Nhiều năm qua, cùng với sự nỗ lực của các cấp, ban ngành, đoàn thể, bà con nông dân đã được chuyển giao khoa học – kỹ thuật thông qua các hoạt động khuyến nông, góp phần không nhỏ vào sự
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -
NGUYỄN KIM NGÂN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ TẠI THỊ XÃ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Sau 3 năm học tập tại Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh trường Đại học Cần Thơ Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Nhân quyển luận văn này, em xin chân thành cảm ơn đến: Chân thành biết ơn Thầy Phạm Quốc Hùng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này
Chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy, Cô khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh đã dày công truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường
Chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện luận văn của mình
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô khoa Kinh tế & Quản trị Kinh Doanh cùng với các Cô, Chú cán bộ địa phương sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày tháng năm
Người thực hiện
Nguyễn Kim Ngân
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……….……
……….……
………
Cần Thơ, ngày tháng năm
Giảng viên phản biện
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
… ………
… ………
… ………
………
… ………
… ………
… ………
… ………
………
.………
.………
.………
.………
.………
.………
.………
.………
.………
.………
Cần Thơ, ngày tháng năm
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên và ghi họ tên)
Trang 7MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Phạm vi không gian 3
1.3.2 Phạm vi thời gian 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 4
2.1.2 Khái niệm nông hộ 4
2.1.3 Kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp 5
2.1.4 Thu nhập nông hộ 6
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 14
2.2.2 Phương pháp thu nhập số liệu 15
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 15
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH – VĨNH LONG 20
3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của thị xã Bình Minh – Vĩnh Long 20
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 24
Trang 83.2 Thực trạng sản xuất của thị xã Bình Minh – Vĩnh Long 27
3.2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp 27
3.2.2 Thực trạng sản xuất công nghiệp 32
3.2.3 Tình hình sản xuất thương mại – dịch vụ 33
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở THỊ XÃ BÌNH MINH – VĨNH LONG 34
4.1 Một số đặc điểm của nông hộ nghiên cứu 34
4.1.1 Đặc điểm của chủ hộ 34
4.1.2 Đặc điểm của các thành viên trong hộ 36
4.1.3 Đặc điểm về diện tích đất sở hữu của nông hộ 41
4.2 Thực trạng thu nhập của nông hộ 41
4.2.1 Tổng thu nhập và thu nhập bình quân của các nông hộ 41
4.2.2 Cơ cấu thu nhập của các nông hộ 43
4.2.3 Thực trạng thu nhập nông nghiệp của nông hộ 46
4.2.4 Tình hình tham gia các hoạt động phi nông nghiệp của nông hộ 48
4.2.5 Thực trạng đa dạng hóa thu nhập của các nông hộ 49
4.2.6 Tình hình vay vốn của các nông hộ 50
4.2.7 Tình hình tham gia các hoạt động đoàn thể của các nông hộ 51
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập các nông hộ 52
4.4 Các giải pháp cải thiện thu nhập cho nông hộ 55
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
5.1 Kết luận 58
5.2 Kiến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 9DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diễn giải và kỳ vọng của các biến độc lập 18
Bảng 3.1 Diện tích đất tự nhiên của thị xã Bình Minh - Vĩnh Long qua các năm 2012-2013 22
Bảng 3.2 Dân số thị xã Bình Minh – Vĩnh Long phân theo vùng qua các năm 2011-2013 24
Bảng 3.3 Cơ cấu lao động theo ngành của thị xã Bình Minh – Vĩnh Long 2011-2013 (%) .25
Bảng 3.4 Tỷ lệ hộ nghèo theo thành thị và nông thôn của thị xã Bình Minh (2011-2013) 26
Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng lúa của thị xã Bình Minh (2011-2013) 28
Bảng 3.6 Diện tích, sản lượng rau màu của thị xã Bình Minh (2011-2013) 28 Bảng 3.7 Diện tích và năng suất các loại cây ăn trái chủ yếu của thị xã Bình Minh (2011-2013) 30
Bảng 3.8 Sản lượng gia súc, gia cầm của thị xã Bình Minh (2011-2013) 31
Bảng 3.9 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của thị xã Bình Minh năm 2013 .31
Bảng 3.10 Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của thị xã Bình Minh năm 2011-2013 32
Bảng 3.11 Số cơ sở và giá trị thương mại-dịch vụ của thị xã Bình Minh giai đoạn 2011-2013 33
Bảng 4.1 Độ tuổi chủ hộ thị xã Bình Minh – Vĩnh Long 35
Bảng 4.2 Số nhân khẩu của các nông hộ tại thị xã Bình Minh 36
Bảng 4.3 Tuổi của các thành viên trong hộ 37
Bảng 4.4 Phân bố tuổi lao động theo giới tính của các thành viên trong hộ 38 Bảng 4.5 Số lao động của nông hộ phân theo lĩnh vực tạo thu nhập 40
Bảng 4.6 Thống kê số hộ dựa trên tổng diện tích đất sở hữu 41
Bảng 4.7 Phân nhóm tổng thu nhập nông hộ 42
Bảng 4.8 Phân nhóm thu nhập bình quân đầu người 43
Bảng 4.9 Các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ 46
Trang 10Bảng 4.10 Các hoạt động nông nghiệp chủ yếu của nông hộ 46 Bảng 4.11 Nhóm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động nông nghiệp 47 Bảng 4.12 Thu nhập phi nông nghiệp của các nông hộ phân theo ngành nghề 48 Bảng 4.13 Số nguồn thu nhập, SID và thu nhập của nông hộ 49 Bảng 4.14 Thực trạng vay vốn của các nông hộ 50 Bảng 4.15 Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến trong mô hình 52 Bảng 4.16 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của nông hộ 53
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bảng đồ hành chính thị xã Bình Minh 21
Hình 3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của Bình Minh năm 2010, 2013 .27
Hình 3.3 Tỷ trọng các loại rau màu chính của thị xã Bình Minh năm 2013 29 Hình 4.1 Đặc điểm giới tính chủ hộ 34
Hình 4.2 Trình độ học vấn của chủ hộ 35
Hình 4.3 Trình độ học vấn của các thành viên trong hộ 38
Hình 4.4 Nghề nghiệp của các thành viên 39
Hình 4.5 Cơ cấu thu nhập nông hộ tại thị xã Bình Minh 44
Hình 4.6 Cơ cấu thu nhập nông hộ tại thị xã Bình Minh phân theo nghề nghiệp tạo thu nhập 45
Hình 4.7 Tình hình tham gia các tổ chức đoàn thể của nông hộ 51
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cũng như các địa phương khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngành Nông nghiệp luôn đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Trong những năm qua, nhờ vào sự phát triển khoa học - kỹ thuật cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương, nền nông nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển mới, sản xuất nông nghiệp tăng cả về số lượng và chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Từ đó, thu nhập nông hộ tăng lên và đời sống người dân được cải thiện hơn trước (thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 22,1 triệu đồng, vượt kế hoạch 0,1 triệu đồng) Thế nhưng, xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay Theo niên giám thống kê của thị xã Bình Minh, năm 2013 diện tích đất nông nghiệp toàn thị xã là 6.845,7 ha, giảm 62,1 ha so với năm
2010
Bình Minh là huyện đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long được chính thức công nhận trở thành thị xã dựa trên Nghị quyết 89/NQ-CP của thủ tướng Chính phủ năm 2012 Với diện tích tự nhiên hơn 9.163 ha, nhưng phần lớn diện tích đất đai được sử dụng vào canh tác nông nghiệp nên đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động trồng trọt và chăn nuôi Nhiều năm qua, cùng với sự nỗ lực của các cấp, ban ngành, đoàn thể, bà con nông dân đã được chuyển giao khoa học – kỹ thuật thông qua các hoạt động khuyến nông, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của vùng cũng như cải thiện thu nhập nông hộ Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với những khó khăn về điều kiện
tự nhiên, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ Mặt khác, tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát như các nông hộ hiện nay gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh, thị trường đầu ra và việc tính toán chi phí cũng như đo lường hiệu quả sản xuất của nông hộ Hơn thế nữa, với thực trạng dân số tăng liên tục trong khi diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần do đô thị hóa đã khiến nông hộ không ngừng đối mặt với những rủi ro
Từ thực tế trên, tỉnh Vĩnh Long nói chung và Thị xã Bình Minh nói riêng
đã có những chính sách thiết thực hỗ trợ nông dân trong nhằm hạn chế rủi ro đồng thời ổn định thu nhập cho người dân Cụ thể, Ngày 09/01/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách
hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp, điển hình nhất của chính sách này là mô hình “ Cánh đồng
Trang 14mẫu lớn”, đến năm 2013 (sau 2 năm thực hiện mô hình) toàn tỉnh đã có 8 cánh đồng mẫu lớn với diện tích 1.690,03 ha tập trung tại 7 huyện, trong đó có xã Đông Thạnh của thị xã Bình Minh Tham gia mô hình này, bà con được hỗ trợ nhiều nguồn khác nhau, từ các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, tín dụng, tập huấn khoa học – kỹ thuật…) đến yếu tố thị trường đầu ra Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của nhà nước thì sự chủ động của bà con cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong vấn đề cải thiện thu nhập Nhìn chung, bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhiều bà con còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (PNN), cụ thể là thu nhập từ tiền công, tiền lương, hoạt động buôn bán Góp phần đa dạng hóa thu nhập cho gia đình, giảm bớt sự phụ thuộc cũng như rủi ro từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
Tóm lại, trong những năm qua nhờ vào sự phấn đấu của các ban ngành, đoàn thể và bà con nông dân, tỷ lệ hộ nghèo cùa toàn thị xã đã có xu hướng giảm (năm 2013 là 5,73%, giảm 1,61% so với năm 2012) Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo có giảm, nhưng mức sống của bà con trong vùng vẫn còn thấp Bên cạnh đó, sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn vẫn còn rõ rệt (năm 2013, số hộ nghèo ở nông thôn là 770 hộ, cao hơn thành thị 204 hộ) Vậy tại sao với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp mà tình trạng mức sống thấp của bà con vùng nông thôn vẫn tiếp diễn Để giải quyết vấn đề nâng cao thu nhập cho các nông hộ tác giả cần trả lời câu hỏi “Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn thị xã Bình Minh” để biết được yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu và ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập Để trả lời cho câu hỏi trên, việc thực hiện đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” là rất cần thiết Nhằm đề ra các giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu để cải thiện thu nhập cho nông hộ trong vùng
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ tại thị xã Bình Minh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng thu nhập của các nông hộ trên địa bàn Thị xã Bình Minh
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ
Trang 151.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng thu nhập của các nông hộ tại Thị xã Bình Minh hiện nay như thế nào?
