Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định

116 1.3K 14
Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM ĐÌNH SỬU NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ NAM HàNội, 2015 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 6 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. .......................................................................... 6 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7 5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 7 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 8 7. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 9 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ PHÁT TRIỀN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH ........................................................................ 10 1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực........................ 10 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực ................................................................... 10 1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực ................................................................... 12 1.2. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.................................................. 12 1.2.1. Nguồn nhân lực ngành du lịch ............................................................. 12 1.2.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển du lịch .......................... 14 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch .... 14 1.2.4. Vai trò, nhu cầu phát triển NNL ngành du lịch Việt Nam đến năm 202015 1.2.5. Nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lựctrong du lịch............... 18 1.3. Kinh nghiệm phát triển NNL DL của một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm chophát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Định. ........ 19 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển NNL DL của mộtsố địa phương trong nước. ... 19 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển NNL DL củamột số quốc gia trên thế giới. ...... 21 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Định 24 Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 25 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH .............................................................................................. 26 2.1. Khái quát chung về du lịch Bình Định ...................................................... 26 2.1.1. Về vị trí địa lý[18] ................................................................................ 26 2.1.2. Khái quát chung về du lịch Bình Định ................................................. 26 1 2.1.3. Nhận xét về tình hình phát triển của ngành du lịch Bình Định ............. 36 2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định. ............... 37 2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định ................... 37 2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực khối hành chính sự nghiệp ........................ 40 2.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực khối sản xuất kinh doanh du lịch .............. 43 2.2.4. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch ........................... 59 2.3. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định .... 66 2.3.1. Kết quả đạt được. ................................................................................ 66 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. .......................................................... 67 2.3.3. Đánh giá tổng quan về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) đối với phát triển nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình Định................. 69 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 71 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH ......................................................................................................... 72 3.1. Những căn cứ để đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Định. ......................................................................................................... 73 3.1.1. Quan điểm phát triển ........................................................................... 73 3.1.2. Mục tiêu phát triển............................................................................... 74 3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định .................. 75 3.2.1. Nhóm giải pháp Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển NNL DL đối với lao động khối hành chính sự nghiệp................................................... 75 3.2.2.Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo NNL DL tỉnh Bình Định 79 3.2.3. Nhóm giải pháp phát triển NNL DL đối với khối sản xuất kinh doanh. 84 3.2.4. Các giải phát hỗ trợ phát triển NNL DL Bình Định.............................. 86 3.3. Một số kiến nghị ......................................................................................... 89 3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước. ................................................ 89 3.3.2. Chính quyền địa phương ...................................................................... 90 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 91 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 94 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020 ....................... 17 Bảng 2.1: Cơ sở kinh doanh lưu trú DL và dịch vụ ăn uống phục vụ khách DL trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2008 – năm 2013 ................................................... 30 Bảng 2.2: Thống kê khách du lịch Bình Đinh giai đoạn 2008 – 2013 ..................... 33 Bảng 2.3: Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu ngành du lịch giai đoạn 2008 -2013 .......... 34 Bảng 2.4: Thống kê số LĐ trong ngành DLBình Định qua các năm 2008 – 2013 .. 38 Bảng 2.5: Nhân lực khối hành chính sự nghiệp ngành du lịch Bình Định giai đoạn 2008-2013 ............................................................................................................. 41 Bảng 2.6: Cơ cấu LĐ theo giới tính trong các cơ sở kinh doanh DL Bình Định ..... 45 Bảng 2.7: Cơ cấu LĐ theo độ tuổi trong các cơ sở kinh doanh DL ở Bình Định .... 45 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động theo các nhóm ngành nghề .......................................... 46 Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo hợp đồng lao động ............................................... 47 Bảng 2.10: Cơ cấulao động theo trình độ đào tạo ................................................... 48 Bảng 2.11: Cơ cấu trình độ ngoại ngữ của lao động ngành du lịch ......................... 50 Bảng 2.12: Lý do doanh nghiệp chưa cử nhân viên tham gia các khoá đào tạo ...... 57 Bảng 2.13: Lý do doanh nghiệp cử nhân viên tham gia các khoá đào tạo ............... 58 Bảng 2.14: Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ doanh nghiệp có nhu cầu cử nhân viên tham gia ......................................................................................................... 58 Bảng 2.15: Hệ thống đào tạo nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình Định ..................... 59 Bảng 2.16: Thống kê các nhóm ngành đào tạo và cơ sở đào tạo du lịch ................. 60 Bảng 2.17: Trình độ của đội ngũ giảng dạy du lịch ................................................ 61 Bảng 2.18: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp .................................................................... 62 chương trình đào tạo với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp ................................... 62 Bảng 2.19: Đánh giá của các cơ sở đào tạo và chuyên gia du lịch về mức độ phù hợp của ................................................................................................................. 63 Bảng 2.20: Kết quả đào tạo nhân lực ngành du lịch tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2008-2013 .............................................................. 63 Bảng 2.21: Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo ............................... 64 Bảng 2.22: Đánh giá của các cơ sở đào tạo về chất lượng đào tạo .......................... 65 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biều đồ 2.1: Cơ cấu lao động DL theo nhóm ngành nghề ..................................... 42 Biểu 2.2: Cơ cấu trình độ lao động nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định ........... 43 Biểu đồ 2.3: Đánh giá mức độ đáp ứng về số lượng lao động của DN .................. 47 Biểu đồ 2.4: Đánh giá về kiến thức chuyên môn của lao động .............................. 52 Biểu đồ 2.5. Đánh giá trình độ ngoại ngữ của lao động ......................................... 54 Biểu đồ 2.6: Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của lao động .................................. 55 Biểu đồ 2.7: Đánh giá kỹ năng giao tiếp của người lao động ................................ 56 Biểu đồ 2.8: Đánh giá thái độ của người lao động ................................................. 57 Biểu đồ 2.9: Đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động ............................. 58 Biểu đồ 2.10: Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với người lao động ..... 