1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

154 558 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ1.1Tính cấp thiết của đề tàiChăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Năm 2008, Chính phủ đã có chính sách ưu đãi đối với xây dựng trang trại nhằm phát triển chăn nuôi bền vững. Vấn đề định hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững, hiệu quả tăng thu nhập cho người nông dân là cần thiết và cấp bách, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Hơn nữa, nhìn trong tổng thể việc tái cơ cấu nền nông nghiệp hiện nay, việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi cũng được tập trung đẩy mạnh. Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như thịt, trứng, sữa, mật ong…nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yêu hàng ngày của người dân. Một xu hướng tiêu dùng có tính quy luật chung là khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên một cách tuyệt đối so với các sản phẩm nông nghiệp nói chung. Hiện nay cùng với sự phát triển của đất nước, mức sống ngày càng tăng, nhu cầu dinh dưỡng của con người cũng tăng lên. Minh chứng cụ thể là nhu cầu tiêu dùng sữa đã có sự thay đổi rõ rệt từ năm 1995 đến 2012 lượng sữa tiêu dùng tăng lên gấp 5 lần. Năm 2013 có khoảng 420.000 tấn sữa tươi nhưng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất trong nước còn lại phải nhập khẩu (Nguyễn Ngọc Giàu, 2013). Điều này cho thấy ngành chăn nuôi bò sữa là cần thiết. Chăn nuôi bò sữa đang là một ngành nông nghiệp quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.Khi con bò sữa mới du nhập về Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, loài vật nuôi của xứ ôn đới này không phù hợp với một đất nước nhiệt đới như chúng ta. Tuy nhiên, thực tế vài năm trở lại đây đã chứng minh, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển ngành chăn nuôi bò sữa gắn với chế biến nhờ ứng dụng công nghệ cao. Theo kết quả điều tra sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho thấy số lượng đàn bò sữa tính đến 142014 tăng mạnh lên 2004 nghìn con, tăng 26000 con (tăng 14%) so cùng kì (http:agro.gov.vn).Ba Vì là một huyện thuộc thành phố Hà Nội với 30 xã, vùng có nhiều điều kiện thuận lợi trong chăn nuôi bò sữa. Theo Thống kê của phòng Kinh tế huyện Ba Vì, đến hết năm 2014 các mô hình trang trại phát triển khá phong phú, đàn bò sữa phát triển mạnh tại nhiều xã. Hiện nay tổng đàn bò sữa của Huyện đạt 8.100 con (Hồng Đạt,2015). Tản Lĩnh là xã thuộc vùng núi huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, đây là vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm của huyện với tổng đàn năm 2014 là 2.457 con. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ sữa tăng khiến cho chăn nuôi bò sữa tại đây có những thay đổi và ngày càng chứng tỏ vị thế quan trọng trong ngành chăn nuôi. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chăn nuôi bò sữa đang trở thành ngành có tác động mạnh mẽ tới thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nông dân nhất là trong bối cảnh dân số ngày càng tăng. Tuy nhiên, đây là công việc đòi hỏi sự chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt, cơ sở hạ tầng thích hợp và kiến thức chăn nuôi, nhất là kĩ thuật vắt sữa nếu không đảm bảo kĩ bò sữa rất dễ mắc bệnh, sản phẩm sữa cũng sẽ bị hỏng. Bên cạnh đó, quy trình chăn nuôi hiện nay còn phải đối mặt với nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro về giống, rủi ro dịch bệnh, rủi ro về thị trường và rủi ro về tài chính. Trong điều kiện ngành còn tiềm ẩn nhiều rủi ro thì các giải pháp quản lý nhà nước có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển chung của toàn ngành.Để giúp người dân có những quyết định đúng đắn trong chăn nuôi bò sữa giúp các hộ tăng kết quả và hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lí nhà nước trong chăn nuôi bò sữa. Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quản lí nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Khoa kinh tÕ Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N = = = =  = = = = NGUYỄN THỊ BẢO YẾN NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ii HÀ NỘI – 2015 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Khoa kinh tÕ Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N = = = =  = = = = KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ơ Tên sinh viên : NGUYỄN THỊ BẢO YẾN Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Lớp : K56 – QLKT Niên khóa : 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ MINH THU HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Bảo Yến i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ của các cá nhân, tập thể trong và ngoài Học viện Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam, toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Minh Thu- giảng viên bộ môn Kế hoạch và Đầu tư đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến cô Cao Thị Minh Xuân- Chi hội trưởng hội chăn nuôi bò sữa Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, cùng toàn thể cán bộ tại UBND xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan. Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Bảo Yến ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Chăn nuôi bò sữa đang là một ngành nông nghiệp quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Tản Lĩnh là xã thuộc vùng núi huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, đây là vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm của huyện với tổng đàn năm 2014 là 2.457 con. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ sữa tăng khiến cho chăn nuôi bò sữa tại đây có những thay đổi và ngày càng chứng tỏ vị thế quan trọng trong ngành chăn nuôi. Quy trình chăn nuôi bò sữa hiện nay còn phải đối mặt với nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro về giống, rủi ro dịch bệnh, rủi ro về thị trường và rủi ro về tài chính. Trong điều kiện ngành còn tiềm ẩn nhiều rủi ro thì các giải pháp quản lý nhà nước có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển chung của toàn ngành. Để giúp người dân có những quyết định đúng đắn trong chăn nuôi bò sữa giúp các hộ tăng kết quả và hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lí nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa. Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quản lí nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa tại địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa. (2) Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Nghiên cứu tìm hiểu địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội gồm: điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội. Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu địa bàn gồm: phương pháp tiếp cận, phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp nhập và xử lý số liệu, phương pháp phân tích và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. iii Kết quả nghiên cứu và thảo luận, đề tài tìm hiểu thực trạng tình hình chăn nuôi tại các nông trại và công tác quản lý nhà nước tại địa phương, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa. Hiện nay, chăn nuôi bò sữa đang là ngành có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi, người dân vẫn gặp những khó khăn cần sự can thiệp của nhà nước để giải quyết các vấn đề đó. Các giải pháp quản lý nhà nước trong chăn nuôi bò sữa được tìm hiểu là công tác quy hoạch vùng nuôi bò, cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi bò sữa, công tác quản lý giống bò, công tác thú y, công tác khuyến nông, quản lý thức ăn và thuốc thú y, quản lý công tác thu mua sữa và quản lý môi trường chăn nuôi bò sữa. Qua thông tin và số liệu điều tra xác định được tại xã Tản Lĩnh chưa thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa thanh khu chăn nuôi riêng xa khu dân cư mà hoạt động chăn nuôi bò sữa tại đây vẫn mang tinh tự phát, nhỏ lẻ. Địa phương này đang thiếu quỹ đất để quy hoạch vùng chăn nuôi và đồng cỏ phục vụ thức ăn xanh cho bò. Cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi bò sữa đa số đã được đầu tư hiện đại, đạt tiêu chuẩn yêu cầu về chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi. Địa phương đã áp dụng nhiều phương pháp để quản lý giống bò như gắn mã số trên tai, cấp phiếu cá thể, cấp sổ theo dõi và kiểm định bò… tạo thuận lợi cho việc quản lý số lượng và cơ cấu giống bò một cách khoa học. Công tác thú y được trạm thú y xã tổ chức tiêm phòng theo quy định với 100% nông trại tham gia tiêm vacxin cho bò. Các khóa tập huấn được tổ chức thường xuyên và nội dung thiết thực nhằm đấy mạnh công tác khuyến nông tại xã đạt hiệu quả cao. Ngoài ra xã đã thành lập Chi hội chăn nuôi bò sữa xã Tản Lĩnh là đơn vị trực tiếp quản lý tình hình bò sữa trên địa bàn. Tổ chức này đã và đang đi vào hoạt động thu hút đông đảo hội viên tham gia một cách tích cực. Trong lĩnh vực quản lý thức ăn và thuốc thú y, các cấp chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra chất lượng và giá cả tại các cơ sở kinh doanh để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người chăn nuôi. Công tác thu mua sữa được tiến hành dựa trên hợp đồng thu mua