1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu quản lí nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

38 674 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

TÓM TẮT KHÓA LUẬNChăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Chăn nuôi bò sữa đang là một ngành nông nghiệp quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Tản Lĩnh là xã thuộc vùng núi huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, đây là vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm của huyện với tổng đàn năm 2014 là 2.457 con. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ sữa tăng khiến cho chăn nuôi bò sữa tại đây có những thay đổi và ngày càng chứng tỏ vị thế quan trọng trong ngành chăn nuôi. Quy trình chăn nuôi bò sữa hiện nay còn phải đối mặt với nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro về giống, rủi ro dịch bệnh, rủi ro về thị trường và rủi ro về tài chính. Trong điều kiện ngành còn tiềm ẩn nhiều rủi ro thì các giải pháp quản lý nhà nước có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển chung của toàn ngành. Để giúp người dân có những quyết định đúng đắn trong chăn nuôi bò sữa giúp các hộ tăng kết quả và hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lí nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa. Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quản lí nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa tại địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa. (2) Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.Nghiên cứu tìm hiểu địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội gồm: điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu địa bàn gồm: phương pháp tiếp cận, phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp nhập và xử lý số liệu, phương pháp phân tích và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.Kết quả nghiên cứu và thảo luận, đề tài tìm hiểu thực trạng tình hình chăn nuôi tại các nông trại và công tác quản lý nhà nước tại địa phương, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa. Hiện nay, chăn nuôi bò sữa đang là ngành có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi, người dân vẫn gặp những khó khăn cần sự can thiệp của nhà nước để giải quyết các vấn đề đó. Các giải pháp quản lý nhà nước trong chăn nuôi bò sữa được tìm hiểu là công tác quy hoạch vùng nuôi bò, cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi bò sữa, công tác quản lý giống bò, công tác thú y, công tác khuyến nông, quản lý thức ăn và thuốc thú y, quản lý công tác thu mua sữa và quản lý môi trường chăn nuôi bò sữa.Qua thông tin và số liệu điều tra xác định được tại xã Tản Lĩnh chưa thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa thanh khu chăn nuôi riêng xa khu dân cư mà hoạt động chăn nuôi bò sữa tại đây vẫn mang tinh tự phát, nhỏ lẻ. Địa phương này đang thiếu quỹ đất để quy hoạch vùng chăn nuôi và đồng cỏ phục vụ thức ăn xanh cho bò. Cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi bò sữa đa số đã được đầu tư hiện đại, đạt tiêu chuẩn yêu cầu về chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi. Địa phương đã áp dụng nhiều phương pháp để quản lý giống bò như gắn mã số trên tai, cấp phiếu cá thể, cấp sổ theo dõi và kiểm định bò… tạo thuận lợi cho việc quản lý số lượng và cơ cấu giống bò một cách khoa học. Công tác thú y được trạm thú y xã tổ chức tiêm phòng theo quy định với 100% nông trại tham gia tiêm vacxin cho bò. Các khóa tập huấn được tổ chức thường xuyên và nội dung thiết thực nhằm đấy mạnh công tác khuyến nông tại xã đạt hiệu quả cao. Ngoài ra xã đã thành lập Chi hội chăn nuôi bò sữa xã Tản Lĩnh là đơn vị trực tiếp quản lý tình hình bò sữa trên địa bàn. Tổ chức này đã và đang đi vào hoạt động thu hút đông đảo hội viên tham gia một cách tích cực. Trong lĩnh vực quản lý thức ăn và thuốc thú y, các cấp chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra chất lượng và giá cả tại các cơ sở kinh doanh để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người chăn nuôi. Công tác thu mua sữa được tiến hành dựa trên hợp đồng thu mua giữa công ty sữa với nông trại chăn nuôi. Hợp đồng có những điều khoản được quy định chặt chẽ tạo cho người dân ý thức được tầm quan trọng và chủ động thực hiện tốt cam kết đã đề ra. Tại xã hiện nay đa số nông trại tham gia kí kết hợp đồng thu mua sữa với Công ty sữa quốc tế IDP. Đây là một cách làm mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người chăn nuôi. Để môi trường chăn nuôi bò sữa đảm bảo tiêu chí đúng quy định, 100% người chăn nuôi bò sữa thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại… nhằm phòng dịch bệnh và tạo môi trường cho bò sữa phát triển tốt nhất. Từ kết quả nghiên cứu phân ra các yếu tố thuộc về người chăn nuôi, yếu tố thuộc về cán bộ quản lý và yếu tố thuộc về chính sách.Các giải pháp quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa là rất cần thiết ở đây, giúp phát triển chăn nuôi và ổn định đời sống của các hộ chăn nuôi. Nhà nước cần có chủ trương, chính sách nhằm giải quyết những thách thức còn tồn tại đối với ngành chăn nuôi bò sữa. Chính quyền địa phương nên tận dụng những vùng đất có điều kiện tự nhiên thích hợp để quy hoạch vùng chăn nuôi và đồng cỏ riêng cho bò sữa. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cũng là là giải pháp hữu hiệu, tạo điều kiện cho người chăn nuôi được tiếp cận với trang thiết bị hiện đại và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng nên chú trọng phát triển giống bò sữa, tạo điều kiện cho người chăn nuôi sử dụng con giống tốt và mang lại năng suất cao. Đối với công tác thú y, khuyến nông, quản lý thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi, công tác thu mua sữa tươi, chính quyền phải có những giải pháp nhằm hỗ trợ sản xuất và bảo bệ quyền lợi cho người chăn nuôi một cách tốt nhất. Ngoài ra, vấn đề môi trường trong chăn nuôi bò sữa cần quản lý chặt chẽ hơn, tăng cường các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường trên toàn xã. Để thực hiện các giải pháp đạt hiệu quả, người dân cần có nhận thức đúng về lợi ích mang lại từ các chủ trương chính sách của Nhà nước, các kế hoạch quản lý từ cấp trên ban hành để mọi người thực hiện một cách tự nguyện, đông đảo hơn. Đề tài cũng đề xuất một số định hướng, giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước trong chăn nuôi bò sữa có trên địa bàn xã.