59 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NDL: Ngành Du lịch NLĐ: Người lao động DN: Doanh nghiệp DNDL: Doanh nghiệp du lịch NNL: Nguồn nhân lực NNLDL: Nguồn nhân lực du lịch VH-TT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo KT- XH: Kinh tế - Xã hội CĐ: Cao đẳng ĐH: Đại học LĐQL: Lao động quản lý LĐNV: Lao động nghiệp vụ LĐ-TB&XH: Lao động và thương binh xã hội UBND: Ủy Ban Nhân Dân 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển KT - XH đã được xác định trong các văn kiện của Đảng và Nhà Nước, chính vì thế việc xây dựng và phát triển NNL nói chung và NNL DL nói riêng không chỉ là vấn đề cấp thiết của cả nước mà còn là vấn đề hết sức khẩn trương của các địa phương trong đó có cả Bình Định. Với chủ trương phát triển kinh tế du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà trong thời gian sắp đến. Các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Định đã xác định việc xây dựng và phát triển NNL DL là mấu chốt cho việc đưa du lịch tỉnh nhà trở thành một trong những địa phương có NDL phát triển hàng đầu trong cả nước dựa trên những lợi thế cạnh tranh nhất định của các tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh.Tuy nhiên trong quá trình phát triển NDL tỉnh Bình Định thì đội ngũ cán bộ lao động trong NDLchưa khai thác hết lợi thế về các nguồn lực du lịch cho việc phát triển du lịch. Chính vì thế cần phải xây dựng, hoàn thiện đội ngũ cán bộ nhân viên trong NDL của tỉnh nhằm khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịchvới mong muốn đưa Bình Định trở thành một trung tâm du lịch hàng đầu cả nước và ngang tầm với các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực và thế giới. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định” để thực hiện luận văn cao học chuyên ngành du lịch học với mong muốn đưa ra những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định nhằm góp phần phát triển ngành du lịch Bình Định. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống và xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển NNL Bình Định, đồng thời ứng dụng vào thực tiển NNL DL Bình Định để đưa ra các giải pháp phát triển. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu và đánh giá thực trạng NNL trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định từ đó đưa ra các giải pháp phát triển NNL DL nhằm phát triển ngành du lịch của địa phương 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về NNL và phát triển NNL ngành du lịch làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá nhân lực du lịch trong các DNDL trên địa bàntỉnh Bình Định. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực nhằm tìm ra những vấn đề bất cập còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, phân tích những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức từNNL DLtỉnh Bình Địnhtừ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm tổ chức, xây dựng và phát triển NNL DL cho Bình Định. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Định. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu NNLlao động trực tiếp trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định. 4.2.Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Về nội dung Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng NNL DL tỉnh Bình Định và đưa ra các giải pháp, các kiến nghị nhằm phát triển NNL DL tỉnh Bình Định. 4.2.2. Về thời gian Đề tàiđược tiến hành nghiên cứu từ tháng 12 năm 2013 và dự định hoàn thành vào tháng 12 năm 2014. Các thông tin và số liệu được thu thập xử lý nằm trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2013. 4.2.3. Về không gian Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn liên quanđến nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định. 5. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu về NNL nói chung và NNL DL nói riêng đã có rất nhiều đề tài cũng như công trình nghiên cứu đề cập vấn đề này. Tuy nhiên qua nghiên cứu các tư liệu phục vụ cho luận văn, tác giả nhận thấy các công 7 trình, đề tài nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu NNL trong các lĩnh vực khác như: Phát triển nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoặc đề tài phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông Bình Định. Phần lớn các công trình nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập thông tin và phương pháp tiếp cận thống kê để thực hiện đề tài. Hơn nữa các công trình nghiên cứu này chưa nêu bậc được cơ sở lý luận cũng như chưa nghiên cứu sâu về thực trạng nguồn nhân lực đồng thời có những giải pháp còn chưa phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Trên địa bàn tỉnh Bình Định từ trước đến nay chưa có đề tài nghiên cứu chính thức về NNL DL của tỉnhvì vậy đề tài Nghiên cứu phát triền nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định là một đề tài nghiên cứumới về vấn đề NNL DL tại Bình Định với mong muốn xây dựng và phát triển NNL DLcó tâm và có tầm để đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch Bình Định trong thời gian sắp đến. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn là một đề tài có tính khoa học cao, do đó trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Phương pháp thu thập thông tin Các thông tin được thu thập từ các giáo trình, sách chuyên khảo, báo, các tạp chí du lịch và các công trình nghiên cứu khoa học trước cũng như các thông tin được thu thập trên các kênh truyền thông như website … nhằm hổ trợ việc nghiên cứu đề tài. 6.2. Phương pháp tiếp cận thống kê Các số liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các cơ quản lý nhà nước về du lịch tại Bình Định và lãnh đạo các đơn vị có liên quan đến du lịch. Số liệu điều tra được mã hóa và xử lý bằng các phần mền chuyên dụng nhằmtạo cơ sở cho việc đưa ra các nhận xét đánh giá thông qua các số liệu đã được xử lý. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp so sánh 8 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài có kết cấu gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực du lịch Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình Định Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình Định 9 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ PHÁT TRIỀN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH 1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Khái niệm NNL được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển từ những năm 80 của thế kỷ thứ XX với ý nghĩa là nguồn lực con người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển. Nội hàm NNL không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng mà còn chứa đựng hàm ý rộng hơn.[4] Quan điểm về NNL hiện nay trên thế giới tồn tại rất nhiều, mỗi tổ chức cá nhân nghiên cứu đưa ra những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên nội dung cũng chủ yếu tập trung vào kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp của con người …. Theo Liên Hợp Quốc thì NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước.[16] Tổ chức lao động quốc tế thì có quan điểm như sau:NNL của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. NNL được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, NNL là toàn bộ dân cư sinh sống trên một vùng lãnh thổ nhất định, cung cấp toàn bộ sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, NNL bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, NNL là tổng hòa các yếu tố về thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp … của toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao độngbằng tất cả các khả năng vốn có của mình. Ở nước ta khái niệm NNL được sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới.Điều này được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu về NNL. 10 Theo giáo sư viện sỹ Phạm Minh Hạc, nguồn lực con người được thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con người (bao gồm thể lực, trí lực và năng lực phẩm chất).Như vậy, NNL không chỉ bao hàm chất lượng nguồn nhân lực hiện tại mà còn bao hàm cả nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai.[6] Theo PGS. TS. Nguyễn Tiệp (2005), NNL bao gồm toàn bộ dân cư cókhả năng lao động. Khái niệm này chỉ NNL với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. NNL được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổiLĐ có khả năng LĐ. Khái niệm này chỉ khả năng đảm đương lao động chính của xã hội.[17] Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu (2008), NNL là một phạm trù dùng đểchỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội[1] Từ các quan điểm về NNL như trên có thể hiểu NNL là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả ở hiện tại cũng như trong tương lai của mỗi tổ chức, mỗi ngành, mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Do đó, khi nghiên cứu về NNL chúng ta cần nghiên cứu trên cả ba phương diện về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. - Về số lượng được nghiên cứu dựa trên các chỉ tiêu về nhu cầu sử dụng lao động trong quá trình phát triển của các tổ chức, quy mô và tốc độ tăng trưởng NNL cũng như các dự báo về nhân lực trong tương lai của các tổ chức. Sự phát triển về số lượng nhân lực dựa trên nhóm yếu tố bên trong của tổ chức, đó là nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tăng số lượng lao động; và các yếu tố bên ngoài của tổ chức như sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân và các biến cố của kinh tế xã hội. - Chất lượng NNL là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về cơ cấu lứa tuổi của dân số, trạng thái thể lực, trí lực, trình độ văn hóa, chuyên môn, 11 phong cách, đạo đức, hiểu biết xã hội,... của đội ngũ nguồn nhân lực, trong đó trình độ học vấn là rất quan trọng bởi vì đó là cơ sở để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và là yếu tố hình thành nhân cách và lối sống của mỗi con người. [5] - Cơ cấu NNL là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau: cơ cấu về trình độ đào tạo, lĩnh vực ngành nghề, dân tộc, giới tính, độ tuổi … 1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển NNL. Theo quan niệm của Liên Hiệp Quốc, phát triển NNL bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Có quan điểm cho rằng: Phát triển NNL là gia tăng giá trị cho con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ những luận điểm trình bày trên, phát triển NNL của một quốc gia chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng NNL trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu NNL. Nói một cách khái quát nhất, phát triển NNL chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. 1.2. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch 1.2.1. Nguồn nhân lực ngành du lịch Trong hoạt động du lịch, từ phía “cung du lịch” có nhiều thành phần tham gia vào hoạt động phục vụ khách du lịch là: + Tại các đầu mối giao thông: cụ thể là đối với các phương tiện giao thông phổ biến được sử dụng phục vụ cho nhu cầu của du khách như: đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển …, đi kèm với các phương tiện giao thông là hệ 12 thống cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù như: sân bay, nhà ga, mạng lưới đường xá, cảng, các kho nhiên liệu, các phương tiện máy móc và sửa chữa,… cũng đòi hỏi một lượng lao động lớn nhằm đảm bảo các loại hình giao thông luôn trong tình trạng sẵn sàn đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch. + Tại điểm đến du lịch: a) Hoạt động của các doanh nghiệp phục vụ du lịch tuyến trước hay các doanh nghiệp có giao dịch trực tiếp với du khách bao gồm: Dịch vụ lưu trú - khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ mát; dịch vụ ăn uống - nhà hàng, quán Bar; dịch vụ vui chơi giải trí … b) Hoạt động của các doanh nghiệp và dịch vụ hỗ trợ du lịch tuyến sau bao gồm các DN cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các đơn vị phục vụ du lịch tuyến trước như: công ty xây dựng, kiến trúc, công ty quảng cáo, công ty bia rượu, nước giải khát … c) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan đến hoạch định chính sách, điều hành, kiểm soát, quản lý các dịch vụ phục vụ du lịch như: cơ quan cấp phép, đăng ký kinh doanh, cơ quan bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, cơ quan quản lý rừng quốc gia, bảo tồn thiên nhiên, cơ quan quản lý văn hóa… d) Hoạt động của cộng đồng dân cư liên quan đến phục vụ du lịch, như: các gia đình, cá nhân, các tổ chức cộng đồng của dân tộc ít người tham gia quá trình phục vụ khách du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.[8] Như vậy, xét một cách tổng quát, NNLDL bao gồm toàn bộ lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Do đó, khi đề cập đến khái niệm NNL DL thì không chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ khách một cách trực tiếp mà còn cả các lao động ở cấp độ quản lý, làm công tác đào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du lịch. Căn cứ vào mối liên hệ với đối tượng lao động (khách du lịch), lao động du lịch được chia thành hai nhóm: lao độngtrực tiếp và lao độnggián tiếp. 13 1.2.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển du lịch Lực lượng lao độngtrong NDL được chia thành 3 nhóm với những vai trò khác nhau: [6] a) Nhóm lao độngchức năng quản lý nhà nước về du lịch, nhóm này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và từng địa phương, tham mưu hoạch định chính sách phát triển du lịch. b) Nhóm LĐ chức năng sự nghiệp NDL. Đây là bộ phận có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về NDL, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong việc phát triển NNL DL, tác động lớn đến chất lượng và số lượng của NNL DL hiện tại và trong tương lai. c) Nhóm lao độngchức năng kinh doanh. Nhóm lao độngnày chiếm số lượng đông đảo nhất trong hoạt động của ngành Du lịch và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Đây là những lao độngtrực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách. [8] 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch - Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch: Trình độ phát triển kinh tế tạo nên nền tảng vật chất để giải quyết các vấn đề về NNL. Ở những quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao, mặt bằng chung của đời sống nhân dân và các thiết chế xã hội đạt mức cao, Nhà nước có điều kiện đầu tư giải quyết tốt vấn đề giáo dục, đào tạo NNL, các chính sách xã hội, do vậy chất lượng NNL cũng được nâng cao. Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển DL và trình độ phát triển DL sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng và xu thế phát triển của NNL ngành DL. - Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo: Giáo dục đào tạo là yếu tố cấu thành quan trọng của phát triển nguồn nhân lực; chất lượng của giáo dục đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NNL, thông qua giáo dục đào tạo các quốc gia hình thành NNL của mình với trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển. Trình độ phát triển của đào tạo du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của NNL ngành Du lịch. 14 - Tốc độ gia tăng dân số: Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng cao chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển NNL. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng NNL cần hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số ở mức hợp lý. - Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô:Chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước nói chung và chính sách phát triển của các thành phần kinh tế riêng biệt như chính sách giáo dục đào tạo; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... đều có tác động trực tiếp đến NNL. [2] Ngoài ra các nhân tố bên ngoài như: Toàn cầu hóa; Sự phát triển khoa học kỹ thuật; Xu thế thay đổi về cách thức đi du lịch và các nhu cầu trong khi đi cũng ảnh hưởng đến phát triển NNL DL. 1.2.4. Vai trò, nhu cầu phát triển NNL ngành du lịch Việt Nam đến năm 2020 1.2.4.1. Vai trò của phát triển NNL đối với ngành du lịch Việt Nam NNL là nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT – XH của nước ta nói chung và đối với NDL nói riêng. Vai trò đó được thể hiện trên những khía cạnh sau: Thứ nhất: Phát triển NNL quyết định đến sự phát triển của các nguồn lực khác. Trong ngành kinh tế nói chung và trong NDL nói riêng, so với các nguồn lực khác, NNL có vai trò nổi bật ở chỗ: nó không bị cạn kiệt đi trong quá trình khai thác và sử dụng. Ngược lại NNL có khả năng tái sinh và phát triển nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý. Xét trong NNL DL, có thể thấy rằng Du lịch là một ngành đòi hỏi NNL lớn với nhiều loại trình độ khác nhau do tính chất, đặc điểm của ngành có mức độ cơ giới hóa thấp và đối tượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng. Do đó sự phát triển của NNL cũng chính là sự phát triển của NNL DL. Thứ hai: NNL DL quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNDL. Trong NDL, sự đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng thường chịu 15 ảnh hưởng rất lớn của quá trình giao tiếp giữa khách hàng với nhân viên phục vụ. Mỗi cử chỉ, hành động, lời nói của nhân viên tạo ra cho khách hàng một cảm nhận, một đánh giá về chất lượng phục vụ. Thứ ba: NNL tiếp tục đưa NDL phát triển trong thời đại khoa học công nghệ và toàn cầu hóa. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống KT – XH, cùng với đó là quá trình toàn cầu hóa đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nước phát triển được nhiều ngành, trong đó DL được coi là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng nhất. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã đem đến sự thỏa mãn về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng như tiêu chuẩn về phòng ngủ, dịch vụ vận chuyển, tiện nghi…[9] Tóm lại, việc nhận thức đủ tầm quan trọng của NLĐ trong hoạt động thực tiễn của NDL, sự đầu tư, quan tâm đúng mức tới công tác nhân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vấn đề đặt ra đối với NDL là thu hút và duy trì được những NLĐ có năng lực, trình độ, thái độ làm việc phù hợp, lựa chọn đúng người đúng việc để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Các DNDL muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, cần phải nhận thức rõ hơn vai trò của việc phát triển NNL, đặc biệt là NNL trực tiếp, đồng thời cần phải làm tốt công tác quản trị NNL. Phát triển NNL trong NDL nhằm tạo ra những chính sách, chiến lược kịp thời và phù hợp. Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định tới sự thành công. 1.2.4.2. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Hiện tại, cả nước có trên 1,3 triệu lao động DL và liên quan, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước, trong đó có khoảng 420.000 người trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ. Cơ cấu lao động ngành với 42% được đào tạo về Du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ qua huấn luyện tại chỗ. Sự phân bố NLĐ giữa các lĩnh vực, vùng miền cũng chưa phù hợp. Số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu; số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa; đặc biệt các vùng DL mới thì nhân lực đã qua đào tạo rất thiếu.[15] 16 Bảng 1.3: Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020 (Đơn vị: Nghìn người) % tăng TT Chỉ tiêu % tăng Năm Năm TB cả Năm TB cả 2010 2015 giai 2020 giai đoạn Tổng số 1 đoạn 418,250 620,100 9,6 870,300 8,1 Theo lĩnh vực 1.1 Khách sạn, nhà hàng 207,600 312,100 10,1 440,300 8,2 1.2 Lữ hành, vận chuyển 65,800 92,700 8,2 128,000 7,6 1.3 Dịch vụ khác 146,200 215,300 9,4 302,000 8,1 2 Theo trình độ đào tạo 2.1 Trên đại học 1,450 2,400 13,1 3,500 9,2 2.2 Đại học, cao đẳng 53,800 82,400 10,6 113,500 7,5 2.3 Trung cấp và tương 78,200 115,300 đương 2.4 Sơ cấp 2.5 Dưới sơ cấp (học nghề tại chỗ) 3 174,000 9,5 98,700 151,800 10,7 187,450 268,200 8,6 10,2 231,000 348,300 10,4 5,9 Theo loại lao động 3.1 Lao động quản lý 32,500 3.2 Lao động nghiệp vụ 56,100 14,5 83,300 9,7 387,100 564,000 9,2 787,000 7,9 1) Lễ tân 37,200 51,000 7,4 69,500 7,2 2) Phục vụ buồng 48,800 71,500 9,3 98,000 7,4 3) Phục vụ bàn, bar 68,400 102,400 9,9 153,000 9,8 4) Chế biến món ăn 35,700 49,300 7,6 73,400 9,7 5) Hướng dẫn 20,600 30,800 9,9 45,000 9,2 6) VPDL, ĐL lữ hành 31,100 52,600 13,8 81,400 10,9 7) Nhân viên khác 145,300 206,400 8,4 266,700 6,0 (Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch) 17 Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, đến năm 2015 NDL cần tới 620.000 lao động trực tiếp trong tổng số 2.2 triệu việc làm do du lịch tạo ra và đến 2020 tương ứng sẽ cần 870.000 lao động trực tiếp trong tổng số 3 triệu việc làm do du lịch tạo ra. Nhu cầu nhân lực theo cơ cấu trình độ đào tạo, lĩnh vực ngành nghề từng loại lao động ở từng giai đoạn rất khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu tăng trưởng ở từng lĩnh vực. Cũng theo dự báo trên, nửa đầu thập kỷ sẽ cần nhiều nhân lực được đào tạo theo các ngành nghề với tỷ lệ tăng thêm hàng năm 9.6% và tăng nhẹ với tỷ lệ 8.1% vào nửa thập kỷ tiếp. Có thể thấy quy mô dịch vụ tiếp tục mở rộng lên, lao động lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng sẽ tăng nhanh hơn. LĐ cần đào tạo ở trình độ đại học, trên đại học, LĐQL tăng nhanh hơn mặt bằng chung do nhu cầu quản lý; LĐNV cần nhiều trong thời gian tới như văn phòng du lịch, đại lý lữ hành, hướng dẫn do mở rộng nhiều loại hình du lịch phong phú; nghiệp vụ buồng, bàn, bar cũng tăng cao hơn mặt bằng chung do đây là lĩnh vực cần nhiều lao độngdịch vụ. Hầu hết các loại lao động tăng nhẹ trong giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực được đào tạo cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn,lao động phổ thông sẽ giảm tương đối và dựa chủ yếu vào số lao động thời vụ.