Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
2,02 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN QUANG KHẢI
ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ THEO
HƢỚNG TĂNGTRƢỞNG XANH Ở XÃ
VÂN HÒA, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN QUANG KHẢI
ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ THEO
HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH Ở XÃ
VÂN HÒA, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Cự
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, với các số liệu và kết
quả trong luận văn là trung thực. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và trích dẫn rõ ràng nguồn gốc.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Quang Khải
i
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS
Phạm Văn Cự, ngƣời thầ y đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉnh sửa cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn trung tâm ICARGC, Trung tâm nghiên
cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập và xử lý số liệu phục vụ việc thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Sau đại học, Đại học Quốc Gia
Hà Nội đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Biến đổi khí hậu.
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Vân Hòa, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội, phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nô ̣i đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè và
đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Ba Vì, ngày tháng
năm
Học viên cao học
Nguyễn Quang Khải
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1
2. Câu hỏi nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu .............................. 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Cấu trúc luận văn............................................................................................... 3
Chƣơng 1 ............................................................................................................... 5
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN C ỨU VỀ TĂNG TRƢỞNG XANH, CÁC VẤN
ĐỀ PHÁT THẢI VÀ SINH KẾ .................................................................... 5
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................... 5
1.1.1. Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh .................................................. 5
1.1.2.Các nghiên cứu liên quan đế n tính toán phát thải khí nhà kính.......... 7
1.1.3.Tình hình nghiên cứu về sinh kế......................................................... 18
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc.............................................................. 19
1.2.1.Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh. ................................................ 19
1.2.2.Các nghiên cứu trong nước liên quan đế n việc tính toán phát thải khí
nhà kính 20
1.2.3.Tình hình nghiên cứu sinh kế ở trong nước ....................................... 22
1.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu...................................................................... 24
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 24
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................. 28
Chƣơng 2 ............................................................................................................. 34
CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................ 34
2.1. Phƣơng pháp tính phát thải .......................................................................... 34
2.1.1. Phương pháp tính phát thải mê-tan từ trồng lúa .............................. 34
2.1.2. Phương pháp tính phát thải mê-tan từ chăn nuôi bò sữa ................. 36
2.2. Phƣơng pháp xác định và đánh giá sinh kế .................................................. 41
2.2.1.Phương pháp thu thập và tổ ng hợp số liê ̣u ........................................ 41
2.2.2.Phương pháp đánh giá sinh kế .......................................................... 43
2.3. Dữ liệu về hiện trạng hai loại hình sinh kế .................................................. 43
2.3.1. Hiện trạng trồng lúa và chăn nuôi bò sữa ở xã Vân Hòa ................ 43
2.3.2. Số liệu nhiệt độ trung bình các tháng giai đoạn 2001-2010 ............ 45
Chƣơng 3 ............................................................................................................. 48
iii
CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ THEO HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH Ở XÃ
VÂN HÒA, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................. 48
3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ........ 48
3.2. Hiện trạng chuyển đổi sinh kế và vai trò của các nguồn vốn trong chuyển
đổ i sinh kế ở xã Vân Hòa .................................................................................... 49
3.2.1. Hiện trạng chuyển đổi sinh kế .......................................................... 49
3.2.2. Vai trò của các nguồn vốn trong chuyển đổ i sinh kế theo hướng tăng
trưởng xanh ................................................................................................. 51
3.3. Sƣ thay đổ i phát thải khi chuyể n đổ i sinh kế t ừ trồ ng lúa sang chăn nuôi bò
sữa.................... ................................................................................................... 53
3.3.1. Phát thải CH4 từ trồng lúa ở xã Vân Hòa......................................... 53
3.3.2. Phát thải CH4 của quá trình chăn nuôi bò sữa................................. 55
3.4. Sự thay đổ i thu nh ập khi chuyển đổi sinh kế từ trồ ng lúa sang chăn nuôi bò
sữa ...................................................................................................................59
3.4.1. Thu nhập từ lúa của người dân xã Vân Hòa .................................... 59
3.4.2. Thu nhập từ chăn nuôi bò sữa của người dân xã Vân Hòa .............. 62
3.4.3. Đánh giá thu nhập từ hai loại hình sinh kế trên lượng phát thải ..... 65
3.5. Đánh giá chuyể n đổ i sinh kế theo hƣớng tăng trƣởng xanh ........................ 67
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 70
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 72
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Albedo
- Lƣợng bức xạ bề mặt trái đất
BĐKH
- Biến đổi khí hậu
CH4
- Mê-tan
CO2
- Cacbon đioxit
DFID
- Tổ chức phát triển Anh
EF
- Hệ số phát thải
Gg
- Một tỷ gam (tƣơng đƣơng 1.000 tấn)
IPCC
- Ban liên chính phủ về BĐKH
MDG
- Mục tiêu thiên niên kỷ
Mha
- Triệu ha
PH
- Độ chua của đất
UBND
- Ủy ban nhân dân
UNEP
- Tổ chức môi trƣờng Liên Hợp Quốc
VNĐ(Vnđ)
- Đồng Viê ̣t Nam
KHKT
- Khoa học kỹ thuật
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ số phát thải của một số quốc gia theo IPCC…………………….8
Bảng 1.2. Hệ số phát thải theo nhiệt độ ở Thổ Nhĩ Kỳ........................................9
Bảng 1.3. Hệ số phát thải từ lên men tiêu hóa của bò sữa đang vắt sữa ở một số
khu vực ................................................................................................................ 13
Bảng 1.4. Hệ số phát thải từ lên men tiêu hóa của bò sữa chƣa vắt sữa ở một số
khu vực ................................................................................................................ 15
Bảng 1.5. Hệ số phát thải khí Mê-tan từ quản lý phân bón của bò sữa đang vắt
sữa ở một số khu vực........................................................................................... 16
Bảng 1.6. Hệ số phát thải khí Mê-tan từ quản lý phân bón của bò sữa chƣa vắt
sữa ở một số khu vực........................................................................................... 17
Bảng 1.7. Số lƣợng vật nuôi thay đổi qua các năm (2003 - 2013) ..................... 30
Bảng 2.1. Hê ̣ số phát thải của lúa ở Việt Nam .................................................... 35
Bảng 2.2. Tỷ số chuyển đổi CH4 áp dụng cho bò sữa......................................... 37
Bảng 2.3. Tính toán hệ số năng lƣợng thuần cho bò sữa .................................... 37
Bảng 2.4. Diện tích và năng suất lúa xã Vân Hòa .............................................. 44
Bảng 2.5. Số lƣợng bò sữa ở xã Vân Hòa ........................................................... 45
Bảng 2.6. Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Ba Vì và trạm Sơn Tây giai đoạn
2001-2010............................................................................................................ 46
Bảng 3.1. Phát thải CH4 từ lúa vu ̣ Đông Xuân ở xã Vân Hòa , huyện Ba Vì,
TP.Hà Nội............................................................................................................ 53
Bảng 3.2. Phát thải CH4 từ trồng lúa vụ Hè Thu ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, TP
Hà Nội.................................................................................................................. 54
Bảng 3.3. Phát thải CH4 tƣ̀ quá trình lên men tiêu hóa của bò sữa đang khai thác
sƣ̃a ở xã Vân Hòa ............................................................................................... 56
Bảng 3.4. Phát thải CH4 từ quản lý phân bón của bò sữa chƣa khai thác sữa .... 57
Bảng 3.5. Thu nhập từ lúa của ngƣời dân xã Vân Hòa, huyện Ba, thành phố Hà
Nội từ 2003-2013 ................................................................................................ 60
Bảng 3.6. Tính toán thu nhập từ bán bê con của các nông hộ chăn nuôi bò sữa .. 63
Bảng 3.7. Tính toán thu nhập từ sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa xã Vân Hòa ..... 64
Bảng 3.8. So sánh thu nhập/ đơn vị phát thải của hai loại hình sinh kế ............. 65
Bảng 3.9. Bảng điều tra sinh kế nông hộ(chọn ngẫu nhiên) tại ba thôn Bơn, thôn
Bặn và thôn Đồng Chay. ..................................................................................... 66
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý xã Vân Hòa, huyện Ba vì, Thành phố Hà Nội ....... 25
Hình 1.2. Bản đồ độ cao của huyện Ba Vì,Thành phố Hà Nội ........................... 26
Hình 1.3. Diện tích đât trồng cây nông nghiệp của xã Vân Hòa, huyện Ba Vì,
Thành phố Hà Nội (2003 - 2013) ........................................................................ 29
Hình 1.4. Diện tích và năng suất lúa qua các năm từ 2003-2013 ....................... 30
Hình 1.5. Thu nhập bình quân của ngƣời dân xã Vân Hòa 2007-2013 .............. 32
Hình 1.6. Tỷ lệ lao động của xã Vân Hòa năm 2011 .......................................... 32
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID .................................................... 43
Hình 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Vân Hòa .................................................... 48
Hình 3.2. Thay đổ i diê ̣n tích trồ ng lúa và diê ̣n tích trồ ng cỏ ở xã Vân Hòa……50
Hình 3.3. Phát thải CH4 ở quá trình lên men tiêu hóa đối với bò sữa chƣa khai
thác sữa ở xã Vân Hòa…………………………………………………………55
Hình 3.4. Phát thải CH4 ở quá trình quản lý phân bón đối với bò đang khai thác
sƣ̃a ở xã Vân Hòa………………………………………………………………58
vii
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Vân Hòa là một xã thuần nông thuộc vùng đệm của Vƣờn Quốc gia Ba Vì,
đại đa số ngƣời dân sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Diện
tích đất nông nghiệp toàn xã năm 2000 là 1.081 ha, trong đó có 303 ha đất trồng
lúa, 5 ha đất trồng cỏ. Tuy nhiên, năm 2013 thì diện tích đất trồng lúa giảm đi
chỉ còn 200,2 ha trong khi dịên tích đất trồng cỏ nuôi bò sữa tăng lên 230 ha. Số
lƣợng bò sữa năm 2000 là 40 con, năm 2013 tăng lên là 2.431 con (UBND xã
Vân Hòa, 2013). Nhờ có sự chuyển đổi sinh kế từ trồng lúa và các loại hoa màu
cho năng suất thấp sang trồng cỏ để chăn nuôi bò sữa mà đời sống kinh tế xã hội
của địa phƣơng ngày một đi lên, nhiều bà con ở đây thoát nghèo. Tuy nhiên, hạn
chế của sự chuyển đổi sinh kế này là gì và sự chuyển đổi sinh kế này có thực sự
bền vững hay không? Để trả lời câu hỏi này học viên đã lựa chọn nghiên cứu sự
chuyển đổi sinh kế ở xã Vân Hòa.
Sau khi có chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc và sự mạnh dạn chuyển đổi
hƣớng sinh kế từ trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò sữa từ năm 2000 thì đời sống
ngƣời dân xã Vân Hòa không ngừng đƣợc cải thiện. Bản tính cần cù chịu khó và
biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tận dụng tốt các nguồn lực tự nhiên
và xã hội, các hộ nông dân đã từng bƣớc cải thiện đời sống kinh tế. Cơ sở hạ
tầng ngày một khang trang, bộ mặt nông thôn đã đổi mới. Sinh kế chăn nuôi bò
sữa theo hƣớng phát thải ít CO2 ngày một phát triển. Môi trƣờng tự nhiên ít bị
ảnh hƣởng, một diện tích rộng lớn đất đai đƣợc bao phủ bởi màu xanh của cỏ,
hạn chế albedo của mặt đất, chống xói mòn rửa trôi. Điều này là hết sức quan
trọng bởi Vân Hòa có địa hình dốc từ 42,57m - 268m (Hình 1.2) bao gồm rất
nhiều quả đồi lớn nhỏ. Vân Hòa còn là một trong 7 xã nằm trong vùng đệm của
Vƣờn Quốc gia Ba Vì, khu dự trữ sinh quyển, lá phổi xanh của thành phố Hà
Nội. Đất đai và khí hậu của xã Vân Hoà có nhiều tiềm năng để phát triển giống
cỏ voi (tên khoa học là Pennisetum purpurreum) (Nguyễn Thiện, 2009), là cơ sở
để phát triển sinh kế chăn nuôi bò sữa. Đây có thể là sinh kế xanh đang đƣợc
1
định hƣớng, khuyến khích theo chiến lƣợc tăng trƣởng xanh, kinh tế xanh (Bộ
Tài nguyên Môi trƣờng, 2000). Vân Hòa là địa phƣơng điển hình diễn ra sự
chuyển đổi sinh kế một cách hiệu quả, do đó học viên lựa chọn đây là khu vực
nghiên cứu.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ngƣời dân với các sinh kế nông hộ quy mô
nhỏ là đối tƣợng chịu tác động và có tính dễ bị tổn thƣơng cao (R. Selvaraju and
et al, 2006), bởi vậy mà một sinh kế “xanh” có ý nghĩa quan trọng với ngƣời
dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống, đồng thời giảm
thiểu phát thải khí nhà kính. Với mục tiêu đánh giá mô hình sinh kế chuyển đổi
từ trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò sữa ở xã Vân Hòa có phải là mô hình kinh tế
xanh hay không, học viên lựa chọn đề tài “Đánh giá chuyển đổi sinh kế theo
hướng tăng trưởng xanh ở xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
Thông qua việc điều tra nông hộ, phân tích sinh kế, tính toán lƣợng khí phát thải
và so sánh tính chất tăng trƣởng xanh của hai loại hình sinh kế, trên cơ sở đó hỗ
trợ ngƣời dân lựa chọn loại hình kinh tế có tính bền vững, phù hợp với điều kiện
kinh tế tại địa phƣơng. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số khuyến nghị
nhằm bảo đảm việc chuyển đổi sinh kế ở đây phù hợp với hƣớng tăng trƣởng
xanh - một trong những mô hình kinh tế đang đƣợc khuyến khích phát triển.
2. Câu hỏi nghiên cƣ́u, cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cƣ́u : Chuyể n đổ i sinh k ế ở Vân Hòa có phải là mô hình sinh
kế xanh hay không?
Cách tiếp cận : Hệ thống dựa trên khung sinh kế kết hợp các tiêu trí của tăng
trƣởng xanh
- Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát : Đánh giá tính chất tăng trƣởng xanh của việc chuyển đổi
sinh kế trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò sữa.
Mục tiêu cụ thể: Đánh giá tác đô ̣ng của mỗi loa ̣i hiǹ h sinh kế tới tƣ̣ nhiên và xã
hô ̣i dƣ̣a trên các tiêu trí của tăng trƣởng xanh
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tác động của sự chuyển đổi sinh kế từ trồng lúa
sang trồng cỏ nuôi bò sữa đến tăng trƣởng xanh.
2
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện tại xã Vân Hoà,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Số liệu nghiên cứu thực hiện từ năm 2000 đến
năm 2014.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tính toán phát thải khí nhà kính
Phƣơng pháp tính phát thải khí nhà kính áp dụng cho luận văn dựa vào phƣơng
trình của IPCC, với hệ số phát thải mặc định cho Việt Nam để tính toán.
- Phƣơng pháp xác định và đánh giá sinh kế
Phƣơng pháp xác định và đánh giá sinh kế đƣợc sử dụng trong luận văn là
phƣơng pháp thu thập và tổng hợp số liệu kết hợp với sử dụng khung sinh kế
bền vững của DFID.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi nghiên
cứu và phần kết luận thì luận văn gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu về tăng trƣởng xanh, các vấn đề phát
thải và sinh kế
Trong chƣơng này , chúng tôi tìm hiểu các tài liệu , các nghiên cứu đã có về
tăng trƣởng xanh, các vấn đề phát thải và sinh kế.
Chƣơng 2: Các phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu
Trong chƣơng này chúng tôi g iới thiê ̣u các phƣơng pháp tiń h toán ,cách thu
thâ ̣p số liê ̣u trong pha ̣m vi nghiên cƣ́u và cách xƣ̉ lý số liê ̣u đã thu thâ ̣p.
Chƣơng 3: Tác động của chuyển đổi sinh kế tới tăng trƣởng xanh ở xã Vân
Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Đây là chƣ ơng giới thiê ̣u các kế t quả chiń h của luâ ̣n văn , trong chƣơng này
chúng tôi trình bày các kết quả về phát thải khí nhà kính
, đồ ng thời đánh giá
chuyể n đổ i sinh kế chăn nuôi bò sƣ̃a theo hƣớng tăng trƣởng xanh ở điạ bàn
nghiên cƣ́u.
Mô ̣t phầ n kế t quả của bài báo đã đƣơ ̣c đăng trong kỷ yế u hô ̣i nghi ̣
: “Tăng
trưởng xanh”do Trung Tâm Nghiên Cƣ́u Tài Nguyên và Môi trƣờng , ĐHQGHN
3
ngày 22/11/2013 tổ chƣ́c dƣới tiêu đề Tìm hiể u vai trò của sinh kế nuôi bò sƣ̃a
với giảm thiể u biế n đổ i khí hâ ̣u ta ̣i xã Vân Hoà, huyê ̣n Ba Vi,̀ Hà Nội.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG TRƢỞNG XANH, CÁC
VẤN ĐỀ PHÁT THẢI VÀ SINH KẾ
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.1.1. Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh
Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề tăng trƣởng xanh và kinh tế
xanh, các nghiên cứu này đã nêu nên những thách thức của nhân loại trong việc
đƣơng đầu với các cuộc khủng khoảng đã và đang xảy ra nhƣ cuộc khủng
khoảng biến đổi khí hậu. Việc cần thiết thực hiện một chính sách kinh tế phù
hợp với thực tế các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày một khan hiếm.
Trong một phần tƣ thế kỷ qua, các nền kinh tế trên thế giới đã tăng gấp bốn lần
và đem lại lợi ích to lớn cho hàng trăm triệu ngƣời. Tuy nhiên, 60% hàng hóa và
dịch vụ hệ sinh thái phục vụ cho phát triển sinh kế hiện nay đang bị suy thoái
hoặc sử dụng thiếu bền vững (UNEP, 2011). Điều này cho thấy sự tăng trƣởng
kinh tế của thế giới trong những năm qua chủ yếu dựa vào việc khai thác các
nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu kiểm soát, chƣa chú trọng tới việc
phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc xây dựng các mô hình tăng
trƣởng thân thiện với môi trƣờng đang ngày càng trở nên cần thiết. Thuật ngữ
“tăng trưởng xanh” dùng để mô tả con đƣờng tăng trƣởng kinh tế bằng cách sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên theo phƣơng thức bền vững. Nó đƣợc sử
dụng trên toàn cầu nhằm cung cấp một khái niệm cho tăng trƣởng kinh tế phù
hợp với chuẩn mực. Kinh tế xanh là con đƣờng để phát triển bền vững trong bối
cảnh biến đổi khí hậu. Tăng trƣởng xanh có thể cung cấp những giải pháp cho
bồi dƣỡng và phát triển bền vững, bao gồm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi
khí hậu. Không kết hợp giảm nhẹ biến đổi khí hậu và vấn đề thích ứng vào
chính sách phát triển có khả năng làm suy yếu tăng trƣởng kinh tế trong tƣơng
lai, sự cải thiện liên tục của các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) sau
năm 2015 và cơ bản đời sống của ngƣời nghèo (ADB, 2009). Tăng trƣởng xanh
có xu thế hợp nhất các trụ cột kinh tế và môi trƣờng trong phát triển bền vững
5
vào quá trình hoạch định chính sách, với mô hình phát triển kinh tế tăng trƣởng
mạnh mẽ và bền vững.
Ngân hàng Thế giới năm 2012 lại nêu khái niệm tăng trƣởng xanh là sự tăng
trƣởng hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, là sự tăng trƣởng
sạch không gây ô nhiễm và là sự tăng trƣởng có sức chống chịu, đặc biệt trong
bối cảnh biến đổi khí hậu (World Bank, 2012). Nhƣ vậy trong quan hệ với phát
triển bền vững, tăng trƣởng xanh giữ hai trụ cột là kinh tế và môi trƣờng. Trong
nghiên cứu: “Từ tăng trƣởng tới tăng trƣởng xanh: Một khuôn khổ” (World
Bank, 2011) của Ngân hàng thế giới đã xác định tăng trƣởng xanh là quá trình
tăng trƣởng sử dụng hiệu quả về tài nguyên, sạch hơn và có sức chống chịu tốt
hơn. Trong nghiên cứu của World bank năm 2012 nêu vai trò của đổi mới công
nghệ để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn thiên nhiên và con ngƣời. Một nền
kinh tế xanh đƣợc đặc trƣng bởi sự tăng trƣởng kinh tế bền vững, có thể duy trì
và làm gia tăng các nguồn vốn tự nhiên, “Một nền kinh tế vừa mang lại hạnh
phúc cho con ngƣời và công bằng xã hội vừa giảm thiểu đáng kể những rủi ro về
môi trƣờng và khủng hoảng sinh thái” (UNEP, 2011).
Nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới đều thống nhất rằng: tăng trƣởng
xanh, là một mô hình tăng trƣởng tập trung vào hai trụ cột chính là kinh tế và
môi trƣờng. Biến những hạn chế về mặt con ngƣời và những thảm họa thiên
nhiên do các hoạt động của con ngƣời tạo ra thành cơ hội kinh tế, giúp nâng cao
tăng trƣởng kinh tế và giảm tác động xấu tới môi trƣờng. Việc sử dụng thông
minh nguồn vốn tự nhiên là con đƣờng để hƣớng tới phát triển bền vững.
Tăng trƣởng xanh và phát thải cacbon thấp có liên quan chặt chẽ với nhau, là
xu hƣớng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt
Nam. Tăng trƣởng xanh vừa là thách thức, song cũng là cơ hội mở ra cho các
quốc gia trong tƣơng lai. Nhiều sản phẩm mới có có hàm lƣợng chất xám cao,
cacbon thấp, thân thiện với môi trƣờng, đƣợc sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng của con ngƣời, cũng vì thế mà hàng triệu việc làm mới đƣợc tạo ra
trên thế giới. Có thể nói rằng tăng trƣởng xanh với lƣợng cacbon thấp đang làm
thay đổi phƣơng thức sinh hoạt và tiêu dùng, kéo theo đó là sự thay đổi công
6
nghệ sản xuất và cả trong lĩnh vực nhận thức về văn hóa, xã hội. Chính bởi vậy
mà vấn đề phát thải khí nhà kính đƣợc xã hội hết sức quan tâm, lấy làm cơ sở để
xác định chiến lƣợc tăng trƣởng cho các quốc gia.
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đế n tính toán phát thải khí nhà kính
a. Tính toán phát thải khí nhà kính từ trồng lúa
Sự phát thải khí nhà kính mà cụ thể là khí CH4 từ trồng lúa đƣợc tính toán
theo rất nhiều các phƣơng pháp khác nhau ở các quốc gia trên thế giới.
Việc sử dụng phƣơng trình để tính toán phát thải khí mê-tan (CH4) đƣợc sử
dụng tƣơng đối phổ biến, trong đó phải kể đến IPCC năm 1996 và 2006. IPCC
năm 1996 đã tính phát thải mê-tan dựa vào phƣơng trình tính toán nhƣ sau:
CH4 – Rice = A x EF x 10-12
(Với A là diện tích trồng lúa, EF là hệ số phát thải)
Trong khi đó, IPCC năm 2006 lại sử dụng công thức:
CH4 – Rice = ∑i, j, k (EFi, j, k x ti, j, k x Ai, j, k x 10-6)
Trong đó : EF là hệ số phát thải, t là thời gian gieo trồng, A là diện tích gieo
trồng. Điều này xuất phát từ việc gieo trồng lúa chỉ xảy ra vào một khoảng thời
gian nhất định trong năm. Còn các giá trị i, j, k là điều kiện các hệ sinh thái của
các khu vực gieo trồng khác nhau nên việc áp dụng công thức cũng khác nhau
cho từng khu vực.
Có thể nói cho đến nay việc sử dụng phƣơng trình của IPCC (1996) để tính
toán phát thải khí nhà kính vẫn là phƣơng pháp cơ bản đƣợc nhiều quốc gia áp
dụng. Theo thố ng kê của IPCC năm 2000 thì đã có ít nhất 108 quố c gia đã sƣ̉
dụng công thức trên để tính toán phát thải CH
4
tƣ̀ lúa (IPCC, 2000), ví dụ ở
Trung Quốc, hệ số phát thải EF đƣợc áp dụng cho phƣơng trình này là EF = 22
(kg/mẫu anh) (Wang Xiaoqin and, 2010.).
Một số quốc gia khác cũng sử dụng phƣơng trình của IPCC để tính toán phát
thải CH4, tuy nhiên mỗi quốc gia lại áp dụng với hệ số khác nhau.
7
Bảng 1.1. Hệ số phát thải của một số quốc gia theo IPCC
Quố c gia
EF và Khoảng EF theo
Nguồ n
mùa (kg / ha / ngày)
Úc
22.5
NGGIC, 1996
Trung Quố c
13 (10 – 22)
Wassmann và cộng sự, 1993
Ấn Độ
10 (5 – 15)
Mitra và cộng sự, 1996 ;
Parashar và cộng sự, 1997
Inđô
18 (5 – 44)
Nugroho và cộng sự, 1994
Ý
36 (17 – 54)
Schutz và cộng sự, 1989
Nhâ ̣t Bản
15
Minami, 1995
Nam Triề u Tiên
15
Shin và cộng sự, 1995
Philipin
(25 – 30)
Neue và cộng sự, 1994;
Wassmann và cộng sự, 1994
Thái Lan
16 (4 – 40)
Towpryaoon và cộng sự, 1994
Mỹ (Bang Texas)
25 (15 – 35)
Sass và Fisher, 1995
(Nguồ n: Good Practice Guidance and Uncertainty Management in National
Greenhouse Gas Inventories, 2000)
Theo nhóm tác giả S.-S. Yang 7 H.-L. Chang, của Đài Loan (S S Yang and
H L Chang, 2001) trong nghiên cứu: “Phát thải khí CH4 từ lúa ở Đài Loan” cho
rằng phát thải CH4 cao trong giai đoạn đẻ nhánh và thấp dần trong các giai đoạn
sau, ở mùa thu hoạch thứ hai phát thải CH4 cao trong giai đoạn mới cấy và thấp
dần trong giai đoạn canh tác lúa tiếp theo. Lƣợng phát thải CH4 hàng năm dao
động trong khoảng từ 12,3-49,3 g/m2 với giả định là hệ thống thủy lợi hoạt động
liên tục: 61,5 g/m2. Bên cạnh phƣơng trình tính toán phát thải khí nhà kính của
IPCC, thì một phƣơng trình khác cũng đƣợc sử dụng cho tính toán phát thải
trong nông nghiệp. Một nghiên cứu về phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông
8
nghiệp và chăn nuôi ở Trung quốc, tác giả Wang Xiaoqin đã sử dụng phƣơng
trình sau:
Ep = (Ecp + Empx GWPm+ Enpx GWPn)
Trong đó Ep, Ecp, Emp, Enp, lần lƣợt là lƣợng phát thải của khí nhà kính:
cacbonic, mê-tan và nitơ-đioxit. GWPm, GWPn là tiềm năng giữ ấm toàn cầu của
mê tan và nitơ-đioxit. Phƣơng trình này đƣợc tính toán trên mỗi đơn vị sản xuất
nông nghiệp và chăn nuôi. Kết quả cho thấy rằng phát thải khí nhà kính từ mỗi
đơn vị sản xuất nông nghiệp là 0,1-0,4 kg C2O-eq/Kg, ngoại trừ lúa là 1,42
kgC2O-eq/Kg, và phát thải khí nhà kính trên mỗi đơn vị chăn nuôi là từ 0,7 13,47 kgC2O-eq/Kg gấp 1,8 -13 lần sản xuất nông nghiệp (Wang Xiaoqin,
2001).
Trong khi đó ở Thổ Nhĩ Kỳ (Filiz Onder and Kismet Akcasoy, 2002) việc
tính toán phát thải khí mê-tan đƣợc áp dụng dựa vào phƣơng trình sau:
Emission (Gg)= CRF(ha) x EF CH4 (kg/ha/ngày) x GS (Gg x 10-6 kg-1 )
Với CRF là diện tích canh tác, EF là hệ số phát thải, GS là thời gian gieo trồng.
Hệ số phát thải CH4 đƣợc quốc gia này áp dụng phụ thuộc vào từng mức nhiệt
độ khác nhau.
Bảng 1.2. Hệ số phát thải theo nhiệt độ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Nhiêṭ đô ̣ trung bin
̀ h trong mùa
EF (kg / ha / ngày)
gieo trồ ng (oC)
15
2.91
16
3.09
17
3.28
18
3.48
19
3.68
20
3.91
21
4.14
9
22
4.39
23
4.66
24
4.94
25
5.04
26
5.56
27
5.90
28
6.25
29
6.63
30
7.03
31
7.46
32
7.91
33
8.39
34
8.90
35
9.44
(Nguồ n: Methodology on GHG Emission Used by Turkey, 2002)
Một phƣơng pháp khác để tính toán sự phát thải khí CH4 từ lúa là đo thực
nghiệm trên cây lúa trong các giai đoạn sinh trƣởng khác nhau. Theo tác giả K.
R. Manjunath và nhóm cộng sự, trong báo cáo: “Mẫu khí thải mê tan trong các
hệ sinh thái lúa của Ấn Độ” đã chỉ ra rằng phát thải CH4 rất đa dạng và diễn ra
trong suốt quá trình sinh trƣởng của cây lúa. Một phép đo liên tục đã đƣợc thực
hiện trên một khu vực rộng, việc ba lần lấy mẫu trong suốt giai đoạn sinh
trƣởng. Thực hiện đo trong ngày thứ 20 của giai đoạn thứ nhất và giai đoạn thứ
hai trong khoảng từ ngày thứ 50 -> 60 và giai đoạn thứ ba khoảng ngày thứ 80 >85 kể từ khi gieo trồng (K R Manjunath and et al, 2011). Diện tích lúa ở vùng
cao chiếm 15% của 150 Mha diện tích lúa toàn cầu nên lƣợng phát thải khí CH4
từ khu vực này hạn chế hơn nhiều. Diện tích đất lúa có hệ thống tƣới tiêu, phụ
10
thuộc nƣớc mƣa và bị ngập nƣớc trên toàn thế giới là 127 Mha, trong đó khu
vực Châu Á chiếm gần 90% (K R Manjunath and et al, 2011).
Nhìn chung các nghiên cứu tính toán phát thải khí nhà kính từ các nƣớc trên
thế giới đã tập trung vào hai phƣơng pháp là tính toán dựa vào cách làm thí
nghiệm và tính toán dựa vào phƣơng trình. Mỗi cách làm đều có ƣu và nhƣợc
điểm khác nhau, tùy theo điều kiện thực tế để áp dụng.
b. Về tính toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
Theo báo cáo IPCC, quá trình phát thải khí mê-tan ở gia súc xảy ra trong hai
quá trình: lên men tiêu hóa và quản lý phân bón. Khoảng hai phần ba tổng số khí
mê-tan sản xuất thông qua quá trình lên men tiêu hóa đƣợc sản xuất bởi bò sữa
(W Smink and et al, 2005). Ở quá trình lên men tiêu hóa, phƣơng pháp sử dụng
để tính dựa vào việc xác định, lƣợng năng lƣợng thô thu nhận theo yêu cầu của
động vật để bảo trì hoạt động, phát triển, mang thai và cho con bú. Sau đó lƣợng
năng lƣợng thô và khí mê-tan đƣợc tính toán dựa vào tổng năng lƣợng thu nhận.
Bằng cách này thì tỷ lệ thức ăn có vai trò quan trọng trong việc tính toán khí mêtan (W Smink and et al, 2005). Đến nay các phƣơng pháp xác định lƣợng khí
mê-tan thải ra từ bò sữa bao gồm: kỹ thuật đo thông qua các mô hình thực
nghiệm và ƣớc lƣợng phát thải thông qua các phƣơng trình. Đây là một trong
những phƣơng pháp phổ biến để tính phát thải khí mê-tan từ gia súc.
Trong nghiên cứu về tính toán phát thải khí nhà kính của nhóm tác giả Filiz
Onder Kismet Akasoy đã cho rằng khí CH4 đƣợc hình thành trong quá trình
phân hủy cacbonhydrat bởi vi sinh vật, bên cạnh đó khí mê-tan này còn đƣợc
sản xuất từ quá trình phân hủy phân gia súc trong môi trƣờng yếm khí. Phát thải
CH4 sinh ra từ quá trình lên men tiêu hóa đƣợc tính bằng cách sử dụng hệ số
phát thải của các loại động vật (Filiz Onder and Kismet Akcasoy, 2002). Trong
đó hệ số phát thải áp dụng cho các khu vực cũng nhƣ mỗi loại động vật.
Công thức tính toán lƣợng phát thải khí mê-tan từ chăn nuôi nhƣ sau:
Emission (Gg)= LP x EF CH4 (kg Gg) x 10-6 kg -1
Với LP (Livestock population) số lƣợng gia súc. EF là (Emission Factor) hệ
số phát thải.
11
Hệ số phát thải (EF) có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tính toán
lƣợng phát thải. Hệ số phát thải phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, khí hậu, chế
độ chăn nuôi…, phƣơng pháp tính toán này đã đƣợc sử dụng ở nhiều quốc gia
trên toàn thế giới, bởi thời gian thực hiện tính toán ngắn với độ chính xác cao.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Châu Á, nên các hệ số tính toán phát
thải khí nhà kính của Việt Nam mà cụ thể là khu vực Ba Vì nằm trong khoảng
số phát thải của khu vực Châu Á. Các hệ số phát thải CH4 (EF) lần lƣợt trong
bốn bảng 1.3, bảng 1.4, bảng 1.5 và bảng 1.6 đƣợc IPCC áp dụng trong quá trình
lên men tiêu hóa và quản lý phân bón đối với từng loại bò sữa, đang khai thác
sữa và chƣa khai thác sữa. Từ các bảng này cho thấy ở quá trình lên men tiêu
hóa đối với bò sữa đang khai thác sữa hệ số đƣợc áp dụng là EF=
56(kg/con/năm), còn đối với bò sữa chƣa khai thác sữa hệ số đƣợc áp dụng là
EF= 44(kg/con/năm). Cũng theo nội dung của bảng này ở quá trình quản lý phân
bón hệ số áp dụng cho bò sữa đang khai thác sữa là EF = 16(kg/con/năm), đối
với bò chƣa khai thác sữa hệ số đƣợc áp dụng là EF=1(kg/con/năm).
12
Bảng 1.3. Hệ số phát thải từ lên men tiêu hóa của bò sữa đang vắt sữa ở một số khu vực
EF ID
43104
IPCC 1996
IPCC 2006
Nguồn/chỉ mục
Nguồn/chỉ mục
4A1a – Sữa
3.A.1.a.i
–
Loại khí
43114
4A1a – Sữa
4A1a - Sữa
3.A.1.a.i
Bò Mê tan
Hệ số lên men tiêu hóa
của bò sữa
–
Khu vực/ điều
Giá trị
Đơn vị
118
kg/đầu gia
kiện khu vực
sữa
43108
Mô tả
Bò Mê tan
Hệ số lên men tiêu hóa
Khu vực Bắc
mỹ
Khu vực Đông
sữa
của bò sữa
3.A.1.a.i - Bò sữa Mê tan
Hệ số lên men tiêu hóa Khu vực châu Á
súc /năm
81
Âu
súc /năm
56
đƣờng ruột của bò sữa
43116
4A1a - Sữa
3.A.1.a.i sữa
Bò Mê tan
Khu vực châu
đƣờng ruột của bò sữa
Phi và Trung
Đông
14
kg/đầu gia
súc /năm
Hệ số lên men tiêu hóa
(Nguồn: IPCC 1996, 2006)
kg/đầu gia
36
kg/đầu gia
súc /năm
Bảng 1.4. Hệ số phát thải từ lên men tiêu hóa của bò sữa chưa vắt sữa ở một số khu vực
EF ID
43113
43115
43117
43285
Nguồn IPCC
Nguồn IPCC
1996
2006
4A1b – Không
3.A.1.a.ii –
sữa
Gia súc khác
4A1b - Không
3.A.1.a.ii -
sữa
Gia súc khác
4A1b - Không
3.A.1.a.ii - –
sữa
Gia súc khác
4A1b - Không
3.A.1.a.ii - –
sữa
Gia súc khác
Loại khí
Mô tả
Khu vực/ điều
Giá trị
Đơn vị
49
kg/đầu gia
kiện khu vực
Mê tan
Mê tan
Hệ số lên men tiêu
Khu vực
hóa của bò sữa
Mĩ La tinh
Hệ số lên men tiêu
Khu vực châu Á
súc /năm
44
hóa của bò sữa
Mê tan
Mê tan
súc /năm
Hệ số lên men tiêu
Khu vực châu Phi
hóa của bò sữa
và Trung Đông
Hệ số lên men tiêu
Khu vực Bắc Mỹ
hóa của bò sữa(chƣa
có sữa)
(Nguồn: IPCC 1996, 2006)
15
kg/đầu gia
32
kg/đầu gia
súc /năm
69
kg/đầu gia
súc /năm
Bảng 1.5. Hệ số phát thải khí Mê tan từ quản lý phân bón của bò sữa đang vắt sữa ở một số khu vực
EF ID
Nguồn
Nguồn
IPCC 1996
IPCC 2006
43156 4B1a – Sữa
3.A.2.a.i –
Loại khí
3.A.2.a.i -
Điều kiện
Khu vực/ điều
Giá trị
Đơn vị
36
kg/đầu
kiện khu vực
Mêtan
Bò sữa
43231 4B1a - Sữa
Mô tả
Mê tan
Bò sữa
Hệ sô phát thải từ
Nhiệt độ
Khu vực Bắc
quản lý phân bón
trung bình hàng
Mỹ có khí hậu
gia súc
năm dƣới 15o c
lạnh
/năm
Hệ sô phát thải từ
Nhiệt độ trung
Khu vực châu Á
quản lý phân bón
bình hàng năm
có khí hậu lạnh
7
gia súc
dƣới 15o c
43232 4B1a - Sữa
3.A.2.a.i -
Mê tan
Bò sữa
/năm
Hệ sô phát thải từ
Nhiệt độ trung
Khu vực châu Á
quản lý phân bón
bình hàng năm
có khí hậu ấm
16
3.A.2.a.i Bò sữa
Mê tan
/năm
Hệ sô phát thải từ
Nhiệt độ trung
Khu vực châu Á
quản lý phân bón
bình hàng năm
có khí hậu nóng
lớn hơn 25oc
(Nguồn: IPCC 1996, 2006)
16
kg/đầu
gia súc
từ 15 đến 25 oc
43233 4B1a - Sữa
kg/đầu
27
kg/đầu
gia súc
/năm
Bảng 1.6. Hệ số phát thải khí Mê- tan từ quản lý phân bón của bò sữa chưa vắt sữa ở một số khu vực
EFID
Nguồn
Nguồn
Loại
IPCC 1996
IPCC
khí
Mô tả
Điều kiện
Khu vực/ điều
Giá
kiện khu vực
trị
1
Đơn vị
2006
43224
43234
4B1b – không
3.A.2.a.ii -
sữa
Gia súc khác
4B1b – không
3.A.2.a.ii -
sữa
Gia súc khác
Mê- tan
Mê- tan
Hệ số phát thải từ
Nhiệt độ trung
Khu vực Trung
quản lý phân bón
bình hàng năm lớn
Đông có khí hậu
gia súc
hơn 25oc
nóng
/năm
Hệ sô phát thải từ
Nhiệt độ
Khu vực châu Á
quản lý phân bón
trung bình hàng
có khí hậu lạnh
1
4B1b - không
3.A.2.a.ii -
sữa
Gia súc khác
Mê -tan
/năm
Hệ sô phát thải từ
Nhiệt độ trung
Khu vực châu Á
quản lý phân bón
bình hàng năm từ
có khí hậu ấm
1
4B1b - không
3.A.2.a.ii -
sữa
Gia súc khác
Mê -tan
/năm
Hệ sô phát thải từ
Nhiệt độ trung
Khu vực châu Á
quản lý phân bón
bình hàng năm lớn
có khí hậu nóng
hơn 25oc
(Nguồn: IPCC 1996, 2006)
17
kg/đầu
gia súc
15 đến 25 oc
43236
kg/đầu
gia súc
năm dƣới 15o c
43235
kg/đầu
2
kg/đầu
gia súc
/năm
c. Tính phát thải khí mê tan từ cỏ voi
Để tính phát thải CH4 từ cỏ nói chung có nhiều phƣơng pháp, nhƣng riêng
với cỏ voi, do đặc điểm sinh trƣởng thích hợp với đất mùn khô nên trên thế giới
đã áp dụng phƣơng pháp tính phát thải dựa vào sinh khối.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về sinh kế
a. Khái niệm sinh kế
Theo DFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính là khả năng, tài sản (bao gồm các
nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống. Song sinh
kế không chỉ đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn, chỗ ở mà sinh
kế còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các thông tin, kỹ thuật quyền sở hữu, kỹ năng
và các mối quan hệ…(Wallmann, 1984). Sinh kế cũng đƣợc xem là sự tập hợp
các nguồn lực và khả năng mà con ngƣời kết hợp với những quyết định và
những hoạt động mà họ thực hiện nhằm để sống cũng nhƣ để đạt đƣợc những
mục tiêu và ƣớc nguyện của họ (DFID, 2001).
b. Các nghiên cứu về sinh kế
Khái niệm “Sinh kế bền vững” (Sustainable livelihoods) lần đầu tiên đƣợc
dùng vào khoảng những năm 90 của hai tác giả Chambers và Conway, đã định
nghĩa: “Sinh kế bền vững bao gồm năng lực con người và kế sinh nhai gồm
lương thực thực phẩm và tài sản của họ”. Sinh kế bền vững là một khái niệm
quan trọng đƣợc một tổ chức phát triển của Anh DFID phát triển bao gồm năm
chỉ báo là nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế, nguồn lực vật chất, nguồn lực
con ngƣời và xã hội, gọi là khung sinh kế bền vững. Theo DFID một sinh kế
bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi sau những căng thẳng hay cú sốc
để duy trì hay tăng cƣờng tài sản của mình trong hiện tại và tƣơng lai trong khi
không phá hoại tài nguyên thiên nhiên (DFID, 1999). Với mục tiêu của DFID
là giảm tỷ lệ đói nghèo cùng cực xuống một nửa vào năm 2015 ở các nƣớc
nghèo. Tuy nhiên cách tiếp cận của DFID là làm sao cho ngƣời dân hiểu biết
về nghèo đói, mức độ cũng nhƣ các chỉ số đói nghèo.