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ & PTNT o0o GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. NGUYỄN THỊ MINH THU SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ BẢO YẾN CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ LỚP : QLKT – K56 Hà Nội, 6/2015 Phần I: Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Ngành chăn nuôi bò sữa (CNBS) ngày một phát triển và đã đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta. Tản Lĩnh là xã CNBS trọng điểm thuộc vùng núi huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. CNBS có tác động mạnh mẽ tới thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây. Quy trình chăn nuôi hiện nay phải đối mặt với nhiều rủi ro nên giải pháp quản lý nhà nước có vai trò rất quan trọng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích các vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa hiện nay trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa tại địa phương trong thời gian tới. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa. Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh. Phạm vi không gian Phạm vi thời gian Phạm vi nội dung Công tác QLNN đối với CNBS tại địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội Phạm vi nghiên cứu Những nội dung về QLNN đối với CNBS trong các nông trại => các biện pháp QLNN để phát triển CNBS trên địa bàn. Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội • Số liệu thứ cấp: năm 2012 – 2014 • Số liệu sơ cấp: năm 2015 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nên có những giải pháp quản lý nhà nước nào để phát triển chăn nuôi bò sữa tại đây? Thực trạng của công tác quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội như thế nào? Có những khó khăn gì trong công tác quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa ở xã Tản Lĩnh? 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn • Lý luận về QLNN trong CNBS • Nội dung nghiên cứu : o Hệ thống văn bản chính sách o Hệ thống quản lý nhà nước o Lập kế hoạch quản lý o Thực hiện các giải pháp QLNN • Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN 2.1 Cơ sở lý luận 2.2 Cơ sở thực tiễn • QLNN đối với CNBS ở một số quốc gia trên thế giới • QLNN đối với CNBS ở một số địa phương trong nước • Bài học kinh nghiệm cho QLNN trong CNBS • Chủ trương chính sách về QLNN • Các công trình nghiên cứu có liên quan Phần III: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu Nguồn: Dữ liệu bản đồ ©2014 Google- maps.google.com 3.1 Đặc điểm địa bàn - Tản Lĩnh là xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. - Tổng số bò sữa của xã hiện tại là 2457 con bò. - Tổng số hộ CNBS là 519 hộ. - Xã Tản Lĩnh có điều kiện về địa hình, khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của đàn bò sữa. 8 3.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận Tiếp cận có sự tham gia o Phía quản lý o Phía chịu sự quản lý PP nhập và xử lý số liệu Phần mềm Word & Excel Chọn điểm NC Chọn 6 thôn • Hát Giang, Tam Mỹ • Ké Mới, Hà Tân • An Hòa, Cẩm Phương PP thu thập thông tin • Thứ cấp: Internet, sách báo,; báo cáo của UBND xã Tản Lĩnh. • Sơ cấp: o 90 nông trại o 10 cán bộ quản lý PP phân tích o PP thống kê mô tả o PP so sánh Hệ thống văn bản chính sách Hệ thống bộ máy quản lý Công tác lập kế hoạch quản lý Thực hiện các biện pháp quản lý: Nhóm chỉ tiêu phản ánh những vấn đề sau: • Vùng nuôi bò sữa • Cơ sở hạ tầng phục vụ CNBS • Công tác quản lý giống • Công tác thú y • Công tác khuyến nông trong CNBS • Công tác quản lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y • Quản lý công tác thu mua sữa tươi • Quản lý môi trường trong CNBS Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Phần IV: Kết quả nghiên cứu 4.1 Hệ thống văn bản chính sách về QLNN đối với CNBS từ Trung ương đến địa phương 4.2 Hệ thống bộ máy QLNN đối với CNBS 4.3 Công tác lập kế hoạch QLNN đối với CNBS 4.4 Thực hiện giải pháp QLNN đối với CNBS 4.5 Yếu tố ảnh hưởng tới công tác QLNN đối với CNBS 4.6 Định hướng và giải pháp QLNN đối với CNBS [...]