[15] 1.2.5. Nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lựctrong du lịch Phát triển nguồn nhân lực bao gồm các nội dung: - Phát triển về số lượng: Nội dung cơ bản đầu tiên của phát triển NNL, đó là phát triển về số lượng, hay nói cách khác là thúc đẩy sự gia tăng về số lượng con người trong nguồn nhân lực, hiểu theo nghĩa rộng là phát triển số dân của dân số ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, hiểu theo nghĩa hẹp là phát triển về số người lao động của lực lượng lao động trong mỗi nền kinh tế. - Phát triển mặt chất lượng: Phát triển NNL về chất lượng là làm tăng lên về mặt chất lượng của NNL, bao gồm: thể lực, trí tuệ, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Phát triển nguồn nhân lực về chất lượng là tạo ra và làm tăng lên những năng lực mới trong từng người dân và từng người lao động. 18 - Nâng cao hiệu quả sử dụng NNL: Sử dụng NNL là một trong những nội dung quan trọng, bởi vì phát triển NNL là để nhằm mục đích sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất NNL. [10] 1.3. Kinh nghiệm phát triển NNL DL của một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm chophát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Định. 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển NNL DL của mộtsố địa phương trong nước. 1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch của Đà Nẵng[3] Đà Nẵng là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là 950.53 km², phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²).Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Tính đến tháng 9/2013 thì tổng lượt khách đến Đà Nẵng là 251.648 lượt khách tăng 3.06 % so cùng kỳ năm 2012, trong đó khách quốc tế đạt 131.308 lượt khách tăng 2.24 %, khách nội địa 110.200 lượt khách tăng 1.15%, khách outbound đạt 10.140 lượt khách 49.2% so với năm 2012, doanh thu lữ hành đạt 588 triệu đồng tăng 15.7% so với năm 2012. Với những đặc điểm về tự nhiên, dân số và sự phát triển mạnh mẽ của NDL như thế thì việc phát triển NNL DL là một trong những yêu cầu cấp bách để đưa du lịch Đà Nẵng trở thành một trong những địa phương phát triển NDL hàng đầu của cả nước. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này lãnh đạo Sở VH-TT&DL Đà Nẵng đã thực hiện thành công nhiều giải pháp phát triển NNL DL cho tỉnh nhà như: - Tiến hành phân luồng du khách để xác định chính xác nhu cầu phục vụ của NNL đối với các luồng du khách đó, từ đó có chiến lược đào tạo cho phù hợp - Xây dựng các chính sách thu hút nhân tài nhằm mục đích thu hút NNL có trình độ cao về làm việc cho tỉnh nhà. - Kết hợp với các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn cũng như các cơ sở kinh doanh du lịch trong nước và ngoài nước nhằm đào tạo thực tế cho NNL DL Đà Nẵng 19 - Xây dựng và phát triển hệ thống các trường, các trung tâm đào tạo NNL DL trên địa bàn tỉnh nhà ngày càng đáp ứng được nhu cầu pháp triển của NDL. 1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch của Khánh Hòa[12] Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới). Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Từ năm 2001 đến nay, tỉnh đã đào tạo được hơn 900 cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong ngành. Bên cạnh đó, các trường trung học chuyên nghiệp, ĐH, CĐ trong tỉnh thực hiện chương trình giảng dạy lồng ghép giới thiệu văn hóa DL Khánh Hòa ở các bộ môn khoa học xã hội của trường, tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn và dài hạn chuyên ngành du lịch với gần 3.000 học viên. Các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở cấp cao xếp hạng từ 3 sao trở lên đã chủ động có kế hoạch đào tạo tại chỗ, hoặc hợp đồng với các trường tổ chức các lớp đào tạo theo nhu cầu phát triển của đơn vị. Năm 2003, số lượng cán bộ công nhân viên phục vụ trong NDL của tỉnh Khánh Hòa là 4.354 người. Đến năm 2007 là 8.900 người (trong đó học viên được đào tạo chuyên NDL trong các trường, viện, trung tâm của tỉnh Khánh Hòa là 1.809 học viên). 1.3.1.3. Kinh nghiệm phát triển NNL DLcủa Quảng Ninh[14] Trong thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng của Chính phủ, các chính sách phát triển NDL, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lượng phục vụ, NDL Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh. Theo thống kê, tốc độ tăng trung bình của khách du lịch đến Quảng Ninh là 14.4%/năm; tăng trưởng của doanh thu DL là 37%/năm.Những kết quả trên xuất phát từ những quyết sách đúng đắn của các cơ sở ban ngành của tỉnh. Tỉnh Quảng Ninh đã xác định NNL DL là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua đó, công tác đào tạo NNL đã được tỉnh quan tâm đầu tư ở mức cao như: NDL của tỉnh đã phối hợp với các cơ 20 sở đào tạo lớn như: Khoa Du lịch Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế và Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội,…mở các lớp sát với nhu cầu thực tế. Qua đó, đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động. Ngoài ra, một số cơ sở kinh doanh cao cấp xếp hạng từ 4 sao trở lên đã hợp tác cùng mời chuyên gia nước ngoài về đào tạo tại chỗ cho đội ngũ nhân viên của DN, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho họ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tiêu chuẩn về tay nghề của lao động trực tiếp trong DN mình. 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển NNL DL củamột số quốc gia trên thế giới. Bình Định là địa phương có NDL còn non trẻ, do đó việc học tập và tiếp thu kinh nghiệm phát triển NNL của các nước là một bước đi cần thiết và sáng suốt nhằm giúp NDL Bình Định có những bước đi đúng trong việc xây dựng và phát triển NNL nói chung và NNL DL nói riêng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Thái Lan, Nhật Bản và Đức là một trong những quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển NNL mà Việt Nam cũng như Bình Định cần học tập. 1.3.2.1.Thái Lan[11] Chính phủ Thái Lan luôn coi việc phát triển NNL là một trong các vấn đề ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia. Kế hoạch phát triển du lịch tập trung giải quyết nhóm vấn đề về giáo dục nghề nghiệp du lịch xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của NDL Thái Lan. Chính sách về phát triển NNL DL được thực hiện nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoá ở Thái Lan, được thực hiện bằng những chương trình chủ yếu sau: Tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ du lịch; nhấn mạnh việc đào tạo kỹ năng thực hành, phục vụ du lịch; khuyến khích đào tạo nội bộ (đào tạo tại DNDL). Ở Thái Lan, các chương trình phát triển NNLDL được thực hiện với sự hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân. Quá trình hợp tác này phản ánh sự liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề, liên kết giữa các hệ thống trường học và nhà máy.Có sự liên kết giữa Chính phủ và thành phần tư nhân, trường tư trong các lĩnh vực đào tạo nghề du lịch. 21 1.3.2.2. Nhật Bản[7] Hệ thống phát triển NNL ở Nhật Bản được gọi là hệ thống phát triển nhân lực suốt đời.Việc phát triển NNL được tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đào tạo cơ bản đến ứng dụng, thực hiện một cách liên tục và phù hợp với các nhóm NLĐ. Các hoạt động này đảm bảo sự thăng tiến nghề nghiệp một cách vững chắc theo thời gian, đồng thời làm cho NLĐ có được các năng lực thích ứng với những biến đổi trong thị trường lao động. Quá trình phát triển nhân lực NDL được thực hiện trong một hệ thống gồm ba hình thức đào tạo công cộng, đào tạo DN và tự đào tạo. Đào tạo tại DNDLtại Nhật Bản rất được coi trọng,đối với những nghề giản đơn, như phục vụ buồng, giặt là, phục vụ nhà hàng... khâu huấn luyện tại vị trí công việc là chính, đồng thời có cơ chế khuyến khích tự học, tự vươn lên, học suốt đời và gắn suốt đời với DN cộng đồng. Vai trò của Chính phủ thể hiện rõ nhất trong đào tạo công cộng, nhưng không chỉ giới hạn trong đó, mà còn thể hiện qua các mối quan hệ với DN và NLĐ, cũng như qua việc xây dựng khuôn khổ luật pháp, thể chế và kế hoạch nhằm hỗ trợ quá trình phát triển năng lực của NLĐ. Kế hoạch phát triển NNL: Bộ Lao động chuẩn bị kế hoạch cơ bản làm cơ sở cho việc đào tạo nghề nghiệp, kiểm tra tay nghề và phát triển các năng nghề nghiệp khác phù hợp với đòi hỏi của thị trường LĐ, bảo đảm thoả mãn những yêu cầu và nguyện vọng của người LĐ trong một môi trường thường xuyên biến đổi. Hệ thống tổ chức quản lý phát triển NNL ở Nhật Bản được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc ở cả hai cấp độ quốc gia và địa phương (tỉnh).Cục phát triển NNL thuộc Bộ Lao động Nhật Bản chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý hệ thống phát triển nhân lực và hợp tác quốc tế. Phát triển NNL ở khu vực tư nhân: Hoạt động phát triển NNL được các công ty lớn tiến hành tương đối độc lập. Các công ty thường có cơ sở đào tạo và các chương trình phát triển nhân lực một cách hệ thống. Hệ thống phát triển NNL trong các xí nghiệp Nhật Bản có những đặc điểm cơ bản: 22 - Đào tạo tại chỗ là hình thức chủ yếu, trong đó có đào tạo tại chỗ chính thức (thường dành cho những người mới vào nghề) và phi chính thức, được thực hiện trong suốt cuộc đời làm việc của NLĐ thông qua kèm cặp và hướng dẫn của thợ lâu năm và lành nghề đối với những người có tay nghề thấp hơn; - Nội dung của đào tạo tại chỗ phi chính thức rất rộng, mang tính chất dài hạn và được thực hiện từng bước, theo các giai đoạn và có hệ thống. Đào tạo tại chỗ được áp dụng rộng rãi trong các công ty lớn và ở một phạm vi nhỏ hơn đối với các công ty vừa và nhỏ. Chính phủ đã trợ cấp cho các hoạt động này dưới hình thức trợ cấp phát triển nhân lực (từ 1/3 đến 1/2 mức chi phí hoạt động; 1/3 - 1/2 học phí); trợ cấp những người tự phấn đấu, bao gồm học phí và trợ cấp lương (1/4 lương tháng ở các công ty lớn và 1/3 với người lao động ở các công ty vừa và nhỏ). 