Trong một nghiên cứu về sinh kế ở khu vực Tanzania, nhóm tác giả đã chỉ ra
việc cần thiết phải lựa chọn các biện pháp thích ứng, phù hợp cho các đối tƣợng
18
dễ bị tổn thƣơng. Trong đó, đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất là các đối tƣợng có
trình độ học vấn thấp, ít tài sản. Các tác giả đã nghiên cứu tác động của biến đổi
khí hậu tới các nguồn vốn dễ bị tổn thƣơng, bao gồm sự thay đổi về dân số.
Nghiên cứu này đã thực hiện điều tra các yếu tố nội sinh và ngoại sinh bằng việc
thăm dò kinh tế xã hội, những cơ hội và thách thức ảnh hƣởng tới quá trình xây
dựng và phát triển sinh kế bền vững của khu vực nghiên cứu (Hubert E. Meena
and Paul O„Keefe, 2007). Nếu thực hiện tốt các biện pháp thích ứng mà nghiên
cứu nêu ra thì chính các đối tƣợng này là những ngƣời đƣợc hƣởng lợi nhiều
nhất.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
1.2.1. Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh.
Các nghiên cứu trong nƣớc cũng tập trung vào phân tích nội hàm của “tăng
trưởng xanh”. Tăng trƣởng xanh đang là xu hƣớng phát triển chung của nhiều
quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo định nghĩa tăng trƣởng
xanh của Việt Nam là sự tăng trƣởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng
trƣởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh. Nâng cao hiệu quả,
sức cạnh tranh của nền kinh tế, bằng cách nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên
tiến, sử dụng cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên,
giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần
xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế theo hƣớng bền vững.
Chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam nêu lên tầm quan trọng của phát triển
kinh tế, bảo vệ môi trƣờng và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, thiên nhiên
và thông qua định hƣớng chiến lƣợc năm 2004. “Trong định hướng chiến lược”
này mối quan hệ qua lại giữa phát triển kinh tế và tài nguyên – môi trƣờng đã
đƣợc xem xét và đánh giá thông qua 19 lĩnh vực ƣu tiên, trong đó có 9 lĩnh vực
về Tài nguyên và Môi trƣờng (Võ Thanh Sơn, 2012). Nội dung của chiến lƣợc
tăng trƣởng xanh của Chính phủ Việt Nam đã nêu rõ: “Tăng trưởng xanh” là
một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế
nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện chiến lƣợc quốc
gia về biến đổi khí hậu. Tăng trƣởng xanh phải do con ngƣời và vì con ngƣời,
19
góp phần tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của ngƣời dân (Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
2012).
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến việ c tính toán phát thải khí
nhà kính
a. Vai trò và tính toán phát thải khí nhà kính đối với khí hậu Trái Đất
Thành phần khí quyển bao gồm 78% khí ni-tơ, 21% khí ô-xi còn lại 1% các
khí khác nhƣ hơi nƣớc, khí mê-tan, khí các cacbonic… gọi chung là khí nhà
kính. Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong thành phần khí quyển, song các khí nhà kính có
vai trò hết sức quan trọng, giữ ổn định khí hậu trái đất. Theo các nhà khoa học,
nhờ có hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ trái đất trung bình khoảng 15 oc, nếu
không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất vào khoảng
-18oc. Thành phần khí quyển ổn định ít thay đổi đã giúp cho năng lƣợng đi tới
Trái Đất và từ Trái Đất thoát ra ngoài không trung đƣợc cân bằng, sự tăng nồng
độ các khí nhà kính dễ dẫn tới phá vỡ sự cân bằng đó (Nguyễn Đức Ngữ, 2008).
Các nhà khoa học cũng đồng ý rằng sự tăng nồng độ khí nhà kính là nguyên
nhân gây ra hiện tƣợng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Chính vì vậy mà việc
xác định nồng độ khí nhà kính cũng nhƣ tính toán phát thải khí nhà kính có vai
trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Trong các khí nhà kính tồn tại trong tự nhiên hiện nay thì khí mê-tan đƣợc
xem là loại khí quan trọng thứ hai do con ngƣời tạo ra, chỉ sau khí cacbonic. Tuy
nồng độ của khí mê-tan trong không khí ít hơn khí cacbonic nhƣng lại bền vững
trong tự nhiên hơn. Nguồn phát thải khí mê tan chủ yếu từ sự phân giải yếm khí
của thực vật trong đầm lầy, phân gia súc… Các nhà khoa học đã tính toán rằng
nồng độ khí mê-tan hiện nay đã tăng lên 145% so với thời kỳ tiền công nghiệp
(Nguyễn Đức Ngữ, 2008). Khoảng một nửa lƣợng mê tan tăng trong khí quyển
hiện nay là do con ngƣời tạo ra. Chính bởi vậy, việc tính toán mức độ phát tải
khí mê-tan nói riêng và các khí nhà kính nói chung có nhiều ý nghĩa, nhất là
trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Trong nghiên cứu này, học
20
viên chỉ đề cập đến các phƣơng pháp tính phát thải mê tan, một trong các khí
nhà kính quan trọng nhất.
b. Các nghiên cứu liên quan đến tính toán phát thải khí nhà kính ở Việt Nam
Theo hƣớng nghiên cứu tính toán lƣợng phát thải CH4 trên thế giới, các
nghiên cứu ở Việt Nam tập trung theo hai hƣớng tính theo mô hình thí nghiệm
và theo phƣơng trình của IPCC.
Nghiên cứu tiêu biểu áp dụng phƣơng trình của IPCC để tính lƣợng phát thải
khí nhà kính có thể nói đến là bảng: “Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt
Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu” của Bộ Tài
Nguyên Và Môi Trƣờng do nhóm tác giả Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Đức Hải,
Hoàng Mạnh Hòa, Nguyễn Mộng Cƣờng, Bùi Huy Phùng biên soạn. Theo báo
cáo này lƣợng phát thải CH4 từ trồng lúa trong năm 2000 là 1.782,37 nghìn tấn
bằng 37.429,77 nghìn tấn CO2 tƣơng đƣơng, chiếm tỷ lệ 57,5 % lƣợng phát thải
trong nông nghiệp. Trong khi đó ở lĩnh vực chăn nuôi, quá trình lên men tiêu
hóa phát thải 368,12 nghìn tấn bằng 7.730,52 nghìn tấn CO 2 tƣơng đƣơng,
chiếm tỷ lệ 11,9% lƣợng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp. Ở quá trình
quản lý phân bón trong chăn nuôi phát thải 164,16 nghìn tấn CH 4, tƣơng đƣơng
3.447,36 nghìn tấn CO2, chiếm tỷ lệ 5,3% lƣợng phát thải trong nông nghiệp (Bộ
Tài nguyên Môi trƣờng 2000; Bộ Tài Nguyên Và Môi Trƣờng, 2000). Nghiên
cứu này đã sử dụng hệ số phát thải mặc định của IPCC bên cạnh đó cũng sử
dụng một số hệ số áp dụng riêng cho Việt Nam.
Một hƣớng nghiên cứu khác là tính toán lƣợng phát thải CH 4 bằng các mô
hình thí nghiệm của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Thành và cộng sự trong nghiên
cứu: “Tình hình phát thải khí mê tan (CH4) do hoạt động canh tác lúa nước ở
khu vực Đồng bằng Sông Hồng”, Nghiên cứu chỉ ra rằng canh tác lúa nƣớc là
một trong những nguồn phát thải khí CH4, một trong các loại khí gây nên hiệu
ứng nhà kính. Bằng việc sử dụng mô hình thực nghiệm đặt tại 5 tỉnh Hải Phòng,
Nam Định, Hải Dƣơng, Hƣng Yên và Hà Nội, với số lƣợng 10 mẫu /tỉnh vào vụ
mùa năm 2010. Kết quả cho thấy tốc độ phát thải CH4 trung bình tại khu vực
nghiên cứu nhỏ nhất tại Thái Bình là 39,5mg CH4/m2/giờ và cao nhất tại Nam
21
Định 61,3mg CH4/m2/giờ. Trong giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa khoảng 9
tuần sau khi cấy, cƣờng độ phát thải lớn nhất đồng thời nêu ra quan hệ giữa phát
thải với một số tính chất của đất trồng nhƣ độ PH... Cũng theo hƣớng nghiên
cứu này, tác giả Nguyễn Việt Anh, Đại học Thủy Lợi, trong nghiên cứu: “Một
số kết quả nghiên cứu trong quản lý nước mặt ruộng nhằm giảm phát thải khí
mê tan tiết kiệm nước và không giảm năng suất lúa trên đất phù sa trung tính
Đồng bằng Sông Hồng” nghiên cứu đã sử dụng hai mô hình thí nghiệm trên
cùng một khu vực nghiên cứu, cùng giống lúa, và cùng một kỹ thuật canh tác lúa
vùng Đồng bằng Sông Hồng trong cùng một khoảng thời gian. Mô hình thứ nhất
áp dụng với chế độ nƣớc tƣới ngập nông thƣờng xuyên ở mức nƣớc từ 30-60mm
trong suốt giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa. Trong khi mô hình thứ hai áp dụng
chế độ để lộ mặt ruộng liên tục từ 5-7 ngày trong một thời kỳ(cuối thời kỳ đẻ
nhánh, chín vàng…) (Nguyễn Việt Anh, 2006). Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra
lƣợng phát thải CH4 trung bình vụ mùa của ba năm 2003, 2004, 2005 và vụ xuân
hai năm 2004, 2005. Cũng nhƣ ảnh hƣởng của chế độ tƣới đến lƣợng bốc, thoát
hơi nƣớc và năng suất trên cây lúa trong khu vực nghiên cứu.
Nhìn chung các nghiên cứu tính toán lƣợng phát thải khí nhà kính bằng việc
sử dụng phƣơng trình của IPCC ở nƣớc ta không nhiều. Tuy nhiên đây vẫn là
một phƣơng pháp tính toán tiêu biểu cho kết quả tƣơng đối chính xác và thực
hiện trong thời gian nghiên cứu ngắn.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu sinh kế ở trong nước
Các nghiên cứu trong nƣớc tập trung khai thác nguyên nhân dẫn tới nghèo
đói, một phần do quá trình khai thác và sử dụng thiếu kiểm soát nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Nhiều nghiên cứu đã nêu ra tính dễ bị tổn thƣơng của các
đối tƣợng là ngƣời già, phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là tại các vùng miền núi, ven
biển. Những nơi mà con ngƣời thƣờng xuyên phải đối mặt với thiên tai. Trong
các nghiên cứu đó phải kể đến nghiên cứu “Sinh kế của cộng đồng nghèo vùng
ven biển Việt Nam” của tác giả Mai Thanh Cúc. Nghiên cứu đã đề cập đến các
phƣơng pháp tiếp cận và phân tích sinh kế của cộng đồng dân cƣ nghèo vùng
ven biển, bãi ngang. Trong đó nêu ra thực trạng, khó khăn trong việc tiếp cận
22
các nguồn vốn, đồng thời phân tích, tổng hợp và đề xuất các giải pháp để cộng
đồng phát triển bền vững (Mai Thanh Cúc, 2006).
Trong một nghiên cứu khác “Những yếu tố tác động tới nghèo và giải pháp
giảm nghèo đối với người dân sống trong Khu Bảo Tồn Biển Vịnh Nha Trang”
của tác giả Nguyễn Thị Bích Hảo đã nêu thực trạng trong sinh kế của cộng đồng
dân cƣ sống trong khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Khi diện tích đánh bắt
giảm do việc quy hoạch khu bảo tồn, sản phẩm đánh bắt hạn chế do chƣa kịp tái
sinh, thói quen sinh hoạt trong sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt hàng ngày không dễ
thay đổi, quá trình chuyển đổi sinh kế từ đánh bắt sang nuôi trồng mới chỉ dừng
lại ở mô hình thí điểm. Hơn nữa việc nuôi trồng thủy hải sản đòi hỏi những điều
kiện nhất định trong đó có yếu tố về kỹ thuật chăn nuôi và môi trƣờng không bị
ô nhiễm, trong khi cả hai điều kiện trên lại là điểm yếu của cộng đồng dân cƣ
nơi đây. Nghiên cứu đã đƣa ra một số đề xuất nhằm mục đích giảm nghèo cho
cộng đồng đó là giảm qui mô hộ gia đình để giảm số ngƣời ăn theo. Tăng công
suất đánh bắt để ngƣ dân có thể đánh bắt xa bờ, phát triển du lịch theo mô hình
(homestay), đồng thời tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất cho ngƣời dân (Nguyễn
Thị Bích Hảo, 2009).
Nhóm tác giả Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh đã nghiên cứu“Quan hệ
giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam” và nêu vấn đề khái
niệm nghèo về tiền, thƣờng đƣợc áp dụng trong nghiên cứu về đói nghèo trên
thế giới, tuy nhiên, tình trạng nghèo đói không chỉ đƣợc đo lƣờng bằng chi tiêu
hay thu nhập mà còn đƣợc xác định qua các chỉ báo về mức sống, kinh tế xã hội
mà gia đình đó có đƣợc. Mặc dù vậy việc lựa chọn các chỉ báo phù hợp để đo
lƣờng nghèo đa chiều vẫn còn chƣa rõ ràng. Nghiên cứu đã khám phá quan hệ
giữa tình trạng nghèo về tiền với các đặc trƣng kinh tế xã hội ở nông thôn Việt
Nam thông qua cách tiếp cận sinh kế và tìm kiếm các chỉ báo về kinh tế xã hội
phù hợp cho việc đo lƣờng. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra có ít nhất 10 chiều
đo lƣờng cho tình trạng nghèo đa chiều và bốn nhóm tài sản sinh kế (Trần Tiến
Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2012). Với mục tiêu áp dụng tri thức bản địa vào
cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng, tác giả Ngô Quang Sơn đã viết: “Tri
23
thức bản địa là tri thức mà người dân ở một cộng đồng đã tích lũy được trong
quá trình hình hình và phát triển lâu đời của cộng đồng dân tộc thiểu số”. Tri
thức bản địa có các đặc điểm dựa trên kinh nghiệm đƣợc hình thành trong quá
trình nghiệm sinh, thƣờng xuyên đƣợc kiểm nghiệm, thích nghi với đặc điểm
văn hóa và môi trƣờng, phù hợp với môi trƣờng tự nhiên, xã hội và luôn thay đổi
gắn liền với đời sống của cộng đồng ngƣời (Ngô Quang Sơn, 2014). Bởi vậy tri
thức bản địa cần đƣợc phát triển, nhân rộng để cải thiện sinh kế, xóa đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tựu chung các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới và ở Việt Nam rất đa
dạng phản ánh nhiều mặt các hoạt động kinh tế của con ngƣời. Từ việc phân tích
các mô hình sinh kế dƣới nhiều góc độ đến việc đƣa ra gợi ý để đảm bảo cho
một sinh kế bền vững cho cộng đồng. Từ các nghiên cứu này cho thấy sự
chuyển đổi sinh kế của ngƣời dân theo xu hƣớng tăng trƣởng xanh, giảm lƣợng
phát thải khí nhà kính ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi. Do đó tính toán sự phát
thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt trong trồng lúa và chăn
nuôi gia súc là công việc cần thiết hiện nay để đảm bảo một nền kinh tế phát
triển bền vững.
1.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Là một trong bảy xã miền núi của huyện Ba Vì, xã Vân Hòa nằm cách trung
tâm của huyện Ba Vì 18 km, cách thị xã Sơn Tây 12 km và cách trung tâm Hà
Nội 55 km. Vân Hòa có tuyến giao thông huyết mạch là Tỉnh lộ 84B, nối liền
các huyện thị phía tây Thành phố Hà Nội.
Địa giới hành chính xã Vân Hòa tiếp giáp với các xã sau:
Phía Đông giáp với xã Kim Sơn - thị xã Sơn Tây, phía Tây giáp với hai xã
Ba Vì và Khánh Thƣợng, phía Nam giáp với xã Yên Bài, phía Bắc giáp với xã
Tản Lĩnh và xã Xuân Sơn - thị xã Sơn Tây. Với vị trí địa lý này xã Vân Hòa khá
thuận lợi trong giao thông đi lại cũng nhƣ trao đổi hàng hóa giữa các địa phƣơng
24
lân cận. Hơn nữa xã Vân Hòa nằm cách nhà chế biến sữa của Công ty sữa quốc
tế Ba Vì chỉ khoảng 2 km, vị trí thật đắc địa để phát triển sinh kế chăn nuôi bò
sữa tại địa phƣơng.
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý xã Vân Hòa, huyện Ba vì, Thành phố Hà Nội
(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ba Vì)
25
b. Đặc điểm địa hình
Hình 1.2. Bản đồ độ cao của huyện Ba Vì,Thành phố Hà Nội
(Nguồn: Nguyễn Quang Khải cùng cộng sự, 2013)
Xã Vân Hòa có địa hình dốc dần từ Tây sang Đông với một phần diện tích
thuộc vƣờn quốc gia Ba Vì. Xã có tới 2/3 diện tích là đồi núi, nằm trong dải
trung du với đỉnh Tản Viên có độ cao 1200m, chuyển rất nhanh xuống đồng
bằng trũng Hà Nội cao xấp xỉ 10m qua dải chuyển tiếp nghiêng thoải và đều với
địa hình đồi và đồng bằng đồi cao từ 15 –35 – 40m (Lê Thị Hải Uyên, 2012).
Với kiểu địa hình này làm cho nƣớc mƣa rơi xuống rễ ràng chảy xuống các
vùng đất thấp hơn gây nên hiện tƣợng úng lụt cục bộ tại các vùng đất thấp, trong
khi ở các vùng đất cao đất lại chƣa đƣợc bổ xung độ ẩm cần thiết giúp cho cây
26
trồng phát triển. Qua kinh nghiệm thực tế cho thấy với lớp cỏ voi đƣợc gieo
trồng trên mặt đất đã một mặt tăng cƣờng độ ẩm trong đất, điều hòa lƣợng nƣớc
mƣa trên bề mặt, hạn chế hiện tƣợng ngập úng cục bộ đồng thời cỏ voi cũng là
nguồn thức ăn quan trọng trong chăn nuôi đặc biệt đối với chăn nuôi bò sữa.
c. Thời tiết và khí hậu
Xã Vân Hòa nằm trong khu vực đông bắc bộ, thuộc vùng Đồng bằng Sông
Hồng nên chịu ảnh hƣởng rõ rệt của kiểu thời tiết nhiệt đới gió mùa, có mùa
đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau, nhiệt độ trung bình là 17,9oC, tháng lạnh nhất là tháng 1(16,52oC), nhiệt độ
thấp nhất có thể tới 6,5oC. Mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ
trung bình là 26,1oC, tháng nóng nhất là tháng 7(28,69oC), ngày nóng nhất trong
mùa có thể lên tới 38,2oC.