giữa công ty sữa với nông trại chăn nuôi. Hợp đồng có những điều khoản được quy định chặt chẽ tạo cho người dân ý thức được tầm quan trọng và chủ động thực hiện tốt cam kết đã đề ra. Tại xã hiện nay đa số nông trại tham gia kí kết hợp đồng thu mua sữa với Công ty sữa quốc tế IDP. Đây là một iv cách làm mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người chăn nuôi. Để môi trường chăn nuôi bò sữa đảm bảo tiêu chí đúng quy định, 100% người chăn nuôi bò sữa thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại… nhằm phòng dịch bệnh và tạo môi trường cho bò sữa phát triển tốt nhất. Từ kết quả nghiên cứu phân ra các yếu tố thuộc về người chăn nuôi, yếu tố thuộc về cán bộ quản lý và yếu tố thuộc về chính sách. Các giải pháp quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa là rất cần thiết ở đây, giúp phát triển chăn nuôi và ổn định đời sống của các hộ chăn nuôi. Nhà nước cần có chủ trương, chính sách nhằm giải quyết những thách thức còn tồn tại đối với ngành chăn nuôi bò sữa. Chính quyền địa phương nên tận dụng những vùng đất có điều kiện tự nhiên thích hợp để quy hoạch vùng chăn nuôi và đồng cỏ riêng cho bò sữa. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cũng là là giải pháp hữu hiệu, tạo điều kiện cho người chăn nuôi được tiếp cận với trang thiết bị hiện đại và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng nên chú trọng phát triển giống bò sữa, tạo điều kiện cho người chăn nuôi sử dụng con giống tốt và mang lại năng suất cao. Đối với công tác thú y, khuyến nông, quản lý thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi, công tác thu mua sữa tươi, chính quyền phải có những giải pháp nhằm hỗ trợ sản xuất và bảo bệ quyền lợi cho người chăn nuôi một cách tốt nhất. Ngoài ra, vấn đề môi trường trong chăn nuôi bò sữa cần quản lý chặt chẽ hơn, tăng cường các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường trên toàn xã. Để thực hiện các giải pháp đạt hiệu quả, người dân cần có nhận thức đúng về lợi ích mang lại từ các chủ trương chính sách của Nhà nước, các kế hoạch quản lý từ cấp trên ban hành để mọi người thực hiện một cách tự nguyện, đông đảo hơn. Đề tài cũng đề xuất một số định hướng, giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước trong chăn nuôi bò sữa có trên địa bàn xã. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii v MỤC LỤC vi vii DANH MỤC BẢNG viii ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘP x x PHẦN I 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 ( Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả) 52 Chăn nuôi bò sữa là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và liên quan tới rất nhiều lĩnh vực sản xuất như công nghiệp, giao thông, thương nghiệp Vì vậy, phát triển chăn nuôi bò sữa không chỉ chịu ảnh hưởng của những chính sách riêng cho ngành mà còn chịu tác động rất lớn từ những chính sách khác. Những năm qua, hàng loạt các chính sách của Nhà nước đã tác động khá tích cực cả trực tiếp lẫn gián tiếp tới ngành sản xuất này. 53 Đối với những chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa từ trung ương đến địa phương: Đây là một trong những chính sách có mục tiêu, nội dung và giải pháp rất phù hợp với tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa trong thời gian qua, do đó đến nay về cơ bản chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa đã đạt được các mục tiêu chính theo các mốc thời gian đề ra. Để triển khai thực hiện chính sách, các đơn vị quản lý đã áp dụng phương thức tuyên truyền chính sách. Hoạt động tuyên truyền đầu tiên đó là cơ quan chủ trì tổ chức quán triệt và gửi các văn bản hướng dẫn chính sách cho các địa phương. Công việc này chủ vi yếu thực hiện thông qua con đường hành chính. Sau đó hầu hết công tác tuyên truyền chính sách ở các giai đoạn tiếp theo được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan truyền thông đều được yêu cầu phải có trách nhiệm tham gia. 53 Hộp 4.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân về công tác thú y 83 Hộp 4.2. Phun thuốc tiêu độc khử trùng 85 Hộp 4.4: Người dân bị ép giá khi mua thuốc thú y 96 Hộp 4.5: Đánh giá chất lượng sữa trong công tác thu mua sữa tươi 98 Hộp 4.6. Vấn đề chất thải của bò sữa gây ô nhiễm môi trường xung quanh 104 Hộp 4.7. Nhu cầu quy hoạch vùng nuôi và đồng cỏ phục vụ chăn nuôi của người dân 110 vii [...]