... tác quản lý nhà nước về chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh Bên cạnh những thành tích hiệu quả từ các lĩnh vực xoay quanh CNBS thì vẫn tồn tại bất cập về vấn về quy hoạch vùng nuôi bò sữa Từ những kết quả nghiên cứu thu được, phân tích yếu tố ảnh hưởng tới các giải pháp quản lý nhà nước trong chăn nuôi bò sữa gồm 3 nhóm yếu tố: yếu tố thuộc về người chăn nuôi bò sữa, yếu tố thuộc về cán bộ quản. .. đến QLNN đối với CNBS Từ thực tiễn phát triển chăn nuôi bò sữa trên Thế giới và Việt Nam, đề tài đã rút ra được những bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với việc phát triển chăn nuôi bò sữa Hiện nay, QLNN trong CNBS ở xã Tản Lĩnh theo cấp từ Trung ương đến địa phương Nhằm đảm bảo bộ máy quản lý nhà nước hoạt động hiệu quả, các cấp lãnh đạo đã thực nghiêm túc kế hoạch quản lý được ban hành Đánh... biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Quy định các bệnh phải kiểm tra định kì 08/2010/NĐ-CP Quản lý thức ăn chăn nuôi Nâng cao kinh tế chăn nuôi bò sữa tại các trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ Quy định về đánh số tai bò sữa, bò thịt Hướng dẫn nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi 1579/QĐ-BNN-KHCN 2 44/2014/TT-BNNPTNT 02/2011/TT-BNNPTNT Thành phố Hà Nội Hỗ trợ nâng cao hiệu qủa chăn nuôi. .. nước đối với CNBS ở Hà Nội Nông trại CNBS Đầu vào Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà nội Đầu ra Cty cổ phần sữa quốc tế IDP 4.3 Công tác lập kế hoạch QLNN đối với CNBS Bảng 4.3 Công tác lập kế hoạch quản lý chăn nuôi bò sữa STT 1 2 3 4 Cấp chính quyền Bộ NN & PTNT UBND thành phố Hà Nội UBND huyện Ba Vì UBND xã Tản Lĩnh Đơn vị phụ trách lập kế hoạch quản lý Cục chăn nuôi Cục thú y Sở NN... xứng đối với công việc đảm nhiệm bỏ việc - theo ngành nghề tự do Cơ chế chính sách Quyết định số 93/2009/QĐ – UBND ngày 19/8/2009: “Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội Quyết định số 2801/QĐ – UBND: “ Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trong điểm và cahưn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư” thành phố Hà Nội giai... văn bản chính sách về QLNN đối với CNBS từ Trung ương đến địa phương • Bảng 4.1 Hệ thống văn bản chính sách QLNN đối với CNBS từ trung ương đến địa phương Stt Cấp ban hành Nội dung chính Số hiệu 167/2001/QĐ–TTg QĐ 26/2002/QĐ-TTg Hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa 10/2008/QĐ-TTg Chiến lược phát triển chăn nuôi đếnnăm 2010 210/2013/NĐ-CP Trung Hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa Khuyến khích đầu tư cơ... trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn 93/2009/QĐ-UBND Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 2801/QĐ-UBND 17/2012/QĐ-UBND Phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2010-2015 Định hướng về chăn nuôi cho tới năm 2020 4.1 Hệ thống văn bản chính sách về QLNN đối với CNBS từ Trung ương đến địa phương... quy trình và dụng cụ kiểm định chất lượng sữa 4.4.7 Quản lý công tác thu mua sữa tươi (3) • Quản lý giá thu mua sữa tươi Sơ đồ 4.3 Trách nhiệm và lợi ích của các bên đối với hợp đồng mua bán sữa bò tươi Nhà nước Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP Nông trại Quản lý giá Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp và nông trại sản xuất Tổ chức tiêu thụ sữa bò Cung ứng sữa bò theo tiêu chuẩn đã cam kết Tạo vùng nguyên... • Phối hợp chặt chẽ với nhau Sở NN & PTNT Trung tâm khuyến nông Chi cục thú y Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội UBND huyện Ba Vì ối với CNBS Cục chăn nuôi Cục thú y Trung tâm khuyến nông quốc gia Phòng NN / Phòng Y tế - Trạm thú y - Trạm khuyến nông UBND xã Tản Lĩnh Ban chỉ đạo CNBS - Trạm thú y - Chi hội chăn nuôi bò sữa Sơ đồ 4.1 Hệ thống quản lý nhà nước đối với. .. tươi của xã Tản Lĩnh 97% Hộ chăn nuôi Trạm thu gom 3% Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP Đại lý ba n sữa Đại lý ba n sữa Không quá phức tạp, không phải qua nhiều khâu trung gian Người tiêu dùng 4.4.7 Quản lý công tác thu mua sữa tươi (2) Quản lý chất lượng thu mua sữa tươi Hộp 4.3: Đánh giá chất lượng sữa trong công tác thu mua sữa tươi “Hàng ngày các hộ chăn nuôi như chúng tôi thường mang sữa đến

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w