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ trên địa bàn?
- Dựa vào quá trình phân tích trên, những giải pháp nào cần được đề ra nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ?
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Phạm vi không gian của đề tài là thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
1.4.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ tại thị xã Bình Minh và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ
Trang 16CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau:
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp Tuy ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thêm theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất của ruộng đất có thể tăng lên nhờ vào quá trình cải tạo của con người, làm ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm vật chất hơn cũng cùng trên một đơn
vị diện tích nhất định
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định, chúng rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh Mọi sự thay đỏi của điều kiện tư nhiên như: thời tiết, khí hậu, nước, đất đai, cho đến sự tác động của con người như phân bón, thuốc trừ sâu… đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng
và phát triển của sản phẩm thu hoạch cuối cùng trong quá trình sản xuất
- Sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ cao Do sự biến động về điều kiện tự nhiên, mỗi loại cây trồng có sự thích nghi với những điều kiện khác nhau, điều này tạo ra những màu vụ cây trồng khác nhau Vì thế, trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân có thể tận dụng hợp lý lợi thế tự nhiên
để sản xuất ra những nông sản đặc trưng của vùng với chi phí thấp và năng xuất cao Điển hình ở thị xã Bình Minh, bà con canh tác cây cải xà lách xoong dựa trên lợi thế về đất đai màu mỡ và điều kiện khí hậu thích hợp Hằng năm, cây trồng này mang lại cho người dân hiệu quả kinh tế đáng kể (Nguyễn Công Bằng, 2012)
2.1.2 Khái niệm nông hộ
Nông hộ được khái niệm như là một gia đình mà các thành viên trong nông hộ sẽ dành phần lớn thời gian lao động của mình cho các hoạt động nông nghiệp cũng như một số hoạt động liên quan đến các yếu tố thị trường đầu vào
và đầu ra (Ellis, 1993)
Cụ thể hóa khái niệm của Ellis, Phạm Văn Dương (2010) đưa ra khái niệm như sau: Nông hộ là những hộ hoạt động nông nghiệp, các thành viên trong hộ có tài sản chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số
Trang 17hoạt động sản xuất kinh doanh khác mà pháp luật không cấm và là chủ thể trong các quan hệ sản xuất kinh doanh Tóm lại, nông hộ là các hộ có các thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động PNN khác mà pháp luật không cấm Nông hộ có những đặc điểm sau:
- Vừa là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của
hộ tự cấp tư túc, trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ và thị trường
- Các hộ nông dân ngoài việc tham gia sản xuất nông nghiệp còn tham gia các hoạt động PNN khác
2.1.3 Kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp
Hộ sản xuất hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng kỹ thuật, quyền làm chủ những tư liệu sản xuất và mức độ vốn đầu tư của mỗi hộ gia đình Việc phân loại hộ sản xuất có căn cứ khoa học sẽ tạo điều kiện để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp nhằm đầu tư đem lại hiệu quả
Có thể chia hộ sản xuất làm 3 loại sau:
+ Loại thứ nhất: Là các hộ có vốn, có kỹ thuât, kỹ năng lao động, biết tiếp cận với môi trường kinh doanh, có khả năng thích ứng, hoà nhập với thị trường Như vậy các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, biết tổ chức quá trình lao động sản xuất cho phù hợp với thời vụ để sản phẩm tạo ra
có thể tiêu thụ trên thị trường
+ Loại thứ hai là: Các hộ có sức lao động làm việc cần mẫn nhưng trong tay họ không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, tiền vốn hoặc chưa có môi trường kinh doanh Loại hộ này chiếm số đông trong xã hội do đó việc tăng cường đầu tư tín dụng để các hộ này mua sắm tư liệu sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng để phát huy mọi năng lực sản xuất nông thôn trong lính vực sản xuất nông nghiệp Việc cho vay vốn không những giúp cho các hộ này có khả năng tự lao động sản xuất tạo sản phẩm tiêu dùng của chính mình mà còn góp phần giúp các hộ này có khả năng tự chủ sản xuất Mặt khác, bằng các hoạt động đầu tư tín dụng, tín dụng ngân hàng có thể giúp các hộ sản xuất này làm quen với nền sản xuất hàng hoá, với chế độ hạch toán kinh tế để các hộ thích nghi với cơ chế thị trường, từng bước đi tự sản xuất hàng hoá, tự tiêu dùng (tự cung tự cấp) đến sản xuất sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường
Trang 18+ Loại thứ 3 là: Các hộ không có sức lao động, không tích cực lao động, không biết tính toán làm ăn gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, gặp tai nạn
ốm đau và những hộ gia đình chính sách,… đang còn tồn tại trong xã hội Thêm vào đó quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hoá cùng với sự phá sản của các nhà sản xuất kinh doanh kém cỏi đã góp thêm vào đội ngũ dư thừa
Tóm lại, việc phát triển kinh tế hộ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của bà con nông dân mà còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố khách quan bên ngoài Nhất là đối với các nông hộ mặc dù họ có kinh nghiệm nhưng không đủ điều kiện sản xuất, họ rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể ở địa phương thông qua các chính sách như: cho vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ tiền mua máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hoặc chính sách hỗ trợ, tư vấn việc làm cho lao động nhàn rỗi hay thiếu đất sản xuất ở địa phương Còn đối với những đối tượng có điều kiện sản xuất nhưng thiếu kinh nghiệm hoặc trình độ thì cần được hướng dẫn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi thông qua các chương trình khuyến nông, các buổi tập huấn thực tế cũng góp phần rất quan trọng vào
sự khả quan của việc phát triển kinh tế hộ gia đình Nói chung, tùy vào điều kiện từng cá nhân, từng vùng khác nhau mà địa phương cần có những chính sách tác động khác nhau Từ đó, các chính sách phục hóa nền kinh tế, chương trình hỗ trợ các xã trong diện đặc biệt khó khăn, các chương trình phát triển của chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, cầu cống, trạm y tế, trường học,… được thực hiện góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế hộ
2.1.4 Thu nhập nông hộ
Thu nhập của nông hộ được xác định bằng tổng thu nhập mà nông hộ thu được từ các hoạt động nông nghiệp và hoạt động PNN Thu nhập nông nghiệp bao gồm thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt, nuôi thuỷ sản, các dịch vụ trong nông nghiệp và làm thuê trong nông nghiệp Những nguồn thu nhập còn lại ngoài các nguồn thu nhập nêu ở trên là thu nhập PNN (Huỳnh Thị Đan Xuân
và Mai Văn Nam, 2011)
Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp: Chỉ lượng tiền mặt hoặc hiện vật
mà các thành viên trong hộ thu được từ sản xuất nông nghiệp chẳng hạn như: sản xuất lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp được ước tính bằng tổng doanh thu sau khi bán được các mặt hàng nông sản trừ đi chi phí phát sinh trong suốt quá trình sản xuất Trong đó, doanh thu bằng tổng giá trị của nông sản sau khi bán đi, được tính