Từ độ cao 400m trở nên là khu vực luôn có khí hậu ẩm do chịu tác động của
khí hậu rừng nhiệt đới.
Lƣợng mƣa hàng năm tƣơng đối lớn, phân bố không đều giữa các khu vực.
Vùng xung quanh chân núi có lƣợng mƣa < 1.731,4mm/năm, vùng núi cao và
sƣờn đông mƣa rất nhiều 2.587,6mm/năm. Số ngày mƣa tại chân núi Ba Vì từ
130 - 150 ngày/năm, tại cột mốc 400 m từ 169 - 201 ngày/năm, bình quân là 189
ngày/năm.
Lƣợng mƣa hàng năm tƣơng đối lớn song phân bố không đồng đều giữa các
khu vực tại khu vực phía chân núi Ba Vì có lƣợng mƣa lớn hơn các khu vực bên
ngoài. Thời gian mƣa trong năm phân phối không đồng đều, lƣợng mƣa từ tháng
6 đến tháng 10 chiếm hơn 90% tổng lƣợng mƣa cả năm. Chính sự phân bố lƣợng
mƣa không đồng đều trong năm phần nào ảnh hƣởng đến việc canh tác lúa và
các loại hoa màu của các hộ nông dân tại Vân Hòa.
d. Chế độ thủy văn, đất đai
Xã Vân Hòa có các hồ chứa nƣớc nằm dƣới chân dãy núi Ba Vì cùng một hệ
thống các kênh mƣơng nội đồng trên 50km dẫn nƣớc tƣới tiêu cho nông nghiệp.
Hệ thống thủy lợi của Vân Hòa chủ yếu nằm dƣới chân các quả đồi nên thƣờng
xuyên bị bồi lắng sau mỗi trận mƣa, nguồn kinh phí đầu tƣ cho lạo vét tu sửa,
27
xây mới các còn nhiều hạn chế. Tới nay địa phƣơng mới có 12km kênh mƣơng
kiên cố, còn lại là mƣơng đất gây khó khăn không nhỏ cho việc tƣới tiêu nhất là
đối với cây lúa nƣớc.
Vân Hòa là địa phƣơng có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ với tổng diện
tích đất tự nhiên của xã là 3290,98 ha, đất nông nghiệp có diện tích 1.115,7ha
(UBND xã Vân Hòa, 2013) trong đó có 230 ha đất trồng cỏ còn lại là lúa hai vụ
và các loại hoa màu khác.
Đặc điểm thổ nhƣỡng: đại bộ phận đất đồng cỏ là những đồi phù sa cổ, một
ít diện tích còn lại là những đồi phiến thạch sét. Loại đất đồng cỏ phù sa cổ có
cấu trúc: lớp trên cùng bao gồm cát pha màu xám, thành phần cơ giới nhẹ, cũng
có nơi là sét pha màu vàng đỏ, dày trung bình 40 – 50 cm, nhƣng cũng có nơi
dày hàng mét (Nguyễn Đăng Khôi, 1972).
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Vân Hòa là một xã miền núi nằm áp sát sƣờn phía đông của dãy núi Ba Vì,
có khí hậu và điều kiện đất đai tự nhiên thuận lợi, thích hợp cho việc phát triển
các loại cây trồng và vật nuôi có giá trị kịnh tế cao. Số liệu từ các báo cáo của
UBND xã Vân Hòa cho thấy năm 2003 giá trị kinh tế của toàn xã ƣớc đạt 41,2
tỷ đồng (UBND xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 2003). Năm 2012
tổng giá trị kinh tế toàn xã ƣớc đạt 157,5 tỷ đồng (UBND xã Vân Hòa, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội, 2012). Trong đó cơ cấu nghề đã có nhiều dịch chuyển
theo hƣớng sản xuất hàng hóa mà chủ yếu ở đây chính là sữa và các sản phẩm từ
sữa. Cũng chính nhờ vào hƣớng sản xuất chăn nuôi bò sữa mà các chỉ số về kinh
tế, xã hội của địa phƣơng Vân Hòa trong những năm gần đây có nhiều chuyển
biến theo hƣớng đi lên. Cơ cấu màu vụ, cây trồng, vật nuôi cũng từ đó mà có
phần thay đổi. Các loại cây hoa màu khác, có giá trị kinh tế thấp kể cả lúa dần
đƣợc thay thế bằng cỏ voi, ngô và sắn tạo nguồn thức ăn cho bò sữa. Các loại
vật nuôi truyền thống nhƣ lợn, gà cho nguồn thu nhập không ổn định dần đƣợc
thay thế bằng bò sữa. Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiêm vụ phát triển kinh tế
xã hội của địa phƣơng Vân Hòa cho thấy hƣớng phát triển kinh tế của địa
phƣơng chính là bò sữa. Các biểu đồ sau cho thấy sự dịch chuyển diện tích cây
28
trồng và thay đổi cơ cấu vật nuôi. Qua điều tra nông hộ tại địa phƣơng cho thấy
cây cỏ voi có đặc điểm sinh trƣởng phù hợp hơn với hệ thống thủy văn, đất đai
cũng nhƣ điều kiện khí hậu của địa phƣơng. Một mặt tạo lớp phủ bề mặt, hạn
chế xói mòn, rửa trôi đất, giảm lƣợng Albedo bề mặt, giảm đáng kể lƣợng phát
thải khí nhà kính, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Mặt khác, do đặc điểm
cây cỏ voi có nhu cầu nƣớc ít hơn so với cây lúa nên rất phù hợp với đặc điểm
thủy văn của địa phƣơng Vân Hòa. Hình 1.3 thể hiện sự dịch chuyển diện tích từ
trồng lúa cũng nhƣ một số loại hoa màu khác sang trồng cỏ voi, ngô, sắn làm
thức ăn cho bò sữa. Kể từ năm 2008 trở lại đây diện tích trồng cỏ tăng nhanh,
trong khi diện tích trồng lúa ở cả hai vụ ở xã Vân Hòa giảm. Điều này đã phản
ánh thực trạng chuyển dịch về cơ cấu kinh tế từ trồng lúa sang chăn nuôi bò bò
sữa tại xã.
Hình 1.3. Diện tích đât trồng cây nông nghiệp của xã Vân Hòa, huyện Ba Vì,
Thành phố Hà Nội (2003 - 2013)
(Nguồn: Báo cáo kết qủa thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội xã Vân Hòa)
Hình 1.4 đã cho thấy trong giai đoạn 2003-2013 diện tích cũng nhƣ năng
suất lúa ở cả hai vụ đông xuân và hè thu đều có sự thay đổi, phụ thuộc nhiều vào
tình hình thời tiết, bệnh dịch trên cây trồng từng năm. Riêng vụ mùa năm 2010,
do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp nên nhiều loại sâu bệnh hại cây trồng,
làm giảm năng suất lúa từ 18 ta/ha xuống còn 30 tạ/ha. Số liệu từ cá báo cáo của
UBND xã Vân Hòa cho thấy năm 2009 diện tích đất trồng lúa vụ hè thu của xã
là 295 ha thì đến năm 2013 diện tích chỉ còn 200,2 ha. Cũng trong các báo cáo
29
của UBND xã Vân Hòa thì năm 2007 diện tích lúa vụ đông xuân của xã Vân
Hòa là 186,3 ha thì đến năm 2013 chỉ còn lại 115 ha. Diện tích trồng lúa bị sụt
giảm là do ngƣời dân đã sử dụng diện tích đất trống lúa (những thửa ruộng cao)
để trồng cỏ và các loại thức ăn cho bò sữa.
Hình 1.4. Diện tích và năng suất lúa qua các năm từ 2003-2013
(Nguồn: Báo cáo kết qủa thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội xã Vân Hòa)
Bảng 1.7 cho thấy sự thay đổi số lƣợng cũng nhƣ chủng loại vật nuôi của xã
Vân Hòa qua các năm từ 2003 đến 2013. Số liệu cho thấy số lƣợng trâu đã sụt
giảm nhanh qua các năm, trong khi đàn bò đỏ sụt giảm trong khoảng từ năm
2008 trở lại đây. Điều này có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau,
nhƣng nguyên nhân chính vẫn là kinh tế. Một nguyên nhân nữa dẫn tới sự sụt
giảm đàn trâu là thời gian nuôi dài, trong khi diện tích chăn thả ngày một thu
hẹp.
Bảng 1.7. Số lượng vật nuôi thay đổi qua các năm (2003 - 2013)
Đơn vị: con
Năm
Trâu
Bò đỏ
Lợn
Bò sữa
2003
1.190
670
2.005
134
2004
1.200
670
2.452
134
2005
1.068
762
3.050
149
2006
1.050
924
4.495
163
30
Năm
Trâu
Bò đỏ
Lợn
Bò sữa
2007
980
890
4.500
149
2008
908
1.098
2.814
270
2009
870
950
3.000
600
2010
850
927
3.205
1.300
2011
800
910
3.550
1.750
2012
700
750
4.632
1.793
2013
480
560
4.400
2.431
(Nguồn: Báo cáo kết qủa thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội xã Vân Hòa)
Nhờ có chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc và sự mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi mà chẳng những thu nhập của ngƣời dân xã Vân Hòa tăng lên
một cách đáng kể mà môi trƣờng tự nhiên ở đây cũng cũng đƣợc cải thiện. Ở
(Hình 1.6) thể hiện sự thay đổi thu nhập của ngƣời dân xã Vân Hòa qua các năm
từ 2007 đến 2013. Để có đƣợc điều này ngƣời dân xã Vân hòa đã mạnh dạn
chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, kết hợp với sự quan tâm chỉ đạo của chính
quyền địa phƣơng, sự vào cuộc của các doanh nghiệp cũng nhƣ của các ngân
hàng. Thu nhập của ngƣời dân nhờ quá trình chuyển đổi sinh kế cũng vì thế mà
đƣợc nâng dần qua từng năm. Biểu đồ sau đây cho thấy sự thay đổi trong thu
nhập của ngƣời dân xã Vân Hòa.
31
Hình 1.5. Thu nhập bình quân của người dân xã Vân Hòa 2007-2013
(Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của xã Vân Hòa)
Theo số liệu điều tra dân số năm 2011, dân số xã Vân Hòa là 9.048 ngƣời
với 2.192 hộ, bình quân 4,1 ngƣời/hộ. Tỷ lệ tăng tự nhiên: 1,4%, Thành phần
dân tộc, 44% dân tộc Kinh, còn lại 56% dân tộc thiểu số. Mật độ dân số của cả
xã là 534 ngƣời/km2, xã đƣợc chia ra thành 12 thôn, mỗi thôn là một điểm dân
cƣ. Năm 2011 tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động của xã 5.130 ngƣời trong đó
lao động nông nghiệp bằng 4.076 ngƣời chiếm 79,45% tổng lao động toàn xã,
lao động phi nông nghiệp 1.054 ngƣời, chiếm 20,55% tổng lao động toàn xã.
Lao động qua đào tạo là 460 ngƣời, chiếm 8,96% tổng lao động.
Hình 1.6. Tỷ lệ lao động của xã Vân Hòa năm 2011
(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội)
Với tỷ lệ gia tăng dân số và đặc điểm của lực lƣợng lao động nhƣ trên ta
thấy Vân Hòa có nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào, đa số ngƣời chăn nuôi có kiến
32
thức, kỹ năng và kinh nghiệm về chăn nuôi bò sữa do nhiều ngƣời trong số họ
từng là công nhân hoặc con em công nhân của Nông trƣờng bò Ba Vì. Bên cạnh
đó, địa bàn xã Vân Hòa gần thủ đô Hà Nội, thuận tiện cho việc đi lại cũng là lợi
thế cho ngƣời dân trong việc học tập kiến thức, tiếp cận thông tin mới ( Nguyễn
Quang Khải và Cộng sự, 2013 )
33
Chƣơng 2
CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.1. Phƣơng pháp tính phát thải
2.1.1. Phương pháp tính phát thải mê-tan từ trồng lúa
Để tính phát thải CH4 từ trồng lúa có nhiều phƣơng pháp, theo IPCC thì việc
tính toán phát thải sử dụng các công thức sau để tính hệ số phát thải EFi:
EFi = EFc x SFw x SFp x SFo x SFs,r
(2.1)
Trong đó EFc – Là hệ số phát thải cơ bản cho các cánh đồng bị ngập mà
không thay đổi chất hữu cơ (IPCC, 2006). EFc = 1,3 (kg CH4 ha-1 day-1 ).
SFw – Quy mô mỗi lĩnh vực phát thải CH4 cho mỗi chế độ tƣới tiêu khác
nhau trong suốt giai đoạn trồng trọt.
Theo bảng 5.12 (IPCC, 2006), địa bàn nghiên cứu là xã vân Hòa có phƣơng
thức tƣới tiêu chủ yếu phụ thuộc nƣớc mƣa và chế độ ngập nƣớc nên SFw =
0,25.
SFp là quy mô mỗi lĩnh vực phát thải CH4 cho mỗi chế độ tƣới tiêu khác
nhau trƣớc giai đoạn trồng trọt.
Theo Bảng 5.13, địa bàn nghiên cứu SFp = 1,9.
SFo - Là qui mô lĩnh vực cho tất cả các lĩnh vực và tổng lƣợng chất hữu cơ
chuyển đổi:
SFo =(1+ ∑i ROAi x CFOAi)0,59
(2.2)
Trong đó:
- ROAi: Là tỉ số của trọng lƣợng rơm khô và trọng lƣợng rơm tƣơi trong 1ha
lúa. Rơm rạ thƣờng lẫn vào trong đất sau khi thu hoạch. Vì vậy, thời gian của
ứng dụng rơm rạ đã đƣợc phân biệt trong tính toán này.
- CFOAi: Là hệ số chuyển đổi các chất hữu cơ khác nhau trong đất trồng.
34
Theo Bảng 5.14(IPCC,2006) áp dụng địa bàn nghiên cứu tại xã Vân Hòa,
rơm đƣợc sử dụng để làm thức ăn cho gia súc, do đó CFOAi = 0,14.
- SFs,r : Là hệ số có giá trị phụ thuộc vào loại đất và giống lúa. Ở một vài
nƣớc, với nhiều loại đất khác nhau cũng nhƣ giống lúa có sẵn có thể đƣợc sử
dụng để xác định SFs,r (IPCC, 2006). Tuy nhiên với sự thay đổi lớn trong các dữ
liệu hiện có không cho phép xác định giá trị mặc định chính xác giá trị của SF s,r .
Giá trị này đƣợc mặc định SFs,r = 1.
Khi xác định đƣợc hệ số phát thải theo IPCC, 2006 tổng lƣợng phát thải
CH4 đƣợc xác định dựa và công thức:
CH4 Lúa =∑i,j,k EFi,j,kx Ti,j,k x Ai,j,k x 10-6
(2.3)
CH4 Lúa – Lƣợng phát thải mê-tan hàng năm từ việc canh tác lúa(Gg CH4 yr-1)
EFi,j,k – Hệ số phát thải hàng ngày trong các điều kiện i, j, và k (kg CH4
ha-1 day-1).
Ti,j,k - Thời gian trồng lúa trong điều kiện i, j, và k (ngày).
Ai,j,k - Diện tích thu hoạch hàng năm trong điều kiện i, j,và k, ha yr-1
i,j,k Tƣơng ứng với các hệ sinh thái khác nhau, chế độ tƣới tiêu, lƣợng chất hữu
cơ chuyển đổi cũng nhƣ dƣới điều kiện phát thải mê-tan khác nhau của lúa.
Tuy nhiên khi tính toán phát thải khí mê-tan, hê ̣ số phát thải của lúa đƣơ ̣c sƣ̉
dụng ở Việt Nam đƣợc thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Hê ̣ số phát thải của lúa ở Việt Nam
Đơn vi:̣ g/m2
EF Miền Bắ c
EF Miền Trung
EF Miền Nam
Ngâ ̣p nƣớc
37.5
33.59
21.7
18.8
16.79
10.85
30
26.87
17.36
Ngâ ̣p nƣớc – 1
lầ n thông khí
Dễ bi ̣lũ lu ̣t
(Nguồ n: Vietnam’s GHG Inventories in Agriculture Sector, 2010)
35
2.1.2. Phương pháp tính phát thải mê-tan từ chăn nuôi bò sữa
Phát thải CH4 từ chăn nuôi bò sữa đƣợc học viên tính toán theo hai yếu tố:
quá trình lên men tiêu hóa và quản lý phân bón. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng
cho chăn nuôi bò ở các giai đoạn sinh trƣởng khác nhau: bò đang khai thác sữa
và bò chƣa có sữa.
a. Tính phát thải chăn nuôi từ quá trình lên men tiêu hóa của gia súc
Theo Báo cáo quốc gia năm 2010 thì phát thải CH4 từ quá trình lên men
tiêu hóa chiếm 11,9% tổng lƣợng phát thải từ nông nghiệp. Để xác định đƣợc
lƣợng phát thải từ quá trình lên men tiêu hóa IPCC (2006) cho rằng hệ số phát
thải EF là yếu tố quyết định đến mức độ phát thải. Hệ số phát thải EF phụ thuộc
vào các tổng năng lƣợng thu nhận và hệ số chuyển đổi theo công thức sau:
EF= (GE x Ym x 365)/ 55,65
(2.4)
GE: Tổng năng lƣợng cho bò sữa.; Ym: Tỷ số chuyển đổi CH4
Theo Bảng 2.2 (IPCC 2006) ở các nƣớc đang phát triển:
Ym = 0.06 ± 0.005
Trong khi đó để xác định đƣợc GE IPCC đã sử dụng công thức:
GE = {[(NEm + NEmobilized + NEa + NEl + NEw + NEp)/(NEma/DE)]
+[(NEg + NEwool ) / (NEga/DE)]} / (DE/100)
(2.5)
- NEm Là năng lƣợng thuần cần thiết để dữ cho động vật ở trạng thái cân bằng
và phụ thuộc cho mỗi loại động vật khác nhau, cũng nhƣ khối lƣợng của động
loài động vật đó, đƣợc tính theo công thức:
NEm = CFi x (Weight)0,75
CFi: Là hệ số cho mỗi loại động vật khác nhau
Fi=0,322(IPCC, 2006) đối với bò chƣa vắt sữa,
Cfi = 0,335 đối với bò đang trong quá trình vắt sữa bảng 2.3.
36
(2.6)
Bảng 2.2. Tỷ số chuyển đổi CH4 áp dụng cho bò sữa
Tỷ số chuyển đổi CH4 của gia súc (Ym)
Quốc gia
Ymb
Loại vật nuôi
Quốc gia phát triển
Vỗ béo gia súca
0.04 + 0.005
Gia súc khác
0.06 + 0.005
Bò sữa và con của chúng
0.06 + 0.005
Gia súc khác đƣợc chăn
Quốc gia đang phát nuôi với các sản phảm chất
lƣợng thấp.
triển
Gia súc khác và trâu đƣợc
chăn thả ở Châu Phi
0.07 + 0.005
Gia súc khác hay trâu đƣợc
chăn thả ở các quốc gia
đang phát triển khác
0.06 + 0.005
0.07 + 0.005
a
Khi thức ăn có chứa 90% hoặc nhiều hơn chất cô đặc.
± Phần trăm khoảng sai số.
Đối với bò sữa Ym có giá trị khoảng 0.062
b
(Nguồn: IPCC Guidelines)
Bảng 2.3. Tính toán hệ số năng lượng thuần cho bò sữa
Hệ số tính NEm
Loại động vật
CFi
Bò sữa/ trâu (chƣa vắt sữa)
0,322
Bò sữa / trâu (đang vắt sữa)
0,335
Ý nghĩa
NRC (1989) Cung cấp cao hơn
để bảo trì và cho con bú.
