luận văn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --------- --------- NGUYỄN QUANG HUY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số : 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS: PHẠM VÂN ðÌNH HÀ NỘI - 2010 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu ra trong Luận văn là trung thực và nội dung của Luận văn chưa từng ñược công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào Tác giả luận văn Nguyễn Quang Huy Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ñặc biệt là các thầy, cô trong Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách các thầy, cô trong Viện ðào tạo sau ñại học - trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã ñóng góp các ý kiến quý báu và nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn. ðặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất ñến thầy giáo GS.TS. Phạm Vân ðình, người ñã tận tình giúp ñỡ, khuyến khích và hướng dẫn tôi từ những hướng ñi ñầu tiên cho tới lúc hoàn chỉnh bản luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn ñến Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình, Sở Giáo dục và ðào tạo Thái Bình, Sở Lao ñộng và TBXH Thái Bình, UBND huyện Hưng Hà, UBND huyện Tiền Hải, các phòng chức năng của hai huyện Hưng Hà và Tiền Hải, Tổng Cục Thống kê ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong việc cung cấp các thông tin, tư liệu, số liệu và triển khai nghiên cứu ở cơ sở. Tôi xin gửi lời cảm ơn ñến các vị lãnh ñạo Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, bạn bè, ñồng nghiệp trong Trung tâm Quy hoạch và Phát triển nông thôn thuộc Viện và người thân trong gia ñình ñã nhiệt tình giúp ñỡ, tạo ñiều kiện cho tôi về chuyên môn, về thời gian và nhiều sự giúp ñỡ quý báu khác ñể tôi hoàn thành bản luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Quang Huy Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . iii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi 1. MỞ ðẦU 1 1.1. Sự cần thiết của ñề tài nghiên cứu 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 2 1.3. Các câu hỏi ñặt ra trong quá trình nghiên cứu 3 1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 3 2 . MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN 5 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực nông thôn 5 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực nông thôn 44 2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan 60 3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 63 3.1. Khái quát về ñặc ñiểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình 63 3.2. Phương pháp nghiên cứu 81 4. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN THÁI BÌNH 86 4.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Thái Bình 86 4.1.1. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh 86 4.1.2. Phân tích kết quả ñiều tra về vấn ñề phát triển nguồn nhân lực nông thôn tại 2 huyện ñại diện của tỉnh Thái Bình 93 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . iv 4.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn Thái Bình 102 4.2.1. Quan ñiểm, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình 102 4.2.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Thái Bình 110 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138 5.1. Kết luận 138 5.2. Kiến nghị 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO 140 PHỤ LỤC 144 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cð : Cao ñẳng CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CN : Công nhân CNH, HðH : Công nghiệp hoá, hiện ñại hoá CNKT : Công nhân kỹ thuật CTQG : Chính trị Quốc gia DN : Dạy nghề ðH : ðại học GD-ðT : Giáo dục - ðào tạo GDP : Tổng thu nhập quốc dân GDTX : Giáo dục thường xuyên. GNP : Tổng thu nhập quốc nội HNDN : Hướng nghiệp dạy nghề HDI : (Human Development Index) Chỉ tiêu ñánh giá trình ñộ phát triển nguồn nhân lực PTTH : Phổ thông trung học THCN : Trung học chuyên nghiệp HNDN : Hướng nghiệp, dạy nghề Lð : Lao ñộng Lð-TBXH : Lao ñộng thương binh xã hội ILO : Tổ chức Lao ñộng Quốc tế UBND : Uỷ ban nhân dân Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng ñất ñai của tỉnh 69 3.2. Tình hình phân bổ dân số tỉnh Thái Bình 70 3.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật của tỉnh 72 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính của tỉnh 74 3.5a. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh giai ñoạn 2007 – 2009 76 3.5b. Một số chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi giai ñoạn 2007 - 2009 76 3.6. Một số ñặc ñiểm tự nhiên, KT-XH ở các ñiểm nghiên cứu 82 3.7. Nguồn thông tin số liệu thứ cấp 83 3.8. Số lượng mẫu ñiều tra ở các ñiểm nghiên cứu 84 4.1. Cơ cấu lực lượng lao ñộng phân theo nhóm ngành kinh tế 88 4.2. Chỉ số sức khỏe tổng quát của bà mẹ và trẻ em năm 2009 90 4.3. Trình ñộ văn hoá của lực lượng lao ñộng tỉnh Thái Bình 91 4.4. Trình ñộ CMKT của lực lượng lao ñộng Thái Bình 93 4.5. Kết quả ñiều tra ý kiến người ñang theo học tại các trường và trung tâm giao dục huyện Hưng và huyện Tiền Hải 94 4.6. . Kết quả ñiều tra ý kiến người ñã tốt nghiệp tại các trường và trung tâm giao dục huyện Hưng Hà và huyện Tiền Hải 96 4.7. Kết quả ñiều tra ý kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường và trung tâm giáo dục 2 huyện Hưng Hà và Tiền Hải 97 4.8. Kết quả ñiều tra ý kiến của các nhà quản lý, người ñưa ra chủ chương, lãnh ñạo cơ sở 99 4.9. Kết quả ñiều tra người lao ñộng nông thôn trên ñịa bàn 2 huyện 100 4.10. Kết quả ñiều tra ý kiến của các chủ sử dụng lao ñộng nông thôn (doanh nghiệp nông thôn, công ty, xí nghiệp, …) 101 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . 1 1. MỞ ðẦU 1.1. Sự cần thiết của ñề tài nghiên cứu Nguồn lực con người nói chung và nguồn nhân lực nông thôn, xét trên khía cạnh ñộ tuổi lao ñộng là nguồn lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội. Trên phạm vi rộng hơn thì “Con người ñứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân và là mục ñích của sự phát triển” [45]. Nhận thức ñược vai trò của nguồn nhân lực, ðại hội ðảng VIII ñã khẳng ñịnh: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết ñịnh sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện ñại hóa”[11]. Mỗi một giai ñoạn lịch sử, một trình ñộ phát triển ñòi hỏi một nguồn nhân lực phù hợp. Trong xu thế kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, nguồn nhân lực có sức khoẻ, học vấn, trình ñộ chuyên môn kỹ thuật cao ñược coi là một ñiều kiện ñể tăng trưởng nhanh, rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Thái Bình là một tỉnh thuần nông với nguồn nhân lực nông thôn có qui mô lớn, cơ cấu trẻ nhưng chưa thực sự là ñộng lực ñể phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực nông thôn Thái Bình hiện nay phần lớn vẫn là lao ñộng có trình ñộ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) thấp, chưa qua ñào tạo; Hiện nay, thị trường lao ñộng Thái Bình có các ñặc thù: tỷ lệ lao ñộng tự làm cao, khu vực phi chính thức (informal sector) lớn, việc làm nông nghiệp chiếm ña số, thị trường lao ñộng bị chia cắt (do sự thiếu hụt thông tin thị trường lao ñộng, thiếu các chính sách về thị trường lao ñộng, chính sách về hành chính .), bất cân ñối lớn cung - cầu lao ñộng (ñặc biệt là cung lao ñộng phổ thông), giá cả sức lao ñộng rẻ và hạn chế liên kết với thị trường lao ñộng trong tỉnh và cả Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . 2 nước . ñã cản trở ñến sự hoạt ñộng mạnh mẽ của thị trường lao ñộng… Dẫn ñến tình trạng thất nghiệp của lao ñộng khu vực nông thôn và thành thị còn cao (khoảng 5,1%), tiềm năng của nguồn nhân lực nông thôn chưa ñược khai thác ñầy ñủ ảnh hưởng ñến khả năng kết hợp các nguồn nhân lực tự nhiên với các nguồn lực vốn, công nghệ, tri thức, thông tin ñể tăng sản phẩm, thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao ñộng và dân cư. Do vậy việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh thực sự là một ñòi hỏi vừa cấp bách, vừa cơ bản, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Trước yêu cầu ñó tôi xin tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Thái Bình” với tham vọng góp phần ñánh giá thực trạng và ñưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Thái Bình trong những tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của ñề tài là trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông thôn Thái Bình, từ ñó nghiên cứu ñề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Thái Bình trong những năm tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể + Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn vấn ñề phát triển nguồn nhân lực nông thôn. + Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Thái Bình và những yếu tố tác ñộng ñến thực trạng ñó. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . 3 + ðề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Thái Bình trong những năm tới. 1.3. Các câu hỏi ñặt ra trong quá trình nghiên cứu (1). Thực trạng nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Thái Bình hiện nay như thế nào ? (2). Những yếu tố tác ñộng ñến phát triển nguồn nhân lực trong những năm gần ñây là gì ? ñánh giá về cả 2 mặt: quy mô và chất lượng nguồn nhân lực nông thôn so với yêu cầu ra sao ? (3). Những giải pháp nào là thích hợp nhất nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh ? 1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 1.4.1. ðối tượng nghiên cứu ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là những vấn ñề phát triển nguồn nhân lực nông thôn trên phương diện thể lực, trí lực, hệ thống các chỉ tiêu ñánh giá và những yếu tố tác ñộng ñến vấn ñề phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Thái Bình. ðề tài tập trung ñi sâu nghiên cứu các ñối tượng chính bao gồm: - Lĩnh vực giáo dục ñào tạo, bao gồm: người ñang theo học tại các trường và trung tâm, người ñã tốt nghiệp tại các trường và trung tâm, cán bộ trực tiếp giảng dạy tại các trường và trung tâm; người tổ chức bồi dưỡng ñào tạo; - Các cấp quản lý, bao gồm: người ñưa ra chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực; cán bộ quản lý, lãnh ñạo cơ sở; - Người lao ñộng nông thôn; - Các chủ sử dụng lao ñộng nông thôn (doanh nghiệp nông thôn, công ty, xí nghiệp, HTX, …).