Trang 19bằng tổng sản lượng nông sản nhân với giá bán Chi phí phát sinh trong suốt quá trình sản xuất bao gồm: chi phí máy móc, chi phí nguyên liệu (điện, xăng, dầu, nước, ), vật liệu (giống, phân bón, thức ăn, ), chi phí lao động (nhân công) và một số chi phí khác Ngày nay, lao động gia đình không còn là nguồn lao động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nữa, lao động gia đình được thể hiện bằng số ngày công của các thành viên trong gia đình tham gia trong quá trình sản xuất nông nghiệp Thay vào đó là việc sử dụng lao động thuê mướn nên trong quá trình sản xuất còn phát sinh thêm chi phí nhân công Chi phí lao động thuê mướn thường được tính theo số ngày nhân với giá ngày công lao động Tùy thuộc vào từng công việc hoặc địa phương khác nhau mà giá ngày công lao động khác nhau
Do nhu cầu ổn định thu nhập cũng như giảm rủi ro từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nên thu nhập PNN cũng là một nguồn thu đáng kể của các nông
hộ hiện nay Nhờ vào sự phát triển của khoa học – kỹ thuật nên lao động thủ công dần được thay thế bằng máy móc, từ đó thời gian lao động nhàn rỗi của người dân tăng thêm, tạo điều kiện cho các nông hộ đa dạng hóa thu nhập thông qua việc tham gia vào các hoạt động PNN Các hoạt động PNN chủ yếu
ở nông thôn như: tham gia các làng nghề thủ công (đan thảm, dệt chiếu, làm nhang, ), các hoạt động kinh doanh, buôn bán, dịch vụ PNN (sửa xe, hớt tóc, ) Ngoài ra, các thành viên trong gia đình là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước tạo ra thu nhập hàng tháng từ tiền lương cũng được xem là thu nhập
từ hoạt động PNN Tùy theo các công việc khác nhau mà việc xác định thu nhập từ hoạt động PNN là khác nhau Cụ thể là đối với các công việc kinh doanh, buôn bán nếu có chi phí đầu tư thì thu nhập sẽ bằng lợi nhuận từ việc kinh doanh, buôn bán, nghĩa là doanh thu trừ chi phí kinh doanh) Còn đối với các hoạt động PNN không đầu tư chi phí thì thu nhập được xác định bằng hiện vật hoặc số tiền lương mà các thành viên trong gia đình nhận được thông qua quá trình lao động (ví dụ: tiền lương của cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, tiền công từ làm thuê PNN, dịch vụ, tài xế, thợ hồ, thợ mộc,…) Bên cạnh những nguồn thu nhập trên, đối với các hộ có đất nhưng không canh tác
có thể cho các hộ khác thuê để sản xuất nông nghiệp, từ đó tăng thêm được nguồn thu nhập phi nông nghiệp cho hộ
Bên cạnh thu nhập, khái niệm đa dạng hóa được nhắc đến trong nghiên cứu này nhằm giải thích nguyên nhân xuất hiện cũng như ý nghĩa của các hoạt động PNN đối với nông hộ
Đa dạng hóa thu nhập là chiến lược mà các nông hộ sử dụng để đối phó với tính thời vụ và rủi ro trong sản xuất và để sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của nông hộ (Ellis, 2000) Đa dạng hóa phụ thuộc vào sự phát triển của
Trang 20hệ thống kết cấu hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc…), đô thị hóa, chính sách phát triển (mở chợ, phát triển khu công nghiệp, tiệu thủ công nghiệp,…)
Có nhiều cách khác nhau để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập Block và Webb (2001) đã so sánh tỷ trọng của hoạt động trồng trọt với tỷ trọng của các hoạt động khác để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ Tuy nhiên, điểm yếu của phương pháp này là không thể đo lường được đối với các nông hộ không tham gia hoạt động trồng trọt Để khắc phục nhược điểm này, nghiên cứu của Barrett and Reardon (2001) đã sử dụng chỉ số Herfindahl nhằm chứng minh đa dạng hóa thu nhập không chỉ phụ thuộc vào
tỷ trọng của hoạt động trồng trọt mà còn phụ thuộc vào số lượng hoạt động mà
hộ tham gia
Theo Mai Văn Nam và cộng sự (2008), Tương tự với chỉ số Herfindahl trong việc đo lường mức độ đa dạng sinh học, đối với đa dạng hóa thu nhập cũng có thể được đo bằng chỉ số Simpson Công thức của nó như sau:
P SID
1
21
Trong đó, Pi là tỷ trọng thu nhập từ mỗi nguồn i, SID dao động từ 0 đến
1 Nếu hộ nào chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất thì Pi =1, kết quả là SID =
0 Hay nói cách khác, số nguồn thu nhập càng tăng thì tỷ trọng Pi càng giảm, khi đó SID tiến về 1 Joshi (2003) đã sử dụng chỉ số này để so sánh mức độ đa dạng hoá thu nhập ở các nước Nam Á bởi vì chỉ số khắc phục được điểm yếu trong phương pháp của Block và Webb
Để đo lường cũng như so sánh thu nhập giữa các nông hộ hoặc giữa các địa phương khác nhau, tác giả sử dụng những chỉ tiêu sau đây: thu nhập bình quân nông hộ, thu nhập bình quân đầu người trên năm, thu nhập bình quân đầu người trên tháng Trong đó, thu nhập bình quân nông hộ: là tổng thu nhập của các nông hộ chia cho số hộ khảo sát; Thu nhập bình quân đầu người/năm: là tổng các nguồn thu nhập của hộ/năm chia đều cho số thành viên trong gia đình; Thu nhập đầu người trên tháng: tổng thu nhập của hộ chia cho số thành viên trong hộ và chia đều cho 12 tháng
Khái niệm hộ nghèo cũng là một trong những khái niệm thể hiện thực trạng thu nhập của một địa phương trong một thời kì nhất định Hộ nghèo là những hộ được chính quyền địa phương bình xét, đánh giá, xếp vào danh sách
hộ nghèo (đã hoặc chưa được cấp giấy “chứng nhận hộ nghèo”) của từng năm
Trang 21Theo tiêu chuẩn nghèo tương ứng của Bộ lao động thương binh – Xã hội hoặc chuẩn nghèo thực tế áp dụng của địa phương
Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ):
* Khu vực nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng;
* Khu vực thành thị: 500.000 đồng/người/tháng
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ mức quy định nêu trên trở xuống là hộ nghèo
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
Nguồn thu nhập chủ yếu của nông hộ là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp vốn chịu ảnh hưởng của nhiểu yếu tố, từ yếu tố nội tại của nông hộ đến các yếu tố khách quan bên ngoài mà nông hộ khó có thể kiểm soát được (điều kiện tự nhiên, thị trường, cơ sở hạ tầng, chính sách của địa phương, ) Đã có nhiều bài nghiên cứu khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ Theo các nhà nghiên cứu Huỳnh Trường Huy và cộng sự (2008), Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2008), Nguyễn Văn Ngân
và Lê Khương Ninh (2008), Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), Huỳnh Thị Đan Xuân (2011), Lê Khương Ninh (2011), Nguyễn Công Bằng (2012), thu nhập của nông hộ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố Trong đó có các yếu tố thuộc về nguồn lực con người (liên quan đến đặc điểm của chủ hộ, nhân khẩu, lao động, trình độ học vấn,…), các yếu tố về nguồn lực tài chính (vốn đầu tư, vốn vay) và nguồn lực đất đai
Thứ nhất, nguồn lực con người có ảnh hưởng chủ yếu đến thu nhập, bao gồm trình độ học vấn của các thành viên và số nhân khẩu của hộ
Theo Yang (2004), học vấn là yếu tố mấu chốt quyết định khả năng nâng cao thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại Học vấn tạo cơ hội việc làm, quyết định sự lựa chọn nghề nghiệp, khẳng định vị thế của mỗi cá nhân trong xã hội Những lao động có trình độ học vấn thấp thường gắn với những nghề nghiệp có mức lương thấp Ngược lại, những lao động có trình độ học vấn cao hơn sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội có được thu nhập cao hơn Welch (1974) cho rằng mức thu nhập của một cá nhân tỷ lệ thuận với số năm đi học của họ Điều này có thể giải thích là do những người đi học nhiều hơn thường gắn với kỹ năng và trình độ tay nghề cao hơn Còn đối với nhà tuyển dụng, họ cũng sẵn sàng chi trả cho những người có bằng cấp cao hơn với mức lương cao hơn, do đó họ xem số năm đi học như một dấu hiệu nhận thấy người có năng lực cao hơn Còn đối với nông dân nói riêng, trình độ học vấn đóng vai
