớn hơn rất nhiều so với những sản phẩm hàng hóathông thường Chi phí đầu tư cho một công trình thường trải ra trong một thời kỳ dài.Trong phương thức đấu thầu, người nhận thầu nhiều khi phải có một lượng vốn đủ lớn

để đưa ra hoạt động trong thời gian đợi vốn của chủ đầu tư

1.1.3.2 Đặc điểm của sản xuất xây dựng giao thông.

Do sản phẩm xây dựng giao thông có những đặc điểm riêng biệt, nên sản xuất xâydựng giao thông cũng có những đặc điểm riêng của nó Những đặc điểm ấy có thể kháiquát như sau:

- Sản xuất xây dựng chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng (hợp đồng xây dựng) của người mua sản phẩm, nó không thể sản xuất khi chưa có người đặt hàng Sau khi

sản phẩm hoàn thành thì không cần thiết phải tìm thị trường để bán sản phẩm Sản xuấtxây dựng chỉ tiến hành khi đã được chủ đầu tư chấp nhận và ký hợp đồng giao nhậnthầu Điều đó có ý nghĩa là: chỉ khi nào có hợp đồng trong tay thì nhà thầu mới tiếnhành xây dựng Quá trình thi công công trình được thực hiện với sự tham gia giám định

kỹ thuật của người mua

- Quá trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động lớn: Do sản phẩm gắn liền với

nơi tiêu thụ nên địa điểm sản xuất không ổn định thậm chí trải dài theo tuyến dẫn đếnviệc phải di chuyển lực lượng lao động và các phương tiện vật chất từ công trình nàyđến công trình khác và nhiều khi trong cùng một công trình sự di chuyển cũng diễn raliên tục Các phương án tổ chức thi công xây dựng công trình ở các địa điểm khác nhauluôn phải thay đổi theo điều kiện cụ thể của nơi xây dựng và theo giai đoạn xây dựng.Đặc điểm này làm khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất, việc bố trí các công trìnhtạm phục vụ thi công, việc phối hợp các phương tiện xe máy, thiết bị nảy sinh nhiềuvấn đề phức tạp Đặc điểm này đòi hỏi phải luôn chú ý tăng cường tính cơ động trongdoanh nghiệp về mặt trang bị tài sản cố định, lựa chọn loại hình tổ chức quản lý và chỉđạo kế hoạch thực hiện tác nghiệp, lựa chọn địa điểm kho trung chuyển vật tư hợp lýkhi thi công nhiều công trình

Trang 10

- Thời gian xây dựng công trình kéo dài: Đặc điểm này dẫn đến tình trạng ứ đọng

vốn sản xuất trong các khối lượng thi công dở dang của các doanh nghiệp xây dựng.Công tác tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp phải chặt chẽ, hợp lý, phải luôntìm cách lựa chọn trình tự thi công hợp lý cho từng công trình và phối hợp thi côngnhiều công trình để đảm bảo có khối lượng công tác gối đầu hợp lý Việc phân cônggiai đoạn thi công từng công trình nhằm tạo ra khả năng sử dụng và điều phối hợp lýnăng lực sản xuất Thanh toán từng phần khối lượng công tác xây lắp thực hiện và bàngiao đưa vào sử dụng

- Sản xuất tiến hành ngoài trời: nên chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên đến

các hoạt động của công nhân và quá trình thực hiện công tác xây lắp Đặc điểm nàylàm cho doanh nghiệp xây dựng giao thông không thể lường hết được các khó khănsinh ra bởi điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường tự nhiên Từ đó dẫn đến hiệu quả laođộng giảm xuống, một số giai đoạn của quá trình sản xuất bị gián đoạn, ảnh hưởng đếntiến độ thi công công trình và giá thành công tác xây lắp Vì vậy đòi hỏi các doanhnghiệp xây dựng giao thông phải tìm biện pháp thi công hợp lý, phối hợp các công việcthi công trong nhà và ngoài trời nhằm khắc phục những ảnh hưởng của thời tiết, khíhậu, kịp thời điều chỉnh tiến độ thi công bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại, cảithiện điều kiện làm việc ngoài trời cho người lao động, hạn chế tới mức thấp nhấtnhững lãng phí về lao động, nguyên vật liệu do thời tiết gây ra