1.3.2.3. Cộng hoà Liên bang Đức[8] Đầu tư cho giáo dục ở Cộng hoà Liên bang Đức rất lớn, chiếm khoảng 5-6% thu nhập quốc dân, do đó các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và giáo viên cho hệ thống GD&ĐT Cộng hoà Liên bang Đức rất tốt so với các nước khác. Việc đóng góp để đầu tư cho giáo dục chủ yếu là từ ngân sách của chính quyền địa phương (các bang). Thông thường, người theo hướng học nghề bắt đầu được đào tạo từ sau năm học lớp 9 hoặc lớp 10 hệ phổ thông. Thời gian học nghề thường là 3 năm,ở tuổi này, có tới 75% số người chọn con đường học nghề, trong đó 3/4 là đi theo hệ thống đào tạo nghề theo phương thức đào tạo tại xí nghiệp và trường học (gọi là hệ thống song hành- Dual System), 1/4 còn lại học tại các trường dạy nghề thuần tuý.Phần lớn chi phí cho việc dạy nghề theo hệ thống song hành là do các xí nghiệp đài thọ (87%), chi phí này lớn gấp 2.8 lần ngân sách do Chính phủ chi cho các trường dạy nghề. Đối với đào tạo du lịch, tồn tại loại hình đào tạo này thông qua hệ thống trường cao đẳng chuyên nghiệp (Hotelberufschule hay Fachhochschule); đào tạo hướng vào thực hành, triển khai vận dụng. 23 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Định Đà Nẵng, Khánh Hòa và Quảng Ninh có thể được xem là ba trung tâm phát triển NDL hàng đầu của cả nước với các loại hình du lịch biển và núi … có sự tương đồng với các loại hình du lịch của Bình Định, do đó việc học hỏi kinh nghiệm của các trung tâm du lịch trên cũng như tiếp thu các kinh nghiệm phát triển NNL của các nước trên thế giới là cần thiết cho việc phát triển NNL nói chung và NNL DL nói riêng. Từ những bài học kinh nghiệm trên Bình Định rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm như sau: - Kinh nghiệm từ việc sử dụng NNL DL: Việc sử dụng NNL DL trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ cần phải xuất phát từ niềm đam mê nghề nghiệp và yêu nghề của các cá nhântrong NDL, điều này tạo nên sự ổn định của ngành cũng như NLĐ có điều kiện tích lũy được kinh nghiệm và trình độ đảm bảo phục vụ tốt hơn cho NDL. Cần phải phân luồng du khách để bố trí NLĐ có chuyên môn trình độ phù hợp với từng luồng du khách để nâng cao chất lượng phục vụ. - Kinh nghiệm về việc đào tạo: cần xây dựng được hệ thống đào tạo chuyên nghiệp, chất lượng cao, chương trình đào tạo phải sát với thực tế cũng như gắn việc đào tạo tại các trung tâm đào tạo với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong cả nước. Đào tạo NNL DL phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngành, đào tạo có trọng tâm trọng điểm và chuyên sâu theo từng chuyên ngành cụ thể. Việc đào tạo phải bám sát vào chiến lược phát triển NDL của tỉnh nhà, đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũlao độngcó chất lượng cao giỏi về kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. - Kinh nghiệm về thu hút nhân tài: Cần xác định việc thu hút nhân tài là một trong những chiến lược quan trọng nhằm nâng cao chất lượng NNL DL đồng thời tạo động lực cạnh tranh phát triển giữa các lao động trong ngành. Xây dựng chính sách thu hút nhân tài phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. - Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước: Tăng cường quản lý nhà nước từ cấp cao nhất cho đến cấp thấp nhất đối với NDL, Nhà nước cần đặc biệt hỗ trợ, quan tâm đến phát triển giáo dục nghề nghiệp, coi đó là chìa khoá cho thành công của sự phát triển DL. Để phát triển NNL DL đáp ứng yêu cầu phát triển cần tăng cường 24 công tác quản lý nhân lực về phát triển NNL DL thông qua những công cụ như xây dựng và ban hành các chính sách phát triển, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển NDL và phát triển NNL DL. Nhà nước cần chủ động xây dựng hệ thống đào tạo du lịch cùng hệ thống luật về giáo dục, luật dạy nghề, luật lao động... Tiểu kết chương 1 Nội dung chương 1 giúp chúng ta hệ thống được các cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển NNL DL, cụ thể ở chương này đã hệ thống hóa được một số quan điểm về NNL của các tác giả cũng như các tổ chức nghiên cứu về NNL DL, qua đó giúp nắm được các nội dung cơ bản của phát triển NNL. Hơn nữa chương này cũng đề cập đến các vấn đề về NNL DL, vai trò của NNL DL, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNL DL cũng nhu cầu và xu hướng phát triển của NNL DL trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó nội dung của chương cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL nói chung và NNL DL nói riêng của một số tỉnh, thành trong nước và một số quốc gia trên thế giới, qua đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm về phát triển NNL cho tỉnh Bình Định trong quá trình xây dựng và phát triển NNL DL của tỉnh. 25 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Khái quát chung về du lịch Bình Định 2.1.1. Về vị trí địa lý[18] Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Tổ quốc Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang hẹp trung bình 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh 6.025 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, có chung đường biên giới 63 km từ đèo Bình Đê, điểm cực Bắc với tọa độ: 14042' Bắc, 108056' Đông; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, có chung đường biên giới 59 km, điểm cực Nam với tọa độ: 13031' Bắc, 108057' Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, có chung đường biên giới 130 km, điểm cực Tây với tọa độ: 14027' Bắc, 108027' Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, có điểm cực Đông ở xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh), có tọa độ: 13036' Bắc, 109021' Đông. 2.1.2. Khái quát chung về du lịch Bình Định 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tỉnh Bình Định Bình Định là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời.Nơi đây còn lưu giữ được khá nhiều công trình văn hóa vật thể và phi vật thể quý, rất có giá trị. Bình Định đã từng là cố đô của vương quốc Chăm-pa xưa, hiện đang sở hữu, bảo tồn thành cổ Đồ Bàn cùng hệ thống Tháp Chăm gồm 7 cụm, 14 tháp với nghệ thuật kiến trúc độc đáo, bí ẩn. Bình Định còn là nơi phát tích của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (thế kỷ XVIII), quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, là nơi nuôi dưỡng tài năng nhiều nhà văn hóa lớn của đất nước như Đào Duy Từ, Đào Tấn, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… Bình Định có tới 234 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có hơn 60 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Bảo tàng Quang Trung, cùng với hàng loạt di tích về phong trào Tây Sơn là những địa chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu và du khách quốc tế.Đến Bình Định, du khách sẽ còn biết đến một tinh thần thượng võ nổi tiếng, được 26 mục sở thị những màn biểu diễn võ thuật điêu luyện và biểu diễn trống trận Tây Sơn (12 trống) đẹp mắt, tinh tế chỉ có ở miền đất này. Địa hình của Bình Định đa dạng gồm có núi, sông, hồ và gần 150.000 ha rừng tự nhiên tạo nên một bức tranh thiên nhiên đa sắc màu với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như: thắng cảnh Hầm Hô, hồ Núi Một, Núi Bà... Đây là điều kiện lý tưởng để tỉnh Bình Định phát triển các loại hình du lịch sinh thái, leo núi, nghỉ dưỡng... Bình Định có 134 km bờ biển trải dọc phía Đông của tỉnh với gần một nửa số huyện, thành phố giáp biển, được thiên nhiên ban tặng vô số những thắng cảnh và bãi biển đẹp, với nhiều đảo, bãi tắm lớn, nhỏ… Có thể liệt kê hàng chục các danh thắng, bãi biển đẹp có tiềm năng phát triển mạnh loại hình DL biển như: Quy Nhơn, Ghềnh Ráng, Quy Hòa, Bãi Dài, bán đảo Phương Mai, đầm Thị Nại, Cù lao Xanh, Hải Giang, Nhơn Lý, Eo Gió, Phú Hậu, Trung Lương, Vĩnh Hội, Tân Thanh, Mũi Rồng - Tân Phụng, Lộ Diêu, Hoài Hương, Tam Quan Bắc… Hầu hết các bãi biển đều tương đối bằng phẳng, cát trắng, nước biển trong xanh, ngập tràn ánh nắng và có cảnh quan đẹp. Các bãi tắm đẹp phân bố nhiều nhất là ở khu vực Quy Nhơn và vùng phụ cận, rất thuận lợi cho việc lập quy hoạch và đầu tư xây dựng thành các cụm, tuyến du lịch biển tập trung, liên hoàn.[19] 2.1.2.2.Tình hình phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch[20] Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch có thể hiểu là hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng cấp thoát nước …v.v. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch có một tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển của mọi ngành kinh tế nói chung và NDL nói riêng. Chính vì tầm quan trọng như vậy, ngay từ những ngày đầu phát triển NDL thì các nhà quy hoạch đã chú trọng ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng trước tiên nhằm phục vụ cho quá trình phát triển du lịch của địa phương.