Trang 22trò rất quan trọng trong việc nâng cao thu nhập gia đình, trình độ học vấn cao gắn liền với khả năng nắm bắt khoa học kỹ thuật tốt hơn Từ đó, hiệu quả sản xuất được nâng cao đồng nghĩa với việc cải thiện thu nhập Ngày nay, đa số các nông hộ đều nhận thấy tầm quan trọng của trình độ học vấn đến sự phát triển kinh tế gia đình Họ nhận thấy được đa dạng hóa thu nhập từ tiền lương cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để ổn định thu nhập Vì thế, Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Bằng (2012), trình dộ học vấn được đo bằng số lớp (số năm) đến trường của một cá nhân Hệ số này bằng 0 nếu cá nhân đó
mù chữ, từ 1-12 nếu trình độ phổ thông, bằng 14 nếu là trung cấp, bằng 15 là cao đẳng và bằng 16 nếu trình độ đại học trở lên Hệ số của biến trình độ học vấn trung bình của các thành viên trong hộ được kỳ vọng là ảnh hưởng dương đến thu nhập bình quân của hộ
Số nhân khẩu cũng là một trong những yếu tố con người ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ Theo Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), số nhân khẩu của hộ nhận giá trị là số thành viên trong hộ Yếu tố nhân khẩu tác động tích cực hay tiêu cực đến thu nhập còn tùy thuộc vào đặc điểm nhân khẩu của từng hộ Đối với những hộ có số lao động tạo thu nhập cao hơn số người sống phụ thuộc thì biến nhân khẩu sẽ tác động tích cực đến thu nhập Ngược lại, đối với những hộ có tỷ lệ người phụ thuộc cao hơn thì biến nhân khẩu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập nông hộ Kết quả nghiên cứu của hai tác giả này cho thấy số nhân khẩu tác động nghịch chiều đến thu nhập, hay nói các khác,
số nhân khẩu của hộ càng tăng thì thu nhập bình quân/người/tháng của hộ sẽ càng giảm Trong đề tài nghiên cứu này, biến số nhân khẩu được kỳ vọng là ảnh hưởng nghịch chiều đến thu nhập bình quân của hộ
Bên cạnh nguồn lực con người, thu nhập nông hộ còn chịu tác động không ít bởi yếu tố nguồn lực tài chính, bao gồm vốn đầu tư và vốn vay
Vốn là yếu tố đầu vào thiết yếu cho sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng Vốn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập nông hộ Đã có nhiều nghiên cứu phân tích vai trò của vốn đối với thu nhập Theo Lê Khương Ninh (2011), trong nông nghiệp, ngoài đất đai thì vốn cũng là yếu tố đầu vào không thể thiếu, vì người nông dân cần chúng để mua giống, vật tư nông nghiệp, thuê lao động, máy móc, Nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, nhờ đó làm tăng thu nhập Trong bối cảnh nước ta hiện nay, thu nhập của nông hộ còn khá thấp nên thường không đủ để tích lũy đầu tư Vì thế, phần lớn các nông hộ cần đến sự hỗ trợ của vốn vay thông qua các tổ chức tín dụng Lượng vốn vay có thể giúp nông dân đầu tư vào hệ thống thủy lợi, mua máy móc, thiết bị, đầu tư cho khoa học – kỹ thuật góp phần đa dạng hóa thu nhập của nông hộ Hơn thế nữa, vốn
Trang 23vay còn giúp nông dân bù đắp khoảng trống thu nhập trước mùa thu hoạch, giúp bà con nông dân tránh được tình trạng bán nông sản với giá thấp ngay sau khi thu hoạch Theo nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2008) cho thấy thiếu vốn đầu tư là nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp, kéo theo đó
là thu nhập nông hộ thấp Thu nhập thấp dẫn đến tình trạng tích lũy vốn thấp
vì thế có thể gây nên thực trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất ở vụ sau Thiếu vốn đầu tư có thể được các nhà nghiên cứu ví như một vóng lẫn quẫn của các nông hộ trong vấn đề thoát nghèo cũng như cải thiện thu nhập gia đình Để giải quyết tình trạng thiếu vốn của nông hộ thì cần sự can thiệp của một tổ chức bên ngoài, do đó, vốn vay là một nguồn quan trọng giúp nông dân giải quyết khó khăn về vấn đề tài chính Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nông hộ gặp khó khăn trong vấn đề vay tín dụng chính thức Theo Nguyễn Văn Ngân
và Lê Khương Ninh (2008), cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thành lập các tổ chức tín dụng chuyên biệt dành cho nông thôn để hỗ trợ cho nông dân về mặt tài chính với lãi suất thấp Mặc dù được xác định là đối tượng chủ yếu của các tổ chức tín dụng chính thức Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng thường quan ngại khi cho các đối tượng hộ nghèo vay vì nguy cơ nợ xấu cao Kết quả là những hộ nghèo vẫn tiếp tục đối diện với khó khăn về vấn đề vốn Từ thực tế trên, ta thấy được tầm quan trọng của vốn vay đến thu nhập của các nông hộ trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng Biến này được đo lường như sau: 0: đối với hộ không vay vốn và 1: đối với hộ
có vay vốn Biến này được kỳ vọng ảnh hưởng tích cực đến thu nhập
Sự tác động của vốn vay đến thu nhập phản ánh trực tiếp sự ảnh hưởng của chi phí đầu tư đến thu nhập Sự thiếu hụt vốn đầu tư trong sản xuất khiến nhiều nông hộ hạn chế khả năng nắm bắt cơ hội nâng cao thu nhập Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, việc đầu tư hợp lý cho nguyên vật liệu sản xuất cũng như lao động rất quan trọng trong việc quyết định yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất Bên cạnh đó, sản xuất PNN cũng không thể thiếu yếu tố vốn đầu tư Đối với các hộ thiếu đất sản xuất hoặc có thời gian lao động nhàn rỗi thì thu nhập từ PNN là nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của họ Có những hoạt động PNN phải đầu tư chi phí trong thời gian dài hạn, chẳng hạn như muốn có nguồn thu nhập từ tiền lương nhà nước thì hộ phải đầu tư vốn trong suốt 16 năm học tập Do đó, vấn đề chi phi sản xuất được tác giả xác định trong ngắn hạn bằng cách sử dụng dữ liệu cắt ngang Theo Nguyễn Công Bằng (2012), hiện nay mức độ đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của nông dân còn thấp nên chưa khai thác hết lợi thế tiềm năng của đất đai, lao động và lợi thế so sánh của từng vùng được thiên nhiên ban tặng Do vậy, khi một nông hộ
Trang 24tăng cường đầu tư máy móc, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi thì sẽ khai thác được nhiều hơn hiệu quả sản xuất, từ đó thu nhập nông hộ được tăng thêm Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh và cộng sự (2010) cũng cho thấy rằng chi phí đầu vào ảnh hưởng theo chiều thuận đối với thu nhập, khi tăng 1% yếu tố đầu vào thì thu nhập sẽ tăng 0,261% Chi phí đầu tư cho sản xuất được đo lường bằng số tiền mà nông hộ bỏ ra phục vụ trong suốt quá trình sản xuất (bao gồm sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp) Biến chi phí đầu tư cho sản xuất cũng được kỳ vọng là có ảnh hưởng dương đến thu nhập nông hộ
Ngoài nguồn lực con người và nguồn lực tài chính, nguồn lực đất đai cũng là một trong những yếu tố có tác động chủ yếu đến thu nhập nông hộ Cũng như các hoạt động sản xuất khác, hoạt động sản xuất nông nghiệp không thể thiếu yếu tố đất đai trong quá trình sản xuất Đất đai là yếu tố thiết yếu trong quá trình sản xuất và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất của nông hộ Quy mô đất đai tỷ lệ thuận với thu nhập nông hộ Các hộ có diện tích đất đai rộng lớn thường là các hộ khá, giàu, còn các hộ nghèo thường là các hộ có diện tích đất hạn chế hơn, thậm chí có những hộ không có đất phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp, làm hạn chế khả năng cải thiện và nâng cao thu nhập (Marsh và cộng sự, 2007) Đồng tình với quan điểm trên, Huỳnh Trường Huy và cộng sự (2008) cho rằng đất đai là tài sản quan trọng nhất của nông hộ