- Kỹ thuật thi công phức tạp, trang bị kỹ thuật tốn kém: Vấn đề trang bị kỹ thuật

của sản xuất xây dựng giao thông nhiều khi đòi hỏi những máy móc kỹ thuật phức tạp,hiện đại đắt tiền Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp xây dựng giao thông

có thể lựa chọn một trong hai phương án sau: một là doanh nghiệp bỏ ra một số vốnlớn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thi công, hai là đi thuê của đơn vị khác về để

sử dụng Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tính toán cụ thể và so sánh lựa chọnphương án để đảm bảo máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kịp thời đầy đủ Mặt khácphải đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh

Qua các đặc điểm của sản phẩm và sản xuất xây dựng giao thông trên, ta có thểthấy được tính chất sản xuất vật chất độc lập của xây dựng giao thông và tầm quantrọng của nó Chính xây dựng giao thông đã trực tiếp xây dựng cơ sở vật chất của giaothông vận tải, góp vần tăng thêm tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân

Trang 11

1.1.4 Ảnh hưởng của các đặc điểm xây dựng giao thông tới giá cả sản phẩm xây

dựng.

Xây dựng giao thông là ngành có vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trongnền kinh tế quốc dân Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng cónhững đặc điểm khác biệt so với những ngành khác Chính điều này đã làm cho sựhình thành giá cả sản phẩm xây dựng có sự khác biệt đối với sản phẩm hàng hóa thôngthường Những đặc điểm khác biệt ảnh hưởng tới sự hình thành giá cả sản phẩm xâydựng được thể hiện ở các điểm sau:

- Đặc điểm chủ yếu và bao trùm ảnh hưởng đến việc hình thành giá cả trong xâydựng là sản phẩm xây dựng mang tính chất đơn chiếc Các sản phẩm xây dựng thườngđược tiến hành theo đơn đặt hàng trên cơ sở thiết kế riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầunhất định của chủ đầu tư Tính chất riêng biệt của sản phẩm xây dựng dẫn đến sự khácnhau về khối lượng công tác và phương thức thực hiện chúng Do đó giá của sản phẩmxây dựng phải được xác định riêng và cụ thể đối với từng công trình tùy theo điều kiệnxây dựng

- Các sản phẩm xây dựng được xây dựng cố định tại nơi sử dụng, phụ thuộc rấtnhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu nơi xây dựng Do đó dẫn đến sự khác nhau vềbiện pháp thi công, về máy móc sử dụng dẫn đến giá cả cũng khác nhau

- Sự đa dạng của các điều kiện khí hậu, tự nhiên và điều kiện kinh tế theo cácvùng trong nước dẫn đến sự khác nhau về giá cả vật liệu, chi tiết, kết cấu, chi phí vậnchuyển chúng đến nơi xây dựng, về năng suất lao động và tiền lương của công nhânxây dựng cũng như về hệ số sử dụng thời gian và năng suất của xe máy thi công… Do

đó dẫn đến sự khác nhau về giá cả sản phẩm xây dựng

- Ngoài ra khi tiến hành xây dựng công trình ở những vùng mới còn phải tiếnhành xây dựng những xí nghiệp sản xuất phụ trợ hoặc xây dựng những công trình tạmloại lớn làm cho giá sản phẩm xây dựng cũng bị ảnh hưởng

Những điều trên đã làm cho sản phẩm xây dựng không có giá thống nhất trên thịtrường như các sản phẩm công nghiệp Giá của nó được hình thành từ trước khi sảnphẩm ra đời, và mỗi sản phẩm có giá riêng được xác định bằng phương pháp riêng gọi

là phương pháp lập dự toán

1.2. Quá trình đầu tư và xây dựng

Trang 12

1.2.1 Khái niệm, nội dung của quá trình đầu tư và xây dựng.

1.2.1.1 Khái niệm quá trình đầu tư và xây dựng.

Hoạt động đầu tư và xây dựng là quá trình bỏ vốn, thông qua các hoạt động xâydựng bao gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sátxây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý

dự án xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạtđộng khác có liên quan đến xây dựng công trình để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho

xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân

Quá trình đầu tư và xây dựng là quá trình bỏ vốn cùng các tài nguyên, lao động

và vật chất khác để tạo nên tài sản cố định với hiệu quả kinh tế cao nhất

Quá trình đầu tư và xây dựng là tổng thể các hoạt động để vật chất hóa vốn đầu

tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân

1.2.1.2 Nội dung của quá trình đầu tư và xây dựng.

và kết quả kinh tế-xã hội của việc đưa công trình vào khai thác

Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư

Kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng

Trang 13

Ở đầu vào, các nguồn tài nguyên như: lao động, vật tư, tiền vốn… được đưa vào

hệ thống như là tiền đề vật chất của quá trình

Các kết quả kinh tế xã hội của sự vận động và phát triển của hệ thống biểu hiệndưới dạng công trình đó hoàn thành xuất hiện ở đầu ra sẽ tác động trực tiếp lên nềnkinh tế quốc dân Những kết quả này sẽ tham gia vào quá trình tái sản xuất và tạo nênnhững tiền đề vật chất mới cho chu trình sản xuất mới của quá trình đầu tư

1.2.1.3 Trình tự đầu tư và xây dựng.

Trình tự đầu tư và xây dựng được hiểu là một cơ chế để tiến hành các hoạt độngđầu tư và xây dựng, trong đó định rõ thứ tự, nội dung các công việc cùng trách nhiệm

và mối quan hệ giữa các bên liên quan trong việc thực hiện các công việc đó

Trình tự đầu tư xây dựng được tiến hành đúng trình tự theo ba giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

- Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

+ Lập báo cáo đầu tư xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiêncứu tiền khả thi);

+ Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi);

+ Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình;

+ Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

Giai đoạn thực hiện đầu tư:

+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà Nước;

+ Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên nếu cần;

+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng;

+ Mua sắm thiết bị và công nghệ;

+ Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượngcông trình;

Trang 14

+ Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình;

+ Tổ chức đầu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp công trình;

+ Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án;

+ Chủ đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng;

+ Quản lý thi công xây dựng công trình;

+ Nghiệm thu thanh toán giai đoạn

Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng:

+ Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;

+ Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành;

+ Đưa công trình vào khai thác sử dụng và hướng dẫn sử dụng nếu cần;

+ Bảo hành công trình;

+ Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

+ Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

1.2.2 Các chi phí đầu tư xây dựng công trình được hình thành qua các giai đoạn

đầu tư và xây dựng và mối quan hệ giữa chúng.

1.2.2.1 Các chi phí đầu tư xây dựng công trình được hình thành qua các giai đoạn

đầu tư và xây dựng.

Chi phí đầu tư xây dựng công trình được hình thành theo ba giai đoạn của quátrình đầu tư – xây dựng Mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư – xây dựng công trình của

dự án thì chi phí xuất hiện với những thành phần khác nhau tùy theo chức năng của xâydựng, cụ thể:

a Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Tổng mức đầu tư: là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công

trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trìnhphù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh

tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được xác địnhphù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công

Trang 15

Nội dung các thành phần chi phí trong tổng mức đầu tư: Chi phí xây dựng; chi

phí thiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấnđầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng

Phương pháp lập tổng mức đầu tư:

Phương pháp 1: Xác định theo thiết kế cơ sở của dự án.

Phương pháp 2: Lập tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử dụng

của công trình và giá xây dựng tổng hợp hoặc suất vốn đầu tư xây dựng công trình.

Phương pháp 3: Phương pháp lập tổng mức đầu tư theo số liệu của các công

trình có chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật tương tự đã thực hiện.

Phương pháp 4: Kết hợp để xác định tổng mức đầu tư.

b Giai đoạn thực hiện đầu tư

Dự toán xây dựng công trình: là chi phí dự tính để hoàn thành xây dựng

công trình thuộc dự án, được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể,trên cơ sở khối lượng các công việc, được bóc tách từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kếbản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục côngtrình và hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình

- Dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí

quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí dự phòng

Dự toán chi phí xây dựng:

Khái niệm: Dự toán chi phí xây dựng được xác định cho công trình, hạng mục

công trình, bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình đối vớicông trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở vàđiều hành thi công

Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công là chi phí để xây dựngnhà tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và điềuhành thi công của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình

Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuếtính trước và thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở vàđiều hành thi công