Đặc biệt trong những năm gần đây thì hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch càng được quan tâm đầu tư có hệ thống và đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực. Có thể nói giao thông là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển NDL của địa phương.Cùng với sự hỗ trợ Trung ương và bằng 27 nguồn nội lực của tỉnh, cơ sở hạ tầng giao thông không ngừng được đầu tư nâng cấp, nhất là về hàng không. Trong những năm qua, việc nâng cấp Ga Hàng không Phù Cát, tăng tần suất chuyến bay, đưa vào hoạt động đường bay thẳng Hà Nội Quy Nhơn; đường bay Thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn chuyển sang bay hàng ngày bằng máy bay lớn A320 được đánh giá là một trong những sự kiện góp phần phát triển KT - XH của tỉnh nhà nói chung và NDL nói riêng. Về hệ thống giao thông đường bộ, thời gian qua, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến đường mang tính chiến lược, tuyến đường phía Tây đem lại lợi ích nhiều mặt cho KT - XH như: tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu (Quốc lộ I D), tuyến cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội, tuyến Nhơn Hội - Tam Quan... Đặc biệt là việc hoàn thành con đường Xuân Diệu cùng với nhiều công trình chỉnh trang đô thị đã đem lại một bộ mặt tươi mới, quay mặt về phía biển, góp phần làm cho thành phố Quy Nhơn ngày càng xanh - sạch - đẹp, hấp dẫn khách du lịch hơn. Hệ thống cấp thoát nước trãi qua thời gian hoạt động cũng đã bắt đầu xuống cấp và không đáp ứng được nhu cầu phát triển của dân cư cũng như các cơ sở phục vụ du lịch. Chính vì thế lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng đã nâng cấp và đầu tư hệ thống cấp thoát nước của tỉnh nhà,tháng 4 năm 2009 xí nghiệp Cấp nước số 2 được thành lập và đưa vào hoạt động, với nhiệm vụ được giao là sản xuất, vận hành và cung cấp nước sạch tại 04 thị trấn Bình Dương, Tăng Bạt Hổ, Bồng Sơn và Tam Quan. Song song với việc xây mới các xí nghiệp cấp nước thì việc nâng cấp hệ thống cấp nước cũng được chú trọng.Năm 2012, Công ty đã thực hiện xong Dự án đầu tư cải tạo công nghệ và nâng công suất Nhà máy Xử lý nước Phú Tài từ 25.000m3/ng.đ lên 30.000m3/ng.đ.Hệ thống cơ sở hạ tầng DL từng bước được hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút, hấp dẫn khách tham quan du lịch đến tỉnh ngày càng tăng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch. 2.1.2.3.Tình hình phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ DL[20] Tính đến ngày 31/3/2010, toàn tỉnh có 33 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép, với tổng vốn đăng ký khoảng 422 triệu USD, trong đó đầu tư vào lĩnh vực du lịch đã chiếm trên 60% tổng vốn đăng ký. Riêng dự án đầu tư Khu du lịch khách 28 sạn nghỉ dưỡng Vĩnh Hội đã có vốn đăng ký lên đến 250 triệu USD. Đối với dự án đầu tư du lịch trong nước đang thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh là Dự án tuyến du lịch, dịch vụ Mũi Tấn - tượng Trần Hưng Đạo và trùng tu tượng Trần Hưng Đạo. Theo đồ án, chủ đầu tư sẽ cho xây dựng một ốc đảo nhân tạo trên biển Quy Nhơn (khu vực Bãi Cạn). Dự án thực hiện thành công sẽ trở thành một khu du lịch có kiến trúc độc đáo, mang bản sắc riêng của thành phố Quy Nhơn và là điểm nhấn của NDL tỉnh nhà. Một khi các dự án đầu tư phát triển du lịch nói trên đưa vào khai thác chắc chắn sẽ đưa du lịch Bình Định lên một tầm cao mới, trở thành một trong những trung tâm du lịch mới, hấp dẫn của khu vực miền Trung và cả nước, góp phần đưa NDL trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Định. Theo các số liệu công bố của Sở VH-TT&DL Bình Định năm 2013trong giai đoạn 2008 – 2013 có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú. Theo thống kê, năm 2000 toàn tỉnh chỉ có 19 khách sạn trên tổng số 550 phòng thì đến hết năm 2008 toàn tỉnh có đến 83 cơ sở lưu trú trong đócó 31 khách sạn được xếp hạng sao gồm: 03 khách sạn 04 sao, 02 khách sạn 03 sao, 06 khách sạn 02 sao và 31 khách sạn 01 sao, cùng với đó là 52 nhà nghỉ du lịch chưa được xếp hạng với tổng số 1.957 phòng. Năm 2013 tổng số cơ sở lưu trú du lịch đạt 122 khách sạn trong đó chiếm số lượng lớn vẫn là khách sạn 1 sao với 61 khách sạn, 14 khách sạn 2 sao, 02 khách sạn 3 sao, 04 khách sạn 4 sao và 41 nhà nghỉ DL chưa được xếp hạng với tổng số là 4.740 phòng và ước đạt khoảng 9.695 giường. (Bảng 2.1). 29 Bảng 2.1: Cơ sở kinh doanh lưu trú DL và dịch vụ ăn uống phục vụ khách DL trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2008 – năm 2013 Năm S Tên T ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Cơ sở 83 99 108 111 117 122 Nhà nghỉ Cơ sở 52 56 54 49 44 41 KS 1 sao Cơ sở 20 31 40 45 54 61 KS 2 sao Cơ sở 6 6 9 12 14 14 KS 3 sao Cơ sở 2 2 1 1 1 2 KS 4 sao Cơ sở 3 4 4 4 4 4 KS 5 sao Cơ sở - - - - - - Phòng 1.957 2.329 2.589 3.754 4.468 4.740 Giường 4.479 5.075 5.965 7.176 8.463 9.695 Cơ sở 34 40 45 50 56 72 Phòng 108 128 140 145 249 342 Phòng 7.710 8.137 9.108 9.257 18.790 19.354 T 1 Tổng số CSLT DL Tổng số phòng ngủ Tổng số giường Cơ sở ăn uống 2 phục vụ khách DL Tổng số phòng ăn Tổng số ghế Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và DL tỉnh Bình Định 2013 Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Điều chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tỉnh đã cho triển khai lập quy hoạch nhiều tuyến điểm du lịch quan trọng như: Quy hoạch chi tiết 1/2000 các điểm du lịch - dịch vụ trên tuyến Quy Nhơn Sông Cầu, tuyến Phương Mai - Núi Bà, Nhơn Lý - Cát Tiến, Khu du lịch suối 30 khoáng nóng Hội Vân, Quy hoạch khu vực phía Đông đèo Quy Hòa, Quy hoạch khu du lịch, văn hóa, thể thao Đèo Son - hồ Phú Hòa; Quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực cụm di tích tháp Bánh Ít và đang triển khai Quy hoạch chi tiết 1/2000 tuyến du lịch ven biển Đề Gi - Tam Quan, Quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Một... Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã góp phần phát huy giá trị tiềm năng du lịch, thu hút du khách và nhà đầu tư đến với tỉnh. Trong những năm gần đây, khách du lịch đến Bình Định tăng hơn trước rất nhiều, đem lại hiệu quả rõ rệt cho hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, góp phần làm tăng sức hấp dẫn, tăng khả năng cạnh tranh của NDL Bình Định. 2.1.2.4. Hoạt động đầu tư và xúc tiến quảng bá du lịch Bình Định[21] Bình Định là một trong những địa phương có nhiều lợi thế cạnh tranh trong quá trình phát triển du lịch. Chính vì thế trong những năm gần đây NDL Bình Định được các cấp lãnh đạo của địa phương hết sức quan tâm và tạo điều kiện phát triển để đưa Bình Định trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Để làm được điều đó thì lãnh đạo ngành du lịch Bình Định đã tiến hành nhiều hoạt động quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển của NDL trong đó công tác quảng bá, xúc tiến du lịch là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu nhằm gây sự chú ý đối với du khách trong và ngoài nước. Gần đây nhất, từ đầu năm 2013, Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh đã cùng một số DNDL trên địa bàn tỉnh tham gia Ngày hội DL TP Hồ Chí Minh (ITE) từ ngày 4-7.4 và Hội chợ DL quốc tế Việt Nam (VITM Hà Nội 2013 từ 18-21.4). Tại 2 Hội chợ du lịch này có trên 4.000 khách du lịch cùng nhiều hãng lữ hành trong và ngoài nước tìm hiểu về du lịch Bình Định. Trung tâm Xúc tiến Du lịch Bình Định đã phối hợp với các DNDL Bình Định tham gia hội chợ đã giới thiệu, quảng bá, chào bán trên 30 sản phẩm tour du lịch về Bình Định vào dịp 30.4, 1.5 và hè 2013, bên cạnh đó các ấn phẩm về DL Bình Định được phát hành rộng rãi với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, giới thiệu về tiềm năng du lịch, quê hương, con người Bình Định đến với du khách trong và ngoài nước. Trung tâm cũng đã phối 31 hợp với các báo, đài Trung ương và địa phương đưa tin quảng bá du lịch Bình Định, cung cấp những thông tin hữu ích về NDL Bình Định đến với du khách góp phần tăng hiệu quả quảng bá, xúc tiến du lịchtại hội chợ, đáp ứng yêu cầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm của du khách cũng như các hãng lữ hành đối với thị trường Bình Định.Ngoài việc tham gia các ngày hội du lịch trong và ngoài nước thì việc tổ chức đón các đoàn Famtrip cũng là một trong những hình thức mà du lịch Bình Định tiến hành nhằmtăng cường mở rộng giao lưu quan hệ, tạo sự gắn kết giữa các địa phương, các đơn vị, đây còn là một hình thức xúc tiến quảng bá du lịch rất hiệu quả. Ngành du lịch Bình Định cũng xác định trong thời gian tới, Bình Định cần luôn sẵn sàng tổ chức đón các đoàn “Famtrip” ở trong và ngoài nước để thu hút sự quan tâm của các thị trường khách đối với thị trường du lịch Bình Định. Ngoài Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh, một số DNDL cũng rất quan tâm đến công tác quảng bá, xúc tiếnchung cho NDL tỉnh nhà: + Theo ông Phan Ngọc Dũng, Giám đốc Chi nhánh Vietravel Quy Nhơn: Công tác quảng bá, xúc tiến, giới thiệu NDL Bình Định đến thị trường trong nước và thế giới luôn được Công ty Vietrravel chú trọng. Cuối năm 2012, Vietravel đã phối hợp với VTV thực hiện bộ phim “Ai về Bình Định” gồm 3 tập, đã phát sóng nhiều lần trên kênh du lịch của VTV. Hiện Công ty đang phối hợp với VTV thực hiện 4 phóng sự về du lịch biển, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa-lịch sử tại Bình Định. Vào giữa tháng 5.2013, Vietravel sẽ tổ chức tour Presstrip tại Bình Định cho các nhà báo của một số tờ báo in, báo mạng và truyền hình ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, để hỗ trợ quảng bá, giới thiệu NDL Bình Định trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tóm lại công tác quảng bá và xúc tiến Du lịchBình Định trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ cũng như sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo địa phương đã và đang thực sự trở thành đòn bẩy để đưa NDL Bình Định thực sự trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế Bình Định. 32 2.1.2.5.Kết quả hoạt động kinh doanh DLBình Địnhgiai đoạn 2008 - 2013 Đối với lượng khách du lịch đến Bình Định trong giai đoạn từ năm 2008 – 2013 liên tục tăng mạnh và mức tăng trung bình của giai đoạn 2008 – 2013 là hơn 19,36% trong đó lượng khách du lịch quốc tế tăng bình quân là 19,54% và lượng khách du lịch nội địa tăng bình quân là 21,07%. Cụ thể năm 2008 tổng lượng khách du lịch Việt Nam đạt được là 712.800 khách, đến năm 2013 tổng lượng khách mà Việt Nam đạt được là 1.690.000 khách gấp hơn 2.3 lần so với năm 2008, trong đó lượng khách quốc tế trong năm 2013 cũng đạt mức tăng gấp 2.4 lần so với năm 2008, với 138.000 lượt khách du lịch quốc tế năm 2013 và 57.018 lượt khách du lịch quốc tế đón được năm 2008 (Bảng 2.3). Theo Sở VH-TT&DL Bình Định, năm 2013, NDL Bình Định đón khoảng hơn 1,69 triệu lượt khách, tăng 16% so với năm 2012; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt hơn 138 ngàn lượt, tăng 15%. Tổng doanh thu du lịch đạt hơn 600 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2012. [13] Bảng 2.2: Thống