... cứu quản lí nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích các vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa hiện nay trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với chăn nuôi. .. triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Công tác quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa tại địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài • Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu những nội dung trong quản lý nhà nước đối với phát triển chăn nuôi. .. huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời cho các câu hỏi: 1 Thực trạng của công tác quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội như thế nào? 2 Có những khó khăn gì trong công tác quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa ở xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội? 3 Nên có những giải pháp quản lý nhà nước. .. bò sữa tại địa phương trong thời gian tới 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể • Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa • Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội • Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh, huyện. .. bò sữa sinh sống và hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và các khu vực, phạm vi tác động cụ thể Đối với ngành chăn nuôi bò sữa hiện nay, nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo phát triển chăn nuôi bò sữa Để thúc đẩy chăn nuôi phát triển, nhà nước đã sử dụng các chiến lược, chính sách, chương trình cụ thể 2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa 2.2.1 Quản lý nhà nước đối với chăn. .. vậy, nhà nước đóng vai trò rất lớn trong việc định hướng, quản lý, điều tiết và bảo vệ quyền lợi của người chăn nuôi trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa 2.1.3 Nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa 6 2.1.3.1 Hệ thống văn bản chính sách Quản lý nhà nước trong ngành chăn nuôi bò sữa thể hiện qua hàng loạt các công cụ chính sách hỗ trợ phát triển và quản lý ngành chăn nuôi bò sữa, ... Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa từ trung ương tới địa phương .8 Sơ đồ 4.1 Hệ thống quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa ở Hà Nội 56 Sơ đồ 4.2 Các đơn vị tham gia thực hiện quản lý chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Tản Lĩnh .60 Biểu đồ 4.1 Cơ cấu bò sữa theo giai đoạn phát triển từ năm 2012 – 2014 75 Biểu đồ 4.2: Công tác quản lý giống bò tại các nông... trình chăn nuôi bò sữa như quản lý giống, quản lý việc thực hiện công tác thú y, quản lý thức ăn, thu mua 2.1.3.4 Thực hiện biện pháp quản lý nhà nước đối với chăn nuôi bò sữa a) Quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa Quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa: Việc phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng là yêu cầu khách quan và là sự cần thiết để phát triển chăn nuôi bò sữa ổn định bền vững Do vậy việc quy hoạch vùng chăn. .. XHCN”.(Giáo trình quản lý hành chính nhà nước) Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa: • Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn... 1 Ba Vì là một huyện thuộc thành phố Hà Nội với 30 xã, vùng có nhiều điều kiện thuận lợi trong chăn nuôi bò sữa Theo Thống kê của phòng Kinh tế huyện Ba Vì, đến hết năm 2014 các mô hình trang trại phát triển khá phong phú, đàn bò sữa phát triển mạnh tại nhiều xã Hiện nay tổng đàn bò sữa của Huyện đạt 8.100 con (Hồng Đạt,2015) Tản Lĩnh là xã thuộc vùng núi huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, đây là vùng chăn

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì (Báo cáo sơ bộ) Khác
2. UBND xã Tản Lĩnh (2012) – Ban chỉ đạo phát triển chăn nuôi bò sữa. Báo cáo tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã (Quý IV/2012) Khác
3. UBND xã Tản Lĩnh (2013) – Ban chỉ đạo phát triển chăn nuôi bò sữa. Báo cáo tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã (Quý IV/2013) Khác
4. UBND xã Tản Lĩnh (2014) – Ban chỉ đạo phát triển chăn nuôi bò sữa. Báo cáo tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã (Quý IV/2014).II. KHÓA LUẬN, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN Khác
1. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014). Nghiên cứu quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa của các nông hộ xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội Khác
2. Nguyễn Doãn Huệ (2011). Nghiên cứu giải pháp quản lý nhà nước phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện ngoại thành Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội Khác
3. Tạ Văn Tường (2011). Nghiên cứu giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng ở thành phố Hà Nội trường hợp nghiên cứu tai huyện Ba Vì, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w