Cừu (đến một năm)
0,236
hơn 15% đối con đực
Cừu (già hơn một năm)
0,217
hơn 15% đối con đực
(Nguồn: IPCC, 2006)
37
Weight: khối lƣợng cho mỗi loại động vật. Weight= 250 kg đối với bò chƣa vắt
sữa, Weight = 460 kg đối với bò đang trong quá trình vắt sữa (số liệu thống kê
của Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì – Hà Nội)
Do vậy NEm đƣợc tính theo hai trƣờng hợp:
NEm(chƣa vắt sữa) = CFi(chƣa vắt sữa) x (Weight bò chƣa vắt sữa)0,75
NEm (đang vắt sữa) = Cfi(đang vắt sữa ) x (Weight bò đang vắt sữa) 0,75
- NEmobilised năng lƣợng thuần cho sự giảm cân (net energy due to weight lost)
Đối với bò sữa đang vắt sữa thì
NEmobilised = 19,7 x Weight Loss
(2.7)
Weight Loss: trọng lƣợng mất đi mỗi ngày (kg/ngày).
Đối với gia súc khác NEmobilised là một số tiêu cực cho 0.8 lần giá trị NEg
NEmobilised = 0,8 NEg
(2.8)
NEg là năng lƣợng cần thiết cho sự tăng trƣởng (Mj/day). NEg đƣợc
tính theo công thức:
NEg = 4,18 {0,0635 x [0,891 x (BW x 0,96) x (478/(C x MW))] 0,75 x (WG x
0,92) x 1,097}
(2.9)
Với C là hệ số và có giá trị bằng 0,8 bởi bò sữa thuộc giống cái (IPCC, 2006)
BW: Trọng lƣợng cơ thể bò (kg) (BW= 466 kg (theo số liệu thống kế của Trung
tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì)
MW: Trọng lƣợng của bò trƣởng thành (MW= 466kg ).
WG: Trọng lƣợng tăng hàng ngày, WG=0,5 kg/ngày- số liệu thống kê của trung
tâm nc bò và đồng cỏ Ba Vì (kg/day) (IPCC, 2006)
NEwool =0
- NEa là năng lƣợng cho bò hoạt động. Tính NEa, IPCC đã sử dụng công thức:
NEa = Ca x NEm
38
(2.10)
Với Ca là hệ số thích ứng của động vật với tình hình chăn nuôi, Ca= 0,17 (IPCC
2006)
- NEl: năng lƣợng cho con bú thể hiện nhƣ một chức năng của tổng lƣợng đƣợc
sản xuất ra và phần trăm chất béo chứa trong nó. NEl đƣợc xác định dựa theo
công thức:
NEl = Số kg sữa trên ngày x (1,47 + 0,40Fat)
(2.11)
Fat: lƣợng chất béo có trong sữa, Fat = 0.0401(4,01%) (Trung tâm nghiên cứu
bò và đồng cỏ Ba Vì)
- NEw là năng lƣợng cho bò làm việc và đƣợc tính nhƣ sau:
NEw = 0,10 x NEm x Số giờ làm việc mỗi ngày
(2.12)
Do NEm có hai giá trị áp dụng cho bò đang có sữa và bò chƣa vắt sữa nên
NEw tính theo hai công thức :
NEw = 0,10 x NEm(chƣa vắt sữa) x Số giờ làm việc mỗi ngày
NEw = 0,10 x NEm(đang vắt sữa) x Số giờ làm việc mỗi ngày
Theo số liệu thống kê tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì số giờ làm
việc mỗi ngày là 8 (giờ).
NEp là tổng năng lƣợng cho quá trình mang thai của bò sữa (Mj/day) khoảng
281 ngày mỗi lần trong năm và NEp đƣợc tính theo công thức :
NEp = Cpregnancy x NEm
(2.13)
Với Cpregnancy = 0,10 (IPCC, 2006)
NEm đƣợc áp dụng đối với bò cho sữa và bò chƣa cho sữa vậy nên NEw cũng
đƣợc tính theo hai công thức:
NEw = 0,10 x NEm
NEw = 0,10 x NEm(chƣa vắt sữa)
NEw = 0,10 x NEm x Số giờ làm việc mỗi ngày.
-NEma/DE: tỷ lệ năng lƣợng dòng trong một chế độ tiêu hóa để duy trì
39
quá trình tiêu hóa đƣợc tính theo theo công thức:
NEma/DE = 1,123 – (4,092 x 10-3 x DE) + [1,126 x 10-5 x (DE)2] – (25,4/DE)
(2.14)
DE là năng lƣợng tiêu hóa thể hiện nhƣ tỷ lệ phần trăm năng lƣợng thô,
DE = 0,635 (IPCC, 2006)
NEg trong phƣơng trình tính cho bò sữa đƣợc tính theo công thức (2.9) bao gồm
yếu tố mở rộng quy mô trƣởng thành.
Đối với bò sữa NEw = 0.
NEga/DE là tỷ lệ năng lƣợng ròng có sẵn cho sự tăng trƣởng trong một chế độ
ăn uống, để xác định đại lƣợng này IPCC đã sử dụng công thức:
NEga/DE = 1,164 – (5,160 x 10-3 x DE) + (1,308 x 10-5 x (DE)2) – (37,4/DE)
(2.15)
Dựa vào các công thức để xác định EF nhƣ trên IPCC, 2006 đã tính phát thải
CH4 đựa vào công thức :
E = EF x P
(2.16)
EF Là hệ số phát thải
P là số lƣợng bò sữa hàng năm
b. Tính toán lượng phát thải từ việc quản lý nguồn phân bón
Theo Thông báo quốc gia 2010 thì phát thải mê-tan từ quản lý nguồn phân
chiếm 5.3% tổng lƣợng phát thải trong Nông nghiệp.
Để tính đƣợc lƣợng phát thải CH4 từ quản lý nguồn phân bón thì IPCC đã
xác định hệ số phát thải EFi theo công thức:
EFi = VSi x 365 x Boi x 0.67 x Σ(jk) MCFj,k x MSi,j,k
Trong đó:
VSi: lƣợng bài tiết chất rắn rễ bay hơi hàng ngày trên cơ sở vật chất khô
365: số ngày của năm (ngày), 0.67 kg/m3
40
(2.17)
Boi: công suất tối đa sản xuất CH4 cho phân của động vật.
MCFj,k: hệ số chuyển đổi CH4 của mỗi hệ thống xử lý. Ở địa bàn Vân Hòa hệ
thống phân và nƣớc tiểu đều đƣợc xử lý qua hệ thống hầm Biogas nên có (IPCC,
2006)
MCFj,k= 5% = 0.05
(2.18)
MSi,j,k nhóm phân đƣợc xử lý trong mỗi hệ thống khí hậu.
VSi đƣợc tính theo công theo phƣơng trình:
VSi = GE x(1 kg-dm/18.45 MJ) x(1 – DE/100)x(1 – ASH/100)
(2.19)
Với GE là tổng năng lƣợng của bò sữa theo kết quả tính trên ta có
GE=1690,128074
DE là phần trăm năng lƣợng tiêu hóa thức ăn, DE = 0,6
ASH là hàm lƣợng tro của phân theo phần trăm, ASH = 0,08 (IPCC, 2006)
Sau khi xác định đƣợc hệ số phát thải EFi, lƣợng phát thải CH4 từ quá trình quản
lý phân bón đƣợc xác định theo công thức:
CH4 Emissions(mm) = EF x P / (106 kg/Gg)
(2.20)
Với EF: Hệ số phát thải, P là số lƣợng gia súc (con)
2.2. Phƣơng pháp xác định và đánh giá sinh kế
2.2.1. Phương pháp thu thập và tổ ng hợp số liê ̣u
Bằ ng viê ̣c sƣ̉ du ̣ng bảng hỏi kế t hơ ̣p với phỏng vấ n sâu các nông hô ̣ đồ ng
thời kế thừa, các nguồn tài liệu, tƣ liệu và thông tin có liên quan. Đó là các tài
liệu có đƣợc từ các báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của
UBND xã Vân Hòa, số liệu của phòng nông nghiệp huyện Ba Vì, số liệu về
nông nghiệp, nông thôn trong niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, các số
liệu về sinh kế có đƣợc qua chuyến điền dã của tập thể lớp cao học Biến đổi khí
hậu năm 2013 tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Bảng hỏi đƣợc sử dụng cho điều tra gồm bốn phần. Phần một là hệ thống các
câu hỏi về hộ, nhân khẩu, lao động và các nguồn thu nhập chính của nông hộ.
41
Phần thứ hai là hệ thống các câu hỏi về diện tích gieo trồng các loại cây nông
nghiệp, số lƣợng vật nuôi của nông hộ. Phần thứ ba đề cập đến vấn đề nhà ở, đồ
dùng, cũng nhƣ môi trƣờng sinh hoạt của nông hộ. Phần cuối là hệ thống các câu
hỏi liên quan đến phƣơng tiện sản xuất của nông hộ. Với nội dung của bảng hỏi
trên học viên tiến hành điều tra về mức sống, sự thay đổi về diện tích các loại
cây trồng, cũng nhƣ cơ cấu vật nuôi trên địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, bằng hệ
thống các câu hỏi trên kết hợp với phỏng vấn sâu các nông hộ học viên lấy đƣợc
thông tin về sinh kế cũng nhƣ việc sử dụng các nguồn vốn sinh kế (theo DFID)
(DFID, 1999) của các nông hộ.
Quá trình điều tra nông hộ đƣợc học viên thực hiện tại ba thôn của xã Vân Hòa
huyện Ba Vì là thôn Bơn, thôn Bặn và thôn Đồng Chay. Đây là ba thôn tiêu
biểu, diễn ra quá trình chuyển đổi sinh kế từ trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò sữa.
Tiêu trí chọn đối tƣợng của cuộc điều tra b ao gồ m tiêu trí về tuổ i tá c, giới tính,
thành phần xã hội và tuổi nghề của các nông hộ để
đảm bảo tiń h khách quan .
Với ba thôn trên ho ̣c viên đã lƣ̣a số phiế u cầ n thiế t cho cuô ̣c điề u tra là 86 phiế u,
phiếu đƣơ ̣c chia đều cho ba thôn mỗi thôn khoảng gần 30 phiếu.
- Các chủ hộ đƣợc điều tra phải có độ tuổi từ 22 tuổi trở nên.
- Các chủ hộ phải thỏa mãn tiêu chí về giới, đảm bảo có nam, nữ, già, trẻ và có
các bộ xã để đảm bảo tính khách quan cho kết quả điều tra.
- Các chủ hộ trồng lúa, chăn nuôi bò sữa hoặc ngành nghề khác phải có ít nhất
đã ba năm nghề đó để có thể trả lời đƣợc các câu hỏi trong phiếu điều tra.
42
2.2.2. Phương pháp đánh giá sinh kế
Phƣơng pháp đánh giá sinh kế dựa trên khung sinh kế bền vững của DFID.
DFID quan niệm rằng một sinh kế cần đƣợc xem xét dƣới góc độ năm loại vốn:
tự nhiên, nhân lực, tài chính, vật chất và xã hội. Sinh kế là nền tảng các hoạt
động của con ngƣời. Việc lựa chọn và quyết định các hoạt động sinh kế đóng vai
trò quyết định trong việc tạo ra các nguồn thu nhập cho các nông hộ. Ngoài ra
còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan trong việc lựa chọn nguồn
vốn của ngƣời dân để xây dựng đời sống kinh tế xã hội cũng nhƣ hạn chế các
yếu tố rủi ro, dễ tổn thƣơng trong cuộc sống (DFID, 1999). Đồng thời trên cơ sở
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID
năm nguồ n vố n đó, ngƣời dân Vân Hòa đã phát huy chúng nhƣ thế nào để
chuyể n đổ i sinh kế tƣ̀ trồ ng lúa sang trồng cỏ chăn nuôi bò sữa.
2.3. Dữ liệu về hiện trạng hai loại hình sinh kế
2.3.1. Hiện trạng trồng lúa và chăn nuôi bò sữa ở xã Vân Hòa
Bảng bên dƣới đã tính toán phát thải CH4 tƣ̀ trồ ng lúa ở xã Vân Hòa trên cơ
sở diê ̣n tích trồng lúa và số lƣợng bò sữa trong giai đoa ̣n nghiên cƣ́u.
43
Bảng 2.4. Diện tích và năng suất lúa xã Vân Hòa
VỤ ĐÔNG XUÂN
Năm
VỤ HÈ THU
Diện tích
Năng suất
Diện tích
Năng suất
(ha)
(tạ/ha)
(ha)
(tạ/ha)
2003
183,1
46
303,23
45,4
2004
161,8
54,4
303,23
50
2005
160,5
54
302,8
46.2
2006
168
51,6
302,68
49
2007
186,3
51
301,7
45
2008
140,28
58,5
297,74
46
2009
131
57,8
295
47,2
2010
130
52
233
30
2011
130,23
55,6
220
53,6
2012
121
55,5
212,4
53,5
2013
115
56
200,2
52
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Vân Hòa)
Bảng trên cho biết diện tích và năng suất lúa của xã Vân Hòa từ năm 2003
đến năm 2013. Ta thấy năng suất các vụ không thay đổi nhiều qua các năm, duy
nhất năm 2010 năng suất giảm do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, gây khó
khăn cho sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng lúa qua các năm có xu thế
giảm do có sự dịch chuyển cơ cấu vật nuôi cây trồng, chính bởi vậy sản lƣợng
lúa cũng giảm theo. Dựa vào bảng này học viên đánh giá đƣợc thu nhập từ trồng
lúa của các nông hộ sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng xã Vân Hòa.
44
Bảng 2.5. Số lượng bò sữa ở xã Vân Hòa
Đơn vị: con
Đang khai thác
Hậu bị
Tổng số bò
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
101
101
104
114
104
196
420
910
33
33
45
49
45
74
180
390
134
134
149
163
149
270
600
1.300
Tổng số
bê dƣới
12 tháng
67
67
69
76
69
131
280
607
2011
1.225
525
1.750
817
2012
1.255
538
1.793
837
2013
1.702
729
2.431
1.135
Năm
Số lƣợng bò sữa
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Vân Hòa)
Theo báo cáo của xã Vân Hòa thấy rằng số lƣợng bò sữa của xã tăng lên
trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Trong giai đoạn đầu từ 2003 đến 2007 số lƣợng
bò sữa tăng không đáng kể do giá thu mua sữa trong giai đoạn này còn khá thấp,
các chính sách về vay vốn chăn nuôi khó đến đƣợc với cá nông hộ. Giai đoạn
này ngƣời dân chăn nuôi bò sữa gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và triển
đàn bò. Đặc biệt vào năm 2007, khi cơn bão Mê-la-min xẩy ra, giá sữa đã giảm
sút mạnh do có thông tin cho rằng có chất này có trong sữa làm ảnh hƣởng tới
sức khỏe ngƣời dùng (UBND xã Vân Hòa, 2007) . Các nông hộ chăn nuôi bò
sữa bị thiệt hại nặng nề nhiều nhà không còn khả năng duy trì đàn bò sữa. Do đó
mà diện tích trồng cỏ bị giảm đi và diện tích trồng lúa tăng đột biến trong năm
2007.
2.3.2. Số liệu nhiệt độ trung bình các tháng giai đoạn 2001-2010
Từ số liệu nhiệt độ trung bình ngày đƣợc thu thập tại trạm Ba Vì học viên
xác định đƣợc nhiệt độ trung bình tháng, trung bình năm và nhiệt độ của cả giai
đoạn. Học viên đã chọn số liệu nhiệt độ của hai trạm khí tƣợng Ba vì và Sơn
Tây nhằm xác định chính xác nhiệt độ trung bình ở khu vực vùng núi Ba Vì, nơi
có xã Vân Hòa, trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Trên cơ sở đó xác định hệ số
45
phát thải CH4 từ quá trình quản lý phân bón tƣơng ứng trong bảng hệ số phát
thải từ chăn nuôi của IPCC.
Bảng 2.6. Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Ba Vì và trạm Sơn Tây giai đoạn
2001 - 2010
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG TỪ 2001-2010 TẠI TRẠM BA VÌ
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
TB năm
2001
18.0
17.0
20.9
24.1
26.4
28.3
28.5
28.0
27.4
25.3
19.6
17.1
23.4
2002
16.6
21.0
22.0
25.5
26.9
28.5
28.7
27.6
26.8
24.0
20.3
18.3
23.9
2003
15.7
20.5
21.4
25.7
28.0
29.1
28.6
28.4
26.6
25.3
22.6
17.2
24.1
2004
16.5
17.5
20.3
23.6
25.9
28.8
28.3
28.4
27.2
24.4
21.4
17.4
23.3
2005
15.6
17.5
18.8
23.8
28.5
29.7
28.6
28.0
27.5
24.8
21.7
16.3
23.4
2006
17.7
17.5
20.0
24.9
26.2
29.0
29.0
27.4
26.8
26.1
23.3
17.0
23.7
2007
15.9
21.6
21.0
22.9
26.4
29.1
29.4
28.5
26.3
24.4
19.4
19.4
23.7
2008
14.4
13.1
20.8
24.2
26.7
27.9
28.3
28.3
27.2
25.3
20.0
16.9
22.8
2009
14.7
21.8
20.4
24.1
26.4
29.2
28.6
28.7
27.9
25.2
20.3
19.0
23.9
2010
17.5
20.4
21.6
23.0
28.0
29.9
29.6
27.5
27.5
24.2
20.2
18.1
24.0
16.3
18.8
20.7
24.2
26.9
28.9
28.8
28.1
27.1
24.9
20.9
17.7
Ttb tháng
của10 năm
T tb cả
giai đoạn
23.6
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG TỪ 2001-2010 TẠI TRẠM SƠN TÂY
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
TB năm
2001
18.2
17.3
21.0
23.3
26.6
28.6
28.7
28.3
27.9
25.6
20.7
17.5
23.6
2002
17.2
19.2
20.0
25.4
26.9
29.1
29.0
27.9
27.3
24.7
20.8
18.8
23.9
2003
16.2
20.7
21.5
25.8
28.4
29.5
29.1
28.6
27.2
25.8
23.1
17.8
24.5
2004
17.1
17.9
20.5
23.8
26.0
29.1
27.1
28.7
27.7
24.4
22.5
18.6
23.6
2005
16.0
17.7
19.6
24.0
28.6
29.9
29.0
28.3
28.0
25.6
22.2
17.0
23.8
2006
17.9
18.2
20.4
25
26.5
29.4
29.3
27.6
27.5
26.7
24
17.6
24.2
2007
16.5
21.8
21.2
23.1
26.8
29.6
29.7
28.9
27.1
25.3
20.8
19.9
24.2
2008
15.0
13.7
21.3
24.5
27.0
28.3
28.7
28.7
27.8
26.1
21.0
17.7
23.3
2009
15.5
22.2
20.5
24.3
26.7
29.8
29.0
29.2
27.8
26.0
21.1
19.4
24.3
2010
18.0
20.8
21.9
23.3
28.2
30.2
30.0
27.9
27.9
24.8
21.0
18.8
24.4
16.76
19
20.8
24.3
27.2
29.4
29
28.4
27.6
25.5
21.7
18.3
T tb tháng
của 10 năm
T tb của cả
giai đoạn
24.0
(Nguồn:Trung
tâm khí tượng, thủy văn và môi trường)
46
Vân Hòa là một địa phƣơng có nhiệt độ trung bình là 23,6 oC. Do đó, hệ số
phát thải CH4 từ quá trình quản lý phân bón trong chăn nuôi là EF=1 (kg/đầu gia
súc/ năm) với bò chƣa vắt sữa, và EF =16 (kg/ đầu gia súc/năm) đối với bò đang
vắt sữa.
47
Chƣơng 3
CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ THEO HƢỚNG TĂNG TRƢỞNG XANH Ở XÃ
VÂN HÒA, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Theo các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và báo
cáo tình hình chăn nuôi bò sữa của xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
cho thấy năm 2013 hiện trạng sử dụng đất của xã nhƣ sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.290,98 ha đƣợc đƣa vào sử dụng theo hình sau:
Hình 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Vân Hòa
(Nguồn: UBND xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội)
Số liệu trên biểu đồ cho thấy có 52% diện tích đất tự nhiên của xã là rừng,
tƣơng ứng với 1.717,76 ha. Rừng ở xã Vân Hòa bao gồm rừng đặc dụng và rừng
sản xuất. Rừng đặc dụng thuộc khu vực Vƣờn Quốc gia Ba Vì, diện tích rừng
còn lại là rừng sản xuất đƣợc trồng trên các vùng đất cao của xã. Sau đất rừng là
đất nông nghiệp chiếm 33% diện tích đất tự nhiên bao gồm đất trồng lúa, chè và
các loại hoa màu khác nhƣ ngô, sắn, rau các loại... Hiện nay diện tích đất trồng
cỏ là 230 ha chiếm tỷ lệ 6% diện tích đất tự nhiên và đang có xu hƣớng ngày
một tăng do nhu cầu phát triển chăn nuôi bò sữa của ngƣời dân, thay thế một
phần diện tích đất trồng khác có hiệu quả kinh tế thấp. Ngoài phần diện tích kể
48
trên, xã Vân Hòa còn 9% diện tích đất đất tự nhiên dành cho quốc phòng, dân
sinh, và xây dựng các công trình công cộng.