và khả năng tiếp cận với đất (cả về số lượng và chất lượng) là một yếu tố quyết định đối với sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ Vì phần lớn thu nhập nông hộ phụ thuộc vào nông nghiệp và hoạt động sản xuất nông nghiệp phần lớn là sử dụng lao động chân tay nên yếu tố đất đai đóng một vai trò rất quan trọng Nguyễn Quang Tuyến (2011) bổ sung rằng đất đai đã trở thành hàng hóa trong nên kinh tế thị trường dựa theo Luật đất đai năm 1993 và 2003 Vấn đề này đang làm thay đổi quyền sở hữu đất đai và kinh tế hộ do hiện tượng phân hóa trong nông dân và làm đa dạng hóa thu nhập trong những hộ
có qui mô đất đai khác nhau
Nhìn nhận vấn đề theo một khía cạnh khác, Nguyễn Công Bằng (2012) cho rằng mặc dù diện tích đất đai đóng vai trò chính trong việc mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập của nông hộ Tuy nhiên, do đặc điểm của đất đai mà nông hộ có diện tích đất khiêm tốn có thể nâng cao năng suất trên cùng một diện tích đất canh tác thông qua việc cải thiện độ màu mỡ đất đai bằng việc canh tác hợp lí (bón phân phù hợp, xen canh, luân canh hợp lí, ) Kết quả là việc sử dụng vốn, sức lao động một cách hiệu quả, việc tăng cường áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất sẽ tăng khả năng nâng cao thu nhập của những nông hộ có diện tích đất sản xuất hạn hẹp
Trang 25Theo một vài nghiên cứu trước đây, một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến thu nhập nông hộ chính là khả năng tiếp cận chính sách nhà nước thông qua việc tham gia vào các hoạt động đoàn thể
Theo Nguyên Vụ trưởng vụ Tổ chức Phi Chính phủ Nguyễn Ngọc Lâm (2012), cho đến nay bên cạnh 6 đoàn thể chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chính phủ cho phép thành lập 400 hội có phạm vi toàn quốc, bao gồm các hội nghề nghiệp, hội nhân đạo từ thiện, các hội của các tổ chức kinh tế Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép hơn 6500 hội có phạm vi hoạt động tại địa phương, đó là chưa kể hàng vạn hội được thành lập, hoạt động tại các xã, phường, thị trấn, quận, huyện Ngoài ra có khoảng hàng nghìn tổ chức phi chính phủ đã đăng ký hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, bảo trợ xã hội, tư vấn pháp luật, tài chính vi mô, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện Ngoài các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ được thành lập theo quy định của pháp luật là pháp nhân, còn có nhiều tổ chức cộng đồng không có tư cách pháp nhân như: hội đồng hương, đồng môn, đồng niên, câu lạc bộ, nhóm tự quản đang hoạt động rất sôi nổi ở
xã, phường, thị trấn và các cơ sở
Các tổ chức nhân dân đã thực sự hỗ trợ cho nền kinh tế thị trường phát triển và khoả lấp các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường phát triển thông qua sự trợ giúp về thông tin, tuyên truyền kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, đóng góp ý kiến nhằm thúc đẩy sự ra đời của cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn cũng như thúc đẩy sự ra đời và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Mặt khác, các tổ chức nhân dân thời gian qua cũng đã cung ứng nhiều dịch vụ cho hội viên của mình, cho xã hội thông qua việc tổ chức các dịch vụ tới vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn mà các tổ chức vì lợi nhuận không muốn triển khai, nhà nước chưa đủ điều kiện để với tới, đồng thời đã cùng nhà nước thực hiện tốt công tác xã hội hoá: giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học- kỹ thuật,…
Theo Nguyễn Kim Phú (2013), các hộ tham gia các tổ chức đoàn thể thì hiệu quả sản xuất tăng lên thông qua việc áp dụng khoa học – kỹ thuật hoặc giảm đi chi phí sản xuất so với các hộ không tham gia Hội Nông Dân là một trong những hội, đoàn thể được địa phương khuyến khích tham gia Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) giả định rằng biến giả tham gia các hoạt động đoàn thể được đo lường như sau: nhận giá trị 1 đối với các hộ có tham gia và nhận giá trị 0 nếu hộ không tham gia Biến tham gia các hoạt động đoàn thể được kỳ vọng là có tác động cùng chiều với thu nhập nông hộ
Trang 26Tóm lại, tất cả những nghiên cứu thực nghiệm đều cố gắng tìm ra các nhân tố tác động đến việc nâng cao thu nhập của hộ nông dân Mỗi nghiên cứu đều có mục tiêu khác nhau, do đó các biến độc lập được đưa vào mô hình là khác nhau Nhưng qua tất cả các nghiên cứu trên, ta có thể nhận thấy rằng hầu hết các biến số về nhân khẩu, trình độ học vấn của các thành viên, diện tích đất của hộ, khả năng tiếp cận tín dụng, chi phí đầu tư sản xuất và việc tham gia các tổ chức đoàn thể có ảnh hưởng chủ yếu đến việc nâng cao thu nhập của nông hộ
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Nghị quyết 89/NQ-CP năm 2012 là một bước tiến mới cho Bình Minh trở thành thị xã đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long Từ đây, thị xã Bình Minh phát triển hơn trước về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa đến xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực luôn tồn tại những mặt tiêu cực, tình trạng đô thị hóa
đã phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp của vùng Diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua các năm (năm 2013 là 6.845,7 ha, giảm 59,5 ha so với năm 2011) Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của thị xã Bình Minh chủ yếu tập trung ở 5 xã Trong đó, Thuận An là xã có mật độ dân số lớn nhất (với 869 người/km2) Hơn thế nữa, đây còn là xã chiếm đa phần diện tích lúa và màu của toàn thị xã với hơn 3.305 ha rau màu (chiếm gần 60% diện tích rau màu của Bình Minh) Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính khách quan cho đề tài, tác giả chọn nghiên cứu các nông hộ ở xã trung tâm và các nông hộ ở xã vùng ven để điều tra thu nhập Theo bản đồ hành chính, Thuận An và Đông Thạnh và Mỹ Hòa là các xã vùng ven của thị xã Bình Minh Với vị trí nằm ven sông Hậu,
Mỹ Hòa nổi tiếng là vùng chuyên canh cây ăn trái đặc trưng của thị xã với diện tích cây ăn trái năm 2013 là 1.224,2 ha (chiếm 38,2% tổng diện tích cây
ăn trái toàn thị xã) Đông Thạnh được chọn là một trong 8 mô hình cánh đồng mẫu lớn của tỉnh Vĩnh Long Thực hiện dự án cánh đồng mẫu lớn nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP giai đoạn 2011-2014, trong năm 2014 thị xã Bình Minh có kế hoạch sản xuất gần 1.000ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Đông Thạnh Các nguyên nhân trên là cơ sở để xã Mỹ Hòa, Đông Thạnh và Thuận An được chọn Như
đã trình bày ở trên, tác giả sẽ chọn một xã vùng trung tâm để đảm bảo tính khách quan cho đề tài Từ khi Bình Minh được chính thức công nhận là thị xã, Phường Đông Thuận được thành lập dựa trên việc chia cắt xã Đông Bình cũ vì nơi đây có vị trí địa lý nằm ở vùng trung tâm, đồng thời giáp với quốc lộ 54 Vĩnh Long-Cần Thơ, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế của vùng Từ lí do
Trang 27đó, một số nông hộ thuộc địa bàn Đông Thuận được chọn để phục vụ cho quá trình nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này là các số liệu liên quan đến thực trạng sản xuất của thị xã Bình Minh, bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ Ngoài ra, số liệu thứ cấp mà tác giả sử dụng còn liên quan đến đặc điểm về
điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương được nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau đây:
- Niên giám thống kê thị xã Bình Minh (2011-2013)
- Tổng cục thống kê
- Các bài báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan,…
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình phỏng vấn trực tiếp 90 nông