Trang 16

Giá dự thầu: là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn

bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Dự toán thi công: do Nhà thầu lập trên cơ sở hồ sơ thiết kế đã có hoặc hồ sơ

các công việc phát sinh trên hiện trường Do vậy cũng có hai cách hiểu về Dự toán thicông:

- Dự toán thi công: Nhà thầu lập lại, dựa trên định mức thi công thực tế và đơngiá mà nhà thầu cập nhật từ các nhà cung cấp Dự toán này được lập nhằm so sánh vớigiá trị hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư, từ đó kiểm soát mức lỗ lãi khi thi công côngtrình

- Dự toán thi công: Nhà thầu lập trên cơ sở các khối lượng phát sinh trên hiệntrường hoặc phát sinh ngoài hồ sơ thiết kế, là căn cứ để đàm phán với Chủ đầu tư vềcác phần phát sinh này và bổ sung vào giá trị hợp đồng đã ký kết

Giá thanh toán: Giá thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá trong hợp

đồng hoặc đơn giá điều chỉnh nêu trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng, côngviệc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện (tất nhiên phải được Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát

và Nhà thầu cùng ký xác nhận)

c Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác, sử dụng

Vốn đầu tư được quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong

quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phí đượcthực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung,đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật Đối với các dự

án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giớihạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quyết định của cấp cóthẩm quyền phê duyệt

1.2.2.2 Mối quan hệ giữa các loại chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính cho một dự án đầu tư xây dựng công trình, ởgiai đoạn chuẩn bị đầu tư, con số lớn nhất, số vốn lớn nhất mà chủ đầu tư bỏ ra, tất cảcác loại chi phí khác đều không được vượt qua nó Nó là căn cứ để quyết định đầu tư,

và là giới hạn để so sánh các loại chi phí khác

Dự toán xây dựng công trình được lập ở giai đoạn thực hiện đầu tư, sau khi dự ánđầu tư xây dựng công trình được phê duyệt

Trang 17

Dự toán chi phí xây dựng là một thành phần chi phí trong dự toán xây dựng côngtrình Nó cũng được lập ở bước thực hiện đầu tư.

Vốn đầu tư được quyết toán được lập ở giai đoạn kết thúc xây dựng Đây là toàn

bộ chi phí hợp pháp bỏ ra, nó được quyết toán theo giá trúng thầu, và được thực hiệntheo hợp đồng

1.3. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

1.3.1 Quản lý tổng mức đầu tư

1.3.1.1 Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư.

Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đốivới các trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư đểtính toán hiệu quả đầu tư xây dựng Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư

do người quyết định đầu tư phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sửdụng để đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở lập kế hoạch và quản lý vốn khi thựchiện đầu tư xây dựng công trình

Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tư xâydựng công trình, bao gồm các nội dung:

- Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất

kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoảnmục chi phí trong tổng mức đầu tư;

- Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình

1.3.1.2 Điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Tổng mức đầu tư được điều chỉnh đối với một trong các trường hợp sau đây:

- Ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hoả hoạn, địch hoạ hoặc sựkiện bất khả kháng khác;

- Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;

- Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô,mục tiêu của dự án;

Trang 18

Điều chỉnh tổng mức đầu tư bao gồm các nội dung:

- Người quyết định đầu tư quyết định việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phêduyệt và không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án thì chủ đầu tư tựquyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh

- Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phêduyệt phải được tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra trước khi phê duyệt

1.3.2 Quản lý dự toán xây dựng công trình

1.3.2.1 Thẩm định, phê duyệt dự toán công trình.

Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm định dự toán công trình trước khi phê duyệt Nộidung thẩm định bao gồm:

+ Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiếtkế;

+ Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựngcông trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chiphí khác trong dự toán công trình;

+ Xác định giá trị dự toán công trình

1.3.2.2 Điều chỉnh dự toán công trình.