Vân Hòa là một địa phƣơng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi có nguồn tài nguyên đất
phong phú và khí hậu phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi nhất là chăn nuôi bò
sữa. Trong những năm gần đây nghề chăn nuôi bò sữa tại địa phƣơng Vân Hòa
đã phát triển mạnh làm thay đổi bộ mặt nông thôn, song sự phát triển này cũng
cũng bộc lộ một số hạn chế trong đó có mặt quy hoạch và sử dụng đất. Quy
hoạch sử dụng đất là một vấn đề cần đƣợc xem xét và giải quyết một cách thấu
đáo, để đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trƣờng.
3.2. Hiện trạng chuyển đổi sinh kế và vai trò của các nguồn vốn trong
chuyể n đổ i sinh kế ở xã Vân Hòa
3.2.1. Hiện trạng chuyển đổi sinh kế
Vân Hòa là một xã miền núi, cách thành phố Hà Nội không xa, ở đây có hệ
sinh thái rừng phong phú và một thảm thực vật khá đa dạng, cộng với khí hậu
mát mẻ, bởi vậy mà nơi đây tập trung nhiều khu du lịch sinh thái và các khu
nghỉ dƣỡng nhƣ Khoang Xanh Suối Tiên, Thiên Sơn Suối Ngà, Thác Đa...
Ngƣời dân xã Vân Hòa có đời sống văn hóa đa sắc màu của ba dân tộc Kinh,
Mƣờng, Dao. Chính sự đa dạng này tạo nên cho cộng đồng dân cƣ xã Vân Hòa
một đời sống kinh tế phong phú với nhiều ngành nghề khác nhau, từ dịch vụ du
lịch, đến làm mây, tre đan, dệt thổ cẩm… Song, phần lớn ngƣời dân sống bằng
nghề sản xuất nông nghiệp, cây trồng vật nuôi chính là lúa, ngô, lợn, gà và một
số loài khác với quy mô nhỏ và tập quán sản xuất lạc hậu, manh mún. Với nhiều
hạn chế về mặt nhƣ kỹ thuật, tiền vốn, quỹ đất… loại hình kinh tế này rất khó để
ngƣời dân mở rộng sản xuất nâng cao thu nhập bởi giá cả thị trƣờng có nhiều
biến động trong khi các loại dịch bệnh diễn ra thƣờng xuyên. Trong những năm
gần đây chuyển đổi sinh kế tại địa phƣơng diễn ra ngày một mạnh mẽ, đặc biệt
là từ trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò sữa. Nhờ bò sữa mà ngƣời dân đã tận dụng
đƣợc những thế mạnh về đất đai và lao động, đồng thời phát huy đƣợc những
kinh nghiệm đã tích lũy từ nhiều năm bời nhiều trong số ngƣời dân địa phƣơng
đã từng là công nhân trong nông trƣờng Bò và đồng cỏ Ba Vì trƣớc kia. Họ hiểu
49
khá rõ đặc điểm, tập tính, cũng nhƣ lợi ích mang lại của con bò sữa. Hơn nữa
trong những năm gần đây nhờ việc khuyến khích cho vay vốn để phát triển sản
xuất của ngân hàng địa phƣơng, các dự án hỗ trợ nhƣ cho vay bò trả sữa, cho
vay tiền lãi suất thấp của Trung tâm bò và đồng cỏ, Công ty sữa Quốc tế Ba Vì
và đặc biệt là giá sữa tƣơng đối ổn định theo hƣớng có lợi cho ngƣời dân nên đó
là cơ hội để ngƣời dân phát triển và mở rộng sản xuất. Số liệu trong báo cáo tình
hình chăn nuôi bò sữa của xã Vân Hòa cho thấy: trong khi năm 2003 với chƣa
tới 20 gia đình chăn nuôi bò sữa thì đến năm 2013 số gia đình chăn nuôi bò sữa
đã tăng 755 hộ, bằng 34% dân số của địa phƣơng. Nhiều nông hộ từng tham gia
trồng trọt, chăn nuôi các cây trồng vật nuôi khác nhau, thì nay chọn sinh kế
chính là chăn nuôi bò sữa.
Bảng sau mô tả sự thay đổi diện tích lúa và cỏ theo báo cáo của UBND xã.
Hình 3.2. Thay đổi diện tích lúa và cỏ ở xã Vân Hòa
(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
xã Vân Hòa)
Nhìn vào bảng ta thấy đƣợc sự thay đổi diện tích giữa trồng lúa và trồng cỏ
qua các năm. Rõ ràng diện tích trồng lúa đang có xu hƣớng giảm dần, tuy nhiên
trong các năm không đồng đều. Trong khi diện tích trồng cỏ lại có xu hƣớng
tăng lên đặc biêt trong những năm gần đây do phong trào chăn nuôi bò sữa tại xã
50
Vân hòa đang phát triển mạnh. Có thể thấy rằng mô hình sinh kế chăn nuôi bò
sữa tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhƣ giá cả thị trƣờng, bệnh dịch trên gia
súc, quỹ đất giành cho phát triển chăn nuôi bò sữa, đặc biệt là những diễn biến
thời tiết, khắc nhiệt khó lƣờng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày một sâu sắc;
song mô hình sinh kế này đang đƣợc xem là một hƣớng thoát nghèo của nhiều
nông hộ thuộc địa phƣơng xã Vân Hòa.
3.2.2. Vai trò của c ác nguồn vốn trong chuyển đổ i sinh kế theo hướng tăng
trưởng xanh
a. Vốn tự nhiên
Qua thực tế cho thấy Vân Hòa có một phần diện tích thuộc Vƣờn Quốc gia
Ba Vì nên có có khí hậu trong lành mát mẻ. Mặt khác, rừng ở đây bao gồm hai
loại là rừng đặc dụng và rừng sản xuất mang lại cho địa phƣơng nguồn lợi về
kinh tế và cảnh quan thiên nhiên đẹp. Bên cạnh đó, đất nông nghiệp ở xã Vân
Hòa rất thích hợp với trồng cỏ; đa số các thửa ruộng trồng cỏ đều xanh tốt và
cho năng suất cao. Các hộ gia đình đang nuôi bò sữa ở Vân Hòa đa phần có diện
tích đất đai lớn so với các hộ không chăn nuôi. Khí hậu ôn hòa và nguồn nƣớc
phong phú cũng là điều kiện thuận lợi cho trồng cỏ với diện tích lớn.
Những năm gần đây, với sức ép của môi trƣờng và xã hội ngày một gia tăng,
đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra hàng loạt các hiện
tƣợng thời tiết cực đoan làm cho môi trƣờng thay đổi, kéo theo sự thay đổi của
nguồn vốn tự nhiên, cơ cấu mùa vụ dẫn tới sự khó khăn trong kiểm soát của con
ngƣời.
b. Vốn con người
Xã Vân Hòa có nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào với số ngƣời trong độ tuổi
lao động của xã là 5.130 ngƣời, bằng 54,7% dân số toàn xã (2011). Trong đó lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp là 4.076 ngƣời, bằng 79,45% tổng số lao động
của toàn xã (UBND xã Vân Hòa 2011). Với tỷ lệ lao động nông nghiệp tƣơng
đối dồi dào kết hợp với nguồn vốn tự nhiên phong phú cho thấy Vân Hòa rất
thuận lợi cho việc phát triển sinh kế chăn nuôi bò sữa để từng bƣớc cải thiện
51
kinh tế hộ gia đình, từ đó có điều kiện để nâng dần chất lƣợng nguồn nhân lực
tại chỗ của địa phƣơng.
c. Vốn tài chính
Các nông hộ tại Vân hòa dễ dàng tiếp cận nguồn vốn cho chăn nuôi bò sữa.
Qua khảo sát tại xã Vân Hòa cho thấy năm 2014 các nguồn vốn vay của ngân
hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là 9,5 tỷ đồng, của ngân hàng
Chính Sách Xã Hội là 15 tỷ 899,7 triệu đồng (UBND xã Vân Hòa, 2014). Đa số
các hộ nông dân nuôi bò sữa đều có một số vốn có sẵn nhất định của gia đình,
ngoài ra ngƣời dân còn đƣợc hỗ trợ cho vay vốn từ nhà nƣớc, các doanh nghiệp
với lãi suất thấp và các nguồn hỗ trợ từ các dự án, công ty thu mua sữa. Tại
Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ - Ba vì cũng luôn có chƣơng trình hỗ trợ
các nông dân chăn nuôi bò sữa bằng cách hỗ trợ bò và kỹ thuật chăn nuôi. Đến
khi thu hoạch ngƣời dân sẽ bán sữa cho Trung tâm với giá thấp hơn thị trƣờng
500 đồng/1lít (hình thức này gọi là mƣợn bò của Trung tâm).
d. Vốn xã hội
Đối với các hộ dân nuôi bò sữa ở Vân Hòa, vốn xã hội của họ chủ yếu là các
tổ chức xã hội mà họ tham gia. Xã Vân hòa có một hợp tác xã, hội nông dân có
11 chi hội, hội phụ nữ có 12 chi hội, hội cựu chiến binh có 3 chi hội (UBND xã
Vân Hòa, 2014). Thành viên trong các đoàn thể đó chính là những ngƣời cùng
nghề, hoặc từng là đồng nghiệp. Nhiều ngƣời trong số họ là công nhân của Nông
trƣờng bò Ba vì trƣớc đây. Trên cơ sở sự tin tƣởng giữa các thành viên trong các
tổ chức cũng nhƣ với Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba vì mà các thành
viên thƣờng xuyên đƣợc trao đổi học hỏi lẫn nhau về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa
cũng nhƣ những khó khăn gặp phải trong quá trình chăn nuôi chẳng hạn nhƣ kỹ
thuật chống nắng, chống rét cho bò nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn
cầu nhƣ hiện nay. Ngoài ra việc tham gia các tổ chức xã hội còn góp phần làm
tăng vốn sống, hiểu biết xã hội của các nông hộ.
e. Vốn vật chất
Vân Hòa có hệ thống đƣờng giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh
Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội,
52
theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ hoặc ngƣợc
Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đƣờng
Tỉnh lộ nhƣ 411A, B, C; 412, 413, 414, 415 và các đƣờng liên huyện, đê sông
Hồng, sông Đà, thuận lợi trong quá trình giao thƣơng giữa các vùng, miền, các
tỉnh, huyện bạn. Với những lợi thế về giao thông đƣờng thủy, đƣờng bộ, Ba Vì
có điều kiện thuận lợi trong giao lƣu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu
những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông
nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, các
hộ dân chăn nuôi bò sữa cũng bỏ vốn tự đầu tƣ phƣơng tiện vận chuyển. Đây là
những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sinh kế nuôi bò sữa tại địa phƣơng.
3.3. Sƣ thay đổ i phát thải khi chuyể n đổ i sinh kế tƣ̀ trồ ng lúa sang chăn
nuôi bò sƣ̃a
3.3.1. Phát thải CH4 từ trồng lúa ở xã Vân Hòa
Phát thải CH4 từ trồng lúa ở xã Vân Hòa đƣợc tính toán dựa theo công thức
của IPCC, 2006. Kết quả tính toán đƣợc thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.1. Phát thải CH4 từ lúa vụ Đông Xuân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì,
TP.Hà Nội
Năm
VỤ ĐÔNG XUÂN
Diện tích
Hệ số
Thờigian
Lƣợng phát thải
(ha)
(tấn /ha/năm)
(ngày)
(tấn)
2003
183,1
0,375
110
20,7
2004
161,8
0,375
110
18,3
2005
160,5
0,375
110
18,1
2006
168
0,375
110
19,0
2007
186,3
0,375
110
21,1
2008
140,28
0,375
110
15,9
2009
131
0,375
110
14,8
53
2010
130
0,375
110
14,7
2011
130,23
0,375
110
14,7
2012
121
0,375
110
13,7
2013
115
0,375
110
13,0
183,9
Bảng 3.2. Phát thải CH4 từ trồng lúa vụ Hè Thu ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì,
TP Hà Nội
Năm
VỤ HÈ THU
Diệntích
(ha)
Hệ số
(tấn/ha/năm)
Thời gian
(ngày)
Lƣợng phát thải
(tấn)
2003
303,23
0,375
101
31,5
2004
303,23
0,375
101
31,5
2005
302,8
0,375
101
31,4
2006
302,68
0,375
101
31,4
2007
301,7
0,375
101
31,3
2008
297,74
0,375
101
30,9
2009
295
0,375
101
30,6
2010
233
0,375
101
24,2
2011
220
0,375
101
22,8
2012
212,4
0,375
101
22,0
2013
200,2
0,375
101
20,8
308,4
Tổng lƣợng phát thải của hai vụ = 492,3 (tấn)
Phát thải CH4 từ trồng lúa theo hai vụ đông xuân và hè thu khác nhau trên
toàn xã và khác nhau theo các năm. Ở vụ đông xuân, đây là giai đoạn khô hạn
trong năm, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ hạn hán, rét đậm, sƣơng muối
diễn ra nhiều hơn, khiến cho việc trồng lúa vốn đã cho thu nhập thấp lại càng
gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những lý do diện tích trồng lúa vụ
đông xuân ít hơn so với vụ hè thu và có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Mặt
54
khác, sự thay đổi diện tích này cũng không đồng đều, do nhiều yếu tố khác nhau.
Khác với vụ đông xuân, vụ hè thu thời tiết thuận lợi hơn, nên đây là vụ sản xuất
chính với diện tích gieo trồng nhiều hơn vụ đông xuân. Nhƣng số liệu từ các báo
cáo cho thấy nhìn chung cả hai vụ diện tích đều có xu thế giảm do xu thế dịch
chuyển cơ cấu cây trồng đang diễn ra tại địa phƣơng này.
Tỷ lệ thuận với diện tích gieo trồng, nên lƣợng phát thải CH4 từ trồng lúa có
xu thế giảm trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Quá trình này diễn ra ở cả hai vụ
đông xuân và hè thu, tuy nhiên không đồng đều giữa các năm, trong đó xu thế
giảm nhiều hơn vào những năm gần đây. Diện tích lúa giảm là do ngƣời dân đã
dành quỹ đất để trồng cỏ voi. Trong khi đó đất trồng cỏ voi là đất khô nên lƣợng
phát thải CH4 từ diện tích này không đáng kể, nên nhìn chung phát thải CH 4 từ
quá trình trồng lúa đã giảm trong giai đoạn 2003-2013.
3.3.2. Phát thải CH4 của quá trình chăn nuôi bò sữa
a. Phát thải CH4 từ quá trình lên men tiêu hóa
Bò chưa khai thác sữa
Bò chƣa khai thác sữa là bò con mới sinh đƣợc nuôi đến trƣởng thành và khi
sinh sản thì đƣợc tính là bò đang khai thác. Theo tính toán của các nông hộ thì
bò chƣa khai thác có số lƣợng bằng 35% tổng số đàn bò sữa đang khai thác. Kết
quả tính toán cho thấy tổng lƣợng phát thải của số lƣợng bò chƣa khai thác sữa
tại khu vực nghiên cứu là 116.204 tấn. Các kết quả tính toán đều dựa trên hệ số
mặc định của IPCC áp dụng cho bò chƣa vắt sữa ở khu vực châu Á. Đối với bò
chƣa vắ t sƣ̃a ở quá trin
̀ h lên men tiêu hóa hê ̣ số phát thải áp du ̣ng là EF
44(kg/con/năm)
55
=
Hình 3.3. Phát thải CH4 của bò sữa chưa khai thác sữa quá trình lên men
tiêu hóa ở xã Vân Hòa
Đối với bò đang khai thác sữa
Bò đang khai thác là bò bắt đầu sinh sản và cho khai thác sữa. Số lƣợng bò
sữa loại này chiếm 65% tổng đàn, theo tính toán của các nông hộ. Lƣợng phát
thải của bò sữa loại này lớn gấp khoảng 3 lần bò chƣa khai thác, do hệ số phát
thải và số lƣợng nhiều hơn. Nhìn chung lƣợng phát thải CH4 tăng dần do số
lƣợng tăng qua các năm.
Bảng 3.3. Phát thải CH4 từ quá trình lên men tiêu hóa của bò sữa đang khai
thác sữa ở xã Vân Hòa
Năm
Số lƣợng bò
(con)
Hệ số
(kg/con/năm)
Lƣợng phát thải
(tấn)
2003
101
56
5,656
2004
101
56
5,656
2005
104
56
5,824
2006
114
56
6,384
2007
104
56
5,824
2008
196
56
10,976
2009
420
56
23,52
2010
910
56
50,96
2011
1.225
56
68,6
2012
1.255
56
70,28
2013
1.702
56
95,312
56
Tổng =
348,992
Lƣợng phát thải CH4 ở quá trình lên men tiêu hóa của bò sữa là 465,196 (tấn).
b. Phát thải CH4 từ quá trình quản lý phân bón
Phát thải CH4 từ qúa trình quản lý phân bón là một phần trong tổng lƣợng phát
thải từ chăn nuôi. Ở quá trình này, hệ số phát thải của bò chƣa khai thác nhỏ hơn
bò đang khai thác sữa nhiều lần do cơ chế tiêu hóa thức ăn và sản sinh năng
lƣợng (IPCC, 2006). Mặt khác số lƣợng bò chƣa khai thác cũng nhỏ hơn, bởi
vậy tổng lƣợng phát thải CH4 của bò chƣa khai thác nhỏ hơn nhiều lần so với bò
đang khai thác sữa. Bảng 3.6 là kết quả tính toán lƣợng phát thải CH 4 từ quá
trình quản lý phân bón của hai loại bò sữa đƣợc học viên tính toán dựa trên hệ số
phát thải mặc định của IPCC áp dụng cho khu vực Châu Á, trong khoảng nhiệt
độ trung bình năm từ 15 -25o c và số lƣợng bò sữa đƣợc lấy trong các báo cáo
của xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Đối với bò chưa khai thác sữa
Phát thải CH4 từ bò chƣa khai thác thấp hơn bò đang khai thác sữa rất nhiều
lần. Từ năm 2009, lƣợng phát thải của cả hai loại bò đều tăng rất nhanh chủ yếu
là do số lƣợng bò tăng nhanh.
Bảng 3.4. Phát thải CH4 từ quản lý phân bón của bò sữa chưa khai thác sữa
Năm
Số lƣợng bò
(con)
Hệ số
(kg/con/năm)
Lƣợng phát thải
(tấn)
2003
33
1
0,033
2004
33
1
0,033
2005
45
1
0,045
2006
49
1
0,049
2007
45
1
0,045
2008
74
1
0,074
2009
180
1
0,18
2010
390
1
0,39
2011
525
1
0,525
2012
538
1
0,538
2013
729
1
0,729
Tổng =
2,641
57
Đối với bò đang khai thác sữa
Hình 3.4 . Phát thải CH4 từ quản lý phân bón của bò sữa đang khai thác sữa
Hê ̣ số phát thải áp du ̣ng cho bò chƣa khai thác ở qúa trình quản lý phân bón là
16(kg/con/năm). Lƣợng phát thải CH4 ở quá trình quản lý phân bón của bò sữa
là 102,353(tấn).
Đối với bò chƣa khai thác sữa, năm 2008, phát thải 0.074 tấn/năm, sang đến
năm 2009 phát thải tăng gấp 2,4 lần do số lƣợng bò của năm này tăng lên 106
con cho toàn xã. Trong khi đó, lƣợng phát thải của bò đang khai thác sữa năm
2009 cũng tăng gấp 2,1 lần so với năm 2008, với số lƣợng bò tăng 224 con. Tuy
nhiên, đối với bò đang khai thác sữa thì hệ số phát thải tăng đột biến bắt đầu từ
năm 2010, và tới năm 2013 thì số lƣợng phát thải này đã đạt 27,232 tấn/ năm với
số con bò là 1.702 con. Năm 2013, lƣợng phát thải CH4 của bò đang vắt sữa tăng
gấp 37 lần bò chƣa khai thác sữa, trong khi số con bò chỉ tăng gấp đôi.