hộ tại địa bàn thị xã Bình Minh thông qua bảng câu hỏi Phương pháp chọn mẫu điều tra: chọn 3 xã vùng ven và 1 phường vùng trung tâm có các đặc điểm sản xuất đặc trưng của huyện Từ đó, tiến hành phỏng vấn các hộ tại nhiều ấp khác nhau trong xã 90 hộ nông dân được phỏng vấn dựa trên phương
pháp thu mẫu thuận tiện
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1
Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Theo Mai Văn Nam (2008), thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu Phương pháp thống kê mô tả sử dụng các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu (tần suất, tỷ lệ, số trung bình,…) từ đó rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập Các phương pháp thống kê mô tả được
sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
Phương pháp so sánh: So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so
Trang 28sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không:
Trong đó:
Δy : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
y1: chỉ tiêu năm phân tích
y0: chỉ tiêu năm gốc
Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu :
% 100 0
1
x y
y
y
Trong đó:
Δy : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
y1: chỉ tiêu năm phân tích
y0: chỉ tiêu năm gốc
Theo Mai Văn Nam (2008, trang 17), ngoài ra bảng thống kê cũng là một trong những cách thể hiện đặc trưng của đối tượng nghiên cứu rõ ràng nhất Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý Đặc điểm chung của tất cả những bảng thông kê là bao giờ cũng
có các con số của từng bộ phận và có mối liên hệ mật thiết với nhau Bảng thống kê bao gồm các yếu tố chính: số liệu bảng, tên biểu bảng, đơn vị tính, các chỉ tiêu
Phương pháp số trung bình bao gồm các chỉ tiêu sau đây : giá trị trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn Trong đó, Giá trị trung bình: bằng tổng tất
cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát ; Phương sai về ý nghĩa là đo lường độ phân tán Ta sẽ dễ dàng thấy các giá trị so với giá trị trung bình của
nó là bao nhiêu Điều này có ý nghĩa về xem xét các hiện tượng có tính đồng đều hay tính đại diện cao không; Độ lệch chuẩn là căn bậc 2 của phương sai
Nó dùng để tính trung bình của giá trị sai lệch với giá trị trung bình của nó là bao nhiêu
Cuối cùng, phương pháp phân tích tần số cũng là một trong những phương pháp thống kê mô tả được sử dụng phổ biến Phân tích tần số là
Trang 29phương pháp sử dụng bảng phân phối tần số để tóm tắt dữ liệu được xếp thành từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ
sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu
Phương pháp thống kê mô tả còn sử dụng trong nghiên cứu này nhằm phân tích nguồn lực nông hộ bao gồm: Các thông tin về chủ hộ và các thành viên trong hộ (tuổi, giới tính, trình độ học vấn,…); Các thông tin chung về nông hộ (số nhân khẩu, diện tích đất nông nghiệp, vốn sản xuất, tín dụng,…);
Cơ cấu thu nhập nông hộ: thu nhập từ nông nghiệp, PNN
2.2.3.2 Đối với mục tiêu 2
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ thì đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để phân tích bằng phần mềm STATA Đã có nhiều nghiên cứu định lượng về thu nhập sử dụng công cụ phân tích hồi quy, trong
đó theo Sarah (2013) biến phụ thuộc (thường là biến thu nhập) được ước tính, căn cứ vào giá trị của một hay nhiều biến độc lập (nhiều loại yếu tố khác nhau của quá trình sản xuất, tài sản nông hộ, các nguồn lực…) Phân tích hồi quy có những ưu điểm trong việc xác định ý nghĩa và tầm quan trọng trong mối quan
hệ giữa các biến với nhau (Asom and McKay, 2010) Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng mô hình hồi quy đa biến để ước tính các yếu tố quyết định đến thu nhập của nông hộ với thu nhập nông hộ là biến phụ thuộc và một tập hợp các biến độc lập giải thích cho sự biến động của biến phụ thuộc (Barrett, Bezunh, và Aboud, 2000; Block và Webb, 2001)
Theo Mai Văn Nam (2008), hầu hết mô hình hồi quy được xây dựng để ước lượng xem sự phụ thuộc của biến phụ thuộc (ở đây là thu nhập) ở mức nào vào các biến độc lập Trong mô hình hồi quy đa biến thường được sử dụng, ta dựa vào số liệu quan sát của cả nhóm biến độc lập và một biến phụ thuộc để ước lượng sự ảnh hưởng các biến độc lập lên biến phụ thuộc, nói cách khác thì phương pháp này dùng để ước lượng các giá trị tham số β của các biến độc lập
Thu nhập của nông hộ chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lực sản xuất cũng như điều kiện kinh tế xã hội mà nông hộ sinh sống Do đó trong nghiên cứu này, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân được ước lượng thông qua mô hình hồi quy tương quan nhằm xác định mối quan hệ giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng được giải thích Do số lượng thành viên của các nông hộ là khác nhau, có hộ chỉ có hai thành viên, lại có hộ rất đông thành viên, nên tổng mức thu nhập cao không có nghĩa là có hiệu quả thu nhập hơn những hộ có tổng mức thu nhập thấp hơn Các nghiên cứu trước đây
Trang 30của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), Nguyễn Công Bằng (2012), Phan Thị Nữ (2012) cũng sử dụng thu nhập bình quân đầu người của hộ làm biến phụ thuộc cho mô hình hồi quy Do đó, biến phụ thuộc Y mà tác giả đưa vào mô hình hồi quy là thu nhập trung bình của hộ trong năm
Thông qua lược khảo tài liệu các nghiên cứu của các tác giả Mai Văn Nam và cộng sự (2008), Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2008), Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh (2008), Nguyễn Việt Anh (2010), Huỳnh thị Đan Xuân (2011), Lê Khương Ninh (2011), Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), Nguyễn Công Bằng (2012), Nguyễn Văn Đông (2012), Nguyễn Kim Phú (2013), tác giả lựa chọn các biến sau để đưa vào mô hình hồi quy: Nhân khẩu, trình độ học vấn trung bình của các thành viên, tổng diện tích đất, vay vốn, chi phí đầu tư sản xuất và tham gia các tổ chức đoàn thể
Mô hình hàm thu nhập có dạng tổng quát như sau:
: Là sai số ước lượng
Xk: Các biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập
Bảng 2.1 Diễn giải và kỳ vọng của các biến độc lập
Biến độc lập Ký hiệu Đơn vị tính Kỳ
vọng (+/-)
thể
Thamgiact 1: hộ có tham gia, 0:
hộ không tham gia
+
Các bước phân tích hồi quy đa biến:
Theo Lê Đỗ Mạch (2005), phân tích hồi quy đa biến được thực hiện qua
7 bước sau :
Trang 31Bước 1 Nêu ra các giả thiết hoặc các mối quan hệ giữa các yếu tố kinh
tế
Bước 2 Thiết lập mô hình toán (phương trình) mô tả mối quan hệ tuyến
tính đó Ví dụ như mối quan hệ tuyến tính giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
Bước 3 Thu thập số liệu (hay dựa trên nguồn số liệu đã có như số liệu
điều tra, sổ sách hành chính…) để ước lượng các hệ số của mô hình
Bước 4 Tiến hành ước lượng các hệ số của mô hình dựa trên mẫu số liệu
đã thu thập Kết quả ước lượng chính là đánh giá bằng thực nghiệm cho các giả thiết hoặc mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế trên mẫu
Bước 5 Phân tích và đánh giá kết quả nhận được Xem xét kết quả nhận
được có phù hợp với lý thuyết hoặc mối quan hệ đã nêu ra hay không Đồng thời kiểm định các giả thiết thống kê về mô hình hồi quy tuyến tính để phương pháp ước lượng bình phương bé nhất đạt hiệu quả nhất Bao gồm kiểm tra các giả định sau đây :
+ Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến trong mô hình (sử dụng lệnh correlation)
+ Phân tích phần dư : phần dư có tính độc lập, phương sai giống nhau, và trung bình bằng zero