Dự toán công trình được điều chỉnh đối với một trong các trường hợp sau đây:+ Ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hoả hoạn, địch hoạ hoặc sựkiện bất khả kháng khác;

+ Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;

+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô,mục tiêu của dự án;

+ Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ

sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt tổng mức đầu tư đãđược phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng

Trang 19

Điều chỉnh dự toán xây dựng bao gồm các nội dung sau:

+ Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh

+ Đối với các công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nếu giá trị dựtoán công trình điều chỉnh không vượt giá trị dự toán đã được người quyết định đầu tưphê duyệt thì Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt; trường hợp vượt giá trị dựtoán đã được người quyết định đầu tư phê duyệt thì Chủ đầu tư báo cáo người quyếtđịnh đầu tư trước khi tổ chức thẩm định dự toán và trình người quyết định đầu tư phêduyệt

Trang 20

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2.1 Khái niệm và nội dung các khoản mục chi phí của dự toán xây dựng công trình.

2.1.2 Nội dung các khoản mục chi phí của dự toán xây dựng công trình.

Nội dung các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình bao gồm:+ Chi phí xây dựng;

a.1 Chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp):

Chi phí vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị của vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu sửdụng luân chuyển và các cấu kiện bán thành phẩm mà sử dụng cho thi công xây dựngcông trình Chi phí vật liệu bao gồm giá mua theo hoá đơn (chưa thuế), chi phí vận

Trang 21

chuyển, bốc dỡ, kiểm nhận nhập kho, các khoản thuế không đước hoàn lại, các khoảnphí, lộ phí và các chi phí khác có liên quan đến quá trình thu mua vật liệu Chi phí vậtliệu không bao gồm phần giá trị vật liêu dùng cho máy thi công và dùng chung chodoanh nghiệp.

a.2 Chi phí nhân công:

Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấplương và các khoản có tính chất tiền lương được khoán cho toàn bộ lao động trực tiếptham gia xây dựng công trình Chi phí nhân công không bao gồm tiền lương của thợ láimáy và tiền lương của bộ phận quản lý

a.3.

Chi phí máy thi công:

Chi phí máy thi công bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc khai thác, sử dụngmáy thi công

a.4 Chi phí trực tiếp khác:

Chi phí trực tiếp khác bao gồm: chi phí bơm nước, vét bùn; chi phí thí nghiệm,chi phí bảo vệ môi trường, chi phí an toàn lao động…

- Chi phí quản lý và điều hành sản xuất: bao gồm toàn bộ tiền lương chính, lương

phụ, phụ cấp lương của bộ phận quản lý, chi phí khấu hao, sửa chữa các tài sản cố địnhdùng cho bộ phận quản lý, tiền công tác phí, bưu phí, văn phòng phẩm, nghiệp vụ phí

- Chi phí phục vụ công nhân: bao gồm tiền điện, tiền nước phục vụ công nhân,

tiền ăn ca, tiền nước uống, chi phí bảo hộ lao động, chi phí khám chữa bệnh tại côngtrường

- Chi phí phục vụ thi công: như tiền điện, tiền nước phục vụ thi công, chi phí khấu

hao sửa chữa các công cụ lao động không phải là máy thi công, các chi phí liên quanđến việc dọn dẹp mặt bằng công trường

- Chi phí khác: là các chi phí còn lại như chi phí khởi công, chi phí khánh thành

Trang 22

c Thu nhập chịu thuế tính trước :

Thu nhập chịu thuế tính trước là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựngđược dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình

d Thuế giá trị gia tăng :

Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước

e Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công:

Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công là chi phí để xây dựngnhà tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và điềuhành thi công của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình

2.1.2.2 Chi phí thiết bị

Chi phí thiết bị được tính cho công trình, hạng mục công trình bao gồm: chi phímua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đàotạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị và cácchi phí khác có liên quan Chi phí mua sắm thiết bị bao gồm: giá mua (kể cả chi phí thiết

kế và giám sát chế tạo), chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phílưu kho, lưu bãi, lưu container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phíbảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình

2.1.2.3 Chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lýviệc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự ánđến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng, baogồm:

+ Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báocáo kinh tế - kỹ thuật;

+ Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương

Trang 23

+ Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết

kế bản vẽ thi công, dự toán công trình;

+ Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

+ Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng;

+ Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình;

+ Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

+ Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trìnhtheo yêu cầu của chủ đầu tư;

+ Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực vàchứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

+ Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyếttoán vốn đầu tư xây dựng công trình;

+ Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;

+ Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

+ Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;

+ Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác

2.1.2.4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Chi phí tư vấn xây dựng bao gồm:

+ Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

+ Chi phí khảo sát xây dựng;

+ Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

+ Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án;

+ Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc;

+ Chi phí thiết kế xây dựng công trình;

+ Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra tổngmức đầu tư, dự toán công trình;

Trang 24

+ Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phântích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầutrong hoạt động xây dựng;

+ Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắpđặt thiết bị;

+ Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình;

+ Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;

+ Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công trình,định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động xâydựng,

+ Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);

+ Chi phí thí nghiệm chuyên ngành;

+ Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêucầu của chủ đầu tư;

+ Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứngnhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

+ Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê

+ Chi phí bảo hiểm công trình;

+ Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;

Trang 25

+ Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;

+ Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;

+ Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình;

+ Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

+ Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động banđầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thờigian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình côngnghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;

+ Các khoản phí và lệ phí theo quy định;

+ Một số khoản mục chi phí khác

2.1.2.6 Chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việcphát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giátrong thời gian thực hiện dự án

+ Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ

lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác + Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án(tính bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây dựng

2.2 Căn cứ lập dự toán xây dựng công trình.

 Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công

 Khối lượng cần thực hiện của công trình

 Định mức dự toán xây dựng công trình, bao gồm : định mức kinh tế kỹ thuật

và định mức chi phí tỷ lệ

 Giá mua thiết bị, chi phí lắp đặt, chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí có liênquan đến viêc mua sắm máy móc thiết bị

Trang 26

 Giá vật liệu bình quân đến hiện trường công trình, chế độ tiền lương, tiền công

và bảng lương của công nhân xây dựng, giá dự toán ca máy của khu vực nơi xây dựngcông trình tại thời điểm hiện hành

 Suất vốn đầu tư tính cho một đơn vị năng lực hoặc một đơn vị công suất củacông trình, giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình

 Thuế suất thuế giá trị gia tăng

 Số liệu của các công trình có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã vàđang thực hiện

 Các văn bản hướng dẫn, thông tư chỉ thị liên quan đến việc lập dự toán hiệnhành

2.3 Trình tự lập dự toán xây dựng công trình.

- Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công;

- Bước 2: Liệt kê các hạng mục công trình phải lập dự toán;

- Bước 3: Liệt kê các bộ phận công trình trong dự toán hạng mục;

- Bước 4: Liệt kê các công tác chủ yếu trong dự toán hạng mục;

- Bước 5: Nghiên cứu các định mức, lập bảng giá vật liệu, nhân công, máy thicông tương ứng với các công tác xây dựng;

- Bước 6: Lập bảng phân tích đơn giá cho các công tác xây dựng;

- Bước 7: Lập dự toán chi tiết;

- Bước 8: Lập dự toán chi phí xây dựng;

- Bước 9: Lập dự toán tổng hợp;

- Bước 10: Viết thuyết minh cho dự toán đó.

2.4 Phương pháp lập dự toán xây dựng công trình.

Dự toán xây dựng công trình được tính theo công thức sau:

GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (2.1)

Trang 27

2.4.1.1 Phương pháp tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình.

a Xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng công trình.

- Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuậthoặc thiết kế bản vẽ thi công, từ yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện của công trình, hạngmục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xây dựng trong đơn giáxây dựng công trình

- Đơn giá xây dựng công trình có thể là đơn giá không đầy đủ (bao gồm chi phívật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công) hoặc đơn giá đầy đủ (bao gồm chi phívật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công chi phí trực tiếp khác, chi phí chung

và thu nhập chịu thuế tính trước)

Trang 28

BẢNG 2.1 BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHÔNG ĐẦY ĐỦ VÀ GIÁ XÂY DỰNG

Trang 29

Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ:

+ Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j

+ Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng công trình của công tác xây dựng thứ j

+ CLVL: chênh lệch vật liệu được tính bằng phương pháp bù trừ vật liệu trực tiếphoặc bằng hệ số điều chỉnh

+ Knc, Kmtc : hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có)

+ G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế

+ TGTGT-XD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng.+ GXDNT : chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

Trang 30

BẢNG 2.2 BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẦY ĐỦ VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG

1 Chi phí xây dựng trước

thuế

n

 Qi x Di i=1

G

4

Chi phí nhà tạm tại hiện

trường để ở và điều hành thi

công

G x tỷ lệ x (1+ TGTGT-XD) GXDNT

Ngày đăng: 27/10/2015, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w