Kết quả điều tra sinh kế ở xã Vân Hòa cho thấy 90% số hộ chăn nuôi bò sữa
đã sử dụng công trình xử lý bio gas để vừa tiết kiệm chi tiêu, giữ vệ sinh môi
trƣờng sống, đồng thời hạn chế phát thải khí CH4 ra không khí. Nhƣ vậy 90%
khí mê-tan sinh ra từ quá trình này đƣợc chuyển hóa thành nhiệt năng và quang
năng, còn lại 10% phát thải ra không khí. Tổng lƣợng phát thải CH4 ở hai gia
đoạn lên men tiêu hóa và quản lý phân bón từ bò sữa ở xã Vân hòa trong giai
58
đoạn 2003-2013 gần 475,4 tấn. Nhƣ vâ ̣y khi chuyể n đổ i sinh kế tƣ̀ trồ ng lúa
sang trồ ng cỏ chăn nuôi bò sƣ̃a lƣợng phát thải CH4 đã giảm 16,9 tấ n.
3.4. Sƣ ̣ thay đổ i t hu nhập khi chuyển đổi sinh kế tƣ̀ trồ ng lúa sang chăn
nuôi bò sƣ̃a
3.4.1. Thu nhập từ lúa của người dân xã Vân Hòa
Qua hai bảng thu nhập vụ đông xuân và hè thu của ngƣời dân xã Vân Hòa
cho thấy thu nhập từ trồng lúa trong suốt giai đoạn không đồng đều. Mặc dù giá
lúa tăng gần gấp đôi so với giai đoạn đầu nghiên cứu, song do diện tích gieo
trồng có xu thế giảm, trong khi công lao động và chi phí đầu tƣ cho giống vốn,
vật tƣ tăng, nên thu nhập nhìn giảm dần trong cả giai đoạn. Trong hai năm 2006
và 2007 cho thu nhập cao nhất bởi đây là hai năm ngƣời dân mở rộng diện tích
trồng lúa. Do những khó khăn trong chăn nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi bò
sữa nên ngƣời dân lấy thu nhập từ lúa để bù vào những thiệt hại trong chăn nuôi
gây ra. Năm 2010 là năm thu nhập từ trồng lúa thấp nhất, bởi đây là năm mà
thời tiết diễn biến thất thƣờng, dịch bệnh gây hại nhiều, ảnh hƣởng tới năng suất
cây trồng; bên cạnh đó, giá cả nông sản trong năm 2010 lại bấp bênh gây nhiều
khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân (UBND xã Vân Hòa,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, 2010).
59
Bảng 3.5. Thu nhập từ lúa của người dân xã Vân Hòa, huyện Ba, thành phố Hà Nội từ 2003-2013
VỤ ĐÔNG XUÂN
Sản
lƣợng
(tấn)
Đơn giá
(triệuvnđ/tấn)
Thu nhập
(triệu
vnđ)
Chi phí
công lđ,
giống/ha
(triệu
vnđ/ha)
4,6
842,26
4,8
4.042,848
3,24
593,244
40,42848
3.409,2
161,8
5,44
880,192
5
4.400,96
4,05
655,29
44,0096
3.701,7
2005
160,5
5,4
866,7
5,2
4.506,84
4,86
780,03
45,0684
3.681,7
2006
168
5,16
866,88
5,5
4.767,84
4,86
816,48
47,6784
3.903,7
2007
186,3
5,1
950,13
6
5.700,78
5,4
1.006,02
57,0078
4.637,8
2008
140,28
5,85
820,638
5,6
4.595,573
8,1
1.136,268
45,955728
3.413,3
2009
131
5,78
757,18
6,8
5.148,824
9,45
1.237,95
51,48824
3.859,4
2010
130
5,2
676
7
4.732
10,8
1.404
47,32
3.280,7
2011
130,23
5,56
724,0788
7,2
5.213,367
12,15
1.582,2945
52,1336736
3.578,9
2012
121
5,55
671,55
7,2
4.835,16
12,96
1.568,16
48,3516
3.218,6
2013
115
5,53
635,95
7,5
4.769,625
13,5
1.552,5
47,69625
3.169,4
Tổng =
39.854,4
Năm
Diện tích
(ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
2003
183,1
2004
60
Chi phí trên
tổng diện
tích
(triệu vnđ)
Rủi ro,
thiên tai
1% tổng thu
nhập(triệu
vnđ)
Tổng thu
nhập
(triệu vnđ)
VỤ HÈ THU
Năm Diện tích
(ha)
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
1011
1012
1013
303,23
303,23
302,8
302,68
301,7
297,74
295
233
220
212,4
200,2
Năng suất
(tấn/ha)
Sản
lƣợng
(tấn)
Đơn giá
(triệu
vnđ/tấn)
Thu nhập
(triệu vnđ)
4,54
5
4,62
4,9
4,5
4,6
4,72
3
5,36
5,35
4,75
1.376,664
1.516,15
1.398,936
1.483,132
1.357,65
1.369,604
1.392,4
699
1.179,2
1.136,34
950,95
5
5,2
5,5
5,8
6
6
6,5
6,8
7
7,5
7,8
6.883,321
7.883,98
7.694,148
8.602,166
8145,9
8.217,624
9.050,6
4.753,2
8.254,4
8.522,55
7.417,41
Chi phí
Chi phí
công
trên tổng
lđ,giống diện tích
(triệu
(triệu
vnđ)
vnđ)
3,24
982,4652
4,05
1.228,0815
4,86
1.471,608
4,86
1.471,0248
5,4
1.629,18
8,1
2.411,694
9,45
2.787,75
10,8
2.516,4
12,15
2673
12,96
2.752,704
13,5
2.702,7
Rủi ro,
thiên tai
1% tổng
thu nhập
(triệu vnđ)
68,83321
78,8398
76,94148
86,021656
81,459
82,17624
90,506
47,532
82,544
85,2255
74,1741
Tổng
Thu nhập cuối
(triệu vnđ)
5.832,0
6.577,1
6.145,6
7.045,1
6.435,3
5.723,8
6.172,3
2.189,3
5.498,9
5.684,6
4.640,5
61. 944,4
Tổng thu nhập 2 vụ = 101.798,8(triệu vnđ)
(Nguồn: 1. Báo cáo của UBND xã Vân hòa; 2. Thảo luận nhóm tại trụ sở Nhà văn hóa thôn Bặn, thôn Muồng,xã Vân Hòa.
3. Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình chi nhánh thị xã Sơn Tây)
61
Số liệu từ hai bảng thu nhập vụ lúa đông xuân và hè thu cho thấy tổng thu
nhập của vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu. Điều này là do vụ đông xuân diện
tích canh tác nhiều hơn vụ hè thu. Các số liệu trong các báo cáo của UBND xã
Vân Hòa cho thấy trong cả giai đoạn nghiên cứu năng suất không đồng đều
trong khi diện tích gieo trồng giảm dần, kéo theo sự thay đổi về sản lƣợng lúa.
Đơn giá lúa có xu hƣớng tăng dần qua các năm kể cả hai vụ. Tuy nhiên sự tăng
này không đủ để bù lại những chi phí cho nhân công, giống vốn và vật tƣ nông
nghiệp đang ngày một tăng. Chính bởi vậy, thu nhập từ trồng lúa ở xã Vân Hòa
có xu thế giảm trong giai đoạn nghiên cứu.
3.4.2. Thu nhập từ chăn nuôi bò sữa của người dân xã Vân Hòa
Bảng 3.10 đƣa ra kết quả thu nhập từ sữa của các nông hộ chăn nuôi bò sữa
ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Bảng cho thấy thu nhập từ sữa
có xu thế tăng dần trong cả giai đoạn từ 2003-2013. Trong đó tăng mạnh vào
khoảng những năm 2010 trở lại đây. Do những thuận lợi về giá sữa, cũng nhƣ
các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc và giá sữa ổn định theo hƣớng có lợi cho
bà con nông dân. Trong năm đầu của giai đoạn nghiên cứu, giá sữa thấp, chính
sách hỗ trợ ngƣời nông dân chƣa có nên sinh kế này gần nhƣ bị lãng quên. Đến
năm 2007 do ảnh hƣởng của thông tin chất mê-la-min trong sữa ảnh hƣởng
không tốt tới sức khỏe ngƣời tiêu dùng, nên sữa làm ra không bán đƣợc, gây
nhiều khó khăn cho nông dân, cơ cấu đàn bò sữa cũng vì vây mà giảm sút.
Trong cột 4 bảng 3.10, là lƣợng sữa đƣợc tính dựa trên số lƣợng đàn bò và
lƣợng sữa trung bình của mỗi con bò trên năm (Trung tâm nghiên cứu bò và
đồng cỏ Ba Vì). Cột chi phí bình quân đƣợc rút ra qua thảo luận nhóm tại các
địa điểm thu mua sữa tại xã Vân Hòa, khoảng 30% tổng thu nhập, bao gồm
công lao động, cám bổ sung, thuốc thú y… và những rủi ro mắc phải trong quá
trình chăn nuôi nhƣ bệnh dịch, tai nạn. Cột còn lại là thu nhập có giá trị bằng
70% tổng thu nhập từ sữa của bà con nông dân xã Vân Hòa.
62
Bảng 3.6. Tính toán thu nhập từ bán bê con của các nông hộ chăn nuôi bò sữa
Số bò
Số bê
Số
sinh
bê
ra
cái
(con)
(con)
(con)
2003
101
67
2004
101
2005
Giá bê
Số bê
Giá bê cái
đực
(triệu
(con)
vnđ/con)
34
33
8
2
338
67
34
33
8,5
2
355
104
69
35
34
9
2,2
389,8
2006
114
76
38
38
9
2,2
425,6
2007
104
69
35
34
10
2,3
428,2
2008
196
131
66
65
10
2,3
809,5
2009
420
280
140
140
11
2,5
1.890
2010
910
607
303
304
12
2,8
4.487,2
2011 1.225
817
408
409
14
3
6.939
2012 1.255
837
418
419
16
3,5
8.154,5
2013 1.702
1.135
568
567
18
4
12.492
Năm
đang
khai
thác
đực
(triệu
vnđ/con)
Tổng thu
nhập
(triệuvnđ)
36.708,8
(Nguồn: Thảo luận nhóm tại các điểm thu mua sữa tại xã Vân Hòa)
Bảng 3.9, thu nhập từ tiền bán bê con đƣợc tính toán dựa trên số liệu có
đƣợc từ các điểm thu mua sữa, trong đó số bê sinh ra bằng khoảng 2/3 số bò
đang vắt sữa với tỷ lệ bê cái và bê đực là ngang nhau, nếu can thiệp bằng biện
pháp sinh học để cho bò mẹ chỉ sinh bê cái thì tỷ lệ bê cái còn cao hơn.
63
Bảng 3.7. Tính toán thu nhập từ sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa xã Vân Hòa
Năm
Số
lƣợng
bò
đang
khai
thác
Lƣợng
Khối
sữa
lƣợng
(tấn/con/n
sữa
ăm)
(tấn)
Ðơn giá
(triệu
vnđ/tấn)
Chi phí
bình quân
Thu nhập
(Triệu
(triệu vnđ)
vnđ/tấn)
2003
101
4.6
468
3
421
983
2004
101
4.6
468
3,5
492
1.147
2005
104
4.6
482
3,5
506
1.181
2006
114
4.6
528
5
793
1.850
2007
104
4.6
482
7
1.012
2.362
2008
196
4.6
909
9
2.453
5.724
2009
420
4.6
1.947
9
5.257
12.266
2010
910
4.6
4.218
10
12.655
29.528
2011
1225
4.6
5.678
11
18.739
43.724
2012
1255
4.6
5.818
12
20.943
48.867
2013
1702
4.6
7.890
13
30.770
71.796
Tổng
219.428
(Nguồn: Thảo luận nhóm tại các điểm thu mua sữa ở xã Vân Hòa)
Thu nhập từ hai nguồn chính của chăn nuôi bò sữa: 256.137(Triệu vnđ)
Nhƣ vâ ̣y so với trồ ng lúa thì chăn nuôi bò sƣ̃a tƣ̀ năm 2003 đến 2013 đã cho thu
nhâ ̣p cao hơn 134.338,2 triê ̣u đồ ng.
64
Bảng 3.8. So sánh thu nhập/ đơn vị phát thải của hai loại hình sinh kế
STT
Sinh kế
Thu nhập
Phát thải
Thu nhập/phát thải
(triệu vnđ)
CH4(tấn)
(Triệu đồng/1tấn CH4)
1
Trồng lúa
101.798,8
492,3
206,8
2
Nuôi bò sữa
256.137
475,4
538,8
Bảng so sánh thu nhập và đơn vị phát thải của hai loại hình sinh kế cho thấy
với một tấn CH4 phát thải ra môi trƣờng thì trồng lúa cho thu nhập 206,8 triệu
đồng, trong khi chăn nuôi bò sữa cho thu nhập 538,8 triệu đồng. Số liệu đƣợc rút
ra từ tổng thu nhập và tổng lƣợng phát thải CH4 của hai loại hình sinh kế. Điều
này khẳng định rõ chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế hơn nhiều so với trồng
lúa.
3.4.3. Đánh giá thu nhập từ hai loại hình sinh kế trên lượng phát thải
Từ kết quả khảo sát đời sống các nông hộ của xã Vân hòa, cho thấy trong
những năm gần đây nhờ có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế cụ thể từ sản xuất lúa
sang trồng cỏ nuôi bò sữa mà kinh tế của các hộ nông dân đã thay đổi nhiều.
Điều này đƣợc thể hiện ở đời sống vật chất, tinh thần ngày một nâng lên, thói
quen sinh hoạt dựa vào việc khai thác các sản vật thiên nhiên của ngƣời dân
cũng ngày một thay đổi.
Qua điều tra cho thấy số lƣợng nhà kiên cố của các hộ chăn nuôi bò sữa
trong những năm gần đây đã tăng lên rõ rệt, trong đó có nhiều ngôi nhà khang
trang mọc lên. Số liệu chỉ ra 60% số hộ chăn nuôi bò sữa đã xây đƣợc nhà kiên
cố, các hộ còn lại tiếp tục đầu tƣ cho phát triển đàn bò, xây dựng chuồng trại và
mua sắm trang thiệt bị phục vụ chăn nuôi. Nhiều đồ dùng sinh hoạt có giá trị
nhƣ xe máy, ti vi màu, điện thoại… đƣợc mua sắm góp phần nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của ngƣời dân. Nhiều công trình vệ sinh hiện đại thay thế cho
những công trình vệ sinh truyền thống của bà con, bởi vậy mà môi trƣờng sống
trong mỗi gia đình cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ đƣợc cải thiện. Số lƣợng các gia
đình sử dụng khí gas sinh học làm chất đốt chính chiếm 90%, ngoài ra khí gas
65
sinh học còn đƣợc sử dụng để thắp sáng, ở một số nông hộ có điều kiện tốt còn
sử dụng để chạy máy phát điện phục vụ sản xuất và đời sống. Chính bởi vậy mà
hầu nhƣ không còn những gia đình sử dụng củi làm chất đốt, điều này góp phần
giảm tình trạng chặt phá rừng.
Mức sống của các nông hộ chăn nuôi bò sữa: Kết quả điều tra cho thấy nhờ
kinh tế ổn định mà bữa cơm của các nông hộ tƣơm tất hơn, con em của ngƣời
dân đã có sữa tƣơi sạch sử dụng hàng ngày. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng
đồng, cũng nhƣ giáo dục của con em các nông hộ đƣợc quan tâm hơn.
Kết quả khảo sát điều tra nông hộ cho thấy rõ các nông hộ chăn nuôi bò sữa
gây tác động tới tài nguyên thiên nhiên ít hơn so với các hộ trồng lúa. Điều này
đƣợc thể hiện ở việc sử dụng khí gas sinh học (một dạng năng lƣợng tái tạo),
góp phần hạn chế phát thải khí nhà kính ra môi trƣờng. Bên cạnh đó, sinh kế
chăn nuôi bò sữa còn sử dụng nguồn nƣớc ngầm hạn chế hơn rất nhiều so với
việc trồng lúa, điều này có ý nghĩa lớn trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác
động không nhỏ tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội.
Bảng 3.9. Bảng điều tra sinh kế nông hộ (chọn ngẫu nhiên) tại các thôn Bơn
thôn Bặn và thôn Đồng Chay
Đời sống
vật chất
Nông hộ không chăn
nuôi bò sữa (%)
Nông hộ
chăn nuôi bò sữa (%)
Kiên cố
45
60
Bán kiên cố
50
40
Nhà tạm
5
0
Xe máy
100
100
Ti vi màu
100
100
Đầu Video/DVD
55
63
Điện thoại di động
100
100
Tủ lạnh, tủ đá
64
92
Máy tính
18
32
Nhà ở
Đồ dùng, tiện nghi:
66
Đời sống
vật chất
Nông hộ không chăn
nuôi bò sữa (%)
Nông hộ
chăn nuôi bò sữa (%)
Điện
0
0
Bio gas
20
90
Củi
20
4
Xây kiên cố
90
96
Nhà tắm khác
10
4
Tự hoại
64
60
Thấm dội nƣớc
36
40
Máy cắt cỏ
0
95
Máy vắt sữa
0
75
Máy kéo nhỏ
1
60
Ô tô vận tải
0
0
Máy bơm nƣớc
80
85
Chất đốt chính:
Nhà tắm
Công trình vệ sinh
Phƣơng tiện máy móc
3.5. Đánh giá chuyể n đổ i sinh kế theo hƣớng tăng trƣởng xanh
Theo Ngân hàng thế giới (2012) thì tăng trƣởng xanh là sự tăng trƣởng hiệu
quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, là sự tăng trƣởng sạch không gây
ô nhiễm và là sự tăng trƣởng có sức chống chịu, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi
khí hậu. Qua tính toán phát thải CH4 của hai loại hình sinh kế chính là trồng lúa
và chăn nuôi bò sữa tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội cho thấy
trong giai đoạn từ 2003 – 2013 lƣợng phát thải CH4 từ trồng lúa là 492,3(tấn),
trong khi chăn nuôi bò sữa có lƣợng phát thải là 475,4 (tấn). Số còn lại là lƣợng
CH4 sinh ra từ quá trình quản lý phân bón đƣợc đƣợc xử lý bằng hệ thống bio
gas để làm nhiên liệu đốt cháy và thắp sáng trong sinh hoạt, vừa tiết kiệm chi
phí và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Sản phẩm chất thải còn lại đƣợc sử
dụng làm phân bón cho cây trồng. Sau quá trình sử dụng mê-tan làm nhiên liệu
trong sinh hoạt là khí CO2 dễ bị phân hủy hơn trong môi trƣờng tự nhiên. Cũng
theo kết quả tính toán trên cho thấy cứ 1 tấn CH4 phát thải ra môi trƣờng thì
chăn nuôi bò sữa tạo ra 538,8 triệu VNĐ, trong khi sản xuất lúa chỉ tạo ra 206,8
67
triệu VNĐ. Kết quả chỉ ra chăn nuôi bò sữa phát thải khí mê tan ít hơn trồng lúa
nhiều lần. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trên thực tế phát thải CH4 của nƣớc ta chiếm tỷ lệ không đáng kể so với thế
giới. Cho nên lƣợng phát thải của một mô hình sinh kế không quan trọng bằng
việc tìm ra một mô hình sinh kế xanh để nhân rộng. Một sinh kế đƣợc khuyến
khích phát triển theo định hƣớng chiến lƣợc tăng trƣởng xanh mà Thủ tƣớng
chính phủ nêu ra. Trong đó sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, và lối sống xanh là
cốt lõi để hƣớng tới một nền kinh tế xanh.
Việc chăn nuôi bò sữa đi cùng với việc trồng cỏ tạo ra lớp phủ bề mặt hạn
chế bức xạ Albedo góp phần ổn định tiểu khí hậu, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên.
Đặc biệt khi Vân hòa là một trong bảy xã thuộc vùng đệm của vƣờn quốc gia Ba
vì, là nơi dự trữ sinh quyển, lá phổi xanh phía tây thành phố Hà Nội. Ngoài ra
khi đất đai đƣợc phủ lên một lớp cỏ còn tạo nên một hệ sinh thái có vai trò cung
cấp, điều hòa, hỗ trợ lẫn nhau trong cùng hợp phần trong đó con ngƣời đóng vai
trò trung tâm.