+ Multicollinearity (đa cộng tuyến) Sử dụng lệnh vif (Variance Inflation Factor) trong STATA để tính toán giá trị VIF Thông thường VIF<5 là tốt, VIF từ 5-10 có thể chấp nhận được Xem xét lại nếu VIF>10
Bước 6 Dự báo: Nếu như mô hình phù hợp với lý thuyết hoặc mối quan
hệ đã mô tả thì có thể sử dụng mô hình để dự báo
Bước 7 Dựa trên mô hình đã ước lượng, đưa ra các kiến nghị về chính
sách
2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3
Căn cứ kết quả phân tích của mục tiêu 1, 2 đề ra giải pháp nâng cao thu nhập của hộ trong vùng
Trang 32CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ
Đô thị trung tâm của Bình Minh được xây dựng theo trục chính Nam Bắc của Quốc lộ 1A, và hướng mở “mặt tiền” theo các trục đường xương cá về phía Đông Đó là hướng đón mặt trời lên phía cầu Cần Thơ, là cây cầu dây văng cuối cùng và hiện đại nhất trên quốc lộ 1A nối liền thị trấn Năm Căn tỉnh
Cà Mau, đến cột mốc số 0 tỉnh Lạng Sơn Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc
mở rộng phát triển theo hướng liên kết vùng, Bình Minh hội đủ điều kiện thuận lợi mà ít nơi nào có được Đây là lợi thế lớn tạo cho Bình Minh phát triển công nghiệp, thương mại- dịch vụ và nông nghiệp chất lượng cao Mặt khác, trong hiện tại và tương lai, Vĩnh Long và Cần Thơ nói chung, Bình Minh- thị trấn Cái Vồn nói riêng, không chỉ đơn thuần là mối quan hệ kinh tế, văn hóa xã hội; mà còn là quan hệ hành chính của các cụm dân cư đô thị và trở thành quan hệ vùng
3.1.1.2 Lịch sử hình thành
Năm 1957, Bình Minh chính thức được thành lập Đến ngày 31/7/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định 125/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Minh
Sự điều chỉnh về địa lý tự nhiên, là yếu tố tiên quyết, cơ bản để tái cơ cấu lại kinh tế- xã hội theo hướng “công nghiệp- xây dựng, thương mại- dịch vụ
và nông nghiệp”, tạo bước phát triển đột phá Và đúng 5 năm sau, thị xã Bình Minh chính thức được công nhận thông qua Nghị quyết 89 của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2012 về việc thành lập thị xã Bình Minh Cùng với việc điều chỉnh địa giới hành chính, để thành lập các phường; Bình Minh chính thức với vai trò một trung tâm đô thị mới, bên bờ Bắc sông Hậu
Trang 33Từ đây, đánh dấu cột mốc quan trọng, trong suốt chặng đường lịch sử hình thành và phát triển vùng đất này
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh 2013
Hình 3.1 Bảng đồ hành chính thị xã Bình Minh
3.1.1.3 Địa hình
Nằm ở phía Bắc quốc lộ 1A, là vùng thấp nhất của tỉnh, thị xã Bình Minh
sở hữu địa hình bằng phẳng, cao ở phía Tây và thấp dần về phía Đông Được chia làm 2 tiểu vùng như sau:
- Vùng có cao trình từ 0,7–1m gồm các xã: Đông Thạnh, Đông Thành, Thuận An, Thành Phước
- Vùng có cao trình từ 1–1,25m bao gồm: Đông Bình, Đông Thuận, Mỹ Hòa, thị trấn Cái Vồn
Trang 34Địa hình trên rất thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều phục vụ cho việc tưới tiêu hoa màu, cây trái cũng như mô hình sản xuất các vụ lúa quanh năm
Mỹ Hòa Không những thích hợp với cây ăn quả, đất phù sa còn rất thích hợp
để sản xuất lúa luân canh với cây màu Những năm gần đây, đất tự nhiên của Bình Minh đã được khai thác hợp lý, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp nên diện tích đất chưa sử dụng đã giảm đáng kể và đến nay toàn thị xã không còn đất bị hoang hóa
Bảng 3.1 Diện tích đất tự nhiên của thị xã Bình Minh – Vĩnh Long qua các năm 2012-2013
Khoản mục Năm 2012 Năm 2013
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 6.895,2 75,25 6.845,7 74,71
Trang 35Năm 2012, tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Bình Minh là 9.163 ha Trong đó, chiếm đa số là diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là 6.895,2 ha (chiếm 75,25% ), tiếp đến là đất PNN 1.153,4 ha (chiếm 12,8%), sông rạch chiếm 11,84% diện tích đất tự nhiên, thấp nhất là diện tích đất nuôi thủy sản 30 ha (chỉ chiếm hơn 0,3%)
Sang năm 2013, mặc dù diện tích đất nông nghiệp có giảm để nhường chỗ cho hoạt động PNN Tuy nhiên, đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất
là 6.845,7 ha (chiếm 74,71%, giảm 0,54% so với năm 2012) Thay vào đó là diện tích đất PNN tăng lên từ 1.153,4 ha đến 1.202,9 ha
Từ thực tế trên, có thể thấy đô thị hóa đang dần tác động lên nền nông nghiệp của thị xã Bình Minh Diện tích đất nông nghiệp đang dần được thay thế bằng các hoạt động PNN Các khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp mọc lên thay cho các cánh đồng lúa, cỏ,…
3.1.1.5 Khí hậu
Khí hậu của thị xã Bình Minh có đặc điểm là nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 26-270C, bình quân khoảng 2.600 giờ nắng/năm Độ ẩm bình quân 80-83% Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến giữa tháng
11, hướng gió Tây-Tây Nam từ biển thổi vào và mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng gió Đông Bắc và Đông Nam từ lục địa thổi qua gây khô và lạnh Bình Minh là nơi có sự ưu đãi của thiên nhiên về điều kiện thời tiết khí hậu, thuận lợi cho sự phát triển của nhiều vật nuôi, cây trồng Là điều kiện để phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh, tăng vụ
3.1.1.6 Chế độ thủy văn và nguồn nước
Với vị trí nằm cạnh sông Hậu, Thị xã Bình Minh có hệ thống sông rạch chằng chịt, chiếm hơn 10% diện tích chung với mật độ 760m/km2 Chế độ thủy triều trên các sông rạch theo tính chất bán nhật triều không đều Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6, phụ thuộc vào chế độ mực nước của triều biển Đông Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, phụ thuộc phần lớn vào mực nước song Cửu Long Như ta thấy, hằng năm, mùa lũ trùng vào mùa mưa nên càng dễ xảy ra lụt Phần lớn diện tích Bình Minh nằm ở phần trũng nên nơi đây thường chịu ảnh hưởng của lũ từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 Theo phân vùng lũ của định hướng quy hoạch lũ ĐBSCL, tỉnhVĩnh Long nằm trong vùng ngập nông của đồng bằng Vì vậy thiệt hại hằng năm do
lũ gây ra với vụ lúa Thu-Đông là tương đối lớn
Cũng như tỉnh Vĩnh Long, Bình Minh sử dụng nguồn nước qua hệ thống sông Hậu nên nguồn nước khá dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu nước tưới nông
Trang 36nghiệp cũng như nước sinh hoạt Nước ngầm của huyện thường xuất hiện ở độ sâu 200-300m chứa hàm lượng sắt và độ nhiễm mặn khá cao Do đó, chương trình cung cấp nước sạch cho nông thôn chủ yếu là khai thác nước mặt
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Đơn vị hành chính
Thị xã Bình Minh hiện nay bao gồm 3 phường và 5 xã:
- Phường Cái Vồn được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 175,53 ha diện tích tự nhiên, 14.523 nhân khẩu của thị trấn Cái Vồn và 43,62 ha diện tích tự nhiên, 3.852 nhân khẩu của xã Thuận An
- Phường Thành Phước được thành lập trên cơ sở 359,93 ha diện tích tự nhiên và 13.703 nhân khẩu còn lại của thị trấn Cái Vồn
- Phường Đông Thuận thành lập trên cơ sở điều chỉnh 394,16 ha diện tích
tự nhiên và 8.729 nhân khẩu của xã Đông Bình
- Với diện tích tự nhiên 1.947 ha, Thuận An là xã có diện tích hoa màu và cây lâu năm nhiều nhất (chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên)
- Mỹ Hòa là xã nổi tiếng với các vườn cây ăn trái, đặc biệt là bưởi Năm Roi Với diện tích tự nhiên 2.349 ha, Mỹ Hòa đã có đến 1.300ha bưởi Năm Roi (chiếm hơn 43% diện tích bưởi toàn thị xã)
- Với dân số 7.508 người, Đông Bình là xã có thành phần người dân tộc sinh sống
- Đông Thạnh và Đông Thành có diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh (2011-2013)