kê khách du lịch Bình Đinh giai đoạn 2008 – 2013 Năm Tổng số khách Khách Quốc tế Tăng so Khách Nội địa Tăng so Tăng so Số lượt với năm Số lượt với năm Số lượt với năm khách trước khách trước khách trước (%) (%) (%) 2008 712.800 27,28 57.018 35,75 655.782 26,59 2009 835.000 17,14 64.000 12,24 771.000 17,56 2010 971.116 16,30 79.079 23,56 892.037 15,69 2011 1.176.500 21,14 94.138 19,04 1.082.362 21,33 2012 1.356.435 18,32 114.546 11,67 1.241.889 21,55 2013 1.690.000 16,00 138.000 15,00 1.552.000 23,71 Giai đoạn 2008 – 2013 19,36 19,54 21,07 Nguồn: Sở VH – TT & DL Bình Định 33 Về doanh thu du lịch tỉnh Bình Định nhìn chung trong giao đoạn từ năm 2008 – 2013 có mức tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2008 ngành DL Bình Định có tổng doanh thu là 187 tỷ VNĐ và đến năm 2013 con số này tăng lên là 603 tỷ VNĐ, gấp 3,2 lần so với năm 2008. Đặc biệt trong những năm gần đây, từ năm 2011 đến 2013 doanh thu của du lịch Bình Định có sự tăng lên ấn tượng so với các năm trước đó, năm 2011 mức tăng doanh thu là 31,8%, năm 2012 mức tăng doanh thu là 26% và năm 2013 mức tăng doanh thu là 31,3%. Trong doanh thu của NDL Bình Đình thì có sự phân bổ không đều giữa các lĩnh vực, giai đoạn 2008 – 2013 doanh thu du lịch chủ yếu tập trung nhiều ở lĩnh vực lưu trú; ăn uống; bán hàng – dịch vụ khác, trong khi đó ở lĩnh vực lữ hành vận chuyển chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ về doanh thu của Bình Định. Cụ thể năm 2013, theo thống kê của Sở VHTT&DL, NDL Bình Định ước đón khoảng 1,696 triệu lượt khách, tăng 16% so với năm 2012; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 138.859 lượt, tăng 15%. Tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 603 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2012 (trong đó doanh thu lưu trú gần 181 tỉ đồng, chiếm 30%, doanh thu ăn uống trên 241 tỉ đồng, chiếm 40%, doanh thu bán hàng và các dịch vụ khác gần 139 tỉ đồng, chiếm 23%; lữ hành và vận chuyển trên 42 tỉ đồng, chiếm 7% (bảng 2.4). Bảng 2.3: Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu ngành du lịch giai đoạn 2008 -2013 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Lưu trú (tỷ) Ăn uống (tỷ) Lữ hành – vận 76,3 78,5 84 79 104 96 127 145 148 175 181 241 chuyển (tỷ) Bán hàng - DV khác (tỷ) 10,5 15 17 21 35 42 30,7 36 60 71 102 139 187 214 276 364 459 603 11,7 14,4 28,9 31,8 26,0 31,3 Tổng doanh thu (tỷ) Mức tăng % Nguồn: Sở VH – TT và Du lịch Bình Định 34 2.1.2.6.Chính sách phát triển NNL DL của Bình Định Ngành du lịch được Bình Định xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Chính vì thế Bình Định đưa ra những chính sách phát NNL DL của tỉnh nhà trong giai đoạn hiện nay với các mục tiêu rõ ràng: + Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và cơ cấu hợp lý theo nhu cầu phát triển của nền KT - XH. Nâng cao tính khả thi và hiệu quả của chiến lược và kế hoạch phát triển KT - XH của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2020. - Nâng cao trình độ dân trí, tạo bước chuyển biến rõ rệt về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa, tiếp tục phân bổ lại dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm đạt tới sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác và tạo ra sự bước phá mới về phát triển KT - XH. Đối với NNL DL: Xây dựng lực lượng lao động NDL đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của xã hội. + Chính sách phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mạnh, đảm báo đáp ứng yêu cầu hội nhập; tăng cường đào tạo bậc đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch. Quan tâm tới đào tạo kỹ năng nghề du lịch. Đến 2015 có khoảng 75% cơ sở đào tạo du lịch đáp ứng yêu cầu xã hội với 80% giáo viên, giảng viên được chuẩn hóa. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% các cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng dạy du lịch được chuẩn hóa, đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội. + Chính sách về chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch. Xây dựng và tổ chức, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với sự phát triển của từng thời kỳ, từng vùng miền. Từng bước thực hiện chuẩn hóa về nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế. 35 Xây dựng chuẩn trường đào tạo du lịch, hoàn thiện các chương trình đào tạo, khung đào tạo. Nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo. Đến 2015 có khoảng 60% lao động được đào tạo chuyên môn sâu về du lịch, 2020 đạt trên 85%. Tăng cường liên kết hợp tác quốc tế về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặt biệt là chú trọng đào tạo đội ngũ có chức năng đào tạo và chức năng quản lý du lịch.[22] 2.1.3. Nhận xét về tình hình phát triển của ngành du lịch Bình Định Trong những năm qua, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương du lịch Bình Định đã đạt được những thành tựu đáng kể: + Về tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố không thể thiếu trong sự phát triển của du lịch. Du lịch Bình Định đã khai thác được các lợi thế về tài nguyên du lịch để phục vụ cho sự phát triển của mình. Trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch hiện có thì du lịch Bình Định đang tiến hành khám phá và khai thác các nguồn tài nguyên du lịch mới bán đảo Phương Mai, Đầm Thị Nại, bãi biển Tam Quan … Kết quả của quá trình khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch đó là Bình Định hiện có hơn 234 di tích lịch sử trong đó có 60 di tích cấp quốc gia và nhiều thắng cảnh có giá trị du lịch khác. + Về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc cũng như các loại hình giao thông được chú trọng đầu tư. Các dự án nâng cấp sân bay Phù Cát, mở rộng đường bay trong nước và nâng cao tần suất chuyến bay nhằm phục vụ nhu cầu du lịch. Ngoài ra các cảng biển và giao thông đường thủy cũng được nâng cấp và xây mới nhằm đáp ứng cho sự phát triển của du lịch … Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều bước tiến quan trọng và đang phát huy tác dụng của mình đối với ngành du lịch của tỉnh nhà. + Về hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh: Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Bình Định từng bước được hoàn thiện và đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của du lịch trong thời điểm hiện tại. Các khách sạn từ 3 – 4 sao bắt đầu xuất hiện và trở thành nhân tố quan trọng trong hệ thống lưu trú của du lịch Bình Định. Các dự án 36 khách sạn và resort 5 sao cũng đang trong quá trình hoàn thiện và góp phần đưa Bình Định trở thành trung tâm du lịch của miền Trung và cả nước. + Về xúc tiến quảng bá du lịch Bình Định: Xác định công tác quảng bá, xúc tiến du lịch là một trong những kênh thông tin quan trọng trong việc quảng bá những hình ảnh của địa phương đến với công chúng. Bình Định đã đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch thông qua hợp tác du lịch với các thành phố lớn như Tp.HCM và Hà Nội, tổ chức các hội thảo chuyên đề về du lịch cùng các lễ hội có liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định. + Về kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh: Trong những năm gần đây ngành du lịch Bình Định đạt được những kết quả khả quan, lượng khách và doanh thu du lịch Bình Định liên tục có sự gia tăng. + Về chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của Bình Định: Công tác đào tạo và phát triền NNL DL ngày càng được chú trọng và đầu tư. Đặc biệt là việc xác định NNL là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đưa ngành du lịch tỉnh nhà phát triển nên các chương trình đào tạo, các loại hình đào tạo được quan tâm đặc biệt.Chính sách phát triển NNL DL có trọng tâm trọng điểm và phù hợp với nhu cầu xã hội là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược xây dựng và phát triển NNL DL của Bình Định. + Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, hoàn thiện. Các chính sách, luật pháp liên quan đến công tác quản lý và kinh doanh du lịch đã từng bước được xây dựng và ban hành. Những thành tựu mà du lịch Bình Định đạt được trong thời gian gần đây phần nào chứng minh được Bình Định đã có hướng đi đúng đắn cho ngành du lịch, đồng thời khẳng định vị thế của du lịch Bình Định trong cả nước và khu vực. 2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định. 2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định 2.2.1.1. Quy mô nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định Quy mô NNL DL được thể hiện thông qua các tiêu chí về trình độ, giới tính, tốc độ phát triển và số lượng lao động trong ngành du lịch, trong đó tiêu chí về tốc 37 độ phát triển và số lượng lao động là một trong những tiêu chí thể hiện rõ nhất quy mô của NNL DL nói riêng và quy mô NNL của các ngành kinh tế khác. Đối với du lịch Bình Định quy mô của NNL cũng được thể hiện rõ thông qua số lao động du lịch và tốc độ phát triển lao động trong giai đoạn 2008 – 2013. Cụ thể năm 2008 tổng số lao động trong ngành du lịch Bình Định là 1.954 lao động chiếm 0,27% trong tổng số lao động của toàn tỉnh. Đến năm 2013 tổng số lao động du lịch Bình Định đạt được là 4.278 lao động gấp 2,19 lần so với số lao động năm 2008 và chiếm tỷ lệ 0,46% tổng số lao động với mức độ tăng trưởng là 21,0% (Bảng 2.5). Như vậy qua bảng thống kê lao động du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2008 – 2013 cho chúng ta thấy quy mô NNL DL Bình Định có sự phát triển ổn định qua các năm, cụ thể số lượng lao động trung bình năm của giai đoạn này là 2.904 lao động với tốc tộ phát triển trung bình là 16,0%. Bảng 2.4: Thống kê số LĐ trong ngành DLBình Định qua các năm 2008 – 2013 Tổng số LĐ Năm (nghìn người) LĐ trong ngành DL Tỷ lệ lao Tốc độ phát (nghìn động % triển (%) người) 2008 698.8 1.954 0,27 11,2 2009 730.2 2.232 0,30 14,2 2010 797.9 2.467 0,31 10,5 2011 887.4 2.963 0,33 20,1 2012 892.6 3.534 0,39 19,2 2013 913.4 4.278 0,46 21,0 Trung bình 820.1 2.904 0,34 16,0 Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013 - Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Bình Định 38 2.2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định  Cơ cấu theo ngành nghề Theo biểu đồ 2.1 cơ cấu lao động du lịch Bình Định theo nhóm ngành nghề thì các nhóm ngành nghề cơ bản như lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn – bar, lữ hành, vận chuyển chiếm tỷ trọng là 59,6% trong tổng số các nhóm ngành nghề cấu tạo thành NDL Bình Định và các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 40,4%. Trong các ngành nghề cơ bản thì nhóm nghề phục vụ buồng có tỷ lệ lao động cao nhất với 14,8% và nhóm nghề lữ hành có tỷ lệ lao động thấp nhất với 5,5%. Các nhóm nghề còn lại có tỷ lệ là: lễ tân 8,2%, phục vụ bàn – bar 12.5%, vận chuyển 9,6%. Như vậy qua cơ cấu lao động du lịch Bình Định theo nhóm ngành nghề cho chúng ta thấy tỷ lệ lao động chủ yếu tập trung nhiều trong trong các nhóm nghề lao động bằng tay chân như phục vụ buồng – bàn – bar và lao động trong các nhóm nghề lao động bằng trí óc có tỷ lệ thấp hơn như lữ hành 5.5%. 