Kết quả phiếu thu thập thông tin nông hộ cho thấy sự chuyển đổi sinh kế từ
trồng lúa sang nuôi bò sữa rất rõ ràng. Có tới 15,9ha đất trƣớc kia trồng lúa,
trồng màu thì nay đã chuyển sang trồng cỏ. Nhiều vật nuôi khác cho thu nhập
bấp bênh nay chuyển sang nuôi bò sữa. Mặt khác cũng qua kết quả điều tra cho
thấy đa số các nông hộ chăn nuôi bò sữa đều sử dụng hầm Bio gas điều này một
mặt giúp các nông hộ tận dụng nguồn chất thải làm nhiên liệu, đèn chiếu
sáng…mặt khác còn giảm thiểu lƣợng CH4 phát thải khí nhà kính ra môi trƣờng.
Ngƣời dân từ chỗ vất vả với một năm hai vụ lúa, màu cho thu nhập thấp thì nay
họ đã coi chăn nuôi bò sữa nhƣ một cứu cánh, một hƣớng đi để thoát nghèo,
từng bƣớc làm giàu từ chính mảnh đất quê hƣơng mình.
Nhƣ vậy việc chăn nuôi bò sữa tại địa phƣơng xã Vân hòa đã cơ bản đáp ứng
hai tiêu trí kinh tế và môi trƣờng.
Tuy vậy Vân hòa cũng còn nhiều việc phải làm đó là :
- Đứng trƣớc sự phát triển nhanh của sinh kế chăn nuôi bò sữa đòi hỏi một diện
tích đất tƣơng xứng trong khi quỹ đất toàn xã có hạn.
68
- Việc xử lý không triệt để khí sinh học bio gas ít nhiều tạo ra sự mất vệ sinh cho
môi trƣờng, điều này đòi hỏi một quy hoạch phù hợp với nhu cầu phát triển, đây
chính là điểm yếu trong nền nông nghiệp nƣớc ta.
- Thị trƣờng sữa tuy rộng song giá cả còn phụ thuộc vào thị trƣờng và vai trò
điều tiết của nhà nƣớc.
Nhận xét
Đối tƣợng dân nghèo chủ yếu rơi vào các hộ trồng lúa, với trình độ canh tác
thấp, công cụ sản xuất thô xơ và diện tích canh tác hẹp. Tập quán canh tác của
các nông hộ này đã tồn tại từ lâu đời bởi vậy mà không dễ thay đổi nhận thức
của họ trong thời gian ngắn. Việc phát triển ở xã Vân Hòa sinh kế chăn nuôi bò
sữa, theo hƣớng tăng trƣởng xanh, và thích ứng với biến đổi khí hậu nhƣ một
mốc dấu quan trọng để thay đổi trong nhận thức của các nông hộ ở địa phƣơng
này, hƣớng tới một nền nông nghiệp bền vững. Mặt khác do tác động của biến
đổi khí hậu, tài nguyên nƣớc đang phải chịu nhiều nguy cơ suy giảm do hạn hán
ngày một tăng ở một số vùng, mùa, ảnh hƣởng trực tiếp tới nông nghiệp (Chính
phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2011). Trồng cỏ, chăn nuôi bò
sữa vừa cho hiệu quả kinh tế cao hơn trong khi lại sử dụng nguồn nƣớc ngầm ít
hơn. Nhân rộng mô hình sinh kế này chẳng những mang lại giá trị về kinh tế cho
ngƣời dân mà còn góp phần hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đƣợc
xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu ngày nay.
69
KẾT LUẬN
Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tính toán phát thải CH 4 từ trồng lúa và
chăn nuôi bò sữa của IPCC đƣợc sử dụng rộng rãi tại khu vực Châu Á, các nƣớc
Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Ấn Độ. Trong nghiên cứu này, các hệ số về phát
thải khí CH4 đƣợc học viên sử dụng dựa trên hệ số phát thải chung cho Việt
Nam. Hệ số phát thải CH4 cho lúa là EF =0,375 (tấn/ha/năm), trong chăn nuôi
bò sữa bốn hệ số đƣợc sử dụng ở hai quá trình lên men tiêu hóa và quản lý phân
bón, áp dụng đối với hai loại bò sữa đang khai thác sữa và chƣa khai thác sữa. Ở
quá trình lên men tiêu hóa với bò đang khai thác sữa hệ số EF= 56(kg/con/năm),
bò chƣa khai thác sữa EF= 44(kg/con/năm). Còn trong quá trình quản lý phân
bón đối với bò đang khai thác sữa hệ số EF= 16(kg/con/năm), bò chƣa khai thác
sữa EF= 1(kg/con/năm). Hệ số phát thải của bò sữa đƣợc chọn ở mức nhiệt từ
15- 25o c ở khu vực xã Vân Hòa trong giai đoạn nghiên cứu.
Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá sinh kế dựa trên bảng hỏi kết
hợp với điều tra nhanh nông hộ tại ba thôn tiêu biểu về chuyển đổi sinh kế của
xã Vân Hòa là thôn Bơn, thôn Bặn và Thôn Đồng chay. Thảo luận nhóm đƣợc
học viên sử dụng tại các địa điểm thu mua sữa, nhà văn hóa các thôn của xã.
Bảng hỏi tập trung phân tích những chuyển biến về kinh tế và môi trƣờng tại địa
bàn nghiên cứu, đó là hai tiêu trí đánh giá tính “xanh” mà chuyển đổi sinh kế
mang lại.
Trên cơ sở các kết quả tính phát thải và thu nhập của hai loại hình sinh kế
chăn nuôi bò sữa và trồng lúa học viên đã tính hiệu suất thu nhập trên đơn vị
phát thải. Phƣơng pháp này cho phép so sánh tính ƣu việt của hai sinh kế dƣới
góc độ tăng trƣởng xanh ở khu vực nghiên cứu.
Áp dụng phƣơng pháp tính phát thải của IPCC học viên đã chỉ ra đƣợc: Từ
năm 2003- 2013, lƣợng phát thải từ chăn nuôi bò sữa đều tăng ở cả hai quá trình
lên men tiêu hóa và quản lý phân bón. Trong đó, giai đoạn từ năm 2009 đến
2013 lƣợng phát thải tăng nhiều nhất do số lƣợng bò tăng nhiều. Đặc biệt, ở năm
2013, lƣợng phát thải của bò đang khai thác sữa ở quá trình lên men tiêu hóa là
95,312 tấn, ở quá trình quản lý phân bón là 27,232 tấn.
70
Cũng sử dụng phƣơng pháp tính của IPCC nói trên học viên đã xác định
đƣợc phát thải CH4 từ trồng lúa năm 2013 đã giảm 18,4 tấn so với năm 2003. Sự
suy giảm phát thải này là do diện tích trồng lúa giảm và đƣợc chuyển dần sang
trồng cỏ chăn nuôi bò sữa.
Về thu nhập, chăn nuôi bò sữa đem lại thu nhập ngày càng tăng cho các hộ
nông dân, trong khi đó thu nhập từ lúa lại giảm. Năm 2013, thu nhập từ chăn
nuôi bò sữa cao gấp 10,8 lần thu nhập từ trồng lúa.
Kết quả tính toán phát thải CH4 cho thấy chăn nuôi bò sữa cho lợi nhuận gấp
2,6 lần trồng lúa trên cùng một đơn vị phát thải, đồng nghĩa với hiệu suất tăng
trƣởng xanh của sinh kế chăn nuôi bò sữa cao hơn trồng lúa .
71
KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả đánh giá chuyển đổi sinh kế theo hƣớng tăng trƣởng xanh ở xã
Vân Hoà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội cho thấy sinh kế chăn nuôi bò sữa đáp
ứng tốt hơn các tiêu trí về kinh tế và môi trƣờng do vậy cần đƣợc khuyến khích
phát triển và nhân rộng cho các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự nhƣ ở huyện
Ba Vì.
Để sinh kế chăn nuôi bò sữa phát triển một cách bền vững tại Ba Vì thì cần
có sự can thiệp có tính định hƣớng và hỗ trợ của địa phƣơng, doanh nghiệp
trong việc tăng cƣờng, mở rộng và nâng cao hiệu quả năm nguồn vốn sinh kế
của hộ nông dân.
CH4 chỉ là một trong các khí nhà kính góp phần làm nóng nên toàn cầu, do
đó, cần nghiên cứu thêm các khí nhà kính khác cũng nhƣ mở rộng khu vực
nghiên cứu.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Bộ Tài Nguyên Và Môi Trƣờng (2000). Thông báo quốc gia kiểm kê khí nhà
kính.
[2] Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011). Quyết định
phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Thủ tướng chính phủ.
[3] Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012). Chiến lược
tăng trưởng xanh.
[4] Lê Thị Hải Uyên (2012). Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thực trạngvà đề
xuất giải pháp phát triển du lịch khu vực xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Đề tài
NCKH cấp cơ sở, Trung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển đô thị đại học, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[5] Mai Thanh Cúc (2006). Nghiên cứu sinh kế các cộng đồng nghèo vùng ven
biển Việt Nam, Tạp chí KHKT Nông nghiệp.
[6] Ngô Quang Sơn (2014). Phát triển mô hình cải thiện sinh kế bền vững cho
Cộngđồng dựa trên tiềm năng tri thức bản địa của các dân tộc thiểu số, Hội
thảo quốc tế về "Phát triển bền và xóa đói giảm nghèo", World Bank 09/2014.
[7] Nguyễn Đăng Khôi (1972). Đồng cỏ Ba Vì, Tập san sinh vật – Địa học,
tr.97-106, Hà Nội.
[8] Nguyễn Đức Ngữ (2008). Biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật
[9] Nguyễn Thị Bích Hảo (2009). Những yếu tố tác động tới nghèo và giải pháp
giảm nghèo đối với người dân sống trong Khu Bảo Tồn Biển Vịnh Nha Trang.
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM.
[10] Nguyễn Quang Khải, Lƣu Thị Toán, Nguyễn Thị Lan Anh, Trịnh Vân
Hƣơng, Nguyễn Quang Tuân, Lê Thị Phƣợng, Hoàng Thị Ngọc Hà,Vũ Thị Thúy
Hằng (2013). Tìm hiểu vai trò của sinh kế nuôi bò sữa với giảm thiểu biến đổi
khí hậu tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc gia “Tài
nguyên thiên nhiên và Tăng trƣởng xanh” Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và
Môi trƣờng, ĐHQGHN ngày 22/11/2013 tại Hà Nội.
[11] Nguyễn Thiện (2009). Bí Quyết Làm Giàu Từ Chăn Nuôi, Nhà xuất bản
Nông nghiệp.
[12] Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2012). Quan hệ giữa sinh kế và
tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng
mã số CS-2012-02, Khoa Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế TP.HCM
[13] Nguyễn Việt Anh (2006). Một số kết quả nghiên cứu về quản lý nước mặt
ruộng, nhằm giảm phát thải mê tan, tiết kiệm nước và không giảm năng suất lúa
trên đất phù sa trung tính Đồng bằng Sông Hồng, Báo cáo tổng kết đề tài:
"Nghiên cứu giải pháp quản lý nƣớc mặt ruộng để giảm thiểu phát thải khí Mê
tan trên ruộng lúa vùng Đồng bằng Sông Hồng, Viện Khoa học Thủy Lợi
12/2006.
73
[14] UBND xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (2003). Báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2003, Hà Nội.
[15] UBND xã Vân Hòa, huyê ̣n Ba Vì , thành phố Hà Nô ̣i (2007). Báo cáo tình
hình phát triển kinh tế xã hội năm 2007, Hà Nội.
[16] UBND xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội (2010). Báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2010, Hà Nội.
[17] UBND xã Vân Hòa, huyện Ba vì, thành phố Hà Nội (2011). Báo cáo thuyết
minh Quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015), Hà
Nội.
[18] UBND xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội (2012). Báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012, Hà Nội.
[19] UBND xã Vân Hòa, huyện BaVì, thành phố Hà Nội (2013). Báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013, Hà Nội.
[20] UBND xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (2014). Báo cáo tình
hình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã năm 2014, Hà Nội.
[21]Võ Thanh Sơn (2012). Tăng trưởng xanh được coi là một con đường phù
hợp nhất để thực hiện phát triển bền vững mà nhiều nƣớc trên thế giới đang theo
đuổi, trong đó có Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc gia “Tài nguyên thiên
nhiên và Tăng trƣởng xanh” Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng,
ĐHQGHN ngày 22/11/2013 tại Hà Nội.
Tiếng Anh
[22] ADB (2009). Low-carbon green growth in Asia: Policies and Practices.
[23] DFID (1999). Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, London.
[24] DFID (2001). Options analysis, Department For International Development
e- Businsess Strategy.
[25] Filiz Onder and Kismet Akcasoy (2002). Methodology on GHG Emission
Used by Turkey, State Institute of Statistics, Environmental Statistics Division,
Ankara, Turkey.
[26] Hubert E. Meena and Paul O„Keefe (2007). Case Study of Kilimanjano
Region, The Netherlands Climate Assitance Programme, Netherlands.
[27] IPCC (2000). Good Practice Guidance and Uncertainty Management in
National Greenhouse Gas Inventories, IPCC National Greenhouse Gas
Inventories Programme.
[28] IPCC (2006). Guidelines Top, IPCC Guidelines for National Greenhouse
Gas Inventories.
[29] K R Manjunath et. al (2011). Methane Emission Pattern of Indian RiceEcosystems, Journal Indian Society Remote Sensing, 39(3):307–313 DOI
10.1007/s12524-011-0114-2.
74
[30] R. Selvaraju et. al (2006). Livelihood adaptation to climate variability and
change in drought-prone areas of Bangladesh Developing institutions and
options, Implemented under the project Improved Adaptive Capacity to Climate
Change for Sustainable Livelihoods in the Agriculture Sector – DP9/1BGD/01/004/01/99, Institutions for Rural Development, Rome.
[31] S S Yang and H L Chang (2001). Methane emission from paddy fields in
Taiwan. Biology and Fertility of Soils, 33, 157-165 (SCI) (NSC 85-2621-P002016, NSC 86-2621-P002-004 and NSC 87-2621-P002-021)
[32] UNEP (2011). Toward a Green Economy: Pathways to Sustainable
Development and Poverty Eradication, Green Economy Report.
[33] W Smink et. al (2005). Calculation of methane production from enteric
fermentation in dairy cows, Project number SenterNovem: 0377-05-02-02-003,
Senter Novem, Utrecht, The Netherlands.
[34] Wallmann (1984). Research on livelihoods in London in the early 1980s,
Introduction to Livelihood Promotion-Madurai, Institute of Social Sciences,
London.
[35] Wang Xiaoqin (2001). Greenhouse Gas Emissions of the Agricultural and
Livestock Products in China, College of Resources and Environment Northwest,
University of Yangling, China.
[36] Wang Xiaoqin (2010). Greenhouse Gas Emissions of the Agricultural and
Livestock Products in China, College of Resources and Environment Northwest,
University of Yangling, China.
[37] World Bank (2011). From Growth to Green growth, A framework, Policy
Research Working Paper 5872, Office of the Chief Economist of the Sustainable
Development Network: 38 p.
[38] World Bank (2012). Inclusive Green Growth, The Pathway to Sustainable
Development.
75
[...]... xanh có ý nghĩa quan trọng với ngƣời dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống, đồng thời giảm thiểu phát thải khí nhà kính Với mục tiêu đánh giá mô hình sinh kế chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò sữa ở xã Vân Hòa có phải là mô hình kinh tế xanh hay không, học viên lựa chọn đề tài Đánh giá chuyển đổi sinh kế theo hướng tăng trưởng xanh ở xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, thành. .. 84B, nối liền các huyện thị phía tây Thành phố Hà Nội Địa giới hành chính xã Vân Hòa tiếp giáp với các xã sau: Phía Đông giáp với xã Kim Sơn - thị xã Sơn Tây, phía Tây giáp với hai xã Ba Vì và Khánh Thƣợng, phía Nam giáp với xã Yên Bài, phía Bắc giáp với xã Tản Lĩnh và xã Xuân Sơn - thị xã Sơn Tây Với vị trí địa lý này xã Vân Hòa khá thuận lợi trong giao thông đi lại cũng nhƣ trao đổi hàng hóa giữa các... xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 2003) Năm 2012 tổng giá trị kinh tế toàn xã ƣớc đạt 157,5 tỷ đồng (UBND xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, 2012) Trong đó cơ cấu nghề đã có nhiều dịch chuyển theo hƣớng sản xuất hàng hóa mà chủ yếu ở đây chính là sữa và các sản phẩm từ sữa Cũng chính nhờ vào hƣớng sản xuất chăn nuôi bò sữa mà các chỉ số về kinh tế, xã hội của địa phƣơng Vân Hòa trong... phƣơng 24 lân cận Hơn nữa xã Vân Hòa nằm cách nhà chế biến sữa của Công ty sữa quốc tế Ba Vì chỉ khoảng 2 km, vị trí thật đắc địa để phát triển sinh kế chăn nuôi bò sữa tại địa phƣơng Hình 1.1 Sơ đồ vị trí địa lý xã Vân Hòa, huyện Ba vì, Thành phố Hà Nội (Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ba Vì) 25 b Đặc điểm địa hình Hình 1.2 Bản đồ độ cao của huyện Ba Vì ,Thành phố Hà Nội (Nguồn: Nguyễn Quang... hƣởng lợi nhiều nhất 1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc 1.2.1 Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh Các nghiên cứu trong nƣớc cũng tập trung vào phân tích nội hàm của tăng trưởng xanh Tăng trƣởng xanh đang là xu hƣớng phát triển chung của nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam Theo định nghĩa tăng trƣởng xanh của Việt Nam là sự tăng trƣởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng. .. tại xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Số liệu nghiên cứu thực hiện từ năm 2000 đến năm 2014 3 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp tính toán phát thải khí nhà kính Phƣơng pháp tính phát thải khí nhà kính áp dụng cho luận văn dựa vào phƣơng trình của IPCC, với hệ số phát thải mặc định cho Việt Nam để tính toán - Phƣơng pháp xác định và đánh giá sinh kế Phƣơng pháp xác định và đánh giá sinh kế. .. trƣởng xanh, các vấn đề phát thải và sinh kế Chƣơng 2: Các phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu Trong chƣơng này chúng tôi g iới thiê ̣u các phƣơng pháp tiń h toán ,cách thu thâ ̣p số liê ̣u trong pha ̣m vi nghiên cƣ́u và cách xƣ̉ lý số liê ̣u đã thu thâ ̣p Chƣơng 3: Tác động của chuyển đổi sinh kế tới tăng trƣởng xanh ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Đây là chƣ ơng giới thiê... khái niệm tăng trƣởng xanh là sự tăng trƣởng hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, là sự tăng trƣởng sạch không gây ô nhiễm và là sự tăng trƣởng có sức chống chịu, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (World Bank, 2012) Nhƣ vậy trong quan hệ với phát triển bền vững, tăng trƣởng xanh giữ hai trụ cột là kinh tế và môi trƣờng Trong nghiên cứu: “Từ tăng trƣởng tới tăng trƣởng xanh: Một... bò sƣ̃a với giảm thiể u biế n đổ i khí hâ ̣u ta ̣i xã Vân Hoà, huyê ̣n Ba Vi,̀ Hà Nội 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG TRƢỞNG XANH, CÁC VẤN ĐỀ PHÁT THẢI VÀ SINH KẾ 1.1 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 1.1.1 Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề tăng trƣởng xanh và kinh tế xanh, các nghiên cứu này đã nêu nên những thách thức của nhân... điểm sinh trƣởng thích hợp với đất mùn khô nên trên thế giới đã áp dụng phƣơng pháp tính phát thải dựa vào sinh khối 1.1.3 Tình hình nghiên cứu về sinh kế a Khái niệm sinh kế Theo DFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính là khả năng, tài sản (bao gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống Song sinh kế không chỉ đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn, chỗ ở ... lý xã Vân Hòa, huyện Ba vì, Thành phố Hà Nội 25 Hình 1.2 Bản đồ độ cao huyện Ba Vì ,Thành phố Hà Nội 26 Hình 1.3 Diện tích đât trồng nông nghiệp xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội. .. BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 48 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 48 3.2 Hiện trạng chuyển đổi sinh kế vai trò nguồn vốn chuyển đổ i sinh kế xã Vân Hòa ... cho hoàn thành chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Biến đổi khí hậu Tôi xin cảm ơn giúp đỡ cán UBND xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Ba Vì, thành phố Hà Nô ̣i