Trang 37Sự biến động của dân số qua các năm thể hiện một phần tình hình phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương Qua bảng 3.2, ta thấy:
- Dân số của thị xã Bình Minh tăng đáng kể qua các năm Cụ thể, năm
2013 là 88.973 người (tăng 1.093 người so với năm 2010)
- Dân số tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn vì đa phần người dân sống chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp Dân số nông thôn năm 2012 là 66.055 người (chiếm gần 75%), trong khi dân thành thị chỉ có 22.410 người (chiếm khoảng 25%)
- Sang năm 2013, có sự chuyển dịch nhỏ trong cơ cấu dân số theo vùng của thị xã Do diện tích đất nông nghiệp giảm, mà dân số lại tăng qua các năm cùng với nhu cầu sinh kế, nhiều người đã rời khỏi khu vực nông thôn lên thành thị để làm việc và sinh sống, do đó dân số thành thị tăng nhẹ Cụ thể, dân số ở nông thôn năm 2013 là 55.347 người (giảm 10.708 người so với năm 2012) Thay vào đó là dân số thành thị tăng từ 22.410 người lên đến 33.626 người (tăng 11.216 người)
Lao động
Năm 2013, dân số trong độ tuổi lao động của Bình Minh là 61.736 người Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 34,82% Lao động trong các ngành kinh tế là 51.980 người (chiếm 84,19% tổn lao động)
Bảng 3.3 Cơ cấu lao động theo ngành của thị xã Bình Minh – Vĩnh Long 2011-2013
Đơn vị tính: % Khoản mục 2011 2012 2013 Khu vực nông-lâm-thủy sản 48,29 47,74 43,44 Khu vực phi nông-lâm-thủy sản 51,71 52,26 56,56
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh (2011-2013)
Lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm Mặc dù những năm gần đây do ảnh hưởng của đô thị hóa cũng như nhu cầu sinh kế của người dân, lao động trong lĩnh vực này có giảm, điển hình
là năm 2013, lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản chiếm 43,44% (giảm 4,85% so với năm 2011), tuy nhiên lượng giảm này không đáng kể và không làm thay đổi nhiều cơ cấu lao động theo ngành của vùng Kết quả là lao
Trang 38động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản vẫn đóng giữ vai trò quan trọng và
là nguồn lao động chủ lực của thị xã Bình Minh
Bên cạnh đó, ta còn thấy lực lượng lao động trong những năm gần đây có
xu hướng tham gia vào các hoạt động PNN Điển hình năm 2013, lao động trong lĩnh vực PNN chiếm 56,56% (tăng 4,85% so với năm 2012) Tham gia các hoạt động PNN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của
hộ gia đình ở nông thôn Chính vì thế, việc phát triển mạnh mẽ các ngành nghề PNN đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn (Demurger và công sự, 2010)
Tỷ lệ hộ nghèo
Bảng 3.4 Tỷ lệ hộ nghèo theo thành thị và nông thôn của thị xã Bình Minh (2011-2013)
Đơn vị tính: % Năm 2011 2012 2013
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh (2011-2013)
Tỷ lệ hộ nghèo là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình tình phát triển kinh tế - xã hội của bất kì địa phương nào Qua bảng 3.4, ta thấy tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị luôn cao hơn ở nông thôn (năm 2013 là 6,57%, cao hơn 1,42% so với nông thôn) Do đa phần những người ở thành thị không có đất để sản xuất, điều này càng khó khăn hơn một khi trình độ học vấn của họ thấp Mặc dù sản xuất nông nghiệp không mang lại thu nhập cao, nhưng người nông dân cũng có thể đa dạng hóa thu nhập cho gia đình bằng nhiều cách (buôn bán, làm thuê, cho mướn đất,…) Điều này góp phần giải quyết những khó khăn của những hộ ở nông thôn trong vấn đề thu nhập
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như sự phấn đấu của bà con, tỷ lệ hộ nghèo qua các năm ở cả thành thị và nông thôn đều giảm Năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo nông thôn là 5,15% (giảm 3,53% so với năm 2011)
và tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị là 6,57% (giảm 3,92% so với 2011)
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông đường thủy của toàn thị xã Bình Minh là 161km Bao gồm 148,3km dành cho phương tiện từ 500 tấn trở xuống và 13km cho phương tiện trên 500 tấn
Trang 39Hệ thống giao thông đường bộ dài 244,3km, bao gồm 161,2km đường xe
mô tô và 83,1km dành cho xe ô tô
Trường học: theo số liệu thống kê năm 2013, toàn thị xã có 24 trường trung học phổ thông với hơn 14.158 học sinh
Năm 2013, toàn thị xã có 14.665 hộ đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm hơn 62% tổng số hộ trên địa bàn)
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA THỊ XÃ BÌNH MINH – VĨNH
DỊCH VỤ
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh (2010,2013)
Hình 3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của Bình Minh năm 2010, 2013 Cũng như những năm trước đó, trồng trọt luôn đóng vai trò chủ đạo trong
cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của thị xã Bình Minh Năm 2013, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 86,15%, tiếp đến là chăn nuôi chiếm 12,56%, cuối cùng là dịch vụ chỉ chiếm 3,06%
Những năm gần đây, ngành trồng trọt không ngừng khẳng định vị thế của mình Năm 2013, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng 3,65% so với năm 2010 Nói cách khác, tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có xu hướng giảm Tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2013 giảm 1,8% so với năm 2010, nguyên nhân chính là do những năm gần đây, ngành chăn nuôi không ngừng đối mặt với nguy cơ về vấn đề dịch bệnh, dịch cúm trên gia cầm, gia súc Tỷ trọng giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp cũng giảm 0,81%
3,87 13,64
Trang 403.2.1.1 Trồng trọt
Lương thực
Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng lúa của thị xã Bình Minh (2011-2013)
Khoản mục 2011 2012 2013 Diện tích (ha) 10.396,3 9.664,7 10.017,8 Sản lượng (tấn) 58.426,3 55.413,5 57.754,0
Nguồn: niên giám thống kê thị Bình Minh (2011-2013)
Cây lương thực luôn giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp của ĐBSCL nói chung và thị xã Bình Minh nói riêng, đặc biệt là cây lúa nước Trong những năm qua, do điều kiện tự nhiên cũng như nhu cầu của thị trường
mà tình hình sản xuất lúa có sự biến động Qua bảng 3.5, ta thấy diện tích lúa năm 2012 là 9.664,7 ha, giảm 732 ha (giảm hơn 7%) so với năm 2011 Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do khoảng giữa năm 2011, thương lái Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu khoai lang với mức giá hấp dẫn, lúc giá cao nhất lên đến 17.000đ/kg, nhiều bà con nông dân chuyển từ trồng lúa sang
mô hình khoai lang, vì thế diện tích lúa giảm mạnh trong năm 2012 Sang năm
2012 (khoảng tháng 4-5), do tình trạng khoai lang rớt giá thảm, có lúc giảm chỉ còn dưới 4.000đ/kg, nhận thấy rủi ro của việc trồng khoai lang, nhiều nông
hộ đã quay trở lại với mô hình lúa truyền thống Do đó, sang năm 2013, diện tích lúa được phục hồi là 10.017,8 ha (tăng 353ha so với 2012) Từ đó, năng suất lúa cũng được cải thiện (tăng 2.340,5 tấn so với 2012)
Rau màu
Bảng 3.6 Diện tích, sản lượng rau màu của thị xã Bình Minh (2011-2013) Khoản mục 2011 2012 2013
Diện tích (ha) 4.310,30 5.050,70 5.576,50 Sản lượng (tấn) 86.472,60 108.476,40 119.902,50 Năng suất (tấn/ha) 20,06 21,48 21,50
Nguồn: niên giám thống kê thị xã Bình Minh (2011-2013)
Diện tích cũng như sản lượng rau màu của thị xã Bình Minh tăng nhanh qua các năm Năm 2012, diện tích là 5.050,7 ha (tăng 740,4 ha so với năm 2011), sản lượng cũng tăng lên đến 108.476,4 tấn (tăng 22.003,8 tấn) Diện tích năm 2013 là 5.576,5 ha (tăng 525,8 ha so với 2012), sản lượng tăng lên 119.902,5 tấn (tăng 11.426,1 tấn so với 2012)