8,2% 14,8% Lễ tân Phục vụ Buồng 40,4% 12,5% Phục vụ Bàn - Bar Lữ hành 9.6% 5,5% Vận chuyển LĐ khác Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Bình Định năm 2013 Biều đồ 2.1: Cơ cấu lao động DL theo nhóm ngành nghề  Cơ cấu theo trình độ Theo thống kê của Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Định năm 2013, số lao động được đào tạo ở trình độ CĐ – ĐH chiếm số lượng hơn một nữa số lao động đang làm việc trong NDL với 53,3%. Trong khi đó số người chưa đào tạo chiếm tỷ lệ thấp với 3,2%, số người có trình độ sau ĐH chiếm 5,6%.Số lao động được đào tạo 39 ngắn hạn và có trình độ trung cấp cũng chiếm một tỷ lệ lần lược là 17,4% và 20,5% (biểu đồ 2.2). 3,20% 5,60% 17,40% Chưa đào tạo Đào tạo ngắn hạn 53,30% 20,50% Trung Cấp Cao đẳng - Đại học Sau đại học Nguồn: - Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Bình Định năm 2013 Biểu 2.2: Cơ cấu trình độ lao động nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định 2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực khối hành chính sự nghiệp Theo số liệu của NDL Bình Định cho chúng ta thấy thực trạng lao động trong khối hành chính sự nghiệp chiếm số lượng rất ít so với tổng số lao động của toàn ngành du lịch của tỉnh. Trong năm 2008 tổng số lao động du lịch Bình Định là 1.954 người trong khi đó khối hành chính sự nghiệp là 39 lao động và trong năm 2013 thì số lao động trong khối đạt 68/4.278 tổng số lao động du lịch của tỉnh Bình Định, mức tăng bình quân của tổng lao động trong NDL tăng 16,0% trong giai đoạn từ 2008 – 2013 thì đối với lao động của khối hành chính sự nghiệp chỉ đạt mức tăng bình quân là 11,7%. Điều này cho chúng ta thấy mức tăng bình quân trong giai đoạn 2008 – 2013 của khối hành chính sự nghiệp là thấp hơn so với mức tăng bình quân của lao động du lịch trong toàn ngành. Cụ thể trong lực lượng lao động khối hành chính sự nghiệp qua từng năm có sự gia tăng ồn định bình quân là 11,7%. Trong tổng số hợp đồng lao động thì số hợp đồng lao động dài hạn chiếm 100%. Về độ tuổi thì số lao động trong độ tuổi từ dưới 30 đến 50 tuổi chiếm tỷ trọng đa số, đặc biệt là độ tuổi dưới 30 luôn chiếm tỷ trọng hơn 50% số lao động trong giai đoạn này, trong khi đó số lượng lao động từ 50 tuổi trở lên chiếm số lượng hạn chế như năm 2008 chiếm 17,9% và 2013 chiếm 17,7%. Về trình độ lao 40 động trong giai đoạn từ 2008 đến 2013 với số lao động có trình độ đào tạo ngắn hạn có chiều hướng giảm xuống qua các năm và đến năm 2012 cho đến nay thì số lao động này không còn nữa, mặt khác số lao động có trình độ trung cấp và tương đương liên tục giảm từ 20,5% năm 2008 xuống còn 7,4% năm 2013, trong khi đó lực lượng lao động có trình độ đại học – cao đẳng và sau đại học lại có xu hướng gia tăng, năm 2008 số người có trình độ đại học - cao đẳng là 21 trong tổng số 39 lao động của toàn khối chiếm 71,8% và năm 2013 đạt chiếm con số này đạt 61 người trong tổng số 68 chiếm 89,7%. Số lao động có trình độ sau đại học từ chỗ 0% năm 2008 thì đến năm 2013 có 2 lao động chiếm 2,9%. Qua các số liệu phân tích cho thấy NNL DL trong khối hành chính sự nghiệp có sự phát triển bền vững qua các năm, đặc biệt là hiệu quả lao động được thể hiện qua sự chênh lệch về số lượng lao động của khối và số lao động của toàn ngành. Tuy nhiên trong quá trình phát triển thì cũng gặp một số khó khăn nhất định là tốc độ tăng trưởng của khối tăng chậm hơn so với tốc độ phát triển của toàn ngành, điều đó làm ảnh hưởng đến công tác quản lý cũng như các công tác quy hoạch phát triển khác của ngành DL. Bảng 2.5: Nhân lực khối hành chính sự nghiệp ngành du lịch Bình Định giai đoạn 2008-2013 2008 Tiêu chí SL LĐ Tổng số lao động 39 2009 % - SL LĐ 43 2010 % 10,2 SL % LĐ 47 9,3 2011 SL LĐ 54 % 14,8 2012 SL LĐ 59 % 9,2 2013 SL LĐ 68 % 15,2 1. Phân theo hợp đồng lao động Hợp đồng ngắn hạn Hợp đồng dài hạn - 39 - - 43 - 10,2 - 47 9,3 54 2. Phân theo độ tuổi 41 - 14,8 59 - 9,2 68 15,2 Dưới 30 tuổi Từ 30 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi 21 53,9 23 53,5 26 55,3 27 50,0 30 50,8 35 51,4 11 28,2 13 30,2 11 23,4 16 29,6 17 28,8 21 30,9 7 17,9 7 16,3 10 21,3 11 20,4 12 20,4 12 17,7 3. Phân theo trình độ đào tạo Đào tạo ngắn hạn 3 7,7 3 7,0 2 4,3 1 1,9 - - - - 8 20,5 9 20,9 10 21,2 7 12,9 7 11,9 5 7,4 28 71,8 31 72,1 35 74,5 46 85,2 51 86,4 61 89,7 - - - - - - - - 1 1.7 2 2.9 ([...]... kinh nghiệm về phát triển NNL cho tỉnh Bình Định trong quá trình xây dựng và phát triển NNL DL của tỉnh 25 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Khái quát chung về du lịch Bình Định 2.1.1 Về vị trí địa lý[18] Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Tổ quốc Việt Nam Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang hẹp trung bình 55 km (chỗ...CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ PHÁT TRIỀN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH 1.1 Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực Khái niệm NNL được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển từ những năm 80 của thế kỷ thứ XX với ý nghĩa là nguồn lực con người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển Nội hàm NNL không chỉ bao hàm... về du lịch Bình Định Trung tâm Xúc tiến Du lịch Bình Định đã phối hợp với các DNDL Bình Định tham gia hội chợ đã giới thiệu, quảng bá, chào bán trên 30 sản phẩm tour du lịch về Bình Định vào dịp 30.4, 1.5 và hè 2013, bên cạnh đó các ấn phẩm về DL Bình Định được phát hành rộng rãi với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, giới thiệu về tiềm năng du lịch, quê hương, con người Bình Định đến với du. .. lượng đông đảo nhất trong hoạt động của ngành Du lịch và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất Đây là những lao độngtrực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách [8] 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch - Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch: Trình độ phát triển kinh tế tạo nên nền tảng vật chất để giải... hành, triển khai vận dụng 23 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Định Đà Nẵng, Khánh Hòa và Quảng Ninh có thể được xem là ba trung tâm phát triển NDL hàng đầu của cả nước với các loại hình du lịch biển và núi … có sự tương đồng với các loại hình du lịch của Bình Định, do đó việc học hỏi kinh nghiệm của các trung tâm du lịch trên cũng như tiếp thu các kinh nghiệm phát triển. .. lựctrong du lịch Phát triển nguồn nhân lực bao gồm các nội dung: - Phát triển về số lượng: Nội dung cơ bản đầu tiên của phát triển NNL, đó là phát triển về số lượng, hay nói cách khác là thúc đẩy sự gia tăng về số lượng con người trong nguồn nhân lực, hiểu theo nghĩa rộng là phát triển số dân của dân số ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, hiểu theo nghĩa hẹp là phát triển về số người lao động của lực lượng lao... NNL là để nhằm mục đích sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất NNL [10] 1.3 Kinh nghiệm phát triển NNL DL của một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm chophát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Định 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển NNL DL của mộtsố địa phương trong nước 1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch của Đà Nẵng[3] Đà Nẵng là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương có... khách DL Tổng số phòng ăn Tổng số ghế Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và DL tỉnh Bình Định 2013 Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Điều chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tỉnh đã cho triển khai lập quy hoạch nhiều tuyến điểm du lịch quan trọng như: Quy hoạch chi tiết 1/2000 các điểm du lịch - dịch vụ trên tuyến Quy Nhơn... bàn tỉnh đã góp phần phát huy giá trị tiềm năng du lịch, thu hút du khách và nhà đầu tư đến với tỉnh Trong những năm gần đây, khách du lịch đến Bình Định tăng hơn trước rất nhiều, đem lại hiệu quả rõ rệt cho hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, góp phần làm tăng sức hấp dẫn, tăng khả năng cạnh tranh của NDL Bình Định 2.1.2.4 Hoạt động đầu tư và xúc tiến quảng bá du lịch Bình Định[ 21] Bình Định. .. 13,8 81,400 10,9 7) Nhân viên khác 145,300 206,400 8,4 266,700 6,0 (Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch) 17 Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, đến năm 2015 NDL cần tới 620.000 lao động trực tiếp trong tổng số 2.2 triệu việc làm do du lịch tạo ra và đến 2020 tương ứng sẽ cần 870.000 lao động trực tiếp trong tổng số 3 triệu việc làm do du lịch tạo ra Nhu cầu nhân lực theo cơ cấu trình ... tiễn phát triển nguồn nhân lực du lịch Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình Định Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình Định CHƯƠNG... phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Định 24 Tiểu kết chương 25 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH 26 2.1 Khái quát chung du lịch Bình. .. triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định 37 2.2.1 Quy mô cấu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định 37 2.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực khối hành nghiệp 40 2.2.3 Thực trạng nguồn nhân lực

Ngày đăng: 24/10/2015, 23:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan